Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Viết các ghi chép điền dã dân tộc học...

Tài liệu Viết các ghi chép điền dã dân tộc học

.PDF
354
1197
70

Mô tả:

TÚ SÁCH ĐẠI HỌC R O B E R T M. E M E R S O N - R A C H E L I. FRETZ LINDA L. S H A W Ngô Thị Phương Lan và Trương Thị Thu Hằng dịch r / Viết các) 2, GHI CHÉP . ĐIỀN DÃ DÂN TỘC i . HỌC > ■ NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC 'Viết cáo gÂi òẵép điền dã ROBERT M . EMERSON - RACHEL I. FRETZ - L1NDA L. SHAW Vừt cáogM cÂép diên dã dân tộc íìạc Ngô Thị Phương Lan và Trương Thị Thu Hằng dịch N H À X U Ấ T BẢN TRI T H Ứ C V IẾ T C Á C G H I C H É P Đ IỀ N D Â D Â N T Ộ C H Ọ C I I R o b e r t M . E m e rs o n , R a c h e l I. F re tz , L in d a L .S h a w Bản tiếng Việt © 2014 Nhà xuất bản Tri thức. Cuốn sách được xuất bản theo hợp đồng chuyển nhượng bản quyền giữa Nhà xuất bản Tri thức và The University of Chicago Press. Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ. Mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phân phối dưới dạng in ấn hoặc văn bàn điện từ mà không có sự cho phép cùa NXB Tri thức là vi phạm luật. V V ritin g E th n o g r a p h ic F ie ld n o te s , S e c o n d e d it i o n / R o b e r t M .E m e r s o n , R a c h e l I.F r e tz v à L in d a L .S h a w Copyright © 1995, 2011 by The University of Chicago. All rights reserved. MỤC LỤC Lời nói đầu cho lẩn tái bản thứ nhát Lời nói đầu cho lẩn xuất bản đẩu tiẽn 7 11 Chương 1 : G h i chép đ iền dã tro n g nghiên cứu dân tộc học Tham dự dân tộc học 29 Khác ghi các thực tại được trải nghiệm/quan sát 43 Ý nghĩa đối với việc viết các ghi chép điển dã 46 Suy ngẫm: V iế t ghi chép điền dã và thực hành miẽu tả dân tộc học 52 Chương 2 : T ạ i thực địa: T h a m dự, quan sát và ghi chép nhanh Tham dự để viết 61 G hi nhanh lằ gì? 68 G hi chú nhanh: N hư thế nào, ở đâu và vào lúcnào 75 Suy ngẫm: V iệ c ghi chép và tính ngoại vidân tộc học 86 Chương 3: V iế t ghi chép điền dã I: tại bàn v iế t, tạo cảnh trên tran g viết Chuyển từ thực địa sang bàn viết 94 N hớ lạ! để viết 99 V iế t các ghi chép chi tiết: miêu tả các bối cảnh 106 Kể lậl để m ục của m ộ t ngày: các chiến lược tổ chức 128 Các cách viết phân tích trong tiến trình: nhận xét ngẫu nhiên và binh luận 135 Suy ngẫm: các phương thức "viết" và "đ ọ c " 142 Chương 4: V iế t ghi chép điền dã II: các m ục đích phức hợp và lựa chọn ph ong cách viết V ị trí viết và độc giả trong việc viết các ghi chép điển dã 147 Lựa chọn bối cảnh kể chuyện 151 5 Các câu chuyện từ ghi chép đién dã: viết các phân đoạn kể chuyện mở rộng 172 Cách viết phân tích: các ghi nhớ trong quá trình 190 Suy ngẫm: ghi chép đién dã là sản phẩm của việc lựa chọn cách viết 194 Chương 5: T h e o đ u ổ i ý nghĩa của các th àn h viê n Á p đặt các ý nghĩa ngoại sinh 199 T h ể hiện ý nghĩa của các thành viên 205 Các thể loại đang sử dụng của thành viên: quá trình và vấn để 229 Chủng tộc, giới, giai tầng và ý nghĩa của các thành viên 238 Các sự kiện địa phương và nguồn lực xã hội 248 Suy ngẫm: sử dụng ghi chép thực địa để khám p h á /tạ o ra ý nghĩa của các thành viên 250 Chương 6: X ử lý các ghi c h é p thực địa: m ã hóa và ghi nhớ Đ ọ c các ghi chép điển dã như m ộ t hệ thống dữ liệu 257 Mã hóa mở V iế t các ghi nhớ mã Lựa chọn chủ đé 259 272 276 hóa M ã hóa tập trung 280 Các ghi nhớ hợp nhất 282 M ộ t só suy ngãm: đưa ra lý thuyết từ những ghi chép điển dã 288 Chương 7: V iế t m ộ t tá c phẩm m iêu tả dân tộc học Phát triển m ộ t câu chuyện có chủ đé 293 Chuyển các ghi chép đién dã vào văn bản miêu tả dân tộc học 298 T ạo ra m ộ t văn bản miêu tả dân tộc học hoàn chỉnh 328 Suy ngẫm: giữa các thành viên và các độc giả 343 Chương 8: Kết luân Lời nói đầu cho lần tái bản thứ nhất Trong khoảng hơn hai mươi lăm năm qua, m iêu tả dân tộc học đã dần trở thành cách tiếp cận được công n h ận và phổ biến rộng rãi trong nghiên cứu xă hội đ ịn h tính. N hư ng trớ trêu thay, kể từ sau lần đ ầu tiên xuất bản tác phẩm Viết các ghi chép điền dã dân tộc học (W riting Ethnographic ĩieldnotes) vào năm 1995, chúng tôi thấy mối quan tâm về cách viết ghi chép trong dân tộc học dườ ng n h ư đã giảm đi. Các nhà xã hội học và n h â n học không còn quan tâm nhiều đến sự phức tạp của tính đại diện trong m iêu tả dân tộc học n h ư n hữ ng năm 1980 và 1990; họ ít chú ý hơn đ ến bản chất và các ảnh hường của việc viết ghi chép trong nghiên cứu dân tộc học so với n h ữ n g thập kỷ đó, mặc d ù vấn đề này vẫn còn rất được chú trọng trong các nghiên cứu cộng đồng và các chương trình dạy viết. N hư ng m ối quan tâm trước đây đối với quá trìn h viết các ghi chép điền dã, tương p h ả n với các bài báo và các chuyên khảo d ân tộc học được trau chuốt, đã ghi n h ữ n g dấu ấn quan trọng trong thực h à n h m iêu tả dân tộc học: Một số nhà m iêu tả dân tộc học hiện nay đã xuất bản các bài báo nói về những vấn đề và quá trình viết các ghi chép điền dã, n h ư YVarren (2000) và Wolfinger (2002). N goài ra, có lẽ khá quan trọng là m ột số hợ p tuyển dân tộc học (chẳng h ạ n n h ư công trình Câm nang về miêu tả dân tộc học (Handbook of Ethnography) của Atkinson, Coffey, D elam ont, Loíland và Loữand) và các hư ớ ng d ẫn n g h iên cứu địn h tính (chẳng h ạn n h ư công trình Phân tích các bối cảnh xã hội (Analyzing Social Settings), tái bản lần th ứ tư, của nhóm tác giả Loíland, Snow, A nderson, và Loíland; công trình Khám phá các phương pháp định tính: Nghiên cứu thực địa, phỏng vấn, và phân tích (Discovering Qualitative M ethods: ĩieỉd Research, ỉntervieiư, and Analysis), tái bản lần thứ hai của các tác giả VVarren và Karner), 8 VIẾT CÁC GHI CHÉP ĐlỀN dà dâ n t ộ c h ọ c các tác p h ẩm này đã thảo luận rất tỉ mỉ về việc làm thế nào để viết và xử lý các ghi chép thực địa. Q uá trình phát triển này là m ột chỉ báo cho thấy các chính sách và việc thực h àn h viết ghi chép thực địa ngày càng trở thành m ột p h ầ n q u an trọng tro n g : hoạt động đào tạo m iêu tà dân tộc học cho n h iều n h à khoa học xã hội. N h ữ n g sự p h át triển đó phần nào là động lực cho lần tái bản đầu tiên tác p h ẩm Viết các ghi chép điền dã dân tộc học. N hư ng kinh nghiệm của chúng tôi khi dạy đ iền dã dân tộc học cho một thế hệ sinh viên mới còn góp một p h ần lớn h ơ n trong quyết định này. Khi làm việc với các sinh viên đại học và sau đại học trong các khóa dạy điền dã, chúng tôi luôn n h ận thấy vai trò quan trọng của việc viết các ghi chép điền dã khi giảng dạy về m iêu tả dân tộc học, cũng n h ư khi địn h hình và đào sâu các kinh nghiệm nghiên cứu của sinh viên. Và cách sinh viên sử dụng n h ữ ng cách viết khác n h au trong các vấn đề m à họ phải cố gắng giải quyết, để có được n h ữ ng đoạn ghi chép điền dã chính xác về thế giới xã hội họ tìm hiểu, khiến chúng tôi cảm thấy rất th ú vị. Việc sử d ụ n g giáo trình Viết các ghi chép điền dã dân tộc học trong giảng dạy, còn có m ột hiệu quả khác nữa: Do sinh viên vẫn thư ờng thắc mắc và n h ầm lẫn m ột số vấn đề trong giáo trình nên chúng tôi đã xem xét lại cẩn thận n h ữ n g điểm h ạn chế đó. C húng tôi đã sửa đổi m ột số điểm trong giáo trình, m ặc d ù luôn cố gắng giữ ý tưởng càng giống với lần xuất bản đầu tiên càng tốt. C ụ thể, chúng tôi đã sắp xếp lại khá nhiều trong C hương 3 và C hương 4 về các chiến lược và chiến thuật viết các ghi chép điền dã nhằm làm rõ h ơ n trìn h tự các giai đoạn mà m ột nhà m iêu tả dân tộc học mới khởi n ghiệp p hải trải qua khi học cách viết ghi chép điền dã. Trong nhữ ng chương này, chúng tôi thảo luận sâu hơn về quan điểm , cụ thể là tập trung vào n h ữ n g chuyển đổi từ ngôi th ứ nhất thành ngôi th ứ ba, củng n h ư cho thấy lợi ích của việc viết tập trung vào ngôi thứ ba. C h ú n g tôi củng làm rỏ nh iều cách thể hiện viết các ghi chép điền dã n h ư m ột loại kể chuyện, kể cả viết n h ữ n g chuyện thư ờ ng ngày có cấu trúc lỏng lẻo và cách ghi chép các câu chu yện đ iền dã có cấu trúc chặt chẽ hơn. C húng tôi cũng sửa đổi chút ít ở các chươ ng khác, mặc d ù chúng tôi đã đưa ra m ột thảo luận đầy đủ hơn về các vấn đề chủng tộc, giai tầng và giới, củng n h ư mối quan hệ của các ghi chép thực địa và m iêu tả d ân tộc học với các dạng thức và cấu trúc xã hội Lời nói đầu cho lần tái bản thứ nhất 9 rộng lớn hơn. Trong suốt công trình, chúng tôi đã cập n h ậ t tài liệu tham khảo để phản ánh những đóng góp cho thực h àn h dân tộc học kể từ lần xuất bản đầu tiên và đưa vào các đoạn trích ghi chép điền dã mới của sinh viên để m inh họa cho các vấn đề và khuyến nghị của chúng tôi. về bản chất thực sự của n h ữ ng thay đổi này, giờ đây khi giảng dạy chúng tôi đặt trọng tâm vào việc bắt đầu phân tích càng sớm càng tốt. Phát triển lý thuyết từ ghi chép thực địa và đử liệu p h ỏ n g vấn k h ổ n g phải là quá trình dễ dàng hay đơn giản, do đó nên được bắt đ ầu sớm n h ằm cho phép n h à điền dã tìm kiếm và viết ra n h ữ ng quan sát g iúp thúc đẩy sự p h ân tích ấy. Trong lần tái bản này, chúng tôi sẽ nói đến m ối q u an tâm đó: hiện nay, chúng tôi khuyến khích viết các ghi chú ngắn, các n h ậ n xét chi tiết từ ngày đ ầu tiên ở thực địa, viết m ột đoạn tóm tắt n h ận xét cuối m ỗi ngày ghi chép ờ thực địa và các ghi nhớ dài hơn mỗi tuần. C húng tôi sê p h ân biệt các hình thức p h ân tích và cách viết các p h ân tích cùng với h ư ớ n g d ẫn cách tốt nhất để mã hóa và ghi chép lại các ghi nhớ sau khi đã th u th ập m ột số lượng đ án g kể d ữ liệu thực địa. C h ú n g tôi m uốn cảm ơn sự giúp đỡ và ủng hộ của sinh viên trong các khóa học mà tôi giảng dạy. Họ đã đóng góp n h ữ n g n h ậ n xét cho lần xuất bản đ ầu tiên và/hay các ghi chép điền dã mà chúng tôi đã đư a vào trong lần tái bản th ứ nhất này. Các sinh viên đó là Diego Avalos, C aitlin Bedsw orth, Steíani Delli Q uadri, Marie Eksian, Katie Falk, C hristy Garcia, Graciella G utierrez, Blaire Hammer, Brian Harris, Heidi Joya, Eric Kim, Jaeeun Kim, N orm a Larios, Grace Lee, Nicole Lozano, Miles Scoggins, Sara Soell và Jennifer Tabler. C h ú n g tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, và đ ồ n g n g h iệp sau vì đã đ ó n g góp tri thức và ủng hộ công trình này: Bruce Beidervvell, Sharon Cullity, Amy Denissen, Sharon Elise, Shelley Feldm an, Bob G arot, Jack Katz, Leslie Paik, Mary Roche, Garry Rolison, Bob Tajima, Erin von Hofe và Carol VVarren. Lời nói đầu cho lân xuất bản đầu tiên N hữ ng năm gần đây, nhiều nhà m iêu tả dân tộc học đã nhấn m ạnh vị trí trọng tâm của giai đoạn viết (writing) trong công trình của họ. Miêu tả của G eertz (1973) về "sự ghi khắc" (inscription) nh ư là trung tâm của "sự miêu tá dày đặc" (thick description) có tính dân tộc học, và phần mổ xẻ của Gusíield (1976) về nền tảng tu từ của khoa học đã đưa ra n h ữ ng phát biểu có ảnh hưở ng sâu xa vào n h ữ n g năm 1970. Sau đó, tuyển tập do Clifford và Marcus biên tập, Viết về văn hóa: Thi pháp và chính trị của tác phẩm dân tộc học (Writing Culture: The Poetics and Politics of Ethnography) (1986), Những câu chuyện thực địa (Tales of the Field) (1988) của Van M aanen, và Trí tưởng tượng dân tộc học (The Ethnographic Imagination) (1990) của Atkinson đã thúc đẩy sự quan tâm đến vấn đề viết m iêu tả dân tộc học. Tuy nhiên, các tác phẩm khảo sát về cách viết m iêu tả dân tộc học vẫn còn phân tán* về quy mô, tất cả bắt đầu với nhữ ng ghi chép điền dã đã dược viết ra và tiến đến khảo sát nhữ ng vấn đề nh ư đặc điểm tu từ của những ghi chép điền dà này hay cấu trúc khái quát hơn của công trình mà từ đó hình th àn h các tác phẩm m iêu tả dân tộc học hoàn chỉnh. Khi làm như vậy, họ bỏ qua phần quan trọng n hất của việc viết m iêu tả dân tộc học, đó là viết các ghi chép điền dã. Vì thế, họ bò qua vấn đề then chốt khi tạo ra các tác phẩm m iêu tả d ân tộc học, đó là hiểu được cách m ột nhà quan sát hay nhà nghiên cứu đã ngồi xuống và chuyển m ột phần trải nghiệm sống của m ình thành m ột đoạn văn viết lần đầu tiên nh ư thế nào. Thật vậy, đa số các p h ân tích về "thi p h áp của tác phẩm miêu tả dân tộc học" (Cliffors và M arcus, 1986) đã lấy các đoạn văn được viết m ột cách trau chuốt về đời sống xã hội, trích từ các chuyên khảo đã xuất bản, làm chủ đề 11 VIẾT CÁC GHI CHÉP ĐIỀN DÃ DÂN T Ộ C H Ọ C p h ân tích. N h ư n g n h ữ n g đoạn văn hoàn chỉnh n h ư vậy được kết hợp và xây d ự n g từ các ghi chép điền dã ít m ang tính cố kết hơn, nhiều ghi chép trong số đó được viết khá lâu trước khi phát triển bất kỳ quan điểm m iêu tả d ân tộc học toàn diện nào. Ngoài ra, các ghi chép điền dã trong các tác phẩm m iêu tả dân tộc học hoàn chỉnh được sắp xếp và viết lại, chọn lọc và đ ịn h h ìn h cho m ột m ục đích phân tích nào đó. Vì thế, chúng xuất hiện với các d ạn g thức rất khác và có các hàm ý rất khác so với n h ữ n g ghi chép điền dã ban đ ầ u m à nhà d ân tộc học đã viết ra ở thực địa. Với n h ữ n g lưu tâm này, chính việc viết các ghi chép điền dã, chứ không phải việc viết các tác phẩm m iêu tả dân tộc học đã được trau chuốt, mới nằm ở vị trí trung tâm trong cấu trúc các văn bản m iêu tả dân tộc học. Ở cấp độ p h ư ơ n g p h á p luận thực tiễn, các nhà nghiên cứu thực địa giống n h a u ở chỗ đ ề u bỏ qua n h ữ ng vấn đề của việc làm thế nào để thực hiện các ghi chép điền dã. Các sổ tay hướng dẫn Làm điều đó như thế nào về công tác thực địa đưa ra rất nhiều lời khuyên về việc làm thế nào để tiếp cận và xây d ự n g các mối q u an hệ với n h ữ ng người không quen biết ở n h ữ ng n ền văn hóa và bối cảnh khác nhau. N hư ng các loại sổ tav này chỉ thính thoảng đư a ra n h ữ n g lời bìn h luận phi thể thức về việc làm thế nào để thực hiện ghi chép điền dã, ghi cái gì vào, v.v.1 Các nhà nghiên cứu thực địa nói chung vẫn chưa chú ý m ột cách kỹ càng và có hệ thống đ ến việc các ghi chép đ iền dã được viết n h ư thế nào trong các công trìn h cụ thể. Họ cũng k hông xem xét việc làm thế nào để đào tạo cách ghi chép điền dã tinh tế, h ữ u ích và th ú vị h ơ n cho n h ữ n g người học làm điền dã. Thay vào đỏ, các sổ tay hư ớ n g dẫn đ iền dã thư ờng tập trung đưa ra n h ữ n g lời khuyên thực tế cho việc làm thế hào để xử lý n h ữ n g ghi chép điền dã có sẵn để tập hợ p chúng lại và viết th à n h các tác phẩm m iêu tả dân tộc học hoàn chỉnh. C hẳng h ạn n h ư Strauss (1987) và các đồng sự của m ình (Strauss và Corbin, 1990) đã 1 Xem p h ầ n xử lý của Shatzman và Strauss về "C hiến lược Ghi âm" trong cồng trình của họ về Nghiên cứu thực địa: Các chiến lược cho một ngành Xã hội học tự nhiên (Field Reseach: Strategies for a N atu ral Sociology) (1973:94-101). Đây là m ột lời k h u y ên tốt về n h ữ n g vắn đề n h ư khi n ào ghi ch ép và khi nào kh ô n g ghi chép ở thực địa, n h ữ n g th uận lợi tư ơ ng đối của việc đ á n h m áy so với việc ghi âm đầy đ ủ các ghi chép, và lợi ích của sự phân biệt các ghi c h é p q u an sát, p h ư ơ n g p h á p luặn, và lý thuyết. Tuy n h iên , công trình này k h ô n g đ ề cập đ ế n việc người ta thự c sự viết về cái gì và n h ư thế nào, về việc học hỏi các kỹ n ăn g viết, h a y hệ quả của các p h o n g cách viết khác n h au . Lời nói đầu cho lần xuất bản đầu tiên 13 hướng dẫn chi tiết về cách mã hóa các ghi chép và xử lý các m ã đó để cho ra tác phẩm miêu tả dân tộc học hoàn chỉnh. N hư ng tập tru n g vào việc m ã hóa nghĩa là đã giả định rằng các nhà miêu tả dân tộc học đã h o àn th àn h các ghi chép điền dã m ột cách có hệ thống và giờ đây chỉ phải đối m ặt với nhiệm vụ phán tích, tổ chức và làm cho chúng có ý nghĩa. N h ữ n g hư ớ ng d ẫn này khóng nói gì đến việc làm thế nào các nhà m iêu tả d ân tộc học thực hiện nhữ n g ghi chép điền dã này lần đầu tiên hay về cách họ thực hiện các ghi chép khác nhau nh ư thế nào. Tương tự, ba công trình hư ớ n g dẫn thực tế về nghiên cứu thực địa của Fetterm an (1989), Richardson (1990) và VVolcott (1990) chủ yếu tập trung vào việc phát triển và viết các bài p h ân tích dân tộc học hoàn chỉnh theo nhữ n g cách phỏng đoán về sự hiện h ữ u của m ột hệ thống các ghi chép đ iền dã. Tuy nhiên, trong vài năm qua, m ột số nhà m iêu tả d â n tộc học đã bắt đầu đ iều chỉnh lại vấn đề này, họ chú ý nhiều hơ n đ ến bản chất và việc sử dụng các ghi chép điền dã. Công trình do Sanjek biên tập năm 1990, Ghi chép điền dã: Sự hình thành ngành nhân học (ĩieldnotes: The M aking of Anthropology), tập hợp các bài viết theo lời kêu gọi của hội thảo "để xem các nhà n h â n học đã làm gì với n h ữ ng ghi chép điền dã, họ sống với chúng nh ư thế nào, và các thái độ hướng đến việc xây d ự n g và sử d ụ n g n h ữ n g ghi chép điền dã có thể thay đổi n h ư thế nào thông qua nghề nghiệp chuyên m ôn của cá nhân" (Sanjek, 1990b:xii). Tuyển tập bao gồm p h ầ n lịch sử m ở rộng các "thực hành ghi chép điền dã" trong n h ân học p h ư ơ n g Tây (Sanjek, 1990d) cũng n h ư phân tích về việc nghiên cứu, sử d ụ n g và ý nghĩa m ang tính cá n h ân của các ghi chép điền dã đối với nhà n h â n học (Jackson, 1990b; Sanjek, 1990c; O ttenberg, 1990), phân tích các ghi chép điền dã n h ư p hư ơ ng tiện để m iêu tả và đại diện cho các n ền văn hóa (Cliffors, 1990; Lederm an, 1990), đọc và sử d ụ n g các ghi chép điền dã của người khác (Lutkehaus, 1990). C ùng lúc đó, công trình Trí tưởng tượng dân tộc học (The Ethnographic Imagination) (1990) của Atkinson cũng bắt đầu khảo sát n h ữ n g thuộc tính văn bản của các tác p h ẩm m iêu tả dân tộc học cổ đ iển và xã hội học đươ ng thời. Mặc d ù tập trung vào cấu trúc tu từ của các tác p h ẩm m iêu tả dân tộc học, n h ư n g Atkinson cũng chú ý đến tầm quan trọng của việc p h â n tích các ghi chép điền dã. N hấn m ạnh tại thời điểm "các ghi chép đ iền dã là n h ữ n g i4 VIẾT CÁC GHI CHÉP ĐIEN dã dân t ộ c h ọ c tài liệu riêng tư", k h ông sẵn có để phân tích, tác giả đề xuất nghiên cứu kỷ "đặc điểm phong cách của các ghi chép điền dã từ n h ữ n g tác giả cụ thể hay nhữ ng trường phái xã hội học" (1990:57), do xác định điều này có tầm quan trọng trong tư ơng lai, và tác giả đã bước đầu đi theo hướng này bằng cách phân tích hai trích đ o ạn ghi chép điền dã đầu tiên được xuất bản trong công trình Điền dã: Nhập môn khoa học xã hội (ĩieỉd Work: An Introđuction to the Social Sciences) (1960) của Junker. Có một vài yếu tố n ằm sau sự quên lãng dài lâu mà có thể giờ đây đã chấm dứt, về các ghi chép điền dã dân tộc học. Khi bắt đầu, các nhà miêu tả dân tộc học th ư ờ n g băn khoăn, bối rối về các ghi chép điền dã. N hiều người dường n h ư xem các ghi chép điền dã n h ư m ột loại viết lách vội vàng, sẽ không được xuất bản, có chút dơ bẩn và hoài nghi, nó không phải là cái gì đó để nói đến m ột cách quá công khai, cụ thể. Các ghi chép điền dã dường n h ư bộc lộ tính cá n h ân quá nhiều, quá lộn xộn và chưa hoàn chỉnh, nên không thể trình bày cho bất cứ độc giả nào. Vì nhữ ng vấn đề này khác, các học giả không sẵn sàng tiếp cận những ghi chép điền dã gốc chưa được biên tập mà chỉ làm việc với các tác phẩm miêu tả dân tộc học hoàn chỉnh, trong đó có các ghi chép điền dã được chọn lọc và sắp xếp lại. Kết quả là, việc các nhà m iêu tả d â n tộc học viết các ghi chép điền dã n h ư thế nào phần lớn đều bị che giấu và vẫn còn là m ột điều bí ẩn. Ngược lại, các giai đ o ạn sau của quá trình viết m iêu tả dân tộc học, tập trung vào việc cho ra n h ữ n g chuyên khảo m iêu tả d ân tộc học hoàn chỉnh, thì lại bị chi phối n h iều về lỷ thuyết, và rõ ràng ít m ang tính cá nhân. Khi thu thập được m ột số lư ợng ghi chép điền dã, nhà m iêu tả dân tộc học rút khỏi địa bàn thực địa để cố gắng gắn kết m ột số m ạch này thành câu chuyện m iêu tả dân tộc học. Ở thời điểm này, nh à m iêu tả d ân tộc học xử lỷ các ghi chép điền dã đ ơ n giản n h ư nhữ ng dữ liệu về đối tượng nghiên cứu, tham khảo và tái sắp xếp chúng khi phát triển thành câu chuyện dành cho độc giả. Các vấn đề và quá trình đánh dấu giai đoạn viết m iêu tả dân tộc học này như: m ã hóa, p h á t triển m ột tâm điểm phân tích, V .V ., gần hơn với sản phẩm hoàn tất được xuất bản, và vì vậy, dễ tuân theo sự trình bày của nhữ ng người khác. Ngoài ra, các nh à n g h iên cứu thực địa củng không th ố n g nhất về cách viết cho "các ghi chép đ iền dã", khi nào nên viết và viết n h ư thế nào, giá trị Lời nói đầu cho lần xuất bản đầu tiên 15 của clìúng đối với nghiên cứu miêu tả dân tộc học ra sao. N h ữ n g quan điểm về vấn đề này rất khác nhau và đôi lúc trái ngược về bản chất và giá trị của các ghi chép điền dã, điều này đã cản trở việc tự giác tìm hiểu xem làm thế nào để viết các ghi chép điền dã. Đ ầu tiên, các nhà nghiên cứu thực địa có hàng loạt cách viết khác nhau trong đầu khi đề cập đến "các ghi chép điền dã". M ột bài viết tóm tắt gần đây (Sanịeck, 1990c) cho thấy là các nhà miêu tả dân tộc học nói đến tất cả các điều sau đây: "Ghi chú trong đầu" (headnotes), "ghi chú linh tinh" (scratch note), "ghi chép điền dã đích thực" (íieldnotes proper), "các hồ sơ ghi chép điền dã" (íieldnote records), "các văn bản" (text), "sổ ghi chép hằng ngày và n h ật ký" (journals and diaries) và "thư từ, báo cáo, bài viết" (letters, reports, papers). Ở đây, các nhà miêu tả dân tộc học cho là các ghi chép điền dã rất đa dạng. C hẳng hạn như, một số nhà nghiên cứu thực địa xem ghi chép điền dã là phần ghi chép lại nhữ ng gì họ học hỏi và quan sát về các hoạt động của người khác và cả nhữ ng hoạt động, câu hòi, suy ngẫm của riêng họ. số khác thì lại cho là có sự khác biệt rõ n ét giữa p h ần ghi lại nlìửng gì người khác nói, làm "dữ liệu" của điền dã, với n h ữ n g ghi chú kết hợp suy nghĩ và ph án ứng của riêng họ. Tuy nhiên, củng có điểm khác biệt sâu sắc trong số n h ữ ng người nhấn m ạnh đến sự phân biệt giữa n h ữ n g phần viết về người khác và phần viết về bản thân: Một số người chỉ coi p h ần viết về người khác mới là các ghi chép điền dã, còn phần viết về bản th ân là "sổ ghi chép hằng ngày" hay "nhật ký"; số khác "[xem] các ghi chép điền dã là tươnfi phản với d ữ liêu, nói đến các ghi chép điền dã n h ư là p h ần ghi lại các p h ản ứng của m ột người, m ột danh mục khó hiểu về các m ục cần phải tập tru n g vào, m ột cố gắng m ở đầu ở giai đoạn p h â n tích, v.v." (Jackson, 1990b:7). T hứ hai, các nhà nghiên cứu thực địa có thể viết các ghi chép điền dã theo nhiều cách khác nhau. Có người viết các ghi chép điền dã chỉ n h ư "một n hật ký liên tục được viết vào cuối mỗi ngày làm việc" (Jackson, 1990b:6). N h ư n g n h ữ ng người khác thì lại xem "nhữ ng ghi chép điền dã đích thực" n h ư vậy là tương phản với "những hồ sơ ghi chép đ iền dã", bao gồm "các thông tin được tổ chức trong những hệ thống tách biệt khỏi các ghi chép điền dã theo trình tự" (Sanjek, 1990c:101). Ngoài ra, m ột số nh à nghiên cứu thực địa cố gắng viết n h ữ ng ghi chép chi tiết ngay khi có thể, sau khi chứng 16 VIẾT CÁC GHI CHÉP ĐIEN dã dân t ộ c h ọ c kiến m ột sự kiện thích hợp, còn điển hình là ngồi viết lại n h ữ n g quan sát hoàn chỉnh và chi tiết vào mỗi buổi tối. Một số nhà nghiên cứu khác lúc đầu thực hiện n h ữ n g b ản ghi ít chi tiết, điền vào trong sổ n h ữ ng ghi chép viết tay, rồi sẽ viết chi tiết hơ n và "hoàn tất" ngay khi rời khỏi thực địa. Và còn có n h ữ n g người chờ đ ến khi rời khỏi thực địa mới bắt đầu viết và vật lộn để viết m ột bản m iêu tả d ân tộc học mạch lạc. Cuối cùng, các nh à m iêu tả dân tộc học không đồng ý với nhau ở điểm phải xem các ghi chép điền dã là m ột động lực hay là rào cản cho sự hiểu biết. T rong khi m ột số người xem chúng nh ư là tâm điểm của công trình n ghiên cứu, thì m ột số người khác lại cho rằng chúng không làm được gì h ơ n ngoài việc làm chỗ dựa, giúp cho nhà nghiên cứu thực địa giải quyết n h ữ n g áp lực và sự lo lắng của việc sống ở m ột thế giới khác, trong khi phải cố gắng để hiểu nó từ bên ngoài. Thật vậy, m ột số người cho rằng các ghi c h é p đ iền dã ngăn cản c h ú n g ta hiểu biết sâu hơn. Jackson đã trích dẫn một nh à n h â n học khác, cho rằn g (1990b:13): "[Nếu không có các ghi chép thì có] n h iều cơ hội để khái quát, để sắp xếp theo khái niệm... không có những ngoại lệ gây khó chịu, n h ữ n g bản tường thuật nửa sự thật ảm đạm mà bạn tìm th ấy trong d ữ liệu riêng của mình." Tóm lại, các n h à m iêu tả dân tộc học đã không thành công trong việc xem xét kỹ lưỡng quá trình viết ghi chép điền dã. Sự thất bại này phần nào là do họ quan niệm khác n h au khi xác định ghi chép điền dã là gì, nó cũng xuất p hát từ n h ữ n g bất đ ồ n g về các kỹ năng cần có để quan sát và viết miêu tả dân tộc học và về việc làm thế nào để có thể có được các kỹ năng cần thiết. Ở một thái cực nào đó, nhiều nhà nghiên cứu thực địa cho rằng bất cứ người nào được học h àn h và có m áu phiêu lưu cũng đều có thể đi đến thực địa và làm điền dã; n h ữ n g kỹ năng m ang tính kỹ thuật, nếu có, có thể được học hỏi ngay tại chỗ trong tình h u ố n g "tự bơi hay chết chìm". Ở m ột thái cực khác, một số người lại cho rằng m uốn nghiên cứu miêu tả dân tộc học, đặc biệt là viết các ghi chép điền dã, thì phải có năng lực và sự nhạy cảm trời cho, không thể chỉ dạy được. C hẳng hạn chỉ n h ữ n g ai có khả năng đặc biệt n h ư Erving Goffman thì mới có thể trở th àn h nh à nghiên cứu thực địa sâu sắc. Đào tạo không phái là m ột vấn đề đối với n h ữ n g ai có kỷ năng bẩm sinh. vẫn có n h ữ n g người dường nh ư thừa nhận rằng các khía cạnh của n ghiên cứu thực địa n ên và có thể học hỏi được, n h ư n g họ lại không xem Lời nói đầu cho lần xuất bản đầu tiên 17 viết các ghi chép điền dã là m ột kỹ năng có thể dạy được. Họ cho rằng ghi chép điền dã liên quan quá nhiều đến phong cách riêng và tính cách cá nhân, cho nên không thể chỉ dạy m ột cách chính thức. N lìử ng điều nhà điền dã làm với n h ữ ng người được nghiên cứu, cách họ tìm hiểu và tường thuật lại n h ữ ng sự kiện này sẽ khác nhau giữa n h ữ n g người khác nhau. Vì thế, các nhà nghiên cứu ghi chép rất khác nhau, tùy theo địn h hướng của ngành, các mối quan tâm về lý thuyết, tính cách, tâm trạng và các cam kết về p h o n g cách viết. Người ta cho rằng viết các ghi chép đ iền dã không tuân theo hư ớ ng dẫn chính thức, vì cảm giác và ý nghĩa của bất cứ điều gì nhà m iêu tả dân tộc học viết ra cũng đều dựa trên "kiến thức sách lược" và n h ữ n g trải nghiệm trực tiếp vốn không được đưa vào các ghi chép điền dã m ột cách rỏ ràng. C h ú n g tôi bác bò phương pháp "tự bơi hay chết chìm" khi đào đạo các nhà m iêu tả dân tộc học và thái độ cho là [để viết] tác p h ẩm m iêu tả dân tộc học thì không cần có kỷ năng nào đặc biệt hay không cần có các kỹ năng, ngoại trừ n h ữ n g kỷ năng mà m ột cá nhân tốt nghiệp cao đ ẳn g đã có. C húng tôi cho rằng viết các ghi chép điền dã không đơ n th u ần là sản p h ẩm của sự nhạy cảm và hiểu biết bản năng mà còn cần có n h ữ n g kỹ n ăn g phải học hỏi và rèn luyện qua thời gian. Thật vậy, chúng tôi thiết nghĩ các nh à m iêu tả dân tộc học cần phải mài giũa các kỹ năng này, và chất lượng của tác phẩm m iêu tả dân tộc học sẽ hoàn thiện hơn với sự tự ý thức trong việc viết các ghi chép điền dã n h ư thế nào. N goài ra, chúng tôi cho là các nhà m iêu tả d ân tộc học có thể vượt qua giới h ạn do sự p h ân hóa trong khái niệm ghi chép điền dã tạo nên, bằng cách đưa ra n h ữ n g giả địn h rõ ràng và các cam kết về tính chất của tác p h ẩm m iêu tả d ân tộc học, n h ư là m ột hệ thống các n ghiên cứu thực tiễn và viết về các hoạt động. N hững giả định và cam kết n h ư vậy có ý nghĩa trực tiếp trong việc làm thế nào để hiểu và viết các ghi chép điền dã. C hẳng hạn, n ễ u m ột người xem tác phẩm miêu tả dân tộc học n h ư m ột sự th u thập th ô n g tin có thể được bất cứ nhà nghiên cứu nào "tìm thấy" hay "phát hiện ra" theo cùng m ột cách, thì người đó có thể tách "n h ữ n g p h át hiện" này ra khỏi quá trình tạo ra chúng và tách "dữ liệu" ra khỏi "các p h ản ứng cá n h ân " m ột cách hợp lý. Tương tự, có quan điểm cho rằn g các ghi chép điền d ầ đi vào con đườ ng của hiểu biết trực giác, và n h ữ n g kiến thức p h ân tích 18 VIẾT CÁC CHI CHÉP ĐIÊN DÃ DÂN T Ộ C H Ọ C sâu hơn phản ánh m ột cam kết m ang tính lý thuyết, để nắm bắt m ột "bức tranh rộng lớn" và xác định những dạng thức h àn h động lớn hơn là việc tìm hiểu các lệ thường và các quá trình hằng ngày. Q uan điểm này đến lưọt nó lại cho rằng việc đạt được những đặc tính này có thể bị lạc lối do có ' quá nhiều sự kiện" hay "quá nhiều chi tiết." Vì vậy, trong các hướng dẫn phổ thông về cách viết ghi chép điền dã không thực tế, người ta có thể phát triển các hướng dẫn cụ thể, p h ù hợp với cách hiểu cụ thể về nghiên cứu miêu tả dân tộc học. N h ư n g trong giáo trình này, chúng tôi dựa trên sự hiểu biết liên tương tác (interactionist) và diễn giải (interpretive) về tác phẩm miêu tả dân tộc học, xuất p h át từ các truyền thống tương tác biểu trưng và phương p háp luận d ân tộc học để chi tiết hóa hướng tiếp cận vói các ghi chép điền dã và với quá trình viết chúng. Rỏ ràng là, chúng tôi chỉ đưa ra một trong số nhiều hướng tiếp cận có thể có; các nhà nghiên cứu thực địa khởi đầu với những cam kết thực chứng hay chịu ảnh hưởng bởi những truyền thống miêu tả dân tộc học sẽ tiếp cận nhiều vấn đề và quy trình mà chúng tôi thảo luận rất khác biệt. Tuy nhiên, chúng tôi m ong là nhiều phần trong số nhữ ng gì chúng tôi đư a ra sẽ hữ u ích và có tính khơi gợi cho bất cứ ai bắt đầu làm nghiên cứu thực địa và học cách ghi chép điền dã. Trong giáo trình này, chúng tôi theo đuổi m ột m ục tiêu xa hơn: làm rõ việc ghi chép điền dã, đặc biệt chú ỷ đến các quá trình biến n h ữ ng quan sát và trải nghiệm thành văn bản có thể kiểm tra được. Để làm được n h ư vậy, điều quan trọng là phải nh ìn vào công việc thực sự, n h ữ n g ghi chép điền dã "chưa hoàn chỉnh" thay vì nhìn vào n h ữ ng ghi chép điền dã đ ã xuất bản, được trau chuốt, cần phải xem các ghi chú n h ư vậy được biên soạn, viết lại và đưa vào các văn bản hoàn chỉnh ra sao. Vì thế, ch ú n g tôi tập trung vào chính việc viết các ghi chép điền dã, bằng cách xem xét m ột loạt các vấn đề về kỹ thuật, tương tác, cá nhân và lý thuyết xuất hiện cùng với nó. C húng tôi cũng xem xét các quá trình và vấn đề thực tế khi làm việc với các ghi chép điền dã để viết ra nhữ ng ghi nhớ (memo) có tín h p h â n tích và n h ữ n g lý giải m ang tính d ân tộc học cuối cùng cho nhiều độc giả cùng đọc. Mục đích của chúng tôi không chỉ là về thực tiễn. C h ú n g tôi củng m ưốn lấp đi khoảng cách giữa nhữ n g suy ngẫm về các văn bản m iêu tả dân tộc học với cách thực hiện tác phẩm m iêu tả dằn tộc học trên thực tế. Bằng cách Lời nói đầu cho lần xuất bán đầu tiên 19 xem xét n h ữ n g cách thực sự được sử dụng để thực hiện các ghi chép điền dã, chúng tôi hy vọng sẽ thúc đẩy sự hiểu biết về bản chất của tác phẩm miéu tả dân tộc học khi kêu gọi sự chú ý đến các quá trình cơ bản cần có trong việc chuyển lời nói, quan sát và các trải nghiệm thành văn bản viết. Sẽ là sai lầm nếu chỉ nhìn vào các tác phẩm m iêu tả dân tộc học và các ghi chép điền dã đ ã được hoàn thiện khi chúng ta cố gắng nắm bắt sự biến đổi các trải nghiệm th àn h văn bản. Các vấn đề và quá trình viết ra những lý giải ban đ ầu chưa được gọt giũa về nhữ ng gì quan sát và trải nghiệm được sẽ rất khác với n h ữ ng vấn đề và quá trình liên quan đến việc xem xét, chọn lựa, biên tập và sửa chữa các ghi chép điền dã để cho ra m ột tác phẩm miêu tả dân tộc học hoàn chỉnh. Các ghi chép điền dã được xuất bản không chi được gọt giũa mà còn được chọn lựa kỹ càng bởi chúng phải liên quan đến n h ữ ng chủ đề cụ thể được sử dụng để dựng thành m ột tác phẩm miêu tả dân tộc học. Trái lại, các ghi chép điền dã chưa hoàn chỉnh, được viết ít nhiều cùng lúc với các sự kiện được miêu tả, về mặt lý thuyết không được chú ý hay hợp nhất, không p h ù hợp với tiếng nói hay mục đích, thậm chí củng luôn không rõ ràng hay không hấp dẫn về văn phong. Việc chúng tôi chú ý tới những vấn đề khi ghi chép điền dã phát triển từ các trải nghiệm của chúng tôi khi dạy nghiên cứu thực địa cho sinh viên đại học và sau đại học. Vào đầu những năm 1980, hai người chúng tôi, Robert Emerson và Linda Shavv, bắt đầu dạy một khóa cho bậc đại học ở UCLA về các p h ư ơ n g pháp nghiên cứu thực địa. Vì được tổ chức như một khóa kiến tập, tập trung vào các ghi chép điền dẫ vằ trải nghiệm thực địa được miêu tả trong các ghi chép đó, nên khóa học yêu cầu tất cả sinh viên phải thâm nhập vào m ột bối cảnh thực địa và bắt đầu thực hiện các ghi chép điền dã về n h ữ n g gì họ thấy và nghe được ngay lập tức. Ngoài các buổi thảo luận nhóm nhỏ tích cực về các ghi chú của sinh viên, chúng tôi cũng dành thời gian trên lớp để xem xét một trang photocopy hay hai bản "ghi chú tuần" của sinh viên, các đoạn trích được chọn lọc để m inh họa cho các vấn đề chính về các mối quan hệ thực địa, các chiến lược viết, hay tập trung vào lý thuyết. Trong suốt khóa học, sinh viên đưa ra hàng loạt câu hỏi về cách ghi chép điền dã, bắt đầu với nhữ ng vấn đề n h ư "Tôi sẽ viết về cái gì?", và kết thúc là "Tôi sẽ viết lại tất cả trong bài viết cuối cùng như thế nào đây?" Hai chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu kinh nghiệm của các giảng viên trong "Các chương trình dạy 20 VIẾT CÁC GHI CHÉP ĐIẺN dã dân t ộ c h ọ c viết" (VVriting Programs) ở UCLA về vấn đề này. C húng tôi gặp Richael Fretz, một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã có những trải nghiệm thực địa sâu sắc ở châu Phi. Sau khi trao đổi, chúng tôi đi đến quyết định cùng hợp tác thực hiện m ột khóa dạy cách ghi chép điền dã miêu tả dân tộc học cùng với khóa học về phương pháp nghiên cứu thực địa đang có. Bản thảo này bắt đầu định hình khi nhóm tác giả đang dạy n h ữ n g khóa học nói trên nh ư m ột phần của chương trình Học kỳ thâm n h ập (Immersion Q uarter) ờ ƯCLA, vào giữa nhữ ng năm 1980. Các sinh viên trong chương trình tham gia thực tập khi đăng ký vào m ột nhóm ba khóa học: phương pháp nghiên cứu thực địa, viết m iêu tả dân tộc học và m ột khóa quan trọng về các chủ đề có thể thay đổi (bệnh tâm thần; kiểm soát tội phạm ; giới, chủng tộc, và tộc người trong các trường học). Các khóa học về phương pháp thực địa và phương pháp viết luôn kết hợp chặt chẽ với nhau, với nhữ ng bài tập phối hợp, bài đọc và bài tập thực địa. Là n h ữ n g người giảng dạy, chúng tôi thường xuyên gặp nhau để thảo luận về n h ữ n g vấn đề và thành quả của sinh viên. C húng tôi rút ra n h ữ ng kinh nghiệm và cách giải quyết các vấn đề, cùng cho ý kiến để có cách làm việc tốt hơn với sinh viên và đưa n h ữ ng kinh nghiệm trong thế giới thực vào phân tích xã hội học. Các ỷ tưởng cốt lõi của bản thảo này được phát triển rất sớm, là kết quà của n h ữ ng cuộc gặp gỡ này và quá trình làm việc tập thể. Tác phẩm Điền dã: Nhập môn khoa học xã hội (ĩield Work: A n ỉntroduction to the Social Sciences) (1960) của Junker cung cấp cho c h ú n g tôi m ột k h uôn mẫu để tập h ợ p và trình bày các dữ liệu của mình. Cuốn sách là m ột tuyển tập bài viết "Các trường hợp trong điền dã", hình thành ở Đại học Chicago trong m ột dự án do Everett c . H ughes thực hiện, "Điền dã về điền dã" (Hughes, 1960:v). Dự án này bao gồm việc "kết hợp n h ữ ng gì chúng tỏi đã học từ [việc giảng dạy các phương pháp cho] vài trăm sinh viên về học hỏi và thực hiện điền dã" (vii). Tương tự, để m inh họa cho các cách thực hành khả hữ u và nhữ ng cách khác nhau để thực hiện các ghi chép điền dã, chúng tôi củng đưa vào các ghi chép điền dã "thô" trong các chương sau. Chủ yếu chúng tôi dựa vào các ghi chép điền dã và nhữ ng đoạn trích miêu tả dân tộc học do sinh viên bậc đại học và sau đại học đã theo học các khóa về nghiên cứu thực địa và viết miêu tả dân tộc học m à chúng tôi giảng dạy ở UCLA, Đại học bang Caliíornia, San Marcos, và Đại học Cornell. Một số
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan