Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Văn học viết trẻ em 2...

Tài liệu Văn học viết trẻ em 2

.DOCX
8
512
51

Mô tả:

CHƯƠNG 11: RỪNG CHÁY Hai cha con An chống xuồng vào rừng tìm mật ong. Năm nay mùa khô sớm nên hai cha con An phải chống sào để đi qua mặt bùn xắp nước. Khi hai cha con An đi đến một cái lung còn nhiều nước thì ông đã nhận chìm xuồng xuống nước để che đậy thuyền. Hình ảnh rừng khô nắng ráo hiện lên xung quanh khu rừng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá phủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng gió vu vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt, bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng. Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi đằm vào ánh nắng ban trưa, khiến con người dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ. An đã ngủ một giấc dài, sau khi hai cha con An đã lấy mật đầy vào hai thùng sắt tây. Cá gùi bé của An cũng vừa chất vun ngọn những bánh sáp. Trong lúc chăm chú nhìn và lắng nghe vào cảnh vật xung quanh thì An bỗng nghe tiếng động cơ gào rú. Đó là ba chiếc máy bay giặc bay trên nơi An đang lấy mật. - An ơi? Nằm xuống mau. Nó thả cái gì đen đen xuống kìa. Nó thả…-Tía nuôi An chưa nói dứt câu thì vội đẩy An nằm xuống cỏ. Không nghe tiếng nổ ngoài tiếng “Phụt… phụt…phụt…” Tía nuôi An nghĩ đó là bom lép nhưng vần chưa cho An ngóc đầu dậy. Bỗng tía nuôi an hét: An ơi! - Giặc đốt rừng, con ơi! Hai cha con An chạy, vừa thở hổn hển nhưng An vẫn không quên hai thùng mật mà cha con An tìm được. Tía nuôi An vẫn thúc giục An chạy dù hai đồi chân An như muốn khụy xuông. - An ơi! Gắng chạy nghe con. Tía nuôi An lôi An chạy một lúc nữa. Lội qua 1 lạch nước khá rộng, thi hai cha con An nghe bùng bùng, mắt hoa lên trời. Cả người An bị xốc lên xốc xuống không còn biết gì cả. CHƯƠNG 12: CHẠM TRÁN VỚI HỔ Lúc An tỉnh dậy thì thấy mình đang nằm trên một đám lá khô, dưới gốc cây sung rậm, lá che kín trời. Đêm nay đối với An như khuya lắm. Tía nuôi An thấy An cựa mình ngồi dậy, ông vội vàng đưa tay đỡ An nằm xuống: -Con đã khỏe lại rồi đó. Cứ nằm nghỉ đi con. Đừng ngồi dậy dễ bị choáng đầu lắm! An và tía nuôi cũng không còn biết chỗ hai người tránh nạn là đang ở đâu. Chỉ biết là một nơi xa đám cháy và an toàn. Tía nuôi An đi lấy một ít nước về từ một nơi nào đó đằng kia, trong bóng tối mù mịt. Trong đêm tối im lặng một cách đáng sợ thì An nghe tiếng sột soạt, cậu gặng hỏi to: - Tía về đấy hở tía? - Ờ tía đây. Có nước rồi đây, An ạ? – Tía nuôi An đáp, vừa đáp vừa cấm một chiếc lá môn đựng đầy nước tiến lại phía cậu. An vừa chợp mắt thiêu thiêu ngủ một chốc thì tía nuôi gọi: “An!” - Trèo lên cây sung mau đi đi. An nhận ra sự nguy hiểm và tỉnh ngay: - Cọp hở tía? - Ừ mau đi. Nghe tiếng con chim lệnh kêu rồi. An trèo lên cây sung và lo sợ. Tiếng con chim thiêng vẳng tới làm mọi vật như thức tỉnh. Nó kêu chổ nào thì có cọp ở chỗ đó. An nhớ lại những câu chuyện của má nuôi An kể cho an với thằng Cò nghe về con chim này. An nhớ lại những lời của chú Võ Tòng. Bây giờ lửa vẫn còn cháy, cháy rất nhiều. Trong lúc này, An hoài tưởng lại những câu chuyện đáng sợ khác mà má nuôi An kể làm An có phần thêm lo sợ. An đã thấy con cọp. Nó ngồi đưới gốc cây. An thúc giục tía bắn con cọp nhưng tía nuôi vẫn không bắn. Bỗng An quát lên một tiếng thật to và bất ngờ - Chết cha mày, con cọp! Con cọp giạt mình và chạy đi thật xa. Tía nuôi An không bắn con cọp vì chỉ còn ba phát tên.Tía nuôi chừa lại ba phát đó để bảo vệ khỏi thằng Tây. CHƯƠNG 13: CÁI CHẾT CỦA VÕ TÒNG Ba hôm sống trong rừng. Ban ngày hái bình bát tìm mật ong rồi ăn đỡ dạ; ban đêm chúng tôi trèo lên những cây to, tìm chạc ba rồi buộc mình vào thân cây ngủ tới sáng. - Có thể đi lần ra hướng bờ sống rồi đấy con ạ! – Tía nuôi An nói. Tía nuôi dắt An lội theo những khe nước chảy để tìm đường ra sông lớn. Xung quanh An, đen hắc một màu cây cối đã cháy thành than. Hai cha con An cũng tìm được nơi che giấu xuống mà mấy ngày trước hai cha con đã che lại. Hai cha con chống xuồng theo con lạch cạn để tìm đường ra sông lớn về nhà. Hình như là giặc đã đổ bộ về làng. Hai bên lạch xám ngoét một màu tro. Ngôi lều của chú Võ Tòng lấp dưới một lớp than màu tro. Tới chiều hai cha con An mới ra tới bờ sông. Một lúc sau, không ai bảo, tía con An tự cầm cây giầm bơi đưa chiếc xuồng qua sông thật nhanh. Về gần tới bờ thì bên bờ có người nói rằng giặc giết chết chú Võ Tòng. Tía An chỉ kêu một tiếng “Trời”. Tía nuôi và An nhanh chóng bơi thật nhanh để đến chỗ chú Võ Tòng. Khi tía nuôi thấy cái xác ông rất buồn. - Võ Tòng ơi? Vong hồn chú sống khôn thách thiêng cho tôi vuốt mắt chú nhắm lại đi. Đừng để bà con thêm đau lòng… Khi chôn cất chú Võ Tòng thì mọi người trong làng quyết tâm trả thù cho chú. Tía nuôi nghe lại câu chuyện về bọn việt gian đã chỉ điểm về cái chết của chú Võ Tòng. Nghe về chuyện chú Võ Tòng giết thằng Việt gian. Sau khi hết câu chuyện, tía nuôi ngồi im lặng một lúc lâu. Cơm canh đã dọn ra rồi mà ông vẫn ngồi yên như một khúc gỗ. Sắc mặt ông không một nét biến đổi. Cả một hơi thở mạnh cũng không nghe thấy… CHƯƠNG 14: MŨI TÊN THÙ Mấy ngầy nay tía nuôi làm má nuôi An lo lắng. Ông cùng bạn đi đâu từ sáng mờ đất, tới khi tối mịt mới về. Tía nuôi An ít nói lại, không lo công chuyện làm ăn, nhiều khi cả máy ngày không về nhà. Về thì lại thắp hương lên bàn thờ rồi uống rượu một mình. Một hôm, tía nuôi An đốn một đóng tre về nhà, tay chân nhanh nhẹn, vui vẻ hơn. Ba ngày liền, ngày nào ổng cũng vào rừng với con Luốc (con chó), cầm nỏ mang tên. Hình như ông vào rừng không phai săn bắn. An biết tía nuôi không phải đi săn, nên tìm cách tìm hiểu và biết tía nuôi An đang tập bắn nỏ. Hôm sau, tía nuôi bảo An đi tìm vợ thằng Tư Mắm ngoài bốt địch. Trưa hôm sau, tía nuôi An cầm nỏ, mang ống tên đi, cầm theo con dao gâm. Tía nuôi không nói với ai rằng ông đi đâu nhưng An biết rõ ông đi đâu và làm gì. An đi theo ông cùng với con Luốc để xem ông làm gì. An đã thấy con mụ đàn bà “vợ Tư Mắm” bị bắn chết ở dưới nước. An thấy địch xả đạn xuống chỗ nước, sợ tía bị bắn nên An la thật to “xung phong!” làm bọn giặc sợ và dí theo An bê kía bờ. Sau khi an toàn, An chạy theo đám rêu nghĩ là tía An trốn trong đó và gọi ông. Tía An an toàn thoát nạn, hai cha con về nhà và không nói với ai về sự việc này. CHƯƠNG 15: PHƯỜNG SĂN CÁ SẤU Chỉ trong vòng không đầy 2 tháng, mà có hai tên Việt gian gián điệp lợi hại và một thằng Pháp bỏ mạng vì tên tẩm thuốc độc. Bọn giặc đã thêm ba tiểu đoàn, chúng mở thêm nhiều cuộc càn quét khắp nơi. Cả nhà An phải chống thuyền sống lay lắt qua ngày trong các đầm lầy trong rừng ngập nước. Tía má An cũng suy nghĩ về việc về vùng U Minh sinh sống. Nhưng tía An không nở đi xa nơi này. Nhưng vì cuộc sống của An và Cò nên gia đình quyết định đi. Trong lúc từ biệt chú Võ Tòng ở mộ thì tía nuôi An nhắc lại chuyện con vượn của chú Võ Tòng. Sau ba ngày ròng rã thì gia đình An đến một ngôi quán. Tía nuôi An đã gặp hai người đàn ông làm nghề săn cá sấu và đây cũng đã trở thành cái nghề sắp tới của gia đình An. Hai người đàn ông kể về cái nghề săn cá sấu của mình. Tía nuôi An cũng chăm chú nghe, ông cũng đã từng làm cái nghề này trước đó rồi nhưng vì lâu năm chưa làm lại. Hai người đàn ông đã mời tía nuôi An vào hội săn cá sấu. Sau khi vào nghề, tía nuôi tôi đã săn được một con cá sâu to tướng, phải cần đến mười hai người đàn ông lực lưỡng để vác được con cá sấu đó. Tía nuôi còn nói là còn một con khác cũng như con này, ông nghĩ nó là sấu cặp. Tía nuôi An cũng đang lo lắng về “đèn nghề” của ông sắp hết. An nghe cái thứ mỡ đó mà sợ cả người. An được biết là thứ mỡ đó là mỡ người, do những người Mã Lai vượt vịnh Thái Lan đưa tới đây bán. Giá rất đắt! Do đây cũng là thói xưa cổ lỗ, mê tín dị đoan nên dùng. Cứ nghĩ là cá sấu hay ăn thịt người nên đùng nó tất dễ câu. Sau hôm đó, tía nuôi tôi cùng mọi người đi săn con cá sấu khác, rất to. Phóng lao vào con cá sấu rồi nó chạy độ ba nghìn thước thì mọi người chờ tới sáng hôm sau đi tìm cái phao rồi cùng nhau đem con cá sấu đó về. An chỉ muốn thét lên nhưng ý nghĩ vẫn nằm trong đầu cậu: “Hỡi thiên nhiên dữ dội và nham hiểm, ngươi hãy coi chừng. Không một sức mạnh nào ẩn chứa trong người mà con người không khuất phục nổi đâu”. CHƯƠNG 16: QUA SRÓC MIÊN “Nghèo như chiếc là rụng xuống dòng sông, nước đưa tới đâu mình theo tới đó! Huống chi là bây giờ lại gặp lúc giặc đánh lung tung…” An cứ tưởng tía nuôi nói như vậy thôi không ngờ ông nói như vậy là có thật. Ở chưa đầy ba tháng thì bọn lính lại kéo tới vùng này.Lại không may cho gia đình An là việc thằng Cò bị đau chân, chân xưng phù lên như chân voi làm má nuôi An lo lắng thúc giục tía nuôi An phải đi. Nhưng ông cũng không biết đi đâu, ông nói với giọng bất lực lắm: - Đi đâu bây giờ? Cuối cùng gia đình An cũng phải đi. Chèo thuyền mấy ngày liền không nghỉ. An nhớ lại quá khứ với anh Ba Thủy. Xấp bưu ảnh làm An mở tưởng tới những hình ảnh đẹp, có một sức hấp dẫn, khiến An càng muốn đi đến đó. An không biết chừng nào mới tới nơi, cuộc hành trình xa xăm, An không biết khi nào mới tới Sróc Miên. Mẹ nuôi An thì lo cho chân của thằng Cò lắm. Tía nuôi thì động viên An ráng chèo. - Chèo một mạc hết con nước này thì đến thôi. Gắng lên, nghe An! Mọi người thay phiên nhau chèo. Đến trưa thì An và gia đình đến Sróc Miên. Nhưng hình ảnh của Sróc Miên hiện ra trước mắt An: Giồng cát liên tiếp nối nhau theo hai bờ sông nhỏ, hơi nóng rừng rực từ giồng cát bốc lên. Nắng đốt vàng ngọn cỏ, thiêu vàng lá tre. Bọn trẻ trần truồng tắm dưới mé sông. Một người đàn ông cởi trần, đầu không đội mũ, bận chiếc xàrông đỏ đi trước xe lúa. Xuồng gia đình An đậu lại bên một đồi cát sửa soạn cho cơm chiều. An cùng với tía nuôi đi lên chùa xin thuốc trị bệnh cho thằng Cò. Ở Sróc Miên nuôi nhiều chó đến mức An với tía nuôi đi tới đâu là chó rộ lên tới đó. Hai cha con An tới chùa và lần theo bậc thang tổ ong đi lên chùa. Tía nuôi An không cho dắt chó vào chùa nên An đành ở lại với con Luốc vì nó không chịu nằm im. Tía nuôi tôi vào trong toàn nói tiếng Miên với thầy sư. An đứng ngoài mà nghe chả hiểu gì. Khi tía nuôi An ra về thì An hỏi xem tía nuôi An với thầy sư nói chuyện gì. Tía nuôi An chìa ra một cái gói giấy vàng bảo là thuốc cho thằng Cò. An cùng cha về thuyền. Sau khi uống thuốc và bôi thuốc được một lúc, thằng Cò đã ngồi dậy, tỉnh như không. Tía An bọc một ít răng cá sấu lên chùa đền ơn bảo là để Lục tiện nó làm quân cờ. Khoảng đầu canh đêm đó thì gia đình An tiếp tục cuộc hành trình nhưng An không biết sẽ về đâu. CHƯƠNG 17: SÂN CHIM Sau khi đi hai ngày hai đêm thuyền gia đình An đến ngang một cái chợ. Người ta gọi chợ này là chợ Mặt Trời. Còn thằng Cò cứ bảo là chợ chim. Tía nuôi tôi hy vọng sẽ bán hết mấy tấm da cá sấu còn vướng chỗ trong thuyền. Từ sáng sớm, ghe xuồng đã vào cập bến chợ, đậu san sát như lá tre. Tiếng chim kêu râm ran trong đám ghe xuồng và trên sân chợ. Tía nuôi An nguồi uống rượu một mình trong ngôi quán ồn ào. An cầm bát lên mua một tô cháo chim băm củ hành rắc hạt tiêu bưng xuống cho thằng Cò. Đưa cháo cho thằng Cò xong An thoắt lên trên bờ đi dạo xung quanh chợ. An gặp một thằng bé đang gánh tòn ten hai con chim gì lạ quá đến hỏi và nói chuyện. Hỏi ra mới biết đó là con điêng điểng. An nhìn xung quanh thấy gần đó có đám đàn bà tre con đang ngồi lúi húi vặt long chim cồng cộc. Thằng bé rủ An kiếm tiền bằng cách nhổ long chim nhưng An lắc đầu từ chối. Bỗng nghe tiếng hu…hu… từ đâu vẳng tới. Mọi người còn đang ngơ ngác ngóng lên trời thì từ dưới đám thuyền có tiếng vang dội bảo là máy bay giặc. Cả chợ nhốn nháo chạy tới lun lộn xộn. Có người bảo là giặc không có bắn mà chỉ là truyền thư. An đã chạy xuống bến, trèo lên thuyền thì thấy tía nuôi An đã quay xong quai chèo lái. An chụp lấy guốc chèo mũi, đưa thuyền xuôi theo dòng nước. Quay lại thì chợ chim đã biến mất. An với tía nuôi cũng thắc mắc rằng giặc rải truyền đơn nói cái gì? Má nuôi An bây giờ chỉ mong được yên chỗ, không muốn lênh đênh quài. Sau khi được thằng Cò gọi dậy, An vụi mắt bò ra khoang trước xem sân chim mà thằng Cò thúc giục An dậy. An thấy từ xa xa nhiều đàn chim tua tủa bay lên. Hai đứa cùng ước: Phải chi mình được dừng thuyền lại đây vài hôm để bắt chim thì phải biế! An đã gọi tía nuôi dừng lại nhưng tía An không cho vì sân chim có chủ. Thuyền gia đình An chèo đi hơn ba nghìn thước rồi mà hãy còn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây gie sát ra sông. CHƯƠNG 18: RỪNG ĐƯỚC CÀ MAU Đi gần tới mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như mạng nhện. Từ khi qua Chà Là, Cái Keo… rồi bỏ con sông Bảy Háp xuôi thuyền trôi theo dòng, thì An bắt đầu cảm thấy trên đây…ở đây, người ta gọi tên đất tên sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Thuyền xuôi dòng con sông rộng ngàn thước, cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng. Má nuôi An vừa đưa mắt nhìn lên bờ vừa bảo tía nuôi An là ở lại đây. Tía nuôi An quyết định ở lại vùng Năm Căn này. Những người thợ đốt than đã tiếp tay dựng nhà cho gia đình An. An với thằng Cò thuyuờng lội ra sông cái lội xuống bãi bắt cua, bắp vọp. Trong ánh nắng nhẹ chưa xua tan hết lớp mù kéo lê trên đàu ngọn cỏ ướt đẫm sương, bóng những người đàn ppng xách xà beng, cầm chĩa, xáchg phảng chạy hộc tốc về hướng đòng mả. An với thằng Cò ba chân bốn cẳng chạy theo. Một ngôi mả trên gò đất cao hiện ra trước mắt An. Có người bão lui ra cẩn thận cá đuôi. An cứ nghĩ là con cọp con beo nhưng nghe người ta la lên là con kỳ đà. Cậu nghĩ kỳ đà đập cái cũng chết làm gì ghê thế. Nhưng khi nhìn thấy nó An bật người lui lại, một con kỳ đà kinh khủng. Mọi người đưa ra ý kiến là tìm thầy giáo Bảy để coi con này thuộc giống gì. Khi thầy Bảy tới ai cũng mừng, mừng nhất là bọn trẻ reo lên trước tiên. Thầy Bảy đã nói cho mọi người nghe về con kỳ đà này. Thầy Bảy cũng ngạc nhiên vì đây là con thứ hai ông thấy. Mọi người tranh nhau mua mật con kỳ đà với giá khác nhau. Dì Từ - bà chủ quán rượu vừa tới để tìm mua mật con kỳ đà, gặp An hỏi thăm An. An với thằng Cò nói chuyện với dì Tư một lát rồi quay về nhà. An với thằng Cò vừa đi vừa nói chuyện. Thằng Cò vẫn mải miết ộp oạp lội bùn đi trước An. Giữa vắng lặng xanh nhờ của rừng đước âm u, từng bước di động của An và thằng Cò mồn một vọng vào tĩnh mịch. Tự nhiên, An ngoái nhìn ra phía sau lưng và dặng hắng một tiếng, gấp bước đuổi theo thằng Cò, nghĩ lan man rằng nguy hiểm xảy ra trong rừng hầu như bao giờ cũng đến với kẻ do dự, nhút nhát đi sau.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan