Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu viêm gan b

.DOCX
6
314
129

Mô tả:

VIÊM GAN B I. TỔNG QUAN VỀ VIÊM GAN B 1. Định nghĩa Viêm gan B là một dạng bệnh gan do virus viêm gan siêu vi B (HBV - Hepatitis B virus) gây ra. 2. Đường lây truyền - Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích - Qua đường tình dục: Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan B thường gặp ở những người có quan hệ tình dục không an toàn. Bởi tình dục là con đường lây nhiễm bệnh nhiều nhất ở những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan siêu vi B hiện nay, điều này có thể xảy ra ở những cặp vợ chồng có chồng hoặc vợ nhiễm bệnh hoặc ở những người bệnh có nhiều bạn tình. Quan hệ tình dục có thể lây nhiễm bệnh vì virus viêm gan siêu vi B có ở tinh dịch, tinh trùng của người bệnh thông qua các vết xước niệu đạo là con đường lây nhiễm bệnh qua đường tình dục. - Từ mẹ sang con trong lúc sinh nếu mẹ mang virus Viêm gan B: Virus viêm gan virus B lây truyền từ mẹ sang con chính là dẫn tới bệnh viêm gan siêu vi B ở trẻ nhỏ bởi virus có thể dễ dàng qua đường nhau thai hay trong quá trình sinh nở có thể là những con đường để virus sẽ tấn công sang trẻ nhỏ khi mới lọt lòng, viêm gan siêu vi B có thể tấn công thai nhi mạnh nhất là ở ba tháng cuối của thai kì. Người mẹ mắc phải căn bệnh này có hoàn toàn có thể lây nhiễm bệnh sang cho thai nhi ở bất cứ tình trạng bệnh nào không phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ. 3. Triệu chứng của bệnh viêm gan B Ở mỗi giai đoạn khác nhau các triệu chứng biểu hiện cũng khác nhau, đôi khi những triệu chứng bệnh không rõ ràng vì triệu chứng không kéo dài nên người bệnh rất khó nhận biết, tuy nhiên, đối với mỗi bệnh nhân viêm gan virus B thì những triệu chứng viêm gan B mà người bệnh có thể mắc phải là: - Sốt ( đặc biệt là sốt vào buổi chiều) và mệt mỏi. Đây là hai triệu chứng đầu tiên mà người bệnh viêm gan virus B mắc phải. Có nhiều bệnh nhân còn xuất hiện triệu chứng đau nhức mỏi cơ bắp mặc dù không lao động nặng. - Vàng da, vàng mắt. - Nước tiểu vàng, sẫm màu. - Chán ăn, ăn không ngon, khó tiêu. - Buồn nôn, ói mửa - Phân lỏng, nát, phân có màu xám - Đau hạ sườn phải. Người khỏe mạnh ở mọi lứa tuổi, người bị suy giảm miễn dịch và trẻ dưới 5 tuổi khi nhiễm bệnh cũng có thể không biểu hiện triệu chứng. Nhưng có khoảng 30–50% trẻ từ 5 tuổi trở lên có biểu hiện triệu chứng rõ rệt. Viêm gan B cấp tính sau đó tiến triển thành mạn tính chiếm 30–90% ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ; dưới 5% vị thành niên hoặc người trưởng thành. 4. Đối tượng dễ mắc viêm gan B - Nhân viên y tế - Bệnh nhân thường xuyên nhận các chế phẩm từ máu - Nhân viên và cư dân trong các nhà dưỡng lão, trại cứu tế - Người có quan hệ tình dục không an toàn - Người tiêm chích ma túy - Người du lịch đến vùng có viêm gan B lưu hành cao - Trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HBV - Những người đến từ vùng có viêm gan B lưu hành cao - Bệnh nhân thiếu máu do hồng cầu hình liềm - Bệnh nhân ghép tạng - Người tiếp xúc gần gũi trong gia đình với một trong các nhóm trên hoặc với bệnh nhân nhiễm HBV cấp hay mạn tính - Đối tượng có bệnh gan mạn tính hoặc có nguy cơ phát triển gan mạn tính (người mang virus viêm gan C, người nghiện rượu) - Những người khác có nguy cơ phơi nhiễm HBV: Cảnh sát, cứu hỏa… II. PHÒNG NGỪA VIÊM GAN B 1. Vắc xin viêm gan B - Vacxin viêm gan B thế hệ thứ nhất : Vacxin viêm gan B thế hệ một được chế tạo từ huyết tương người mang HBsAg (+). HBsAg này được tinh chế để loại trừ những yếu tố khác gắn vào. Vacxin này đã được dùng để phòng bệnh cho người lớn, trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc viêm gan B và đã chứng tỏ là loại Vacxin có hiệu lực và an toàn. Tuy nhiên, Vacxin thế hệ thứ nhất có một số nhược điểm : số’ lượng hạn chế vì kháng nguyên ít, khó bảo đảm tinh khiết, khó làm mất tính gây bệnh mà vẫn giữ được tính sinh miễn dịch, phải thử tính an toàn trên vượn. Các nhược điểm đó đã làm cho việc sản xuất Vacxin rất tốn kém, không thể trở thành một Vacxin sử dụng rộng rãi được. Bao gồm : Hevac B (Pasteur), Heptavax ( MSD), Vacxin của Việt Nam sản xuất. - Vacxin thế hệ thứ hai (Vacxin tái tổ hợp ) : Áp dụng kỹ thuật công nghệ sinh học tổng hợp. Dùng tế bào động vật, nấm, hoặc tạo một plasmid . Nguồn vào dùng gen s hoặc Pre – S2 . Như vậy lợi dụng được tính sinh miễn dịch cao của đoạn s và Pre S2 mà Vacxin sản xuất theo công nghệ tái tổ hợp này có hiệu quả và độ an toàn rất cao. Bao gồm : Engerix ( SB), Recombivax (MSD), Genhevac B ( Pasteur), Hepavax-Gene, EuvaxB,… 2. Lịch tiêm viêm gan B 2.1 Đối với trẻ sơ sinh - Đối với trẻ sinh ra từ người mẹ có HBsAg âm tính Trẻ được tiêm vắc-xin Viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh khi đã bú tốt. Những trẻ sinh non, cân nặng thấp, trẻ bị sinh khó, mẹ bị sốt trước, sau khi sinh, nước ối bẩn, con bị ngạt, thai già tháng, trẻ dị tật… cần được thăm khám cẩn thận để tránh các trường hợp tai biến trùng hợp ngẫu nhiên. Đối với những trẻ đang bị ốm, sốt, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính thì cần được hoãn tiêm. - Nếu trẻ sinh ra từ người mẹ có HBsAg và HBeAg dương tính thì phải tiêm HBIG ngay trong 12 giờ đầu sau khi sinh sau đó tiêm Vacxin viêm gan B vào một vị trí khác. 2.2 Đối với trẻ em Tiêm viêm gan B cho trẻ khi trẻ được 2,3,4 tháng tuổi và nhắc lại sau 1 năm. Nếu trẻ chưa được tiêm vắc xin viêm gan B vào lúc 2 tháng tuổi, nên tiêm cho trẻ càng sớm càng tốt theo lịch: - Lịch nhanh: 0, 1, 2, 12 tháng. Sau đó nhắc lại mỗi 5 năm. - Lịch chuẩn: 0, 1, 6 tháng. Sau đó nhắc lại mỗi 5 năm. Nên cho bé đi xét nghiệm Anti – HBs để đánh giá tình trạng kháng thể sau khi tiêm ngừa viêm gan B 2.3 Đối với người lớn Trước khi tiêm vắc xin, cần thực hiện xét nghiệm HBsAg để nắm được tình trạng nhiễm bệnh viêm gan B trong cơ thể. (hoặc có thể xét nghiệm HBsAg và Anti HBs để nắm được tình trạng kháng thể viêm gan B) Kết quả xét nghiệm HBsAg (-) Giải thích kết quả Không nhiễm VGB và chưa Hướng giải quyết Cần tiêm ngừa vắc xin để tạo ra kháng Anti HBs (-) HBsAg (+) có kháng thể bảo vệ Đang nhiễm VGB thể bảo vệ Cần khám bác sĩ chuyên khoa. Đã có kháng thể bảo vệ Không tiêm vắc xin Không cần tiêm vắc xin nếu kháng thể Anti HBs (-) HBsAg (-) Anti HBs (+) ≥10 mIU/mL HBsAg (+) cao. Hoặc tiêm theo chỉ định của bác sĩ Tình huống hiếm gặp, đang Cần khám bác sĩ chuyên khoa gan mật. Anti HBs (+) nhiễm VGB Không tiêm vắc xin Nếu HBsAg dương tính tức là đã mắc bệnh viêm gan B, lúc này tiêm phòng sẽ không có hiệu quả. . Nếu HBsAg âm tính, có thể tiêm phòng viêm gan B theo lịch: - Lịch nhanh: 0, 1, 2, 12 tháng. Sau đó nhắc lại mỗi 5 năm. - Lịch chuẩn: 0, 1, 6 tháng. Sau đó nhắc lại mỗi 5 năm. - Lịch cực nhanh: 0, 7, 21 ngày và 12 tháng. Lịch cực nhanh chỉ áp dụng cho đối tượng trên 20 tuổi. Sau khi tiêm 3 mũi. Nên xét nghiệm Anti – HBs để đánh giá tình trạng kháng thể sau khi tiêm ngừa viêm gan B 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch khi tiêm ngừa VGB & xử trí 2.4.1 Tỷ lệ chuyển đổi kháng thể tại thời điểm 1 tháng sau khi hoàn tất loạt chủng ngừa 3 liều cơ bản: - Đáp ứng tốt: >100 mIU/mL - Đáp ứng kém: 10-100 mIU/mL - Không đáp ứng: <10 mIU/mL 2.4.2 Khuyễn cáo của CDC Sau khi hoàn thành 3 liều vaccine VGB: - Nếu Anti-HBs = 10-100 mIU/mL: cần bổ sung thêm 1 liều. Sau đó 1 tháng thử AntiHBs lại. Nếu kháng thể tăng thì tiêm nhắc lại sau đó. - Nếu Anti-HBs < 10 mIU/mL: cần phải hoàn thành 1 loạt 3 liều thứ 2. Sau đó xét nghiệm lại Anti-HBs. Nếu KT < 10 mIU/mL (sau 6 liều): cần phải xét nghiệm tìm HBsAg. HBsAg (+) đã bị nhiễm HBsAg (-) đối tượng có nguy cơ bị nhiễm hoặc cơ thể không tự tạo được kháng thể. Đáp ứng miễn dịch sau liều bổ sung - 25%–50% có đáp ứng với 1 liều bổ sung. - 44%–100% có đáp ứng với loạt 3 liều bổ sung thứ 2 2.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch VGB - Nguyên nhân do Vắc xin: + Vị trí: Cơ delta là vị trí được chọn lựa Mông: Kém hiệu quả (do chứa nhiều mô mỡ --> ít tế bào trình diện kháng nguyên) + Đường tiêm: Sự duy trì kháng thể dài hạn: I/M > I/D + Tiêm không đủ liều, tiêm không đúng lịch - Nguyên nhân khác: + Tuổi cao ( trên 40 tuổi) + Nam giới + Béo phì + Hút thuốc lá + Mắc bệnh mãn tính :Bệnh nhân thẩm phân máu + Bệnh nhân dùng corticoid kéo dài + Stress + Các yếu tố gen, miễn dịch: Có thể có mối liên quan với các loại HLA (Human Leukocyte Antigen). + Thường xuyên phơi nhiễm với virus HBV (NVYT)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng