Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Về cách giải nghĩa từ tiếng việt đầu thế kỷ xx trong việt nam tự điển (của hội...

Tài liệu Về cách giải nghĩa từ tiếng việt đầu thế kỷ xx trong việt nam tự điển (của hội khai trí tiến đức 1931)

.PDF
106
41
115

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGUYỄN THỊ XUÂN MAI VỀ CÁCH GIẢI NGHĨA TỪ TIẾNG VIỆT ĐẦU THẾ KỶ XX TRONG “VIỆT NAM TỰ ĐIỂN” (CỦA HỘI KHAI TRÍ TIẾN ĐỨC – 1931) CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC MÃ SỐ: 60.22.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THỊ BÍCH LÀI Thành phố Hồ Chí Minh, 2012 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Đỗ Thị Bích Lài, người trong suốt thời gian qua đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi có thể hoàn thành bản luận văn này. Để có được ngày hôm nay, tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngôn Ngữ và Văn Học đã giảng dạy và cung cấp những kiến thức bổ ích, giúp tôi có nền tảng ngôn ngữ học vững chắc để hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè, những người đã luôn quan tâm, động viên và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành việc học cũng như việc làm luận văn này. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng luận văn này chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý và bổ sung của quý thầy cô để luận văn thêm hoàn thiện. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 2 năm 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu. ................................................................................... 2 3. Mục đích, nghiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ............................................. 4 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................ 6 6. Bố cục luận văn ......................................................................................... 6 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TỪ, TỪ ĐIỂN VÀ “VIỆT NAM TỰ ĐIỂN” 1.1 Từ tiếng Việt: ......................................................................................... 8 1.1.1 Từ và cấu tạo từ ........................................................................... 8 1.1.1.1 Khái niệm từ..................................................................... 8 1.1.1.2 Cấu tạo từ ......................................................................... 9 1.1.2 Nghĩa của từ............................................................................... 14 1.1.2.1 Khái niệm ....................................................................... 14 1.1.2.2 Cơ cấu nghĩa của từ ........................................................ 16 1.1.2.3 Nghĩa của từ trong từ điển .............................................. 16 1.2 Từ điển: ................................................................................................ 17 1.2.1 Khái niệm .................................................................................. 17 1.2.2 Phân loại .................................................................................... 18 1.2.3 Cấu trúc ..................................................................................... 19 1.2.4 Tiêu chí đánh giá từ điển ............................................................ 21 1.3 Về “Việt Nam tự điển” .......................................................................... 22 1.3.1 “Việt Nam tự điển” và Hội Khai Trí Tiến Đức ........................... 22 1.3.2 Cấu trúc của “Việt Nam tự điển”................................................ 24 1.3.2.1 Cấu trúc vĩ mô ................................................................. 24 1.3.2.2 Cấu trúc vi mô ................................................................. 28 1.4 Tiểu kết ................................................................................................. 33 Chương 2: CÁCH GIẢI NGHĨA TỪ TIẾNG VIỆT ĐẦU THẾ KỶ XX TRONG “VIỆT NAM TỰ ĐIỂN” 2.1 Nội dung thông tin của phần giải nghĩa trong “Việt Nam tự điển”: ....... 34 2.1.1 Thông tin về ngữ âm .................................................................. 35 2.1.2 Thông tin về ngữ pháp ............................................................... 37 2.1.3 Thông tin về ngữ nghĩa .............................................................. 38 2.1.4 Thông tin về ngữ dụng ............................................................... 41 2.1.5 Thông tin về từ nguyên .............................................................. 43 2.2 Cách thức giải nghĩa từ tiếng Việt đầu thế kỷ XX trong “Việt Nam tự điển”:.................................................................................................... 44 2.2.1 Định nghĩa bằng từ bao .............................................................. 46 2.2.2 Định nghĩa bằng phương thức miêu tả, phân tích vạch rõ nội dung ..................................................................................... 47 2.2.3 Định nghĩa bằng từ gần nghĩa, trái nghĩa ................................... 52 2.3 Tiểu kết ................................................................................................ 55 Chương 3: CÁCH GIẢI NGHĨA TỪ ĐA NGHĨA VÀ TRƯỜNG TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA TRONG “VIỆT NAM TỰ ĐIỂN” 3.1 Cách giải nghĩa từ đa nghĩa trong “Việt Nam tự điển”: ......................... 57 3.1.1 Từ đa nghĩa trong “Việt Nam tự điển” ....................................... 57 3.1.2 Cách sắp xếp nghĩa của từ đa nghĩa............................................ 61 3.1.3 Sự phát triển nghĩa của từ đa nghĩa ............................................ 66 3.2 Cách giải nghĩa trường từ vựng – ngữ nghĩa trong “Việt Nam tự điển”..71 3.1.1 Trường từ vựng-ngữ nghĩa các từ chỉ tên bộ phận trên cơ thể người và vật…………………. .............................................................. 72 3.1.2 Trường từ vựng-ngữ nghĩa các từ chỉ màu sắc............................ 74 3.3 Tiểu kết ................................................................................................ 75 KẾT LUẬN ................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………78 CÁC QUY ƯỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN VNTĐ Việt Nam tự điển ĐNQATV Đại Nam Quốc Âm tự vị TĐTV Từ điển tiếng Việt -1- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ điển là loại sách công cụ phục vụ đắc lực cho con người trong việc học tập và nghiên cứu, vì từ điển vừa cung cấp cho ta từ ngữ, vừa cung cấp những hiểu biết về các sự vật hiện tượng, các khái niệm. Các nhà cách mạng của nước ta như Hồ Chí Minh, Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Văn Đồng,… là những tấm gương sáng trong việc dùng từ điển học tập, trau dồi ngoại ngữ. Không chỉ vậy, đây là một loại sách tập hợp, tổng hợp tri thức về ngôn ngữ và khoa học nói chung mà biểu hiện cụ thể thông qua việc tập hợp, cấu tạo, giải thích, diễn dịch những đơn vị, những chất liệu ngôn ngữ được đưa vào từ điển. Với đặc điểm như vậy, từ điển phản ánh được phần nào diện mạo từ vựng – ngữ nghĩa của ngôn ngữ ở giai đoạn mà nó được biên soạn. Ở nước ta, từ điển học đã có một bề dày lịch sử, nhưng riêng từ điển theo kiểu tường giải thì chỉ mới xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX với “Đại Nam quấc âm tự vị” của Huỳnh Tịnh Của. Sau quyển từ điển này, đầu thế kỷ XX, Hội Khai Trí Tiến Đức cho ra đời “Việt Nam tự điển”. Đây là một quyển từ điển được biên soạn khá công phu, giải thích nghĩa từ một cách tỉ mỉ và có ví dụ rất phong phú, đồng thời cũng là cuốn từ điển tường giải ngữ văn với khối lượng văn liệu khá phong phú được lấy từ kho tàng ca dao tục ngữ của dân tộc và từ các tác phẩm văn học lớn có giá trị. Vì vậy, đây vừa là một nguồn tư liệu quý giá để nghiên cứu tiếng Việt vào đầu thế kỷ XX, vừa là tài liệu để các nhà từ điển học tham khảo, học hỏi và phát huy những giá trị mà “Việt Nam tự điển” đạt được. Bên cạnh đó, xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ là giai đoạn lịch sử có nhiều biến động. Điều này tác động mạnh mẽ đến ngôn ngữ dân tộc, làm cho tiếng Việt giai đoạn này có nhiều thay đổi và mang những đặc điểm khác biệt, cần được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn nữa. Và để tìm hiểu ngữ nghĩa hay cách giải nghĩa -2- từ trong một giai đoạn lịch sử đã qua, không gì cung cấp thông tin đầy đủ bằng một cuốn từ điển được biên soạn trong cùng giai đoạn. Vì vậy, với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ của mình vào nghiên cứu cách giải nghĩa từ tiếng Việt đầu thế kỷ XX thông qua VNTĐ, chúng tôi xin chọn đề tài: “Về cách giải nghĩa từ tiếng Việt đầu thế kỷ XX trong “Việt Nam tự điển”” (Của Hội Khai Trí Tiến Đức-1931). 2. Lịch sử vấn đề Việc biên soạn từ điển đã có truyền thống từ hàng trăm năm nay ở nước ta. Trước hết có lẽ phải kể đến quyển “Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa” của nhà sư Pháp Tính được soạn vào khoảng thế kỷ XV-XVII. Đây là một quyển từ điển Hán-Nôm bằng thơ, phần chính gồm có 3000 câu thơ, thu thập 3394 mục từ phân vào bốn mươi chương bộ, các mục từ được xếp theo lối nói có vần chủ yếu là thể lục bát. Sau đó phải kể đến “Tam thiên tự giải âm” của Ngô Thì Nhậm, “Từ điển Pháp-An Nam” của Trương Vĩnh Ký. Ngoài ra cũng có một số giáo sĩ nước ngoài làm từ điển phục vụ cho việc truyền đạo. Xét riêng về từ điển thuộc loại tường giải thì phải đến cuối thế kỷ XIX, với “Đại Nam quấc âm tự vị” của Huỳnh Tịnh Của, nước ta mới có quyển từ điển tường giải tiếng Việt đầu tiên. Đây cũng là một kho tư liệu vô cùng quý giá về từ vựng tiếng Việt vào thế kỷ XIX và “là cơ sở vững chãi cho sự nghiệp xây đắp về sau của các soạn giả khác. Nhờ có cuốn đó, mà tiếng nói Việt Nam được thống nhất phần nào. Nó đã là một tài liệu quý giá hướng dẫn các văn gia trong gần nửa thế kỷ” (Thanh Lãng). Nhưng phải cho đến đầu thế kỷ XX, những lý thuyết về cách làm từ điển mới bắt đầu được quan tâm với những bài viết đăng trên tạp chí Nam Phong của Phạm Quỳnh – “Tiếng Annam có cần hợp nhất không? Đã nên làm tự điển Annam chưa?”, của Nguyễn Triệu Luật – Bàn về cách dịch các danh từ hóa học. Đặc biệt là -3- bài viết của Thượng Chi – Việc khởi thảo một bộ “Việt âm tự điển”, trong bài viết này, tác giả không chỉ đưa ra cách làm từ điển bằng việc mượn lời của một soạn giả Pháp: “tôn chỉ làm tự điển bây giờ là thế: tiếng An Nam ta tản mạn khắp mọi nơi, bây giờ thu nhặt lấy, ghi chép lại, làm thành quyển sổ cho tường tận, để cho biết cái vốn quốc âm ta hiện bây giờ tổng cộng được bao nhiêu” mà còn nhấn mạnh vai trò của việc thu thập tài liệu. Cũng trong thời gian này, “Việt Nam tự điển” (1931) của Hội Khai Trí Tiến Đức ra đời đem lại một thành tựu đáng kể cho lĩnh vực từ điển nước nhà. Ngoài ra còn có “Đồng âm tự vị” (1912) của Nguyễn Văn Mai, Tầm nguyên từ điển (1941) của Lê Văn Hòe. Từ giữa thế kỷ XX trở đi, có rất nhiều quyển từ điển ra đời, đáng chú ý nhất phải kể đến Tự điển Việt Nam phổ thông (1951) của Đào Văn Tập, Việt Nam tân từ điển – từ điển đầu tiên có dẫn thơ của các nhà thơ đương thời như Xuân Diệu, Huy Cận…, cuối mỗi mục từ có tiếng Pháp đối chiếu, (1952) của Thanh Nghị, Từ điển tiếng Việt (1967) do Tân Văn chủ biên, Tự điển Việt Nam – từ điển có dung lượng lớn nhất từ trước đến nay với khoảng 76000 từ, (1970) của Lê Văn Đức,…Song song đó, việc nghiên cứu về cách biên soạn từ điển cũng được các nhà ngôn ngữ học quan tâm hơn, thể hiện trong một loạt bài trên tạp chí Ngôn ngữ số 2 , 1969 của các tác giả như Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Vương Lộc, Bùi Khắc Việt, Nguyễn Lanh, Nguyễn Văn Tu đề cập đến nhiều vấn đề như thu thập bảng từ, cách giải nghĩa, cách giải quyết các từ đồng âm, cách chú, những kinh nghiệm rút ra từ những cuốn từ điển đã có,… Những công trình trên cũng ít nhiều nhắc đến VNTĐ, nhưng chỉ là sự đề cập thoáng qua cùng với những cuốn từ điển khác và trên lĩnh vực từ điển học chứ không đề cập đến vấn đề từ tiếng Việt đầu thế kỷ XX. Riêng về từ tiếng Việt đầu thế kỷ XX nói chung, về vấn đề ngữ nghĩa và cách giải nghĩa từ trong giai đoạn này nói riêng vẫn chưa có nhiều sự quan tâm nghiên -4- cứu. Các công trình chủ yếu đề cập tiếng một cách khái quát, như tập giáo trình “Các bài giảng về lịch sử tiếng Việt (Thế kỷ XX)” của Đinh Văn Đức với vấn đề về lớp từ có mặt trong giai đoạn này theo phạm vi sử dụng và nguồn gốc. Hay công trình “Lịch sử từ vựng tiếng Việt thời kì 1858-1945” của tác giả Lê Quang Thêm với việc khảo sát từ vựng trên nhiều loại văn bản chữ Quốc ngữ và trên tất cả các bình diện của từ. Đây là một công trình có tính toàn diện và hệ thống về từ tiếng Việt ở giai đoạn này, bên cạnh đó, công trình cũng khảo sát và đánh giá từ vựng trong VNTĐ với tư cách là một trong những cuốn từ điển tiêu biểu của thời kì. Dù vậy, phương diện ngữ nghĩa của từ vẫn chưa được nghiên cứu một cách chi tiết và cụ thể như chính lời tác giả ở cuối công trình: “việc làm của chúng tôi chỉ xem như là gợi ý, là đặt vấn đề”. Như vậy, về cách giải nghĩa từ tiếng Việt đầu thế kỷ XX thông qua khảo sát VNTĐ cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu một cách chi tiết và đầy đủ. Do đó, trên cơ sở thành quả của những người đi trước đã vạch ra một cách khái quát, chúng tôi dựa vào đó để khảo sát và tìm hiểu trên phạm vi hẹp hơn, mong muốn đóng góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu từ ở giai đoạn đầy biến động này. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1 Mục đích Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu cách giải nghĩa từ tiếng Việt của “Việt Nam tự điển”, luận văn muốn hướng tới mục đích là làm sáng tỏ cách thức giải nghĩa từ của cuốn “Việt Nam tự điển”, qua đó, phần nào cho thấy được những đặc điểm ngữ nghĩa của từ tiếng Việt ở đầu thế kỷ XX. Trên cơ sở đó, luận văn cũng đưa ra những nhận định cụ thể về cách giải nghĩa từ tiếng Việt trong giai đoạn này, từ đó góp phần làm rõ thêm đặc điểm chung của từ tiếng Việt thuộc giai đoạn nghiên cứu. -5- 3.2 Nhiệm vụ Luận văn của chúng tôi chủ yếu giải quyết hai nhiệm vụ cơ bản là: Khảo sát và phân tích cách giải nghĩa từ tiếng Việt đầu thế kỷ XX qua cuốn “Việt Nam tự điển”; Đi sâu phân tích cách giải nghĩa đối với từ đa nghĩa và một số trường từ vựng – ngữ nghĩa để thấy rõ hơn cách giải nghĩa từ, từ đó thấy rõ hơn đặc điểm ngữ nghĩa của từ tiếng Việt đầu thế kỷ XX và vai trò của VNTĐ trong tiến trình phát triển ngôn ngữ của dân tộc. 3.3 Phạm vi nghiên cứu Luận văn tìm hiểu cách giải nghĩa từ tiếng Việt đầu thế kỷ XX qua cuốn “Việt Nam tự điển” của Hội Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931 và có so sánh với các từ điển khác. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp miêu tả, phân tích ngữ nghĩa học. Cụ thể là miêu tả, phân tích ý nghĩa, cách giải nghĩa từ trong “Việt Nam tự điển”. Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để thống kê các cách giải nghĩa từ, thống kê số lượng từ đa nghĩa và các từ trong một số trường từ vựng – ngữ nghĩa. Với phương pháp này, những đánh giá và miêu tả sẽ được củng cố vững chắc và mang tính khách quan. Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh cách giải nghĩa trong các từ điển khác nhau, ở đây chủ yếu là so sánh với ĐNQATV và TĐTV, vì đây là hai cuốn từ điển có giá trị được xuất bản trước và sau VNTĐ. Phương pháp so sánh sẽ làm rõ hơn sự thay đổi nghĩa từ trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, các phương pháp này chúng tôi không áp dụng riêng lẻ tách rời mà tổng hợp và kết hợp với nhau sao cho vấn đề được nêu lên nổi bật nhất. -6- 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Luận văn đóng góp một cái nhìn sáng tỏ hơn về cách xây dựng và giải nghĩa từ tiếng Việt đầu thế kỷ XX. Bên cạnh đó, cũng thấy rõ hơn cách giải nghĩa từ trong từ điển của giai đoạn này qua “Việt Nam tự điển”, một trong những cuốn từ điển quý giá nhất của lịch sử ngôn ngữ dân tộc. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề từ vựng, nhất là quá trình hình thành và phát triển của từ tiếng Việt. 6. Bố cục của luận văn Luận văn gồm phần dẫn nhập, nội dung, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Trong đó nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương: Chương I: Một số vấn đề về lý thuyết cơ sở Ở chương này, chúng tôi trình bày tóm tắt những vấn đề lý thuyết cơ sở có tính chất lí luận chung như: từ, nghĩa của từ, từ điển và “Việt Nam tự điển”. Chương II: Cách giải nghĩa từ tiếng Việt đầu thế kỷ XX qua cuốn “Việt Nam tự điển”. Chúng tôi thực hiện việc thống kê, phân tích và nhận xét cách giải nghĩa từ trong VNTĐ nhằm rút ra một số nhận xét về đặc điểm ngữ nghĩa và cách giải nghĩa từ tiếng Việt trong từ điển ở giai đoạn đầu thế kỷ XX. Chương III: Về cách giải nghĩa từ đa nghĩa và các trường từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt đầu thế kỷ XX trong “Việt Nam tự điển” Ở chương này, chúng tôi phân tích cách giải nghĩa từ đa nghĩa trong VNTĐ, bao gồm cách sắp xếp các nghĩa, sự phát triển nghĩa của các đơn vị đa nghĩa. Từ đó rút ra một số nhận xét về hiện tượng đa nghĩa của từ tiếng Việt đầu thế kỷ XX. Bên -7- cạnh đó, chúng tôi lựa chọn một vài trường từ vựng – ngữ nghĩa để nghiên cứu cách giải nghĩa từ đối với các từ này. Trong quá trình thống kê, những số liệu của các hiện tượng được nghiên cứu sẽ được chúng tôi trình bày trong phần phụ lục cuối luận văn. Phụ lục 1: Từ đa nghĩa trong “Việt Nam tự điển” Phụ lục 2: Các trường từ vựng – ngữ nghĩa -8- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CƠ SỞ 1.1 Từ và cấu tạo từ: 1.1.1 Khái niệm từ Từ là đơn vị trung tâm của hệ thống ngôn ngữ, nhưng từ cũng là một đơn vị có tính phức tạp và tính đa diện trong mỗi ngôn ngữ khác nhau. Chính Saussure cũng đã từng viết: “…từ là một đơn vị luôn luôn ám ảnh tư tưởng của chúng ta như một cái gì đó trung tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ, mặc dù khái niệm này rất khó định nghĩa” [dẫn theo 51, tr.1]. Cho nên, trên thực tế, quan niệm về từ vẫn chưa được sự thống nhất của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Có nhiều định nghĩa về từ, nhiều cách phân loại từ, vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi chọn một quan niệm về từ mà theo chúng tôi là đúng để theo đó xử lý ngữ liệu cho nhất quán. “Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa, có khả năng sử dụng độc lập trong lời nói và có thể tái hiện tự do trong các bối cảnh giao tiếp khác nhau”. [sđd, tr.1] 1.1.2 Cấu tạo từ 1.1.2.1 Đơn vị cấu tạo từ: Về mặt cấu tạo, từ tiếng Việt được cấu tạo từ “tiếng”, hay còn được gọi là âm tiết trong ngữ âm học. Và “tiếng” của tiếng Việt có giá trị tương đương như hình vị trong các ngôn ngữ khác. Chúng ta biết rằng, hình vị có hai đặc điểm quan trọng: + Là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa. + Có giá trị về mặt ngữ pháp. -9- Đây cũng là đặc điểm của “tiếng” trong tiếng Việt. Nhưng “tiếng” – hình vị trong tiếng Việt có điểm khác cơ bản với hình vị ở một số loại hình ngôn ngữ khác, đó là hình vị và âm tiết trong tiếng Việt có sự tương ứng một đối một. Mỗi “tiếng” trong tiếng Việt là một âm tiết về mặt ngữ âm và là một hình vị về mặt ngữ pháp. Vì vậy, có thể nói rằng “tiếng” trong tiếng Việt là một loại hình vị đặc biệt: một hình tiết, tức âm tiết có giá trị hình thái học. 1.1.2.2 Phân loại từ về cấu tạo: 1/ Từ đơn: Là từ chỉ có một âm tiết trong thành phần cấu tạo. Ví dụ: Bàn, ghế, học, đi, ăn, vui, cười,… 2/ Từ ghép: Là từ có hai âm tiết trở lên trong thành phần cấu tạo và các âm tiết có quan hệ về nghĩa. Ví dụ: Con chó, nhà cửa, hoa hồng, ăn ở, nghỉ ngơi, vui vẻ,… Căn cứ vào tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các âm tiết mà ta có thể chia từ ghép thành hai loại: + Từ ghép đẳng lập: Là từ ghép mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa. Ví dụ: Ăn uống, nhà cửa, đường sá, đi đứng, chợ búa… Trong loại từ này có thể có hai khả năng: + Các thành tố cấu tạo trong từ đều rõ nghĩa. Ví dụ: Ăn ở, nhà cửa, đi đứng, ăn nằm, ăn uống, tên tuổi, học hỏi, kìm kẹp,… Khi dùng mỗi thành tố như vậy để cấu tạo thì nghĩa của thành tố và nghĩa của từ ghép được cấu tạo nhiều khi không trùng nhau. Ví dụ: - 10 - Ăn: Tự cho vào cơ thể thức nuôi sống. Nói: Phát ra thành tiếng, thành lời để diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp.  Ăn nói: Nói năng bày tỏ ý kiến. Học: Thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại. Hỏi: Nói ra điều mình muốn người ta cho mình biết với yêu cầu được trả lời.  Học hỏi: Tìm tòi hỏi han để học tập. + Một thành tố rõ nghĩa tổ hợp với thành tố không rõ nghĩa. Trong hầu hết các trường hợp, những yếu tố không rõ nghĩa này vốn có nghĩa xác định nhưng bị mất dần đi ở các mức độ khác nhau. Bằng con đường tìm tòi từ nguyên và lịch sử, người ta có thể biết được nghĩa của chúng. Ví dụ: Chợ búa, tre pheo, gà qué, áo xống,… Từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa khái quát và tổng hợp. Đây cũng chính là đặc điểm khác biệt của nó với từ ghép chính phụ. + Từ ghép chính phụ: Là từ ghép mà có thành tố này phụ thuộc vào thành tố kia về nghĩa. Trong đó, thành tố chính làm nòng cốt tách ra có thể có nghĩa từ vựng, còn thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hóa và sắc thái hóa cho thành tố chính. Ví dụ: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu phộng, đậu nành,…. Trong ví dụ trên, ta thấy thành tố chính là “đậu” có nghĩa và có tính chất tổng quát bao hàm, còn: xanh, đỏ, đen, phộng, nành là thành tố phụ có nghĩa và có tác dụng phân loại. - 11 - 3/ Từ láy: Là từ có hai âm tiết trở lên trong thành phần cấu tạo và giữa các âm tiết có quan hệ với nhau về ngữ âm. Ví dụ: thình thịch, bùm bụp, thơ thẩn, xinh xinh, khấp khểnh, rì rào… Trong loại từ này cần phải lưu ý phân biệt từ láy và dạng láy. Một từ sẽ được gọi là từ láy khi các yếu tố cấu tạo nên chúng có thành phần ngữ âm được lặp lại, nhưng vừa có lặp (còn gọi là điệp) vừa có biến đổi (còn gọi là đối). Ví dụ: xinh xắn, nhỏ nhắn, duyên dáng…điệp ở phần âm đầu, đối ở phần vần. Vì thế, nếu chỉ có điệp mà không có đối (ví dụ: nhà nhà, ngành ngành, người người…) thì ta có dạng láy của từ chứ không phải là từ láy. Kết hợp tiêu chí về số lượng tiếng với cách láy, từ láy trong tiếng Việt có thể phân loại như sau: a) Từ láy gồm hai tiếng (láy đôi) Đây là loại từ láy chiếm đa số, ó các dạng cấu tạo như sau: + Láy hoàn toàn: Mặc dù gọi là từ láy hoàn toàn nhưng thực ra bộ mặt ngữ âm của hai thành tố (hai tiếng) không hoàn toàn trùng khít nhau, chỉ có điều phần đối của chúng rất nhỏ khiến người ta vẫn nhận ra được hình dạng của yếu tố gốc trong yếu tố được gọi là yếu tố láy. Các từ láy hoàn toàn có thể chia thành ba lớp nhỏ hơn: - Lớp những từ láy hoàn toàn, chỉ đối nhau ở trọng âm (một trong hai yếu tố được nói nhấn mạnh hoặc kéo dài). Ví dụ: rượi rượi, rầm rầm, sượng sượng, lăm lăm, lù lù, tàng tàng, thụp thụp, thuôn thuôn, uôm uôm, xoét xoét, xom xom, xõng xõng… - Lớp từ láy hoàn toàn, đối nhau ở thanh điệu. Nguyên tắc đối thanh điệu là: thanh bằng đối với thanh trắc trong mỗi nhóm cùng âm vực; bằng đứng trước, trắc đứng sau. Ví dụ: hơ hớ, ngay ngáy, xoi xói, xon xón, tia tía, ri rỉ, re rẻ, ren rén, vành vạnh, hơn hớn, càu cạu, thoang thoảng… - 12 - - Lớp từ láy hoàn toàn, đối ở phần vần nhờ sự chuyển đổi âm cuối theo quy luật dị hoá: m–p ng - c n–t nh – ch Ví dụ: phưng phức, phăng phắc… anh ách, chênh chếch, rinh rích… cầm cập, lôm lốp… + Láy bộ phận: Là những từ chỉ điệp ở phần âm đầu hoặc điệp ở phần vần. Láy bộ phận được chia thành hai lớp: - Điệp âm đầu, đối ở phần vần: Ví dụ: tha thiết, thơ thẩn, tròn trịa, mong manh, mềm mại, tinh tế, nhộn nhịp, nhồm nhoàm, nhức nhối, xôn xao, xuề xoà, xộc xệch… Trong lớp từ này, có những từ xét về mặt lịch sử vốn không phải là từ láy, nhưng vì quan hệ về ý nghĩa giữa các yếu tố của chúng mất dần đi làm cho quan hệ ngữ âm ngẫu nhiên giữa các yếu tố đó nổi lên hàng đầu, và hiện giờ người Việt nhất loạt coi chúng là từ láy. Ví dụ: chùa chiền, tuổi tác…nghĩa của những từ như vậy được tổ chức theo kiểu của các từ tre pheo, chó má, xe cộ, đường sá, gà qué… Ngoài ra còn có hiện tượng đối ứng ở âm chính, hiện tượng này khá đều đặn ở một số nhóm từ. - Điệp ở phần vần, đối ở âm đầu. Ví dụ: mượng tượng, lưng chừng, bâng khuâng, ngang tàng, quyến luyến, tanh bành, tẩn mẩn, tâng hẩng, tèm nhèm, tênh hênh, toác hoác, toen hoẻn, thình lình, xớ rớ… b)Từ láy ba tiếng: Được cấu tạo thông qua cơ chế cấu tạo từ láy hai tiếng và dựa trên cơ chế láy hoàn toàn, kèm theo sự biến thanh và biến vần. - 13 - Ví dụ: khít khìn khịt, dửng dừng dưng, trơ trờ trợ…hơt hơ hớt hải, đủng đà đủng đỉnh, lững tha lững thững, vội vội vàng vàng… c)Từ láy bốn tiếng: Được cấu tạo thông qua cơ chế cấu tạo từ láy hai tiếng và dựa trên cơ chế láy bộ phận là chủ yếu. Ví dụ: lơ ma lơ mơ, vớ va vớ vẩn, hì hà hì hục, hấp ta hấp tấp, hùng hùng hổ hổ, vội vội vàng vàng,… 4/ Từ ngẫu hợp: Là từ có hai âm tiết trở lên trong thành phần cấu tạo, giữa các âm tiết không có quan hệ về âm, cũng không có quan hệ về nghĩa. Bao gồm các lớp từ: + Những từ gốc thuần Việt: bồ câu, bồ hòn, bồ nông, bồ hóng… + Những từ vay mượn gốc Hán (hoặc phiên âm qua âm Hán – Việt) thông qua con đường sách vở hoặc khẩu ngữ (trong số này có những từ mà từng thành tố của chúng trước đây vốn rõ nghĩa nhưng nay không được người Việt nhận thức nữa). Ví dụ: mâu thuẫn, hy sinh, trường hợp, mì chính… + Những từ vay mượn gốc Ấn-Âu qua con đường sách vở hay khẩu ngữ. Ví dụ: axít, cao su, ca cao, cà rốt,… Hiện nay, với sự phát triển của xã hội và các phương tiện thông tin liên lạc, bộ phận từ ngữ này ngày càng gia tăng do có sự tiếp xúc, vay mượn và du nhập từ ngữ từ các ngôn ngữ khác, nhất là trong lĩnh vực thông tin, khoa học và kĩ thuật. 1.1.2.3 Cụm từ cố định: Cụm từ cố định là những đơn vị do một số từ hợp lại, tồn tại với tư cách có sẵn như từ, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định như từ. Cụm từ cố định bao gồm: - 14 - + Quán ngữ: Là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các văn bản để liên kết, đưa đẩy, rào đón hay nhấn mạnh một nội dung nào đó. Ví dụ: Nói tóm lại, của đáng tội, chẳng nước non gì, nói cách khác… Quán ngữ là hiện tượng trung gian giữa cụm từ cố định và cụm từ tự do, bởi vì quán ngữ thực chất là cụm từ tự do nhưng do thường xuyên xuất hiện mà chúng được lặp đi lặp lại như một đơn vị có sẵn. + Thành ngữ: Là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa vừa có giá trị gợi tả. Ví dụ: Chó ngáp phải ruồi, nuôi ong tay áo, tóc rễ tre,.. 1.1.3 Nghĩa của từ: 1.1.3.1 Khái niệm nghĩa của từ: Khi nói đến ý nghĩa của từ, người ta thường nghĩ đến sự vật, hiện tượng hay nội dung khái niệm về sự vật, hiện tượng mà từ biểu thị. Nội dung khái niệm chính là sự phản ánh của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan vào trong từ. Chẳng hạn từ “nhà” trong tiếng Việt vừa gợi ra cho ta “hình ảnh về những ngôi nhà” trong thực tế khách quan, vừa gợi lên nội dung khái niệm về một “công trình xây dựng có mái che, có tường vách, dùng làm nơi ở hay nơi làm việc”. Nhưng, nghĩa của từ “là những liên hệ được xác lập trong nhận thức của chúng ta giữa từ với những cái mà nó (từ) chỉ ra (những cái mà nó làm tín hiệu cho”. Vì vậy, từ không chỉ có chức năng gọi tên hay biểu thị khái niệm sự vật, mà từ còn biểu thị thái độ của người dùng và biểu thị những chức năng ngữ pháp. Nghĩa của từ bao gồm các thành phần nghĩa: + Nghĩa biểu vật (denotative meaning): Là liên hệ giữa từ với sự vật (hoặc hiện tượng, thuộc tính, hành động,...) mà nó chỉ ra. Vì vậy, đối tượng mà từ biểu thị - 15 - không phải là một sự vật hay hiện tượng cụ thể, đơn lẻ nào của thực tế khách quan mà là một sự vật hay hiện tượng mang tính khái quát có thể đại diện cho các sự vật hay hiện tượng cùng loại. Ví dụ, nghĩa biểu vật của từ “cây” là “thực vật có thân, lá rõ rệt”, tức là một cái cây chung chung, được khái quát hóa, chứ không nhằm chỉ một cây mận, cây đào nào cụ thể. Do vậy, ý nghĩa biểu vật là hình ảnh chung nhất của tất cả các sự vật, hiện tượng cùng loại mà từ có thể gọi tên hay gợi ra + Nghĩa biểu niệm (significative meaning): Là nội dung khái niệm về sự vật, hiện tượng mà từ biểu thị, hay nói cách khác, đây chính là sự phản ánh các thuộc tính của sự vật hiện tượng vào trong ý thức của con người. + Nghĩa ngữ dụng (pragmatical meaning), còn được gọi là nghĩa biểu thái, nghĩa hàm chỉ (connotative meaning), là mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc của người nói. Vì vậy, khi muốn xác định ý nghĩa ngữ dụng của từ, cần phải đưa từ vào trong những ngữ cảnh và hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. + Nghĩa cấu trúc (structural meaning) là mối quan hệ giữa từ với các từ khác trong hệ thống từ vựng. Quan hệ giữa từ này với từ khác thể hiện trên hai trục: trục đối vị (paradigmatical axis) và trục ngữ đoạn (syntagmatical axis). Quan hệ trên trục đối vị cho ta xác định được giá trị của từ, khu biệt từ này với từ khác, còn quan hệ trên trục ngữ đoạn cho ta xác định được ngữ trị (valence) – khả năng kết hợp – của từ. Thật ra, những phân biệt như trên là cần thiết và hợp lí, nhưng không phải các thành phần đó hiện diện trong mỗi từ bao giờ cũng đồng đều và rõ ràng như nhau. Vì thế, trong từ vựng-ngữ nghĩa học, nhiều khi người ta chỉ nhắc đến nghĩa ngữ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan