Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Văn học phương tây

.PDF
873
154
108

Mô tả:

ĐẶNG ANH ĐÀO - HOÀNG NHÂN - LUONG DUY TRUNG NGUYỀN ĐÚC NAM - NGUYỀN THỊ HOÀNG NGUYẺN VĂN CHÍNH - PHÙNG VĂN TỬU Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục. 04 - 2008/CXB/464 - 1999/GD Mã số : 7 X 154h8 - DAI ĐẶNG ANH ĐÀO - HOÀNG NHÂN LƯƠNG DUY TRUNG - NGUYỄN đức nam NGUYỄN THỊ HOÀNG - NGUYỄN VĂN CHÍNH - PHÙNG VĂN TỬU VĂN HỌC P lỉl OXÍ, TÂY (Tái bản lần thứ mười một) NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC Lòi Nhà xuất bản Bộ sách VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY d ã được Hội dòng thầm dịnh sách của Bộ Giảo dục (nay Là Bộ Giáo dục và Đào tạo) giới thiệu làm sách dũng chung cho các trường Đại học Sư p h ạ m là của tập thể tác giả Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyẻn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính, Phừng Văn Tửu, và do N hà xuất bản Giáo dục in thành ba tập : Tập Một (Hà Nội, 1990) do ông Lương Duy Trung là m chủ biên, Tập Hai (Hà Nội, 1986) do ông Nguyễn Đức N am làm chủ biên và Tập Ba (Hà Nội, 1992). N a y do yêu cầu sử dụng, Nhà xuất bản chủ trương tải bàn bộ sách này và in thành m ột tập. Trong số các tác giả, hiện nay có người dã qua đời, có người d an g ò nước ngoài ỉ số còn lại, N h à xuất bản dầu thông báo chủ trương này đ ể mồi tác giả có thể sửa chữa những chỗ cần thiết trong phần viết của mình, và chúng tôi dã nhận dược những ý kiến sửa chữa áy. Tuy nhiên, do trước dãy bộ sách dược in thành ba tập ỏ vào những thời diểm khác nhau nên không tránh khỏi những chỗ thiếu thống nhát uề quy cách biên soạn. Chàng hạn không thống nhất vê cách phiên ảm cấc danh từ riêng, khổng thống nhát v ĩ cơ cấu các chương mục, khi thì láy tên nhà văn làm tiêu đ'ê của chương, khi thì lại chọn tiêu đê theo cách khác, tập thì có kèm theo chản dung các nhà văn, tập thì không... Nay bộ sách in thành m ột tập nên cản cố gắng khấc phục những chỗ thiếu thống nhát áy trong chừng mực có thề dược, v ì uậy, Nhà xuát bản mời ông Phừng Văn Tửu, củng là một tác giả của bộ sách, giúp cho công việc này, và chỉ giói hạn ỏ công việc này mà thôi, chứ không can thiệp vào nội dung các phần viết của từng người. Bộ sách VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY lần này được chia thành 6 phần : - Phần thứ nhát : VĂN HỌC c ổ ĐẠI HI LẠP - P hàn thứ hai : VĂN HỌC THÒI PHỤC HƯNG 5 - Phần thứ ba : VĂN HỌC PHÁP THẾ KỈ XVII - Phàn thứ tư : VĂN HỌC THẾ KỈ XVIII - Phần thứ nàm : VĂN HỌC THẾ KỈ XIX - Phần thứ sáu : VÃN HỌC THẾ KỈ XX Ò Mục ỉục} mỗi phần viết dầu ghi rõ tên tác giả. Quyèn chủ biên trong các tập sách in làn trưóc vẫn dược bảo lưu. Trong bộ sách thống nhát này, ông Lương Duy Trung là chủ biên các phàn thứ nhất, thứ hai và thứ ba ỉ ông Nguyễn Đức N am là chủ biên các phần thứ tư và thứ năm. Trong bộ sách ba tập trước đây, có tập in kèm theo "Tài liệu tham khảo" của các tác giả biên soạn sách, có tập lại chỉ in kèm theo "N hững sách (sinh viên) cần đọc ngoài giáo trình". Đ ể bảo đả m tín h thống nhất cùa bộ sách làn này, chúng tôi bò các p h ầ n ấy, tuy rá t tiếc Ị chúng tôi cũng bỏ các phần "Hướng dàn học tập" m à ò bộ sách trưóc thực hiện không thống nhát. Chắc chấn bộ VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY làn này củng không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận dược sự góp ý của bạn đọc. NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC 6 PHẦN THỨ NHẤT VĂN HỌC ■ Cổ ĐAI HI LAP C H Ư Ơ N G M ỘT KHÁI QUÁT I - ĐẤT NƯÓC HI LẠP CỔ ĐẠI N ền Văn hoá và văn học cổ đại Hi Lạp chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử phát triển của nển văn minh tinh thần phương Tây. N ền văn hoá, văn học đổ đã mở đường cho sử học, triết học, thẩn thoại, anh hùng ca, kịch, thơ, văn hùng biện và cả kiến trúc, điêu khắc, hoạ, nhạc v.v... ở phương Tây. Không những thế, nổ còn cđ một ảnh hưởng bao trùm đối với sự phát triển của lịch sử văn nghệ phương Tây qua các thời đại. Nđ là kho điển tích, là nguồn cung cấp để tài và tư liệu không bao giờ cạn. Triết gia, nhà tư tưởng, văn nghệ sĩ... và ngay cả người bình thường đểu say sưa hút nhuỵ trong vườn hoa vản hoá muôn sắc muôn hương ấy. "Không cđ cơ sở ván minh Hi Lạp cổ đại, không cò đế quốc La Mã thì không cổ châu Âu ngày nay" (Cac Mac). Văn học nghệ thuật Hi Lạp cổ đại sở dỉ phát triển rực rỡ là nhờ được xây dựng trên cơ sở một nên văn minh hình thành khá sớm, đã được thừa nhận như là một trong những chiếc nôi của nén văn m inh nhân loại nói chung. N ền vản minh đó thường được gọi là nễn văn minh Cret - Mixen, một nền văn minh tiêu biểu cho sức sống của nhân loại trong thời kì bình minh của lịch sử. No đánh dấu sự chuyển tiếp của lịch sử loài người từ thời tiễn sử sang thời đại văn minh. Đ iểm xuất phát của nển văn minh Cret - Mixen là ở đảo Cret, một hòn đảo lớn nhất của Hi Lạp đã có một nên văn minh phát triển rực rỡ vào khoảng từ năm 2500 đến 1700 trước CN. N ền văn minh này toả ảnh hưởng lên vùng đồng bằng của bán đảo Pêlôpônezơ và thành bang Mixen. Nền văn minh Mixen phát triển vào khoảng năm 2000 đến 1100 tr.CN. Văn minh Mixen đã tiếp thu ảnh hưởng của nển văn minh Cret tạo nên 9 nển văn minh Cret - Mixen. Tiếp theo văn minh Cret - Mixen là văn minh Hi Lạp cổ đại (từ khoảng năm 1000 tr. CN trở đi) văn minh cổ đại Hi Lạp đã tiếp thu, kế thừa và phát triển văn minh Cret - Mixen lên một trình độ mới, rực rỡ, huy hoàng chưa từng thấy trước đố. Nước Hi Lạp cổ đại nằm về phía nam bán đảo Bancãng của châu Âu, phía bác giáp Texali và giống như cây đinh ba của thần biển Pôzêiđông từ đất liễn chìa ra Địa Trung Hải. Ngoài ra còn cổ thềm vùng lục địa ven bờ biển Tiểu Á và những hòn đảo rải rác trên m ặt biển Êgiê và Địa Trung Hải. Bờ biển lởm chởm. Núi ở đây tuy không cao lắm, nhưng đủ để chia đồng bằng phì nhiêu ra nhiều mảnh riêng biệt khác nhau. Chính đổ cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến các thành bang đứng biệt lập và việc thống nhất đất nước gặp khđ khăn. Người Pêlagiêng là tộc người đầu tiên đặt chân lên mảnh đất này, sau đđ là người Lêlegiơ và những cuộc thiên di lớn của những tộc người thuộc hệ An Au và Tây Au tràn xuống những vùng biển Tiểu Ấ khoảng th ế kỉ XVIII - XVII tr. CN. Những người m à trường ca Home gọi là người Akêen, chỉ là m ột trong 4 nhổm hệ tộc thời đổ (Akêen - Iôniêng - Êôliêng và Đôriêng). Người Đôriêng là tộc người cuối cùng xâm nhập Hi Lạp vào cuối thế kỉ XII tr.CN. Họ đã xua đuổi những tộc người kia sang bờ biển Tiểu Á nên ở các thành bang này cđ nhiều tộc người Iôniêng và Ê ôliêng định cư sinh sống. Không những thế, họ còn tràn sang cả phía đông Địa Trung Hải, ngược lên tận Hắc Hải làm thành th ế giới Hi Lạp cổ đại rộng lớn hơn ngày nay nhiều. Chính cuộc di cư này đã đem theo cả những thành tựu của nền văn minh Mixen và vì vậy ở những thành bang bên bờ Tiểu Á không chỉ cổ sự phát triển vê mặt kinh tế mà còn sản sinh ra những nghệ sỉ nổi tiếng và những tác phẩm văn học bất tử, những triết gia, những nhà khoa học lỗi lạc mà tên tuổi còn lưu lại mãi. N hững bộ tộc người Hi Lạp này đã được ánh sáng của nễn văn minh đảo Cret soi rọi vào cuộc sống nên đă tạo dựng nên nén "văn minh cung điện'^1) chung của thành bang Mixen và đảo Cret. N ền văn minh này toả ảnh hưởng khắp th ế giới Hi Lạp từ th ế kỉ XIV đến th ế kỉ XII tr.CN. Trong thời gian này (khoảng 1450 tr.CN), người Akêen đã chinh phục đảo Cret và trở thành chủ nhân cung điện Knôxôt. Họ còn tiến đến cả Tơroa, đảo Sip, bờ biển Xyri, xứ Phênixi, vào cả Palextin..., để rổi từ đố nảy sinh ra nền "văn minh Sip - Mixen". Đó là biểu hiện của sự kết hợp giữa văn minh Cret - Mixen và châu Á - chưa kể cũng trong khoảng thời gian này (giữa th ế kỉ XIV đến đầu th ế kỉ XIII tr.CN) người Akêen đã tiếp xúc với Ai Dập, vì vậy ảnh hưởng của nền văn minh Cret - Mixen vượt qua tầm của văn ĩrinh đảo Cret. (1) Văn minh cung diện (civilisation palatiaỉe). 10 Dựa trên cơ sở những kết quả nghiên cứu hiện có vể khảo cổ học, các nhà khoa học khẳng định cơ sở xã hội của nền văn minh Mixen là chế độ chiếm hữu nô lệ. ở Hi Lạp cổ đại đã tổn tại một nhà nước chiếm hữu nô lệ quân chủ chuyên chế theo kiểu phương Đ ôngt1). Nhà vua Anax nám trong tay mọi quyền hành tôn giáo, quân sự, chính trị, kinh tế, hành chính - bên cạnh đổ là tầng lớp quý tộc quân sự cđ nhiểu đặc quyén đặc lợi, các bazilơx (basileus), những người cẩm đẩu các cộng đồng làng xã. Ngoài vai trò của các bazilơx ra, còn cố vai trò của Hội đổng bô lão với chức trách cố vấn về mọi vấn đề quan hệ đến công xã. Người công dân công xã gọi là damos, phải thực hiện những nghĩa vụ đối với nhà vua và đối với công xã. N ền văn minh Mixen đã suy tàn trong th ế kỉ XI tr.CN do sự di cư của người Đôriêng vào bán đảo Hi Lạp. Những thành tựu văn hổa của người Akêen đã bị tàn phá,- còn các chủ nhân của nó thì bị xua đuổi ra khỏi vùng đổng bằng Pẽlôpônezơ. Người Đôriẽng đã kéo lùi xã hội Hi Lạp trở lại thời kì công xã thị tộc. Các nhà sử học gọi đđ là "thời kì trung cổ Hi Lạp”. Tuy nhiên, theo chân người Akêen, những thành tựu của nén văn minh Mixen được lan toả ở vùng Tiểu Á, trên bờ biển Êgiê với sự hình thành và phát triển của các đô thị lớn như Milê, Ephezơ, Xmiêcnơ... của Hi Lạp. Chính ở những thành bang Hi Lạp vùng Tiểu Á này sẽ nảy nở những thiên tài thi ca lỗi lạc và các triết gia nổi tiếng nhất của Hi Lạp cổ đại như Hôme, Talex, Hêraclit, v.v... v ì vậy sự chấm dứt của thời đại Mixen cũng là sự mở đầu cho thời kì văn hoá Hi Lạp. Khi những cuộc thiên di cuối cùng đã chấm dứt, người Hi Lạp bắt tay vào việc xây dựng đất nước. Cùng với sự xuất hiện của công cụ lao động bằng sắt, nền sản xuất đã phát triển mạnh ; thêm vào đđ việc buôn bán phát đạt trên vùng biển Êgiê đã khiến cho Hi Lạp cổ đại thịnh vượng lên. Của cải xã hội được tích luỹ, chế độ tư hữu ngày càng phát triển, người Hi Lạp thoát ra khỏi thời tiền sử và chuyển dần sang thời đại văn minh, bát tay vào xây dựng quốc gia. Nhà nước chiếm hữu nô lệ hỉnh thành. Chính trên cơ sở xã hội này sẽ nảy sinh và phát triển một nền văn học nghệ thuật vô cùng phong phú và rực rỡ. Nhà nước chiếm hữu nô lệ của Hi Lạp cổ đại phân chia thành 5 giai cấp theo hiến pháp của Têzê (Thésée)(2) : quý tộc ruộng đất, quý tộc công thương, nông dân tự do, thợ thủ công và nô lệ. Trong cơ chế xã hội ấy, tán g lớp quý tộc cd đậc quyễn đảm nhiệm những việc công cộng, v ì vậy, giai cấp này càng tận dụng hoàn cảnh để cướp bđc ruộng đất của những người nông dân tự do (bằng cách cho vay lãi) để biến người tự do thành (1) Phương Đông theo ngụ ý chì vùng Trung Cận Đông, Luỡng Hà, Ai Cập... (2 ) Tuơng truyền rằng Têzê là nhà vua cùa thành bang A ten và là nhà lập pháp đầu tiên của Hi Lạp cồ đại. 11 người nô lệ. Sự phân hoá xã hội giữa người giàu và người nghèo, giữa chủ nô và nô lệ, giữa thống trị và bị trị ở các thành bang đã dẫn đến những mâu thuẫn xã hội gay gắt, nguyên nhân bùng nổ những cuộc đấu tranh xã hội, đấu tranh giai cấp lớn, khiến Platông, người đại diện cho tư tưởng triết học của giai cấp chủ nô cũng phải thừa nhận : "Mỗi thành bang dù nhỏ bé đến đâu cũng đểu chia làm hai khu : một khu của những người nghèo khổ, một khu của những người giàu cđ ; chỗ nào cđ giàu và cđ nghèo thì chỗ ấy mãi mãi diễn ra cuộc đấu tranh tàn khốc giữa hai phe đối địch : phe của người nghèo và phe của người giàu’^1) Sự phản kháng của nô lệ đối với chủ nô đã bộc lộ tính khốc liệt của mâu thuẫn chính của xã hội chiếm hữu nô lệ Hi Lạp cổ đại. Trong xã hội ấy, nô lệ chiếm đa số đông đảo so với số lượng toàn dân. v í dụ ở thành bang Aten(2) nô lệ cđ tới 365000 người, so với chừng 90000 dân tự do. Họ là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội và cũng là cơ sở của sự tổn tại và vinh quang của Hi Lạp cổ đại. Tuy nhiên, họ hoàn toàn bị lệ thuộc vào chủ nô, kể cả mạng sống của mình. Thời đđ cđ chủ nô chiếm hữu hàng trảm, thậm chí hàng nghin nô lệ(3). v ì vậy, nô lệ không được coi là người, họ chỉ là "công cụ lao động biết nói", một thứ "tài sản biết cử động". Họ bị đem đi mua bán, đổi trao như một thứ hàng hoá ở các chợ ; cổ chợ tập trung hàng vạn nô lệ như ở Kaôx, Xamôx, Đôlôx, Êphezơ,... đặc biệt là hải cảng Pirê của Aten. Trong phần II chương IV của Chống Đuyrinh, Ăngghen viết : "Mặc dù nđi ra thl cđ vẻ mâu thuẫn và ngược đời, nhưng chúng ta cũng bát buộc phải nđi rằng sự xuất hiện của ch ế độ nô lệ trong hoàn cảnh thời bấy giờ là một tiến bộ lớn "vì chỉ cđ chế độ nô lệ mới có thể cổ sự phân công trên một quy mô khá rộng lớn giữa nông nghiệp và công nghiệp và do đđ mới cổ thể cđ thời kì hưng thịnh nhất của th ế giới cổ đại, tức là nền văn minh Hi Lạp". Bên cạnh những người nô lệ không được coi là công dân của thành bang, còn co tầng lớp người dân tự do nghèo khổ cũng thuộc vê thành phẩn giai cấp bị trị, nạn nhân của bọn thống trị giàu cổ. Do đổ mối xung đột giữa hai táng lớp xã hội đối lập này diễn ra liên miên. Cuộc đấu tranh tập trung quyết liệt ở vũ đài chính trị, nơi xuất hiện những chính khách tiến bộ, tài ba lỗi lạc như Xôlông, Pizixtrat, Clixten, Êphiantex, Pêriklex v.v... Đđ là những chiến sỉ quang vinh đấu tranh đến cùng cho nên dân chủ của thời đại, cho tự do của người công dân và sự phổn vinh của đất nước. Cuộc cải cách của Xôlông, cuộc đảo chính của P izixtrat, chính sách của Clixten, chủ trương của Êphiantex, và đường lối của (1) Chiêm T ế - L ịch sử thể giới cổ đại phương Tây, tập II, G iáo dục, Hà Nội, 1987, tr.74. (2) Hi Lạp cổ đại có nhiểu thành bang - A ten là thành bang lớn ỏ vùng trung Hi Lạp. (3) Trường hợp chù nô Nicias nổi tiếng giàu có, chiếm hữu hàng mấy nghìn nô lệ. 12 Pêriklext1) đã khiến cho nễn dân chủ Aten tỏa sáng kháp nơi và thế giới cổ đại Hi Lạp trở thành chuẩn mực của một xã hội phát triển cao nhất ở phương Tây thời bấy giờ. Sự phát triển của nhà nước chủ nô Aten m ang tính chất điển hình của chế độ nô lệ cổ đại Hi Lạp. Hình thức thành bang quốc gia này là một tổ chức lặp lại nhiểu nét vễ tư tưởng và tổ chức của chế độ thị tộc. Trên cơ sở của nhà nước này, đã hình thành và phát triển một nén văn nghệ vô cùng phong phú, đẹp đẽ, thể hiện lí tưởng thẩm mỉ của thời đại dân chủ chủ nô. Về mặt chính trị, quân sự, giai đoạn này đã ghi nhận những biến cố lịch sử quan trọng. Đổ là những cuộc nội chiến liên miên, cuộc chiến tranh vệ quốc khốc liệt chống quân xâm lược Ba Tư, sự suy yếu của chế độ nô lệ mở đường cho cuộc xâm chiếm của nhà nước Maxêđoan, m ột quốc gia mới hình thành ở phía bắc Hi Lạp. Chính thế lực xâm lược này đã mở rộng bờ cõi Hi Lạp sang tận các vùng Trung Cận Đông, Ai Cập với cuộc Đông chinh của nhà vua Maxêđoan là Alêcxăngđrơ đại đế (356 - 323 tr.CN), một thiên tài quân sự lỗi lạc. Thời kỉ đế quốc H i Lạp bắt đầu và đổ cũng là giai đoạn cuối cùng của ch ế độ nô lệ cổ đại. II - VĂN HOÁ HI LẠP CỔ ĐẠI Văn học nghệ thuật Hi Lạp cổ đại đã phát triển trong bối cành lịch sử đố và đã m ang dấu ấn của thời đại đã sản sinh ra nó. Xã hội Hi Lạp thời kì cổ đại với phong trào tự do dân chủ, với những cuộc đấu tranh (1) Cải cách nồi tiếng của Xôlông tôn là "seisachtheia" có nghĩa là "trút gánh nặng" thực hiện "xoá bỏ nộ nần, giải phóng người nô lệ, quy định mức tối đa mà mỗi cá nhân có thể chiếm hữu" v.v... Pizixtrat (P isistrate) nắm chính quyền, đại diện cho các đảng miền núi (đảng phái của nhũng ngưòi lao động nghco khổ) và đã thi hành nhũng chính sách chống lại bọn quý tộc, bào vệ quyển lợi cho dân nghèo và tầng lóp tiểu nông. Clixten (C listhène) theo Ăngghen, là ngưòi đã làm một "cuộc cách mạng lật đổ hẳn bọn quý tộc đổng thòi cũng lật đổ cả tàn tích cuổi cùng của tổ chức thị tộc nữa", là ngUÒi đã tăng số luợng Hội đổng nhân dân lên 500 đại biêu và thi hành đạo luật để chống lại những kẻ âm mưu làm độc tài vi phạm nền dân chủ. Êphiantex (E phialtès), người đã đuợc Arixtôt nhận định là "một nhà chính trị trung thành vói TỒ quốc và cuơng trực không ai có thẻ mua chuộc được", "ngưòi bạn của dân nghèo", đã thi hành những đ ạo luật cứng rắn đẻ bâo vệ nền dân chủ A ten và thực hiện quyển tự do, dân chủ cho nhân dân lao động nên đã bị bọn quý tộc phản động ám sát một cách hèn nhát. Pêriklex (P ériklès), ngôi sao sáng của nền dân chủ Hi Lạp cồ đại, đã được bầu làm tưóng q u ân của A ten trong 15 năm liên tục. Ông đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ phù hợp vói nguyện vọng của nhân dân, tạo điểu kiện cho những người dân nghèo tham gia bộ máy chính quyền. Chính ông cũng là chính khách có công lỏn trong việc xây dựng những công trình văn h o á vĩ đại của Hi Lạp cổ đại. 13 bảo vệ thể chế của một nền dân chủ, dù là trong khuôn khổ của ch ế độ nô lệ, với ý thức tự cường dân tộc kiên quyết chống xâm lãng bảo vệ nễn độc lập của đất nước v.v... đã là "mẫu mực” cho cả châu Âu nhìn vào và noi theo. Và chính trong hoàn cảnh xã hội ấy, trên cơ sở sức lao động vỉ đại của người nô lệ đã nảy sinh ra một nền nghệ thuật cổ giá trị lớn, m ột nền nghệ thuật chỉ cđ thể "nảy sinh trong những điều kiện của mối quan hệ xã hội chiếm hữu nô lệ, và cũng chỉ cổ thể nảy sinh ra trong điều kiện của những quan hệ xã hội ấy mà thôi, chứ vĩnh viễn không thể trở lại được nữa". (Mac. Lời nói dầu cuốn Phê p h á n c h ín h trị kinh tế học). Quả thật đó là thời đại mà con người sớm tự khẳng định mình, m ặt đối mặt với tự nhiên qua những thành tựu về kiến trúc, điêu khác tuyệt vời. Và đố cũng là thời đại mà con người sớm cố những suy tư về thế giới, vễ nguồn gốc vạn vật một cách sâu sắc thể hiện qua những thành tựu vê triết học. Không những thế, qua những phát kiến vễ thiên văn, địa lí, số học, toán học, y dược và sinh vật học v.v... người H i Lạp thòi kì này đã xây dựng được một nền khoa học rực rỡ xứng đáng là cơ sở vững chác cho sự phát triển của khoa học tự nhiên của thời cận đại về sau nàyt1). Bên cạnh đd, những thành tựu về mĩ học cũng đặt cơ sở cho những vấn đề lí luận cđ tính chất quan trọng và cơ bản khống chỉ đối với mĩ học mà còn đối với cả vần học và nghệ thuật nữa. v í dụ vấn đé tính đặc thù của nghệ thuật và tác động thẩm m ĩ của nđ, vai trò giáo dục của tác phẩm nghệ thuật, mối quan hệ giữa hình thức và nội dung(2)... Cùng với mỉ học, sự phát triển của vãn học Hi Lạp co đại cũng đạt đến đỉnh cao. N ễn vàn học này diễn biến trong vòng bảy, tám th ế kỉ, từ khi cđ những bút tích văn học đầu tiên đến khi Hi Lạp và M axêđoan trở thành chư hầu của đế quốc La Mã (thế kỉ I tr.CN). Trên cơ sở những sự kiện lịch sử lớn, các học giả thường chia lịch sử văn học Hi Lạp ra 3 thời kỉ lớn : 1. Thời kì tối cổ : bắt đẩu từ khi cđ những bút tích văn học đầu tiên đến thế kỉ V tr.CN. 2. Thời kỉ cổ điển (hoặc Attich) từ chiến tranh Ba Tư - H i Lạp đến th ế kỉ III tr.CN. (1) Talex (Thales) được coi là nguòi đặt nền móng cho khoa thiên văn học. Ê catô (H écataus), là ngưòi vẽ bản đồ thế giói đầu tiên. Acsim et (A rchim ède) nhà toán học và là nhà vật lí học lỗi lạc, ngưòi đã phát minh ra định luật về vật nồi và nguyên lí vể đòn bẩy. Ngoài ra còn có những thành tựu vể toán học của ơ c lít (Euclide), về số học cùa Pitago (Pythagore). v ể y duộc và sinh vật học, H ippôcrat (H ippocrate) được coi là "ông tồ", là ngưòi đầu tiê n phát hiện ra sự tuần hoàn của máu trong cơ thẻ và nhịp đập của mạch máu thẻ hiện tình trạn g sức khỏe. (2) Ngoài những ngưòi thuộc trưòng phái Pitago còn có H êraclit (H éraclite), D êm ôcrit (D ém ocrite), X ô cratơ (S ocrate), Platông (P latôn), A rixtôt (A risto te ) V .V .. là các phà mĩ học nồi tiếng. H ọ bàn bạc về cái đẹp, vể tính đặc thù của nghệ thuật, về tác dụng cùa nó đối với con nguòi... 14 3. Thời kì chủ nghĩa Hêlen (hoặc Alêcxăngđrơ) từ thế kỉ III đến thế kỉ I tr.CN. Trước khi cổ văn học viết, trên đất nước "con cháu các vị thấn" này đă tổn tại m ột kho tàng thần thoại hết sức phong phú, vào loại bậc nhất thế giới. Chính từ những chất liệu thần thoại đẹp đẽ, giàu giá trị nhân văn, ý nghĩa triết lí nậy, các ca sĩ dân gian Hi Lạp đã xây dựng nên những bài ca bất tử về các vị thẩn, vé các anh hùng thành bang... Những bài ca ấy là cơ sở để H om e sáng tác hai thiên anh hùng ca nổi tiếng Iliat và Ồđixê, những thiên anh hùng ca được xếp vào loại bậc nhất th ế giới. Sau H ôm e còn có nhiễu nhà thơ sáng tác các trường ca vé truyẽn thuyết thành Tơroa và Tebơ v.v..., nhưng các thi phẩm này không có giá trị mấy. Ngoài ra, trong thi ca thời kì này còn cđ thể tự sự và giáo huấn ca của H êziôt (Hésiode), nhà thơ của nửa sau th ế kỉ thứ VIII tr.CN. Sau Hôme, H êziôt là nhà thơ của Hi Lạp cổ đại. Điễu nổi bật ở ông là đã dùng thơ ca ca ngợi lao động của con người, ô n g đễ cập đến những công việc đổng áng bình dị, nhọc nhằn nhưng từ đđ nêu rõ ý nghĩa cao quý của nổ trong việc duy trì cuộc sống của con người. Tác phẩm Công việc và tháng ngày là tập giáo huấn ca giáo dục con người tình yêu lao động, tinh thần tôn trọng công lí, cũng như truyển đạt những kinh nghiệm làm ruộng, chăn nuôi, đi biển... Thời kì này, thơ trữ tình cũng phát triển với những tên tuổi lừng lẫy của Tiêctê, Minnecmơ, Ximônitơ, Panhđa, Xaphô v.v... Mỗi người một vẻ, những nhà thơ trữ tình đầu tiên này của thế giới cổ đại đã cđ những sáng tác bất hủ về tình yêu. Tiêctê là nhà thơ của thế kỉ thứ VII tr.CN, sống ở Xpactơ. Thơ ông thúc giục, âm vang như hồi còi chiến trận, tràn đẩy nhiệt tỉnh và quyết tâm chiến đấu để bào vệ Tổ quốc thân yêu : "Dũng cảm chiến đấu cho tổ quốc mình và ngã xuống ở hàng đấu chiến trận, đổ là m ột cái chết đẹp đẽ. Hãy toàn tâm chiến đấu cho đất nước này, Hãy hi sinh cho con cháu chúng ta, đừng tiếc đời ta. Nào, các chàng trai, hãy sát cánh kể vai mà chiến đấiTÍ1). Panhđa (Pindare, 522 - 440 tr.CN) là người thành bang Tebơ, 20 tuổi đã nổi tiến g về thơ ca. Sáng tác của ông còn tới ngày nay gồm 4 tập những bài đoản ca, ca ngợi các dũng sỉ chiến thắng trong các kì đại hội điển kinh toàn Hi Lạp tại các đấu trường ôlem pơ, Đenphơ, Ixmơ, Mêmê. Ông là nhà thơ cố tâm hổn cao thượng. Thơ ông là tiếng nđi của tình cảm cao quý, của niềm tự hào và ý chí thống nhất đất nước. (1) Theo R o b ert F lacelière : Histoire lỉttéraire de la Grèce, Fayard, Paris, 1962, tr.108. 15 Xaphô (Sapho) : Bà tên thật là Poappho - theo ngữ âm Êôliêng, là nữ thi sỉ duy nhất và cũng lừng danh nhất. Sinh ra và lớn lên ở đảo Lexbôx vào khoảng cuối th ế ki thứ VII tr.CN, bà sáng tác những vần thơ đắm say nồng nhiệt và được người đương thời ngưỡng mộ. Người ta suy tôn bà như một trường hợp đặc biệt, một "hiện tượng kì diệu" của thơ ca và gọi bà là "nữ thi thẩn số mười". Tình yêu là đề tài chính yếu của thơ Xaphô và khát vọng yêu đương nóng bỏng trên từng vần, từng chữ của thơ bà. Bà mời gọi khẩn thiết thẩn Vênuyx (còn gọi là Aphrôđite). Thơ bà thể hiện những xúc cảm tinh tế của tình yêu nống bỏng một cách giản dị, nhưng thấm thìa. Các học giả thường viện dẫn một bài thơ tình của bà mà theo họ thì đương thời người ta thuộc lòng và được xếp vào loại sáng tác hay nhất như một số khúc ca của trường ca Home hay những trang thơ cao đẹp của bi kịch Xôphôclơ : "Với tôi chàng sảnh tựa thần linh Người ngòi bên em đáy, Người tận hưởng giọng nói em êm ái ! Và những niềm vui. Tiếng cười ai làm tan nát tim tôi, Và khiến môi tôi run rầy Vừa thoạt tháy m ặt em, Tôi tàt nghẹn lời. Lưỡi tôi khô trong miệng Một ngọn lùa ảm thầm d ố t dưới làn da. Tai đâu còn nghe gì dược nữa, Và m át tôi giờ dã mũ loà Mình ưót đảm mô hôi Tôi run lên lẩy bầy Và xanh hơn màu cỏ lảy Tôi nghỉ ràng tôi sẽ từ giã cõi đ ờ i" Cũng giống như Xaphô, Anacrêông, Acsilôc, Minnecmơ v.v... đểu khao khát sống, ca ngợi tình yêu hạnh phúc. Cd thể nói đđ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt những trang thơ trữ tình của Hi Lạp cổ đại. Chỉ tiếc rằng số tác phẩm còn lưu lại không đáng kể. Bi kịch là sự kết hợp của anh hùng ca và thơ trữ tình. Bát nguồn từ lễ tế thần Điônizôx, bi kịch Hi Lạp đã ra đời trong một môi trường vàn hoá và nghệ thuật rực rỡ. Đổ là niểm tự hào về con người với trí sáng tạo vĩ đại, với niềm tin ở khả năng to lớn của mình. Texpix (Thespis), theo Nghệ thuật thi ca của Horaxơ (Horace), là nhà viết kịch đầu tiên, đã đưa ban đổng ca đi trình diễn lưu động từ khu phố này sang khu phố khác dưới thời chấp chính của Pizixtrat khoảng 360 tr.CN. Sau Texpix cđ Phrinicôx (Phrynikos) cũng sáng tác bi kịch. Vở Milê thát thủ ghi lại sự kiện lịch sử cổ thật về sự đàn áp tàn khốc 16 của quân xâm lược Ba Tư đối với Milê của Hi Lạp. Nghe nói tác giả còn bị chính quyển phạt vạ vì tác phẩm đã gây xúc động mạnh mẽ trong quẩn chúng. Phrinicôx còn có vở bi kịch Những người phụ nữ Phênixi cũng lấy đề tài về cuộc chiến tranh Hi - Ba, những vở kịch này khồng còn lưu lại. Nhưng nổi tiếng hơn cà và lưu danh muôn đời là Esilơ, Xồphôclơ, Oripit. Bên cạnh bi kịch, hài kịch cổ đại Hi Lạp củng rất phát triển. "Hài kịch khỏi nguồn từ chính thể dân chủ" (Aritxtôt). Nđ cũng bắt nguổn từ lễ tế thẩn Điônizôx và chịu ảnh hưởng của hé kịch Pêlôpônezơ, của thơ châm biếm. Hài kịch cổ đại Hi Lạp mỏ màn với tên tuổi của Êpicacmơ (450 tr. CN), phát triển với Manhex (Magnès), Crôtinôx (Crotinos), Cratex (Cratès) và đạt đến đỉnh cao với thiên tài Arixtôphan (Aristophane). Từ buổi ban đầu với gần 20 vở của Epicacmơ (ngày nay chỉ còn lại đôi đoạn), hài kịch đã thể hiện tỉnh yêu cuộc sống, tinh thẩn lạc quan và nhất là đã m ang tính chiến đấu mạnh mẽ. Crôtinôx cũng đã dùng vũ khí cái cười để đả kích thđi hư tật xấu của thời đạị. Ông không ngẩn ngại khi cẩn phải tấn công những người quyền thế, ngay chính Pêriklex cũng bị ông cười nhạo, ô n g là người mở đường cho thiên tài Arixtôphan, "người cha của hài kịch". Arixtôphan sáng tác hài kịch từ khi 18 tuổi. Tác phẩm của ông đề cập đến mọi vấn đễ của thời đại : chiến tranh, công lí, giàu nghèo, tôn giáo, phụ nữ... Đó thật sự là tiếng nói đấu tranh của con người thời đại. Ngày nay chỉ còn lưu lại 11 vở trên 44 vở mà ông đã sáng tác. Với Arixtôphan, sân khấu đã thực sự là diễn đàn đế nhân dân phê phán những nhà cầm quyền, và cũng là nơi để họ nòi lên những quan điểm vé chính trị, xã hội, văn học. Mặc dù còn cổ sự hạn ch ế về mật tư tưởng chính trị, nhưng hài kịch của Arixtôphan, đã nêu lên nhừng mặt tiêu cực của thời đại khi mà chế độ dân chủ chủ nô ở Hi Lạp nối chung và Aten nđi riêng nuôi tham vọng làm bá chủ Hi Lạp. Thời kì này, một thể loại khác cũng ra đời và đã đưa nền văn xuôi Hi Lạp phát triển lên một mức độ cao : Văn hùng biện. Hùng biện là truyền thống của người cổ Hi Lạp. Điều đổ thể hiện trong sinh hoạt xã hội và được phản ánh trong văn học. Các chính trị gia phải là những nhà hùng biện để ăn nối trước công chúng, thuyết phục họ theo những quan điểm của mình. Các nhân vật anh hùng trong văn học, đặc biệt là trong anh hùng ca của Home không những chỉ có tài năng chinh chiến mà còn cđ tài hùng biện (Nesto, Uylixơ, Hecto, Asin...). Trong số những nhà hùng biện được coi là mẫu mực của thời đại thì tên tuổi của Đêm ôxten (D ém osthène) sáng chói. Sáng tác của ông còn lại ngày nay chỉ cổ 60 bài son g đố là những áng văn tuyệt vời của một người thực sự hành động, m ột người thẩy m ang nhiệt huyết sục sôi. Tác phẩm của ông tràn đầy n h iệt tình yêu nước, yêu tự do. Dệmốxten lả người chiến sĩ kiên quyết đấu tranh đến cùng cho nền độc lậ ) dãìẠlttôíồC QJũ0fe®ủí)HÀÍỔỘinư! JC. Không TRUNG TAM THONG TIN THƯ VIỀN chỉ bằng tài hùng biện mà còn bằng ngọn bút tài hoa, ông đã kêu gọi nhân dân chống lại thế lực ngoại xâm (lúc ấy là nhà nước Maxêđoan), bảo vệ đất nước. Vì vậy ông phải chịu lưu đày nhiểu phen và cuối cùng đã uống thuốc độc tự vẫn chứ không chịu sa vào tay quân thù. "Lời lẽ ra sao thì bút tích như vậy", Đêm ôxten chính là biểu hiện của sự kết hợp hài hoà giữa con người hoạt động xã hội và nhà văn. Về lĩnh vực ngụ ngôn, các nhà học giả thường để cập đến trường hợp Êzôp mà người ta cho là tác giả của 350 truyện đặc sác. Đđ là một tên tuổi vang lừng đến mức tại Aten người ta đã cho dựng một pho tượng của ông. Tương truyền rằng Êzôp xuất thân là một người nô lệ, hình dạng xấu xí, quê ở vùng Tiểu Á thuộc Hi Lạp, sống khoảng thế kỉ VI tr.CN. Nhờ tài sáng tác truyện ngụ ngôn mà ông được người chủ giải phđng (tương truyền đổ là triết gia Xam iêng Latmông). Và cũng chính tài năng này đã đưa ông lên đài danh vọng và cuối cùng cũng chính tài năng ấy đã đưa ông đến cái chết bi thảm. Ông sáng tác ngụ ngôn chế giễu bọn "buôn thần bán thánh" ở Đenphơ và bị chúng tìm cách buộc tội chết. Cho nên truyện ngụ ngôn của Êzôp là tiếng noi đấu tranh của những người chịu sổ phận bất hạnh, những người bị trị, những người nô lệ (qua thân phận của những con vật yếu đuối như dê con, lừa, chim sẻ...), và cũng là lời phê phán không thương xđt đối với bọn thống trị bất lương (qua hình tượng những thú dữ như sư tử, gấu, sổi, cáo...). Tuy nhiên đó còn là lời khuyên bảo chí tình đối với đống loại, với con người (Con cảo và giàn nho, Chuột và sư tủy Con ve và cái kiến...) truyện ngụ ngôn Êzôp vì vậy m ang một giá trị nhân văn cao cả. Êzôp xứng đáng là "ông tổ của ngụ ngôn", là người gợi nguồn cảm hứng cho La Fôngten thế kỉ XVII của Pháp viết nên những bài thơ ngụ ngôn bất tử. Môn sử học cũng đã trờ thành một môn khoa học thực sự với tên tuổi của Hêrôđôt (Hérodote, 485 - 425 tr.CN), được mệnh danh là "người cha của nén lịch sử”. Sinh trưởng ở vùng Tiểu Ấ Hi Lạp, trong một gia đình giàu cd, đi nhiều (Ai Cập, Xiren, Xyri, Babilon, Consit, Onbia, Pêôri, Maxêđoan...), ông am hiểu cả phương Đông và phương Tây. Sau này ông đã trú ngụ ở Aten và trỉnh bày tác phẩm của mình. Để tài chủ yếu của tác phẩm Lịch sử của ông là cuộc chiến tranh Ba Tư. ô n g được coi như là người đã ghi lại những biến động lịch sử từ th ế kỉ thứ XIV tr.CN đến chiến tranh Ba Tư. Sinh sau Hêrôđôt 20 năm, Tuyxiđiđơ (Thucydide, 462 - 395 tr.CN), người Aten, sẽ ghi lại những sự kiện lịch sử của Hi Lạp cổ đại xảy ra trong thời gian chiến tranh Pêlôpônezơ(1). Xuất thân từ một gia đỉnh (1) Cuộc nội chiến giữa hai phe, một phe d o thành bang A ten đứng đầu và một phe do thành bang X pactơ đứng đầu. Cuộc chiến tránh Pôlôpônezơ kéo dài từ 432 đến 404 tr.CN . 18 giàu có, được học hành chu đáo và giao du với toàn những người danh tiếng, Tuyxiđiđơ là sử gia cổ tài trình bày những sự kiện lịch sử một cách hợp lí và thậm chí còn đi sâu thể hiện diễn biến tâm lí của những nhân vật lịch sử. Vì vậy tác phẩm của ông cố tác dụng dẫn dắt người đọc rút ra bài học lịch sử, chính trị. Ong là sử gia đẩu tiên đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng thực sự của những sự kiện kinh tế xã hội và tác phẩm của ông vừa là tác phẩm khoa học vừa là tác phẩm nghệ thuật. Xênôphông (Xénophon, 426 - 355 tr.CN) cũng giống như nhà viết kịch Xôphôclơ, là mẫu người của thời đại, giàu có và được hưởng một nển giáo dục hoàn chỉnh. Ông thông minh, tài hoa, cđ năng lực để thành công trong mọi linh vực hoạt động. Xênôphông đi vào nhiều loại hình, riêng về sử thỉ có các tác phẩm Anabazơ, Agiêxila và Helêpicơ. Qua tác phẩm của ông, thực tế thời đại và con người được tái hiện sinh động, rõ ràng. Các nhà nghiên cứu cho rằng nhờ đổ mà người ta hiểu thêm các nhân vật lịch sử lớn như Xôcrat với những nét tính cách cụ thể. Không những thế, ông còn được đánh giá là người mở đầu cho loại tiểu thuyết lịch sử với tác phẩm Xirôpêđi. Hi Lạp cổ đại còn là m iếng đất màu mỡ đối với sự phát triển cùa triết học. Từ thế kỉ thứ VI tr.CN đã cố những triết gia tên tuổi - và ngay từ buổi ban đầu này, họ sớm cổ những suy tư về nguồn gốc của thế giới và vạn vật. Và cũng chính từ xuất phát điểm ấy mà cuộc đấu tranh giữa hai trường phái duy tâm và duy vật đã nảy sinh ngay từ lúc sơ khai của triết học. Talex đơ Milê (Thalès de Milet), một trong bảy người hiền của toàn Hi Lạp, người đồng thời với Xôlông, vừa là bác học vừa là triết gia. Là nhà bác học, ông cổ nhiều sáng tạo phát minh nổi tiếng mà ngày nay vẫn còn cđ giá trị. Là triết gia, ông đã nổi lên tiếng nđi của trí tuệ con người, đả phá đáu óc mê tín cho "thần là kẻ sáng tạo ra vạn vật". Ông cho rằng "thế giới là do vật chất tạo thành" "vật chất là cố m ãi”... Với Hêraclit, tư tưởng biện chứng đã được khẳng định với những câu nói nổi tiến g : "Người ta không bao giờ cổ thể tắm hai lần trong một dòng sông" mọi sự vật đều chuyển động, mọi sự vật đểu biến đổi...". Rổi Empêđôclơ (Empédocle) với thuyết nguyên tố và sự phát triển luận thuyết này của Đêm ôcrit (Démocrite) để đi đến nhận định chuẩn xác : "Mọi hiện tượng trong vũ trụ đều là cái kết quả sức hấp dẫn của các nguyên tố tác động lẫn nhau mà sinh ra, và mọi biến động trong thế giới vật chất đéu là những hiện tượng tự nhiên, và hợp với quy luật". Prôtagôrax (Protagoras) đã đưa triết học tiến lên một bước với việc chuyển biến mục đích nghiên cứu của triết học, không tìm cách giải thích vũ trụ nữa mà đi vào nghiên cứu đời sống xã hội, chính trị, con người. "Bản thân con người là cái thước để đo lường tất cà mọi sự vật". Xôcrat (Socrate) được mệnh danh là "con người nguy hiểm", bị buộc tội là vô thẩn và xúi giục th ế hệ trẻ coi thường pháp luật nhà nước, cuối 19 cùng đã phải uống thuốc độc chết trong nhà tù (339 tr.CN). Ông nổi tiếng với những câu nổi : "Tôi biết rằng tôi không biết gì hết", "Anh hãy tự biết lấy anh"... Thái độ hoài nghi của ông đối với mọi vấn đề, m ọi sự vật trong cuộc sống là cả một sự khẳng định vai trò của trí tuệ con người. Platông (Platon), người phát triển triết học duy tâm ở mức cao nhất và Arixtôt (Aristote), học trò ông, là nhà học giả lỗi lạc đã thâu tóm và tổng kết toàn bộ nển triết học và khoa học Hi Lạp thời bấy giờ. Mặc dù là "kẻ đi lầm đường", bản thân Arixtôt vẫn là một "bộ bách khoa toàn thư” sống. Sau Arixtôt là Epicuya (Epicure) với thuyết nguyên tử lượng ; ông là người chống lại mọi quan điểm tôn giáo và mọi thứ mê tín. Mac và Ăngghen coi Epicuya là "người duy nhất trong thời cổ đại muốn đem lại ánh sáng cho trí tuệ con người...". Đđ là những triết gia tiêu biểu của triết học Hi Lạp cổ đại đã đưa nền triết học của nhân loại phát triển lên một mức khá cao. Cuộc đấu tranh giữa hai phái duy tâm và duy vật phản ánh cuộc đấu tranh của những lực lượng tiến bộ và lạc hậu của thời đại. Sau cuộc đông chinh của Alêcxãngđrơ đại đế, đất nước Hi Lạp mở rộng về phía đông bao gồm của vùng Tiểu Á Phênixi, Palextin, san g tận Ai Cập. Thủ đô mới Alêcxăngđri với ngọn hải đảng là một kì quan của th ế giới, nằm bên bờ Địa Trung Hải đã thể hiện uy quyền của nhà vua trẻ tuổi anh hùng. Trung tâm văn hoá của Hi Lạp đã vì vậy mà chuyển dẩn từ Aten vể thủ đô mới. Văn học Hi Lạp từ đây cũng phát triển theo xu hướng bác học. Nhiều công trỉnh đổ sộ xuất hiện như Lịch sử từng thư của Điôđo đơ Xixin gồm 40 tập, hoặc những bản dịch Cựu thảnh thư của nhổm 72 nhà bác học. Trong thời kì này chỉ duy cđ nhà thơ Têôcrit là đi vào loại mục ca để sáng tác nên những bài thơ vể đổng quê Acadi nên thơ, bỉnh dị. Đo là những kiệt tác của nhà thơ cuối cùng của cổ đại Hi Lạp. Đ ế quốc Hi Lạp sụp đổ cùng với cái chết bất ngờ của Alêcxăngđrơ đại đế (323 tr.CN). Đ ế quốc La Mã bên kia bờ Địa Trung Hải nổi lên làm lu mờ "thiên tài Hi Lạp”. Hi Lạp trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã sau thế kỉ I tr.CN. Thể văn trào phúng được vận dụng khá phổ biến qua những tác phẩm của Babriuyx (người soạn lại truyện ngụ ngôn của Êzôp), Luyxiêng, Pluytac... Đ ế quốc La Mã sụp đổ (th ế kỉ IV), m ột nước Hi Lạp Thiên Chúa giáo của thời kì B izăngtanh đã thay th ế cho một Hi Lạp cổ đại có nền văn hoá tràn đầy tinh thẩn nhân vãn. Và do đố, nền văn học của nó cũng rơi vào sự thấp kém vé nghệ thuật, chỉ có tác dụng "giúp cho chúng ta nhiễu tài liệu để tìm hiểu m ột xã hội ít ai biết đến” (Raoul Veze). Thiên tài Hi Lạp "rõ ràng chỉ cổ th ể là sản phẩm của m ột ch ế độ xã hội nhất định, của một thời kì lịch sử nhất định. Trong Phê p h ả n chính trị kinh t é học, Cac Mac nhận định : "Nghệ thuật và thơ ca của người Hi Lạp đến ngày nay vẫn còn giữ được giá trị làm mẫu mực của nđ, chưa ai vượt qua nổi". 20 C H Ư Ơ N G HAI THẦN THOẠI HI LẠP Thẩn thoại Hi Lạp phong phú, đẹp đẽ và được các học giả xếp vào hàng những thẩn thoại hay nhất th ế giới. Nhân dân Hi Lạp, trước khi cò chữ viết, đã sáng tác ra những câu chuyện kì diệu này để gửi gám vào đó nhận thức vể thế giới, kinh nghiệm sống, ước mơ khát vọng của mỉnh trong hoàn cảnh xã hội cộng đổng thị tộc. Đđ là thời kì lịch sử mà việc chinh phục các lực lượng tự phát của tự nhiên đã kéo dài một cách vô cùng chậm chạp vỉ công cụ sàn xuất rất thô sơ. Qua nh ữ ng câu chuyện thẩn thoại của m ình, người Hi Lạp đã tự lấy m ình làm thước đo vũ trụ. Do đổ, cũng giốn g như th ần thoại các nước nđi chun g, thần thoại Hi Lạp, như lời Mac n ổi, "dùng tưởng tư ợng và m ượn tưởng tượng để giải thích tự nh iên và chinh phục tự nhiên". Cho nên "bản ch ất của th ấn thoại Hi Lạp là tự nh iên và chính là các hình thái xã hội được trí tưởng tượng của nhân dân xây dựng nên m ột cách cổ hệ thống, cđ ngh ệ th u ật nhưng không tự giác..." (Mac). Ý thức hệ tron g thần thoại là ý thức hệ thần linh chủ nghĩa. N hững sinh vật, những hiện tượng tự nhiên và cả những vật th ể vô tri vô giác mà con người không hiểu nổi đểu được gán cho m ột sức sống, một sứ c mạnh th ẩn bí nào đđ. Tuy nhiên, điều cần chú ý đặc biệt là trong th ấ n thoại H i Lạp, thế giới quan thẩn linh chủ nghĩa ấy đượm màu sá c hiện thực và duy vật (tuy còn dừng ở mức thô sơ). Không những thế, vì xã hội Hi Lạp phát triển sớm, cổ nền văn m inh rực rỡ nên thẩn thoại Hi Lạp còn th ể hiện một trình độ tư duy cao, cả về nội dung nhân văn, ý nghĩa triết lí cũng như về hình thức kết cấu, nghệ thuật biểu hiện. 21 I - CÁC LOẠI THẰN THOẠI HI LẠP Thần thoại Hi Lạp cổ thể chia ra làm 3 loại : - Thẩn thoại vể các gia hệ thẩn - Thần thoại về các thành bang - Thần thoại vể các anh hùng. Sự sắp xếp thứ tự như trên cố lí do của nđ. Thần thoại vé các gia hệ thần với nội dung hiện thực mà nd phản ánh phải ra đời trên cơ sở của xã hội cộng đồng thị tộc trong thời kì ban sơ, khi mà tổ chức đô thị, thành bang chưa được thực hiện. Và cũng chỉ khi những tổ chức này tồn tại, việc giải thích nguồn gốc của nđ, việc giáo dục lòng yêu quê hương thành bang và xác định nhiệm vụ của người công dân đối với thành bang đất nước mới là nhu cấu để xuất hiện loại thần thoại vễ các anh hùng. Các loại thần thoại này cùng cđ chung một số điểm cơ bản như đêu thấm nhuấn thế giới quan thần linh chủ nghĩa, đều thông qua th ế giới quan này mà phản ánh hiện thực cuộc sống, tư tưởng và tình cảm của người Hi Lạp cổ đại. Nhưng mỗi loại cđ những đặc điểm riêng, được sáng tác với những mục đích riêng và cố tác dụng khác nhau đối với con người và cuộc sống. Thẩn thoại về các gia hệ thẩn bao gồm sự tích về các gia đình và thế hệ thẩn linh được sáng tác nhằm mục đích giải thích th ế giới khách quan. Thẩn thoại vể các thành bang là một bước phát triển ở mức độ cao hơn của tư duy người Hi Lạp cổ đại trên cơ sở sự phát triển của cuộc sống xã hội. Đđ là sự ra đời của các tổ chức thành bang. Cơ cấu tổ chức xã hội này khác với đời sống của xã hội thị tộc nên cổ sự thay đổi trong cách nhìn, cách nghỉ, vỉ vậy có yêu cầu mới đối với hình thái văn nghệ thần thoại. Thần thoại về các thành bang ra đời xuất phát từ yêu cầu dựng nước và giữ nước cho nên m ang một nội dung mới : sự tích các thành bang. Nđ giải thích nguổn gốc, phản ánh phong tục tập quán của các thành bang, đổng thời ca ngợi những người anh hùng ưu tú đã toàn tâm toàn ý phục vụ lợi ích của thành bang. Qua đố người ta dễ dàng nhận thấy đối tượng phục vụ và đối tượng giáo dục của nđ là người công dân đô thị. Họ cần am hiểu và tự hào về cội nguồn của xứ sở quê hương mình và cẩn phải ý thức được trách nhiệm thiêng liêng là phục vụ thành bang quê hương. Thần thoại về các anh hùng lại m ang một sác thái khác. No có mối quan hệ khá chặt chẽ với hai loại trên. Các vị thần thường bảo trợ các anh hùng ; hoặc cđ khi người anh hùng vì một lí do nào đó cũng bị thần 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan