Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ VÉC TƠ SỐT RÉT ...

Tài liệu VÉC TƠ SỐT RÉT

.PDF
85
381
126

Mô tả:

THÀNH PHẦN, MẬT ĐỘ, VAI TRÒ TRUYỀN BỆNH CỦA VÉC TƠ SỐT RÉT Ở KHU VỰC NHÀ RẪY VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT CỦA NGƯỜI DÂN NGỦ RẪY TẠI HUYỆN KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THÀNH PHẦN, MẬT ĐỘ, VAI TRÒ TRUYỀN BỆNH CỦA VÉC TƠ SỐT RÉT Ở KHU VỰC NHÀ RẪY VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT CỦA NGƢỜI DÂN NGỦ RẪY TẠI HUYỆN KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH HÒA MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2 3. Ý nghĩa của đề tài .....................................................................................................2 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4 1.1. Tình hình sốt rét ....................................................................................................4 1.1.1. Tình hình sốt rét trên thế giới .........................................................................4 1.1.2. Tình hình sốt rét tại Việt Nam ........................................................................5 1.2. Những nghiên cứu về véc tơ sốt rét (muỗi Anopheles) ........................................7 1.2.1. Phân loại muỗi Anopheles ..............................................................................7 1.2.2. Thành phần loài muỗi Anopheles ...................................................................7 1.2.3. Sự phân bố, sinh thái và mật độ muỗi sốt rét liên quan đến sinh thái rừng ..11 1.2.4. Nghiên cứu vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét ........................................13 1.3. Phòng chống sốt rét .............................................................................................18 1.3.1. Phòng chống sốt rét trên thế giới ..................................................................18 1.3.2. Phòng chống sốt rét ở Việt Nam...................................................................19 1.4. Những khó khăn trong việc phòng chống sốt rét cho ngƣời dân ngủ rẫy ...........21 1.4.1. Những khó khăn trong việc phòng chống sốt rét cho ngƣời dân ngủ rẫy trên thế giới ....................................................................................................................21 1.4.2. Những khó khăn trong việc phòng chống sốt rét cho ngƣời dân ngủ rẫy ở Việt Nam .................................................................................................................23 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 25 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .........................................................................................25 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................25 2.2.1. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................25 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu .....................................................................................25 2.3. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................27 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.....................................................................................27 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................27 2.4.2. Nghiên cứu về véc tơ sốt rét .........................................................................28 2.4.3. Điều tra kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt rét của ngƣời dân ngủ rẫy ....................................................................................................................35 2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu...................................................................................36 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 37 3.1. Thành phần, mật độ và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét ở khu vực nhà rẫy tại các điểm nghiên cứu..............................................................................................37 3.1.1. Thành phần véc tơ sốt rét ở khu vực nhà rẫy................................................37 3.1.2. Mật độ muỗi Anopheles ở khu vực nhà rẫy.................................................44 3.1.3. Thành phần, số lƣợng và tỷ lệ bọ gậy Anopheles tại địa điểm nghiên cứu ..58 3.1.4. Vai trò truyền bệnh của các véc tơ sốt rét ....................................................59 3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt rét của ngƣời dân ngủ rẫy tại các địa điểm nghiên cứu ...................................................................................................63 3.2.1. Tình hình ngủ rẫy và phòng chống sốt rét của ngƣời dân ngủ rẫy ...............63 3.2.2. Một số đặc điểm nhà rẫy tại các điểm nghiên cứu .......................................68 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................... 71 Kết luận ...................................................................... Error! Bookmark not defined. 1. Thành phần, mật độ và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét ở khu vực nhà rẫy tại các điểm nghiên cứu ...................................................... Error! Bookmark not defined. 2. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt rét của ngƣời dân ngủ rẫy tại các điểm nghiên cứu....................................................................... Error! Bookmark not defined. Đề nghị ....................................................................... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 71 DANH MỤC VIẾT TẮT An. Anopheles BĐNN Bẫy đèn ngoài nhà BĐTN Bẫy đèn trong nhà c/đ/đ Con/đèn/đêm c/n/đ Con/ngƣời/đêm c/n/g Con/ngƣời/giờ CDC Centers for Disease Control and Prevention DDT Dicloro diphenyl trichloroethane ELISA Enzyme - Linked Immuno Sorbent Assay ITIS Integrated Taxonomic Information System (Hệ thống phân loại sinh vật quốc tế) KAP Knowledge - Attitude – Practice KST-CT Ký sinh trùng - Côn trùng KSTSR Ký sinh trùng sốt rét MNNN Mồi ngƣời ngoài nhà MNTN Mồi ngƣời trong nhà MT-TN Miền Trung-Tây Nguyên P. Plasmodium P.f Plasmodium falciparum P.v Plasmodium vivax PCSR Phòng chống sốt rét SNN Soi nhà ngày SVN Soi vách ngoài SVT Soi vách trong WHO World Health Oganization (Tổ chức Y tế thế giới) DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Thành phần loài Anopheles ở khu vực nhà rẫy tại các địa điểm nghiên cứu Bảng 3.2. Số lƣợng và tỷ lệ các loài Anopheles tại Khánh Vĩnh Bảng 3.3. Thành phần loài và tỷ lệ muỗi Anopheles theo tháng ở Khánh Phú Bảng 3.4. Thành phần loài và tỷ lệ muỗi Anopheles theo tháng ở Sơn Thái Bảng 3.5. Mật độ chung muỗi Anopheles thu thập bằng các phƣơng pháp ở khu vực nhà rẫy tại Khánh Vĩnh Bảng 3.6. Mật độ muỗi Anopheles thu thập bằng các phƣơng pháp ở khu vực nhà rẫy tại Khánh Phú Bảng 3.7. Mật độ muỗi Anopheles thu thập bằng các phƣơng pháp ở khu vực nhà rẫy tại Sơn Thái Bảng 3.8. Mật độ muỗi đốt ngƣời của Anopheles từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau tại Khánh Phú Bảng 3.9. Mật độ muỗi đốt ngƣời của Anopheles từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau tại Sơn Thái Bảng 3.10. Thành phần, số lƣợng và tỷ lệ bọ gậy tại các điểm nghiên cứu Bảng 3.11. Tuổi thọ trung bình của quần thể muỗi sốt rét tại điểm nghiên cứu Bảng 3.12. Tỷ lệ nhiễm KSTSR của các véc tơ ở khu vực nhà rẫy huyện Khánh Vĩnh Bảng 3.13. Chỉ số lan truyền và mật độ đốt ngƣời của véc tơ sốt rét ở khu vực nhà rẫy huyện Khánh Vĩnh Bảng 3.14. Một số đặc điểm của ngƣời dân đƣợc phỏng vấn tại các điểm nghiên cứu Bảng 3.15. Tình hình ngủ rẫy của ngƣời dân tại xã Khánh Phú và Sơn Thái Bảng 3.16. Kiến thức, thái độ, thực hành PCSR của ngƣời dân ngủ rẫy Bảng 3.17. Đặc điểm nhà rẫy của ngƣời dân ngủ rẫy tại xã Khánh Phú và Sơn Thái DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Bản đồ các điểm nghiên cứu tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa Hình 3.1. Biểu đồ mật độ các véc tơ sốt rét theo các phƣơng pháp tại xã Khánh Phú Hình 3.2. Biểu đồ mật độ các véc tơ sốt rét theo các phƣơng pháp tại xã Sơn Thái Hình 3.3. Biểu đồ mật độ đốt ngƣời của một số muỗi Anopheles theo thời gian tại Khánh Phú Hình 3.4. Biểu đồ mật độ đốt ngƣời của một số muỗi Anopheles theo thời gian tại Sơn Thái Hình 3.5. Nhà rẫy ở Khánh Phú Hình 3.6. Nhà rẫy ở Sơn Thái MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bệnh sốt rét hiện nay đã và đang là một vấn đề cần đƣợc quan tâm đối với sức khỏe ngƣời dân trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, vì sốt rét là bệnh cấp tính nguy hiểm do ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) Plasmodium gây nên và đƣợc muỗi Anopheles truyền từ ngƣời bệnh sang ngƣời lành. Bệnh phổ biến ở các quốc gia nhiệt đới, cận nhiệt đới và nó không chỉ ảnh hƣởng đến sức khỏe, tính mạng con ngƣời mà còn ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, của quốc gia và của cả khu vực. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2015 có khoảng 3,2 tỷ ngƣời sống trong vùng sốt rét lƣu hành và sự lan truyền sốt rét xảy ra tại 97 quốc gia, vùng lãnh thổ ở 6 khu vực trên thế giới, có khoảng 214 triệu ca mắc sốt rét, 438.000 ca tử vong [59]. Các nƣớc ở khu vực Đông Nam Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc phòng chống sốt rét (PCSR), một trong số đó là sốt rét rừng vì sốt rét rừng diễn biến phức tạp, nguồn KSTSR tiềm ẩn, mật độ véc tơ sốt rét cao… Do vậy, để đạt đƣợc mục tiêu đề ra trong chiến lƣợc loại trừ sốt rét thì phải kiểm soát sốt rét rừng [59]. Tại Việt Nam, theo thống kê báo cáo của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng (Viện sốt rét-KST-CT) Trung ƣơng năm 2015, cả nƣớc có 27.868 ca mắc sốt rét, 73 ca sốt rét ác tính và 6 ca tử vong sốt rét [39]. Trong đó, nhiều tỉnh có mức lƣu hành sốt rét cao. Đặc biệt, miền Trung-Tây Nguyên (MT-TN) vẫn là khu vực có sốt rét cao nhất trong cả nƣớc. Năm 2014, MT-TN ghi nhận 14.450 ca mắc, chiếm gần 52% số ca mắc trên cả nƣớc. Số ca mắc tập trung chủ yếu ở nhóm dân cƣ đi rừng ngủ rẫy, giao lƣu biên giới và sự di dân từ vùng không lƣu hành đến vùng lƣu hành sốt rét [35]. Khánh Hòa là tỉnh có tình hình sốt rét diễn biến phức tạp hơn các tỉnh khác trong khu vực MT-TN. Theo thống kê của Trung tâm PCSR KST-CT Khánh Hòa cho thấy, năm 2015, cả tỉnh có 767 bệnh nhân sốt rét chiếm 8,84% (767/7.644) và 756 KSTSR trên lam chiếm tỷ lệ 11,63% (756/6.500) so với toàn khu vực. Trong đó, huyện 1 Khánh Vĩnh chiếm 65,71% (504/767) và 66,53% KSTSR trên lam (503/756) so với toàn tỉnh [35]. Theo Báo cáo của Trung tâm PCSR tỉnh Khánh Hòa cũng cho thấy, số bệnh nhân sốt rét là ngƣời dân tộc thiểu số chiếm trên 80%. Có tới 21,3% dân số ở vùng sốt rét trọng điểm có hoạt động ngủ rẫy, trong đó có 15% là ngƣời thƣờng xuyên đi rừng, ngủ rẫy và khai thác lâm, thổ sản [35]. Đặc thù của khu vực nhà rẫy thƣờng xuyên có mật độ sốt rét cao, nhà rẫy nằm rãi rác trên núi cao, vách nhà rẫy không kín nên việc phun tẩm hóa chất rất khó khăn. Bên cạnh đó, diện tích nhà rẫy nhỏ, bên trong nhà rẫy còn có bếp nấu, thƣờng đốt lửa ban đêm nên không đủ không gian để treo màn. Vì vậy, thành phần loài, một số tập tính đốt mồi của véc tơ sốt rét cũng có thể có sự khác biệt với khu vực dân cƣ, làm cho việc phòng chống véc tơ sốt rét càng thêm khó khăn. Nhằm xác định thành phần, mật độ, vai trò truyền bệnh của muỗi Anopheles, cũng nhƣ đánh giá đƣợc kiến thức, thái độ, thực hành PCSR của ngƣời dân ngủ rẫy tại huyện Khánh Vĩnh là rất cần thiết và làm cơ sở dữ liệu để xây dựng kế hoạch PCSR phù hợp và hiệu quả. Vì vậy đề tài: “Thành phần, mật độ, vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét ở khu vực nhà rẫy và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt rét của ngƣời dân ngủ rẫy tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa” 2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Xác định thành phần, mật độ và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét ở khu vực nhà rẫy tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. 2. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt rét của ngƣời dân của ngƣời dân ngủ rẫy tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. 3. Ý nghĩa của đề tài  Ý nghĩa khoa học - Bổ sung cơ sở dữ liệu về muỗi Anopheles ở khu vực nhà rẫy tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. - Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành PCSR của ngƣời dân ngủ rẫy tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. 2 - Kết quả của đề tài là tƣ liệu khoa học và là nguồn tài liệu tham khảo cho các đề tài sau này trong các lĩnh vực có liên quan.  Ý nghĩa thực tiễn - Nắm đƣợc tình hình, khả năng mắc và truyền bệnh sốt rét tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa để đề xuất các cơ quan địa phƣơng có biện pháp phòng và trị bệnh sốt rét cho ngƣời dân. - Dựa vào kiến thức, thái độ, thực hành PCSR của ngƣời dân, cũng nhƣ tập quán ngủ rẫy của ngƣời dân để có phƣơng hƣớng giảm tối thiểu sốt rét cho ngƣời dân. 4. Cấu trúc của luận văn Luận văn ngoài các phần: Mở đầu, kết luận và đề nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục thì gồm 3 chƣơng chính: Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu Chƣơng 2. Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình sốt rét trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.1. Tình hình sốt rét trên thế giới Sốt rét là bệnh cấp tính nguy hiểm do các loài thuộc giống Plasmodium (P): P. falciparum, P. vivax, P. malariae, P. ovale, P. knowlesi gây nên và lây truyền từ ngƣời này sang ngƣời khác khi những ngƣời này bị muỗi Anopheles mang thoa trùng (Sporozoites) sốt rét đốt. Bệnh phổ biến ở các quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mặc dù, các tổ chức trên thế giới đã có nhiều nỗ lực trong tiêu diệt sốt rét trong những năm qua nhƣng hiện nay trên thế giới vẫn còn khoảng 300-500 triệu ca sốt rét/năm và có ít nhất khoảng một triệu trƣờng hợp tử vong do sốt rét. Năm 1880, Charles Louis Alphonse Laveran (1845-1922), bác sỹ ngoại khoa quân đội Pháp, lần đầu tiên tìm thấy ký sinh trùng có trong máu bệnh nhân bị sốt rét ở Algeria. Năm 1897-1898, Ronal Ross tìm ra và chứng minh sự phát triển của KSTSR trong cơ thể muỗi. Năm 1900, Mansen bằng thực nghiệm trên ngƣời tình nguyện, chứng minh vai trò truyền bệnh của muỗi Anopheles trong bệnh sốt rét [17]. Những kết quả nghiên cứu này đã mở đầu cho thời kì mới trong việc nghiên cứu về muỗi sốt rét cũng nhƣ các biện pháp PCSR. Theo ƣớc tính của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2013 có 198 triệu ca mắc sốt rét xảy ra trên toàn thế giới. Hầu hết số ca mắc sốt rét xảy ra ở khu vực Châu Phi (82%), Đông Nam Á (12%) và khu vực Địa Trung Hải (5%). Có khoảng 8% ca mắc là do P. vivax. Cũng trong năm 2013, ƣớc tính có khoảng 584.000 ca tử vong sốt rét trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 90% số ca tử vong xảy ra ở khu vực Châu Phi, tiếp theo Đông Nam Á là 7% và 2% xảy ra ở khu vực Địa Trung Hải. Khoảng 453.000 ca tử vong do sốt rét xảy ra ở trẻ em dƣới 5 tuổi chiếm 78% số ca tử vong trên toàn cầu, trong đó tại Châu Phi có khoảng 437.000 ca tử vong xảy ra ở trẻ em dƣới 5 tuổi. Khoảng 80% số ca mắc sốt rét trong năm 2013 xảy ra chủ yếu ở 18 quốc gia và 80% ca tử vong xảy ra ở 16 quốc gia. Các ca nhiễm P. vivax xảy ra chủ yếu ở 3 quốc gia gồm Ấn Độ, Indonesia và Pakistan chiếm 80%. Gánh nặng tỷ lệ mắc và tử vong trên toàn cầu tập trung chủ yếu ở những quốc gia thuộc vùng Sahara Châu Phi. 4 Theo thông báo của WHO năm 2015, bệnh sốt rét lan truyền tại 97 quốc gia, vùng lãnh thổ ở các khu vực trên thế giới; năm 2015 có 214 triệu ca mắc sốt rét xảy ra trên toàn cầu và 438.000 trƣờng hợp tử vong, với 88% số ca tử vong xảy ra tại khu vực Châu Phi, tiếp theo là 10% tại khu vực Đông Nam Á và 2% tại khu vực Địa Trung Hải. Trong đó số trẻ em dƣới 5 tuổi chết do sốt rét khoảng 453.000 trƣờng hợp chiếm tỷ lệ 78% số ca tử vong trên toàn thế giới. Tổ chức Y tế thế giới ƣớc tính có khoảng 3,2 tỷ ngƣời trên toàn cầu sống trong vùng sốt rét lƣu hành, riêng khu vực Châu ÁThái Bình Dƣơng có gần 2 tỷ ngƣời [59]. Cũng theo WHO tại khu vực Tây Thái Bình Dƣơng, hiện nay có 10 quốc gia có sốt rét lƣu hành bao gồm Campuchia, Trung Quốc, Lào, Malaysia, Papua New Guinea, Philippines, Triều Tiên, đảo quốc Solomon, Vanuatu và Việt Nam. Tại khu vực này có khoảng 870 triệu ngƣời bị ảnh hƣởng bởi sốt rét, trong đó 60 triệu ngƣời sống trong vùng có chỉ số mắc sốt rét lớn hơn 1/1.000 dân. Ba quốc gia có sốt rét lƣu hành nặng nhất là Papua New Guine (75%), Campuchia (26%) và đảo Solomon (12%), sốt rét đã giảm từ 350.000 ca năm 2000 xuống còn 221.000 ca năm 2011 giảm 42% [59]. 1.1.2. Tình hình sốt rét ở Việt Nam Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Đông Nam Á thuộc cực Đông của bán đảo Đông Dƣơng. Chính vị trí địa lý này tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh sốt rét duy trì và phát triển quanh năm và cũng là một trong những quốc gia có số ngƣời mắc sốt rét cao với hơn 15 triệu ngƣời có nguy cơ mắc sốt rét [2]. Các vùng lƣu hành sốt rét bao gồm vùng rừng núi phía Bắc, ven dọc Trƣờng Sơn, cao nguyên miền Trung, khu vực Đông Nam, Tây Nam và các miền Duyên hải. Trƣớc năm 1992, tình hình sốt rét rất nghiêm trọng, hàng nghìn ca chết mỗi năm, tỷ lệ mắc sốt rét tăng và nhanh chống làm cho sốt rét kháng thuốc. Năm 1991, dịch sốt rét xảy ra lớn nhất với hơn 1 triệu ca mắc và 4.646 ca tử vong. Sau đợt dịch phát này, chƣơng trình kiểm soát bệnh sốt rét quốc gia ra đời và Dự án này thuộc thuộc chƣơng trình mục tiêu quốc gia ƣu tiên cho đến nay. Trong 10 năm qua, Chƣơng trình PCSR Quốc gia đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng kể tỷ lệ mắc và tử vong sốt rét giảm 5 liên tục qua các năm, nhƣng hiện nay sốt rét vẫn còn là mối nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của nhiều ngƣời, nhất là trẻ em. Theo ƣớc tính của Bộ Y tế (2014), năm 2013 tỷ lệ mắc sốt rét giảm 37% so với năm 2010 (0,39/0,62), số trƣờng hợp tử vong do sốt rét giảm 71,4% so với năm 2010 (6/21 trƣờng hợp) và trên 21 triệu dân sống trong vùng sốt rét lƣu hành tại 55 tỉnh, thành phố trên cả nƣớc [1],[2]. Năm 2011, số ca mắc sốt rét tại Việt Nam là 45.588 ca trong đó có 14 ca tử vong. Đến năm 2015, số ca sốt rét đã giảm xuống còn 19.252 ca, trong đó có 3 ca tử vong (theo kết quả báo cáo của Viện Sốt rét-KST-CT Trung ƣơng về PCSR ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015). Mặc dù các chỉ số sốt rét giảm mạnh nhƣng chƣa thật sự bền vững, do vậy tình hình sốt rét ở nƣớc ta trong những năm tới vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Dự báo sốt rét có thể gia tăng ở các vùng có sốt rét lƣu hành đặc biệt là các tỉnh MT-TN là rất cao.Vì khu vực này là cái nôi sốt rét so với miền Bắc và miền Nam và cũng là trung tâm của KSTSR kháng thuốc và muỗi kháng hóa chất [1],[2]. Theo kết quả phân vùng dịch tễ sốt rét năm 2014, so với toàn quốc dân số sống trong vùng lƣu hành sốt rét nặng và vừa ở khu vực MT-TN chiếm tỷ lệ cao so với các khu vực khác trên cả nƣớc. Qua số liệu báo cáo cho biết, bệnh nhân sốt rét ở khu vực MT-TN trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 chiếm từ 59,62-71,75% so với cả nƣớc và tỷ lệ này trong năm 2011 là 68,31%. Theo Báo cáo của Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn [35], năm 2014 khu vực MT-TN ghi nhận 14.450 ca mắc, 3 ca tử vong do sốt rét và không có dịch sốt rét xảy ra, so với năm 2013 số bệnh nhân sốt rét giảm 9,52%. Số ca mắc sốt rét khu vực này tập trung chủ yếu ở nhóm dân di biến động nhƣ di cƣ tự do, hoạt động và ngủ lại trong rừng, giao lƣu biên giới. Theo thống kê báo cáo của Trung tâm PCSR-KST-CT Khánh Hòa cho thấy năm 2015 số bệnh nhân sốt rét toàn tỉnh 767 ca chiếm tỷ lệ toàn khu vực là 8,84% (767/7.644 ca). Tuy nhiên sốt rét của tỉnh Khánh Hòa tập trung chủ yếu ở huyện Khánh Vĩnh chiếm tỷ lệ 65,71% (504/767 ca) so với toàn tỉnh. Đây chính là những thách thức lớn để Khánh Hòa cũng nhƣ Việt Nam đạt đƣợc mục tiêu loại trừ sốt rét vào năm 2030. 6 1.2. Những nghiên cứu về muỗi Anopheles Từ khi xác định muỗi Anopheles là trung gian truyền bệnh sốt rét, nhiều công trình nghiên cứu về nhiều lĩnh vực liên quan đến muỗi Anopheles đã đƣợc các tác giả trên thế giới tiến hành và thu đƣợc nhiều thành tựu đáng kể. Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu về điều tra muỗi để xác định vai trò truyền bệnh và nghiên cứu về các biện pháp tiêu diệt muỗi, phòng chống muỗi đốt đƣợc tiến hành ở nhiều nơi. 1.2.1. Phân loại muỗi Anopheles Theo ITIS (Integrated Taxonomic Information System - Hệ thống phân loại sinh vật quốc tế) muỗi Anopheles đƣợc phân loại nhƣ sau: Giới (Kingdom): Animalia Ngành (Phylum): Arthropoda Lớp (Class): Insecta Bộ (Order): Diptera Họ (Family): Culicidae Phân họ (Subfamily): Anophelinae Giống (Genus): Anopheles Họ muỗi (Culicidae) có khoảng 3200 loài, thuộc bộ 2 cánh (Diptera). Họ này chia thành 3 phân họ là: Toxorhynchitinae, Anophelinae và Culicidae. Những giống có vai trò y học quan trọng nằm trong phân họ Anophelinae (nhƣ Anopheles (An.)) và phân họ Culicinae (nhƣ Aedes và Culex). 1.2.2. Thành phần loài muỗi Anopheles trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.2.1. Thành phần loài muỗi Anopheles trên thế giới Đến nay, trên thế giới đã xác định đƣợc khoảng 420 loài thuộc giống Anopheles, 70 loài trong số chúng là véc tơ truyền bệnh sốt rét ở ngƣời trong điều kiện tự nhiên [59], trong đó có khoảng 40 loài là muỗi truyền bệnh chính tùy thuộc vào điều kiện từng vùng, từng khu vực. Nghĩa là, mỗi loài Anopheles có thể là véc tơ chính truyền bệnh sốt rét của vùng này, nhƣng lại không có vai trò truyền bệnh ở vùng khác (Hồ Đình Trung, 2009) [31]. 7 Ở khu vực Châu Phi nhiệt đới (Nam Sahara) có các véc tơ sốt rét chủ yếu gồm: An. (C) gambiae, An. (C) arabiensis, An. (C) funestus, An. (C) melas. Véc tơ thứ yếu gồm: An. (C) merus, An. (C) moucheti, An. (C)nili, An. (C)pharoensis s.l.. Ở khu vực Bắc Mỹ có véc tơ chủ yếu: An. pseudophunctipennis. Tại khu vực Trung Mỹ có các véc tơ chủ yếu: An. albimanus, An. aquasalis, An. darlingi. Véc tơ thứ yếu: An. aztecus, An. puncimaculata, An. albitarsis, An. aryritarsis. Ở khu vực Nam Mỹ thì có các véc tơ sốt rét gồm: An. pseudophunctipennis, An. punctimaculata, An. belltator, An. crzii, An. albimanus, An. albimanus, An. albitasis, An. aquasalis, An. darling, An. nunezetovari s.l.. Véc tơ phụ là An. argyritarsis, An. braziliensis, An. benarrochi, An. triannulatus. Ở vùng Trung Cận Đông có các véc tơ chủ yếu là An. stephensis, An. culicifacies, An. sacharovi, An. superpictus, An. sergenti. Ở khu vực Trung Nam Á nhƣ Bangladesh có 26 loài, trong đó véc tơ chủ yếu là An. balabacensis, An. minimus, An. philippinensis, An. sundaicus. Các véc tơ thứ yếu: An. aconius, An. annularis, An. culicifacies, An. fluviatilis, An. kochi, An. maculatus, An. pallidus, An. ramsayi, An. supictus, An. vagus, An. varuna. Ở Ấn độ trên 40 loài, các loài chủ yếu: An. culicifacies, An. fluviatalis, An. minimus, An. philippinensis, An. stephesi, An. dirus, An. subpictus. Véc tơ thứ yếu: An. maculates, An. varuna, An. hyrcanus, An. annularis, An. leucoshyrus. Ở Sri Lanca có 15 loài trong đó có véc tơ chủ yếu là An. culifacies, An. dirus, An. aconitus, An. fluviatalis, An. maculatus, An. subpictus, An. tessenlatus. Ở Nepan có các véc tơ chủ yếu là An. aconitus, An. annularis, An. fluviatalis, An. maculatus. Các véc tơ thứ yếu là An. barbirostris, An. hycanus, An. varuna. Ở phía Nam Bhoutan có các véc tơ chính gồm An. maculaus, An. jeyporiensis, An. annularis. Ở các nƣớc khu vực vùng Đông Á và Châu Đại Dƣơng nhƣ Trung Quốc: Bắc vĩ tuyến 320 Bắc véc tơ chủ yếu An. sinensi, An. messae, giữa vĩ tuyến 250 và 320 Bắc các véc tơ An. lesteri anthropophagus, An. minimus, An. sinensis, Nam vĩ tuyến 250 Bắc các véc tơ chủ yếu An. minimus, An. dirus véc tơ thứ yếu An. jeyporiensis, An. aconitus, An. annularis,… (theo tác giả Chow, năm 1949 Trung Quốc có 38 loài); Mianma: nƣớc này có 4 vùng sốt rét có 37 loài Anopheles. Vùng đồi núi An. dirus, An. 8 culicifacies, An. minimus, vùng ven biển An. sundaicus, vùng đồng bằng có An. aconitus, An. annularis, An. philippinensis. Thái Lan: véc tơ đã xác định đƣợc 5 loài véc tơ chủ yếu An. dirus, An. minimus, An. sundaicus, An. maculatus, An. aconitus, véc tơ nghi ngờ An. campestris, An. kochi (chỉ 1 lần tìm thấy thoa trùng). Gần đây đã xác định đƣợc An. dirus A, C và D có mặt ở Thái Lan, trong đó A và C là trung gian truyền bệnh chính. Các á chủng khác An. maculatus A, B, C, D đều có mặt ở đây (1984). Malaysia: có 5 véc tơ chủ yếu là An. maculatus, An. campestris, An. sundaicus, An. balabacecis, An. letifer. Các véc tơ khác An. umbrosus, An. donaldi (đã tìm thấy thoa trùng), An. minimus, An. aconitus (không xác định là véc tơ). Indonesia: các véc tơ phân bố khác nhau tùy theo từng khu vực: ở Java, Bali, Sumarta véc tơ chính là: An. aconitus, An. sundaicus; ở Sulawesi đã xác định đƣợc 42 loài trong đó véc tơ chủ yếu là An. aconitus, An. barbirostris, An. flavirostris, An. nigerrimus, An. subpictus, An. tesselatus, An. vagus; ở Timor xác định đƣợc 14 loài Anopheles véc tơ chính là An. annularis, An. barbirostris, An. flavirostris, An. subpictus, An. sundaicus (1975); ở Jaya An. farauti á chủng 1 và á chủng 2, An. koliensis, An. punctulatus là véc tơ chính (1975), An. bancrofti, An. karwari là véc tơ nghi ngờ; Đông Kalimantan, An. balabacensis, An. barbirostris, An. nigerrimus đã bắt đƣợc đốt ngƣời. Philippin: An. flavirostris là véc tơ quan trọng nhất. Ở Mindanao An. flavirostris là véc tơ chính; Papua New Guinea: theo Spencen và cs. (1974) có 20 loài Anopheles, trong đó véc tơ chính là An. farauti, An. punctulatus. Vanuatu: véc tơ chính là An. farauti. Quần Đảo Salomon: véc tơ chính là An. farauti, An. koliensis, An. punctulatus. An. farauti đã kháng với hóa chất diệt muỗi [17]. Ở khu vực Đông Dƣơng: các véc tơ chính nhƣ An. minimus, An. dirus, An. maculatus có ở Lào, ở Campuchia có An. minimus, An. dirus, An. sundaicus, ở Việt Nam có 3 véc tơ truyền bệnh chính như An. dirus là loài sống trong rừng sâu, An. minimus là loài thích sống ở bìa rừng, An. epiroticus phân bố ở vùng nƣớc lợ ven biển từ Ninh Thuận trở vào phía Nam. 9 1.2.2.2. Thành phần loài muỗi Anopheles tại Việt Nam Việt Nam cho đến nay đã phát hiện đƣợc 64 loài Anopheles, 15 loài đã đƣợc xác định là véc tơ chính, véc tơ phụ và véc tơ nghi ngờ. - Các loài véc tơ chính ở Việt Nam Véc tơ chính An. minimus sống trong rừng núi, bìa rừng, savan; bọ gậy sống ở thủy vực nƣớc trong chảy chậm, có cây thủy sinh mọc hai bên bờ, muỗi phân bố ở khu vực rừng núi trên toàn quốc [12]. Véc tơ chính: An. dirus sống ở rừng rậm, bìa rừng, rừng thƣa; bọ gậy sống ở vũng nƣớc đọng dƣới bóng râm trong rừng (hốc cây, hốc đá, các vỏ đồ hộp,…) muỗi phân bố từ vĩ tuyến 17 trở vào nam [12]. Véc tơ chính vùng nƣớc lợ: An. sundaicus (nay là An. enpiroticus) phân bố ở ven biển vùng nƣớc lợ miền Duyên hải Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long [12]. - Các loài véc tơ phụ, nghi ngờ Véc tơ SR phụ là: An. maculatus, An. aconitus, An. jeyporiensis (vùng đồi núi toàn quốc), An. varruna, An. jeyporiensis (miền Trung), An. nimpe (nghi ngờ ở ven biển Nam bộ), An. lesteri (nghi ngờ ở Đông Nam bộ), An. sinensis, An. vagus, An. subpictus, An. campestris, An. indefinitus (ven biển miền Bắc và miền Nam), An. culicifacies (nghi ngờ ở miền Bắc và MT-TN) [12]. Khu vực MT-TN theo Lê Khánh Thuận đã phát hiện đƣợc 48 loài, trong đó có mặt 3 loài véc tơ chính của Việt Nam là An.minimus, An.dirus và An. epiroticus (trƣớc đây gọi là An. sundaicus) [12], [13]. Tại khu vực này đều phát hiện ra sự có mặt của cả hai véc tơ chính gồm An. dirus và An.minimus với mật độ cao (Nguyễn Xuân Quang, 2013)[19]. Theo Hồ Đình Trung (2009) [31] khi nghiên cứu sốt rét rừng ở tỉnh Ninh Thuận cho biết mật độ An. minimus trong rừng cao gấp 3,1 lần so với khu vực dân cƣ, mật độ An. dirrus đốt ngƣời trong rừng cao gấp 7,9 lần so với khu dân cƣ. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quang (2013) [19] ở tỉnh Gia Lai và Phú Yên cho biết khu vực nhà rẫy luôn có mặt các véc tơ sốt rét chính và mật độ, tỷ lệ nhiễm KSTSR cao hơn nhiều so với khu vực dân cƣ ổn định. Nghiên cứu dịch tễ học sốt rét ở khu vực Đông Nam Á 10 cũng đã đƣa ra nhận xét mức độ lan truyền sốt rét thay đổi theo chiều hƣớng giảm dần từ trong rừng ra bìa rừng tới khu dân cƣ xa rừng. 1.2.3. Sự phân bố, sinh thái và mật độ muỗi sốt rét liên quan đến sinh thái rừng 1.2.3. 1. Sự phân bố, sinh thái và mật độ muỗi sốt rét liên quan đến sinh thái rừng trên thế giới Các véc tơ sốt rét sống trong hệ các hệ sinh thái rừng phản ánh khả năng thích nghi của véc tơ với hệ sinh thái rừng. Độ lan truyền của bệnh sốt rét rừng có thể là do sự phong phú và mật độ véc tơ cao [52]. Các loài véc tơ khác nhau và các loài anh em cùng khu phân bố có thể biến động theo mùa [43],[48]. Trong rừng rậm, đồi núi khu vực biên giới Thái Lan-Myanma, An. dirus đã đƣợc tìm thấy vào đầu mùa mƣa trong khi loài An. baimaii đã đƣợc tìm thấy ở giai đoạn giữa mùa mƣa [48]. Tuy nhiên, phần phía Nam Thái Lan ít có rừng, loài An. cracens phổ biến hơn loài An. baimaii vào đầu mùa mƣa mặc dù vào cuối mùa mƣa An. scanloni phổ biến hơn An. cracens [43],[48]. Ở vùng núi nhiệt đới phía Tây Bắc Argentina, loài An. argyritaris phong phú hơn loài An. pseudopunctipennis và cả hai véc tơ đạt mức độ cao nhất vào mùa xuân [47]. Trong số các loài thuộc phức hợp loài gambiae, loài An. gambiae s.s. ít thích nghi với điều kiện nóng hơn so với loài An. arabiensis [53], vì thế trƣớc đây loài này phong phú trong rừng hơn so với sa mạc (theo phản ánh phân bố không gian và thời gian của véc tơ sốt rét ở Châu Phi). Vào mùa khô, khi các quần thể véc tơ chính trong rừng (ví dụ An. gambiae s.s.) giảm thì véc tơ phụ (ví dụ An. arabiensis) gia tăng đóng vai trò lan truyền bệnh sốt rét. Rừng nhân tạo bao gồm cả những khu vực rừng trồng lớn, rừng tái sinh cũng gây ra sự thay đổi môi trƣờng sống và ảnh hƣởng đến sự phong phú của véc tơ sốt rét, dẫn tới sự thay đổi mô hình lan truyền bệnh sốt rét. Chẳng hạn, sốt rét tăng do đồn điền cà phê ở Thái Lan [54], các đồn điền cọ ở Cameroon [55], Papua New Guinea [49] và Malaysia [46], đồn điền cao su ở Cameroon, Thái Lan [52] và khu vực trồng cây ăn quả ở biên giới Thái Lan-Myanma và các khu vực Đông Nam Á khác [38],[52],[57]. Rừng trồng thƣơng mại và tái rừng trồng làm gia tăng hoạt động của con ngƣời, điều này làm gia tăng tiếp xúc của con ngƣời với véc tơ sốt rét ở khu vực này [38],[52],[57]. 11 Sự khác nhau về tập tính muỗi Anopheles ở Đông Nam Á có liên quan đến rừng, đồi núi và các yếu tố khác đã cho ta thấy sự thay đổi hoạt động đốt ngƣời vào đầu buổi tối của An. dirus A (An. dirus) và An. minimus A (An. minimus) và mức độ hoạt động ngoài nhà cao hơn tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ các khu rừng và đồi [48]. Loài An. gambiae sống trong rừng miền nam Siera Leone thích sống ngoài nhà hơn, trong khi ở khu vực Savannah hầu hết loài này thích sống trong nhà. An. dirus thƣờng đốt máu vào ban đêm tuy nhiên ở những nơi ít ánh sáng mặt trời xuyên qua những tán cây vẫn quan sát thấy loài này đốt máu vào ban ngày [51]. Valérie Obbsomer và cs. (2007) [58] cho rằng, sự có mặt của thƣờng xuyên muỗi An. dirus làm cho sốt rét lƣu hành nặng ở khu vực Châu Á. Những nghiên cứu sự khác nhau một số tập tính sinh học của nhóm loài An. dirus đã cho thấy ảnh hƣởng của môi trƣờng, sự biến đổi tập tính có thể xác định khả năng thích nghi của véc tơ với môi trƣờng đang thay đổi, điều này rất cần thiết để phòng chống véc tơ trong sự biến đổi phức tạp của môi trƣờng. K. Tainchum và cs. (2014), khi nghiên cứu muỗi Anopheles ở khu vực Tây Bắc Thái Lan đã xác định sự có mặt của phức hợp loài Minimus (An. minimus). Mật độ của muỗi An. minimus cao từ tháng 2 đến tháng 4 trong giai đoạn nghiên cứu. Một nghiên cứu tại Ấn Độ của Rekha Saxena và cs. (2014) [51] cho thấy, phá rừng ảnh hƣởng đến thành phần véc tơ sốt rét. Trong giai đoạn năm 2000-2009, độ che phủ rừng tại huyện Sonitpur bang Assam giảm 50%. An. culicifacies s.l thay thế An. minimus s.l., véc tơ sốt rét ở Đông Bắc Ấn Độ đƣợc tìm thấy ELISA dƣơng tính, do đó có thể có vai trò trong lan truyền sốt rét ở các khu vực bị tàn phá của huyện Sonitpur. Trong những năm gần đây, cũng có nhiều tác giả đã nghiên cứu sự liên quan giữa sốt rét với các yếu tố núi, rừng và sự di biến động dân cƣ. 1.2.3.2. Sự phân bố, sinh thái và mật độ muỗi sốt rét liên quan đến sinh thái rừng ở Việt Nam Nghiên cứu sự phân bố, sinh thái của véc tơ sốt rét thì ở hai thí điểm Vân Canh (Bình Định) và Iakor (Gia Lai), tác giả Lê Khánh Thuận và cs. (2001) cho biết, tại Vân Canh mùa sốt rét là tháng 4, 5 do quần thể An. minimus đóng vai trò chính, còn tháng 12 10, 11 do quần thể An. dirus đóng vai trò quan trọng. Ở Tây Nguyên, mùa truyền bệnh sốt rét hầu nhƣ quanh năm, An. minimus là véc tơ truyền bệnh quan trọng. Tỷ lệ đẻ và nhiễm KSTSR của An. minimus ở Iakor là 72,8% và 3,46% [28]. Nguyễn Sơn Hải và cs. (2003) [8], khi nghiên cứu tại Khánh Hòa, Phú Yên cho biết, khu vực gần rừng, muỗi An. dirus có số lƣợng đốt ngƣời cao nhất hơn 95% trên tổng số loài. An. dirus tìm mồi đốt máu ngƣời từ đầu đêm và bắt đầu ngay khi mặt trời lặn, loài này có thời gian rình mồi, đậu trên tƣờng vách cả mặt trong nhà và ngoài nhà, tỷ lệ no máu tăng dần theo những giờ về sáng và tới sáng hầu nhƣ 100% đều no máu. Mật độ đốt ngƣời trung bình năm của An. dirus trong các khu rừng là 8,3 con/ngƣời/đêm. Theo dõi khả năng truyền bệnh của các sinh cảnh khác nhau tại xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa từ năm 2000-2004, các tác giả đã tính đƣợc chỉ số lan truyền côn trùng năm của An. dirus trong rừng là 46,4 - 43,69; ở bìa rừng là 18,1 28,12 và ở thôn bản chỉ là 0,32 - 1,95; Vũ Đức Chính và cs. (2005) [4] nghiên cứu sự phân bố Anopheles và các véc tơ sốt rét ở một số sinh cảnh rừng hiện nay ở miền Bắc nƣớc ta xác định véc tơ chính là An. minimus có mặt ở các sinh cảnh: rừng rậm nguyên sinh, rừng rậm thứ sinh, rừng thƣa và cây bụi, còn An. dirus trƣớc đây đóng vai trò chính lan truyền sốt rét ở khu vực địa phƣơng phía bắc Trƣờng Sơn, hiện nay mật độ rất thấp và phân bố phạm vi hẹp. 1.2.4. Nghiên cứu vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.4.1. Nghiên cứu vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét trên thế giới Theo Mac Donald (1957) thì một loài Anopheles đƣợc xác định véc tơ sốt rét cần có các điều kiện sau: có thoa trùng trong tuyến nƣớc bọt, ái tính với máu ngƣời (ƣa đốt ngƣời), tần số đốt ngƣời cao, tuổi thọ đủ dài và có mật độ cao ở mùa sốt rét. Nhƣ vậy, để chứng minh vai trò truyền bệnh của một véc tơ, ngƣời ta phải chứng minh đƣợc chúng có mang mầm bệnh. Có nhiều phƣơng pháp xác định chúng mang mầm bệnh: + Mổ muỗi: Xác định muỗi đã giao phối hay chƣa; muỗi đẻ hay chƣa đẻ, số lần đẻ; các giai đoạn phát triển của trứng muỗi; tìm nang bào ở dạ dày muỗi (Oocysts); 13 quan trọng nhất là xác định muỗi Anopheles đó có thoa trùng (sporozoites) trong tuyến nƣớc bọt hay không. Nếu mổ muỗi xác định có thoa trùng (sporozoites) trong tuyến nƣớc bọt thì kết luận đó là véc tơ truyền bệnh sốt rét [12]. Ronal Ross (1901), đã phát hiện thoa trùng (sporozoites) trong cơ thể muỗi Anopheles, và sau đó cũng có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò truyền bệnh sốt rét của muỗi Anopheles đã áp dụng phƣơng pháp mổ muỗi này. + Gây nhiễm thực nghiệm: Manson (1900), bằng gây nhiễm thực nghiệm trên ngƣời tình nguyện, chứng minh vai trò truyền bệnh của muỗi Anopheles trong bệnh sốt rét. + Kỹ thuật ELISA (Enzyme - Linked Immunosorbenrt Assay) hỗ trợ mạnh cho việc xác định muỗi Anopheles nhiễm KSTSR trong cơ thể muỗi bằng phát hiện protein thoa trùng trong cơ thể muỗi (kháng thể + kháng nguyên (từ mẫu vật) + kháng thể có gắn chất oxi hóa + chất hiện màu = màu dƣơng tính) [12]. Kỹ thuật này giúp xác định muỗi Anopheles nhiễm KSTSR một cách đơn giản và cho phép xác định kí sinh trùng đó là P. falciparum hay P. vivax (Wirtz, 1985; Wirtz, 1987).). 1.2.4.2. Nghiên cứu vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét ở Việt Nam Việc xác định vai trò truyền bệnh của một loài muỗi Anopheles dựa theo những căn cứ: sự phù hợp dịch tế học của phân bố bệnh sốt rét và sự phân bố muỗi theo không gian và thời gian; tính ƣa đốt ngƣời của muỗi cao; muỗi phải sống đủ lâu để KSTSR hoàn thành sự phát triển trong muỗi và cuối cùng là tỷ lệ nhiễm thoa trùng của muỗi trong tự nhiên. Sự phát hiện thoa trùng KSTSR trong muỗi là bằng chứng xác thực về vai trò véc tơ của một loài muỗi. Tuy nhiên, việc mổ muỗi xét nghiệm tìm ra thoa trùng ở tuyến nƣớc bọt luôn là việc khó khăn về kỹ thuật, cũng nhƣ trong tự nhiên, xác suất phát hiện thoa trùng là rất nhỏ. Hiện nay, kỹ thuật ELISA đã tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc xác định muỗi nhiễm KSTSR. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò truyền bệnh của Anopheles. Theo Nguyễn Xuân Quang và cs. (2013) cho thấy, ở Xuân Lâm, Sông Cầu tỷ lệ véc tơ sốt rét ở nhà rẫy nhiễm KSTSR 1,08%; trong đó An. minimus nhiễm 1,96%; còn khu vực dân cƣ chƣa phát hiện thấy muỗi nhiễm KSTSR. Ở Chƣ R‟ Căm, Krông Pa tỷ lệ véc tơ 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan