Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn xuôi việt nam thời kỳ hậu chiến (1975-1985)...

Tài liệu Văn xuôi việt nam thời kỳ hậu chiến (1975-1985)

.DOC
168
688
153

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ THU THỦY VĂN XUÔI VIỆT NAM THỜI KỲ HẬU CHIẾN (1975-1985) LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI - 2013 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ THU THỦY VĂN XUÔI VIỆT NAM THỜI KỲ HẬU CHIẾN (1975-1985) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.34.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Phan Trọng Thưởng HÀ NỘI - 2013 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận án Ngô Thu Thủy 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................ 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................. 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 5. Đóng góp của luận án..................................................................................... 6. Cấu trúc của luận án....................................................................................... NỘI DUNG............................................................................................................ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN XUÔI VIỆT NAM THỜI KỲ HẬU CHIẾN (1975-1985)............................................................................................... 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................. 1.1.1. Những nghiên cứu về các vấn đề khái quát của văn xuôi Việt Nam thời kỳ hậu chiến (1975-1985)................................................................ 1.1.2. Những nghiên cứu về các tác giả, tác phẩm cụ thể trong văn xuôi Việt Nam 1975-1985............................................................................. 1.2. Diện mạo văn xuôi 1975-1985 trong bước chuyển của lịch sử văn học .......................................................................................................................... 1.2.1. Sự vận động của lịch sử xã hội và văn học............................................ 1.2.2. Diện mạo văn xuôi thời kỳ hậu chiến.................................................... CHƯƠNG 2: SỰ ĐỔI MỚI CỦA VĂN XUÔI VIẾT VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH SAU CHIẾN TRANH............................................................................ 2.1. Cảm hứng mới về đề tài chiến tranh......................................................... 2.1.1. Những rạn nứt của cảm hứng sử thi....................................................... 2.1.2. Cảm hứng về sự thật và khát vọng khám phá hiện thực........................ 2.1.3. Cảm hứng nhân đạo và vấn đề số phận con người................................. 2.2. Những dấu hiệu phá vỡ phong cách sử thi................................................ 2.2.1. Điểm nhìn trần thuật phá vỡ khoảng cách sử thi.................................... 2.2.2. Ngôn ngữ suồng sã, đời thường phá vỡ tính trang trọng của sử thi....... 2 2.2.3. Giọng điệu đa sắc thái phá vỡ tính đơn giọng của sử thi....................... CHƯƠNG 3: SỰ XUẤT HIỆN KHUYNH HƯỚNG VĂN XUÔI VIẾT VỀ ĐỀ TÀI THẾ SỰ - ĐỜI TƯ..................................................................................... 3.1. Cảm hứng mới về đề tài thế sự - đời tư................................................... 3.1.1. Cảm hứng phê phán và những vấn đề thế sự lịch sử............................ 3.1.2. Cảm hứng đạo đức và những vấn đề đời tư......................................... 3.2. Những cách tân về nghệ thuật................................................................. 3.2.1. Sự đa dạng hóa điểm nhìn.................................................................... 3.2.2. Sự phong phú trong màu sắc ngôn ngữ................................................ 3.2.3. Bản hợp âm đa giọng điệu................................................................... KẾT LUẬN........................................................................................................ THƯ MỤC NGHIÊN CỨU................................................................................ DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.......................................................................................................... 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nếu coi lịch sử văn học là một dòng chảy thì năm 1975 là một khúc ngoặt quan trọng trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại. Khúc ngoặt ấy tạo nên mạch chảy mới mạnh mẽ hơn, sâu lắng hơn. Những thành tựu sau năm 1986 đã mang đến cho văn chương Việt Nam gương mặt mới, diện mạo mới. Nhưng cội nguồn, gốc rễ của sự đổi mới ấy bắt nguồn từ trước đó, từ ngay sau năm 1975. Khoảng thời gian mười năm sau 1975 là một khoảng lặng, một nốt nhạc trầm nhưng chính nó lại tạo nên sự nối tiếp, phát triển của giai đoạn trước và sau con số lịch sử 1975. Văn học Việt Nam thời kỳ hậu chiến (1975- 1985) là một giai đoạn đặc biệt, vừa tiếp nối giai đoạn trước trên nhiều phương diện, nhiều đặc điểm vừa sáng tạo dựa trên những nhận thức mới, cảm hứng mới để tạo ra những dấu hiệu chuyển biến quan trọng của nền văn học. Sự tồn tại đan xen của những yếu tố cũ mới, truyền thống - cách tân… đã tạo nên diện mạo và đặc trưng của giai đoạn này - giai đoạn giao thời thứ hai trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại - tạo tiền đề tích cực cho những cách tân của thời kỳ đổi mới. 1.2. Được coi là thể loại có nhiều thành tựu nhất, văn xuôi đã có những chuyển biến đáng kể trong việc tiếp cận, chuyển tải hiện thực và trong nghệ thuật trần thuật. Văn xuôi giai đoạn 1975-1985 bắt đầu thể hiện sự chuyển đổi về đề tài, cảm hứng, các phạm trù thẩm mĩ, quan niệm nghệ thuật về hiện thực, về con người… Bên cạnh những dòng truyền thống, quen thuộc xuất hiện những dòng chảy mới lạ. Các gương mặt tiêu biểu như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Mạnh Tuấn... trở thành những người tiền trạm cho công cuộc đổi mới văn học từ 1986. Văn xuôi 1975-1985 đã có một diện mạo riêng - vừa là sự nối tiếp văn xuôi chiến tranh vừa là điểm tựa của văn xuôi đổi mới. 1.3. Tìm hiểu giai đoạn đầu tiên trong cuộc chuyển đổi tư duy văn học từ sau năm 1975, chúng tôi có được hình dung đầy đủ và khách quan về lịch sử văn học, từ đó khẳng định vị trí, tầm vóc của giai đoạn 1975-1985 trong dòng chảy văn chương Việt Nam sau 1975. 1 Nghiên cứu văn xuôi Việt Nam thời kỳ hậu chiến (1975-1985) dưới góc độ văn học sử để có cái nhìn khái quát, hệ thống về diện mạo của giai đoạn văn xuôi mang tính chuyển tiếp với những đặc trưng và giá trị không nhỏ của nó trong sự vận động và phát triển của văn xuôi, kết quả nghiên cứu giúp cho quá trình giảng dạy, học tập văn học Việt Nam từ 1945 - 1975 đến văn học sau 1975 ở phổ thông và đại học được sâu sắc hơn. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là văn xuôi Việt Nam 1975-1985 (trong tương quan so sánh với giai đoạn 1945 - 1975 và giai đoạn sau 1986). 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: luận án nghiên cứu sự vận động của văn xuôi hậu chiến thông qua những nét cơ bản của diện mạo và những dấu hiệu đổi mới trong cảm hứng sáng tác, trong một số phương diện nghệ thuật của văn xuôi 1975-1985. - Phạm vi tư liệu: các tác phẩm thuộc các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, ky của các tác giả tiêu biểu trong phạm vi mười năm 1975-1985. * Số lượng các tác phẩm trong vòng mười năm sau chiến tranh không nhỏ, việc bao quát đầy đủ tư liệu không phải là dễ. Vì vậy, những tác phẩm được lựa chọn để nghiên cứu là những tác phẩm được coi là những sự kiện trong đời sống văn học, hoặc có tính vấn đề hoặc tiêu biểu cho một xu hướng văn học bấy giờ… Một số tác phẩm tiêu biểu trước 1975 và sau 1986 của các tác giả cũng được khảo sát để so sánh với các tác phẩm trong giai đoạn 1975-1985. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Khẳng định vị trí của giai đoạn 1975-1985 trong văn học Việt Nam sau 1975. - Khẳng định đóng góp của văn xuôi thời kỳ hậu chiến trong tiến trình văn học: kế thừa thành tựu của văn xuôi 1945 - 1975, văn xuôi 1975 - 1985 là sự vận động tất yếu và tích cực của văn xuôi thời kỳ đổi mới. 2 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phác họa diện mạo văn xuôi thời kỳ hậu chiến (qua các chặng đường, các khuynh hướng và các thể loại) - Khảo sát các tác phẩm văn xuôi tiêu biểu giai đoạn 1975-1985 ở hai mảng đề tài chính (đề tài chiến tranh và đề tài thế sự, đời tư), phân tích tìm ra sự chuyển đổi trong cảm hứng sáng tác và những dấu hiệu cách tân về nghệ thuật, từ đó chỉ ra đặc trưng của văn xuôi Việt Nam thời kỳ hậu chiến: tính chất trung chuyển, tạo đà mạnh mẽ cho văn xuôi sau 1986. 4. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng các thao tác phân tích, tổng hợp kết hợp với các phương pháp khác: - Phương pháp loại hình: phương pháp này giúp chúng tôi bao quát mảng văn xuôi 1975 - 1985 ở các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, ký xét từ đặc điểm về đề tài, cảm hứng và những chuyển biến, cách tân về nghệ thuật. - Phương pháp so sánh: được sử dụng để chỉ ra những đặc điểm giống và khác nhau của văn xuôi 1975 - 1985 với văn xuôi giai đoạn 1945-1975 và văn xuôi sau 1986, từ đó chỉ ra những đóng góp của văn xuôi hậu chiến trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại. - Phương pháp hệ thống: nhìn văn xuôi hậu chiến như một hệ thống và đặt nó trong hệ thống lớn hơn, phương pháp này giúp chúng tôi đánh giá những đặc điểm và thành tựu của văn xuôi 1975 -1985 một cách khách quan và toàn diện. - Phương pháp liên ngành: phương pháp liên ngành là sản phẩm của tư duy hệ thống hiện đại, là sự liên kết các phương pháp riêng biệt của nhiều ngành khác nhau. Sử dụng phương pháp này, chúng tôi có thể đặt văn xuôi hậu chiến trong một cái nhìn đa chiều từ góc độ văn học, lịch sử, xã hội, văn hóa… 5. Đóng góp của luận án - Luận án cung cấp cái nhìn hệ thống về văn xuôi giai đoạn này trong bước chuyển của lịch sử văn học, góp phần khẳng định mối quan hệ giữa văn học và đời sống xã hội. 3 - Từ phương diện đề tài, luận án tìm hiểu hai mảng đề tài chính (văn xuôi viết về đề tài chiến tranh và văn xuôi viết về đề tài thế sự - đời tư) vừa mang tính kế thừa, tiếp nối văn xuôi trước 1975 vừa tiềm ẩn khát vọng khám phá, đổi mới. Nghiên cứu sự vận động trong cảm hứng sáng tác, luận án phát hiện, lý giải những rạn nứt, những dấu hiệu mới trong khuôn khổ đề tài cũ và những cảm hứng mới. Thông qua những kết nối, so sánh, luận án đã chỉ ra sự vận động, đổi mới về nghệ thuật - khởi đầu cho những cách tân nghệ thuật độc đáo trong văn xuôi Việt Nam sau 1986. Từ đó, luận án lý giải, khẳng định những đặc trưng của văn xuôi giai đoạn này và giá trị của nó trong văn xuôi Việt Nam hiện đại: tính giao thời, chuyển tiếp, là tiền đề tích cực cho văn xuôi thời kỳ đổi mới. - Luận án góp phần khẳng định vị trí quan trọng của giai đoạn 1975-1985 trong quá trình chuyển đổi tư duy văn học Việt Nam sau 1975. 6. Cấu trúc của luận án Chương 1: Tổng quan về văn xuôi Việt Nam thời kỳ hậu chiến (1975-1985) Chương 2: Sự đổi mới của văn xuôi viết về đề tài chiến tranh sau chiến tranh Chương 3: Sự xuất hiện khuynh hướng văn xuôi viết về đề tài thế sự - đời tư 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN XUÔI VIỆT NAM THỜI KỲ HẬU CHIẾN (1975-1985) 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu về các vấn đề khái quát của văn xuôi Việt Nam thời kỳ hậu chiến (1975-1985) Năm 1975 trở thành một cột mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam, kết thúc chiến tranh, chuyển sang thời kỳ hòa bình, độc lập, tự do. Năm 1986 là bước ngoặt đánh dấu công cuộc đổi mới của đất nước. Gắn bó với những biến chuyển chính trị - xã hội, văn học cũng mang những đặc điểm của từng giai đoạn lịch sử. Ba mươi năm 1945 - 1975 là giai đoạn văn học chiến tranh hay còn được gọi là văn học sử thi, từ 1986 được gọi là văn học đổi mới. Vậy thế nào là văn học thời kỳ hậu chiến? “Hậu chiến” được hiểu một cách đơn giản là “sau chiến tranh”. Như vậy, thời kỳ hậu chiến được tính từ mốc năm 1975. Tuy nhiên, mỗi người lại có một quan điểm khác nhau về độ dài của nó. Có người tính mốc kết thúc là năm 1986 (trước đổi mới), cũng có người cho rằng thời kỳ hậu chiến kéo dài đến năm 1991… Chúng tôi quan niệm rằng, thời kỳ hậu chiến là khoảng thời gian ngay sau chiến tranh, khoảng thời gian có những đặc điểm lịch sử, xã hội riêng của giai đoạn vừa khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa bắt tay xây dựng đất nước. Trong văn học, thời kỳ này vừa tồn tại những đặc điểm của văn học sử thi vừa xuất hiện những đặc điểm của nền văn học mới. Trong sự vận động của lịch sử, mười năm 1975 - 1985 đánh dấu giai đoạn sau chiến tranh và trước đổi mới. Chúng tôi chọn phạm vi mười năm để khoanh vùng đối tượng nghiên cứu của mình, cũng nhằm đặt nó trong sự chuyển tiếp giữa văn xuôi thời chiến và văn xuôi thời bình. Vì vậy đặc trưng lớn nhất của văn xuôi 1975-1985 là sự chuyển tiếp giữa hai giai đoạn văn học: văn học chiến tranh và văn học đổi mới. Xem xét văn xuôi 1975-1985 với ý nghĩa gạch nối, người nghiên cứu hoàn toàn có thể so sánh những đặc điểm giống và khác biệt của giai đoạn này với giai đoạn 1945 - 1975 và sau 1986. Văn xuôi 1975 - 1985 vừa có thể gọi là văn 5 xuôi hậu chiến vừa có thể coi là văn xuôi tiền đổi mới. Như vậy, văn xuôi giai đoạn này sẽ vừa kế thừa, tiếp nối vừa tự thân vận động để vươn tới sự đổi mới. Được đánh giá là thể loại xung kích trong văn học giai đoạn này, văn xuôi trở thành mối quan tâm hàng đầu của giới nghiên cứu. Có khá nhiều ý kiến, bài viết nghiên cứu một cách khái quát về nội dung, nghệ thuật của văn xuôi sau 1975 nói chung và văn xuôi 1975-1985 nói riêng. Những bài viết đó được tập trung trong các công trình: Văn học Việt Nam thế kỉ XX- những vấn đề lịch sử và ly luận (Nxb Giáo dục 2004), Văn học Việt Nam sau 1975 - những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy (Nxb Giáo dục 2005), Văn học 1975-1985 tác phẩm và dư luận (Nxb Hội nhà văn 1997), Văn học Việt Nam sau 1975 và việc giảng dạy trong nhà trường (Nxb Giáo dục Việt Nam 2009) và nhiều công trình khác… Nghiên cứu văn học 1975- 1985 với tư cách là một giai đoạn khởi động của văn học thời kỳ đổi mới, các nhà nghiên cứu đều chỉ ra những đóng góp của văn học giai đoạn này trong tiến trình vận động của văn học Việt Nam từ sau 1975: “Những tác phẩm văn xuôi giai đoạn này đa giúp thu hẹp bớt khoảng cách khá xa giữa văn học với đời sống, tác phẩm và công chúng đồng thời cũng là sự chuẩn bị tích cực cho những chuyển biến mạnh mẽ của văn học khi bước vào thời kỳ đổi mới” [115,11]. Tác giả Nguyễn Văn Long khi nghiên cứu diện mạo, đặc điểm của các thể loại văn học sau 1975 đã chỉ ra “văn xuôi là khu vực được xem là có nhiều thành tựu nổi trội và có những hiện tượng tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học” [115,17]. Ông đã phân loại các khuynh hướng chính trong văn xuôi (khuynh hướng sử thi, khuynh hướng nhận thức lại, khuynh hướng thế sự - đời tư, khuynh hướng triết luận) và phác họa những nét lớn về sự đổi mới của văn xuôi (quan niệm về hiện thực, quan niệm nghệ thuật về con người, nghệ thuật trần thuật…). Từ phác họa của mình, nhà nghiên cứu đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa: “Muốn hình dung chính xác và đầy đủ về diện mạo và đặc điểm của văn xuôi thì còn cần làm rõ hơn các khuynh hướng, các thể tài, các mảng đề tài với cái mới mà nó đem lại cho văn xuôi ba mươi năm qua. Để nhận diện và đánh giá đầy đủ hơn những đổi mới về nghệ thuật văn xuôi trên nhiều yếu tố….còn cần đến nhiều công trình nghiên cứu, 6 từ cụ thể đến khái quát” [115,22]. Nghiên cứu của chúng tôi hy vọng sẽ đáp ứng phần nào mong muốn ấy. Ở phạm vi rộng hơn, tác giả Nguyễn Thị Bình trong công trình Văn xuôi Việt Nam sau 1975- những đổi mới cơ bản đã có những nghiên cứu sắc sảo và thuyết phục về những đổi mới của văn xuôi sau 1975 trên các phương diện: đổi mới quan niệm về nhà văn, quan niệm nghệ thuật về con người, đổi mới về thể loại… từ đó rút ra những nhận xét khái quát nhất về diện mạo và hướng đi của văn xuôi sau 1975. “Chuyên luận khảo sát tương đối công phu, tỉ mỉ các hiện tượng văn học tiêu biểu, nhưng không bị chìm đi, bị lạc vào những chi tiết, những ngoắt ngoéo, quanh co riêng của những lối đi còn chưa ổn định của nhiều cây bút. Từ những vấn đề cơ bản nhất của nền văn học trên quá trình đổi mới, người viết chú trọng đến những chuyển biến lớn trong y thức của người cầm bút đối với hiện thực, đối với độc giả và đối với bản thân mình, chú trọng những thay đổi cơ bản nhất trong quan niệm của nhà văn về đối tượng con người, cố gắng lùi ra xa, quan sát toàn cảnh để có những nhận xét khái quát nhất về diện mạo chung và hướng đi chung của văn học” (Lời giới thiệu chuyên luận của GS. Nguyễn Đăng Mạnh). Chuyên luận này đã một lần nữa khẳng định sự nổi trội của văn xuôi so với các thể loại khác. Viết về giai đoạn 1975-1985, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình đánh giá, đây là “chặng đường khởi động, chuẩn bị cho cao trào đổi mới” [52,193] với những dấu hiệu tuy mới manh nha nhưng “là những dự báo đúng đắn” [52,196] và cần thiết cho công cuộc đổi mới văn học sau 1986. Như vậy, trong công trình này, những nghiên cứu về văn xuôi 1975-1985 đều được đặt trong sự vận động của văn xuôi sau 1975 với tư cách là một vùng đệm cho văn xuôi đổi mới. Thiết nghĩ, với ý nghĩa trong tiến trình văn học, với những tác giả, tác phẩm cụ thể, giai đoạn văn xuôi này cần sự quan tâm nghiên cứu nhiều hơn nữa. “Từ 1975 đến nay, trong vòng mười năm, văn xuôi nghệ thuật của chúng ta đa có những chuyển động đáng kể, vừa không đứt đoạn với văn xuôi trước đó, vừa liên tục tìm tòi để phát triển, cố gắng phản ánh và tìm câu trả lời trước rất nhiều vấn đề khác nhau của đời sống” [47]. Khẳng định sự phát triển và thống nhất của văn xuôi giai đoạn này trong tiến trình văn học, tác giả Lại Nguyên Ân trong bài 7 viết “Thử nhìn lại văn xuôi mười năm qua” [47] đã phân loại văn xuôi 1975-1985 thành bốn mảng thể tài (văn xuôi chiến đấu, văn xuôi sản xuất, văn xuôi phong tục - lịch sử, văn xuôi tâm ly xa hội), chỉ ra những đóng góp và hạn chế của các mảng văn xuôi đó. Tiếp cận văn xuôi 1975-1985 từ phương diện nội dung, chúng tôi chia văn xuôi thời kỳ này thành hai mảng đề tài chính: đề tài chiến tranh và đề tài thế sự - đời tư để chỉ ra sự kế thừa truyền thống của văn xuôi 1945-1975 và những dấu hiệu của quá trình đổi mới văn xuôi sau 1986. Vấn đề này sẽ được triển khai kĩ ở chương 2 và chương 3 của luận án. Nhìn lại quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy một số nhà nghiên cứu coi 1945-1980 là một giai đoạn - giai đoạn văn học sử thi (Phong Lê, Vũ Văn Sỹ….). Điều đó đồng nghĩa với việc: khoảng năm năm đầu sau 1975, văn học vẫn mang đặc điểm của văn học ba mươi năm trước đó. Không bàn cãi đến việc phân kỳ văn học, chúng tôi quan niệm rằng, năm 1975 đã là một cột mốc rõ ràng. Năm năm 1975-1980, văn học nói chung và văn xuôi nói riêng vẫn vận động theo quán tính nhưng đã có những thay đổi so với nền văn học sử thi. Những thay đổi ấy đậm dần lên từ 1980-1985. Do đó, nghiên cứu văn xuôi 1975-1985 để chứng minh những đặc điểm giống và khác của nó với văn xuôi trước 1975 và sau 1986 là một việc làm cần thiết. Văn xuôi giai đoạn này mang âm hưởng của văn học sử thi bởi nó vẫn dành một phần rất lớn cho đề tài chiến tranh. Đã có nhiều bài nghiên cứu về đề tài này trong văn xuôi (của các tác giả Lê Thành Nghị, Tôn Phương Lan, Nam Hà, Bùi Việt Thắng, Hồ Phương...) đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội, Tạp chí văn học…. những năm đầu thập kỉ chín mươi. Bên cạnh những lời khen có cả những lời chê… nhưng đa số các nghiên cứu đều gặp nhau ở khẳng định: văn xuôi giai đoạn này đã nhìn chiến tranh ở hai mặt: sáng và tối, nhìn chiến tranh và con người bằng cái nhìn đa diện, khắc phục cái nhìn đơn giản, một chiều của nền văn học sử thi. Xin dẫn nghiên cứu của tác giả Tôn Phương Lan làm ví dụ: “sắc thái của nhân vật trong văn xuôi chiến tranh có phong phú hơn, phức tạp hơn và tính phản quang của đời sống, thông qua hệ thống nhân vật đa làm cho văn xuôi trở nên sinh động” [108,15]. Năm 2008, trong luận văn thạc sĩ Đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Việt 8 Nam giai đoạn 1975 - 1985, tác giả Vũ Thị Phương Nga đã đặt các tiểu thuyết viết về chiến tranh và người lính trong xu hướng vận động đổi mới của văn xuôi để tìm hiểu những đặc trưng nổi bật trong việc khai thác hiện thực chiến tranh và hình tượng người lính… Chúng tôi sẽ nghiên cứu vấn đề này một cách cụ thể trong chương 2 của luận án với sự khảo sát ở các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn và ký để chỉ ra rằng: có một dòng văn học viết về chiến tranh sau chiến tranh, dòng văn học khẳng định một con đường nghệ thuật mới: “nhìn thẳng vào hiện thực chiến tranh, bằng những trải nghiệm và cái nhìn cá nhân, tái hiện lại cái chiều kích đau thương và bộ mặt tàn khốc không thể quy giản của chiến tranh, nói lên tiếng nói cảnh báo về những hiểm họa của chiến tranh để lại sau chiến tranh, nhưng đồng thời, phục dựng lại hình ảnh của những con người bằng sự chịu đựng và sức mạnh anh hùng đa thực sự làm nên sức mạnh cho cuộc kháng chiến, tái sinh lại những khát vọng nuôi dưỡng cả một dân tộc trong chiến tranh”[115,251]. Bên cạnh những nghiên cứu tập trung vào diện mạo của văn xuôi trong mười năm 1975-1985, một số công trình khác (của các tác giả Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Nguyễn Thị Bình, Bích Thu…) lại nghiên cứu các vấn đề khái quát của thể loại, chủ yếu tập trung vào thể loại truyện ngắn… Năm 1995, tác giả Lê Thị Hường trong công trình luận án Phó Tiến sĩ “Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam 1975-1995” đã nghiên cứu các đặc điểm cốt truyện và kết cấu, hệ thống nhân vật, thời gian, không gian nghệ thuật và ngôn ngữ của truyện ngắn 1975-1995. Từ đó, tác giả khẳng định: “Truyện ngắn ngày càng tích lũy được nhiều giá trị nghệ thuật cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện, mở rộng phạm vi nhận thức của thể loại, đạt đến chỗ hoàn thiện về mặt kỹ thuật, phương thức tiếp cận hiện thực phong phú hơn các giai đoạn trước ” [94]. Thiết nghĩ, đó cũng là thành tựu chung của văn xuôi sau 1975. Năm 2009, tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt (Thái Nguyên) đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sỹ Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1985 với những nghiên cứu khá công phu về những vấn đề khái quát nhất của thể loại truyện ngắn trong vòng mười năm sau chiến tranh (diện mạo truyện ngắn, những thay đổi về đề tài, cảm hứng, những đổi mới bước đầu về nghệ thuật). Đây cũng là một trong những tài liệu tham khảo để chúng tôi tiếp tục 9 hướng nghiên cứu của mình. Bài viết “Chặng “khởi động” trong hành trình truyện ngắn Việt Nam sau 1975” của tác giả Hỏa Diệu Thúy (Nghiên cứu văn học số 7 2011) đã phác họa giai đoạn khởi đầu của thể loại truyện ngắn với sự được mùa của thể loại và những dấu mốc sớm nhất của sự đổi mới như Hai người trở lại trung đoàn của Thái Bá Lợi, Bức tranh của Nguyễn Minh Châu, Có một đêm như thế của Phạm Thị Minh Thư… Từ những nghiên cứu chung về truyện ngắn, chúng tôi tiếp tục khảo sát, so sánh thể loại này với tiểu thuyết, ký để khẳng định đóng góp của văn xuôi giai đoạn 1975 - 1985 trong văn học Việt Nam sau 1975. Các nghiên cứu về văn xuôi thời kỳ hậu chiến thể hiện sự phong phú, đa dạng trong cách tiếp cận: từ góc độ lý luận, ngôn ngữ, lịch sử văn học, từ nội dung, nghệ thuật… Giáo sư Trần Đình Sử nghiên cứu về sự đổi mới của tư duy nghệ thuật và hình tượng con người; nhà nghiên cứu Trần Cương tìm hiểu tính nhân dân trong văn học, giáo sư Phong Lê khai thác con người mới và nhân vật tích cực… Cảm hứng bi kịch trong một số tiểu thuyết tiêu biểu viết về chiến tranh sau 1975 là đối tượng nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Hương [91]. Nghiên cứu cảm hứng bi kịch trong cái nhìn về hiện thực, cái nhìn về số phận con người, các biện pháp nghệ thuật thể hiện cảm hứng… tác giả đã khẳng định: “Sự vận động của cảm hứng sáng tác về đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết sau 1975 đa đem lại cho tiểu thuyết nói riêng và văn học thời kỳ này nói chung một diện mạo mới” [91]. Tiếp tục hướng nghiên cứu này, ở chương 2, luận án của chúng tôi sẽ khai thác sự thay đổi trong các tác phẩm về đề tài chiến tranh được sáng tác trước và sau 1975, từ âm hưởng sử thi đến vấn đề số phận dân tộc và số phận con người… Đánh giá chung về văn học 1975-1985, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã nhận xét: “Nhìn chung có thể khẳng định được là nền văn học nước ta thập kỉ vừa qua đánh dấu sự biến đổi đáng kể trong tư duy văn học và đang ở vào thời kỳ mới, thời kỳ hứa hẹn một sự khám phá và tái hiện hình tượng con người nhiều mặt trong tất cả chiều sâu phong phú của nó” [123,491]. Nhận xét của ông có thể coi là một cái nhìn khái quát về sự chuyển biến trong văn xuôi thời kỳ hậu chiến: sự thay đổi tư duy nghệ thuật và sự quan tâm đa diện, đa chiều đến con người. 10 Như vậy, đa số nghiên cứu về văn xuôi 1975 - 1985 đều nằm trong những nghiên cứu về văn xuôi sau 1975, số lượng công trình, bài viết đề cập trực tiếp đến văn xuôi giai đoạn này không nhiều. Tuy nhiên, có thể thấy, các nghiên cứu đều khẳng định tính tiên phong, vai trò tích cực, chủ động của văn xuôi trong quá trình đổi mới văn học. Mặc dù vậy, việc xem xét văn xuôi giai đoạn 1975 - 1985 như một đối tượng nghiên cứu cụ thể, toàn diện (về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa trong tiến trình văn học) vẫn là vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu. 1.1.2. Những nghiên cứu về các tác giả, tác phẩm cụ thể trong văn xuôi Việt Nam 1975-1985 Các tác giả được chọn nghiên cứu nhiều nhất trong giai đoạn này là Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Lựu… Có thể nói đây chính là những cánh chim báo bao, đem lại những khám phá đầu tiên về vùng đất mới của văn học. Sáng tác của họ được bạn đọc đón nhận với cái nhìn đa chiều. Trong phạm vi luận án, chúng tôi quan tâm đến những nghiên cứu ghi nhận những dấu hiệu đổi mới mà họ đã mang lại trong văn xuôi. Các nghiên cứu về các tác phẩm cụ thể như: tiểu thuyết Cha và Con và…, Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người (Nguyễn Khải), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Miền cháy (Nguyễn Minh Châu), Đứng trước biển, Cù lao Tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn), Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Thời xa vắng (Lê Lựu), …các tập truyện ngắn: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Gió từ miền cát (Xuân Thiều) Hai người trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi), truyện ngắn Ma Văn Kháng, Đỗ Chu, Bảo Ninh… ký: Tháng ba ở Tây Nguyên (Nguyễn Khải), Rất nhiều ánh lửa (Hoàng Phủ Ngọc Tường), Ky sự miền đất lửa (Nguyễn Sinh - Vũ Kỳ Lân)… Các nghiên cứu này phần lớn đều nêu lên cảm nhận về nội dung, nghệ thuật, phương diện đổi mới của từng tác phẩm, qua đó góp phần khẳng định xu thế tất yếu của thể loại cũng như của văn học Việt Nam trong giai đoạn này. Nhìn từ đặc trưng thể loại, tác giả Nguyễn Thị Bình (Văn xuôi Việt Nam 1975-1995 những đổi mới cơ bản) đã nhận thấy ưu điểm, vai trò đột phá của ký. Những ký sự đầu tiên về đề tài chiến tranh Tháng ba ở Tây Nguyên (Nguyễn Khải), 11 Rất nhiều ánh lửa (Hoàng Phủ Ngọc Tường), Ky sự miền đất lửa (Nguyễn Sinh Vũ Kỳ Lân)… đã đem lại “cảm giác tin cậy bởi chiến tranh được nhìn ở cự li gần và tác giả tỏ ra không né tránh mặt gai góc của hiện thực” [52,212]. Xu hướng viết về sự thật: sự thật đời sống, sự thật tâm trạng con người đã được khai mở bằng việc thể hiện một cách trực diện những mất mát, hy sinh gian khổ của cuộc chiến ác liệt. Ở Ky sự miền đất lửa, “lần đầu tiên trong một tác phẩm văn học, sự ác liệt của cuộc chiến tranh, cái giá máu xương của những chiến thắng được thể hiện ở mức độ mà trước đó chưa có tác phẩm nào nêu lên được” [108]. Với đặc trưng thể loại, ký có nhiều ưu thế tái hiện hiện thực, truyền thông tin và tình cảm nóng hổi đến người đọc. “Tháng ba ở Tây Nguyên có thể xem là thiên ky sự chính luận - tư liệu nổi bật nhất vì sự sắc sảo nhạy bén cũng như sức hấp dẫn của nó” [103]. Mặc dù tính thông tin, sự kiện, thời sự chi phối, song tác phẩm ký vẫn mang trong mình tính văn học nghệ thuật rất rõ. Ky sự miền đất lửa của Nguyễn Sinh - Vũ Kỳ Lân là một trong những trường hợp: “có thể làm cho tác phẩm mang đầy đủ chất văn học mà không nhất thiết phải xây dựng thành tiểu thuyết” [47,16]. Những khai mở này đã tạo tiền đề cho sự xuất hiện mạnh mẽ của phóng sự 1986 - 1996, vệt phóng sự tiêu biểu như một cuộc bùng phát lần thứ hai của phóng sự trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Với tính chất nhanh nhạy, sắc bén; cái nhìn trung thực vào bản chất sự thật; với sức thuyết phục của giọng điệu và ưu thế đặc biệt trong việc phơi bày, mổ xẻ, phanh phui để kiến nghị với dư luận về những hiện tượng xã hội phức tạp, các phóng sự của Phùng Gia Lộc, Trần Huy Quang, Hoàng Hữu Các, Trần Khắc, Minh Chuyên… sau này đã nhìn thẳng vào sự thật với tinh thần dân chủ và những khát khao đổi mới xã hội. Quá trình đổi mới tiểu thuyết sau 1975 đã bắt đầu từ những sáng tác đầu tiên về chiến tranh: Miền cháy (Nguyễn Minh Châu), Trong cơn gió lốc (Khuất Quang Thụy), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Năm 1975, họ đa sống như thế (Nguyễn Trí Huân), Họ cùng thời với những ai (Thái Bá Lợi)… Loạt bài viết về đề tài chiến tranh và viết về các tác phẩm cụ thể đã chứng minh một điều rất rõ: bối cảnh mới đã giúp nhà văn “khắc phục phần nào cái nhìn dễ dai, giản đơn, có điều kiện soi 12 chiếu hiện thực qua những hy sinh, mất mát và có thể khám phá sâu hơn những va đập của hoàn cảnh vào tâm ly con người” [52,193]. Viết về cuộc chống càn gay go, ác liệt của một trung đoàn, Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh vẫn thuộc mô hình tiểu thuyết sử thi song đã chú trọng tính chân thật của tác phẩm khi phản ánh hai mặt của chiến tranh: thắng - thua, được mất… Đặc biệt tác phẩm gây chấn động dư luận khi đề cập đến sự chiêu hồi, phản bội của một phó chính ủy phân khu. Đất trắng đã đặt ra hàng loạt câu hỏi: Thế nào là phản ánh sự thật? Một nửa sự thật có còn là chân ly? “Tác phẩm có làm ai hoang mang hay run sợ không? Tác phẩm có làm cho mọi người nhận thức sai lệch về chiến tranh không?”. Câu trả lời là “Hoàn toàn ngược lại!” [64]. Bởi đó là sự thật của chiến tranh khốc liệt: nếu mỗi con người không vượt qua chính mình thì con đường dẫn đến sự phản bội, chiêu hồi là không tránh khỏi. Và bởi đó cũng chỉ là những hiện tượng cá biệt, một bộ phận nhỏ nhoi trong lớp lớp người vẫn đang kiên cường, vững chãi trên trận tuyến chống quân thù. Chiến tranh là như vậy. Những ai đó run sợ, đớn hèn trước hoàn cảnh khắc nghiệt sẽ tự bán đi nhân phẩm của chính mình. Đó cũng là một lời cảnh báo về sự thật trong chiến tranh để mỗi tổ chức, mỗi con người không lơi lỏng luyện rèn. Trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, dù phải hy sinh, gian khổ, phải gồng mình lên… nhưng quân và dân ta đã thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất để chiến thắng kẻ thù. “Nếu hoàn cảnh dữ dội trên đây là đá thử vàng đối với bản lĩnh và phẩm chất của quân đội ta, thì việc chọn một hoàn cảnh như thế để miêu tả cũng là một thử thách đối với ngòi bút tác giả” [123,95]. Như vậy, thành công của Nguyễn Trọng Oánh chính là nhà văn đã dám chọn hoàn cảnh khốc liệt để đánh giá nhân vật, vừa nhìn thẳng vào mặt trái của chiến tranh, vừa khẳng định lập trường kiên định và vững vàng của dân tộc. Đó cũng là một khẳng định chắc chắn về sức mạnh của dân tộc trong cuộc kháng chiến ác liệt chống lại kẻ thù tàn bạo, hùng mạnh nhất thế giới. Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu - “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) đã được bạn đọc đón nhận và gây khá nhiều tranh cãi. Tồn tại hai luồng ý kiến trái chiều khá rõ về tác phẩm của nhà văn quân đội. Trong cuộc trao đổi về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trên Báo văn nghệ số 27, 28/1985, các nhà 13 văn, nhà nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Nhà văn Xuân Thiều phát biểu: “Có cảm giác như Nguyễn Minh Châu đa sao nhang những cách viết chân thực dung dị trước kia để tìm tòi một loại truyện luận đề. Nhưng luận đề trong truyện của anh hay còn bị dàn trải. Anh ham nói nhiều điều mà chưa tập trung vào điều chủ yếu. Bởi thế rất khó nắm bắt chủ đề tư tưởng của thiên truyện” [123,324]. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn cho rằng: “một số truyện y cứ đan chằng chéo vào nhau, văn cứ dính vào nhau, nó là dấu hiệu một cái gì dang dở chưa hoàn thành. Một khía cạnh khác là ở vài truyện ngắn … màu sắc đạo đức quá rõ, quá lộ” [123,327]. Đây cũng là những nhược điểm mà chính Nguyễn Minh Châu đã thừa nhận trong cuộc trao đổi. Tuy nhiên, với những gì Nguyễn Minh Châu đã tìm tòi, thể nghiệm, giới nghiên cứu và độc giả đều ghi nhận: “Anh muốn từ cái hàng ngày, cái thường ngày vượt ra khỏi cái gì đa khô cứng, cái gì như đa thành định kiến, kể cả bản thân mình để đi tìm điều anh mong ước, đi tìm vấn đề và cách thể hiện mới” [123,335]. Thiết nghĩ đó là điều đáng quý ở nhân cách của người cầm bút Nguyễn Minh Châu và cũng là xu hướng chung của văn học giai đoạn 1975 - 1985: bắt đầu từ sự bứt ra từ cái cũ để vươn tới tìm tòi cái mới. Sau 1975, đi qua Miền cháy, Những người đi từ trong rừng ra, Lửa từ những ngôi nhà, Nguyễn Minh Châu đã có hành trình chuyển đổi thú vị: từ văn xuôi viết về hào hùng chiến tranh sang văn xuôi tâm lý - thế sự. Trên hành trình sáng tạo ấy, “nhà văn như đang dẫn dắt các nhân vật của mình trong những tìm tòi đạo đức, nhằm khẳng định và biện minh cho những cách sống tốt đẹp cần lựa chọn giữa cuộc đời bình thường hàng ngày. Sự chuyển hướng về thể tài của Nguyễn Minh Châu không phải là trường hợp cá biệt. Ngược lại, nó là trường hợp chung của văn xuôi, phù hợp với một tương quan chung giữa thời đại và văn học” [47,23]. Truyện ngắn Bức tranh (1982) đã đánh dấu sự đổi mới âm thầm và quyết liệt ấy của Nguyễn Minh Châu. Hai tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và Bến quê đã “tiếp cận đời sống từ góc độ đạo đức - thế sự, dùng thước đo nhân bản để soi ngắm con người” [52,195]. Có thể nói, Nguyễn Minh Châu là một trong những gương mặt tiêu biểu, là cây bút tiên phong xuất sắc trong công cuộc đổi mới văn học. Từ những bài phê bình, tiểu luận sắc sảo như Viết về chiến tranh 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan