Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Vốn xã hội và sức khoẻ của lao động di cư đến thành phố hồ chí minh...

Tài liệu Vốn xã hội và sức khoẻ của lao động di cư đến thành phố hồ chí minh

.PDF
261
227
142

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN LÊ HOÀNG THUỴ TỐ QUYÊN VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LÊ HOÀNG THUỴ TỐ QUYÊN VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kinh tế - Phát triển Mã số: 62310105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1.PGS.TS. NGUYỄN HỮU DŨNG 2.PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHÚC TP. HỒ CHÍ MINH -2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của bản thân, các số liệu và nội dung trong nghiên cứu là trung thực. Kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào trước đây. Tác giả Nguyễn Lê Hoàng Thuỵ Tố Quyên ii TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN ÁN Vốn xã hội được các nhà nghiên cứu xem là nguồn lực giúp cải thiện sức khoẻ của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với những đối tượng dễ bị tổn thương như người lao động di cư. Mặc dù lý thuyết đã đề cập đến tiềm năng của nguồn lực vốn xã hội trong việc cải thiện sức khoẻ nhưng các nghiên cứu thực tiễn về vốn xã hội và sức khoẻ thường chỉ tập trung vào một khía cạnh của vốn xã hội và sức khoẻ, trong khi đây là các biến đa chiều và phụ thuộc vào bối cảnh. Vì vậy, các kết quả nghiên cứu thực tiễn thường khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Bằng việc thực hiện nghiên cứu hai giai đoạn, kết hợp ba phương pháp: Delphi, AHP và PLS-SEM, luận án này tìm hiểu vốn xã hội và sức khoẻ của lao động di cư đến TP.HCM thông qua việc khám phá các kiểu vốn xã hội đang tồn tại trong thực tế nơi người lao động di cư đến TP.HCM, xác định thứ bậc quan trọng của từng thành phần cấu thành nên vốn xã hội, từ đó xây dựng mô hình đo lường biến này trong bối cảnh Việt Nam. Bên cạnh đó, sức khoẻ của người lao động di cư trong luận án được xem xét đồng thời ở các phương diện: thể chất, tinh thần và xã hội bằng cách đo lường 08 khía cạnh: chức năng thể chất (PF), hạn chế do sức khoẻ thể chất (RP), hạn chế do dễ xúc động (RE), hoạt động xã hội (SF), đau cơ thể (BP), sức khoẻ tinh thần (MH), sinh lực (VT) và sức khoẻ chung (GH). Trên cơ sở đó, vai trò của từng loại vốn xã hội đối với các khía cạnh sức khoẻ khác nhau của người lao động được phân tích. Kỹ thuật Delphi đã cung cấp kết quả về thang đo và biến quan sát của từng thang đo vốn xã hội trong bối cảnh Việt Nam thông qua việc phân tích dữ liệu phỏng vấn sâu 12 chuyên gia. Phương pháp AHP đã cho thấy vốn xã hội của người lao động di cư đến TP.HCM được nhìn nhận ở 2 khía cạnh là mạng lưới (0,502) và lòng tin (0,497) với trọng số gần ngang bằng nhau. Ngoài ra, việc phân loại vốn xã hội theo chức năng trong luận án cho thấy ở góc độ cấu trúc, mạng lưới gắn bó (0,688) giữ vai trò quan trọng nhất, tiếp đến là mạng lưới bắc cầu (0,244). Trong bối cảnh Việt Nam, vai trò của mạng lưới bắc cầu-kết nối (0,093) và mạng lưới gắn bó-kết nối (0,049) khá khiêm tốn, chiếm vị trí thứ 3 và thứ 4 sau mạng lưới gắn bó và bắc cầu. Đối với góc độ tri nhận, lòng tin cụ thể có vai trò quan trọng hơn lòng tin tổng quát mặc dù sự chênh lệch về trọng số không đáng kể iii (0,523 so với 0,476). Luận án cũng cho thấy vai trò của vốn xã hội đối với sức khoẻ của lao động di cư đến TP.HCM thông qua việc ước lượng mô hình PLS-SEM bằng cách sử dụng bộ dữ liệu sơ cấp với 400 quan sát, được khảo sát trong vòng 5 tháng, từ tháng 9/2015 -1/2016 tại TP.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy: mạng lưới bắc cầu - kết nối giúp cải thiện khía cạnh GH của sức khoẻ. Bên cạnh tác động trực tiếp, mạng lưới này còn giúp tăng cường vốn con người, từ đó tác động đến thói quen ăn uống lành mạnh và cải thiện khía cạnh MH của sức khoẻ. Bên cạnh đó, lòng tin tổng quát giúp cải thiện sức khoẻ ở các khía cạnh GH, PF, VT và SF. Tương tự, mạng lưới bắc cầu giúp tăng cường sức khoẻ ở các khía cạnh GH, PF và SF. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy lòng tin cụ thể có tác động âm, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, đối với các khía cạnh PF, SF và BP của sức khoẻ. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu đã cung cấp bức tranh toàn diện về vai trò: trực tiếp, gián tiếp và trung gian của vốn xã hội đối với sức khoẻ của người lao động di cư đến TP.HCM. Việc sử dụng chỉ số tổng hợp trong mô hình kiểm định đã góp phần giải quyết vấn đề mâu thuẫn trong kết quả của các nghiên cứu trước đây do chỉ tìm hiểu một hay vài khía cạnh riêng lẻ của vốn xã hội và sức khoẻ. Thông qua kết quả luận án, chỉ số tổng hợp đo lường vốn xã hội trong bối cảnh Việt Nam đã được xây dựng bằng cách tập trung vào những thành phần quan trọng cấu thành nên biến này. Đây là cơ sở cho các nghiên cứu vi mô về vai trò của vốn xã hội ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vai trò nguồn lực vốn xã hội của cá nhân, phân tích các kênh mà vốn xã hội có thể tác động đến sức khoẻ của mỗi cá nhân, từ đó góp phần vào chiến lược sử dụng vốn xã hội để cải thiện sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng, đồng thời mở ra hướng nghiên cứu mới về vai trò của các yếu tố xã hội trong sự khác biệt về sức khoẻ. Đây là cơ sở khoa học để người lao động di cư có chiến lược tận dụng nguồn lực này trong việc cải thiện sức khoẻ bản thân. Đối với các nhà làm chính sách, những phát hiện về thứ bậc quan trọng của các chỉ báo vốn xã hội và vai trò của từng loại vốn xã hội là cơ sở cho việc thiết kế và tạo ra môi trường sống chuẩn mực nhằm phát huy tối đa lợi ích của vốn xã hội, đạt đến đích cuối cùng là nâng cao sức khỏe cộng đồng, sớm đạt được mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc iv MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA...........................................................................................0 LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN ÁN................................................................ii MỤC LỤC........................................................................................................iv DANH MỤC BẢNG.......................................................................................vii DANH MỤC HÌNH.........................................................................................ix DANH MỤC CÁC HỘP..................................................................................x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................xi 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..............................................................................1 1.1 BỐI CẢNH CHỌN ĐỀ TÀI .........................................................................1 1.1.1 Bối cảnh thực tiễn .....................................................................................1 1.1.2 Bối cảnh lý thuyết .....................................................................................6 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................12 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..........................................................................12 1.4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ..................................................................13 1.5 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................13 1.5.1 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................13 1.5.2 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................14 1.5.3 Khách thể nghiên cứu .............................................................................14 1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................14 1.6.1 Kỹ thuật Delphi và Mô hình AHP (Analytic Hierarchy Process) ..........15 1.6.2 Mô hình PLS-SEM (Partial Least Square – Structural Equation Model) 15 1.7 ĐIỂM MỚI VÀ Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU ......................................17 1.7.1 Điểm mới của nghiên cứu .......................................................................17 1.7.2 Ý nghĩa khoa học ....................................................................................18 1.7.3 Ý nghĩa thực tiễn .....................................................................................18 1.8 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN..........................................................................19 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ ĐẾN TP.HCM ...................................................................................................................21 2.1 GIỚI THIỆU ...............................................................................................21 2.2 CÁC ĐỊNH NGHĨA ...................................................................................21 2.2.1 Lao động di cư ........................................................................................21 2.2.2 Sức khỏe ..................................................................................................23 2.2.3 Vốn xã hội ...............................................................................................29 v CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUAN HỆ GIỮA VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ 68 2.3.1 Lý thuyết về mối quan hệ giữa vốn xã hội và sức khỏe ..........................68 2.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa vốn xã hội và sức khỏe của người di cư. .................................................................................................85 2.3.3 Mô hình nghiên cứu và các biến .............................................................95 2.4 TÓM TẮT...................................................................................................99 2.3 3 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................100 3.1 GIỚI THIỆU .............................................................................................100 3.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......................................................................100 3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................102 3.3.1 Phương pháp xây dựng thang đo vốn xã hội ........................................102 3.3.2 Phương pháp phân tích đường dẫn (path-analysis): Mô hình cấu trúc (SEM) 111 3.4 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................................119 3.4.1 Địa điểm khảo sát .................................................................................119 3.4.2 Phương pháp chọn mẫu, kích thước mẫu và khảo sát ..........................121 3.5 TÓM TẮT.................................................................................................123 4 CHƯƠNG 4: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DELPHI VÀ AHP ĐỂ XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG VỐN XÃ HỘI .................................................124 4.1 GIỚI THIỆU .............................................................................................124 4.2 KỸ THUẬT DELPHI ...............................................................................124 4.3 MÔ HÌNH AHP ........................................................................................133 4.4 TÓM TẮT.................................................................................................137 5 CHƯƠNG 5: VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................................................138 5.1 GIỚI THIỆU .............................................................................................138 5.2 MÔ TẢ DỮ LIỆU .....................................................................................138 5.3 MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG VÀ CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH.................145 5.4 CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH ....................................................................154 5.5 KẾT QUẢ MÔ HÌNH ...............................................................................155 5.5.1 Mô hình đo lường .................................................................................155 5.5.2 Mô hình cấu trúc ...................................................................................156 5.6 TÓM TẮT.................................................................................................164 6 CHƯƠNG 6: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ......166 6.1 GIỚI THIỆU .............................................................................................166 vi 6.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỪ LUẬN ÁN ..............................................166 6.2.1 Kết quả phương pháp Delphi và AHP ..................................................167 6.2.2 Kết quả phân tích thực nghiệm với kỹ thuật PLS-SEM ........................168 6.3 NHỮNG GỢI Ý CHÍNH SÁCH TỪ KẾT QUẢ LUẬN ÁN ....................169 6.3.1 Gia tăng sự kết nối các mối quan hệ xã hội/cộng đồng .......................170 6.3.2 Xây dựng môi trường cho sự phát triển các kết nối xã hội/cộng đồng 172 6.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN .....................................176 6.5 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ GỢI Ý NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 177 7 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ..................................179 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................181 9 PHỤ LỤC 1.....................................................................................................210 10 PHỤ LỤC 2: DÀN BÀI THẢO LUẬN CHUYÊN GIA .............................230 11 PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG...................237 vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1. Số người và tỷ suất di cư qua các giai đoạn ..........................................1 Bảng 1. 2. Tăng trưởng GDP và dân số tại TP.HCM giai đoạn 1986-2015 .........2 Bảng 1. 3. Tỉ suất nhập-xuất cư tại TP.HCM giai đoạn 2010-2015 ......................3 Bảng 1. 4. Sức khoẻ tự đánh giá của người di cư và không di cư .........................5 Bảng 2. 1: Tóm tắt lịch sử các định nghĩa sức khỏe .............................................24 Bảng 2. 2: Tổng hợp những thay đổi của bộ SF 36 phiên bản 2 so với bản gốc 27 Bảng 2. 3: Các khái niệm vốn xã hội tiêu biểu .....................................................35 Bảng 2. 4: Các cách tiếp cận trong định nghĩa vốn xã hội ..................................38 Bảng 2. 5: Các cấp độ của vốn xã hội ....................................................................42 Bảng 2. 6: Các lý thuyết về vốn xã hội ..................................................................46 Bảng 2. 7: Đặc trưng của các loại vốn xã hội ........................................................49 Bảng 2. 8: So sánh mô hình đại diện và mô hình cấu thành ...............................51 Bảng 2. 9:Tóm tắt các bộ tiêu chí đo lường vốn xã hội ........................................55 Bảng 2. 10: Tóm tắt các công cụ đo lường nguồn lực mạng lưới ........................58 Bảng 2. 11: Tóm tắt việc đo lường đặc điểm mạng lưới và lòng tin ...................60 Bảng 2. 12: Khung đo lường vốn xã hội ................................................................63 Bảng 2. 13: Tóm tắt ích lợi của vốn xã hội đối với sức khỏe ...............................71 Bảng 2. 14: Vốn xã hội tác động đến hành vi sức khỏe .......................................77 Bảng 2. 15: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm ................................................91 ̆ ̂ ̂ Bảng 3. 1: Bả ng xế p ha ̣ng các mưc đọ so sánh cạp trong thuạt toán AHP ......107 ́ Bảng 3. 2: Ví dụ ma trận so sánh cặp ..................................................................108 Bảng 3. 3: Chỉ số ngẫu nhiên ................................................................................110 Bảng 3. 4: Quy mô mẫu tối thiểu áp dụng cho mô hình PLS-SEM, sức mạnh thống kê 80% (Phụ lục 1) .....................................................................................112 Bảng 3. 5: Diện tích, dân số phân theo quận (huyện) ở TP. HCM ...................120 Bảng 3. 6: Phân bổ dân di cư tại các quận (huyện) trong TP. HCM ...............122 viii Bảng 3. 7: Danh sách 10 quận (huyện) thuộc TP.HCM có số dân di cư tập trung đông nhất................................................................................................................122 Bảng 4. 1: Tóm tắt thông tin mẫu khảo sát chuyên gia .....................................124 Bảng 4. 2:Thang đo tổng thể vốn xã hội ..............................................................125 Bảng 4. 3 Các thang đo tổng thể được sử dụng trong nghiên cứu ....................126 Bảng 4. 4 Biến quan sát của từng thang đo vốn xã hội ......................................128 Bảng 4. 5 Kết quả Delphi về tầm quan trọng của các biến đo lường vốn xã hội .................................................................................................................................131 Bảng 4. 6: Kết quả mô hình AHP ........................................................................133 Bảng 5. 1: Tóm tắt đặc điểm của mẫu nghiên cứu (N=400) ..............................140 Bảng 5. 2: Thống kê mô tả các khía cạnh của sức khoẻ ....................................147 Bảng 5. 3: Thống kê mô tả về thang đo mạng lưới gắn bó và lòng tin cụ thể..147 Bảng 5. 4:Tóm tắt thống kê mô tả về thang đo mạng lưới gắn bó -kết nối, mạng lưới bắc cầu, mạng lưới bắc cầu-kết nối. ............................................................149 Bảng 5. 5:Tóm tắt thống kê mô tả về thói quen ăn uống ...................................151 Bảng 5. 6:Tóm tắt thống kê mô tả về việc khám sức khoẻ ................................152 Bảng 5. 7:Tóm tắt thống kê mô tả về bảo hiểm sức khoẻ ..................................152 Bảng 5. 8: Các biến trong mô hình (Phụ lục 1) ..................................................154 Bảng 5. 9: Kết quả mô hình đo lường các biến tiềm ẩn với mức ý nghĩa 5% (Phụ lục 1) .......................................................................................................................156 Bảng 5. 10: Ma trận hệ số tải chéo (Phụ lục 1) ...................................................156 Bảng 5. 11: Kết quả đường dẫn mô hình cấu trúc, có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (Phụ lục 1) ..............................................................................................................156 Bảng 5. 12: Hệ số xác định R2 của các biến ngoại sinh (Phụ lục 1) ..................157 Bảng 5. 13: Giá trị redundancy trung bình của các biến ngoại sinh (Phụ lục 1) .................................................................................................................................157 Bảng 5. 14: Kiểm định đa cộng tuyến (Phụ lục 1) ..............................................159 ix DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1: Sơ đồ nghiên cứu ...................................................................................16 Hình 2. 1: Mô hình đo lường sức khoẻ 29 Hình 2. 2: Các khía cạnh của vốn xã hội ............................................................... 34 Hình 2. 3: Mạng lưới với 1 lỗ hổng cấu trúc ......................................................... 46 Hình 2. 4: Khung phân tích khái niệm vốn xã hội ............................................... 52 Hình 2. 5: Khung phân tích về cơ chế vốn xã hội tác động đến sức khỏe .......... 85 Hình 2. 6: Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 98 Hình 3. 1: Quy trình thực hiện thiết kế nghiên cứu 102 Hình 3. 2: Các bước thực hiện kỹ thuật Delphi .................................................. 105 Hình 3. 3: Mô hình đo lường đa bậc vốn xã hội ................................................. 106 Hình 3. 4: Các bước thực hiện phương pháp AHP ............................................ 110 Hình 3. 5: Mô hình cấu trúc ................................................................................. 115 Hình 3. 6: Các bước thực hiện kỹ thuật PLS-SEM............................................ 119 Hình 5. 1: Tỷ lệ tham gia mạng lưới của người lao động di cư ......................... 143 Hình 5. 2: Tỷ lệ tham gia vào mạng lưới xã hội chính thức của lao động di cư ................................................................................................................................. 143 Hình 5. 3: Tỷ lệ tham gia các tôn giáo của người lao động di cư ...................... 144 Hình 5. 4: Tỷ lệ tham gia mạng lưới cộng đồng và mạng lưới tổ chức xã hội khác của người lao động di cư ....................................................................................... 145 Hình 5. 5: Tác động trực tiếp của vốn xã hội đến sức khoẻ (mức ý nghĩa 5%) ................................................................................................................................. 158 Hình 5. 6: Tác động gián tiếp của vốn xã hội đến sức khoẻ (mức ý nghĩa 5%) ................................................................................................................................. 159 Hình 5. 7: Vai trò trung gian của vốn xã hội đối với sức khoẻ (mức ý nghĩa 5%) ................................................................................................................................. 159 Hình 5. 8: Tổng hợp vai trò của vốn xã hội đối với sức khoẻ (mức ý nghĩa 5%) ................................................................................................................................. 162 x DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 1. Mạng lưới quan hệ xã hội của người Việt Nam .................................... 135 Hộp 2. Lòng tin của người Việt Nam.................................................................. 136 Hộp 3. Mạng lưới xã hội đa dạng gắn liền với khả năng kháng bệnh hô hấp trên cao hơn ................................................................................................................... 163 Hộp 4. Giao tiếp xã hội là liều thuốc chữa căng thẳng ..................................... 170 Hộp 5. Quan tâm đến lợi ích từ việc kết nối thay vì loại mối quan hệ ............ 171 xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AHP Quy trình thứ bậc phân tích (Analytic Hierarchy Process) ASCAT Bộ dụng cụ đánh giá vốn xã hội (Adapted Social Capital Assessment Tool) BP Đau cơ thể (Bodily Pain) CB-SEM Mô hình phương trình cấu trúc dựa trên hiệp phương sai (Covariance Based - Structural Equation Model) CFA Phân tích nhân tố xác định (Confirmatory Factor Analysis) EFA Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GH Sức khoẻ chung (General Health) MH Sức khoẻ tinh thần (Mental Health) ML Mạng lưới LT Lòng tin OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development) PF Chức năng thể chất (Physical Function) PLS-SEM Mô hình cấu trúc bình phương từng phần bé nhất (Partial Least Square - Structural Equation Model) xii PSCS Bộ câu hỏi đo lường vốn xã hội cá nhân (Personal Social Capital Scale) RE Hạn chế do dễ xúc động (Emotional roles limitation) RP Hạn chế do sức khoẻ thể chất (Physical roles limitation) SASCAT Bộ dụng cụ đánh giá vốn xã hội phiên bản rút ngắn (Short Adapted Social Capital Assessment Tool) SEM Mô hình phương trình cấu trúc (Structural Equation Model) SF Hoạt động xã hội (Social Function) SF-36 Bộ khảo sát sức khoẻ rút gọn gồm 36 câu hỏi (36 item Short Form Health Survey) TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh VB-SEM Mô hình phương trình cấu trúc dựa trên phương sai (Variance Based - Structural Equation Model) VT Sinh lực (Vitality) WHO Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization) 1 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 BỐI CẢNH CHỌN ĐỀ TÀI 1.1.1 Bối cảnh thực tiễn Trong vòng 10 năm, từ 1999 đến 2009, tỉ lệ dân số nước ta đã tăng 11,3 % (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2011). Trong khi đó, chỉ trong vòng 5 năm, từ 2004 đến 2009, số người di cư nội địa đã tăng hơn 50%, với khoảng 7 triệu người di cư nội địa trong khoảng thời gian này, so với 4,5 triệu người trong giai đoạn 1994 – 1999. Bức tranh tổng quát về di cư theo vùng được thể hiện qua bảng 1.1 cho thấy xu hướng tăng giảm không ổn định. Giai đoạn 1994-1999 cường độ di cư là thấp nhất với 1.334 nghìn người, tỷ suất di cư là 19 người di cư/1000 dân. Giai đoạn 2004-2009 chứng kiến sự gia tăng mạnh, lên đến 2.361 nghìn người, tương ứng với tỷ suất di cư là 30 người/1000 dân, sau đó là sự giảm sút trong giai đoạn 2009-2014, còn 21 người di cư/1000 dân. Bảng 1. 1. Số người và tỷ suất di cư qua các giai đoạn Loại hình di cư Số người di cư Số người không di cư Tỷ suất di cư (Phần (Nghìn người) (Nghìn người) nghìn) 1994- 2004- 2009- 1994- 2004- 2009- 1994- 2004- 20091999 2009 2014 1999 2009 2014 1999 2009 2014 Di cư giữa 1.334 các vùng 2.361 1.776 67.817 76.150 81.507 19 30 21 Nguồn: Tổng cục thống kê (2015) Nguyên nhân giải thích cho xu hướng gia tăng di cư trong giai đoạn 20042009 là thời kỳ các khu công nghiệp, chế xuất được xây dựng ở nhiều nơi trên cả nước với nhịp độ cao. Những cơ sở sản xuất này cần lao động có tay nghề đến làm việc. Vì vậy, trong thời kỳ này người dân di chuyển ồ ạt tới các thành phố, đô thị tìm kiếm việc làm để mưu sinh. Đây cũng là hiện tượng thường gặp ở các nước đang phát triển. Trong khi đó, giai đoạn 2009-2014 là thời kỳ nền kinh tế thế giới gặp khủng hoảng, xuất phát từ thị trường bất động sản dưới chuẩn của Mỹ, và cuộc khủng hoảng 2 nợ công Châu Âu 2010-2011, làm ảnh hưởng đến kinh tế của các nước, trong đó có Việt Nam. Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 cho thấy khoảng 80% số người di cư chọn các thành phố miền Nam là địa điểm đến và phần lớn nơi ra đi của họ là những vùng có tỉ lệ dân nông thôn cao (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2011). Gần đây, kết quả cuộc điều tra di cư nội địa 2015 tiếp tục khẳng định xu hướng di cư đến những thành thị lớn của người dân. Tại TP.HCM, tỷ lệ di cư chiếm 20,7% trong nhóm dân số 15-59 tuổi (Tổng cục thống kê & Quỹ dân số Liên hợp quốc, 2016) TP.HCM là một trong những trung tâm kinh tế- hành chính quan trọng và phát triển nhất ở Việt Nam. Kinh tế TP.HCM luôn tăng trưởng với tốc độ cao hơn bình quân cả nước kể từ công cuộc Đổi Mới được khởi xướng năm 1986. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ 4,2% giai đoạn 1986 – 1990 tăng lên 12,6% trong giai đoạn 1991 – 1995. Những năm 1996 – 2000, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân có giảm so với giai đoạn trước nhưng vẫn nằm ở mức cao, 10,2%. Giai đoạn từ 2001 đến nay, tăng trưởng GDP của thành phố vẫn giữ vững ở mức khá cao, trung bình hơn 9,5%/năm. Đi kèm với tốc độ tăng trưởng kinh tế là tốc độ tăng trưởng dân số. Trong suốt giai đoạn gần 30 năm (1986 – 2015), tốc độ tăng trưởng dân số của TP.HCM luôn có xu hướng gia tăng mặc dù mức tăng không đều theo thời gian. (Xem bảng 1.2) Bảng 1. 2. Tăng trưởng GDP và dân số tại TP.HCM giai đoạn 1986-2015 Thời kỳ Tăng trưởng GDP bình quân (%) Tỉ lệ tăng dân số bình quân (%) 1986 - 1990 4.20 2.13 1991 - 1995 12.6 2.41 1996 - 2000 10.2 2.21 2001 - 2005 11 3.43 2006 - 2010 11.2 4.1 2011 - 2015 9.60 2.3 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê TP.HCM 3 Trong những năm gần đây, sự gia tăng dân số tại TP.HCM chủ yếu là do gia tăng cơ học. Tỷ suất nhập cư đến TP.HCM qua các năm luôn cao hơn tỷ suất xuất cư. Bảng 1.3 cho thấy tỉ suất di cư thuần tại TP.HCM giai đoạn 2010- 2015 luôn luôn dương Bảng 1. 3. Tỉ suất nhập-xuất cư tại TP.HCM giai đoạn 2010-2015 Tỷ lệ tăng dân Tỷ suất nhập Tỷ suất xuất Tỷ suất di cư số (%) cư (%o) cư (%o) thuần (%o) 2010 2,09 26,2 7,8 18,4 2012 2,16 14,8 7,2 7,6 2013 2,08 16,5 10,3 6,2 2014 2,07 16,9 11,4 5,5 2015 2,06 10,4 5,7 4,7 Nguồn: Tổng Cục thống kê (2017) Di cư là hiện tượng xã hội phổ biến và tất yếu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Các nghiên cứu về di cư đều đánh giá cao những đóng góp tích cực của di cư trong việc gia tăng cơ hội tiến thân cho bản thân và gia đình người di cư, từ đó góp phần giảm nghèo và phát triển, thúc đẩy quá trình đô thị hóa, giải quyết bài toán về quan hệ cung-cầu lao động và việc làm (Nguyễn Đình Long & Nguyễn Thị Minh Phượng, 2013). Nhìn chung, sự thành công của người di cư có tác động tích cực đến nền kinh tế nơi họ đến vì giá trị mà họ đóng góp cho xã hội lớn hơn giá trị mà xã hội phải chi cho họ. Riêng tại TP.HCM, lao động di cư đóng góp 30% GDP (Lê Văn Sơn, 2014). Tuy nhiên, di cư cũng là một trong những nguyên nhân gây nên việc biến động mạnh về dân số, môi trường và sinh thái, tạo áp lực cho sự phát triển bền vững. Di cư đem lại những tác động tiêu cực cho nơi người di cư chuyển đến như áp lực đối với an ninh, trật tự đô thị, quá tải về hạ tầng cơ sở và dịch vụ công cộng (Lê Bạch Dương & Nguyễn Thanh Liêm, 2011). Đối với nơi xuất cư, tình trạng mất cân đối cục bộ về lao động gây khó khăn cho kinh tế địa phương (Nguyễn Đình Long & Nguyễn Thị Minh Phượng, 2013). Bản thân cá nhân và hộ gia đình của người di cư cũng gặp phải 4 những phát sinh chi phí kinh tế và xã hội đáng kể do phải tách rời khỏi gia đình, quê hương và hoàn cảnh sống quen thuộc (Đặng Nguyên Anh & Nguyễn Thanh Liêm, 2006) và đối đầu với nhiều nguy cơ, đặc biệt là nguy cơ về sức khỏe, cả thể chất lẫn tinh thần (Le, 2013). Các nghiên cứu về di cư cho thấy di cư gắn liền với các vấn đề về sức khỏe như “căng thẳng” (stress), “trầm cảm” (depression), “sử dụng chất kích thích” (substance use), bệnh tim mạch, hành vi tình dục có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và việc lây nhiễm HIV (Chen & cộng sự, 2011). Zhang & cộng sự (2013) đã tiến hành lược khảo hệ thống và phân tích tổng hợp (meta-analysis) 54 nghiên cứu về việc lây nhiễm HIV ở Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy 53,4% bệnh nhân bị nhiễm HIV là người di cư và di cư nội địa đã góp phần đáng kể vào việc lan truyền HIV tại Trung Quốc. Tương tự, Setia & cộng sự (2011) đã phát hiện người người dân di cư luôn có sức khoẻ tự đánh giá kém hơn người dân tại địa phương, đặc biệt là những người xuất cư từ các nước có chỉ số phát triển thấp khi sử dụng mô hình logit với bộ dữ liệu khảo sát người di cư đến Canada trong giai đoạn 2001-2005. Nhìn chung, so với người dân tại địa phương, người di cư có sức khoẻ kém hơn mặc dù có bằng chứng cho thấy khi bắt đầu di cư, người di cư thường có sức khoẻ tốt do quá trình tự sàng lọc tích cực (Domnich & cộng sự, 2012). Cuộc điều tra về sức khoẻ tự đánh giá của người di cư Việt Nam được thực hiện vào năm 2015 là minh chứng cho điều này. Người di cư có xu hướng đánh giá sức khoẻ tốt hơn người không di cư. Số liệu tại Bảng 1.4 cho thấy tại thành thị, tỷ lệ người di cư tự đánh giá sức khoẻ ở mức "Khoẻ" trở lên là 38,5%, trong khi tỷ lệ này ở người không di cư chỉ ở mức 27,3%. Tại nông thôn, có 32,5% người di cư tự đánh giá sức khoẻ ở mức "Khoẻ" trở lên, cao hơn 8,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ người không di cư. Tại TP.HCM, số người di cư và không di cư đánh giá sức khoẻ từ "Khoẻ" trở lên chiếm tỷ lệ lần lượt là 32,6% và 24%. 5 Bảng 1. 4. Sức khoẻ tự đánh giá của người di cư và không di cư Đơn vị: % Tự đánh giá tình trạng sức khoẻ Tổng Rất Khoẻ khoẻ Bình Yếu Không Số yếu thường Rất biết lượng (người) Thành thị Không di cư 100 1,6 25,7 59,4 12,9 0,5 0,0 1.989 Di cư 100 3,5 35,0 56,3 5,0 0,1 0,0 337 Không di cư 100 2,4 21,7 58,3 16,5 1,2 0,0 1.011 Di cư 100 3,4 29,1 59,3 7,8 0,4 0,0 1.599 Không di cư 100 2,0 22,0 59,0 17,0 0,0 0,0 300 Di cư 100 2,8 29,8 57,0 10,0 0,4 0,0 500 Nông thôn TP.HCM Nguồn: Tổng Cục thống kê & Quỹ dân số Liên hợp quốc (2016). Theo Le (2013), mặc dù khi mới di cư, sức khỏe của người di cư được đánh giá là tốt hơn người không di cư. Tuy nhiên, sức khoẻ của họ suy giảm theo thời gian nhiều hơn so với người không di cư do họ phải đối đầu với nhiều yếu tố bất lợi cho sức khỏe tại nơi di cư đến như điều kiện sống và làm việc tồi tệ, không an toàn, không có bảo hiểm sức khỏe, thu nhập thấp và không thường xuyên, những thói quen làm tổn hại đến sức khỏe như hút thuốc, uống rượu, v.v. Ngoài ra, việc hạn chế trong tiếp cận dịch vụ y tế, thiếu kiến thức về sức khỏe cũng là nguyên nhân khiến sức khỏe của người di cư dễ bị tổn thương hơn (Lê Bạch Dương & Nguyễn Thanh Liêm, 2011). Nghiên cứu của Lê Bạch Dương & Khuất Thu Hồng (2008) cho thấy người di cư đến thành thị thường không được hưởng bất cứ cơ chế bảo trợ sức khoẻ nào. Hơn nữa, có rất ít chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được thiết kế riêng cho nhóm đối tượng này. 6 Đặc biệt, nghiên cứu về người di cư từ nông thôn đến thành thị cho thấy so với cư dân thành thị, người di cư gặp phải nhiều khó khăn về các vấn đề sức khỏe sinh lý, tâm lý, tình cảm, chức năng, kiến thức về sức khỏe tổng quát (Van Landingham, 2003; Lê Bạch Dương & Nguyễn Thanh Liêm, 2011). Hậu quả trước mắt của vấn đề này là năng suất lao động kém. Về lâu dài, đây là rào cản cho sự phát triển kinh tế của quốc gia (Schultz, 2005), là thách thức đối với mục tiêu đảm bảo sức khoẻ, một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã cam kết thực hiện. 1.1.2 Bối cảnh lý thuyết Từ năm 1897, Durkheim đã tìm thấy bằng chứng về vai trò của vốn xã hội đối với sức khỏe khi cho thấy sự hội nhập xã hội có tác dụng cải thiện tỷ lệ tự tử trong xã hội (Durkheim, 1897). Từ đó, vốn xã hội và sức khỏe ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng nghiên cứu, đặc biệt là trong hai thập niên gần đây (Harpham & cộng sự, 2002). Putnam (2000) cũng đã xác nhận rằng trong tất cả các lĩnh vực mà ông nghiên cứu, không có lĩnh vực nào mà vốn xã hội có vai trò quan trọng như đối với sức khỏe. Chính vì vậy, các công bố về chủ đề này đã gia tăng đáng kể, từ 2 nghiên cứu vào đầu những năm 1990 lên đến 140 vào cuối những năm 2000 và 618 vào năm 2012 (Song, 2013; Uphoff & cộng sự, 2013). Nhìn chung, các nghiên cứu thực tiễn đã chứng minh vốn xã hội có tác dụng tích cực đối với sức khỏe (Danso,2014; Stoyanova & Diaz-Serrano,2013; Kim & cộng sự, 2013; Rocco & Suhrcke, 2012; Zhao & cộng sự, 2010). Thứ nhất, vốn xã hội làm giảm tỷ lệ tử vong (Lochner & cộng sự, 2003), cải thiện sức khỏe tinh thần (Hamano & cộng sự, 2010, Takenoshita, 2015), giảm trầm cảm (Lin & cộng sự, 1999; Wu & cộng sự, 2016), cải thiện chứng mất trí nhớ (Fratiglioni & cộng sự, 2000), tăng mức hài lòng với cuộc sống (Helliwell, 2007), tác động tích cực đến sức khỏe tự đánh giá (Kim & cộng sự, 2013; Rocco & cộng sự, 2014), giúp hạn chế sự gia tăng các bệnh như: tim mạch, HIV (Williams & cộng sự, 1999).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan