Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vị thế xã hội và vai trò xã hội - môn xã hội học...

Tài liệu Vị thế xã hội và vai trò xã hội - môn xã hội học

.DOC
26
3952
114

Mô tả:

A/ Vị thế xã hội I. Định nghĩa vị thế xã hội ( hay địa vị xã hội ) Với một người trong xã hội đều có những “địa vị” riêng của mình. XH không phải là sự kết hợp ngẫu nhiên vì con người mà là một sự xếp đặt trước có trật tự, có cơ cấu tổ chức XH. Chính vì vậy cá nhân và vị thế luôn đi với nhau. Vị thế XH là địa vị của một người đứng trong cơ cấu tổ chức XH, theo một sự thẩm định và đánh giá của XH. Danh từ vị thế XH không chỉ áp dụng riêng cho những người có uy tín hay địa vị cao sang. Nó cũng không liên quan đến ý kiến chủ quan của mọi người có về chính bản thân mình. Sự tự đánh giá tự mình của mọi người trong XH có thể hoàn toàn sai lầm khi phải đối chiếu với những tiêu chuẩn khách quan. Vì vậy vị thế XH của một người là địa vị hay thứ bậc mà người đó sinh sống dành cho bản thân họ. Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta sử dụng từ “vị thế” để chỉ thứ bậc của một cá nhân được xác định bởi sự giàu có, sự ảnh hưởng và uy tín. Dẫu thế, các nhà xã hội học sử dụng thuật ngữ “ vị thế” với một sự khác biệt với nghĩa một vị trí ttrong nhóm hoặc một xã hội. Điều đó có ý nghĩa do các vị thế mà chúng ta xác định một người nào đó trong những cấu trúc xã hội khác nhau. VD: người mẹ, người bạn, giáo sư, khách hàng… đều là những vị thế Đã có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về “ Vị thế xã hội”, tuy nhiên một cách tổng quát nhất, chúng ta có thể thấy : Địa vị xã hội hay vị thế xã hội của một người là cái mà xã hội công nhận nơi người này một cách tương đối tổng quát xét trong thang bậc xã hội. Địa vị xã hội về cơ bản là một hiện tượng nhận thức trong đó các cá nhân hoặc nhóm được so sánh với người khác và nhóm khác về sự khác nhau dựa trên cơ sở một số đặc điểm hoặc phẩm chất được cho là có ý nghĩa trong xã hội đó. Mặt khác, sự xếp đặt địa vị được bắt nguồn từ những quan điểm của những người khác, những quan điểm này được dựa trên một hệ thống giá trị của cộng đồng. II. Đặc điểm của vị thế XH 1. Một địa vị XH không bao giờ đứng độc lập mà nó luôn nằm trong mối quan hệ với các địa vị khác trong xã hội. Nếu không đặt trong mối quan hệ với các địa vị khác thì một địa vị xã hội sẽ không mang đầy đủ ý nghĩa vốn có của nó. VD : Người phụ nữ chỉ được gọi là mẹ khi có con. 2. Mỗi địa vị bao gồm một số quyền lợi và nghĩa vụ mà mỗi cá nhân nếu nắm giữ địa vị đó phải thực hiện. Đồng thời địa vị xã hội mang đặc điểm của sự phân cấp, trong đó một số địa vị có uy tín và quyền điều hành nhiều hơn địa vị khác VD : giám đốc có nhiều quyền lợi hơn nhân viên ( lương bổng, các đặc quyền…), có uy tín hơn và có quyền điều hành nhân viên. Tuy nhiên giám đốc có nhiều trọng trách hơn và phải thực hiện nghĩa vụ với nhân viên của mình. 3. Những gì đang xảy ra trong một bối cảnh xã hội bất kỳ được định hướng bằng mối quan hệ giữa những địa vị mà con người nắm giữ. VD: Trong lớp học ở Đại học, tương tác xã hội dựa trên 2 địa vị chính là Giảng viên & sinh viên, còn trong gia đình thì tương tác xã hội lại dựa trên các địa vị chủ yếu là: vợ – chồng ; cha – con 4. Con người liên kết với con người trong nhiều tình huống xã hội khác nhau, vì vậy, mỗi con người có thể nắm giữ nhiều địa vị cùng lúc. Thuật ngữ “tập hợp địa vị” ám chỉ tất cả địa vị mà một con người cụ thể nắm giữ trong một thời điểm đã cho. VD: Cô gái giữ địa vị là con gái trong mối quan hệ với mẹ, là chị trong mối quan hệ với em, là bạn trong mối quan hệ với bạn bè. 5. Tập hợp địa vị rất phức tạp và cũng có thể thay đổi. VD: Khi một đứa bé trở thành người lớn, sinh viên trở thành doanh nhân, cô gái kết hôn trở thành người vợ,,, thì đồng nghĩa với việc địa vị của họ cũng sẽ thay đổi. Gia nhập vào một tổ chức hay nhóm xã hội sẽ mở rộng tập hợp địa vị, ngược lại, rút lui khỏi một số hoạt động cũng làm giảm số địa vị. Cá nhân có được và đánh mất nhiều địa vị trong thời gian sống của mình. 6. Một địa vị có khả năng thực sự tạo nên sự phù hợp trong trang phục, hình thức và cách ứng xử của mình trong xã hội. VD: 1 công nhân không thể mặc áo blue giống bác sĩ để làm việc. 7. Địa vị của con người được định nghĩa như giá trị của vị trí mà người đó thực hiện trong hoạt động của nhóm. Những đặc điểm quan trọng của địa vị là thể diện và uy tín của cá nhân. Những đặc điểm này thể hiện như thước đo, đặc biệt về sự thừa nhận của cá nhân trong nhóm gắn liền với trách nhiệm của cá nhân dối với nhóm và những quyền lợi người đó được hưởng. 7. Địa vị quy định phạm vi mà những thành viên khác của nhóm phản ứng lại đối với cá nhan và cá nhân có địa vị đó tác động trở lại các thành viên của nhóm. Những người có địa vị cao thì được hưởng những đặc quyền ( theo thứ bậc địa vị) mà những người ở vị trí thấp không có được. Người ta thường có thói quen liên tưởng địa vị với những đặc quyền của cá nhân đứng đầu tổ chức. Sự liên tưởng này vô hình chung đã tạo ra người có địa vị cao được hưởng những đặc quyền ( mà đáng lã ra họ không dược hưởng). Mặt khác điều này cũng tạo ra sự ngộ nhận của người có địa vị cao về đặc quyền của mình. VD: giám đốc thường được đi ô tô 1.Những người làm giám đốc nghĩ rằng hiển nhiên họ phải được đi ô tô 2.Những người ở địa vị thấp hơn, khi hình dung ra giám đốc thì nghĩ ngay đến hình ảnh một người đi ô tô. 9. Địa vị tác động đến kiểu cách và số lượng giao tiếp trong nhóm. Những thành viên có địa vị thấp thường có gắng giao tiếp với những người có địa vị cao trong nhóm, trong khi đó, các cá nhân có địa vị cao hướng đến việc giao tiếp với các thành viên của nhóm. Cá nhân có địa vị cao thường muốn biết nhiều thông tin về những gì đang xảy ra trong nhóm hơn là những cá nhân có địa vị thấp. 9. Phân biệt khái niệm:  Vị trí XH: là tiền đề để xác định vị thế xã hội. Vị trí xã hội của mọi cá nhân trong xã hội là như nhau và không có sự phân biệt, sắp xếp cao thấp.Vị thế XH: là sự tổng quan các mối quan các mối quan hệ của cá nhân với xã hội, nó luôn đi kèm quyền và nghĩa vụ của cá nhân trong mọi mối quan hệ.  Vị thế xã hội trong những môi trường, hoàn cảnh khác nhau khác nhau lại khác nhau, nó phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành quyền và các nghĩa vụ nên vị thế xã hội có sự phân biệt cao thấp mà ta còn gọi là vị thế xã hội. III. Nguồn gốc và yếu tố cấu thành nên địa vị 1. Nguồn gốc vị thế Sự chỉ định một vị thế cho cá nhân: Là việc xã hội áp dụng một số tiêu chuẩn đánh giá cho một cá nhân mà không cần có sự tham gia của người ấy. Vị thế xã hội nào cũng do xã hội chỉ định cho mỗi cá nhân, trong những yếu tố cấu thành nên một địa vị có nhiều yếu tố được quyết định bởi bản thân sự cố gắng hay lao động của mỗi mỗi cá nhân. Tuy nhiên cũng có những đặc điểm vượt qua tầm kiểm soát của một cá nhân. Ví dụ: Không ai có thể lựa chọn trước nguồn gốc xuất thân hay gia đình của mình. Một đứa trê sẽ là người da màu hay da trắng không tùy thuộc vào bản thân nó. Sự hoàn thành một vị thế liên hệ đến những thành quả đã được xã hội đánh giá về cố gắng của mỗi cá nhân. Trong trường hợp này, con người không phải bị đặt một cách đương nhiên vào một vị thế xã hội. Chính tác phong của một người đã nâng cao hay hạ thấp vị thế của người đó. Ví dụ: Trong một công ty, nhân viên nào làm việc có trách nhiệm, hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao hiển nhiên người đó sẽ dễ dàng có được sự tín nhiệm của cấp trên và được đề bạt thăng chức. Còn những người lười nhác, trốn việc...sẽ nhanh chóng bị đào thải. Phải ghi nhận rằng không ai trong số chúng ta hoàn toàn thụ động để phó mặc cho xã hội phán xét, nhưng cũng không phải hoàn toàn tự mình tạo ra một địa vị. Theo J.Fichter, ông cho rằng "Vị thế xã hội không liên quan đến điều chúng ta làm, đến bản thân thực chúng ta hay những gì mà chúng ta nghĩ về bản thân ta mà lại tới những người trong xã hội nghĩ về chúng ta". Một người nắm giữ địa vị khiêm tốn có thể suốt đời làm việc chăm chỉ nhưng lại không bao giờ thấy được sự thay đổi trong vị thế xã hội của mình. Tuy nhiên, nếu gặp được cơ hội giúp họ vươn tới chức vụ cao hơn, dù khồn đảm bảo rằng họ sẽ chăm chỉ hơn hay năng suất làm việc sẽ tốt hơn nhưng địa vị xã hội của họ bây giờ lại được nâng lên. Chính chức vụ đã tự nó mang lại cho họ một vị thế xã hội cao hơn. Chính vì sự phức tạp đó, những nhà khoa học về xã hội đã nghiên cứu và đưa ra những yếu tố cấu thành nên địa vị xã hội. 2. Những yếu tố cấu thành nên địa vị a. Dòng dõi: Sự sinh ra trong một gia đình danh giá hay hèn mọn có ảnh hưởng rất lớn tới vị thế của mỗi người trong xã hội cho dù đó là trong một xã hội dân chủ. Chính điều đó đã đem lại cho ta một địa vị ưu đãi hay thấp kém. Sự tôn trọng hay khinh khi dòng dõi của một cá nhân dựa trên nhiều yếu tố: tính cách chính đàng hay không, thời gian cư ngụ tại địa phương, truyền thống và danh giá của gia đình. b. Của cải: Cũng là một tiêu chuẩn cấu thành nên vị thế của mỗi người. Là một đơn vị đo lường có giá trị và khách quan bởi vì có thế đếm và đánh giá được. Thường trong một xã hội, những người có thu nhập cao (tức là mức độ chênh lệch của cải cao hơn) sẽ dể dàng đạt được vị thế mà mình muốn hơn là những người khác. Cũng phải nói thêm rằng, nguồn gốc của cái cũng có một ý nghĩa xã hội. Người mới giàu lên hay làm giàu một cách phi pháp không mang lại được uy tín bằng những người có được nền tàng của cải nhờ thừa hưởng từ cha mẹ, tổ tiên hay bằng chính nỗ lực của bản thân được xã hội tán thành và công nhận. c. Chức vụ: Đóng vai trò hết sức quan trọng. Người ta được xếp hạng tùy theo công việc trong xã hội và diều này còn tùy thuộc xem công việc nào được xã hội xem trọng hơn. Hay nói cách khác, vị thế xã hội của một cá nhân cao hay thấp còn phụ thuộc người đó làm công việc gì, chức vụ người đó ra sao? Với một xã hội kinh tế thị trường thì những việc đem lại thu nhập cao được xem trọng hàng đầu. Ngày nay, thu nhập chính là thước đo để định giá trị một cá nhân. d. Trình độ giáo dục: Cũng là một nấc trong thang đành giá vị thế xã hội của mỗi người. Những người càng có học thức cao càng được tôn trọng và trọng dụng, dẫn đến việc người đó sé có nhiều cơ hội để vươn tới một vị thế xã hội cao. e. Trình độ và loại tôn giáo: Một trong những yếu tố cấu tạo nên vị thế xã hội. Nhưng giá trị tổng quát của một XH luôn luôn gồm có một thái độ nào đó đối với một vấn đề khác biệt. Trong một xã hội được thống nhất bởi một thể tôn giáo lớn thì sự liên hệ của một người với tôn giáo đó hay địa vị của người đó trong tôn giáo, tất cả đều mang ý nghĩa lớn đối với vị thế xã hội. Một người có địa vị lớn trong một tôn giáo thì cũng có một vị thế xã hội rất lớn. f. Những đặc điểm sinh lí: Cũng là những tiêu chuẩn quan trọng mà một xã hội áp dụng để chỉ định cho một cá nhân, vị thế xã hội cao hoặc thấp *Giới tính: Là một tiêu chuẩn phổ quát trong nhiều xã hội khác nhau. Có nhiều xã hội cho rằng giá trị của nam giới cao hơn nữ. Tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại trong nhiều xã hội. Nam giới thương có chức vụ cao hơn và kiếm được nhiều tiền hơn so với phụ nữ trong cùng một công việc. Tất nhiên vẫn có những nơi đang cố gắng xây dựng một xã hội bình đẳng nam nữ nhưng để đạt được mục tiêu quả thực rất khó. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch về bình đẳng nam nữ còn tùy thuộc những giá trị chuẩn mực mà mỗi xã hội tạo dựng nên Ví dụ: Theo báo cáo của Tổng Công đoàn quốc tế (ITUC) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trung bình phụ nữ thu nhập ít hơn 16% so với đàn ông Ở châu Âu, lương của phụ nữ thấp hơn đồng nghiệp nam giới trung bình là 14,5%. Trong đó, Malta là 25%, Đức 22% và Phần lan 20%. Ở Mỹ, khoảng cách này là 22,4%, ở Canada 27,5% và ở Paraguay 31,3%. Khoảng cách này lớn hơn ở nhiều nước châu Á và châu Mỹ la tinh. Ở Nhật la 33,4%, Hàn Quốc 31,5% và Trung Quốc 32,7%. Báo cáo này cho thấy có sự phân biệt giới trong thu nhập giữa nam và nữ. * Tuổi tác: Cũng là một tiêu chuẩn phổ quát. Tuổi trẻ thường được coi trọng hơn. Nhưng sự áp dụng tiêu chuẩn này cũng đã có sự thay đổi lớn, có những xã hội thì những người lớn tuổi được coi trọng hơn do họ có kinh nghiệm dày dặn về nhiều mặt trong cuộc sống lẫn công việc. Ví dụ: Ở Việt Nam, trong những bữa ăn gia đình, dòng họ lớn, những người cao tuổi luôn được ăn ở mâm coa hay chiếu trên. Tại Nhật và Hàn Quốc, những lễ nghi dành cho người cao tuổi rất được đề cao... * Sắc đẹp về thể chất: Yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với giới tính và tuổi tác. Những tiêu chuẩn của sắc đẹp như: chiều cao, cân nặng, thân hình, khuôn mặt, màu da... Ví dụ: Theo nghiên cứu mới đây cho biết vẻ bề ngoài xinh đẹp có thể quyết định số tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn. Những người xinh đẹp có khả năng kiếm tiền cao hơn 5%/giờ so với đồng nghiệp có vẻ bề ngoài trung bình. So với những người có vẻ ngoài dưới mức trung bình con số chên lệch là 9%/giờ. Tất nhiên trình độ học vấn vẫn được xem trọng nhưng tiêu chuẩn về sắc đẹp cũng góp phần quan trọng trong việcđánh giá một con người. Thậm chí tàn tật cũng được xem là một yếu tố tác động đến vị thế xã hội. Những người tàn tật thường không được đánh giá ngang bằng với những người bình thường khác. Mặc dù họ rất tài năg nhưng cũng khó để có thể có một vị trí xã hội xứng đáng với trí óc của mình do những khiếm khuyết trên cơ thể. Ví dụ: Điều tra của Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDS) hồi năm 2007 trên 4 tỉnh Thái Bình, Ðà Nẵng, Quảng Nam và Ðồng Nai đã cho thấy khoảng gần 75% người khuyết tật trong độ tuổi từ 15 trở lên không có việc làm. 75% số hộ gia đình này phải sống trong những căn nhà tạm bợ với điều kiện sống vô cùng tồi tàn. ===> Có thể thấy mỗi con người và vị thế mà họ nắm giữ luôn liên hệ mật thiết với nhau. Và sự mô tả con người xã hội cho ta thấy bản chất thực của họ. Trong đó sự mô tả vị thế XH cha ta thấy giá trị của người đo dưới con mắt của xã hội mà họ đang sống. Và liệu rằng, người đó có thể tạo ra những ảnh hưởng đến những người khác trong cùng một xã hội hay không? IV. Quyền lực và vị thế XH Người ta thường cho rằng, quyền lực xã hội mà một người có thể có đối với người khác trong xã hội là một tiêu chuẩn vị thế của người đó. Hay nói cách khác, có thể sử dụng quyền lực xã hội như một dụng cụ để đo lường vị thế xã hội. Ta có thể thấy, những người có vị thế càng cao càng có ảnh hưởng hơn trong cộng đồng so với những người có vị thế thấp. Phương thức thực hiện quyền lực xã hội chính là uy tín xã hội - là ảnh hưởng rộng rãi được mọi người thừa nhận trên cơ sở tri thức sâu rộng, phẩm chất đạo đức cao đẹp và kinh nghiệm phong phú của một cá nhân, một tổ chức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, nghệ thuật, văn hoá, tôn giáo... Ví dụ: 1. Tại một cửa hàng kinh doanh, ảnh hưởng của chủ hàng sẽ khác hẳn so với nhân viên bán hàng. Chủ là người quyết định mặt hàng kinh doanh, giá cả, và tiền lương cho nhân viên bán hàng....Còn nhân viên chỉ là người làm thuê được trả lương để làm những công việc được giao. 2. Trong một quốc gia, ảnh hưởng của những người đứng đầu bộ máy nhà nước đương nhiên là lớn hơn nhiều lần so với người dân bình thường. Tuy rằng nhân dân có quyền đưa ra ý kiến nhưng chính phủ mới là nơi tập hợp các ý kiến và đưa ra quyết định cuối cùng. Quyền lực xã hội là một sự cám dỗ lớn lao, chính vì thế có rất nhiều người tìm cách để cải tiến vị thế xã hội của mình, nâng cao sự thành công của bản thân. Điều này không chỉ để có được cảm giác mình hơn người mà quan trọng hơn ở đây là càng có địa vị xã hội cao thì người ta càng dễ thành công và có được cái mình muốn một cách dễ dàng hơn.Ta nhận thấy điều này rõ rệt nhất trong một xã hội hoạt động có nhiều cơ hội thăng tiến xã hội. Ngày nay, cũng có nhiều người bằng sự cố gắng, phấn đấu, nỗ lực trau dồi kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp, được thể hiện thông qua hiệu quả công việc và được xã hội chấp nhận. Uy tín của người đó được nâng lên và đồng thời họ đạt được địa vị xã hội cao hơn, có ảnh hưởng lớn hơn. Tuy nhiên, ảnh hưởng đó đôi khi bị xem như hậu quả hơn là một yếu tố cấu tạo của vị thế xã hội. Bởi thường những người có vị thế càng cao thì mức độ chênh lệch về tầm ảnh hưởng của họ càng lớn so với người có vị thế thấp hơn. Ví dụ: 1. Trong điều kiện hiện nay, cơ chế quản lý mới còn chưa hoàn thiện, hệ thống pháp luật cũng như bộ máy quản lý còn nhiều thiếu sót thì vẫn tồn tại những cơ hội để những người có tư tưởng cá nhân chủ nghĩa lợi dụng, làm giàu bất chính và tư tưởng địa vị cũng không thể mất đi, mà còn có xu hướng tăng lên. Thực tiễn cho thấy có một bộ phận công chức hành chính lấy việc giữ chức này, chức nọ làm mục đích của mình với động cơ danh phận rõ ràng. Họ tìm mọi cách "phấn đấu" với những tính toán, tham vọng cá nhân, mong muốn thông qua chức vụ mà mình có có được để làm lợi cho bản thân, gia đình. Để đạt được địa vị mong muốn của mình, họ không chỉ tìm cách phô trương mình mà còn lo đút lót, hối lộ, tiêu tiền của công vì mưu đồ riêng, cốt để vừa lòng cấp trên, mong được chuyển đến địa vị cao hơn. Vì vậy mới có thực trạng các địa vị lãnh đạo, quản lý đã trở thành mục tiêu của sự hằn học, ganh đua, đấu đá của một số người. Một nhóm người chiếm giữ địa vị xã hội cao đã và đang dùng nguyên tắc tập trung dân chủ một cách hình thức để che dấu bên ngoài cho những thủ đoạn, ành vi đối phó, triệt hạ lẫn nhau, hoặc"thoả hiệp" để cùng nhau "chia ghế" và "giữ ghế". 2. Xuất hiện hiện tượng tiêu cực trong tuyển sinh, tuyển dụng. Rất nhiều sinh viên giỏi ra trường khó khăn trong nỗ lực tìm kiếm việc làm trong khi đó, nhiều cá nhân không có năng lực, trình độ chuyên môn kém lại được tuyển dụng, "cất nhắc" vào những "vị trí" nhất định nhờ vào mối quan hệ thân quen, họ hàng, dòng tộc, gia đình. Những người đó luôn yên tâm bởi khả năng bị đuổi việc, bị sụt giảm địa vị xã hội vì không đủ năng lực để hoàn thành vai trò là điều hiếm khi xảy ra. V. Hệ thống địa vị XH Một cá nhân có nhiều vị trí khác nhau, do đó cũng có nhiều vị thế khác nhau. Những vị thế xã hội của cá nhân có thế là:  Vị thế đơn lẻ: Nếu xuất phát từ một vị trí xã hội bất kì trong cơ cấu xã hội, cá nhân sẽ có một vị thế tương ứng như: thầy giáo, cha mẹ, vợ hoặc chông...  Vị thế tổng quát: Đó là một vị thế khái quát những vị thế cơ bản mà một cá nhân có thể có. Ví dụ: Quốc tịch của một người ( Người Việt Nam, người Anh...) Thông thường, các cá nhân có một hệ các vị thế gồm nhiều vị thế khác nhau, tùy theo sự phân tích, nhìn nhận khác nhau. Theo dấu hiệu nguồn gốc tự nhiên và xã hội có thể chia vị thế xã hội thành hai loại: 1. Vị thế có sẵn Còn gọi là vị thế tự nhiên, vị thế bị "chỉ định", vị thế bị "gán" cho những thiên chức. những đặc điểm cơ bản mà cá nhân không tự kiểm soát được hay mong muốn mà có. Có thể hiểu đó là các vị trí xã hội gắn liền với các yếu tố tự nhiên bẩm sinh: giới tính, chủng tộc, nơi sinh, dòng họ... Con người không thể chọn lựa cho mình nguồn gốc. Người ta sinh ra đã mang giới tính Nam hoặc Nữ, da Trắng hay da Màu, quí tộc hoặc bình dân..... Chủng tộc, sắc tộc. dòng dôi, gia thế, nền tảng của nguồn gốc xuất thân ( gia đình, giai cấp...) là những thứ gán cho một đứa trẻ ngay từ khi chào đời. Vì thế, địa vị gán cho một người nói cho chúng ta biết người đó là ai chứ không nói lên được anh ta đã và đang làm gì. Điều này được thể hiện rất rõ rệt trong xã hội có sự phân chia giai cấp. Một vị thế gắn bất kì cho một cá nhân là một vị trí xã hội mà cá nhân có ít hay hầu như không có sự lựa chọn. Ví dụ: Một đứa trẻ sinh ra trong gia đình hoàng tộc sẽ có được một tước hiệu gắn theo nó ( công tước, hầu tước, hoàng tử, công chúa...) mà không phải mất một chút nỗ lực nào. Tuy có vị thế cao hơn nhiều so với người khác, nhưng cuộc đời đứa bé trong tương lai sẽ phải đi theo một đường kẻ được vạch sẵn mà bản thân không hề muốn hay có quyền quyết định. 2. Vị thế đạt được Vị thế đạt được là chỉ vị trí xã hội m à c á nhân được đảm nhận dựa trên chính sự cố găng, phấn đấu của h ọ. Như vậy, vị thế đạt được xác định dựa trên các vị trí xã hội mà các cá nhân giành được trong quá trình hoạt động, nỗ lực sống bằng sự cố gằng của người đó. Ví dụ: 1. Sinh viên: là vị thế mà một thanh niên phải trải qua 12 năm học tập, trau dồi kiến thức để đạt được 2. Thủ tướng của một nước là một vị thế cực cao mà đồi hỏi nguời nắm giữ phải có những phầm chất hơn người ( tài lãnh đạo, hiểu biết về chính trị. đạo đức..), những đức tính ấy không thể chỉ trong một, hai ngày mà có được mà phải trải qua nhiều năm tháng học tập và rèn luyện. Vấn đề nảy sinh trong sự phân biệt này là nhiều vị thế thực ra lại là kết quả của cả 2 sự gán cho và đạt được. Cụ thể hơn, vị thế gán cho của con người ảnh hưởng đến vị thế có khả năng đạt được. Ví dụ: Một người da màu ( châu Á, châu Phi..) cho dù rất có khả năng và được trọng dụng ở nước mình, nhưng nếu muốn thành công ở một số nước phương Tây ( đặc biệt là Mỹ) là điều vô cùng khó khăn bởi sự phân biệt chủng tộc ít nhiều vẫn tồn tại. Vì lẽ đó mà vị thế mà người đó muốn đạt được cũng bị ảnh hưởng. 3. Một số vị thế khác trong xã hội Ngoài hai loại vị thế cơ bản trên., chúng ta đều biết mỗi cá nhân bao giờ cũng có nhiều vị trí xã hội khác nhau vì họ tham gia vào nhiều mối quan hệ khác nhau. Bởi lẽ đó, mỗi cá nhân trong xã hội lại có nhiều vị thế xã hội tương ứng với các mỗi quan hệ của mình. Các nhà XHH cũng phân biệt vị thế ra thành hai loại nhỏ: a. Vị trí then chốt ( vị thế chính ): Có vai trò quyết định, chi phối các vị thế khác Ví dụ: Một sinh viên nhận công việc part-time. Tuy rằng đi làm nhưng công viêc học tập vẫn luôn phải ưu tiên hàng đầu. Vị thế then chốt còn gọi là vị thế chủ đạo phụ thuộc vào 2 yếu tố chính:  Do chính bản thân con người tạo ra: sự cố gắng, nỗ lực, phấn đấu, hoạt động tích cực của cá nhân.  Phụ thuộc vào trật tự ưu tiên trong thang giá trị hiện hành của một xã hội xác định Ví dụ: 1. Trong xã hội hiện đại: thông thường vị thế cấp bậc, chức vị hay nghề nghiệp sinh lợi nhiều nhất cho con người thì sẽ là vị trí then chốt ( Giám đốc, Viện trưởng, Hiệu trưởng...) 2. Trong xã hội đẳng cấp: vị thế then chốt là dòng dõi cao quý, xuất thân dòng tộc...( Nữ hoàng, vua, hoàng tử...) Như vậy là, vị trí then chốt luôn đòi hỏi những nhiệm vụ và vai trò kèm theo một cách tương ứng. Đòi hỏi phải có một sự phối hợp chặt chẽ giữa hành vi của một người với vị thế then chốt của người đó. Ví dụ: Bộ trưởng bộ giáo dục là người có ảnh hưởng rất lớn đến ngành giáo dục, tiếng nói cũng có sức nặng, thậm chí có thể ảnh hưởng đến cả những ngành khác. Tuy nhiên, để có thể đảm nhiệm tốt chức vụ này, người đó phải có đưa ra những chính sách hợp lý về giáo dục và liên tục tìm ra những biện pháp mới nhằm nâng cao công cuộc đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức cho nước nhà. b. Vị trí không then chốt: là những vị thế không giữ vai trò cơ bản, chủ đạo trong việc quyết định đặc điểm, hành vi xã hội của cá nhân. ===> Nhìn chung, các vị thế khác nhau của một cá nhân thường hòa hợp với nhau, tác động nhiều chiều với nhau, củng cố và bổ sung lần nhau. Song đôi khi chúng cũng có những mâu thuẫn Ví dụ: Một người phụ nữ rất thành công trong sự nghiệp, nhưng bù lại chị ấy phải dành thời gian cho công việc nhiều hơn. Nói cách khác, thời gian dành cho gia đình của người đó bị rút ngắn khiến chị không thể hoàn thành nghĩa vụ và vai trò của người vợ, người mẹ trong gia đình. Điều này lâu dài khiến này sinh những xích mích, rạn nứt trong gia đình. VI. Xung đột địa vị Định nghĩa:  Xung đột :là sự tranh chấp, mâu thuẫn giữa hai hoặc nhiêù yếu tố trở lên.  Xung đột địa vị là sự mâu thuẫn, đối nghịch nhau giữa những điều mong đợi về các địa vị XH ===> Tức là :trong cùng khoảng thời gian, 1cá nhân có thể có cùng một lúc nhiều địa vị XH rất khác nhau.Những lợi ích của địa vị này có thể không phù hợp nhau, thậm chí địa vị này đối nghịch với địa vị khác do những điều mong đợi về các địa vị đó xung đột nhau. Ví dụ: Thực tế nước ta đang có hiện tượng cảnh sát giao thông có cổ phần và lợi ích trong các doanh nghiệp vận tải , điển hình là trường hợp của thiếu tá cảnh sát giao thông Nguyễn Hoàng Sơn và Công ty TNHH Lam Sơn.Như vậy với việc trở thành giám đốc của Công ty TNHH Lam Sơn, lợi ích và chức phận của ông Sơn đã mâu thuẫn, xung đột với nhau. Ta thấy rằng các ô tô của Công ty Lam Sơn có chở quá tải,sai quy định thì ông Sơn mới có được lợi về kinh tế, thế nhưng đồng nghĩa với việc chức phận bảo đảm an toàn giao thông của viên cảnh sát coi như bị xếp xó. Công ty TNHH Lam Sơn có được độc quyền các hợp đồng vận tải và độc quyền chạy trên đường thì ông Nguyễn Hoàng Sơn mới thắng đậm trong kinh doanh , nhưng chức phận đảm bảo sự công bằng và điều kiện giao thông vận tải thuận lợi cho các doanh nghiệp và hoạt động vận tải của ông bị biến thành vật hi sinh .Rất tiếc hiện nay trường hợp của ông Nguyễn Hoàng Sơn không còn là chuyện hiếm thấy .Hiện tượng xung đột lợi ích đang xảy ra đầy rẫy trong XH ta. Điều này không chỉ gây cản trở kinh tế phát triển, mà còn làm cho XH bất bình , người dân oán trách .Chính vì vậy , loại bỏ ngay xung đột lợi ích , xung đột vị thế trong cách tổ chức công việc và đời sống của đất nước là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. VII. Vị thế và phân lớp XH Vị thế XH là thứ bậc của một người so với những người khác. “Dòng dõi,của cải , chức vụ , giáo dục, tôn giáo . đặc điểm sinh lý…tất cả đều phản ánh những giá trị XH đã được dùng để quy tụ những con người thành các giai cấp”(Fichter). Hay nói cách khác , đó là những tiêu chuẩn để phân chia thứ bậc giai cấp XH (ví dụ như giai cấp hạ lưu, giai cấp trung lưu, giai cấp hạ lưu).Những người có địa vị (vị thế) thấp theo những tiêu chuẩn trên đều là thuộc về giai cấp hạ lưu. Đứng trên phương diện vị thế mỗi đoàn thể đều được phân lớp , và đứng trên phương diện giai cấp thì mỗi XH đều được phân lớp. Sự phân lớp này , dù thuộc loại nào hay ở mức độ nào dều thấy ở khắp mọi nơi trong xã hội. Tuy nhiên sự phân lớp xã hội là một hệ thống sắp đặt rất phức tạp mà muốn tìm hiểu phải phân tích kỹ những tiêu chuẩn rắc rối của vị thế.Khái niệm này trên thực tế sẽ mất hết ý nghĩa nếu chỉ dính liền với sự phân biệt người giàu và người nghèo..Của cải hay địa vị của một người trong nền kinh tế không thể ấn định được họ thuộc giai cấp XH nào (Fichter) B/ Vai trò XH I. Định nghĩa 1. Định nghĩa vai trò. Nếu như qua phần trên ta đã biết vị thế là liên quan đến địa vị của một người, nó là kết quả của sự phối hợp và áp dụng những tiêu chuẩn về giá trị xã hội. Tuy nhiên, vị thế xã hội chỉ cho ta thấy chỗ đứng của mỗi cá nhân con người trong không gian xã hội mà được so sánh với người khác, chính vì thế, các nhà khoa học đòi hỏi phải có một khái niệm để trả lời cho câu hỏi con người sẽ phải làm gì ứng với mỗi địa vị của họ. Và “ va trò xã hội” đã ra đời. Vai trò xã hội là một trong số nhiều tiêu chuẩn dùng để đo vị thế xã hội của một người. Bên cạnh tiền tài, dòng dõi, giới tính hay tuổi tác, chúng ta cũng cần quan tâm đến sự ích lợi, tác dụng, hệ quả của nhiệm vụ con người đối với xã hội. Theo nghiên cứu, người ta cho rằng ở một người có vị thế xã hội cao hơn, họ sẽ làm tròn một số các vai trò chỉnh chu hơn hay theo các cách thức dễ dàng hơn. Một cách tổng quát, một vai trò là tập hợp các mong đợi, các quyền và nghĩa vụ mà xã hội đặt ra, gán cho, ững với mỗi một địa vị cụ thế. Sự mong đợi này xác định các hành vi của con người được xem như là phù hợp và không phù hợp đối với người chiếm giữ một địa vị. Thuật ngữ vai trò xuất phát từ kịch học. Khái niệm vai trò xã hội cũng giống như khái niệm vai trò trên sân khấu. Sự khác biệt là ở chỗ trong vai trò xã hội, cá nhân tự đóng vai chính bản thân mình. Vai trò xã hội không có tính cách tưởng tượng và nhất thời. Chúng ta không thể nghĩ rằng con người đảm nhiệm một vai trò trong một thời gian rồi sau đó vứt bỏ nó. Sự thật, mỗi người đóng nhiều vai trò khác nhau, và những vai trò đó có những mỗi liên kết chặt chẽ, ăn sâu vào lề lối suy nghĩ cũng như hành động, hành vi thông thường của họ. Những hành vi thực tế được cấu thành nên từ sự học hỏi kinh nghiệm, tác phong lối sống thường ngày. Đó chính là mặt động của vị thế xã hội, tức là trong một xã hội khác nhau, hay thậm chí là các nhóm xã hội khác nhau, ở cùng một vị thế, nhưng qua giá trị chuẩn mực, con người được hình thành nên những vai trò riêng. Những vai trò được hình thành dựa theo những đòi hỏi của văn hoá riêng biết và của xã hội. Như vậy, trong thực tế xã hội, mỗi người có một vị trí và vai trò nhất định, do đó có thể nói, vai trò xã hội của một cá nhân là khái niệm xã hội học xác định những gì cá nhân ấy phải làm ở một không gian và thời gian nhất định, theo những quy tắc chuẩn mực mà xã hội đặt ra. Về mặt xã hội học, khái nịêm vai trò thường được sử dụng làm đơn vị để phân tích các định chế xã hội. Mối quan tâm của nghiên cứu xã hội học không phải là bản thân các vị thế hay các vai trò mà là mối quan hệ giữa các vị thế và vai trò ấy. Vai trò là một khái niệm quan trọng, vì nó chứng minh rằng cuộc sống của các cá nhân chủ yếu do nhiều vai trò xã hội khác quy định nên, do đó phải tuân theo một số khuôn khổ có sẵn. 2. Khái niệm vai trò trong nhân cách xã hội. Trên phương diện xã hội học, nhân cách xã hội là tổng hợp những vai trò cá nhân, nó miêu tả những tác phong đồng nhất đã được nhiều người cùng chấp nhận. Vai trò có thể được nghiên cứu một cách khoa học, phân tích từng chi tiết hay quan sát trong diễn trình thực hiện bởi vì nhiều người đóng góp cùng một vai trò thường có những hành động tương đối như nhau. Dễ dàng bắt gặp những vai trò điển hình của người cha, người mẹ hay người học sinh, sinh viên trong đời sống quanh ta. Nếu không như vậy, nhà xã hội học sẽ không thể nghiên cứu xã hội một cách có trật tự, hệ thống, và theo một quy luật nhất định. Con người thường không thể tự đặt ra cho mình những vai trò mà đóng những vai trò đó theo lề lối mà người ta cho rằng phải như vậy. Những vai trò đó được định chế hoá trong các đoàn thể gia đình, kinh tế, tôn giáo, giải trí, giáo dục và chính trị của cộng đồng xã hội. Có ba yếu tố được phối hợp với nhau để cá nhân theo đó tạo ra sự khác biệt trong vịêc thực hiện các vai trò của mình. Đó là tình huống, nhiệm vụ và đoàn thể. Về tình huống, người ta đã có một nghiên cứu để đưa ra kết luận về cách cư xử của cá nhân. Cá nhân sẽ có những cư xử khác biệt trong những tình huống khác biệt. Một người đàn ông trong lễ tốt nghiệp đại học của anh ta sẽ khác hẳn với chính anh ta nhưng trong một trận đấu bóng đá ngay sau đấy. Về nhiệm vụ, mỗi một người chiếm giữ những địa vị, vị thế khác nhau trong xã hội, và điều đó làm nên những vai trò khác nhau. Tuy vậy, ngay cả khi nắm giữ cùng một vai trò, nhưng cách thức con người thực hiện lại khác nhau. Cùng nắm giữ vai trò là người mẹ- chăm lo cho con cái, vun đắp gia đình...tuy nhiên tuỳ vào đời sống gia đình, với những vấn đề họ gặp phải mà mỗi người mẹ có những nhiệm vụ khác nhau, những vịêc làm, cách thức khác nhau, nhưng tất cả điều đó chỉ để cùng thực hiện thật tốt vai trò người mẹ của họ. Về đoàn thể, như đã nói ở trên, vai trò xã hội miêu tả những tác phong đồng nhất đã được nhiều người chấp nhận. Tức là đoàn thể, xã hội tạo nên khuôn mẫu về tác phong, một lề lối, dẫn dắt, áp đặt những hành vi của mỗi người. 3. Vai trò và những tương quan Có thể thấy, vị thế xã hội của một người chỉ có nghĩa về phương diện xã hội học khi được đem so sánh hoặc liên hệ với vị thế xã hội của những người khác. Vị thế xã hội được giải thích bằng cách qui chiếu vào những vị trí của con người ở nhũng mức độ khác nhau. So sánh với những người khác, một cá nhân có thể có một địa vị cao hơn, ngang bằng hay thấp hơn... Như vậy chúng ta có thể nói có những tương quan giữa vị thế của mỗi người hơn là giữa bản thân con người với nhau. Tương tự như vậy, vai trò xã hội không ở trong tình trạng đơn lập, biệt lập. Nói đến vai trò xã hội mà không liên hệ chúng với các vai trò của những người khác sẽ là điều vô nghĩa. Vai trò xã hội khác nhau ở mỗi người có mối liên hệ với chính nhân cách của người ấy, hay có mỗi liên hệ với vai trò của người khác. Mối liên hệ đó chính là những tương quan xã hội. Thông thường, nói đến tương quan xã hội, chúng ta nghĩa ngay đến một tương quan giữa con người hoặc những nhóm người với nhau. Đó chỉ là sự lý giải theo lý lẽ thông thường. Phân tích kỹ hơn ta sẽ thấy vai trò xã hội chính là cơ chế trung gian của những tương quan xã hội. Con người ảnh hưởng, tương trợ lẫn nhau trong và thông qua những vai trò xã hội của họ. Người mẹ và người con không tồn tại cũng như duy trì tình mẫu tử mà chỉ thông qua cơ chế sinh học, mà còn qua những hành động, hành vi, cách ứng xử hộ trách nhiệm, sự chăm lo của người mẹ đối với người con, và ngược lại. Mỗi hành động và suy nghĩa theo một lề lối đã được khuôn mẫu hoá và có thể sẽ được biết trước, dự đoán trước từ những người khác. Tuy vậy con người đôi khi cũng phát sinh những xung đột giữa các vai trò, có nghĩa là các vai trò đôi khi không tương trợ cho nhau. Điều này chúng tôi sẽ nói rõ hơn ở phần sau. II. Lý thuyết về vai trò 1. Vai trò xã hội là gì? Trong thực tế xã hội, mỗi người có một vị trí và vai trò xã hội nhất định. Do đó có thể nói, vai trò xã hội của một cá nhân là khái niệm xã hội học xác định những gì cá nhân ấy phải làm ở một không gian và thời gian nhất định theo những quy tắc và chuẩn mực mà xã hội ấy đặt ra. 2. Các tính chất cơ bản của vai trò xã hội trong xã hội học a. Tính chất 1: Đối với con người, đóng vai trò xã hội và thay đổi vai trò là công việc diễn ra liên tục hàng ngày, kế tiếp nhau và không trùng lặp về thời gian. Ở mỗi hoàn cảnh không gian và thời gian khác nhau, con người sẽ có những vai trò xã hội khác nhau b. Tính chất 2: Vai trò xã hội phát sinh theo nhu cầu của cá nhân Theo G. Herbert Mead – người đứng đầu học thuyết “ tương tác biểu trưng” trong Xã hội học: sự phát triển thêm các vai trò xã hội trong một cá thể là bởi con người: Một mặt thừa nhận tính mong manh và hạn chế của bản thân khiến họ phải tìm những quan hệ với người khác để có thể sống còn.Mặt khác là đi tìm và lựa chọn những kiểu hành động có lợi cho sự hợp tác, giao dịch xã hội Tính đa phức của vai trò xã hội phát sinh theo 2 nhu cầu:  Nhu cầu bổ khuyết những mặt hạn chế của bản thân  Nhu cầu giao dịch về lợi ích c. Tính chất 3: Không thể liệt kê số lượng vai trò của mỗi cá nhân bởi lẽ, cá nhân có bao nhiêu mối quan hệ là có bấy nhiêu vai trò d. Tính chất 4: Vai trò xã hội được thể hiện ở nhiều mặt  Vai trò thật là vai trò diễ ra trng đời sống hằng ngày, ngược lại là các vai trò giỏi: thường xuyêng xuất hiện trong các mối quan hệ ngoại giao.  Vai trò định chế là vai trò của một cá nhân do một tổ chức quy định. Ngoài ra là các vai trò do cá nhân tự chọn. 3. Lý thuyết vai trò xã hội a. Lý thuyết vai trò của Mead (gắn với Lý thuyết tương tác biểu trưng)  Một người thực hiện tốt vai trò của mình phải trải qua một quá trình tập luyện, sáng tạo, diễn đi diễn lại… VD: vai trò của một học sinh, của con cái…  trò khác Vai trò nào cũng nằm trong mối quan hệ với các vai VD: Mối quan hệ vai trò giữa một người bạn và vai trò của mộ người học sinh  Quá trình “tạo vai” là quá trình mà trong đó: các lối ứng xử của một vai trò có thể được tạo ra hay thay đổi tùy trong các mối quan hệ tương tác. VD: Vai trò của 1 người bạn. Khi tương tác với một người bạn mà mình yêu quý  Lối ứng xử hòa nhã, vui nhộn. ( và ngược lại) b. Lý thuyết vai trò của Linton ( gắn với CNCNăng)  Với từng vị trí cụ thể nhất định mà lối ứng xử đã được quy định sẵn và áp đặt tương ứng VD: Vai trò của con cái với cha mẹ  Phủ nhận quan hệ tương tác có thể thay đổi hoặc tạo ra vai trò mới.  Vị trí được xá định trong các mối quan hệ khác. Nhờ mối quan hệ giã các cá nhân với các thành viên khác trong xã hội mà qua đó cá nhân có thể khẳng định và xác định được vai trò xã hội của mình. c. Vai trò xã hội của Afred Shutz :Điểm xuất phát của vai trò xã hội hay có thể nói là vấn đề: các cá nhân tác động lẫn nhau trong xã hội như thế nào để tạo ra cách nhìn chung về thế giới. Shutz gọi đó là tính liên chủ thể (intersubjective) của vai trò xã hội. Quan điểm này của ông khá tiến bộ so với các quan điểm về vai trò xã hội trước ông. Như lý thuyết “ tương tác xã hội” của G.H. Mead hay thuyết theo tộc người của Claude Levi Strauss. d. Lý thuyết xã hội dưới ánh sáng Duyên Khởi Trong đạo Phật, nguyên lý Duyên Khởi bao hàm toàn bộ giáo lý đạo Phật. Nguyên lý này có thể tóm lược trong công thức: “khi có A thì có B – không có A thi B không có”. Trong phạm vi trên, nếu xem A như các điều kiện sống, môi trường sống… của một ngươì thì B chính là người dó và ngược lại. Khi xét trên một các thể thì sự hình thành và phát triển của một cá nhân sẽ phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện khác nhau như các mối quan hệ: với cha mẹ, thày cô, bạn nè, trường học, điều kiện sinh hoạt… Có thể nói, mỗi người trong xã hội là tổ hợp của các điều kiện nhân duyên va bản chất con người là vô ngã. Chính vì lý do này, con người trong đạo Phật được nhìn dưới nhiều goác độ: hoặc là tập hợp của 5 uẩn, hoặc 4 đại, 6 đại hoặc 12 xứ, 8 giới…Cũng vì vậy, dưới ánh sáng Duyên Khởi; tính iên chủ thể mà A. Shutz đã nêu ra chỉ giới hạn trong phạm vi tương tác giữa các ngã (ego) giả tạo mà kính lăng Gìa đã mô tả như chuỗi dài những ảo ảnh của ngươi đi trên sa mạc. Chừng nào con người chư tìm hiểu và nhận thức trọn vẹn về tự thân trong mối tương quan với chế độ xã hội chừng đó con người sé không thể có cái nhìn chung về thế giới. Từ đó, mỗi cá nhân đã tự nhận thức về bản thân như thế nào để có thể tìm ra cái nhìn chung của con người và thế giới. III. Hệ thống các vai trò 1. Vai trò mong đợi: a. Định nghĩa: "Vai trò mong đợi chính là những ứng xử được xã hội trông đợi ở cá nhân,buộc cá nhân đó phải thực hiện”.Hay nói khác đi,vai trò mong đợi chính là những điều mà người khác mong đợi ở mỗi cá nhân sao cho cá nhân đó thực hiện đúng nghĩa vụ,vai trò mà mình đang đảm nhận VD:thần dân mong đợi sự anh minh sáng suốt của hoàng đế trong các chính sách cai trị và bảo vệ đất nước;Một người vợ mong muốn ở người chồng sự thấu hiểu,chia sẻ những lo toan trong đời sống gia đình,chăm sóc con cái,là 1 người chồng,người cha mẫu mực..Con cái mong đợi ở cha mẹ mình sự thấu hiểu,tâm lí… Như Lintơn giải thích:”trong khi cá nhân nắm giữ 1 địa vị thì họ thực hiện 1 vai trò”.Tiêu chuẩn văn hoá cho thấy 1 nười nắm giữ 1 địa vị cụ thể phỉa hành động ra sao-gọi là;kì vọng vai trò(vai trò mong đợi) Trong cuộc sống,do mỗi vai trò đều có những kì vọng riêng mà xã hội đòi hỏi nên khi mỗi người đảm nhận 1 vai trò mới nhân cách của họ cũng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan