Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Viết cho một ngọn lửa cuộc đời

.PDF
15
334
82

Mô tả:

TÀI LIỆU ĐƯỢC CHIA SẺ TẠI TRANG Facebook : https://www.facebook.com/ngocquynhbinhdinh Email : [email protected] Viết cho một ngọn lửa của cuộc đời…. Triết lí sống: “ Những gì bạn làm cho bản thân, sẽ ra đi cùng bạn. Những gì bạn để lại cho đời, sẽ ở lại mãi mãi. ” Giá trị theo đuổi : CẦU THỊ – CỐNG HIẾN – CHO ĐI Ta không thể thay đổi được hạt giống cây trồng, nhưng vẫn có thể uốn nắn, tỉa tót, chăm sóc, làm hàng rào kĩ lưỡng cho cây, đặc biệt từ khi cây còn nhỏ để sau này khi lớn lên, nó tỏa bóng, cho trái hữu ích cho đời. Cũng như thế, ta không thể thay đổi được khi mình sinh ra, nhưng vẫn có thể thay đổi được những gì ta sẽ học, ta sẽ làm, ta sẽ lựa chọn, đặc biệt ngay từ khi còn trẻ. Với niềm tin đó, do vậy nếu các bạn trẻ được trang bị kĩ lưỡng và chu đáo những kĩ năng và kinh nghiệm học để giảm thiểu thời gian học, học hiệu quả hơn, có định hướng phát triển tốt và là một người trẻ phát triển toàn diện, chắc chắn đó sẽ là những mầm cây tuyệt vời cho tương lai sau này. A- Làm gì khi bị “mất gốc”? Thi cử ngày càng thay đổi nhiều, tâm lí học sinh càng ngày càng hoảng loạn. Nhiều bạn càng ngày càng lo lắng cho việc học, bởi bây giờ áp lực đến từ rất nhiều việc. Đôi khi rất quyết tâm, nhưng bạn chợt nhận ra rằng không hiểu sao cái phần này, cái phần kia mình chẳng có tí cảm tình gì cả. Dù cũng muốn học, nhưng nhìn vào chẳng hiểu gì. Ấy có lẽ là vì bạn đã bị mất gốc. Vậy phải làm gì khi bị mất gốc? Có lẽ năm vừa rồi kì thi chung quốc gia có sự thay đổi khi không còn thi riêng biệt Đại học và Tốt nghiệp như xưa nữa, nhưng kiến thức thì đa phần vẫn thế, với những bạn học sinh cấp 3, thông thường vẫn là thi từ chương đầu của năm lớp 10 cho đến chương cuối của lớp 12. Bạn chợt giật mình vì hình như có một số phần nhìn lại mình chẳng nhớ gì cả, và chẳng hiểu gì cả, bởi vì bạn chưa từng học thực sự phần đó. Rồi có những bạn khi thi vào cấp 3, kiến thức đâu chỉ có lớp 9, rất nhiều kiến thức tổng hợp lấy nền từ lớp 6,7,8 và tích hợp lại dưới dạng của một đề thi. Vậy bây giờ phải làm như nào? Giống như một cái cây, ngay cả khi nó mọc cao lên rồi, mà ở bên dưới gốc, có những con sâu phá hủy, cắn nó, làm nó nguy hại thì chỉ có cách duy nhất bây giờ, không thể nào phá cái cây ấy đi được, mà bạn buộc phải đưa cái cây ấy ra một vùng đất khác, đảm bảo điều kiện hơn, đầy đủ dinh dưỡng hơn, có những sự chăm sóc chu đáo hơn, từ đó giúp diệt trừ những loài sâu bọ đang phá cây. Việc học cũng vậy, nếu chẳng may bạn mất gốc thì chỉ còn một cách duy nhất: học lại từ đầu. Có lần mình cũng bị mất gốc một số chương trong các môn tự nhiên, và mình mắc phải sai lầm lớn, mặc dù bị mất gốc nhưng cứ đi tìm kiếm mấy quyển sách tham khảo, đọc qua qua vài bài có lời giải, thấy hơi hiểu mang máng, hoặc đôi khi cũng không hiểu lắm, thế rồi lúc làm bài kiểm tra vẫn không làm được. Hoặc là đôi khi không hiểu vì sao lại phải làm như vậy. Nhất là khi đã mất gốc lại còn đi làm đề. Đề thi là tổng hợp kiến thức ở mức độ cao nhất, không được luyện tập kĩ sao có thể làm được. Giống như việc, bạn tập bơi, bạn không được luyện tập mà ngay lập tức cho bạn đi thi bơi, bạn không chết đuối mới là lạ. Lúc đầu khi học, mình luôn luôn coi thường bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập, bởi mình nghĩ sách này thiết kế cho chung, cả học sinh dân tộc thiểu số cũng học, muốn khác biệt phải học những thứ cao siêu chứ học mấy bài này làm gì. Nhưng sau lần ấy, mình bắt đầu có một cái nhìn khác về bài tập trong sách bài tập. Thế là mình ngồi “cày” lại hết sách giáo khoa và sách bài tập của những phần mình mất gốc. Sau này, kết nối lại kinh nghiệm học, thì mình thấy mọi sự phải khởi đầu bằng sách giáo khoa và sách bài tập. Giống như xây nhà, bạn không xây móng chắc chắn thì làm sao lên cao được. Cái móng nhà của bạn yếu, bạn xây 3,4 tầng còn được, chứ sao xây được 72 tầng như tòa nhà Keangnam – tòa nhà cao nhất Việt Nam. Khi bạn học, đặc biệt là các môn tự nhiên, nếu không hiểu bản chất ngay từ những bài cơ bản mà chỉ giải đơn thuần như con vẹt thì sau lên những bài khó hơn, khả năng tư duy, suy luận và phân tích logic cao hơn, chắc chắn bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nếu xét bản chất khoa học, bạn mất gốc một phần, một chương nào đó là do bộ não của bạn chưa đủ liên kết nơ ron thần kinh trong phần đó. Giống như việc con đường từ nhà bạn đến trường, lần đầu đi học, chắc hẳn bạn cũng thấy lạ lẫm và có thể lạc đường. Nhưng khi đi nhiều rồi, bắt đầu nhớ từng ngóc ngách, từng hàng, từng ngõ. Việc học cũng vậy, nếu bạn mất gốc thì việc cần làm nhất là bạn phải tích đủ lượng nơ ron thần kinh trong phần học ấy. Mà khởi đầu là bạn phải làm tốt sách giáo khoa và sách bài tập. Phải làm cho bằng được và hiểu cho đúng bản chất. Chúc các bạn sớm thoát khỏi nạn “mất gốc”! B- Bài hôm nào xào ngay cho “hot” Phục hồi trí nhớ trước khi quên. Bí quyết để giảm thiểu một nửa thời gian ôn tập bài vở của bạn. Có bao giờ khi đi học, bạn đặt câu hỏi tại sao mình cứ hay quên những thứ thầy cô bắt nhớ nhưng lại thường cứ nhớ những thứ đáng lẽ nên quên? Tại sao đôi khi mở sách, mở vở ra mình lại quên hết sách? Hay là mình bẩm sinh đã có biệt tài học cái quên ngay? Đừng lo, chỉ cần bạn biết được sự thật về việc quên quên, nhớ nhớ của bạn, chắc chắn bạn sẽ thấy việc ghi nhớ trở lên vô cùng dễ dàng. Nếu bây giờ được hỏi về những đồ vật trong phòng ngủ của bạn, bạn có thể liệt kê ra được không? Quá dễ. Vậy nhưng nếu như hỏi bạn về những diễn biến lịch sử trong trận Điện Biên Phủ năm 1954, bạn có chắc sẽ nhớ? Về mẹo ghi nhớ sự kiện lịch sử, bạn tìm hiểu ở bí kíp trí nhớ siêu đẳng, còn trong bài này, chúng ta sẽ giải quyết nguyên lí chung của việc tại sao có những thứ mình rất nhớ, còn có những thứ mình lại chóng quên. Lý do mà bạn rất nhớ những đồ vật trong phòng ngủ của bạn, đó là bởi vì gần như ngày nào bạn cũng được nhìn thấy nó. Còn thông tin về một bài lịch sử, lần cuối cùng bạn đọc lại nó là khi nào? Mà bộ não của bạn, nó sẽ không quan tâm rằng giữa kiến thức lịch sử và những thông tin trong phòng ngủ, cái nào quan trọng hơn hay cái nào sẽ phải thi. Bộ não sẽ chỉ nhớ cái gì nó cảm thấy ấn tượng. Và đặc biệt, là cái gì nó gặp đi gặp lại nhiều lần. Khoa học chỉ ra rằng, việc ghi nhớ bao gồm tiếp nhận thông tin và phục hồi thông tin. Sự thật là chẳng có ai có khái niệm trí nhớ kém cả, chỉ có những người không hiểu về trí nhớ của mình và không biết dùng nó. Hãy hình dung vào một ngày hè đẹp trời, bạn vi vu trên biển, ngắm biển, hòa vào dòng nước mát lạnh, rồi sau đó bạn phơi mình trên bãi cát. Ở trên đó, bạn vẽ hình một chú thỏ thật đáng yêu. Nhưng quái, kì lạ thay một lúc sau quay lại, bạn không còn thấy chú thỏ đâu nữa. Thì ra chỉ một cơn sóng đi đến, nó đã xóa nhòa tất cả. Và đó, cũng là những gì mà bộ não của bạn thể hiện khi tiếp nhận một thông tin mới. Nhưng thông thường, khi nào bạn sẽ ôn bài của ngày hôm nay? Với nhiều bạn, có thể sẽ là tuần sau trước khi hôm sau có tiết học. Mà khi đó, thì bạn đâu còn nhớ được nhiều kiến thức nữa. Do vậy, nếu như bạn áp dụng chiến thuật “Bài hôm nay cứ để tuần sau”, thì chắc chắn bạn rất dễ rơi vào tình trạng chẳng nhớ mình đã học gì. Chưa kể có những bạn bài hôm nay cứ để khi nào kiểm tra mới học, bài hôm nay cứ để tháng sau, thậm chí bài hôm nay để đến tận cuối năm đi thi, thì hiển nhiên bạn vừa tốn thời gian học, lại vừa không hiệu quả. Vậy thì, thay vì “Bài hôm nay cứ để tuần sau”, nếu bạn áp dụng chiến thuật “Bài hôm nào xào ngay cho “hot””, chắc chắn rằng bạn vừa tiết kiệm thời gian học, vừa gia tăng tỉ lệ nhớ bài lên gấp nhiều lần. Giả sử hôm nay khi bạn học xong bài, tối về bạn dành ngay 10 phút ôn bài, tuần sau khi chuẩn bị bài bạn lại dành ra tiếp 10 phút ôn bài, trước khi kiểm tra 45 phút (có thể là khoảng sau 1 tháng) bạn lại dành ra 10 phút ôn bài, trước khi thi học kì, bạn dành ra 10 phút ôn bài, trước khi thi cuối năm bạn dành ra 10 phút ôn bài,.. cộng lại bạn mất khoảng 1h cho quy trình ôn bài đó. Nhưng hiệu quả thế nào? Rất có thể bạn sẽ nhớ 80-90%, thậm chí 100% kiến thức. Còn nếu theo cách thông thường, giả sử bạn cứ gần kì thi mới học, bạn mất cả ngày để học khoảng 10h, gấp 10 lần so với quy trình kia, nhưng hiệu quả có khi lại không đáng kể vì khi đó có quá nhiều kiến thức mới, và bộ não không hấp thụ kịp. Thực tế, việc bạn nhớ được một lượng kiến thức lớn trong chương trình học thường không dễ dàng, và bạn sẽ chỉ nhớ khi bạn được ôn tập đi ôn tập lại nhiều lần. Bộ Giáo dục cải cách liên tục, thi cử cải tiến và ngày càng cải tiến theo xu hướng tổng hợp kiến thức, tức kiến thức thi cử không chỉ ở trong một năm học cuối cấp mà rải rác nhiều năm học cộng dồn lại. Như thế, để chiến thắng trong thi cử, bạn bắt buộc phải có một chiến lược đúng đắn, đó là bạn học trước khi quên, ôn tập kịp thời bạn sẽ không bao giờ quên. Chúc bạn rèn luyện được thói quen tốt này. C- “Ảo tưởng sức mạnh” về sơ đồ tư duy “Những sai lầm khi sử dụng Sơ đồ tư duy không phải ai cũng biết.” Chắc hẳn việc sử dụng sơ đồ tư duy hay những lợi ích của sơ đồ tư duy không còn gì là xa lạ với các bạn học sinh nữa. Thế nhưng, sử dụng sơ đồ tư duy trong thực tiễn như thế nào, và làm sao để tránh những sai lầm khi mắc phải mà mình gọi là những “ảo tưởng sức mạnh” về sơ đồ tư duy thì không phải ai cũng biết. Chính vì lẽ đó, bài này sẽ chỉ ra một vài sai lầm bạn cần tránh cũng như nguyên tắc bạn cần nhớ. Có thể bạn đã đọc được ở đâu đó về sơ đồ tư duy nhưng đa phần những tài liệu đó nói đến việc dùng sơ đồ tư duy, lợi ích cũng như hướng dẫn lập sơ đồ tư duy. Trong khi việc áp dụng thật thì có thể bạn sẽ gặp một vài sai lầm thực tiễn. Theo mình tổng hợp lại nhanh như sau: 1. Hình trung tâm có nhất thiết phải liên quan đến chủ đề không? Câu trả lời là không. Bởi vì để kích thích sự sáng tạo, hình trung tâm bạn vẽ gì cũng được. Nhưng hãy nhớ, đừng mất quá nhiều thời gian cho hình trung tâm. Và tờ giấy thì nhớ để ngang. Vì bạn để dọc, tính thẩm mỹ không cao và khó sắp xếp kiến thức hơn. 2. Về màu sắc Bộ não bị kích thích bởi màu sắc, nên không phải tự nhiên kinh đô phim ảnh thu hút hàng tỉ đô chứ không như phim đen trắng ngày xưa. Vậy nên nếu các nhánh chính bạn vẽ cùng màu, nó không có sự nổi bật. Hãy nhớ sơ đồ tư duy phải có ít nhất 3 màu. Và hai nhánh cạnh nhau thì không được cùng màu. Chỉ có các nhánh phụ bạn mới để cùng màu thôi. Và nhánh có màu gì thì chữ trên nhánh có màu tương tự như vậy. 3. Viết gì trên nhánh? Có những bạn chia sẻ “Anh ơi, kể từ ngày dùng sơ đồ tư duy, tập đề cương em dày gấp đôi so với bình thường.” – nhìn sơ đồ tư duy cứ thấy rối rối. Bạn nhìn thử sơ đồ tư duy bên dưới mình minh họa, bạn sẽ thấy đây là một sơ đồ tư duy chưa áp dụng nguyên tắc từ khóa, vì thế mà nhìn có vẻ hơi rối. Hãy nhớ: chỉ 20% từ khóa nhưng có thể diễn đạt được 80% nội dung. Do vậy bạn chỉ cần nắm được 20% nội dung đó. (Cách lọc khóa như nào bạn đọc ở bài tuyệt chiêu dùng “Phao câu”). Vì thế ở trên nhánh thì bạn chỉ viết từ khóa thôi, và nhớ từ khóa phải viết ở trên, không viết ở dưới nhánh. Chỉ cần không mắc sai lầm này, sơ đồ tư duy bạn chắc chắn sẽ ngắn và hiệu quả. 4. Chèn hình ảnh cho sơ đồ tư duy Hình ảnh rất quan trọng. Có hình ảnh nhớ rất nhanh. Do vậy bước cuối trong khi bạn vẽ sơ đồ tư duy là hãy thêm hình ảnh vào các nhánh. Hình ảnh đó có thể là hình minh họa, hình bạn chế ra, không nhất thiết phải đẹp. Hãy nhớ, không nhất thiết phải đẹp. Chỉ cần có hình ảnh, bộ não sẽ rất thích những điều đó. 5. Sơ đồ tư duy có giúp ghi nhớ không? Câu trả lời là KHÔNG. Sơ đồ tư duy là một loại ghi chú thông minh, nó giúp bộ não ấn tượng hơn và gia tăng khả năng ghi nhớ. Nhưng nếu muốn nhớ bài bạn vẫn phải áp dụng quy trình “Bài hôm nào xào ngay cho “hot”– quy trình ôn tập đầy đủ. Còn tác dụng lớn nhất của sơ đồ tư duy là tổng hợp kiến thích rất tổng quát, có thể tổng hợp nội dung tổng quát cả quyển sách, cả chương sách, cả mấy chục trang sách trong một tờ giấy. Cảm giác giống như bạn đi vào thành phố, bạn có một tấm bản đồ ở trong tay. (Sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức văn học) Bạn nhìn thấy hai sơ đồ tư duy trên không, đó là của một bạn học viên (bạn này là học sinh chuyên Toán) tổng hợp lại kiến thức văn học và vật lí. Khi bạn ôn tập, chỉ cần nhìn vào đó thấy rất hiệu quả, phần nào bạn chắc chắn, phần nào bạn chưa, từ đó bạn dễ dàng ôn lại, chứ không phải mơ hồ không biết mình đã học được gì, hay quên gì mất. (Sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức vật lí) 6. Sơ đồ tư duy không tự nhiên mà vẽ nhanh được. Nhiều bạn dễ nóng vội, không chịu luyện tập nên vẽ sơ đồ tư duy không được nhanh. Ngày xưa thời đi học, mình cũng dùng sơ đồ tư duy phải từ 4-5 năm. Nhớ hồi lớp 12, đa phần các môn học mình vẽ sơ đồ tư duy vào vở ghi luôn (Năm cuối nên thầy cô cũng thoải mái). Chỉ có môn Toán và Thể Dục là mình không dùng sơ đồ tư duy (Chắc do là chuyên Toán nên trong đầu mình lúc nào cũng hệ thống được kiến thức). Còn các môn khác, đều dùng. Ban đầu vẽ xấu, mất nhiều thời gian. Có những sơ đồ tư duy mất 2-3 tiếng mới vẽ xong. Nhưng luyện nhiều thì chỉ khoảng 30 phút là xong, mà lại đẹp. Vậy nên các bạn nhớ kiên trì. Mà đừng bỏ cuộc, áp dụng là phải áp dụng tới cùng. Trong một khóa học về phương pháp học tập mình theo học của đại học US Sandiego, mình có được chia sẻ và thực sự thấm về sức mạnh sơ đồ tư duy. Nó phát triển sự sáng tạo vô cùng, nó kích thích trí não, nó tạo ra những ý tưởng mới. Chính vì thế hãy nhớ và áp dụng nhé. Chúc các bạn có những kết quả đột phá. D- BA KHÔNG trong ngày thi Trích từ sách “Học thông minh Thi cực đỉnh” Cả quá trình học, ngày đi thi là thời điểm then chốt. Vậy nên, đây là một thời điểm vô cùng quan trọng, bởi ngoài việc kiến thức bạn đã ôn luyện thì cách thức bạn “chiến đấu” trong những ngày này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của bạn. Nhiều người nói “Học tài thi phận”, nhưng thực tế thì thi cũng có những kĩ năng riêng. Bài này chia sẻ một vài lưu ý trong những ngày thi để giúp bạn thi tốt nhất. 1- KHÔNG kiểm tra đáp án sau khi thi xong Rất rất nhiều người có thói quen kiểm tra đáp án sau khi thi xong để biết xem tình hình làm bài của mình như thế nào. Thế nhưng có một sự thật, rằng khi bạn đi thi, thông thường điểm của bạn sẽ nhỏ hơn hoặc bằng điểm tuyệt đối. Tức là đại đa số sẽ không ít thì nhiều có những phần làm sai, có những phần chưa làm được. Vậy thì, việc bạn kiểm tra đáp án sau khi bạn thi sẽ chỉ giúp bạn chắc chắn chỉ ra bạn đã sai những phần nào. Hoặc việc bạn trao đổi với bạn bè, tự dưng bạn sẽ thấy “Thôi chết, nhầm mất rồi”. Mà khi đó, “bút sa gà chết”. Bạn đã nộp bài thi rồi, thì chắc chắn điểm số của bạn không thể tăng lên được nữa. Nhưng việc bạn kiểm tra đáp án sẽ dễ khiến cho bạn bị tâm lí, thậm chí nếu đó là môn đầu, bạn sẽ dễ bị áp lực, và cả trường hợp bạn làm bài không tốt. Chính vì lẽ đó, một khi đã đi thi, bạn cứ cố gắng làm bài hết sức mình, còn đâu đáp án thì khỏi cần kiểm tra. Hoặc là bạn chờ thi xong hết tất cả các môn, hãy kiểm tra đáp án sau cùng. Còn không, thì khỏi kiểm tra đáp án luôn, điểm số rồi cũng sẽ biết, cứ vui vẻ sau khi thi là được. 2- KHÔNG liên lạc trong những ngày thi Có một sự thật, năng lượng rất dễ lây lan, đặc biệt nếu đó là năng lượng của sự lo lắng và tiêu cực. Trong những ngày thi, đôi khi bạn bè hoặc gia đình hay gọi điện hỏi han, và nhiều khi không giấu được sự lo lắng. Chưa kể, có thể bạn bè của bạn làm bài không tốt, nhắn tin với bạn, khiến lây lan năng lượng tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lí của bạn. Đôi khi, cả những lời chúc, sự quan tâm là tốt nhưng nếu những người xung quanh mà bị lo lắng quá, hồi hộp quá thì việc bạn cắt liên lạc, tập trung hoàn toàn vào bản thân mình lại là một điều tốt. Đa phần nhiều sĩ tử khi thi sẽ lo lắng, hoặc hồi hộp. Thậm chí lên mạng xã hội, ngoài những lời chúc thì cũng có rất nhiều tâm trạng căng thẳng trước kì thi. Vì thế, thật đơn giản bạn chỉ cần trao đổi nhanh với người trực tiếp đưa đón bạn trong ngày thi, hoặc gia đình bạn. Còn lại có thể bạn bè, bạn nên để khi thi xong trao đổi cũng được. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể cách li với chiếc điện thoại, mạng xã hội trong những ngày thi. 3- KHÔNG bỏ cuộc khi chưa hết giờ Cho dù bạn học rất giỏi, hay học rất kém, thì bạn đều không nên nộp bài sớm khi thời gian chưa hết. Điểm số của bạn được đánh giá bởi những gì bạn thể hiện ra trên giấy, chứ không phải ở tốc độ làm bài của bạn. Vậy nên, nếu bạn làm tốt, làm xong nhanh, hãy ngồi kiểm tra lại từng bài, kiểm tra ít nhất 3 lần. Thậm chí bạn ngồi giải lại bài ra nháp với các môn tự nhiên, đọc lại từng câu từ, lỗi chính tả với các môn xã hội, làm lại đề một lần nữa, cho đến khi nào hết thời gian thì thôi. Phải tận dụng tối đa thời gian mình có. Còn trong trường hợp bạn học kém, thì bạn lại càng phải cố gắng. Biết đâu bạn cứ cố, cứ cố, cứ kiên trì ngồi nghĩ, bạn lại nảy ra ý tưởng xuất thần trong phòng thi thì sao. Do vậy, nhớ đừng bỏ cuộc. Và một mẹo nhỏ nữa, tầm khoảng 10 phút trước khi hết giờ, bạn đừng cố làm bài nữa. Hãy kiểm tra lạibafi mình đã làm để chắc chắn với số điểm bạn đã làm được. Với 3 KHÔNG đó, chúc bạn luôn thi tốt. E- Mẹo dùng nháp khi thi Trích từ sách “Học thông minh Thi cực đỉnh” Đi thi ai cũng được phát nháp, nhưng để tận dụng tối đa công dụng của nháp thì không phải là ai cũng biết và có kinh nghiệm. Cho dù đó là bạn thi môn tự nhiên hay môn xã hội. Bài này chia sẻ một vài mẹo áp dụng nhanh, kết quả tức thì cho các sĩ tử. Nhưng trước hết, bạn phải nắm được nguyên lí. Đó là không ai cấm bạn xin nháp trong phòng thi, cho dù là xin nhiều. Cũng không ai cấm bạn xin nháp, ngay cả đối với những môn như môn Văn, Sử, Địa. Và càng không ai cấm bạn vừa làm bài thi ngay lập tức đã xin thêm nháp. Đầu tiên với các môn xã hội, có thể bạn không nháp nhiều. Bạn chỉ dùng nháp để lập dàn ý thôi, hoặc chăng là thống kê lại một số kiến thức. Vậy nhưng, những môn này có một đặc thù, đó là nếu bạn trình bày chữ nắn nót, đẹp đẽ thì bài làm của bạn ít nhiều cũng được giám khảo cảm tình hơn. Mà bạn để ý, nếu đi thi chỉ có 1 tờ giấy thi và 1 tờ nháp, khi bạn kê lên, bạn sẽ viết khó khăn hơn. Chính vì thế, những môn này bạn nên có ít nhất là 2 tờ nháp, mục đích chính là để kê, viết cho êm, chữ cho cẩn thận. Vậy nên nếu thi Văn, làm bài tầm 15 phút, bạn xin thêm 1 tờ nháp, xin thêm 1 tờ giấy thi có thể cả phòng sẽ há hốc mồm, còn bạn thì biết lí do rồi đấy. Ngay cả việc xin thừa thì cũng đâu có sao. Với các môn tự nhiên, rất có thể bạn sẽ phải sử dụng nhiều nháp. Lưu ý bạn đừng nháp ra đề, vì đề thi diện tích không rộng, bạn chỉ nên note kết quả của bạn hoặc một vài phương hướng thôi, chứ bạn đừng nháp tràn lan ra đó. Và có một mẹo giúp bạn sử dụng nháp như sau: đó là bạn hãy nháp theo thứ tự. Bạn có nhớ bài Kinh nghiệm thi Toán, chúng ta nói về việc làm bài theo thứ tự không? Vậy thì nháp cũng thế, bạn cũng nháp theo thứ tự. Ví dụ tờ nháp với môn Lí, giả sử bạn phải làm 50 câu. Tờ nháp 01, mặt số 01, bạn dành để nháp từ câu 01-10, mặt số 02, bạn dành để nháp từ câu 11-20, mặt số 03, bạn dành để nháp từ câu 31-40,.. cứ thế cứ thế sắp xếp là tùy bạn. Cách bạn nháp như này có một ưu điểm cực kì ưu việt, đó là nó phục vụ khi bạn kiểm tra lại bài làm. Khi bạn kiểm tra lại bước làm, kết quả. Bạn biết rất rõ phần nào mình nháp câu nào, ở vị trí nào, khi đó bạn dễ dàng kiểm tra nháp để tiếp tục giải quyết những bài chưa làm được hoặc kiểm tra lại những bài đã làm được rồi. Với kinh nghiệm sử dụng nháp đó, chúc các bạn sẽ có những tờ nháp cực kì bá đạo để thi thật tốt. Có một mẹo rất đơn giản, cho dù bạn đang học giỏi Toán hay là học dốt Toán thì bạn đều có thể áp dụng vì nó liên quan đến cách thức bạn thể hiện trong lúc làm bài thi môn Toán. Thông thường, khi làm đề thi môn Toán, bạn sẽ làm câu nào trước? Chắc không cần suy nghĩ ai cũng có thể trả lời là làm bài dễ trước, bài khó sau đúng không. Đương nhiên là vậy, nhưng cách bạn trình bày lời giải các câu trong đề thi sẽ như thế nào? Bạn trình bày câu nào trước vào trong tờ giấy thi? Đến đây sẽ có nhiều sự khác biệt. Có những bạn thường sau câu hàm số, bạn chuyển sang thấy câu nào dễ thì bạn làm tiếp vào, đó có thể là câu lượng giác hoặc câu số phức, hoặc một câu nào đó nhằm trong nhóm những câu bạn dễ dàng làm được ngay. Vậy, thứ tự các câu bạn trình bày vào trong bài thi sẽ là như thế nào nếu như đề bài có 10 câu? Có thể là 1-3-9-2-5-6-7-8-…. tùy đề đúng không. Bạn có thấy, với một đề Toán rất dài, thường khoảng 10 câu, mỗi câu bạn trình bày ít nhất cũng khoảng nửa mặt giấy cho đến 2/3 trang giấy, thì khi thể hiện lên trên giấy thi, ít nhiều cũng phải 2-3 tờ giấy thi. Nếu bạn làm theo một thứ tự đảo lộn như vậy, những khó khăn gì có thể xảy ra? – Khi bạn kiểm tra lại bài làm, bạn cũng không biết thứ tự ở đâu, rất mất thời gian để kiểm tra lại. Chưa kể nhỡ chẳng may lại còn bị thiếu. – Đặc biệt, khi giám khảo chấm bài. Do giám khảo phải chấm hàng trăm, hàng nghìn bài thi, nên việc thứ tự lộn xộn như vậy sẽ khiến giám khảo cũng khó tìm, chưa kể sẽ chẳng may họ chấm thiếu câu của các bạn. Chuyện chấm thiếu vì khó tìm hoặc đếm nhầm câu là hoàn toàn có thể xảy ra. Do vậy, có một mẹo rất đơn giản. Về thứ tự làm bài, bạn vẫn làm bài dễ trước, bài khó sau. Nhưng thứ tự trình bày vào trong bài thi, bạn nên trình bày theo thứ tự từ đầu đến cuối. Giả sử 1-2-3-…-9-10. Để làm được điều đó, rất đơn giản, bạn ước lượng độ dài mỗi bài. Giả sử như sau: – Tờ giấy thi số 1: Làm các câu 1-2-3 – Tờ giấy thi số 2: Làm các câu 4-5-6 – Tờ giấy thi số 3: Làm các câu 7-8-9-10 Trong từng tờ, bạn cũng chia thứ tự lần lượt như vậy. Việc bạn làm như này sẽ chắc chắn một điều bài làm của bạn rất thoáng, khi bạn kiểm tra lại vô cùng dễ dàng. Giám khảo chấm lướt qua bài làm cũng biết được thứ tự của bạn. Vì nếu bài thi giữa các câu bạn để một khoảng trống thì cũng chẳng ai trừ điểm của bạn cả, cho nên bạn cứ yên tâm như vậy nhé. Ngoài ra, nếu làm theo cách này, có thể bạn làm xong câu 1, câu 2. Bạn thấy câu 9 rất dễ, thì bạn xin luôn giấy thi, giám thị không cấm việc bạn xin giấy thi sớm. Bạn còn có tác dụng là có giấy kê để làm bài, chữ sẽ đẹp hơn. Thêm một điều nữa, đó là khi bạn đi thi, bạn nhớ là làm câu dễ trước, câu khó sau. Và sau khi làm xong câu nào, bạn phải kiểm tra lại câu đó thật kĩ để đảm bảo bạn đã làm đúng trước khi chuyển sang câu tiếp theo. Sau khi giải xong bài, ở lượt kiểm tra tiếp theo, bạn có thể giải lại ra nháp để chắc chắn rằng lời giải của mình và đáp án trong bài thi là làm đúng. Ngày xưa, mình đi thi Toán thì thường lại làm ngược lại xíu. Đó là lúc đi thi, mình luôn làm bài bất đẳng thức (bài khó nhất) trước. Bởi khi làm bài bất đẳng thức mà giải được thì tâm lí rất thoải mái do bài khó nhất đã giải được, thì tỉ lệ được 10 rất cao. Tuy nhiên, mình không khuyến khích bạn cũng “ngông” như vậy nhé Đi thi đại học, mình cũng làm thế nhưng gặp phải bài bất đẳng thức khó quá, mình chỉ nghĩ khoảng 10 phút không ra, sau đó mình dành thời gian làm và kiểm tra lại những bài còn lại, và chấp nhận hy sinh bài bất đẳng thức để giữ lại điểm 9 khối A thi đại học. Facebook : https://www.facebook.com/ngocquynhbinhdinh Email : [email protected]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan