Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vườn quốc gia bái tử long...

Tài liệu Vườn quốc gia bái tử long

.PDF
16
348
103

Mô tả:

Giảng viên: TS. Nguyễn Đức Hoa Cương Nhóm :9 1 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 9 1. Nghiêm Thị Bình (nhóm trưởng ) 2. Nguyễn Thị Hồng Trang 3. Ngô Minh Hằng 4. Nguyễn Thùy Linh 5. Bùi Nguyễn Hà Ly 6. Nguyễn Thị Phương 7. Nguyễn Thị Hiền 8. Nguyễn Thị Xuân Hồng 9. Đỗ Thị Thu Hường 10. Lương Thị Huyền Nhóm 9 có nhận xét về quá trình làm việc của nhóm như sau - Các thành viên nhiều đóng góp nhất: Bình, Trang, Hằng - Các thành viên thiếu ý thức nhất: Hường, đặc biệt là Phương – ý thức quá kém trong cả quá trình làm. - Các thành viên có bài làm sơ sài nhất, copy paste không chú ý đến nội dung hình thức: Huyền, Linh, Phương. 2 3 A. MỤC LỤC 1. Giới thiệu chung ............................................................................................... 5 2. Vai trò và sự tham gia của ngành công nghiệp du lịch và người dân địa phương trong phát triển kinh doanh du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bái Tử Long. ................................................................................................................... 7 2.1. Vai trò và sự tham gia của ngành công nghiệp du lịch: ................................. 7 2.2. Vai trò và sự tham gia của người dân địa phương.......................................... 9 3. Các biện pháp để thúc đẩy sự đóng góp của các cơ quan và người dân địa phương để phát triển du lịch sinh thái trong Vườn quốc gia Bái Tử Long ..... 11 3.1. Đối với ngành, cơ quan quản lý du lịch:....................................................... 11 3.2. Đối với cơ quan quản lý du lịch tại địa phương: .......................................... 13 4 B. NỘI DUNG 1. Giới thiệu chung Vườn quốc gia Bái Tử Long (VQG Bái Tử Long) nằm trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, được thành lập ngày 01/06/2001 theo Quyết định số 85/2001/QĐ-TTg. Vườn cách trung tâm thị trấn Cái Rồng (Vân Đồn) khoảng 20km về phía Đông và cách Vịnh Hạ Long khoảng 60km về phía Đông Bắc, hội tụ đủ 3 hệ sinh thái cơ bản, đó là rừng trên cạn, đất ngập nước và biển với diện tích đủ lớn cho các khu, hệ động thực vật rừng – biển sinh sôi và phát triển. VQG Bái Tử Long bao gồm 40 hòn đảo lớn nhỏ và núi đất xen kẽ các đảo núi đá, có tổng diện tích 15.783ha, trong đó có diện tích rừng, đất rừng là 6.125ha và 9.650ha diện tích mặt nước biển, vụng áng, bãi triều ngập nước. Trong đó khu bảo tồn thiên nhiên Ba Mùn (xã Minh Châu) là vùng lõi của vườn quốc gia. Những cánh rừng của Vườn thuộc hệ sinh thái rừng nhiệt đới với gần 500 loài thực vật thuộc 117 họ. Đây cũng là nơi cư trú của hơn 200 loài động vật. Phần biển thuộc phạm vi Vườn lại càng phong phú, đa dạng hơn với 381 loài động vật biển. Vườn có các hệ sinh thái (HST ) rất đa dạng: HST rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới trên núi đá vôi, HST rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới trên núi đất, HST rừng ngập mặn, HST thảm cỏ biển, HST rạn san hô, HST thung áng trong núi đá vôi. Theo thống kê (2008 ), tổng số loài quý hiếm của Vườn đã lên đến 102 loài, trong đó có 72 loài động vật và 30 loài thực vật được ghi vào trong Sách đỏ Việt Nam(2007 ).Tiêu biểu về thực vật có lát hoa, gội nếp, trai lý, lá khôi; về động vật có bồ câu nâu, khỉ vàng, báo lửa, nai, rái cá, rùa hộp ba gạch, tắc kè, kỳ đà hoa, trăn đất, rắn hổ mang, rắn hổ mang chúa. Động vật biển có cá heo trắng Trung Hoa, cá Ông Chuông, tu hài, trai ngọc, bào ngư, sá sùng và đặc biệt là 2 loài rùa biển (vích và đồi mồi). VQG Bái Tử Long còn có hệ sinh thái đất ngập nước với diện tích 1.000 ha, bao gồm rừng ngập mặn, bãi triều cát, bãi triều đá và thảm cỏ biển là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài hải sản, đồng thời là nơi cư trú, bãi đẻ của các loài tôm cá...và cũng là nơi kiếm ăn của nhiều loại động vật, kể cả các loài chim di cư và 5 nhiều loài côn trùng khác. Hệ sinh thái rừng ngập mặn nơi đây có cảnh quan hấp dẫn, đặc sắc, đa dạng sinh học: vụng Cái Quýt, vụng Lỗ Hố, vụng Soi Nhụ, vụng Ổ Lợn, thung áng Cái Đé, thung áng Cái Lim. Riêng thảm cỏ biển phân bố trên diện tích 10ha rải rác tại các khu vực có đáy dạng bùn cát như Chương Di, sông Mang, vụng Lỗ Hố, vụng Cái Đé, vụng Trà Thần. Hệ sinh thái bãi triều cát và bãi triều đá là nơi sinh sống của các loài sinh vật biển, mà nổi bật nhất là ngành nhuyễn thể. Dù san hô ở Bái Tử Long chỉ chiếm diện tích nhỏ, là những rạn diềm chân đảo song vẫn giữ nguyên vai trò một hệ sinh thái chủ đạo, có vai trò rất quan trọng đối với các nguồn lợi thủy sản nói chung. Vì đây chính là nơi cư trú, đẻ trứng, ẩn náu, kiếm mồi cho nhiều loài hải sản. Hệ sinh thái rạn san hô còn có năng suất sinh học cao, là nguồn sản sinh ra các chất hữu cơ, cung cấp thức ăn không chỉ cho chính nó, cho các sinh vật sống trong rạn mà còn có ý nghĩa cho toàn vùng biển này, bởi là nơi lưu trữ nguồn gen cho rất nhiều loài hải sản. Cấu tạo địa chất cổ nhất trong VQG Bái Tử Long là các đá cuội kết, sạn kết, cát kết dạng quaczit, bột kết, đá phiến sét, đá phiến silic, sét vôi, đá vôi màu nâu đỏ, xám nâu tạo nên các đảo đá Sậu Đông, Sậu Nam, phần Đông Nam đảo Ba Mùn. Tiếp theo là các đá cát kết thạch anh, cát kết dạng quaczit, bột kết, phiến sét, phiến silic và sét vôi tạo nên Hòn Chín, Đông Ma, Trà Ngọ Nhỏ, phần Tây Bắc đảo Trà Ngọ Lớn, Hòn Vành, phần Tây Bắc đảo Ba Mùn và Hòn Lỗ Hố. Đá vôi phân lớp màu xám sẫm xen đá silic vôi và sét vôi tạo nên phần Đông Nam đảo Trà Ngọ Lớn và các đảo nhỏ khác phân bố rải rác trong phạm vi VQG. Cấu tạo địa chất này tạo thành các đảo đất nằm xen kẽ với các đảo đá vôi. Nhiều đảo đá vôi có hình thù đa dạng, trông giống con công hay thiên nga đang bơi lội hoặc một con ngựa đá khổng lồ... Cùng với đó là những lạch biển trong xanh chạy dài; những bãi cát vàng với vẻ đẹp tinh khôi, ẩn mình tĩnh lặng dưới chân các đảo nhỏ… Đặc biệt, khi thủy triều xuống thấp, những ngấn đá hằn sâu dưới chân đảo - biểu hiện của các vận động địa chất – cũng là một cảnh đẹp có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với du khách khi đến thăm VQG Bái Tử Long. 6 Tại VQG còn có những dãy núi đá vôi vây quanh những thung lũng rộng lớn tạo thành những thung áng tạo ra môi trường sống phong phú của nhiều loại động thực vật khác nhau. Thung áng Hang Dơi là một ví dụ. Nằm ở khu vực Cái Lim, thuộc đảo Trà Ngọ Lớn, đây là khu rừng ngập mặn rộng khoảng 10 ha. Nét đặc trưng của thung áng Hang Dơi là địa hình không trực tiếp tiếp xúc với nước biển. Nước biển chảy qua những hang ngầm hay những khe hốc đá, cộng với nước ngọt chảy trên sườn núi xuống tạo ra sự đa dạng của các loài động thực vật. Nằm trong quần thể VQG Bái Tử Long có xã Minh Châu, nơi sở hữu bãi biển tự nhiên cát trắng mịn dài khoảng 2 km, được đánh giá là bãi biển đẹp nhất Vịnh Bắc Bộ. Phía trên bãi biển là khu rừng trâm nguyên sinh trải dài trên diện tích 14 ha có niên đại khoảng 300 năm rất phù hợp với phát triển du lịch sinh thái. 2. Vai trò và sự tham gia của ngành công nghiệp du lịch và người dân địa phương trong phát triển kinh doanh du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bái Tử Long. 2.1. Vai trò và sự tham gia của ngành công nghiệp du lịch:  Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ( Bộ VHTTDL) Có thể nói, đối với vườn quốc gia Bái Tử Long, Bộ VHTTDL đã đưa ra một số chính sách và đề án phát triển chung cho ngành du lịch nhưng cũng có tác động nhất định đến VQG Bái Tử Long. Đó là quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (22/1/2013). Trong đó Bộ VHTTDL đã chủ trì xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các vùng du lịch, các khu du lịch quốc gia và các điểm du lịch quốc gia tổ chức sơ kết, tổng kết và điều chỉnh (nếu cần thiết) việc thực hiện quy hoạch. Quảng Ninh - Hải Phòng nằm trong cụm du lịch trọng điểm đồng bằng sông Hồng và duyên hải đông bắc, gắn với cảnh quan biển đảo đặc biệt là Hạ Long - Cát Bà, Vân Đồn trong đó có Bái Tử Long, Đồ Sơn. Bên cạnh đó, Tổng cục Du lịch trình Bộ VHTTDL Đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển đến năm 2020”, trong đó đề xuất một số đề án cụ thể phát triển 7 các khu vực trọng điểm du lịch biển, trước hết là khu vực Hạ Long - Bái Tử Long Cát Bà - Đồ Sơn... Bốn khu vực kế tiếp, lần lượt là Lăng Cô - Sơn Trà - Hội An, Nha Trang - Cam Ranh, Phan Thiết - Mũi Né và đảo ngọc Phú Quốc. Tiếp theo, cũng có thể kể đến Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013 – 2020. Theo Chương trình, Bộ sẽ hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch, trong đó hỗ trợ xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp thị trường mục tiêu của du lịch Việt Nam trên cơ sở khai thác thế mạnh về tài nguyên du lịch, khai thác đặc trưng du lịch của 7 vùng du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ cũng hỗ trợ lập đề án khai thác hợp lý tài nguyên du lịch, phát triển một số khu, điểm du lịch quốc gia theo định hướng phát triển bền vững. Đó cũng chính là điều mà VQG Bái Tử Long đang rất cần để phát triển du lịch sinh thái. Về xã hội, trước những khó khăn về kinh tế và diễn biến phức tạp trong hoạt động du lịch thời gian gần đây, ngày 13/5, Bộ VHTTDL đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị quan tâm chỉ đạo và nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc đảm bảo môi trường, văn minh du lịch, an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các khu, điểm du lịch. Văn bản có nêu rõ tập trung thực hiện nội dung “Nâng cao vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc đảm bảo môi trường, văn minh lịch sử, an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các khu, điểm du lịch” .Tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp liên ngành để kiểm tra, phát hiện và xử lý triệt để những hành vi cướp giật tài sản, lừa đảo, gian lận, tăng giá, chặt chém, đeo bám, ép khách du lịch… Thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận, giải quyết và phản hồi thông tin kịp thời, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân nhằm xây dựng phong cách ứng xử văn minh, lịch sự, vệ sinh môi trường để phát triển du lịch. Khen thưởng, động viên các tổ chức, cá nhân có những đóng góp tích cực và hiệu quả trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn, giữ vệ sinh môi trường du lịch trên địa bàn. Những vấn đề trên không chỉ tại mỗi VQG Bái Tử Long mà tất cả những nơi khác đều là những vấn đề cấp thiết. Một sự tác động khác đó là “Chiến lược du lịch quốc gia” được Bộ VHTTDL xây dựng. Theo đó cần phát huy hơn nữa lợi thế cạnh tranh trong du lịch của Việt 8 Nam, đó là có bờ biển dài, hệ thống hang động, biển đảo phong phú, tài nguyên du lịch sinh thái có giá tri. Trong chiến lược phát triển du lịch cần thể hiện rất rõ quan điểm chấm dứt tình trạng xung đột giữa thiên nhiên, văn hóa với du lịch, đặc biệt trong du lịch sinh thái. Như vậy, du lịch sinh thái tại VQG Bái Tử Long cũng có thể có những thuận lợi nhất định nhờ chiến lược này.  Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh * Góp phần xây dựng và từng bước mở rộng, nâng cấp các tuyến du lịch đến với Vườn Quốc gia Bái Tử Long - Tuyến tham quan, tìm hiểu văn hóa – lịch sử: Cái Rồng - Quan Lạn –Minh Châu - Soi Nhụ - Cái Rồng - Tuyến dã ngoại thiên nhiên – thám hiểm : Tuyến Cái Rồng – Vụng Trà Thần – Trạm Kiểm lâm Cái Lim – Áng Cái Lim – hang luồn Cái Đé – Cái Rồng. - Tuyến tham quan, nghỉ dưỡng: Cái Rồng - Cảng Minh Châu – Rừng Trâm Bãi san hô Đầu Cào - Bãi Rùa đẻ - Quan Lạn - Soi Nhụ - Cái Rồng. * Đề xuất, đóng góp ý kiến cho việc phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại Vườn Quốc gia Thứ nhất, đó là chuyên môn hóa trong việc tổ chức các hoạt động du lịch cộng đồng để hạn chế thực trạng kinh doanh không lành mạnh giữa các hộ kinh doanh, tránh tình trạng tranh giành khách du lịch trong vùng. Thứ hai, cần đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Theo đó, Sở đưa ra một vài biện pháp như sau: - Phục hồi và tái hiện lối sống sông nước và phong tục tập quán của ngư dân, biến nó thành những sản phẩm mà khách du lịch có thể tham gia. Hoạt động này có thể kéo dài thời gian nghỉ của khách nên không chỉ có lợi cho cộng đồng mà cho cả các đơn vị đầu tư du lịch trên địa bàn. - Triển khai một số tour du lịch như câu mực, câu cá đêm và các kinh nghiệm đi biển, bắt sá sùng, làm sứa… * Phối hợp đa ngành trong việc thực hiện các cam kết về bảo tồn, bảo vệ tính đa dạng sinh học tại VQG Bái Tử Long 2.2. Vai trò và sự tham gia của người dân địa phương 9  UBND huyện Vân Đồn Trong các ngày 16 đến 18/3, tại Vườn quốc gia Bái Tử Long (Vân Đồn), UBND huyện Vân Đồn kết hợp với các đơn vị: Hiệp hội các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, Trung tâm vườn quốc gia trực thuộc Hội khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Vườn quốc gia Bái Tử Long đã tổ chức Hội thảo xúc tiến du lịch sinh thái Bái Tử Long…Tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Trọng Minh, Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn cho biết: Hiện nay để đẩy mạnh du lịch, Vân Đồn hạn chế cấp thêm giấy phép cho các hộ nuôi cá lồng bè, nuôi ốc vì đây là những nghề gây ảnh hưởng đến môi trường, không khuyến khích việc đầu tư ồ ạt, xây dựng đô thị trên các đảo, không cấp giấy phép cho các dự án hạ tầng mà chỉ cấp giấy phép cho các nhà đầu tư, đơn vị thực sự có năng lực phát triển du lịch. Huyện cũng sẽ đề nghị tỉnh về việc mở 1 tuyến đường dài 49 km ở các đảo chỉ dùng cho xe điện du lịch, xe đạp chạy quanh đảo. Huyện sẽ có quy chế phối hợp với các xã thường xuyên tuyên truyền đến nhân dân và các trường học về việc giữ gìn môi trường sinh thái. Hội thảo đi đến thống nhất việc phát triển du lịch ở vườn quốc gia Bái Tử Long cần giữ vững môi trường sinh thái, tránh bê tông hoá, có như thế việc phát triển du lịch Vân Đồn mới được bền vững và lâu dài Bên cạnh đó, những năm qua, UBND huyện Vân Đồn đã từng bước cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng như đường bộ, bến cảng, điện lưới đã được nâng cấp, mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch của vùng nói chung và VQG Bái Tử Long nói riêng (TLTK: Chương trình Phát triển du lịch Vân Đồn giai đoạn 2013 – 2015 (UBND huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh))  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long Cùng với các cơ quan quản lý du lịch của nhà nước cũng như địa phương, Ban quản lý VQG Bái Tử Long cũng có vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia. Ban quản lý VQG Bái Tử Long là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng về quản lý, bảo tồn và phục hồi các nguồn tài nguyên thiên nhiên về rừng, biển, phát triển và bảo vệ hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, giáo dục 10 môi trường kết hợp với các dịch vụ du lịch sinh thái theo quy định của Chính phủ trong phạm vi ranh giới của Vườn quốc gia. Việc thành lập và vận hành cơ quan bảo tồn thiên nhiên là một công việc mới mẻ đối với các cấp chính quyền và cộng đồng ở các nước có điều kiện kinh tế đang phát triển. Ban quản lý VQG đã chủ động triển khai một số công việc nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức đối với công tác bảo tồn, bằng các hoạt động cụ thể. Trong những năm qua Ban quản lý VQG Bái Tử Long đã có nhiều hoạt động như bảo vệ nguyên hiện trạng hệ sinh thái rừng, nâng cao tính đa dạng của hệ sinh thái bằng cách làm giàu rừng, trồng bổ sung một số loài cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng nhằm mục đích nâng cao tính đa dạng sinh học khu hệ thực vật rừng cho VQG. Nét đổi mới trong năm 2012 trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học được Ban quản lý VQG Bái Tử Long áp dụng phương thức bảo tồn chuyển vị đối với một số loài cây quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao, các hoạt động tập trung vào sưu tập và xây dựng mô hình vườn thực vật bảo tồn nguồn gen trên diện tích 800 m2 tại khu vực trụ sở Ban quản lý VQG, tại đây sẽ lưu giữ các loài thực vật rừng tiêu biểu của Bái Tử Long đã được khảo sát, sưu tập và di thực trên các tuyến đảo thuộc ranh giới Ban quản lý VQG về giâm – trồng như: Thông tre, sộp, kim giao núi đất, trâm đỏ, táu mặt quỷ… phục vụ cho nghiên cứu bảo tồn và phát triển những loài cây này. 3. Các biện pháp để thúc đẩy sự đóng góp của các cơ quan và người dân địa phương để phát triển du lịch sinh thái trong Vườn quốc gia Bái Tử Long 3.1. Đối với ngành, cơ quan quản lý du lịch:  Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Bộ văn hóa thể thao và du lịch là cấp cao nhất có trách nhiệm phê duyệt và kí kết các văn bản, các dự án của các cấp đề lên. Các giải pháp như: Thứ nhất, tìm hiểu, khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ở VQG Bái Tử Long, phát triển du lịch sinh thái đòi hỏi phải có sự chỉ đạo, phối kết hợp đồng bộ của 3 11 bộ phận chủ yếu: chủ trương đường lối chính sách của Nhà nước, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp và sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương. Thứ hai, tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của người dân địa phương tỉnh Quảng Ninh về tầm quan trọng của phát triển du lịch sinh thái trong sự phát triển du lịch bền vững. Thứ ba, làm tốt công tác quy hoạch, phân vùng phát triển du lịch sinh thái ở những điểm phương có tiềm năng về du lịch sinh thái. Có thể phối kết hợp giữa các địa phương với nhau để hình thành quy hoạch du lịch sinh thái theo không gian, tuyến và điểm du lịch sinh thái. Thứ tư, trên cơ sở quy hoạch phát triển du lịch sinh thái, địa phương cần sớm có kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các cơ sở lưu trú du lịch. Kêu gọi đầu tư từ nguồn vốn trong dân, từ các nhà đầu tư trong và ngoài ngoài nước để làm tốt công tác này. Thứ năm, tăng cường công tác tổ chức quản lý nhà nước và chính quyền địa phương đối với khu vườn quốc gia Thứ sáu, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu cho phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế hiện nay. Thứ bảy, cần mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái nhằm đáp ứng nhu cầu du khách trong và ngoài nước. Phát triển du lịch sinh thái đất nước nói chung và ở VQG Bái Tử Long nói riêng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh Du lịch Việt Nam.  Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh Ða dạng hóa sản phẩm du lịch là nhằm gia tăng sức hấp dẫn của điểm đến du lịch, thúc đẩy lượng khách đến. Việc liên kết là giải pháp hữu hiệu góp phần bổ 12 sung, đa dạng hóa, tạo ra sức hấp dẫn chung cho các sản phẩm du lịch của địa phương. Với tiềm năng du lịch của Hải Phòng và Quảng Ninh, thực hiện liên kết tốt sẽ bổ trợ cho nhau, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch lôi cuốn và mang lại những kết quả khả quan cho hoạt động du lịch. Hải Phòng có nhiều tài nguyên du lịch thích hợp phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, du lịch văn hóa và có thế mạnh phát triển du lịch đô thị. Còn đối với Quảng Ninh, có thể tổ chức khai thác nhiều loại hình du lịch ngoài khu vực vịnh Hạ Long như mở rộng khai thác các cụm du lịch còn khá nguyên sơ ở các đảo trong vịnh Bái Tử Long, đặc biệt là DLST ở VQG Bái Tử Long. Phối hợp với các ngành có liên quan: Xây dựng dự án phát triển du lịch sinh thái trong Vườn quốc gia sau đó trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện dự án trên nguyên tắc không làm ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và tài nguyên rừng, biển không làm thay đổi cảnh quanthiên nhiên và môi trường của VQG; tạo nguồn thu để đầu tư cho công tác quản lý,bảo vệ rừng, biển và phát triển VQG. 3.2. Đối với cơ quan quản lý du lịch tại địa phương:  UBND huyện Vân Đồn Dựa trên tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tại VQG Bái Tử Long, UBND huyện Vân Đồn cần phối hợp với Ban Quản lý VQG Bái Tử Long và với các cơ quan nghiên cứu thực hiện quy hoạch tổng thể và chi tiết phát triển du lịch sinh thái tại VQG Bái Tử Long để làm cơ sở cho việc phát triển các loại hình du lịch. Mở thêm các tuyến, điểm ngủ đêm trên vịnh Bái Tử long và vùng ven biển huyện Vân Đồn nhằm mở rộng phạm vi du lịch là một trong những giải pháp thực hiện định hướng phát triển du lịch sinh thái. Mặt khác, cần tiến hành các hoạt động khảo sát cả về tài nguyên và cơ sở vật chất kỹ thuật để xây dựng sản phẩm du lịch. Theo đó, cần ưu tiên kết hợp với các doanh nghiệp du lịch thân thiện với môi trường để tổ chức các hoạt động du lịch tại Vườn như xem rùa, ngắm san hô, trekking xuyên rừng, đạp xe, tìm hiểu các hệ sinh thái, cắm trại. Đào tạo nguồn nhân lực cả về nghiệp vụ và kiến thức về du lịch sinh thái. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nhằm loại bỏ các hoạt động khai thác và chế biến quá mức các loài 13 hải sản, đánh mìn bắt cá, hủy diệt san hô. Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng địa phương, nâng cao nhận thúc bảo vệ tài nguyên và môi trường thông qua các cuộc thi tìm hiểu thiên nhiên và môi trường ở các trường học trên địa bàn huyện Vân Đồn… Trong quá trình kêu gọi đầu tư chính quyền địa phương cần xây dựng quy chế bắt buộc các nhà đầu tư cam kết bảo vệ môi trường sinh thái, tổ chức cho các hộ dân ký cam kết quy định trong quy chế phát triển du lịch sinh thái cộng đồng… nhằm khai thác có hiệu quả và bền vững tiềm năng du lịch vườn quốc gia Bái Tử Long.  Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long Ban quản lí VQG Bái Tử Long thực hiện những giải pháp sau để bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên quý giá của VQG Bái Tử Long, tạo điều kiện để tăng cường du lịch sinh thái. 1. Tổ chức quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của VQG bao gồm: Thực hiện các biện pháp nhằm phát triển bền vững các nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên đất, tài nguyên nước và các tài nguyên thiên nhiên khác; thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại, phá hoại rừng, biển và môi trường gây thiệt hại đến Vườn quốc gia. 2. Khôi phục và bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng, biển bảo tồn tính đa dạng sinh học của VQG; bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử - văn hoá trong quần thể Vịnh Bái Tử Long. 3. Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong việc: quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng, tài nguyên biển lập dự án đầu tư phát triển sản xuất và cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn vùng đệm để ổn định cuộc sống cho cộng đồng dân cư, đồng thời thiết lập quy chế trách nhiệm của cộng đồng dân cư và từng hộ gia đình trong việc bảo vệ, bảo tồn VQG; tổ chức cho cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, sử dụng hợp lý lâm sản và tài nguyên tự nhiên, các dịnh vụ du lịch sinh thái, góp phần nâng cao thu nhập, gắn sinh kế của người dân với các hoạt động của VQG. 14 4. Tổ chức nghiên cứu khoa học khu hệ thực vật rừng, khu hệ thực vật biển, khu hệ động vật rừng, khu hệ động vật biển (nhất là các loài động, thực vật quý hiếm) nhằm bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật của VQG theo đúng các quy định về nghiên cứu khoa học trong các khu rừng đặc dụng. 5. Nghiên cứu xây dựng các mô hình lâm nghiệp trang trại, mô hình khuyến ngư nuôi trồng thuỷ sản...ở vùng đệm, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật cho nhân dân thực hiện. 6. Lựa chọn các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước hợp tác, tài trợ, đầu tư xây dựng, nghiên cứu khoa học tại Vườn quốc gia theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Thuỷ sản. 7. Phối hợp với các ngành có liên quan: Xây dựng dự án phát triển du lịch sinh thái trong Vườn quốc gia trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện dự án trên nguyên tắc không làm ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và tài nguyên rừng, biển không làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên và môi trường của Vườn quốc gia; tạo nguồn thu để đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, biển và phát triển Vườn quốc gia. 8. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật bảo vệ rừng, biển, môi trường, cảnh quan thiên nhiên cho cộng đồng dân cư đang sinh sống trong Vườn quốc gia và vùng đệm. 15 Tổng số từ trong phần nội dung của bài làm : 4816 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan