Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vốn tự có và biện pháp gia tăng vốn tự có của các ngân hàng tmcp tại vn...

Tài liệu Vốn tự có và biện pháp gia tăng vốn tự có của các ngân hàng tmcp tại vn

.PDF
91
168
89

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------- NGUYỄN THỊ THU HUYỀN VỐN TỰ CÓ VÀ BIỆN PHÁP GIA TĂNG VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Năm 2010 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------- NGUYỄN THỊ THU HUYỀN VỐN TỰ CÓ VÀ BIỆN PHÁP GIA TĂNG VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM VĂN NĂNG TP.Hồ Chí Minh - Năm 2010 3 LÔØI CAM ÑOAN Toâi xin cam ñoan: LUAÄN VAÊN “VOÁN TÖÏ COÙ VAØ BIEÄN PHAÙP GIA TAÊNG VOÁN TÖÏ COÙ CUÛA CAÙC NGAÂN HAØNG THÖÔNG MAÏI COÅ PHAÀN TAÏI VIỆT NAM” laø coâng trình nghieân cöùu khoa hoïc cuûa baûn thaân, ñöôïc ñuùc keát töø quaù trình hoïc taäp vaø nghieân cöùu cuûa toâi trong suoát thôøi gian hoïc taäp taïi tröôøng Ñaïi hoïc Kinh teá Tp. Hoà Chí Minh. NGUYEÃN THÒ THU HUYEÀN 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu đồ Phần mở đầu ........................................................................................... ............. 1 Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về vốn tự có của ngân hàng ............. 4 1.1. Lý luận chung về vốn tự có .......................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm vốn tự có ................................................................................... 4 1.1.2. Đặc điểm của vốn tự có.............................................................................. 5 1.1.3. Chức năng của vốn tự có ........................................................................... 5 1.1.3.1. Chức năng bảo vệ .................................................................................... 5 1.1.3.2. Chức năng hoạt động............................................................................... 6 1.1.3.3. Chức năng điều chỉnh.............................................................................. 6 1.1.4. Thành phần của vốn tự có .......................................................................... 6 1.1.4.1. Vốn cấp 1 (vốn tự có cơ bản) .................................................................. 7 1.1.4.1.1. Vốn điều lệ ........................................................................................... 7 1.1.4.1.2. Quỹ dự trữ và dự phòng ....................................................................... 9 1.1.4.1.3. Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ ........................................................... 9 1.1.4.1.4. Lợi nhuận không chia ........................................................................ 10 5 1.1.4.2. Vốn cấp 2 (vốn tự có bổ sung)............................................................... 10 1.2. Các phương pháp tăng vốn tự có ................................................................ 11 1.2.1. Các áp lực buộc ngân hàng phải tăng vốn tự có ........................................ 11 1.2.2. Cách xác định mức vốn tự có của ngân hàng ............................................ 12 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp tăng vốn tự có ...... 13 1.2.3.1. Các quy định của Ngân hàng Nhà nước về quản lý vốn tự có ................ 13 1.2.3.2. Yếu tố chi phí........................................................................................ 13 1.2.3.3. Yếu tố thời gian..................................................................................... 14 1.2.3.4. Rủi ro thanh khoản ................................................................................ 14 1.2.3.5. Quyền kiểm soát Ngân hàng.................................................................. 14 1.2.3.6. Lợi tức trên mỗi cổ phiếu ...................................................................... 14 1.2.3.7. Yếu tố linh hoạt..................................................................................... 14 1.2.3.8. Hoạch định nhu cầu vốn ngân hàng ....................................................... 14 1.2.4. Cách thức tăng vốn tự có.......................................................................... 16 1.2.4.1. Tăng vốn từ bên ngoài........................................................................... 16 1.2.4.1.1. Phát hành cổ phiếu thường ................................................................. 16 1.2.4.1.2. Phát hành cổ phiếu ưu đãi vĩnh viễn ................................................... 17 1.2.4.1.3. Phát hành giấy nợ thứ cấp................................................................... 17 1.2.4.2. Tăng vốn từ bên trong ........................................................................... 17 1.2.5. Ý nghĩa thực tiễn của việc tăng vốn tự có................................................. 19 Kết luận chương 1............................................................................................... 22 6 Chương 2: Tình hình và kết quả quá trình tăng vốn tự có của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam .................................................................... 24 2.1. Vài nét về các ngân hàng thương mại TMCP tại Việt Nam....................... 24 2.1.1. Hoàn cảnh ra đời và phát triển ................................................................. 24 2.1.2. Một số thành tựu đạt được ....................................................................... 24 2.2. Bối cảnh kinh tế và áp lực buộc các ngân hàng TMCP phải tăng vốn tự có 2.2.1. Bối cảnh kinh tế trước yêu cầu tăng vốn tự có của các Ngân hàng TMCP 27 2.2.2 . Các nguyên nhân buộc các Ngân hàng TMCP phải tăng vốn tự có ........... 28 2.2.2.1. Nguyên nhân vĩ mô .............................................................................. 28 2.2.2.1.1. Nhu cầu hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng .................................... 28 2.2.2.1.2. Yêu cầu từ các quy định của Chính phủ và NHNN ............................. 29 2.2.2.1.3. Một số nguyên nhân khác ................................................................... 31 2.2.2.2. Nguyên nhân vi mô ............................................................................... 33 2.2.2.2.1 Mở rộng quy mô hoạt động của Ngân hàng TMCP.............................. 33 2.2.2.2.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh.............................................................. 33 2.2.2.2.3 Do nhu cầu phải duy trì và gia tăng lòng tin của công chúng ............... 34 2.3. Tình hình tăng vốn tự có của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam ........... 34 2.3.1 Hoạt động ngân hàng sau khi Việt nam gia nhập WTO ............................. 34 2.3.2 Tăng vốn từ bên trong ............................................................................... 36 2.3.3 Tăng vốn từ bên ngoài............................................................................... 38 2.4. Kết quả quá trình tăng vốn tự có của các ngân hàng thương mại cổ phần45 2.4.1. Quy mô vốn tự có của các Ngân hàng TMCP tăng lên đáng kể ................. 45 7 2.4.2. Hệ thống mạng lưới của các Ngân hàng ngày càng mở rộng .................... 46 2.4.3. Kết quả kinh doanh đạt hiệu quả cao trong nền kinh tế ............................. 48 2.4.4. Năng lực cạnh tranh được nâng cao.......................................................... 49 2.4.5. Mở rộng quan hệ đối tác với các định chế tài chính nước ngoài................ 50 2.5. Những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến việc gia tăng vốn tự có của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt nam.............................................. 51 2.5.1. Những tồn tại trong quá trình tăng vốn tự có của các Ngân hàng.............. 51 2.5.1.1. Tăng vốn tự có chủ yếu từ bên ngoài, chưa chú trọng đến vốn tự có bên trong, tăng vốn chạy theo số đông....................................................................... 52 2.5.1.2. Tăng vốn chưa tương xứng với yêu cầu phát triển, chưa có chiến lược hoạch định nhu cầu sử dụng vốn tăng thêm......................................................... 53 2.5.1.3. Quản lý và sử dụng vốn tự có chưa hiệu quả. ........................................ 53 2.5.1.4. Cổ phiếu ngân hàng nhỏ ít được nhà đầu tư quan tâm............................ 54 2.5.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến những tồn tại trong quá trình gia tăng vốn tự có của các Ngân hàng TMCP ............................................................................. 55 2.5.2.1. Biến động của thị trường tài chính tiền tệ thế giới và Việt nam ............. 55 2.5.2.2. Sự bùng nổ phát hành cổ phiếu Ngân hàng ........................................... 56 2.5.2.3. Bất cân xứng giữa số vốn tự có tăng thêm và chất lượng hoạt động....... 58 2.5.2.4. Sự rớt giá cổ phiếu ngân hàng trong thời gian dài.................................. 59 Kết luận chương 2............................................................................................. 60 Chương 3: Giải pháp tăng vốn tự có của các ngân hàng thương mại cổ phầ n tại Việt nam....................................................................................................... 62 3.1. Định hướng và dự báo phát triển ngành ngân hàng Việt nam.................. 62 8 3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2020 ........ 62 3.1.2. Dự báo xu hướng thúc đẩy gia tăng vốn tự có của các Ngân hàng TMCP 63 3.2. Một số giải pháp......................................................................................... 65 3.2.1. Giải pháp tăng vốn tự có đối với các ngân hàng TMCP............................ 65 3.2.1.1. Xây dựng phương án tăng vốn tự có dưới nhiều hình thức..................... 66 3.2.1.2. Thiết lập kế hoạch sử dụng vốn tăng thêm một cách có hiệu quả ........... 67 3.2.1.3. Có phương án tham gia thị trường chứng khoán nhằm huy động được nguồn vốn cao nhất ............................................................................................. 68 3.2.1.4. Đảm bảo quyền lợi cổ đông sở hữu phù hợp với lợi ích của Ngân hàng. 69 3.2.1.5. Các ngân hàng có số vốn tự có nhỏ phải tự sáp nhập để tạo sức mạnh tổng hợp, mở rộng quy mô hoạt động ......................................................................... 70 3.2.2. Kiến nghị quản lý vốn tự có đối với cơ quan quản lý Nhà nước................ 72 3.2.2.1. Phát huy hiệu lực, hiệu quả các công cụ điều hành chính sách tiền tệ .... 72 3.2.2.2. Xem xét thận trọng việc thành lập mới ngân hàng TMCP...................... 73 3.2.2.3. Yêu cầu các ngân hàng xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tự có tăng thêm rõ ràng và chi tiết hơn. ........................................................ 76 3.2.2.4. Tăng cường kiểm tra giám sát hậu tăng vốn của các Ngân hàng ............ 77 3.2.2.5. Có phương án sáp nhập, giải thể với những ngân hàng không đủ điều kiện về vốn điều lệ...................................................................................................... 78 Kết luận chương 3............................................................................................. 79 Phần kết luận ...................................................................................................... 80 Tài liệu tham khảo 9 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ANZ: Australia and New Zealand Banking Group Tập đoàn Ngân hàng Úc và New Zealand ASEAN: Association of Southeast Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ATM: Automatic Teller Machine Máy rút tiền tự động FDI: Foreign Direct Investment Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP: Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội HSBC: The Hongkong and Shanghai Banking Corporation Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải IFC: International finance corporation - Công ty tài chính Quốc tế IMF: International Moneytary Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế IPO: Initial Public Offering Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng NHNN: Ngân hàng Nhà nước ODA: Official Development Assistance Viện trợ phát triển chính thức OTC: Over The Counter Thị trường giao dịch cổ phiếu phi tập trung POS: Point of sales - Máy cà thẻ PR: Public Relations - Quan hệ công chúng TCTD: Tổ chức tín dụng TMCP: Thương mại cổ phần TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh WB: World Bank - Ngân hàng thế giới WTO: World Trade Organization - Tổ chức Thương mại thế giới. 10 DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ Bảng 1.1 Danh mục mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng Bảng 2.1 Danh sách các Ngân hàng TMCP tại Việt nam tính đến Quý II năm 2010 và mức vốn điều lệ tương ứng Bảng 2.2 Tình hình tăng vốn tự có của các Ngân hàng sau WTO Bảng 2.3 Lợi nhuận giữ lại của một số Ngân hàng TMCP giai đoạn 2006 - 2009 Bảng 2.4 Vốn điều lệ một số Ngân hàng TMCP giai đoạn 2006 - 2007 Bảng 2.5 Vốn điều lệ một số Ngân hàng TMCP giai đoạn 2008 - Quý II/2010 Bảng 2.6 Kế hoạch sử dụng vốn điều lệ tăng thêm của ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) năm 2010 Bảng 2.7 Phương án sử dụng vốn điều lệ của ngân hàng TMCP Phương nam năm 2010 Bảng 2.8 Vốn điều lệ và vốn tự có các Ngân hàng TMCP giai đoạn 2006 - Quý II/2010 Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng vốn tự có trước và sau gia nhập WTO Biểu đồ 2.2 Lợi nhuận giữ lại của một số Ngân hàng TMCP giai đoạn 2006 - 2009 Biểu đồ 2.3 Vốn điều lệ một số Ngân hàng TMCP giai đoạn 2006 - 2007 Biểu đồ 2.4 Vốn điều lệ một số Ngân hàng TMCP giai đoạn 2008 - Quý II/2010 Biểu đồ 2.5 Vốn điều lệ và vốn tự có các Ngân hàng TMCP giai đoạn 2006 - Quý II/2010 11 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng xu hướng tự do hóa và hội nhập kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam ngày càng có những nỗ lực cải tiến đáng kể về nhiều mặt trong các ngành, lĩnh vực nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng theo tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng. Với tình hình khó khăn trong năm 2009 của nền kinh tế thế giới và Việt Nam, các nhà kinh tế dự đoán trong năm 2010 còn khó khăn hơn nữa. Ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài những khó khăn đó. Để đảm bảo sức cạnh tranh, các ngân hàng trong nước cần đề ra lộ trình huy động và tăng vốn một cách cụ thể. Thực hiện việc tăng vốn tự có là cấp thiết đối với các ngân hàng để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập và đủ khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ tài chính chất lượng cao cho khách hàng. Tăng vốn tự có cũng là điều kiện để tăng năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới chi nhánh, thành lập công ty trực thuộc, góp vốn liên doanh, đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển các sản phẩm dịch vụ. định, tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ yêu cầu các Ngân hàng TMCP đến năm 2010 phải đảm bảo mức vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng. Hiện tại, mức vốn tự có của các ngân hàng Việt Nam là khá nhỏ bé, cá biệt một vài ngân hàng có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng, còn lại đa số các ngân hàng TMCP trong nước chỉ có vốn điều lệ vào khoảng từ 1.000 tỷ đến 5.000 tỷ đồng. Theo quy Căn cứ thực lực kinh tế tài chính đó, đã đến lúc các ngân hàng trong nước cần tăng tốc thực hiện kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, củng cố tăng cường năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành để đối 12 mặt với những thách thức khi Việt Nam thực hiện các cam kết gia nhập WTO (mở cửa hoàn toàn lĩnh vực ngân hàng vào năm 2010). Tình hình tăng vốn tự có của mỗi ngân hàng là khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm và mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ, song song với phương án tăng vốn tự có là kế hoạch sử dụng nó như thế nào để mang lại hiệu quả thiết thực. Từ cơ sở đó, tôi chọn đề tài: “VỐN TỰ CÓ VÀ BIỆN PHÁP GIA TĂNG VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM”. Luận văn nghiên cứu tình hình tăng vốn tự có của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam hiện nay, đồng thời kiến nghị một số biện pháp gia tăng vốn tự có đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tự có. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu luận văn tập trung vào các mục đích sau đây: - Nghiên cứu những lý luận cơ bản về vốn tự có của ngân hàng, đặc điểm, chức năng, thành phần của vốn tự có và các phương pháp gia tăng vốn tự có. Ý nghĩa thực tiễn của việc tăng vốn tự có. - Tìm hiểu về ngân hàng Việt Nam, phân tích tình hình tăng vốn tự có của các ngân hàng sau khi Việt nam gia nhập WTO. Đánh giá kết quả đạt được, một số tồn tại và nguyên nhân tồn tại ảnh hưởng đến quá trình gia tăng vốn tự có của ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay. - Phương hướng phát triển ngành ngân hàng Việt Nam. Kiến nghị một số giải pháp gia tăng vốn tự có trong các ngân hàng thương mại cổ phần và kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý vốn tự có. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình gia tăng vốn tự có. Phạm vi nghiên cứu giới hạn trong các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam sau khi gia nhập WTO. 13 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, dựa trên cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê định lượng nhằm tìm hiểu bản chất vấn đề cần nghiên cứu, những tồn tại của vấn đề và các biện pháp khắc phục, giải quyết những tồn tại đó. 5. Kết cấu luận văn Kết cấu luận văn bao gồm ba chương Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về vốn tự có của ngân hàng. Chương 2: Tình hình và kết quả quá trình tăng vốn tự có của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp tăng vốn tự có cho các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt nam. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Trên cơ sở những lý luận về vốn tự có và biện pháp gia tăng vốn tự có, luận văn nêu lên thực trạng, những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tăng vốn hiện nay. Từ đó, dựa vào nghiên cứu của bản thân, ý kiến của các chuyên gia kinh tế, luận văn kiến nghị một số giải pháp gia tăng vốn tự có, nâng cao hiệu quả sử dụng và đạt mục tiêu kinh doanh của các Ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. 14 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN TỰ CÓ CỦA NGÂN HÀNG 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN TỰ CÓ 1.1.1. Khái niệm vốn tự có - Về mặt kinh tế, vốn tự có là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại (vốn tự có còn được gọi là vốn chủ sở hữu, vốn riêng). và nó còn - Về mặt quản lý, theo các cơ quan quản lý ngân hàng, vốn tự có của ngân hàng được chia làm hai loại: + Vốn tự có cơ bản: Là phần vốn tự có hình thành ban đầu và được bổ sung trong quá trình hoạt động của ngân hàng, đây là nguồn vốn tương đối ổn định. Vốn tự có cơ bản bao gồm vốn điều lệ (vốn ngân sách cấp, vốn cổ phần thường, vốn cổ phần ưu đãi vĩnh viễn), quỹ dự trữ, dự phòng, thặng dư vốn, lợi nhuận không chia và các khoản khác (các tài sản nợ khác theo quy định của ngân hàng Nhà nước). + Vốn tự có bổ sung: là nguồn vốn tăng thêm khi ngân hàng đã đi vào hoạt động và phụ thuộc vào nguồn vốn tự có cơ bản về quy mô và có tính ổn định thấp. Vốn tự có bổ sung bao gồm vốn cổ phần ưu đãi có thời hạn, tín phiếu vốn, trái phiếu chuyển đổi. Theo quy định của các cơ quan quản lý ngân hàng, thì vốn tự có bổ sung không được vượt quá 50% vốn tự có cơ bản. Ở Việt Nam, theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng năm 1998 và đã được sửa đổi bổ sung năm 2004 thì, vốn tự có gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản “Nợ” khác của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Vốn tự có là căn cứ để tính toán các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng. 15 Theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 thì vốn tự có của ngân hàng tương mại bao gồm: Vốn tự có cơ bản (Vốn cấp 1): Vốn điều lệ thực có (vốn đã được cấp, vốn đã góp), quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ và lợi nhuận không chia. Vốn tự có bổ sung (Vốn cấp 2): Phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định và của các loại chứng khoán đầu tư được định giá lại, trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành có thời hạn dài. 1.1.2. Đặc điểm vốn tự có - Vốn tự có cung cấp nguồn lực cho ngân hàng hoạt động trong thời gian mới bắt đầu hoạt động, là thời gian mà ngân hàng chưa nhận được tiền gửi từ khách hàng, giúp ngân hàng chống đỡ khi rủi ro phát sinh. - Vốn tự có là nguồn vốn ổn định và luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt động của ngân hàng, có thể sử dụng với kỳ hạn dài mà không phải hoàn trả nên nó chính là nền tảng cho sự tăng trưởng của ngân hàng. - Vốn tự có của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh (thông thường từ 10% đến 15%), tuy nhiên nó lại giữ một vai trò rất quan trọng vì nó là cơ sở để hình thành nên các nguồn vốn khác của ngân hàng đồng thời tạo nên uy tín ban đầu, duy trì niềm tin của công chúng vào ngân hàng. - Vốn tự có quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng, là yếu tố để các cơ quan quản lý dựa vào để xác định các tỉ lệ an toàn trong kinh doanh ngân hàng như: giới hạn huy động vốn, giới hạn cho vay, giới hạn đầu tư vào tài sản cố định. 1.1.3. Chức năng vốn tự có: 1.1.3.1. Chức năng bảo vệ 16 Trong hoạt động kinh doanh có rất nhiều rủi ro, những rủi ro này khi xảy ra sẽ gây ra những thiệt hại lớn cho ngân hàng, đôi khi nó có thể dẫn ngân hàng đến bờ vực phá sản. Khi đó vốn tự có sẽ giúp ngân hàng bù đắp được những thiệt hại phát sinh và đảm bảo cho ngân hàng tránh khỏi nguy cơ trên. Ngoài ra, do mối quan hệ tương hỗ giữa ngân hàng với khách hàng, vốn tự có còn có chức năng bảo vệ cho khách hàng không bị mất vốn khi gửi tiền. Trong một số trường hợp ngân hàng mất khả năng chi trả thì vốn tự có sẽ được sử dụng để hoàn trả cho khách hàng. 1.1.3.2. Chức năng hoạt động Thể hiện ở chỗ vốn tự có có thể được sử dụng để cho vay, hùn vốn hoặc đầu tư chứng khoán nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, do vốn tự có chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh nên lợi nhuận mà nó mang lại cũng không cao. Vì vậy chức năng hoạt động ở đây cũng chỉ là thứ yếu. 1.1.3.3. Chức năng điều chỉnh Vốn tự có là đối tượng mà các cơ quản quản lý ngân hàng thường căn cứ vào đó để xác định các tỷ lệ an toàn và ban hành những quy định nhằm điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng, là tiêu chuẩn để xác định mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Vốn tự có còn là căn cứ để xác định và điều chỉnh các giới hạn hoạt động nhằm đảm bảo ngân hàng an toàn trong kinh doanh. 1.1.4. Thành phần của vốn tự có Vốn tự có của ngân hàng được cơ quan quản lý ngân hàng các nước quy định gồm nhiều yếu tố khác nhau. Ở Việt Nam, vốn tự có của ngân hàng được quy định cụ thể trong Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005, quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2007 và quyết định số 34/2008/QĐ-NHNN ngày 05/12/2008, bao gồm: 17 1.1.4.1. Vốn cấp 1 (vốn tự có cơ bản) 1.1.4.1.1. Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp): Là nguồn vốn ban đầu ngân hàng có được khi mới hoạt động và được ghi vào bảng điều lệ hoạt động của ngân hàng. Theo quy định của pháp luật, một TCTD để được phép hoạt động thì vốn điều lệ thực tế ≥ vốn điều lệ tối thiểu (vốn pháp định). Bảng 1.1 Danh mục Mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng (Ban hành kèm theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ) STT Loại hình tổ chức tín dụng I 1 a b c d Ngân hàng Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại Nhà nước Ngân hàng thương mại cổ phần Ngân hàng liên doanh Ngân hàng 100% vốn nước ngoài Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài Ngân hàng chính sách Ngân hàng đầu tư Ngân hàng phát triển Ngân hàng hợp tác Quỹ tín dụng nhân dân Quỹ tín dụng nhân dân TW Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Tổ chức tín dụng phi ngân hàng Công ty tài chính Công ty cho thuê tài chính đ 2 3 4 5 6 a b II 1 2 Mức vốn pháp định áp dụng cho đến nă m 2008 2010 3.000 tỷ đồng 1.000 tỷ đồng 1.000 tỷ đồng 1.000 tỷ đồng 15 triệu USD 5.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 15 triệu USD 5.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 1.000 tỷ đồng 0,1 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 0,1 tỷ đồng 300 tỷ đồng 100 tỷ đồng 500 tỷ đồng 150 tỷ đồng Tùy loại hình ngân hàng mà vốn điều lệ được hình thành từ những nguồn khác nhau: Đối với NHTM quốc doanh, vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp phát. Đối với NHTM liên doanh, vốn điều lệ do các bên liên doanh đóng góp. 18 Đối với chi nhánh NHTM nước ngoài, vốn điều lệ do ngân hàng mẹ ở nước ngoài bỏ ra để thành lập. Đối với ngân hàng TMCP, vốn điều lệ do các cổ đông đóng góp, bao gồm: - Vốn cổ phần thường: Được đo bằng mệnh giá của tổng số cổ phiếu thường hiện hành và được tạo lập khi ngân hàng phát hành các cổ phiếu thường. Cổ tức của cổ phiếu này cao hay thấp phụ thuộc vào kết quả hoạt động của ngân hàng. Do quyền lợi của cổ đông sở hữu cổ phiếu thường gắn liền với quyền lợi của ngân hàng, nên họ được tham gia đại hội cổ đông hàng năm, được quyền bầu cử, ứng cử vào hội đồng quản trị của ngân hàng. Trong trường hợp rủi ro như ngân hàng bị giải thể, các cổ đông này cũng được phân chia giá trị của tài sản thanh lý, nhưng là người cuối cùng được hưởng giá trị tài sản còn lại khi thanh lý. - Vốn cổ phần ưu đãi: Được đo bằng mệnh giá của tổng số cổ phiếu ưu đãi hiện hành, được hình thành khi ngân hàng bán ra các cổ phiếu ưu đãi. Cổ tức của loại cổ phiếu này thường không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của ngân hàng mà được ấn định bằng một tỉ lệ cố định tính trên mệnh giá của cổ phiếu. Cổ phiếu ưu đãi có thể là vĩnh viễn hoặc chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định. Do quyền lợi của cổ đông sở hữu loại cổ phiếu này không gắn với quyền lợi của ngân hàng, nên họ không được tham gia đại hội cổ đông, không được bầu cử, ứng cử vào hội đồng quản trị của ngân hàng. Vốn điều lệ được sử dụng như sau: - Xây dựng trụ sở ngân hàng, chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch. - Mua sắm các trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh. - Hùn vốn, mua cổ phần, cho vay trung - dài hạn, - Thành lập các công ty trực thuộc. đầu tư chứng khoán kiếm lời. 19 1.1.4.1.2. Quỹ dự trữ và dự phòng Các quỹ này có chức năng: - Củng cố và gia tăng năng lực bảo vệ vốn tự có của ngân hàng. - Bù đắp những thất thoát trong hoạt động tín dụng. - Chống đỡ thiệt hại khi rủi ro phát sinh.  Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ Quỹ này được hình thành nhằm mục đích bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng. Hiện nay ở Việt Nam các ngân hàng được trích theo tỷ lệ 5% tính trên lãi ròng hàng năm, mức tối đa của quỹ này không được vượt quá mức vốn điều lệ thực có của ngân hàng.  Các quỹ dự phòng a) Quỹ dự phòng tài chính: tỷ lệ trích bằng 10% lãi ròng hàng năm, số dư của quỹ không được phép vượt quá 25% vốn điều lệ của ngân hàng. Quỹ này được dùng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình kinh doanh sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trích lập trong chi phí. b) Dự phòng để xử lý rủi ro: được hình thành bằng cách trích lập dự phòng trên từng nhóm tài sản có của ngân hàng, bao gồm nhóm hoạt động cấp tín dụng, các dịch vụ thanh toán đối với khách hàng, và được tính vào chi phí kinh doanh của ngân hàng. 1.1.4.1.3. Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ Dùng để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và đổi mới công nghệ trang thiết bị, điều kiện làm việc của tổ chức tín dụng. Mức trích quỹ này bằng 50% lãi ròng hàng năm của ngân hàng. 20 1.1.4.1.4. Lợi nhuận không chia (Lợi nhuận giữ lại) Phản ánh phần thu nhập ròng của ngân hàng có được từ hoạt động kinh doanh nhưng không chia trả lãi cho cổ đông mà được ngân hàng giữ lại để tăng vốn. 1.1.4.2. Vốn cấp 2 (vốn tự có bổ sung) Bao gồm phần thặng dư vốn, đánh giá lại tài sản và một số nguồn vốn dài hạn: - 50% phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định được định giá lại theo quy định của pháp luật. - 40% phần giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được định giá lại theo quy định của pháp luật. - Trái phiếu chuyển đổi hay cổ phiếu ưu đãi do TCTD phát hành có kỳ hạn, thời hạn còn lại trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông tối thiểu là 05 năm. - Các công cụ nợ khác: là khoản nợ mà chủ nợ là thứ cấp so với các chủ nợ khác có kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm (trong mọi trường hợp, chủ nợ thứ cấp chỉ được chỉ được thanh toán sau khi TCTD đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ có bảo đảm và không có bảo đảm khác). - Dự phòng chung, tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro. - Thặng dư vốn: còn được gọi là phần tăng so với mệnh giá, là khoản tiền các cổ đông đã góp khi họ mua cổ phiếu với giá trị lớn hơn mệnh giá của mỗi cổ phiếu. - Thu nhập từ các công ty thành viên và từ các tổ chức mà ngân hàng nắm cổ phần sở hữu (công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính, công ty quản lý nợ & khai thác tài sản, công ty bảo hiểm). Mặc dù khoản này chiếm tỷ trọng không lớn nhưng đó là nguồn tài trợ dài hạn cho ngân hàng. - Các giới hạn khi xác định vốn tự có: Giới hạn khi xác định vốn cấp 1: Vốn cấp 1 phải trừ đi lợi thế thương mại. Giới hạn khi xác định vốn cấp 2:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng