Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vốn kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại côn...

Tài liệu Vốn kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Sumitomo Heavy Industries Việt Nam

.DOC
35
280
144

Mô tả:

Chuyên đề thực tập – Vũ Viết An LỜI NÓI ĐẦU Mỗi doanh nghiệp muốn hoạt động thì đều phải có một lượng vốn nhất định. Vốn là tiền đề của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó ảnh hưởng đến trình độ trang bị kỹ thuật của hoạt động sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp có lượng vốn lớn là có điều kiện thuận tiện để có thể phát triển. Song có vốn lớn không phải là doanh nghiệp đã phát triển lớn mạnh mà cách sử dụng vốn thế nào cho có hiệu quả cao mới là nhân tố chủ chốt quyết định đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm đến hiệu quả từ việc sử dụng vốn đem lại. Trong điều kiện hiện nay, mỗi doanh nghiệp đang dần trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ. Từ tự chủ về các nguồn đầu vào, đầu ra đến tự tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chủ về vốn. Vì vậy, ngoài nguồn vốn chủ sở hữu thì mỗi doanh nghiệp còn phải huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Do vậy, để tồn tại và phát triển, đứng vững trong sự cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến vấn đề tạo lập, quản lý và sử dụng đồng vốn của mình sao cho hiệu quả nhất nhằm mang lại lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp. Vì thế, việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Xuất phát từ vị trí vô cùng quan trọng của vốn kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp và qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Sumitomo Heavy Industries Việt Nam, tôi quyết định chọn đề tài: “Vốn kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Sumitomo Heavy Industries Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề của mình. Page 1 of 35 Chuyên đề thực tập – Vũ Viết An Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bố cục bài chuyên đề gồm có 3 phần: Chương I : Giới thiệu về công ty TNHH Sumitomo Heavy Industries Việt Nam. Chương II: Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Sumitomo Heavy Industries Việt Nam Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Sumitomo Heavy Industries Việt Nam. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do trình độ lý luận và nhận thức thực tế còn hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi có những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng kế toán của công ty TNHH Sumitomo Heavy Industries Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này ! Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2010. Page 2 of 35 Chuyên đề thực tập – Vũ Viết An Chương I : Giới thiệu về công ty TNHH Sumitomo Heavy Industries Việt Nam 3. Giới thiệu công ty TNHH Sumitomo Heavy Industries Việt Nam: Công ty TNHH Sumitomo Heavy Industries (Việt Nam) là một công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam với hoạt động chính là thiết kế, chế tạo và bán các máy chuyển nguồn điện, máy điện công nghiệp, máy nhựa công nghiệp và các máy móc công nghiệp khác. Công ty được cấp giấy phép đầu tư số 74/GP-KCN-HN do ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà nội cấp ngày 4/4/2005. Giấy phép đầu tư có giá trị trong 42 năm kể từ ngày cấp giấp phép. Sau khi Việt Nam ra phập WTO, Công ty có sửa đổi lại giấy phép đầu tư thành Giấy chứng nhận đầu tư ngày 31.1.2008, tổng số vốn đầu tư và vốn điều lệ của Công ty tương ứng là 742.400 triệu Việtnam đồng (tương đương 46,4 triệu đô la Mỹ) và 422.400 triệu Việtnam đồng (tương đương 26,4 triệu đô la Mỹ). Công ty hiện có 1.295 nhân viên. Hiện tại, sản phẩm chính của Công ty đang tập trung vào sản xuất là các máy chuyển nguồn điện (mô tô điện, mô tơ giảm tốc) và các linh kiện thay thế, có thể thiết kế và sản xuất theo nhu cầu của khách hàng. Các máy móc này được sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp như: công nghiệp rô-bốt, láp ráp ô tô tự động, đỗ xe từ động, vận chuyển hàng tự động…Hàng hoá do công ty sản xuất ra 100% để xuất khẩu (doanh nghiệp chế xuất). Page 3 of 35 Chuyên đề thực tập – Vũ Viết An 3. Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Sumitomo Heavy Industries Việt Nam: Phòng nhân sự Xưởng SM Phòng hành chính Quản lý chung Phòng kế toán Tổng giám đốc Xưởng MM Phòng mua Quản lý chung Phòng xuất, nhập khẩu Phòng kỹ thuật Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Sumitomo Heavy Industries Việt Nam bao gồm: a. Tổng giám đốc : đứng đầu và điều hành công ty. b. Hai quản lý chung : phụ giúp tổng giám đốc điều hành, quản lý các phòng ban. c. Sáu phòng ban bao gồm: + Phòng nhân sự : chuyên về tuyển và đào tạo công nhân, nhân viên cho công ty. Page 4 of 35 Xưởng GM Chuyên đề thực tập – Vũ Viết An + Phòng hành chính : chuyên phụ trách quản lý về sổ sách giấy tờ của công ty. + Phòng kỹ thuật : chuyên về sữa chữa, vận hành máy móc trong công ty. + Phòng kế toán : ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh, lập các báo cáo… cho công ty. + Phòng mua : chuyên về giới thiệu sản phẩm, tìm đầu vào , đầu ra cho sản phẩm của công ty ở trong nước. + Phòng xuất, nhập khẩu : chuyên về giới thiệu sản phẩm của công ty ra nước ngoài. Liên hệ ra nước ngoài tìm kiếm đầu vào, đầu ra cho sản phẩm của công ty. d. Ba xưởng sản xuất bao gồm: + Xưởng SM : chuyên sản xuất các máy móc cỡ nhỏ. + Xưởng MM : chuyên sản xuất các máy móc cỡ vừa. + Xưởng GM : chuyên sản xuất các máy móc cỡ lớn. Tại mỗi xưởng , công ty lại bố trí một quản lý riêng để vẫn hành xưởng. Page 5 of 35 Chuyên đề thực tập – Vũ Viết An Chương II : Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Sumitomo Heavy Industries Việt Nam Như chúng ta đã biết, kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để có thể quản lý tốt một doanh nghiệp, chúng ta cần nắm bắt được các yếu tố đó để có cách thức quản lý cho phù hợp. Việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp chúng ta thấy được sự ảnh hưởng của các yếu tố tới quá trình hoạt động của một doanh nghiệp, thấy được điểm mạnh, điểm yếu của một doanh nghiệp. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra các giải pháp, các quyết định để có thể sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp, tận dụng các thế mạnh để có thể giúp doanh nghiệp tăng trưởng vững vàng. Để có thể đánh giá về tình hình hoạt động của công ty, chúng ta cần phân tích báo cáo tài chính của công ty. Đơn vị tính: USD Description A -CURRENT INVESTMENT Code 100 31/12/2008 10,299, 961 I. Cash 110 257 523 1. Cash on hand (including notes) 111 509 87 2. Cash in bank 112 748 136 3. Cash in transit 113 - - II. Financial short-term investment 120 - - 1. Short-term securities 121 - - 128 - - 129 - 130 898 ASSETS & SHORT-TERM (100=110+120+130+140+150+160) 12/31/2009 8,836, 504 1,745, 2. Other short-term investment 3. Provision for diminution in value of short-term investments III. Receivable accounts Page 6 of 35 1,744, 1,198, 1,102, 235 3 1,102, 2,395, Chuyên đề thực tập – Vũ Viết An 84, 45, 1. Receivable from customers 131 783 2. Prepaid to seller 132 699 89 3. VAT deductible 133 - - 4. Inter-company receivable 134 - - Receivable from sales 135 769 - Other inter-company receivable 136 967 5. Other receivable 138 680 6. Provision for bad debts 139 - IV. Inventories 140 300 1. Goods in transit 141 462 2. Raw materials 142 768 3. Tools and supplies 143 906 4. Work in process 144 733 5. Finished goods 145 459 198 6. Merchandise inventory 146 - - 7. Good on consignment 147 - 8. Provision for decline in inventories 149 028) V. Other current assets 150 506 1. Advances 151 467 2. Prepaid cost 152 039 - 3. Pending cost for transfer 153 - - 4. Shortage of assets awaiting resolution 154 - - 5. Short-term mortage deposit 155 - - VI. Administrative costs 160 - - 1. For previous year 161 - - 2. For current year 162 - 50, 887, 114, 60, 221 947 198 200 (200=210+220+230+240+241) I. Fixed assets 210 Page 7 of 35 2,318, 25, 3,5 79 6,622, 645, 4,365, 983, 241, 761, (376, 733, 7, 726, 383 880 037 699 967 398) 63 5,331, 291, 3,318, 588, 255, 1,017, (140, 7,3 7,3 63 36,196, B - Fixed assets & long term investment 2,2 196 42,434, 264 22,755, 35,460, Chuyên đề thực tập – Vũ Viết An 191 1. Tangible fixed assets 22,698, 470 211 950 - Cost 212 212 - Accumulated depreciation 213 ,262) 373) 214 - - - Cost 215 - - - Accumulated depreciation 216 - 217 241 - Cost 218 560 - Accumulated amortization 219 319) 246) II. Long-term financial investment 220 - - 1. Long-term securities 221 - - 2. Share in joint-venture 222 - - 228 - - 229 - III. Construction in progress 230 374 IV. Long-term deposit 240 - V. Long-term prepayment 241 631 TOTAL ASSETS (250 = 100 + 200) 250 156 A. LIABILITIES (300 - 310 + 320 + 330) 300 559 I. Current Liabilities 310 454 1. Short-term borrowings 311 000 2. Current portion of long term debt 312 - 3. Trade accounts payable 313 597 185 4. Advances from customers 314 - - 5. Taxes & amounts payable to state budget 315 670 04 6. Payable to employees 7. Inter-company payable 316 317 407 2. Leased financial assets 3.Intangible fixed assets 3. Other long term-investments 4. Provision for diminution in value of long-term investments RESOURCES 25,226, (2,527 56, 80, (24, 6,024, 181 554 289 535 40,612, (5,261, 109, 159, (50, - 7,416, 46,496, 794 6,973, 51,270, 768 28,813, Page 8 of 35 35,351, 25,919, 11,593, 36,417, 210 135 33,325, 19,275, 261 4,692, 112, 9,508, - 783 1,590, 1,2 153, 12,267, Chuyên đề thực tập – Vũ Viết An 768 12, 328 8. Other payables 318 013 II. Long-term liabilities 320 993 1. Long-term borrowings 321 - 2. Long-term liabilities 322 993 III. Other liabilities 330 112 1. Accrued expenses payable 331 619 582 2. Surplus of assets awaiting resolution 332 - - 3. Long-term deposits received 333 - 4 Provision for severance allowance 336 493 2,846, 374 2,846, 47, 22, 24, 993 082 - 597 I. Capital sources & funds 410 597 1. Paid in capital 411 988 000 2. Differences upon asset revaluation 412 - - 3. Foreign exchange differences 413 - 034) 4. Investment & development funds 414 - - 5. Financial reserve funds 415 - 6. Undistributed earnings 416 ,391) 408) 7. Capital investment sources 417 - - II. Budget resources, other funds 420 - - 1. Funds for jobless allowances 421 - - 2. Bonus & welfare fubds 422 - - 3. Management funds of higher level 423 - - 4. Administrative funds 424 - - - Of previous years 425 - - - Of current year 426 - - 427 - 17,682, 24,742, (7,060 558 558 - Page 9 of 35 231, 13, 14,853, 26,400, (271, (11,275, 46,496, 156 245, 14,853, 400 430 2,846, 500 B - OWNER'S EQUITY (400 = 410 + 420) Total resources (430 = 300 + 400 ) 2,846, 993 17,682, 5. Funds invested in fixed assets 37, 51,270, 768 Chuyên đề thực tập – Vũ Viết An Bảng 1: bảng cân đối tài sản năm 2008-2009 Đơn vị tính: USD Items Code 2008 2009 Gross sales of merchandise & services 1 19,290,255 16,404,812 Less deductions (03= 04 + 05 + 06 + 07) 3 - - - Sales discounts 4 - - - Sales allowances 5 - - - Sales returns 6 - - - Excise tax, export duty, and direct VAT 7 - - 10 19,290,255 16,404,812 11 22,526,536 18,494,876 20 (3,236,280) (2,090,064) 1 2 3 Net sales of merchandise & services (10 = 01 - 03) Cost of goods sold Gross margin from sales of merchandise and services (20 = 10 - 11) 4 Income from financial activities 21 1,195,487 142,232 5 Expenses for financial activities 22 2 2,242,750 245,702 - Including: interest expense 3 6 Selling expenses 24 1,043,278 756,844 7 General & administration expenses 25 2,522,087 1,416,958 8 Operating profit / (loss) [30 = 20 + (21-22) - (24 + 25)] 30 (7,848,910) (4,367,336) 9 Other income 31 34,913 26,001 # Other expense 32 126,515 81,607 # Other gain/ (loss) (40 = 31 - 32) 40 (91,601) (55,606) # Net profit/ (loss) before tax (50 = 30 + 40) 50 (7,940,511) (4,422,942) # Business income tax 51 # Net profit after tax (60 = 50 - 51) 60 (7,940,511) (4,422,942) Bảng 2: báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2009 Page 10 of 35 Chuyên đề thực tập – Vũ Viết An 1) Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty: Để có được một cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của công ty, chúng ta phân tích các cân bằng tài chính trên bảng cân đối tài sản của công ty. .a Vốn lưu động thường xuyên: Đơn vị tính: USD tài sản ngắn hạn 8,836,504 tài sản dài hạn 42,434,264 tài sản ngắn hạn 10,299,961 tài sản dài hạn 36,196,196 nguồn vốn ngắn hạn 33,325,135 nguồn vốn dài hạn 17,945,633 nguồn vốn ngắn hạn 29,919,454 nguồn vốn dài hạn 20,576,703 Đầu năm Cuối năm Bảng 3 Vốn lưu động thường xuyên là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn. Hay nói cách khác, nó là một phần nguồn vốn ổn định dùng tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Vốn lưu động thường xuyên có thể được tính theo 2 cách sau : Vốn lưu động thường xuyên = nguồn vốn dài hạn – tài sản dài hạn Hoặc: Vốn lưu động thường xuyên = tài sản ngắn hạn – nguồn vốn ngắn hạn Mỗi công ty muốn sản xuất kinh doanh ổn định thì đều phải có một lượng vốn lưu động thường xuyên nhất định. Vốn lưu động thường xuyên dương chứng tỏ doanh nghiệp có một phần nguồn vốn dài hạn Page 11 of 35 Chuyên đề thực tập – Vũ Viết An đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Điều này làm cho công ty có nguồn vốn ổn đinh, một cơ cấu vốn an toàn. Ngược lại, công ty có vốn lưu động thường xuyên âm chứng tỏ công ty đang sử dụng một cơ cấu vốn mạo hiểm ( do một phần tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn ). Từ bảng 1 ta tính được: Vốn lưu động thường xuyên = 20,576,703 – 36,196,196 ( đầu năm) = 10,299,916 – 29,919,454 = - 15,619,493 ( USD) Vốn lưu động thường xuyên = 17,945,633 – 42,434,264 ( cuối năm ) = 8,836,504 – 33,625,135 = - 24,488,631 (USD) Theo như kết quả tính toán thì vốn lưu động thường xuyên của công ty đang âm 24,488,631 USD, trong khi tổng tài sản dài hạn của công ty là 42,434,264. Điều này cho thấy hơn một nửa tài sản dài hạn của công ty được đầu tư bằng các nguồn vốn ngắn hạn. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm cho công ty về vấn đề thanh khoản. Nếu các khoản nợ ngắn hạn của công ty đến hạn trả thì công ty rất khó để có thể thanh toán. Từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2009 vốn lưu động thường xuyên của công ty thay đổi theo chiều hướng giảm đi.Nguyên nhân một phần là do công ty đã đầu tư thêm vào tài sản dài hạn, một phần là do nguồn vốn dài hạn của công ty giảm đi. Có thể là công ty đã dùng số vốn dài hạn đó vào đầu tư tài sản dài hạn. Tuy nhiên, số vốn dài hạn giảm đi không tương ứng với số tài sản dài hạn tăng lên ( nhỏ hơn ). Hay nói cách khác, công ty đã dùng thêm một phần nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư tài sản dài hạn. Đây là một xu hướng không tốt cho công ty. Điều này xảy ra là do công ty đầu tư thêm vào tài sản dài hạn trong khi nguồn vốn dải hạn không đáp ứng đủ ( nguồn vốn dài hạn giảm đi còn tài sản dài hạn tăng lên ). Công ty cần nhanh chóng có kế hoạch bổ sung vốn dài hạn, tránh tình trạng mất cân bằng giữa nguồn vốn và tài sản như hiện tại. Page 12 of 35 Chuyên đề thực tập – Vũ Viết An .b Nhu cầu vốn lưu động : Để xác định nhu cầu vốn lưu động, ta có thể chia bảng cân đối tài sản thành các nhóm sau: Đơn vị tính : USD ngân quỹ có 1,745,257 tài sản KD và ngoài KD 8,554,704 ngân quỹ nợ 11,593,000 nợ KD và ngoài KD 14,326,454 tài sản dài hạn 36,196,196 nguồn vốn dài hạn 20,576,702 ngân quỹ có 1,102,523 tài sản KD và ngoài KD 7,733,981 tài sản dài hạn 42,434,264 Đầu năm ngân quỹ nợ 19,275,261 nợ KD và ngoài KD 14,409,874 nguồn vốn dài hạn 17,945,633 Cuối năm Bảng 4 Nhu cầu vốn lưu động là nhu cầu vốn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty nhưng chưa được tài trợ bởi người thứ ba trong quá trình kinh doanh đó. Nhu cầu vốn lưu động được xác định theo công thức : Nhu cầu VLĐ = Tài sản KD và ngoài KD – Nợ KD và ngoài KD Khi nhu cầu vốn lưu động dương hay tài sản kinh doanh và ngoài kinh doanh lớn hơn nợ kinh doanh và ngoài kinh doanh có nghĩa là Page 13 of 35 Chuyên đề thực tập – Vũ Viết An công ty có một phần tài sản ngắn hạn cần nguồn tài trợ. Nhu cầu vốn lưu động âm thể hiện phần vốn chiếm dụng được từ bên thứ ba của công ty nhiều hơn toàn bộ nhu cầu vốn phát sinh trong quá trình kinh doanh của công ty. Từ bảng 2 ta tính được : Nhu cầu VLĐ = 8,554,704 – 14,326,454 ( đầù năm) = - 5,771,750 ( USD) Nhu cầu VLĐ = 7,733,981 – 14,049,874 ( cuối năm ) = - 6,315,893 (USD) Trong cả năm 2009, công ty đều chiếm dụng được vốn từ bên thứ ba. Đến cuối năm 2009, số vốn chiếm dụng được còn cao hơn. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nhu cầu vốn lưu động của công ty giảm vào cuối năm 2009. Trong điều kiện bình thường thì đây là một dấu hiệu tốt cho công ty nhưng trong điều kiện của công ty hiện nay thì việc chiếm dụng vốn lại làm áp lực trả nợ của công ty càng thêm nặng nề. .c Vốn bằng tiền : Để xác định vốn bằng tiền, chúng ta có 2 cách sau : Vốn bằng tiền = Ngân quỹ có – Ngân quỹ nợ = Vốn lưu động thường xuyên – Nhu cầu VLĐ Từ bảng 2 ta có: Vốn bằng tiền = 1,745,257 – 11,593,000 ( đầu năm ) = - 9,847,743 ( USD ) Vốn bằng tiền = 1,102,523 – 19,275,261 ( cuối năm ) = - 18,172,738 ( USD ) Theo kết quả tính toán, vốn bằng tiền của công ty trong cả năm đều âm. Điều này chứng tỏ công ty bị động về vốn. Phần vốn lưu động thường xuyên không đáp ứng đủ nhu cầu vốn lưu động. Sang cuối năm 2009, số vốn lưu động thường xuyên thiếu còn nhiều hơn cho thấy công ty ngày càng phụ thuộc vào các khoản tín dụng ngắn hạn ngân hàng. Page 14 of 35 Chuyên đề thực tập – Vũ Viết An  Nhận xét : Từ những tính toán trên, chúng ta khái quát tình hình tài chính của công ty trong năm 2009 như sau: vốn lưu động thường xuyên 15,619,493 nhu cầu vốn lưu động 5,771,750 vốn lưu động thường xuyên 24,488,631 vốn bằng tiền 9,847,743 Đầu năm nhu cầu vốn lưu động 6,315,893 vốn bằng tiền 18,172,738 Cuối năm Bảng 5 Từ bảng 3, chúng ta thấy được công ty chủ yếu dùng nợ ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Mức độ vay nợ của công ty cao. Hay nói cách khác, công ty đang sử dụng một cơ cấu vốn rất mạo hiểm. Nguồn vốn của công ty phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay ngắn han. Các con số đều cho thấy tình hình của công ty ngày càng xấu đi. Công ty cần nhanh chóng có biện pháp để cải thiện cơ cấu vốn của mình nếu không muốn rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. 2) Đánh giá về cơ cấu tài sản của công ty: Đơn vị tính: USD 2008 2009 tỷ chỉ tiêu A. tài sản lưu động 1. tiền và các khoản tương đương tiền 2. các khoản phải thu 3. hàng tồn kho 4. tài sản lưu động khác B. tài sản cố định và đầu tư dài hạn Tổng tài sản số tiền 10,299 ,961 1,745 ,257 1,198 ,898 6,622 ,300 733 ,506 36,196 ,196 46,496 ,156 tỷ trọng 22% số tiền 8,836, 504 trọng chênh lệch 17% 523 457) 2% 235 734) 5% 383 337 10% 363 917) 0% 264 143) Page 15 of 35 768 1% 6,238, 83% 068 51,270, 100% 81% (726, 42,434, 78% 200% (1,290, 7, 2% 63% 1,196, 5,331, 14% 86% (642, 2,395, 3% trọng (1,463, 1,102, 4% tỷ 117% 4,774, 100% 611 110% Chuyên đề thực tập – Vũ Viết An Bảng 6: cơ cấu tài sản của công ty Từ bảng cơ cấu tài sản của công ty ta có thể thấy so với năm 2008 thì sang năm 2009 công ty đã quan tâm nhiều hơn đến tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty tăng 6,2 triệu USD tương ứng với tỉ lệ tăng tương đối là 5%. Quan sát trên bảng bảng cân đối tài sản của công ty chúng ta có thể thấy tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty tăng chủ yếu là do công ty đã đầu tư thêm vào tài sản cố định (so với năm 2008, tài sản cố định của công ty tăng từ 22,7 triệu USD lên 35,4 triệu USD). Việc đầu tư vào tài sản cố định có thể giúp công ty tăng công suất của mình. Đồng thời với sự tăng tương đối tỷ trọng của tài sản cố định và đầu tư dài hạn là sự giảm tương ứng tỷ trọng của tài sản lưu động. Tài sản lưu động của công ty đã giảm đi 5% trong tỷ trọng so với tổng tài sản. Quan sát bảng 3 nhận thấy hầu hết các khoản mục trong tài sản lưu động đều giảm. Chỉ có khoản phải thu tăng một lượng là 1,19 triệu USD. Điều này có thể là một dấu hiệu không tốt cho tình hình hoạt động của công ty. Công ty cần có biện pháp quản lý khoản phải thu hiệu quả hơn, tránh để phát sinh các khoản phải thu khó đòi. Tài sản lưu động giảm trong khi tài sản cố định tăng có thể khiến công ty không có đủ lượng vốn lưu động dùng trong sản xuất kinh doanh. Điều này có thể làm giảm hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Tuy nhiên, để biết chính xác chúng ta cần phân tích sâu hơn về tình hình hoạt động của công ty. Page 16 of 35 Chuyên đề thực tập – Vũ Viết An 3) Cơ cấu nguồn vốn của công ty: Đơn vị tính: USD 2008 chỉ tiêu số tiền 2009 tỷ trọng số tiền so sánh tỷ trọng chênh lệch tỷ trọng A. nợ phải trả 28,813,559 61.97% 36,417,210 71.03% 7,603,651 126% 1. nợ ngắn hạn 25,919,454 55.75% 33,325,135 65.00% 7,405,681 129% 2. nợ dài hạn 2,846,993 6.12% 2,846,993 5.55% 47,112 0.10% 245,082 0.48% 3. nợ khác B. nguồn vốn chủ sở hữu tổng 17,682,597 38.03% 14,853,558 28.97% 46,496,156 100.00% 51,270,768 100.00% 197,970 (2,829,039) 4,774,611 Bảng 7: cơ cấu nguồn vốn của công ty So với năm 2008, thì năm 2009 công ty đã tăng chỉ tiêu nợ phải trả lên 126% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 7,6 triệu USD và tỉ lệ tăng tỉ trọng tương đối từ 61,97% lên 71,03%. Điều này chứng tở công ty đã chiếm dụng được nhiều hơn vốn của bên thứ 3. Nhưng đồng thời với đó là áp lực trả nợ cũng tăng theo. Qua quan sát có thể thấy được các khoản nợ của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn. Điều này sẽ gây khó khăn cho công ty về tính thanh khoản. Công ty cần đưa ra các giải pháp quản lý nợ phải trả một cách kịp thời. Khoản nợ dài hạn của công ty từ năm 2008 sang năm 2009 ko có thay đổi về mặt số tuyệt đối nhưng do tổng nguồn vốn của công ty tăng lên ( từ 46,5 triệu USD lên 51,2 triệu USD ) nên tỉ trọng của khoản nợ dài hạn cũng giảm từ 6,12% xuống còn 5,55%. So với năm 2008 thì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty giảm 2,8 triệu USD. Từ bảng cân đối tài sản ta có thể nhận thấy được nguồn vốn chủ sở hữu của công ty giảm đi chủ yếu là do phần lợi nhuận chưa phân phối của công ty âm nhiều. Mặc dù vốn góp tăng lên nhưng do lợi nhuận chưa phân phối của công ty giảm quá lớn dẫn đến nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cũng bị giảm. Một phần nhỏ làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là do chênh lệch tỷ giá. Qua xem xét bảng Page 17 of 35 100% 520% 84% 110% Chuyên đề thực tập – Vũ Viết An cơ cấu nguồn vốn của công ty, chúng ta có thể nhận thấy công ty đang sử dụng một cơ cấu vốn khá mạo hiểm. Vốn chủ sở hữu chỉ chiếm chưa đến 1/3 tổng nguồn vốn, còn lại là nguồn vốn vay. Điều này sẽ làm tăng cao rủi ro thanh khoản cho công ty. 4) Đánh giá về khả năng thanh toán của công ty: Phân tích khả năng thanh toán chính là việc xem xét khả năng tài chính của doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ phải trả khi đến hạn. Để phân tích khả năng thanh toán của công ty, chúng ta dựa vào sự biến động của chỉ tiêu khoản phải trả và các chỉ tiêu thuộc về vốn lưu động của công ty bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho, các tài sản lưu động khác. Thông qua sự biến động về các chỉ số trên, chúng ta có thể thấy được tính hình thanh toán của công ty. Công ty hiện đang chiếm dụng được vốn lớn hay đang bị chiếm dụng vốn. Từ đó thấy được hiệu quả sử dụng vốn của công ty như thế nào, tỷ lệ nợ có hợp lý không? chỉ số hệ số nợ hệ số nợ dài hạn tỷ số tự tài trợ tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn tỷ suất đầu tư TSCĐ tỷ số thanh toán hiện hành tỷ số thanh toán nhanh tỷ số thanh toán tức thời 2008 0.62 0.16 0.38 0.49 0.49 0.4 0.14 0.07 2009 0.71 0.19 0.29 0.35 0.69 0.27 0.11 0.03 Bảng 8: các chỉ số khả năng thanh toán của công ty Bên cạnh việc huy động và sử dụng vốn, khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính cũng cho ta thấy khái quát tình hình tài chính của công ty. Vì vậy, ta cần tính ra và so sánh chỉ tiêu: Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ số tự tài trợ = Tổng số nguồn vốn Page 18 of 35 Chuyên đề thực tập – Vũ Viết An Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ công ty có mức độ độc lập về tài chính càng cao bởi nguồn vốn tự có của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn mà công ty đang sử dụng và mức độ an toàn về thanh khoản của công ty cao. Tuy nhiên, nếu hệ số tự tài trợ quá cao cũng không phải là tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty. Ngược lại với tỷ số tự tài trợ là hệ số nợ. Nguồn vốn vay Hệ số nợ = = 1- tỷ số tự tài trợ Tổng nguồn vốn Hệ số nợ nói lên tổng nợ trong nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn từ bên ngoài là bao nhiêu phần hay trong tổng số tài sản hiện có có bảo nhiêu phần do vay nợ mà có. Hệ số nợ càng thấp chứng tỏ sự phụ thuộc của công ty vào người vay càng ít, món nợ của người cho vay càng được bảo đảm và do vậy việc cho vay càng an toàn. Nhưng khi đó, công ty sẽ phải sử dụng nhiều hơn phần vốn chủ sở hữu ( cũng là trường hợp tỷ số tự tài trợ cao). Với một hệ số nợ cao, công ty sẽ rất có lợi vì có thể làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, công ty còn được lợi về thuế do chi phí lãi vay được tính vào chi phí hợp lý của công ty. Nhưng cái gì cũng có 2 mặt của nó, hệ số nợ cao cũng mang lại nhiều rủi ro cho công ty. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản thấp. Nếu tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty thấp hơn lãi vay bình quan thì hệ số nợ cao lại làm giảm đáng kể tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Không chỉ thế, nó còn có thể đưa công ty vào trong tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ vay và có thể dẫn đến phá sản. Từ bảng 5 chúng ta có thể thấy hệ số nợ của công ty đang có xu hướng tăng lên ( từ 0,62 lên 0,71). Điều này có thể giúp công ty được lợi về thuế. Tuy nhiên qua báo cáo kết quả kinh doanh chúng ta có thể thấy hoạt động kinh doanh của công ty kém hiệu quả (lợi nhuận âm). Với một hệ số nợ cao Page 19 of 35 Chuyên đề thực tập – Vũ Viết An thế này có thế đem lại rủi ro lớn cho công ty và làm giảm mạnh tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Thêm vào đó, hệ số nợ quá cao cũng có thể gây khó khăn cho công ty khi muốn huy động thêm vốn. Qua bảng 5, chúng ta thấy tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn của cả 2 năm đều nhỏ hơn 0,5. Sang năm 2009, tỷ suất này còn giảm xuống chỉ còn 0,35. Điều này chứng tỏ phần lớn tài sản dài hạn của công ty được tài trợ bằng nguồn vốn vay. Trong bảng 5, chúng ta chỉ nhận thấy một dấu hiệu khả quan trong tình hình tài chính của công ty đó là tỷ suất đầu tư tài sản cố định. Tỷ số này đã tăng lên 0,69 từ 0.49 ( năm 2008). Điều này chứng tỏ công ty đã đầu tư nhiều hơn vào tài sản cố định. Nó sẽ làm tăng năng lực sản xuất của công ty và làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Để đo lường khả năng thanh toán của công ty, chúng ta xem xét đến các chỉ số: Tổng tài sản lưu động Tỷ suất thanh toán hiện hành = Tổng nợ ngắn hạn Tỷ suất này cho ta thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của công ty là cao hay thấp. Hay nói cách khác, nó đo lường khả năng các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Nếu hệ số này cao, có thể đem lại sự an toàn về khả năng bù đắp cho sự giảm giá trị của tài sản ngắn hạn. Điều đó thể hiện tiềm năng thanh toán cao so với nghĩa vụ thanh toán. Tuy nhiên, một công ty có tỷ suất thanh toán hiện hành quá cao cũng có thể là dấu hiệu của sự đầu tư quá đáng vào tài sản ngắn hạn, một sự đầu tư không mang lại hiệu quả. Trong bảng 5, chúng ta thấy tỷ suất thanh toán hiện hành của công ty trong 2 năm 2008 và 2009 đều thấp và đang có xu hướng giảm mạnh. Điều này cho thấy sự bất ổn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Tổng tài sản ngắn hạn của công ty không đáp ứng được 1/3 số nợ ngắn hạn. Điều này sẽ đẩy công ty vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Page 20 of 35
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất