Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Văn học nga trong nhà trường

.PDF
250
61
134

Mô tả:

H À TH Ị H O À (B iê n so ạ n và tu y ể n c h ọ n ) VĂN HỌC NGA TRONG NHÀ TRƯỜNG ( T á i b ả n lầ n th ứ n h ấ t) NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC Công ty cổ phần sách Đại học • Dạy nghề - Nhà xuất bản Giáo dục giữ quyển công bố tác phẩm. '' * ! ' : Mọi tổ chức, cá nhân muốn sử dụng tác phẩm dưới mọi hình thức phải được sự ơổng ý của chủ sở hữu quyền tác giả. 04 - 2009/CXB/640 - 2 1 17/GD Mã số : 8V694y9 - DAI LỜI NÓI ĐẦU D o n h u c ầ u c ủ a v iệ c d ạ y v à h ọ c c ũ n g n h ư v iệ c tim h iể u v ề đ ấ t n ư ớ c v à c o n n g ư ờ i N g a , c h ú n g tôi đ ã v iế t v à t ậ p h ợ p n h ữ n g b à i n g h i ê n c ứ u có liên q u a n đ ế n c h ư ơ n g tr ì n h v ă n h ọ c N g a tr o n g n h à t r ư ờ n g t h à n h c u ố n sá c h V ăn h ọ c N g a tr o n g n h à t r ư ờ n g v ớ i h y v ọ n g n ó sẽ t h à n h tà i liệu t h a m k h ả o có ích c h o s i n h v i ê n k h o a N g ữ v ă n t r o n g các t r ư ờ n g đ ạ i h ọ c , c a o đ ẳ n g c ũ n g n h ư g iá o v i ê n g i ả n g d ạ y v ă n h ọ c v à h ọ c s in h các t r ư ờ n g p h ổ th ô n g . Sách g ồ m 3 phần: P h ầ n t h ứ n h ấ t: Bao g ồ m n h ữ n g bài giớ i th iệ u v ề c u ộ c đ ờ i v à s ự n g h i ệ p sáng tác của m ột số nhà văn như: A. Puskin, L. Tônxtôi, A. Sêkhôp, X. Ê x ê n i n , M . G o r k i , M. S ô l ô k h ô p . T r o n g p h ầ n n à y c h ú n g tô i c ó t h a m k h ả o m ộ t s ố ý k iế n c ủ a n h ữ n g n h à n g h i ê n c ứ u v ă n h ọ c N g a n h ư P h ạ m V ĩn h C ư , N g u y ễ n H ả i H à , H u y Liên. P hần t h ứ hai: T ậ p h ợ p m ộ t s ố bài p h â n tích, bìn h g iả n g tác p h ẩ m tiêu biểu c ủ a các n h à thơ, n h à v ă n N g a n ê u trên. P h ầ n n à y có s ự đ ó n g g ó p của m ộ t số g iả n g viên, học v iê n cao học, sin h viên k h o a N g ừ ván, T r ư ờ n g Đại học S ư ph ạ m . P h â n t h ứ ba: T ạ p h ợ p m ộ t s ố b à i t h ơ , t r í c h đ o ạ n t r o n g c h ư ơ n g t r ì n h v ă n h ọ c N g a . N h ữ n g b à i t h ơ v à t r í c h đ o ạ n m à c h ú n g tô i k h a i th á c là n h ữ n g b ả n d ị c h c ủ a c ác d ị c h g iả n h ư T h u ý T o à n , P h a n H ồ n g G ia n g , Nguyễn Thuỵ ứng, Cao Xuân Hạo. C h ú n g tô i x in c h â n t h à n h c ả m ơ n các n h à n g h i ê n c ứ u v ă n h ọ c N g a v ả các d ịc h g iả đ ã c h o p h é p c h ú n g tôi đ ư ợ c s ử d ụ n g các b à i v iế t c ủ a m ì n h đ ể h o à n t h à n h c u ố n sá c h n à y . M ặc d ù đ ã c ố g ắ n g s o n g s á c h c ũ n g k h ô n g t h ể t r á n h đ ư ợ c sai sót. C h ú n g tôi m o n g b ạ n đ ọ c đ ó n g g ó p ý k iế n đ ể lầ n x u ấ t b ả n s a u sá c h đ ư ợ c h o à n t h iệ n h ơ n . M ọ i ý k iế n đ ó n g g ó p x in g ử i v ề Ban Biên tập sách Đại học - C a o đ ă n g ., C ô n g t ỵ c ổ p h ầ n s á c h Đ ạ i h ọ c - D ạ y n g h ê l N h à x u â í b ả n G iáo đục, 25 Hàn Thuyên Hà Nội, Điện thoại (04)8264974. X in c h â n t h à n h c ả m ơn. r-w-1 f • 9 Tác giá 3 . MỤC LỤC T rang Lời nói đầu 3 PHẨN THỨ NHẤT Cuộc đòi và sự nghiệp của một số nhà văn A.x. Puskin 7 L. Tônxtôi A.p. Sêkhôp 31 44 A.M. Gorki 58 X.A. Êxênin 81 M.A. Sôlôkhôp 103 PHẨN THỨ HAI Phân tích và bình giảng tác phẩm Về bài thơ Gửi của A .x . Puskin 115 Con đường mùa đông của A.x. Puskin 119 Tôi yêu em của A .x. Puskin 123 Ông lao đánh cá và con cá vàng của A.x. Puskin 127 Con đầm pích của A .x . Puskin 130 Anđrây dưới bầu trời Auxteclich của L. Tônxtôi 134 Những “Nút thắt tâm lý” trong tính cách Natasa Rôxtơva (Trích “Chiến tranh và hoà bình” của L. Tônxtôi) 139 “Một câu đùa” của A.p. Sêkhôp 145 Anh béo và anh gầy của A.p. Sêkhôp 150 Người trong bao - một truyện ngắn đặc sắc của A.p. Sêkhôp 154 Một con người ra đời của A.M. Gorki 161 5 Những đứa trẻ (Trích “Thời thơ ấu” của M. Gorki) 166 X.A. Êxênin - Thi sĩ của bạch dương Nga 173 Thư gửi mẹ của X. Êxênin 177 Những tâm hồn Kôdăc của M.A. Sôlôkhôp 182 Số phận con người của M.A. Sôlôkhôp 190 Lòng yêu nước của I. Êrenbua 197 PHẨN THỨ BA Văn bản tác phẩm (Một sô bài thơ và trích đoạn) 6 Gửi của A.x. Puskin 201 Con đường mùa đông A.x. P u s k in 202 Tôi yêu em A.x. Puskin 203 Truyện cổ tích vể ngư ông và con cá nhỏ A.x. Puskin 204 Con đầm pích A.x. Puskin 212 Chiến tranh và hoà bình của L. Tônxtôi (Trích đoạn 1) 222 Chiến tranh và hoà bình của L. Tônxtôi (Trích đoạn 2) 228 Cái chết của một viên chức của A.p. Sêkhôp 238 Anh béo và anh gầy cứa A.p. Sêkhôp 241 Thư gửi mẹ của X.A. Êxênin 243 Mái tóc xanh của X.A. Êxênin 244 Trên nước hồ của X.A. Êxênin 246 Gửi A. Mariengof cua X.A. Êxênin 247 P h ầ n thứ nliâắ CUỘC ĐÒI VÀ Sự NGHIỆP CỦA MỘT s ố NHÀ VÁN ■ m ■ m A.X. PUSKIN (1799 - 1837) Alêchxanđrơ Xecgâyevich Puskin là nhà thơ lỗi lạc của nhân dân Nga và nhân dân thế giới. Ông là người hoàn thiện ngôn ngữ văn học dân tộc Nga, người mở ra những trang mới cho lịch sử văn học Nga. Qua sự tạo đà của ông, văn học Nga thế kỷ XIX đã phát triển với tốc độ phi thường, vượt lên và trở thành một trong những nền văn học rực rỡ và tiên tiến nhất của nhân loại. Cuôc đời và sáng tác Puskin sinh ngày 26 - 5 - 1799 và mất ngày 29 - 1 - 1837. Ông sinh ra và lớn lên trong thời đại cả nước Nga đang bị đè nặng bởi ách thông trị của chế độ nông nô chuyên chế. Trong khi ở Tây Âu, những cuộc cách mạng tư sản đã nổ ra ở Anh, Pháp thì ở nưỏc Nga, các Sa hoàng Alêchxan I, Nikolai I vẫn ra sức duy trì củng cố chế độ này. Để chống lại ách nông nô chuyên chẻ dó, một phong trào giẩi phóng mạnh mé dã bùng lên trong nhân dân và kéo dài qua nhiều thế hệ. Những cuộc khỏi nghía nông dân, cuộc chiến tranh Vệ quốc 1812, phong trào Cách mạng tháng Chạp do giới trí thức quý tộc tiến bộ lãnh đạo, tiếp đó là Cách mạng Dân chủ của các nhà trí thức bình dân đã liên tiếp nổ ra. Chính trong chiếc nôi của phong trào đấu tranh giải phóng đó, hồn thơ của Puskin đã được nuôi dưỡng và cất cánh bay cao. Mặc dù xuất thân và lớn lên trong môi trường giáo dục quý tộc nhưng ngay từ nhỏ Puskin đã sớm tỏ ra nhạy cảm với vẻ đẹp của tinh thần nhân dân, thông qua các sáng tác dân gian do nhũ mẫu Aria 7 Rôđiônôpna, lão bộc Nikita truyền lại. Họ chính là nhịp cầu đầu tiên đưa Puskin trở về với cội nguồn n h ân dân. Niềm biết ƠĨ1 n h ũ mẫu, sau này đã được.Puskin thể hiện trong nhiều vần thơ đằm thắm: B ạn thăn thiết trong những ngày cơ cực N guồn mến thương năng bước cuộc đời con (Gửi n h ủ m ẫ u , 1825)* Năm 1811, Puskin vào học ở trường Lixê (trường tru n g học dành cho con em quý tộc). Chính tại đây, do ảnh hưởng tư tưởng tiến bộ của những ngưòi thầy và bạn bè, lý tưởng tự do cao đẹp của Puskin đã được hình thành, p h át triển. Đồng thòi cuộc chiến tra n h Vệ quốc năm 1812 của nhân dân Nga đánh bại quân xâm lược Napôlêông đã có tác động rất lón đến đòi sống tâm hồn, tình cảm của Pưskin. Nhiều bài thơ chứa chan tình cảm yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đặc biệt là cái nhìn thiện cảm đối với nhân dân của Puskin đã được ra đòi thòi kỳ này. Nổi tiếng hơn cả là bài N hững kỷ niệm Hoàng thôn. Với bài thơ này, Puskin đã giành giải nhất trong cuộc thi thơ của trường. N hà thơ lớn đương thời Giucôpxki đã tiên đoán: Puskin sẽ là "người khổng lồ tương lai". Năm 1817, tốt nghiệp trường Lixê, Puskin được bổ nhiệm làm viên chức Bộ ngoại giao ở Pêtecbua. Nhưng trong b ầu không khí chính trị hừng hực một tinh th ầ n chống chế độ nông nô chuyên chế do những trí thức quý tộc tiến bộ dấy lên, Puskin đã từ bỏ cuộc sông êm ấm và hoà mình vào phong trào đấu tranh, liên hệ m ật th iết với nhiều nhà hoạt động cách m ạng đương thời. Chính thời kỳ này, Puskin đã xác định rõ lập trường chính trị và lập trường nghệ th u ậ t của mình: chống Sa hoàng và nguyện làm "người ca sĩ của tự do" chống chế độ nông nô chuyên chê. Nhiều bài thơ có nội dung chông Sa hoàng gay gắt xuất hiện: Tự do (1817), Gửi Sađaep (1818) và L àng (1819). Cùng với những bài thơ trên, năm 1820, bản trường ca R utxla n và L iu tm ila ra đòi đã nâng Puskin ngang hàng với nhiều n h à thơ lớn đương thời. N hưng cũng chính vì những bài thơ "nổi loạn” đó mà Puskin đã bị Sa hoàng th ù ghét và buộc phải đi đày biệt xứ ở Xibiri. Nhò một sô" nh à thơ có uy tín lên tiếng bảo vệ, Puskin được đổi và bị đày đi phương Nam. Thuý Toàn dịch. Từ đây trở đi các trích dẫn thơ Puskin trong chương II đều do Thuý Toàn dịch. 8 Thời gian lưu đày của Puskin kéo dài trong bôĩi năm từ 1820 đến năm 1824. Sống trong hoàn cảnh khó khăn về sinh hoạt v ậ t chất, bị cô lập về tinh thần nhưng nhà thơ đã không bỏ phí thòi gian. Ông tích cực tìm hiểu tập tục sinh hoạt, truyền thống văn hoá địa phương. Trưốc thiên nhiên núi non, biển cả hùng vĩ phương Nam, lối sông phóng khoáng, tự do, chân th ậ t của những người dân miền núi nơi đây, Puskin càng ý thức sâu sắc hơn về giá trị của tự do. Ông viết nhiều bài thơ mang tâm sự đau b u ồ n vì m ất tự do: Người tù (1821), Con chim nhỏ (1822), Hỡi sóng cả ai ngăn ai chặn (1823)... cùng nhiều bản trường ca lãng mạn (Người từ Kapka, Đoàn người Sưgarì) thể hiện sự b ất m ãn của tầng lớp thanh niên quý tộc tiến bộ đốì với tr ậ t tự xã hội đương thòi. Với những bản trường ca này, Puskin được coi là nhà thơ h àng đầu của dòng thơ lãng mạn. Năm 1823, nhà thơ b ắ t tay viết tiểu thuyết thơ E pghênhi Ônhêghin, thế nghiệm một phương pháp sáng tác mới, phương pháp hiện thực đáp ứng nhu cầu phản ánh thòi đại. Tháng 8 năm 1824, Puskin lại bị Sa hoàng đày lên phương Bắc. Nhà thơ bị chính quyền địa phương quản thúc rấ t chặt chẽ, cách biệt hẳn với thê giới bên ngoài, sông rấ t cô đơn, buồn thảm, th ậm chí có lúc cảm thấy bê tắc. Nhưng Puskin đã luôn vượt lên. Ông sông gần gũi chan hoà với n hân dân địa phương, SƯU tầ m các sán g tác dân gian, nghiên cứu quá khứ lịch sử dân tộc và b ắt tay viết vở bi kịch lịch sử của B ôrit Gôđunôp (1825), tác phẩm kịch hiện thực đầu tiên của văn học Nga. Tiểu thuyết thơ Epghênhi Ônhêghin vẫn được tiếp tục thể nghiệm theo phương pháp mới: Nhiều thi phẩm kiệt xuất về đề tài tình yêu, tình b ạn đã ra đời thời kỳ này: Gửi... (1825), Lá th ư bị đốt cháy (1825). Khi cuộc khởi nghĩa tháng Chạp 1825 nể ra và th ấ t bại ở Pêtecbua, Puskin đã kịp thời viết những bài thơ ca ngợi anh em đồng chí "hãy vững lòng tin tưởng" (Gửi tới X ib iri, 1827) và khẳng định sự tru n g thành với lý tưởng tự do ("Tôi lại h á t những khúc ca th ủ a trước" - A rio n , 1827) đồng thòi vẫn dũng cảm lên tiếng vạch trần bản chất tàn bạo, vô nhân đạo của chế độ nông nô chuyên chế Sa hoàng (Cây A n ts a , 1828). Mười năm cuối đòi (1827 - 1837), sau khi m ãn h ạn lưu đày, Puskin trở về thủ đô sống ngay cạnh triều đình Sa hoàng. Nikolai I lên ngôi, âm 9 t mưu biến Puskin thành "nhà thơ cung đình". Mối bất hoà giữa Puskin và triều đình Sa hoàng ngày càng lớn. Năm 1831, Puskin cưới Natalia Gônsarôva - cô gái mười sáu tuổi xinh đẹp nhất kinh thành. Đi liền với hạnh phúc là những khó khăn thường xuyên trong gia đình. Đã thê bọn triều thần Sa hoàng lại hùa nhau hãm hại nhà thơ. Puskin đã trải qua những ngày hết sức khó khăn. Trong hoàn cảnh ấy ông vẫn tiếp tục tìm tòi sáng tạo. Tiểu thuyết thơ Epghênhi Onhêghin được hoàn thành năm 1831. Tập truyện ngắn N hững truyện ngắn của ông B enkin, tiểu thuyêt lịch sử Con gái viên đại uỷ ra đòi. Ngoài ra, Puskin còn viết hàng chục truyện cổ tích thơ, bi kịch nhỏ và rất nhiều bài viết khác. Ngày 27 tháng 1 năm 1837, để bảo vệ danh dự gia đình, Puskin đã buộc phải quyết đấu với Đ a n te x , một sĩ quan Pháp lưu vong đồng thời là con bài mà triều đình Sa hoàng sử dụng để hãm hại nhà thơ. Puskin đã bị Đantex sát hại. Nhân dân thương tiếc, phẫn nộ. Chính quyền Sa hoàng thì lo sợ. Tang lễ nhà thơ được canh phòng cẩn m ật để đề phòng xảy ra biểu tình. Trong nỗi buồn đau ảm đạm, một tờ báo đương thòi đưa tin: "Mặt Trời của nền thi ca Nga đã lặn". Sư nghiêp văn hoc rưc rõ Cuộc đời ngắn ngủi nhưng tài năng và sức sáng tạo của Puskin hết sức mạnh mẽ. Ông đã để lại một sự nghiệp rực rỡ, một di sản lớn lao. Ngoài gần ngàn bài thơ trữ tình tuyệt diệu, Puskin còn viết hàng chục bản trường ca bằng thơ, truyện cổ tích thơ và cả tiểu thuyết bằng thơ. Không chỉ thế, Puskin còn là cây bút văn xuôi đại tài. Nhiều truyện ngắn, truyện dài của ông đạt đến sự mẫu mực, cổ điển. Con gái viên đại uỷ là một công hiến nghệ thuật xuất sắc của ông trong lĩnh vực tiểu thuyết lịch sử. Đó là chưa nói đến báo chí phê bình - chiêm một vị trí cũng rấ t đáng kể trong di sản văn học của Puskin. Tuy nhiên nói đên Puskin, trước hết phải nói đến ông là một nhà thơ trữ tình. Tho trữ tình Những vần thơ đầu tiên nảy nỏ ngay từ khi Puskin mới lên bảy tuổi. Chính tài năng thơ cùng vối niềm say mê sáng tạo, lao động nghệ th u ật không ngừng đã đưa Puskin lên đỉnh cao của vinh quang thơ ca. Năm 16 tuổi, Puskin giành giải n h ất trong cuộc thi thơ trường Lixê. Năm 21 tuổi 10 với bản trường ca Rutxlan và Liutsm ila, ông trở thành người dẫn đầu khuynh hướng lãng mạn tích cựu. Năm 31 tuổi, với tiểu thuyết thơ Epghênhi Ônhêghin Puskin đã khẳng định sự t h ắ n g th ế của văn học hiện thực. Nhiều bài thơ của ông đã trở thành những kiệt tác của văn học n hân loại. Chính qua thơ ca, Puskin đã mở ra một thời đại mói cho văn học Nga - thòi đại Puskin. Thơ Puskin khơi nguồn cảm hứng từ chính hiện thực đời sông Nga, con người Nga đương thời. Bởi thế đề tài trong thơ của ông hết sức đa dạng. Puskin viết về tình bạn trong sáng, thuỷ chung, về tình yêu vối những cung bậc hêt sức phức tạp, tinh tế của thứ tình cảm này. Ong viêt về nhũ mẫu thân thương, về nỗi khổ đau của người phụ nữ bị bỏ rơi buộc phải lìa xa con, về một bông hoa nhỏ ép khô bị bỏ quên giữa các tra n g sách. Ong rung cảm với thiên nhiên núi non, biển cả, vói phong cảnh làng quê Nga, với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Puskin đã mở rộng cánh cửa th ế giới thi ca để toàn bộ cuộc sông Nga ùa vào toả hương, khoe sắc. Thơ Puskin gắn bó mật thiết với sô" phận nhân dân, đất nước. Những vấn đề bức xúc của xã hội, thời đại trỏ thành nỗi trăn trở thường trực trong thơ ông. Ông ngợi ca tự do, lên án Sa hoàng, vạch trần bản chất của chế độ nông nô chuyên chế, kêu gọi đấu tranh, đề ra giải pháp xã hội, khơi gợi niềm tin,... Hơi thở tự do của thòi đại, khát vọng giải phóng của n h â n dân tràn ngập trong thơ ông - hào hùn g và m ãnh liệt. Đương thời, nhà văn Gôgôn đã nhận xét: qua thơ Puskin "thiên nhiên Nga, lịch sử Nga, con người Nga, tâm hồn Nga hiện lên thuần khiết, đẹp tới mức như đươc soi qua một thâu kính diệu kỳ". Đa dạng về đề tài, thơ Puskin phong phú những cảm xúc. cảm xúc trong thơ của ông hết sức chân thực và dồi dào sắc thái: có niềm vui, nỗi buồn; có niềm hân hoan và sự đau khổ; có ngọt ngào và cay đắng; trong say mê có tuyệt vọng; mãnh liệt mà thâm trầm; nồng nhiệt mà trầm lắng suy tư... Cả một thế giới cảm xúc hiện lên trong thơ Puskin nhưng không phải như một khôi phẳng lặng, ngưng đọng, bất biến mà trong sự biến động, chuyển đổi và chuyển hoá muôn màu muôn vẻ khôn lường. Ta hãy nghe ông viết về lòng ghen tuông của những người đang yêu: Cô gái hay ghen khóc sụt sùi Trách chàng trai trẻ mải không thôi Ngả xuống vai cô chàng thiếp ngủ Quên hờn ru giấc ngủ cô cười. Những giọt nước m ắt đã hoá thành nụ cười. Lòng hòn giận ghen tuông đã nở hoa thành tình yêu hạnh phúc. Sự tinh tế, giàu có về phương diện cảm xúc đã tạo cho thơ Puskin khả năng truyền cảm to lớn, đi thẳng vào lòng người. Nhưng tạo nên sức lôi cuốn lòng người của thơ Puskin chính là ở sự cao đẹp trong tư tưởng và tình cảm - một đặc điểm cơ bản trong cái tôi trữ tình của nhà thơ. Trong thơ ông, người đọc nhận thấy một k h á t vọng tự do nồng cháy, một tình yêu Tổ quốc thiết tha, một sự đồng cảm sâu sắc vối nhân dân, một tình yêu con người mãnh liệt, một tình cảm đạo đức trong sáng trong mối quan hệ giữa con người với con người, sự cao thượng trong tình yêu, thái độ trân trọng những con người bé nhỏ. Thơ Puskin "có khả năng làm nảy nở và phát triển trong con người tình cảm đối với cái Đẹp và tính Thiện" (Biêlinxki). Và sự cao đẹp trong tình cảm ấy lại được thể hiện dưới một hình tượng nghệ th uật ngôn từ tuyệt vời và tao nhã. Điểm nổi bật trong nghệ th u ật ngôn từ của Puskin chính là sự giản dị, trong sáng. Thơ Puskin rất giàu cảm xúc nhưng cảm xúc dù mãnh liệt đến đâu cũng đều được thể hiện một cách cô đọng, hàm súc, không rối rắm hình ảnh, không kiểu cách cầu kỳ trong sự diễn tả. Ông hay dùng các hình dung từ và dùng từ rất chính xác, rõ ràng và mạnh bạo; trong văn cảnh bài thơ nhiều khi nó có thể thay thê cả một đoạn, một khổ. Puskin rất ít dùng những thủ pháp tu từ như ẩn dụ, nghịch dụ, ngoa dụ nhưng khi đã dùng thì "rất đắt". Trong khi đó, những phương tiện diễn cảm nội tại của thơ như: trật tự từ, tiết điệu, nhịp điệu lại được phát huy triệt để sức mạnh, đem lại cho thơ ông sự giàu có, quyến rũ về âm điệu. Đặc biệt, Puskin rất chú trọng, khai thác sức mạnh biểu đạt của chi tiết cụ thể, sổng động. Ngay cả trong những bài thơ dạt dào cảm xúc nhất, chúng ta vẫn thấy sự có m ặt của những chi tiết có tính khắc sâu, nhấn mạnh. Những đặc điểm nói trên có thể thấy rõ qua một sô" bài thơ tiêu biểu: 12 T ự do ( 1817): Sau khi tôt nghiệp trường Lixê, trên ngưỡng cửa của cuộc đòi, Puskin đã viêt bài thơ này thể hiện lý tưởng chính trị, lý tưởng nghệ th u ật của mình. Ngay từ đầu bài thơ, Puskin đã tuyên bô" tự nhận mình là "ca sĩ của tự do" và bộc lộ rõ tư tưởng chông chế độ chuyên chế. Hỡi nàng thơ kiêu hãnh của tự do ...T a muốn ngợi ca tự do cho trần th ế 'Ta muốn đập vào những tật xấu gian tham. Đ ang nghiễm nhiên ngự trị trên ngai vàng. ở n hữ ng đoạn thơ sau, n hà thơ kêu gọi "đám nô lệ lầm than hãy dũng cảm đứng dậy". Nhưng có thể thấy ông dành nhiều hơncả cho sự phê phán, lên án Sa hoàng - "Tên hung thủ giữ cuộc đòi nô lệ", Puskin không ngần ngại bộc lộ trực tiếp thái độ căm ghét của mình: Hỡi tên vua chuyên quyền bạo ngược Ta căm ngươi ngôi báu của ngươi. Đồng thòi gay gắt đòi hỏi Sa hoàng phải tôn trọng nhân dân, đặc biệt là luật pháp: Ngươi hãy là kẻ đầu tiên cúi mặt Dưới bóng thần của luật pháp công m inh T ự do nhăn dân và cuộc sống thanh binh Sẽ là kẻ đứng canh muôn đời bên ngôi báu. Mặc dù còn mang tính ảo tưởng nhưng tư tưởng hạn chế quyền hành nhà vua ở vào thòi kỳ ấy là rất tiến bộ. Nó thể hiện một tinh thần đấu tranh chông độc tài chuyên chế hết sức dũng cảm của Puskin. Bài thơ được viết vối một nguồn cảm xúc rất nồng nhiệt. Khi xót xa, khi căm giận, khi hào hùng sôi nổi, khi trầm lắng suy tư. Tất cả được phôi hợp tạo nên sức lôi cuốn lòng người mãnh liệt. Tuy không được in công khai nhưng Tự do nhanh chóng được phổ biến trong nhân dân, đặc biệt là tần g lớp th an h niên. Họ chép tay nhau truyền đi, đọc thuộc lòng. Tự.do đã trở th à n h bài thơ rất tiêu biểu cho thơ ca chiến đấu Nga. Đài kỷ niệm (1836): Trong sự nghiệp thơ ca đấu t r a n h vì tự do của Puskin, có thể nói Đài kỷ niệm là một đỉnh cao rực rõ. Nếu Tự do là bài có ý nghĩa như một 13 tuyên ngôn mở đầu thì Đài kỷ niệm , đúng như nhan đề của nó, có ý nghĩa tổng kết, giông như một di chúc thiêng liêng. Bài thơ được viết trong hoàn cảnh có thể nói là khó khăn n h ất trong cuộc đời nhà thơ. Tại triều đình Sa hoàng, ông bị nhiều thế lực thù địch hắc ám vây quanh và tim mọi cách hãm hại không từ một thủ đoạn nào. Ông bị phao tin là "ngôi sao lụi tắt giữa ban ngày", rằng "đã hết thòi", "đã đến ngày tận thế"... Mặc dù ở th ế "đơn phương độc mã” giữa triều đình, nhưng Puskin không hề nao núng. Mở đầu bài thơ, Puskin kiêu hãnh lên tiếng khẳng định: Ta đã dựng cho ta đài kỷ niệm Không bởi sức tay người: Đường tới viếng Cỏ không trùm mất dấu bước th ế nhản Đính tháp ngang tàng sẽ ngấng cao hơn Cả trụ thờ Alêchxan đệ nhất. Đài kỷ niệm về ông không phải đúc bằng đá, bằng đồng mà bằng thơ vì th ế nó sẽ trường tồn bất tử trong mọi không gian, thời gian, trong mọi th ế giới con người. Ta sẽ được nhân dân yêu mến Vi đàn thơ ta thức tình nhản ái Vì trong th ế kỷ bạo tàn ta ca ngợi tự do Và gợi từ tâm đối với kẻ sa cơ. Khổ thơ này dồn nén, hàm chứa nhiều tư tưởng quan trọng của Puskin về sự bất tử của bài thơ, về vai trò của nhân dân, về lý tương thơ ca, về nội dung thòi đại và giải pháp xã hội. Những tư tưởng đó đã vượt trưóc thòi gian và sẽ mãi mãi toả sáng. Cuối bài thơ có nhắc đến hình ảnh "lũ ngu si". Bằng cách đó, Puskin biểu thị thái độ khinh miệt với sự bất tài, đê tiện của đám đông triều thần Sa hoàng, đồng thòi khẳng định vị trí hơn hẳn của tài năng và sứ mệnh thơ ca cao quý của ồng. Giò đây, chân dung, tượng đài Puskin đã được chạm khắc, được tôn dựng không phải chỉ ở nước Nga mà ở nhiều nơi trên thê giới. Nhưng bức tượng đài bằng thơ mà ông tự dựng cho mình vẫn sẽ mãi là tác phẩm nghệ th u ật độc đáo, đi cùng năm tháng. 14 Tôi yêu em ( 1829): Đây là thi pham kiệt xuất, thuộc trong sô" những bài thơ mà chỉ một nó thôi cũng đủ làm nên sự bất tử của thiên tài nghệ thuật. Tôi yêu em: đến nay, chừng có th ể Ngọn lửa tình chưa hắn đã tàn phai Nhưng không đ ế em bận lòng thêm nữa Hay hồn em phải gỢn bóng u hoài. Tôi yêu em, âm thầm , không hy vọng Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen Tôi yêu em chart thành, đằm thắm Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. Bài thơ chỉ có tám câu nhưng là sự th u gọn của cả câu chuyện tình VỚI những éo le, trắc trở, của một bi kịch tình yêu. Nhân vật trữ tình yêu say mê, tha thiết nhưng tình yêu đó không đem lại hạnh phúc mà chỉ đem lại nỗi phiền muộn cho em. Không nhiều lời mà chỉ bằng cách n hấn mạnh hai lần "nỗi buồn" ỏ câu ba và câu bôn, Puskin đã diễn tả một cách tinh tế mối quan hệ tình cảm phức tạp, tế nhị của một thứ tình yêu đơn phương. Sắc thái cảm xúc trong bài thơ rất phong phú và toàn bộ hiện ra trong một trạng thái vận động, chuyển đổi, biến hoá. Nếu ở bốn câu đầu, dòng cảm xúc dàn trải phẳng lặng thì ở hai câu tiếp theo (câu năm và câu sáu) cảm súc dồn nén, quay cuồng, gấp gáp phù hợp với sự diễn tả nỗi thống khổ của một tâm hồn say mê trong tuyệt vọng, ở hai câu cuối, cảm xúc lại dưòng như được giải toả, tràn chảy, dâng cao. Vượt lên lòng ghen tuông, ích kỷ, tình yêu cao thượng vị tha đã chiến thắng. Xu hướng vươn tới cái cao cả trong tư tưởng tình cảm - rất đặc trưng trong thơ Puskin được thể hiện khá rõ qua bài thơ. Ngôn ngữ của bài thơ không bóng gió hoa mỹ. Biện pháp tu từ duy nh ất của bài thơ là điệp ngữ "tôi yêu em" được láy lại ba lần. Sự tinh tế, lịch lãm chân thành của nhân vật trữ tình có thể thấy ngay trong ba tiếng này. Bài thơ thể hiện một thái độ đạo đức thuần khiết đổĩ vối phụ nữ và đó chính là một biểu hiện rực rở của tinh thần nhân văn cao cả. 15 Con đường mùa đông ( 1826): Puskin có nhiều bài thơ hay về thiên nhiên Nga. Nhưng nổi tiếng hơn cả vẫn là bài Con đường m ùa đông. Đọc bài thơ để lại trong ta trước hết là một vẻ đẹp rấ t riêng cùa phong cảnh thiên nhiên Nga. Đó là một đêm trăng mùa đông. Không gian giăng những làn sương gỢn sóng. Lấp ló trong sương, trăn g mò ao. N hững cánh đồng ngủ im lìm, đắm mình trong ánh trăng bàng bạc. Một không gian nhiều tầng, mênh mang huyền ảo hiện lên. H ình ản h trong bài thơ không nhiều. Chỉ có một con đường, một cỗ xe tam mã, chỉ có tuyết, rừng và n h ữ n g cột dài cây sô". Bổ sung thêm là h ìn h ảnh bác xà ích, tiếng nhạc ngựa ngân rung và khúc hát dân ca. N hưng tấ t cả đều được dùng "rất đắt", hô ứng với nhau. Hình ảnh một nưốc Nga cổ kính, buồn và đẹp, hoang sơ, hiện dần lên như qua một cuốn phim. N hưng Con đường m ùa đông không đơn giản chỉ là một bức tranh phong cảnh th u ầ n tuý. Nó là một bức tra n h tâm trạng, thấm đượm một nỗi buồn, lan toả những sắc thái khác nhau. Bài thơ có bảy khổ - có thể nói đó là bảy cung bậc khác n hau của nỗi buồn. Nỗi buồn mơ hồ, mong m anh (kho một); đều đều buồn tẻ (khổ hai); nặng nề, hiu h ắ t (khổ ba); hoang vắng (khổ bôn); chồng chất (khổ năm); chán ngắt (khổ sáu) và đên khổ thứ bảy thì hoá "nỗi sầu" không nguôi (sầu lắm ! N hina đường xa vắng!"). Đ ặt bài thơ trong hoàn cảnh ra đời cụ thể ta sẽ thấy nguyên n hân sâu xa của nó. Đó không h ẳn chỉ là nỗi buồn đêm đông mà đó còn là nỗi buồn về một nước Nga nghèo khổ đang đắm chìm trong màn đêm của chế độ nông nô, chuyên chế, là nỗi buồn cô đơn của một con người đang bị giam cầm đày ải... Trong bài thơ còn có một tập hợp những hình ảnh "bác xà ích" với khúc dân ca vui buồn lẫn lộn, hình ảnh "Nhina bên lò lửa", tiêng nhạc ngựa... như xua đi nỗi buồn và làm ấm áp thêm bức tran h phong cảnh. Nhờ đó mạch liên tưởng của bài thơ chuyển hướng. Chính trên "con đường m ùa đông" này, Puskin đã trở về vối n hân dân, với cội nguồn tinh th ầ n dân tộc, nguồn nâng đỡ sức mạnh tâm hồn, tình cảm nhà thơ. Trường ca Trong lĩnh vực thể loại này, Puskin có nhiều đóng góp xuất sắc. Với bản trường ca đầu tiên R utxla n và L iu tm ila (1820), ông đã khẳng định 16 sụ c h i ê n thắng của chủ nghĩa lãng mạn tích cực. Tiếp sau đó, bằng một loạt những bản trường ca khác, ông trở thành người dẫn đầu của khuynh hướng văn học này. Trong các bản trường ca, Puskin đã tạo nên một kiểu n h ân vật con người thời đại. Đó là nhữ ng thanh niên thuộc tần g lớp quý tộc thượng lưu, bất mãn với thời cuộc, chán ghét cái xã hội mà họ đang là những đứa con cưng và đã đoạn tuyệt với nó để đi tìm một cuộc sông tự do. Thông qua những nhân vật đó, Puskin đề cao lý tưởng tự do, đồng thời phản ánh một sự thật: đó là sự ngột ngạt, tù túng của hiện thực xã hội đương thòi. Cùng vối điều đó là tâm trạ n g th ấ t vọng rấ t phổ biến trong thanh niên Nga đầu th ế kỷ XIX. Tuy nhiên, trong mỗi bản trường ca, chủ đề tự do lại được Puskin khám phá và p h át triển ở những phương diện và mức độ khác nhau. Trong các bản trường ca, bút pháp lãng m ạn r ấ t đặc trư n g cho sáng tác thời kỳ ở phương Nam của Puskin cũng thể hiện khá rõ. Việc bỏ qua những yêu tố môi trường, hoàn cảnh xuất th â n khiến cho sự xuất hiện các nhân vật đượm màu bí ẩn. Đề tài tình yêu lãng m ạn được kết hợp nhuần nhuyễn với những vấn đề xã hội cấp bách. Không gian nghệ th u ậ t đặc sắc, chất thơ bay bổng, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính triết lý và tính trữ tình... đã đem lại cho trường ca của Puskin tính khái quát triết lý xã hội rộng lớn và sâu sắc. R utxlan và Liutm ila: Có thể nói đây là tác phẩm tự sự bằng thơ cở lốn đầu tiên của Puskin, được viết trong ba năm (1817 - 1820), với gần 3000 câu thơ, được chia làm sáu ca khúc, chưa kể phần mở đầu và p hần kết luận. Truyện mở đầu bằng bữa tiệc cưói linh đình tại lâu đài của quốc vương Vlađimia. T ráng sĩ Rutxlan đang nóng lòng chò đợi giây phút hạnh phúc của đêm tâ n hôn với công chúa Liutmila. N hưng đúng vào giây phút đỉnh điểm của h ạn h phúc, một lực lượng vô hình đã cuốn đi m ất Liutmila. Được tin, hoàng đế Vlađimia rấ t tức giận và truyền lệnh hứa gả Liutmila cho ai tìm được nàng. Ngoài R utxlan còn có ba trán g sĩ khác là Rôgơđây, Pharơlap và R atm ia cũng vội vã lên đường. Nhưng trong cuộc hành trình đầy gian lao thử thách họ đều thoái lui. Chỉ còn một mình Rutxlan với sức mạ jan dạ và 2.VĂN HỌC NGA...-A 17 được sự giúp đõ của cụ già tiên tri người Phần Lan chỉ đường và cho biết bí m ật pháp th u ật của Trecnơmor - kẻ đánh cắp Liutmila. Vượt qua bao khó khăn, nguy hiểm, cuối cùng Rutxlan đã đến nơi và xông vào tận sào huyệt của Trecnơmor, cắt bộ râu dài, triệt hạ pháp th u ậ t của hắn, kịp thời cứu được Liutmila thoát khởi bàn tay nhơ bẩn của lão phù thuỷ. Nhưng nàng lại bị phù phép và lâm vào một giấc ngủ mê mệt, kéo dài. Cuộc hành trình trở về cũng đầy rẫy những nguy nan. Nhân lúc Rutxlan trên đường gần về đến nơi vì quá mệt mỏi ngủ say, tên Pharơlap' được sự hỗ trợ của mụ phù thuỷ Naina độc ác đã đâm chết chàng và cướp Liutmila để tranh công. Cụ già tiên tri người Phần Lan lại xuất hiện, dùng nước thần cứu sông Rutxlan và tặng chàng chiếc nhẫn thần đế giải phép cho Liutmila. Đúng lúc đó, kinh thành Kiep có nạn ngoại xâm. Rutxlan giải vây cho kinh thành đồng thời dùng n h ẫn thần làm cho Liutmila tỉnh lại. Tác phẩm kết thúc bằng bữa tiệc khải hoàn. Trong "niềm hạnh phúc dâng trào", Rutxlan đã tha thứ cho tên Pharơlap đê tiện, hèn hạ. Còn tên quỷ lùn Trecnơmor bị tước hết pháp th u ật và được giữ lại làm hề trong cung vua. Qua bản trường ca, Puskin ngợi ca vẻ đẹp và sức mạnh của tình yêu lứa đôi chung thuỷ. Tình yêu chân chính sẽ luôn chiến thắng mọi thế lực thù địch như ánh sáng luôn chiến thắng bóng tối. Chính tình yêu trắng trong thuần khiết đã ban cho Liutmila sự nhanh trí khôn ngoan thoát khỏi mưu mô nham hiểm của tên phù thuỷ Trecnơmor. Và cũng chính tình yêu chung thuỷ đã tạo cho Rutxlan sức mạnh, lòng quả cảm phi thường đạp bằng mọi trỏ ngại chông gai và cứu thoát được người yêu. Những kẻ đầy lòng thù hận như Rôgơđây, đê tiện như Pharơlap, nham hiểm như Trecnơmor, độc ác như Naina... đều đã th ấ t bại trước sức mạnh tình yêu của họ. Bản trường ca tràn đầy một niềm lạc quan và tin tưởng. Qua tác phẩm Rutxlan và Liutm ila, Puskin đồng thời còn ngợi ca lý tưởng lập chiến công vinh quang. Tráng sĩ Rutxlan là hiện thân của "sức mạnh con ngưòi Nga vĩ đại", mang trong mình những phẩm chất ưu tú của những trang anh hùng, dũng sĩ: dũng cảm, thông minh cao thượng, hào hiệp và bách chiến, bách thắng... Chàng lập chiến công vinh quang không chỉ trong diệt ác, trừ gian mà còn trong sự nghiệp bảo vệ quê hương, đất nưốc. Âm hưởng ngợi ca vang lên hào hùng trong bản trường ca.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan