Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ VƯƠNG TRIỀU HỒ TRONG LỊCH SỬ DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC...

Tài liệu VƯƠNG TRIỀU HỒ TRONG LỊCH SỬ DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC

.PDF
99
117
106

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VIẾT ĐĂNG DU VƯƠNG TRIỀU HỒ TRONG LỊCH SỬ DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ TP. HỒ CHÍ MINH – 2002 MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6 1/ Lý do chọn đề tài: ............................................................................................................6 2/ Lịch sử nghiên cứu vấn đề: ............................................................................................7 3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................................8 4/ Phương pháp nghiên cứu và tư liệu: .............................................................................9 6/ Cấu trúc của luận văn: .................................................................................................10 CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ XUẤT HIỆN VƯƠNG TRIỀU HỒ ........... 11 1.1.Về mặt kinh tế: ............................................................................................................ 11 1.2.Tình hình xã hội: ........................................................................................................15 1.3.Về chính trị: ................................................................................................................19 1.3.1.Quá trình đấu tranh giữa Phật Giáo và Nho giáo. ................................................19 1.3.2.Sự khủng hoảng của đường lối cai trị tông tộc: ...................................................23 1.3.3.Vương triều-nhà Trần suy thoái............................................................................24 1.3.4.Áp lực ngoại xâm. ................................................................................................26 CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐÓNG GÓP KHÁCH QUAN CỦA NHÀ HỒ TRONG TIẾN TRÌNH DỰNG NƯỚC ................................................................................... 32 2.1.NGUỒN GỐC CỦA NHÀ HỒ:...................................................................................32 2.2.TIẾN TRÌNH THIẾT LẬP VƯƠNG TRIỀU HỒ:....................................................34 2.2.1.Sự tiến triển trong mối quan hệ thân tộc với nhà Trần và sự gia tăng quyền lực. 34 2.2.2.Quá trình thanh trừ các thế lực chống đối. ...........................................................38 2.2.3.Cuộc đảo chính cung đình ngày 28 tháng 2 năm Canh Thìn -Đỉnh cao của tiến trình lập ra vương triều Hồ. ...........................................................................................40 2.3.NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU HỒ TRONG TIẾN TRÌNH DỰNG NƯỚC: ...............................................................................................................................41 3 2.3.1.Về thiết chế chính trị: ...........................................................................................42 2.3.1.1.Đẩy mạnh tiến độ thiết lập chính phủ trung ương tập quyền: ......................42 2.3.1.2.Tăng cường quyền lực của nhà vua: .............................................................44 2.3.1.3.Thay thế bộ máy nhà nước với tầng lớp nho sĩ cấp tiến. ..............................46 2.3.2.Về tổ chức hành chính: .........................................................................................47 2.3.2.1.Công cuộc dời đô về Thanh Hóa...................................................................47 2.3.2.2.Về tổ chức hành chánh:.................................................................................48 2.3.2.3.Về bộ máy nhà nước: ....................................................................................50 2.3.3.Về pháp luật: .........................................................................................................53 2.3.4.Về an ninh quân sự: ..............................................................................................56 2.3.4.1.Về an ninh: ....................................................................................................56 2.3.4.2.Về quốc phòng: .............................................................................................58 2.3.5.Về Kinh tế:............................................................................................................62 2.3.5.1.Chính sách hạn điền: ....................................................................................63 2.3.5.2.Chính sách phát hành tiền giấy: ...................................................................64 2.3.5.3.Chính sách thuế khóa: ...................................................................................66 2.3.5.4.Chính sách di dân, khai khẩn vùng đất mới. .................................................68 2.3.5.5.Mở rộng giao thông, thủy lợi: .......................................................................69 2.3.6.Về mặt xã hội:.......................................................................................................70 2.3.6.1.Chính sách hạn nô. ........................................................................................70 2.3.6.2.Các chính sách chăm lo cuộc sống người dân: ............................................71 2.3.7.Về mặt giáo dục: ...................................................................................................73 2.3.7.1.Mở mang việc học: ........................................................................................73 2.3.7.2.Tuyên truyền cho phương pháp học tập mới: ...............................................74 2.3.7.3.Cải cách khoa cử: .........................................................................................75 4 CHƯƠNG 3: TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ HỒ TRONG VIỆC ĐỂ MẤT NƯỚC ĐẦU THẾ KỶ XV ..................................................................................................... 79 3.1.ÂM MƯU THÔN TÍNH ĐẠI VIỆT CỦA NHÀ MINH: ...........................................79 3.2.CÔNG CUỘC CHUẨN BỊ KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ: .................................81 3.3.CUỘC XÂM LƯỢC CỦA NHÀ MINH VÀ SỰ THẤT BẠI CỦA NHÀ HỒ TRONG CÔNG CUỘC KHÁNG CHIẾN:......................................................................................84 3.4.NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA NHÀ HỒ: ..........................................................87 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 90 THƯ MỤC.................................................................................................................. 94 I.Sách thông sử: ................................................................................................................94 II.Các sách chuyên khảo: .................................................................................................94 III.Tạp chí: ........................................................................................................................95 BẢN CHÚ THÍCH .................................................................................................... 96 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1/ Lý do chọn đề tài: Tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi - chỉ trong bảy năm (1400 -1407). Vương triều Hồ là một trong những vương triều gây ra nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Có những ý kiến đánh giá khác nhau ấy hay thậm chí trái ngược nhau là vì vương triều Hồ đã được thiết lập theo kiểu "soán đoạt" (theo cách nhìn của tư tưởng phong kiến) nhưng người thực hiện việc làm ghê gớm ấy, người đã thiết lập nên vương triều Hồ - Hồ Quý Ly lại không phải là một hôn quân bạo chúa mà trái lại ông đã có nhiều trăn trở và đã thực hiện được rất nhiều việc cho đất nước. Nhưng "lực bất tòng tâm", vương triều Hồ đã thất bại trong việc phòng chống xâm lược. Sự chấm dứt của vương triều Hồ cũng là mốc khởi đầu cho một giai đoạn đen tối trong lịch sử Việt Nam. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho vương triều này phải chịu bao điều lên án. Trong suốt một thời gian dài, vương triều nhà Hồ bị các nhà sử học phong kiến lên án khá nặng nề, bị coi là ngụy triều. Các nhà sử học đã không ngần ngại khi kết luận về triều Hồ và những người thiết lập triều Hồ là "những bọn loạn thần tặc tử thì ai ai cũng có thể giết chúng được và trời cũng không một ngày nào tha trừng phạt chúng dưới gầm trời này..." (Đại Việt Sử kí Toàn thư - tập II, NXB-KHXH, Hà Nội, 1993, tr.221). Nói như thế thật sự các nhà sử học phong kiến đã phủ định sạch trơn những gì mà vương triều Hồ đã làm cho Đại Việt (hay Đại Ngu). Cách suy nghĩ đánh giá như thế đã tỏ ra không còn phù hợp với tiêu chí của nghiên cứu lịch sử là sự khách quan. Từ 1990 - cùng với tư duy lịch sử mới, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Hồ Quý Ly nói riêng và nhà Hồ nói chung, thậm chí có cả một cuộc hội thảo khoa học về "Hồ Quý Ly và nhà Hồ" được tổ chức ngay trên vùng đất mà trước đó gần 500 năm nhà Hồ đã chọn để đóng đô (Thanh Hóa), nhưng dường như tâm điểm của những cuộc thảo luận và các công trình nghiên cứu vẫn là Hồ Quý Ly và những tư tưởng cải cách của ông. Số phận nhà Hồ, vai trò, trách nhiệm và sự tồn tại của nó trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc vẫn còn là một vấn đề bỏ ngõ. Với cách nhìn khách quan của tư duy lịch sử hiện đại, chúng ta cần phải có những đánh giá chính xác hơn, công bằng hơn về tất cả mọi mặt của vương triều nhà Hồ, những 6 đóng góp của nó đối với việc dựng nước cũng như trách nhiệm của nó trong viêc để mất nước. Luận văn của chúng tôi: "VƯƠNG TRIỀU HỒ TRONG LỊCH SỬ DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC" mong muốn góp phần trong việc tạo nên sự nhìn nhận chính xác hơn về vương triều nhà Hồ trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. 2/ Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Vấn đề "Nhà Hồ và những cải cách Hồ Quý Ly" là một vấn đề đã từng gây tranh luận sôi nổi trong giới sử học. Ngoài những quan điểm được thể hiện qua cách viết về nhà Hồ tìm thấy rải rác trong các chính sử, đến 1955 vấn đề nhà Hồ và những cải cách của Hồ Quý Ly mới thật sự trở thành đề tài nghiên cứu và tranh luận riêng biệt với bài: "Sự phát triển của chế độ phong kiến nước ta và vai trò của Hồ Quý Ly trong cuối thế kỷ XIV và đầu thế kỷ XV" của nhà sử học Minh Tranh, đăng trên Tập San Văn Sử Địa số 11. tháng 11. Sau đó 5 năm, Giáo sư Trương Hữu Quýnh đã công bố một công trình nghiên cứu về Hồ Quý Ly qua bài "Đánh giá lại vấn đề cải cách của Hồ Quý Ly" đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử số 20 tháng 11 năm 1960. Đến năm 1961 lại thấy xuất hiện liên tiếp bảy (07) chuyên đề về Hồ Quý Ly. Tất cả đều tập trung nghiên cứu về công cuộc cải cách, kháng chiến chống Minh và nguyên nhân thất bại của họ Hồ. Từ đó đến 1989 có thêm 3 chuyên khảo nữa về họ Hồ được công bố, gây nên một sự sôi nổi, lôi cuốn sự tham gia của các nhà sử học trong và ngoài nước. Từ năm 1990 trở lại đây vấn đề nhà Hồ và Hồ Quý Ly vẫn là một vấn đề thu hút sự quan tâm của giới sử học. Thống kê cho thấy đã có 51 công trình khảo cứu về nhà Hồ được công bố, trong đó có 38 công trình được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử. Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa - vùng Tây Đô xưa cũng đã tổ chức một cuộc hội thảo khoa học về "Hồ Quý Ly và nhà Hồ". Cuộc hội thảo do Ban biên soạn lịch sử thuộc sở Văn hóa-Thông tin Thanh Hóa kết hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức. Riêng về sách chuyên khảo về Hồ Quý Ly và nhà Hồ, từ năm 1945 đến nay đã có 7 cuốn được xuất bản là: - Chính trị Hồ Quý Ly của Chu Thiên, NXB. Đại La, Hà Nội - 1945. - Hồ Quý Ly - Mạc Đăng Dung của Lê Văn Hòe, Quốc học thư xã xuất bản, Hà Nội 1952. 7 - Hồ Quý Ly, nhân vật lỗi lạc nhất thời đại từ Đông sang Tây của Quốc Ân tác giả xuất bản, in tại Tân sanh ấn quán, Sài Gòn - 1974. - Cải cách Hồ Quý Ly của Phan Đăng Thanh, Trương Thị Hòa, NXB. Chính Tri Quốc Gia, Hà Nội - 1996. - Hồ Quý Ly của Nguyễn Danh Phiệt, Viện sử học và NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội - 1997. - Thể chế chính trị, hành chính và pháp quyền trong cải cách Hồ Quý Ly của Trương Thị Hoa - NXB Chính Trị Quốc gia-Hà Nội 1997 - Hồ Quý Ly - Nhà cải cách - Võ Xuân Đàn- NXB Giáo Dục 1998. Ở ngoài nước, gần đây người ta thấy có 3 công trình nghiên cứu mang tính chuyên đề về nhà Hồ. Đó là : - Việt Nam, Ho Quy Ly and the Minh (1371-1421) - Johnk Whitmore. Yale Seatheast Asia Studies - 1985 - Nước Việt Nam phong kiến thế kỷ XIV - đầu thế kỷ XV -G.M.Maxlov Matxcova,1989 - Sự phục hưng của nước Đại Việt thế kỷ XV-XIV- A.p. Poliacop- người dịch : TS Vu Minh Giang, PTS Vũ Văn Quân, NXB Chính Trị Quốc Gia, Viện lịch sử quân sự Việt Nam - Hà Nội - 1996. Nhìn chung vấn đề nhà Hồ và Hồ Quý Ly, hơn nửa thế kỷ qua đã được nghiên cứu, trao đổi sôi nổi. Tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ đề cận nhiều đến Hồ Quý Ly và những cải cách của ông. Còn về triều Hồ và vai trò của nó đối với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc thì vẫn còn là một vấn đề cần đi sâu nghiên cứu, trao đổi. Kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi cố gắng nghiên cứu có hệ thống hơn, toàn diện hơn về nhà Hồ trong tiến trình dựng nước và giữ nước, mong có được ý kiến nhỏ góp vào quá trình đánh giá vương triều Hồ trong lịch sử dân tộc. 3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Do khả năng có hạn, và để đảm bảo độ sâu của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về nhà Hồ, các chính sách mà nhà Hồ đã tiến hành để giải quyết tình trạng khủng hoảng của xã hội cuối Trần. Qua đó có thể đánh giá thêm vai trò của nhà Hồ trong tiến trình dựng 8 nước. Bên cạnh đó tìm hiểu về thái độ của nhà Hồ trước họa xâm lược và trách nhiệm của nhà Hồ trong sự thất bại trước kẻ thù. 4/ Phương pháp nghiên cứu và tư liệu: - Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic để khảo sát thực trạng đất nước trước khi nhà Hồ nắm quyền, các chính sách của nhà Hồ đã thực hiện, công cuộc chuẩn bị kháng chiến chống Minh và sự thất bại của nhà Hồ. Qua đó chứng minh rằng với bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV sự xuất hiện của nhà Hồ là cần thiết, những chính sách mà nhà Hồ thực hiện đã có tác dụng tích cực đến xã hội Đại Việt nói riêng và tiến trình phát triển của lịch sử nói chung. Đồng thời cũng qua đó tìm hiểu thêm về nguyên nhân thất bại trong công cuộc kháng chiến chống Minh. - Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng phương pháp hệ thống và so sánh đối chiếu nhằm làm nổi bật sự mới mẻ của các chính sách mà nhà Hồ đã thực hiện trên các lãnh vực so với các thời khác. Qua đó chứng minh rằng nhà Hồ thực sự đã có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp dựng nước của dân tộc. - Nguồn tư liệu : Luận văn sử dụng 4 nhóm tư liệu chính sau đây: • Tư liệu biên niên sử - tư liệu cơ bản nhất • Các sách biên khao về Hồ Quý Ly và nhà Hồ • Các bộ thông sử Việt Nam • Các bài chuyên khảo đăng trên báo, tạp chí Những đóng góp của luận văn: - Trình bày lại một cách hê thống về các chính sách mà nhà Hồ thực hiện. Qua đó thể hiện một cái nhìn tổng thể, khái quát về triều Hồ như một vương triều độc lập trong tiến trình phát triển của ỉịch sử dân tộc - Đưa ra sự nhìn nhận, đánh giá khách quan về vai trò của nhà Hồ trong sự nghiệp dựng nước và trách nhiệm của nhà Hồ trong sự nghiệp giữ nước. - Rút ra những bài học có tính thực tiễn đối với Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước - nhất là trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay. - Gợi ra một khía cạnh nghiên cứu mới cho một vấn đề tưởng chừng như đã cũ: "những cải cách của Hồ Quý Ly". 9 6/ Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn được cấu trúc thành 3 chương : - Chương I: Bối cảnh lịch sử xuất hiện vương triều Hồ - Chương II: Những đóng góp khách quan của nhà Hồ trong tiến trình dựng nước. - Chương III: Trách nhiệm của nhà Hồ trong việc để mất nước đầu thế kỷ XV. 10 CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ XUẤT HIỆN VƯƠNG TRIỀU HỒ Triều Trần là một vương triều có công lao rất lớn trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, củng cố quốc gia thống nhất, đẩy mạnh công cuộc phát triển đất nước một cách toàn diện và đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Trong suốt gần một thế kỷ - với hào khí Đông Á, triều Trần đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí người dân Việt như là một vương triều mạnh mẽ không thể thay thế. Nhưng bước sang những năm 40 của thế kỷ XIV ánh hào quang của những chiến công chói lọi trước đó không thể giúp nhà Trần che dấu đi những dấu hiệu khủng hoảng của mình bởi vì những biểu hiện của sự khủng hoảng không chỉ diễn ra trong nội bộ cung đình với hàng loạt những biến loạn mà nó còn diễn ra ở hầu hết các mặt: kinh tế, xã hội... Đó cũng chính là những dấu hiệu báo trước một xu thế tất yếu của lịch sử: vai trò của vương triều Trần trong lịch sử dân tộc đã đến hồi kết thúc, cần có một vương triều khác thay thế. Đó là vương triều Hồ với những điều kiện xuất hiện như sau: 1.1.Về mặt kinh tế: Dấu hiệu khủng hoảng đầu tiên xuất hiện trong kinh tế phát xuất từ vấn đề ruộng đất, vấn đề sống còn của một vương triều phong kiến. Bởi vì "sự độc quyền của nhà nước trong tất cả mọi quan hệ liên quan đến ruộng đất. Nó hàm chứa những quyền lực rất rộng lớn của nhà nước và các cấp chính quyền trong việc quản lý đất đai và kiểm soát quá trình sử dụng nó, bao gồm cả quyền tịch thu hay sung công ruộng đất tư nhân trong những trường hợp cần thiết"(1). Riêng ở Việt Nam do nặng yếu tố làng xã nên ruộng đất công làng xã được lưu ý nhiều hơn vì "hạt nhân duy trì sự thống nhất quốc gia, cái lõi giữ cho mô hình đó tồn tại ỉa mối quan hệ hoa đồng giữa làng và nước" và "bệ đỡ kinh tế của các quan hệ nói trên là ruộng đất công làng xã "(2). Do vậy ta có thể thấy rõ vấn đề ruộng đất công; làng xã có quan hệ mật thiết với quyền lực của nhà nước phong kiến. Nhà nước phong kiến càng vững mạnh, càng gia tăng quyền lực thì xu hướng thu tóm ruộng đất càng thể hiện rõ và ngược lại khi hình thức tư nhân, sở hữu ruộng đất lan tràn, điều đó có nghĩa là quyền lực nhà nước và kinh tế đã có dấu hiệu suy thoái. 11 Quá trình nhà nước phong kiến thu tóm ruộng đất công bắt đầu từ nhà Lý với sự kiện năm 1092 vua Lý Nhân Tông ra lệnh cho cả nước lập sổ điền bạ để thu tô. Qua đó ta có thể thấy tham vọng của nhà nước... trong việc quản lý toàn bộ đất canh tác trong cả nước. Lần đầu tiên ruộng sở hữu tư nhân chính thức bị đánh thuế. Quá trình can thiệp và thu tóm ruộng đất của nhà nước vẫn tiếp tục và phát triển nhưng đến những năm 50 của thế kỷ 13 thì bắt đầu chững lại với sự kiện 1254 nhà Trần bán quan điền cho dân làm ruộng tư. Sử cũ viết: "tháng 6 (năm 1254) bán quan điền, mỗi diện là 5 quan tiền, cho nhân dân mua làm của tư" (3), và sau đó đến 1266, tháng 10 năm Bính Dần vua "xuống chiếu cho các vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần, chiêu tập những: người xiêu tán không sản nghiệp làm nổ tì để khai khẩn ruộng hoang lập làm điền trang..." (4). Có thể ý định ban đầu của nhà nước phong kiến khi ban hành các điều trên chỉ là khuyến khích nông dân sản xuất. Khuyến khích khai khẩn đất hoang nhưng về sau nó đã tạo điều kiện thuận lợi cho sở hữu tư nhân về ruộng đất phát triển. Nói một cách sâu xa hơn là nó đã tạo ra tiền đề cho việc xâm thực ruộng đất công làng xã có nghĩa là nó tạo tiền đề cho việc xâm thực quyền lực vua nhà nước. Cuối thế kỷ XIV quá trình xâm thực đó đã lên đến đỉnh cao với hàng loạt những điền trang, thái ấp, vô cùng rộng lớn của quý tộc quan lại nhà Trần mà nhà nước phong kiến không; còn khả năng khống chế. Sự xuất hiện quá nhiều điền trang, thái ấp không chỉ thu hẹp ruộng đất công mà nó còn làm tăng số lượng nông dân phụ thuộc vào phong kiến tư nhân tạo ra một sự phân hóa dân sắc trong làng xã. Dựa vào ruộng đất và nông dân (đang chuyển dần thành nông nô) các thế lực phong kiến địa phương ngày càng khuynh loát, lấn lướt chính quyền trung ương, các vương hầu quý tộc với những điền trang lớn của mình đã không phục tùng triều đình nên đã tạo nên sự rối loạn trong kinh tế, xã hội và chính trị. Dấu hiệu khủng hoảng thứ hai trong kinh tế là sự tham gia vào thương nghiệp của các tầng lớp quý tộ mà Trần Khánh Dư - Phiêu kỵ tướng quân - với vụ buôn bán nón ma lôi là một ví dụ điển hình. Sử cũ ghi lại rằng: "khi Khánh Dư mới đến trấn giữ Vân Đồn, tục ở đấy làm nghề buôn bán sinh nhai ăn uống, y phục đều trông vào khách buôn phương Bắc, cho nên quần áo, đồ dùng theo phong tục phương Bắc. Khánh Dư điểm duyệt các quân trang hạ lệnh rằng: "quân đóng ở Vân Đồn là để ngăn giữ giặc Hồ, không nên đội nón của phương Bắc, trong khi vội vàng khó lòng phân biệt nên đội nón ma lôi (Ma lôi là tên một hương ở Hồng Lộ, làng này khéo nghề đan cật tre làm nón, cho nên lấy tên làng làm tên nón) ai trái thế tất phải phạt. Mà Khánh Dư đã sai người nhà mua nón Ma Lôi từ trước, chở thuyền đến đậu trong Cảng rồi lệnh đã hạ, sai người ngầm bảo người ở trong trang rằng : "Hôm nọ thấy 12 ở trước vùng biển có thuyền chở nón Ma lôi đậu" do đó người trong trang nối sót nhau tranh mua nón, bắt đầu mua mỗi cái nón không quá 1 tiền, đến sau giá cao bán một cái nón giá 1 tấm vải, thu được số vải đến hàng nghìn tấm..." (5). Thật là một nghịch lý khi cho rằng sự phát triển của thương nghiệp, một khía cạnh của kinh tế lại chính là dấu hiệu của suy thoái kinh tế. Nhưng nếu suy xét kỹ ta có thể nhận ra điều ấy lại là hợp lý vì ở Đại Việt từ lúc dựng nước đến Lý - Trần luôn lấy nông nghiệp làm gốc. Tư tưởng "dĩ nông vi bản" luôn là tư tưởng chủ đạo của nhà nước phong kiến trong lãnh vực kinh tế. Các vua của nhà Trần trước đó đều quan tâm đến nông nghiệp (ruộng tịch điền để vua làm lễ là một ví dụ). Tuy rằng chưa có những chính sách "ức thương" rõ ràng như dưới thời Hậu Lê nhưng chưa bao giờ khuyến khích thương nghiệp, bỏ bê nông nghiệp, chủ yếu là vì lợi ích cá nhân chứ không phải vì mục tiêu phát triển kinh tế hàng hóa thật sự là một dấu hiệu đáng lo ngại cho nền kinh tế "dĩ nông vi bản" của Đại Việt. Sự bỏ bê, không quan tâm đến nông nghiệp của nhà nước cuối Trần đã có hậu quả trực tiếp đến đời sống nhân dân. Do hệ thống thủy lợi không được tu bổ thường xuyên nên trong thế kỷ XIV, nhất là những năm từ đời vua Dụ Tông trở về sau. Lũ lụt, vỡ đê, hạn hán liên tiếp xảy ra. Chỉ trong một thời gian ngắn từ năm Mậu Tý (1348) đến năm Quý Dậu (1393) đã xảy ra hơn 11 lần bão lụt, mưa to gió lớn làm vỡ đê, cụ thể là : Mậu Tý (1348), Tân Mão (1351), Nhâm Thìn (1352), Ất Mùi (1355), Kỷ Hợi (1359), Canh Tý (1360), Kỷ Dậu (1369), Mậu Ngọ (1378), Nhâm Tuất (1382), Canh Ngọ (1390) Quý Đậu (1393)... mà mỗi lần vỡ đê như thế lúa thóc bị chìm ngập nhà cửa bị cuốn trôi, người dân thống khổ. Đã vậy bên cạnh lụt, hạn hán sâu rầy phá hoại mùa màng còn liên tiếp diễn ra (trong những năm Giáp Ngọ (1354), Mậu Tuất (1358) Quý Dậu (1393) làm cho đời sống người dân khổ càng; thêm khổ. Sử gia Ngô Thì Sĩ đã phản ảnh trung thực tình hình Đại Việt bằng những dòng sau đây trong "Việt sử Tiêu Án" : "Trần Dụ Tông lên ngôi đến đây (1355) mới 15 năm đã sáu lần nhật thực, ba lần thủy tai, ba lần hạn hán, một lần sâu cắn lúa, lại bốn năm mất mùa đói kém. Đến đây từ mùa xuân đến mùa thu, nào núi lở, nào động đất, không tháng nào là không có tai biến..." hay như Trần Nguyên Đán, trước cảnh sống khổ sở của người dân, đã cảm khái bộc lộ cảm xúc qua một bài thơ viết vào tháng 6 năm Nhâm Dần: "Niên lai hạ hạn hưu thu lâm Hoa cảo miêu thương hại chuyển thâm Tam vạn quyến thư vỗ dụng xứ 13 Bạch đầu không phụ ái dân tâm" (mấy năm liền mùa hè bị hạn, mùa thu bị lụt, lúa khô mạ thối. Tai họa càng sâu. Đọc sách 3 vạn cuốn mà thành vô dụng. Bạc đầu luống phụ lòng thương dân). Nhưng tai họa thật sự đối với người nông dân không phải là thiên tai mà là nạn kiêm tinh, cướp đoạt ruộng đất của quý tộc phong kiến nhà Trần. Sự thừa nhận tư hữu ruộng đất và sự bất lực của nhà nước trong vấn đề quản lý đã trở thành động lực thúc đẩy quý tộc nhà Trần lao vào việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân một cách hăng say hơn bao giờ hết. Sử cũ còn ghi chép rất nhiều những trường hợp cụ thể như Thái Bình Trần Thị là cung tần của Anh Tông, là người "tính tham lam, thường lấy cướp ruộng của dân (6). Tình trạng cướp ruộng đất trong thời gian này xảy ra thường xuyên đến nỗi trong mấy chục năm đầu của thế kỷ XIV nhà nước phải nhiều lần quy định cách giải quyết về việc tranh kiện ruộng đất. Tháng 10 năm Canh Thân (1320) xuống chiếu rằng những người tranh nhau ruộng đất, nếu khám xét thấy không phải của mình mà cố tranh bậy thì bị truy tố tính giá tiền ruộng đất bắt đền gấp đôi. Nếu người làm văn khế giả thì bị chặt một đốt ngón tay bên trái (7). Tháng 8 năm Quý Hợi (1323) xuống chiếu rằng khi tranh ruộng mà ruộng có lúa thì hãy chia làm 2 phần, bồi thường cho người cày một phần còn một phần lưu lại. Và song song với tiến trình cướp đoạt ruộng đất là tiến trình bần cùng hóa và nông nô hóa người nông dân, Không còn đất để canh tác, người nông dân không còn con đường sống nào khác là tự biến mình thành nô tì hay gia nô cho một điền trang hay thái ấp nào đó. Đã vậy người nông dân còn phải lo đối phó với các loại thuế do nhà nước đặt ra, vì ở Đại Việt nguồn thu thuế để tăng cường công quỹ chủ yếu chú trọng vào thuế đinh và thuế điền, người và ruộng, hai nguồn "tài nguyên" cơ bản của đất nước. Trước đó, việc thu thuế chỉ căn cứ theo số ruộng sở hữu của mỗi người, đánh lũy tiến tăng dần theo diện tích ruộng. Như vậy chỉ có những người có ruộng mới phải đóng thuế - có nghĩa là thuế điền là loại thuế duy nhất. Nhưng đến năm 1378 vì kho tàng trống rỗng, Đỗ Tử Bình đã đề nghị vua áp dụng cách đóng thuế dung của nhà Đường, mỗi đinh nam mỗi năm phải nộp 3 quan tiền, không phân biệt có ruộng đất hay không, tái lập lại thuế đinh. Việc tái lập lại thuế đinh dù dưới bất kỳ hình thức nào, trong lúc dân chúng bị mất mùa, đói khổ đã gây nên nhiều mối ác cảm đối với triều đình. Những dấu hiệu khủng hoảng về kinh tế đã có tác động trực tiếp ngay đến xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV. 14 1.2.Tình hình xã hội: Sự phát triển của chế độ tư hữu, ruộng đát trở thành hàng hoa đã phá vỡ kết cấu ruộng đất cổ truyền và kéo theo những biến đổi về cơ cấu xã hội. Tầng lớp nô tì dần dần trở nên đông đảo. Trong xã hội Đại Việt, nô tì bất đầu xuất hiện dưới triều Lý nhưng thái độ của Triều Lý là luôn tìm cách hạn chế sự phát triển của tầng lớp này. Đối với chính quyền trung ương, sự xuất biện đông đảo nổ tì thuộc về một chủ luôn gây ra một sự e ngại - một sự e ngại có lý về nạn cát cứ đã từng xảy ra trong lịch sử. Trong chiếu tháng 2 và tháng 8 năm Quý Mùi (1043) vua Lý Thái Tông đã "cấm chứa dấu, mua bán hoàng nam làm gia nô"... Sang thế kỷ XIII, tầng lớp nô tì lại có những điều kiện để phát triển số lượng cùng với sự xuất hiện của điền trang, thái ấp và sự phát triển thế lực của tầng lớp vương hầu, quý tộc Trần... Năm 1266 để củng cố vươn triều và khuyến khích khẩn hoang, vua nhà Trần đã xuống chiếu cho phép họ hàng và những người thân tín được tổ chức khai khẩn ở các vùng đất mới, mở rộng điền trang với diện tích vô hạn và được phép nuôi dùng số nô tì vô hạn. Sự thừa nhận của nhà nước đã tạo điều kiện cho hình thức điền trang, thái ấp phát triển và hệ quả tất yếu là sự phát triển ngày càng nhiều số lượng nô tì, tầng lớp thấp hèn nhất trong xã hội Đại Việt. "Nô tỳ" là từ dùng để gọi chung những người bị lệ thuộc vào chủ, một hình thức nô lệ. Sử cũ đã có nhiều cách gọi khác nhau về họ tùy theo chủ của họ là ai ? và công việc của họ như thế nào ? có thể chia họ thành nhóm như sau: * Nô, gia nô :đầy tớ nam (đôi khi gọi cả nữ nhưng không phổ biến) * Tỳ, gia tỳ :đầy tớ nữ * Hoành, điền hoành :những người phạm tội bị đày đi cày ruộng * Quan nô : nô tỳ công, nô tỳ của nhà nước Nô tỳ được sử dụng trong nhiều công việc khác nhau như: khai khẩn đất hoang, cày cây, trồng trọt, đánh cá, chăn nuôi súc vật, nuôi tằm, dệt vải hay phục dịch, hầu hạ, múa hát phục vụ giải trí, khiêng kiệu, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa và làm những việc lặt vặt cho chủ... Tuy giữ vai trò chủ yếu trong mọi hoạt động của điền trang nhưng trong điền trang nô tì thường bị bạc đãi, đối xử tàn tệ còn ngoài xã hội họ cũng không được thừa nhận, bị phân biệt đối xử. Tháng Chạp năm Canh Tý (1360) vua Lê Dụ Tông "xuống chiếu bắt gia nô của các vương hầu, công chúa phải thích chữ vào trán và phải sợi theo loại hàm. Kẻ nào không 15 thích chữ, không khai sổ bị coi là giặc cướp, lớn thì trị tội, bé thì sung công (8), con nô tỳ sinh ra cũng là nô tỳ và không được đi thi. Điều này có nghĩa là không có bất kỳ một hy vọng nào để thay đổi cuộc sống cho một nô tỳ cho dù người đó có giỏi và đóng góp rất nhiều cho chủ hay cho nhà nước. Thượng hoàng Minh Tông đã chấm dứt những mơ ước viễn vông của nô tỳ bằng lời khẳng định: "gia nô tuy có chút công lao nhưng không được dự vào quan tước triều đình". Trước đó, nô tỳ thường xuất thân từ hai nguồn: dân phạm tội thì có thể bị sung làm quan nô, các tù binh chiến tranh... Nhưng đến nửa sau thế kỷ XIV khi nạn đói cứ liên tục xảy ra, nạn cướp đoạt ruộng đất đã cướp đi tư liệu sản xuất nghèo nàn của người nông dân thì con đường sống cho họ dường như đã định sẳn: bán vợ, dợ con hay tự bán mình làm nô tỳ, số lượng nô tỳ do vậy đã tăng lên và giá nô tỳ - ngược lại - rẻ mạt. Thậm chí có lúc một người chỉ đổi được một quan tiền, tương đương với 3 thùng gạo (6) cũng chẳng có gì nghịch lý ! Qua đó, ta có thể thấy rõ,vào cuối thế kỷ XIV bằng con đường nô tì hóa người nông dân xã hội Đại Việt đã có sự phân hóa sâu sắc dẫn đến việc định hình 2 tầng lớp: Tầng lớp quý tộc địa chủ, phong kiến địa phương ngày càng phát triển quyền lực về kinh tế lẫn chính trị và tầng lớp nô tỳ ngày càng phát triển về số lượng với một hình ảnh chung: không ruộng đất, không phương tiện để sinh sống, không nhà cửa để nương thân... Góp thêm một màu xám cho bức tranh xã hội Đại Việt cuối Trần đã vốn u ám, một sự phân hóa khác cũng đang ngầm diễn ra không kém phần quyết liệt, Đó là sự phân hóa ngay trong nội bộ giai cấp thống trị: giai cấp địa chỉ phong kiến. Cuối thế kỷ XIV người ta có thể nhận ra trong xã hội Đại Việt đã xuất hiện 3 bộ phận địa chủ phong kiến sớm: địa chủ quý tộc, địa chủ quan lại và địa chỉ không quan tước. • Địa chỉ quý tộc: Là tầng lớp vốn thuộc dòng tôn thất hay có quan hệ ruột thịt với nhà Trần. Tầng lớp này có rất nhiều quyền lợi vì theo lời vua Trần Thánh Tông (1268) thì : "thiên hạ là thiên hạ của tổ tông phải cùng hưởng phú quý với anh em trong họ. Tuy bên ngoài có một người ở ngôi tôn, được cả thiên hạ phụng sự nhưng bên trong thì ta với các khanh là đồng bào ruột thịt. Lo thì cùng lo, vui thì cùng vui. Các khanh nên truyền những lời này cho con cháu để chúng đừng bao giờ quên, thì đó là phúc muôn năm của tông miếu, xã tắc" (9). Do vậy, tầng lớp địa chủ quý tộc đã nắm giữ mọi cương vị chủ chốt của triều đình như: thái sư, thái phó, 16 thái úy, tư đồ, tả hữu tướng Quốc... và được sử dụng 2 loại ruộng đất để làm giàu: ruộng đất thái ấp do vua cấp để sinh lợi từ tô thuế, ruộng này không có quyền thừa kế. Ruộng điền trang do bản thân mình chiêu tập dân phiêu tán khai khẩn ruộng hoang, bãi bồi ven sông... hay mua bán mà có. Đến cuối thế kỷ XIV, sự phát triển của chế độ điền trang, cùng với sự sa sút của chính quyền trung ương đã làm cho tầng lớp quý tộc địa chủ này vươn lên trở thành tầng lớp có thế lực nhất trong xã hội. • Địa chủ quan lại: Do yêu cầu phải mở rộng và tăng cường bộ máy nhà nước, nhà Trần buộc phải sử dụng những người ngoài tôn thất vào tham gia công việc triều chính. Lúc đầu họ chỉ được cất nhắc vào những chức vụ nhỏ, không quan trọng. Về sau, do những yếu tố tiêu cực và sa sút về tài năng của tôn thất, họ được cất nhắc vào các chức vụ cao hơn . Ví dụ như: Phùng Tá Chu được giữ chức Quốc Thái Phó sau Gia phong Đại Vương hay Phạm Kính Ân được nhậm chức Thái phó rồi gia tăng Thái Úy. Bộ phận địa chủ quan lại trên không được phép lập điền trang vì chính quyền trung ương e ngại sự cát cứ nhưng không phải vì lý do đó mà họ lại không có ruộng đất. Xem xét lại nguồn gốc xuất thân của bộ phận quan lại này, có thể nhận ra trước khi bước chân vào chốn quan trường, họ đều là con em của địa chủ không quan tước nên việc thừa hưởng ruộng đất từ gia tộc là điều hiển nhiên. Việc được giao quyền lực kết hợp với thế lực kinh tế - bộ phận địa chủ quan lại đã có những tiền đề để phát triển vào cuối thế kỷ XIV. • Địa chủ không quan tước: Bộ phận này chiếm giữ một số lượng ruộng đất lớn. Mỗi địa chủ ước chừng bốn mẫu trở lên. Họ có mặt trong hàng ngũ chức sắc ở làng xã có uy thế về kinh tế, chính trị trong địa phương. Vào cuối thế kỷ XIV với xu thế vươn lên của bộ phận quý tộc quan lại, bộ phận địa chủ không quan tước cũng tập tễnh tìm cách gia tăng thế lực của mình. Sự phân hóa trong nội bộ giai cấp địa chủ và xu hướng quan liêu hóa đang gia tăng vào cuối kỷ XIV đã làm cho mâu thuẫn giữa các bộ phận địa chủ ngày càng trở nên gay sắt và hậu quả tất yếu là tình trạng gây bè kết đảng bắt đầu diễn ra gây rối loạn việc triều chính mà sự biến Dương Nhật Lễ là một ví dụ điển hình. Sau những sự biến ấy, hứng chịu nhiều thiệt hại nhất vẫn là nhân dân. 17 Để bảo vệ quyền sống của mình, nhân dân đã buộc phải cầm lấy vũ khí, hàng loạt cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ đã bùng nổ và lan rộng khắp nói. - Tháng 2 năm Giáp Thân (1344) Ngô Bệ tổ chức khởi nghĩa ở núi Yên Phụ, với khẩu hiệu "cứu giúp dân nghèo" đã nhanh chóng tập hợp được đông đảo lực lượng nông dân, nông nô, dân tự do, người lưu tán và mở rộng địa bàn hoạt động ra các tỉnh lân cận. Quân khởi nghĩa cuốc phá các nhà quan lại phú hào, lấy tiền của thóc gạo phát chẩn cho người nghèo đói. Tháng 12 năm 1358 vua Trần cho người đem quân đàn áp. Đến tháng 4 năm 1360 cuộc khởi nghĩa bị dập tắt cùng với sự sự xử chém Ngô Bệ và 30 nghĩa quân. Tuy nhiên sau đó phong trào nông dân vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi: Bắc Giang, Hà Tây, Thanh Hóa ... khiến quân của các lộ không đủ sức đàn áp mà phải dựa vào lực lượng cấm vệ quân để trấn áp. Tình trạng khá rối loạn. Sang những năm 80 của thế kỷ XIV phong trào lại tiếp tục bùng phát mạnh mẽ. Tháng 2 năm Kỷ Mùi (1379) sau vụ hạn hán và đói lớn, triều đình lại tiếp tục lập thuế đinh, Nguyễn Bồ đã tổ chức khởi nghĩa ở Bắc Giang. Ông tự xưng là Đường Lang Tử Y, dùng phù phép để tập hợp nhân dân nhưng bị đàn áp nhanh chóng. - Tháng 4 năm Tân Dậu (1381) nhân dịp quân Chiêm Thành vào cướp phá, Hồ Thuật đã chiêu tập nhân dân nổi dậy ở Diễn Châu (Nghệ An). Nhưng sau đó không lâu Hồ Thuật bị bắt và bị xử chém. - Năm Kỷ Tỵ (1389) ở Thanh Hóa, Nguyễn Thanh tự xưng là Linh Đức Vương đi lánh nạn ở vùng Lương Giang (Thanh Hóa). Dân chúng trong vùng đầu hưởng ứng... Sang tháng 9, ở Nông Công - Nguyễn Kỵ cũng tụ tập nhân dân nổi dậy tự xưng là Lỗ Vương Điền Kỵ. - Nhưng lớn nhất và tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa do Phạm Sư Ôn lãnh đạo bùng phát vào tháng chạp năm Kỷ Tỵ (1389) tại Quốc Oai (Hà Tây) được quần chúng ủng hộ rất đông đảo. Phạm Sư Ôn tự xưng là vua và tổ chức quân khởi nghĩa thành các đội: Thần Kì, Dũng đấu, Vô hạn. Lại cử Nguyễn Tông Mại, Nguyễn Khả Hành giữ chức hành khiển. Với lực lượng đông đảo, nghĩa quân tấn công vào Thăng Long. Triều đình không chống cự nổi. Vua Trần Thuận Tông và Thái Thương Hoàng Nghệ Tông phải bỏ chạy sang Bắc Giang. Nghĩa quân làm chủ Thăng Long trong 3 ngày sau đó rút quân về Quốc Oai. Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân đầu tiên chiếm được kinh thành. Để đối phó với quân khởi nghĩa, vua Trần đành phải triệu hồi tướng Hoàng Phụng Thế đứng chỉ huy quân Thánh Dực cầm cự với Chiêm Thành ở phía Nam về. Quân của Hoàng Phụng Thế từ vùng sông Hát thông với sông Đáy bằng đường thủy tấn công bất ngờ. Quân khởi nghĩa không kịp trở tay nên đã thất bại. 18 Phạm Sư Ôn, Nguyễn Tông Mại, Nguyễn Khả Hành đều bị bắt và sau đó bị chém. Nghĩa quân tan rã. Cuộc khởi nghĩa chấm dứt. - Những cuộc nổi dậy của nông dân diễn ra liên tục trong suốt gần nửa thế kỷ. Tuy quyết liệt nhưng cuối cùng vẫn không mang lại kết quả. Nhưng qua đó đã thể hiện sức chiến đấu, dẻo dai, bền bỉ của người nông dân trước các thế lực cường quyền, áp bức. Nó phản ánh sự thống khổ, và bất mãn của người nông dân và giáng những đòn có ý nghĩa quyết định vào triều đình nhà Trần đang suy thoái, đẩy nhanh quá tình suy sụp của nhà Trần. 1.3.Về chính trị: 1.3.1.Quá trình đấu tranh giữa Phật Giáo và Nho giáo. Nửa sau thế kỷ XIV, sự khủng hoảng không chỉ diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, xã hội mà người ta còn thấy xuất hiện trong lãnh vực tư tưởng. Sự khủng hoảng này đã biểu hiện ra bên ngoài với những suy sụp của Phật giáo, một tư tưởng du nhập vào Việt Nam từ lâu đời và đã có một vị trí khá vững chắc trong hệ thống tư tưởng vua Việt Nam. Phật giáo được truyền trực tiếp vào nước ta từ Ấn Độ vào khoảng thời gian đầu công nguyên. Sau một thời gian du nhập và phát triển, đến thế kỷ VI vùng Luy Lâu (Giao Châu) đã trở thành một trung tâm Phật giáo quan trọng, đúng như lời của nhà sư Đàm Thiên nói với vua Tuy Văn Đế : "Xứ Giao Châu có đường thông sang Thiên Trúc. Phật giáo truyền vào Trung Hoa chưa phổ cập đến Giang Đông mà xứ ấy đã xây ở Luy Lâu hơn 20 bảo tháp, độ được hơn 300 bị tăng và dịch được 15 bộ kinh rồi. Thế là xứ ấy theo Đạo Phật trước ta "(10). Sau khi nước ta giành được quyền tự chủ, Phật giáo lại tiếp tục phát triển. Để thu phục nhân tâm, những vương triều đầu tiên của Đại Việt đã khéo léo tận dụng vai trò của Phật giáo. Đó là những điều kiện khách quan và chủ quan để Phật giáo bước chân vào cung đình tham gia vào việc triều chính: nhà sư được phong phẩm hàm, giữ các chức vị đi sứ hoặc đón tiếp sứ thần... Qua đó địa vị của Phật Giáo càng được củng cố thêm. Đến đời Lý Trần, Phật giáo đã bước lên đỉnh cao nhất của sự phát triển khi nó được coi là quốc giáo. Nhà chùa trở thành một thế lực mới với những quyền lợi về kinh tế và chính trị. Nhiều cao tăng tham gia vào việc triều chính như sư Đa Bảo thường được Lý Công Uẩn mời vào cung "hỏi han về đạo, ân lễ rất hậu, đến cả chính sự trong triều, sư đều được 19 tham dự quyết định" hay như sư Viên Thông được phong là quốc sư, ban hàm Tử Y Đại Sa Môn là chức vị quan trọng là bậc đại thần được trong triều ngoài quận tôn kính (Thiền Uyển Tập Anh (11). Các cao tăng đều có những tự viện to lớn như các điền trang của vương hầu quý tộc, sư Pháp Loa đời Trần được vua và quý tộc cấp cho 2000 mẫu ruộng với cả ngàn người cày. Bên cạnh đó các nhà sư được nhà nước công nhận thì được rút tên khỏi trướng tịch và miễn sưu thuế, lao dịch. Thế lực của Phật giáo càng gia tăng hơn khi có hàng loạt từ vua, hoàng thân, quốc thích đến quan lại xuất gia như sư Văn Chiếu là cháu của Thái Phi Ỷ Lan, sư Quảng Trí là anh của bà Hoàng Phi Chương Phung, sư Tri Bảo là cậu của Thái úy Tô Hiến Thành. Sở dĩ Phật Giáo có được một vị trí "ăn sâu bám rễ" như thế tại Việt Nam vì nó đã có tác dụng thống nhất nhân tâm, tạo điều kiện cần thiết để củng cố và phát triển nhà nước quân chủ. Nhưng đến giữa thế kỷ XIV, khi triều chính đảo điên, xã hội rối loạn thì giáo lý duy tâm chủ quan, thần bí, dựa vào nghiệp, quả báo để xa rời hiện thực của đạo Phật đã không thể giải đáp được những vấn đề xã hội, chính trị. Vai trò của Phật giáo bắt đầu sa sút. Sự suy sụp của Phật giáo trong thời điểm này cũng chính là dấu hiệu báo trước một cuộc chiến tuy âm thầm, lặng lẽ nhưng cũng không kém phần quyết liệt trong lãnh vực tư tưởng: cuộc chiến giữa Phật giáo đang trong bước đường suy sụp và Nho giáo đang vươn lên tìm kiếm vị trí độc tôn. Nho giáo là một học thuyết bao gồm các quan niệm về triết học, luân lý xã hội, xuất hiện vào thế kỷ VI TCN đến thế kỷ V TCN do Chu Công Đán đề xướng và được Khổng Tử (551 – 479TCN) chế định, phát triển rồi phát triển rộng rãi. Sau đó là Mạnh Tử (373 - 289 ten) phát triển lý luận lên một bậc cao hơn. Đến đời Hán. Đổng Trọng Thư và một số danh nho như Tư Mã Thiên, Dương Hùng đã hoàn chỉnh học thuyết Khổng Mạnh để nho giáo thật sự hoàn chỉnh. Nho giáo du nhập vào nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc, tuy nhiên do vai trò và vị trí của Phật giáo quá lớn nên trong suốt gần cả ngàn năm Bắc thuộc, Nho giáo cũng đã rất khó khăn để tìm một thế đứng trong hệ thống tư tưởng; của nhân dân Đại Việt. Đến đầu thời kỳ Lý - Trần, sự phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam đòi hỏi không ngừng tăng cường tính tập quyền của nhà nước, củng cố trật tự phong kiến, ổn định đời sống xã hội và Nho 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan