Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Triết học VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI LÂN BANG VÀ NGOẠI BANG TRONG TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA...

Tài liệu VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI LÂN BANG VÀ NGOẠI BANG TRONG TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA

.DOC
26
630
60

Mô tả:

Trung Hoa truyền thống là một sự phức tạp về lãnh thổ do những cuộc chiến tranh giữa các quốc gia cổ đại. Có thể văn hóa ứng xử giữa các nước với nhau là một liên hệ khó khăn về sử liệu trong sự tranh giành thống nhất và mở rộng của tham vọng bá quyền giữa các nơi, mà nhiều nhà khoa học gọi là “chủ nghĩa bá quyền”. Trong sự khó khăn trong liên hệ mang tính hệ thống đó, Trung Hoa truyền thống được nghiên cứu trong tiểu luận này bắt đầu từ thời nhà Chu (thế kỷ 11 TCN đến 256 TCN) nối tiếp sau nhà Thương. Với những đặc điểm đó, tiểu luận sẽ đề cập văn hóa ứng xử thời Xuân Thu, thời Chiến Quốc, thời Tam Quốc và thời Minh – Thanh. Bởi vì văn hóa ứng xử của Trung Hoa truyền thống được hình thành dần qua quá trình thôn tính lẫn nhau giữa các lực lượng chính trị trong Trung Hoa truyền thống, và đỉnh cao của nó là thời đại nhà Minh và nhà Thanh với hàng lọat họat động ngọai giao mang tư tưởng “nước lớn” đối với những nước lân bang ngọai bang trong khu vực. Mục đích của tiểu luận này nhằm bước đầu góp phần nhận diện những đặc điểm tư tưởng nước lớn trong lịch sử Trung Hoa, bởi hiện nay nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang đưa ra lý luận “trỗi dậy hòa bình”, trong đó khẳng định “Trung Quốc trỗi dậy không có tác động tiêu cực đến thế giới, mà góp phần đem lại phồn vinh cho thế giới”. Vậy tính thực tiễn của hàm ý đó như thế nào và các nước trong khu vực cần phải có ứng xử thế nào là những chuyên luận khoa học cần tiếp tục nghiên cứu.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ VĂN TRUNG HIẾU VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI LÂN BANG VÀ NGOẠI BANG TRONG TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC “VĂN HÓA TRUNG HOA VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ” Người hương dẫn khoa học: GS.VS TRẦN NGỌC THÊM Tp. Hồ Chí Minh - 2008 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................4 CHƯƠNG I:KHÁI QUÁT NỀN NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC SAU 1949....................5 I. ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI:.......................................................................................5 1. Vị trí địa lý:......................................................................................................5 2. Văn hóa các dân tộc:........................................................................................5 2.1 Dân tộc Hán................................................................................................6 2.2 Dân tộc Choang..........................................................................................7 2.3 Dân tộc Mãn...............................................................................................7 2.4 Dân tộc Hồi................................................................................................7 2.5 Dân tộc Mèo...............................................................................................8 2.6 Dân tộc Di..................................................................................................9 2.7 Dân tộc Mông Cô.......................................................................................9 II. KHÁI QUÁT NẾN NGỌAI GIAO TRUNG QUỐC SAU 1949:..........................10 CHƯƠNG II: VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI LÂN BANG VÀ NGOẠI BANG TRONG TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA....................................................................................12 I. ĐẶC ĐIỂM NƯỚC LỚN TRỖI DẬY :.................................................................12 II.VĂN HÓA ỨNG XỬ “BÁ ĐẠO” THỜI XUÂN THU :.......................................14 1.Giai đoạn Xuân Thu.........................................................................................14 2.Sự nôi lên của các bá chủ.................................................................................14 3.Tiểu kết:...........................................................................................................16 III.VĂN HÓA ỨNG XỬ “HỢP TUNG LIÊN HOÀNH” THỜI CHIẾN QUỐC :...16 1.Giai đoạn Chiến quốc:......................................................................................16 2.Hợp tung Liên hoành:......................................................................................17 3.Tiểu kết:...........................................................................................................17 IV. VĂN HÓA ỨNG XỬ “QUAN HỆ LỢI ÍCH NHẤT” THỜI TAM QUỐC :....18 1.Giai đoạn Tam Quốc:.......................................................................................18 2.Lợi ích từ các quan hệ liên minh......................................................................18 3.Tiểu kết:...........................................................................................................21 V. VĂN HÓA ỨNG XỬ “PHONG CỐNG” ĐỜI MINH - THANH:......................21 1.Giai đoạn Minh và Thanh:..............................................................................21 2.Chế độ “phong cống”......................................................................................22 3.Tiểu kết:..........................................................................................................23 KẾT LUẬN........................................................................................................................25 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................27 2 LỜI NÓI ĐẦU Trung Hoa truyền thống là một sự phức tạp về lãnh thô do những cuộc chiến tranh giữa các quốc gia cô đại. Có thể văn hóa ứng xử giữa các nước với nhau là một liên hệ khó khăn về sử liệu trong sự tranh giành thống nhất và mở rộng của tham vọng bá quyền giữa các nơi, mà nhiều nhà khoa học gọi là “chủ nghĩa bá quyền”. Trong sự khó khăn trong liên hệ mang tính hệ thống đó, Trung Hoa truyền thống được nghiên cứu trong tiểu luận này bắt đầu từ thời nhà Chu (thế kỷ 11 TCN đến 256 TCN) nối tiếp sau nhà Thương. Với những đặc điểm đó, tiểu luận sẽ đề cập văn hóa ứng xử thời Xuân Thu, thời Chiến Quốc, thời Tam Quốc và thời Minh – Thanh. Bởi vì văn hóa ứng xử của Trung Hoa truyền thống được hình thành dần qua quá trình thôn tính lẫn nhau giữa các lực lượng chính trị trong Trung Hoa truyền thống, và đỉnh cao của nó là thời đại nhà Minh và nhà Thanh với hàng lọat họat động ngọai giao mang tư tưởng “nước lớn” đối với những nước lân bang ngọai bang trong khu vực. Mục đích của tiểu luận này nhằm bước đầu góp phần nhận diện những đặc điểm tư tưởng nước lớn trong lịch sử Trung Hoa, bởi hiện nay nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang đưa ra lý luận “trỗi dậy hòa bình”, trong đó khẳng định “Trung Quốc trỗi dậy không có tác động tiêu cực đến thế giới, mà góp phần đem lại phồn vinh cho thế giới”. Vậy tính thực tiễn của hàm ý đó như thế nào và các nước trong khu vực cần phải có ứng xử thế nào là những chuyên luận khoa học cần tiếp tục nghiên cứu. Tiểu luận “Văn hóa ứng xử với lân bang và ngọai bang trong truyền thống Trung Hoa” sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong GS.VS Trần Ngọc Thêm đóng góp thêm và chỉ rõ những khuyết điểm giúp cho em hòan thiện tiểu luận này hơn. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn GS.VS Trần Ngọc Thêm ! 3 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT NỀN NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC SAU 1949 I. ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI: 1. Vị trí địa lý: Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, gọi tắt là Trung Quốc, nằm ở miền đông đất liền châu Á và bờ tây biển Thái Bình Dương. Trung Quốc có diện tích đất đai khoảng 9,6 triệu ki-lô-mét vuông, là nước có diện tích rộng nhất ở châu Á và là nước có diện tích rộng thứ 3 chỉ đứng sau Nga và Ca-na-đa trên thế giới. Lãnh thô Trung Quốc đi từ lòng sông Hắc Long Giang (53º27’ độ vĩ Bắc(cách Mạc Hà về phía Bắc, đến Đảo ngầm Tăng Mẫu(4ºđộ vĩ Bắc(ở phía nam quần đảo Nam Sa về phía nam, xuyên qua hơn 49 độ vĩ Bắc, khoảng cách từ nam sang bắc Trung Quốc là khoảng 5500 cây số; lãnh thô Trung Quốc đi từ chỗ giao thoa giữa sông Hắc Long Giang và sông U-xu-ly về phía đông(135º05’ kinh độ đông(, đến Cao nguyên Pa-min về phía tây(73º40’ kinh độ đông(, xuyên qua hơn 60 độ kinh độ đông, khoảng cách từ đông sang tây Trung Quốc là khoảng 5000 cây số. Đường biên giới nội địa Trung Quốc dài khoảng 22 nghìn 800 cây số, giáp với Triều Tiên về phía đông, giáp với Mông Cô về phía bắc, giáp với Nga về phía đông bắc, giáp với Ca-dắc-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tát-gi-ki-xtan về phía tây bắc, giáp giới với Áp-gani-xtan, Pa-ki-xtan, Ấn Độ, Nê-pan, Bu-tan về phía tây và tây nam, nối liền với Mi-anma, Lào, Việt Nam về phía nam; cách biển với Hàn Quốc, Nhật, Phi-líp-pin, Bru-nây, Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a về phía đông và đông nam. 2. Văn hóa các dân tộc: Trung Quốc là một nước nhiều dân tộc thống nhất, cũng là một trong những nước đông dân nhất trên thế giới, hiện có 1 tỉ 300 triệu người, cả thảy có 56 dân tộc. Bao gồm: dân tộc Hán, dân tộc Mông Cô, dân tộc Hồi, dân tộc Tạng, dân tộc Vây-ua, dân tộc Mèo, dân tộc Di, dân tộc Bu-y, dân tộc Triều Tiên, dân tộc Mãn, dân tộc Động, dân tộc Dao, dân tộc Bạch, dân tộc Thô Gia, dân tộc Ha-ni, dân tộc Ca-dắc, dân tộc Thái, dân tộc Lê, dân tộc Li-su, dân tộc Va, dân tộc Xa, dân tộc Cao Sơn, dân tộc La-hu, dân tộc Thuỷ, dân tộc Đông Hương, dân tộc Na-xi, dân tộc Cảnh Phả, dân tộc Kan-kát, dân tộc Thô, dân tộc Ta-hua, dân tộc Mô-lao, dân tộc Khương, dân tộc Bu-răng, dân tộc San-ra, dân tộc Mao Nan, dân tộc Kơ-lao, dân tộc Si-ba, dân tộc A Xương, dân tộc Pu-mi, dân tộc Tát-gích, dân tộc Nộ, dân tộc U-dơ-bếch, dân tộc Nga, dân tộc Ơ-uôn-khơ, dân tộc Đơ-ang, dân tộc Bảo An, dân tộc Uy-cu, dân tộc Kinh, dân tộc Tác-ta, dân tộc Độc 4 Long, dân tộc Ơ-luân-xuân, dân tộc Hô-chê, dân tộc Môn-ba, dân tộc Lô-ba, dân tộc Kinô. Ngoài ra, TQ còn có một số ít dân số còn chưa biết là dân tộc nào. Tại TQ, dân tộc Hán chiếm khoảng 92% tông dân số, các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 8% tông dân số. Do 55 dân tộc ngoài dân tộc Hán có dân số khá ít so với dân tộc Hán, nên thói quen gọi là “dân tộc thiểu số”. Các dân tộc thiểu số này chủ yếu phân bố tại vùng tây bắc, tây nam và đông bắc TQ. Các dân tộc có trên 5 triệu dân số: dân tộc Hán, dân tộc Choang, dân tộc Mãn, dân tộc Hồi, dân tộc Mèo , dân tộc Di, dân tộc Mông Cô 2.1 Dân tộc Hán Dân tộc Hán là dân tộc có dân số đông nhất trong 56 dân tộc ở TQ, cũng là dân tộc có dân số đông nhất trên thế giới. Ngày nay, dân tộc Hán đã có khoảng 1 tỉ 200 triệu dân số. Dân tộc Hán là cư dân Trung Nguyên nguyên gọi là “Hoa Hạ”, đến nay đã có lịch sử văn minh 5 nghìn năm. Sau này dân dần đồng hoá, dung hợp với các dân tộc khác. Bắt đầu từ đời Hán, gọi là dân tộc Hán. Dân tộc Hán có ngôn ngữ văn tự của mình. Ngôn ngữ Hán thuộc hệ Hán Tạng ngữ, chia làm 8 thứ tiếng địa phương gồm tiếng miền bắc, tiếng Ngô, tiếng Tương, tiếng Cán, tiếng Khách Gia, tiếng Mân Nam, tiếng Mân Bắc và tiếng Việt, ngôn ngữ chung là tiếng phô thông. Chữ Hán là một trong những văn tự cô xưa nhất trên thế giới, từ giáp cốt văn, kim văn dần dần diễn biến thành chữ vuông hiện nay, cả thảy có trên 80 nghìn chữ, thường dùng có khoảng 7 nghìn chữ. Hán ngữ hiện là một trong những ngôn ngữ thông dụng trên quốc tế. Cơ cấu ăn uống cơ bản của dân tộc Hán chủ yếu là lương thực, với các loại động vật, rau xanh là thực phẩm phụ. Trong quá trình phát triển lâu dài, dân tộc Hán đã hình thành thói quen ăn uống một ngày ăn ba bữa. Ăn cơm và ăn mì là hai loại thức ăn chính của dân tộc Hán. Ngoài ra, các loại lương thực khác, như ngô, cao lương, ngũ cốc, các loại khoai v.v, ăn độn cũng là một phần thức ăn chính ở các khu vực khác nhau. Do ảnh hưởng của các điều kiện, dân tộc Hán đã hình thành các món ăn khác nhau về mặt thói quen ăn uống. Mọi người thường gọi khẩu vị ăn uống của dân tộc Hán và các dân tộc khác khái quát là “nam ngọt, bắc mặn, đông cay, tây chua”. Hiện nay, trên cơ sở khẩu vị dân gian, các nơi đã hình thành 8 hệ món ăn lớn là món ăn Hồ Nam, món ăn Tứ Xuyên, món ăn đông bắc, món ăn Quảng Đông v.v. Rượu và chè là hai thức uống chủ yếu của dân tộc Hán. TQ là quê hương của chè, cũng là một trong những nước phát minh ra ky thuật ủ lên men sớm nhất trên thế giới, văn hoá rượu và văn hóa chè có nguồn gốc lâu dài tại TQ. Ngoài rượu, chè, nước hoa quả cũng trở thành thức uống của mọi 5 người ở các vùng khác nhau và mùa khác nhau. Dân tộc Hán có nhiều ngày lễ ngày tết, tết âm lịch là ngày lễ truyền thống nhất. Ngoài ra, các ngày lễ quan trọng còn có tết nguyên tiêu 15 tháng giêng âm lịch, tết thanh minh ngày 5 tháng 4 dương lịch, tết đoan ngọ ngày 5 tháng 5 âm lịch, tết trung thu ngày 15 tháng 8 v.v. 2.2 Dân tộc Choang Dân tộc Choang là dân tộc đông nhất trong các dân tộc thiểu số TQ, chủ yếu sinh sống tại khu tự trị Choang Quảng Tây TQ, dùng tiếng Choang, thuộc hệ Tạng ngữ. Dân tộc Choang là dân tộc thô dân ở miền nam TQ, có lịch sử lâu đời. Mấy chục nghìn năm trước, tô tiên dân tộc Choang đã sinh sống ở miền nam TQ. Năm 1958, khu tự trị Choang Quảng Tây thành lập. Dân tộc Choang chủ yếu làm nghề nông, trồng lúa nước và ngô. Dân tộc Choang thích ca hát, làng quê của người Choang được gọi là “biển của ca hát”. Gấm của người Choang là hàng thủ công nghệ truyền thống của người Choang. Người Choang trước đây thường sùng bái tự nhiên và tôn giáo nguyên thuỷ đa thần. Sau đời nhà Đường, nhà Tống, phật giáo, đạo giáo lần lượt truyền đến vùng dân tộc Choang. Thời cận đại, cơ đốc giáo, thiên chúa giáo cũng truyền vào vùng Choang, nhưng ảnh hưởng không lớn lắm. 2.3 Dân tộc Mãn Dân tộc Mãn phân bố tại các địa phương toàn quốc, trong đó sống tập trung nhiều nhất tại tỉnh Liêu Ninh đông bắc. Dân tộc Mãn dùng tiếng Mãn, thuộc ngữ hệ Ác-tai. Do sống chung với dân tộc Hán, đi lại mật thiết, hiện nay người dân tộc Mãn đều quen dùng tiếng Hán, chỉ có một số ít làng ở vùng xa và một số ít người già biết nói tiếng Mãn. Người dân tộc Mãn từng theo đạo Sa Mãn đa thần. Dân tộc Mãn là một dân tộc có lịch sử lâu đời, tô tiên của họ có thể tìm về hơn 2 nghìn năm trước. Họ luôn sống ở vùng trung và hạ du sông Hắc Long Giang phía bắc núi Trường Bạch Sơn và vùng rộng lớn lưu vực sông Wu-su-ly TQ. Thế kỷ 12, dân tộc Mãn lúc đó gọi là “Nữ Chân” đã thành lập ra nhà Kim. Năm 1583, Nu-er-ha-chi đã thống nhất các bộ tộc Nữ Chân, sáng lập ra chế độ bát kỳ, sáng lập chữ Mãn, đồng thời năm 1635 đặt tên dân tộc mình là dân tộc Mãn. Năm 1636, Nu-er-ha-chi xưng đế, đôi tên nước là Thanh. Năm 1644, quân Thanh nhập quan, đời nhà Thanh trở thành triều đình phong kiến cuối cùng tập quyền trung ương thống nhất TQ. Năm 1911 sau cách mạng Tân Hợi, đã chính thức có tên gọi dân tộc Mãn. Người dân tộc Mãn đã có những đóng góp quan trọng cho sự thống nhất TQ, mở rộng lãnh thô và phát triển kinh tế. 2.4 Dân tộc Hồi 6 Dân tộc Hồi có hơn 9 triệu 800 nghìn người, chủ yếu sinh sống tại khu tự trị Hồi Ninh Hạ tây bắc TQ. Các nơi khác ở TQ cũng có nhiều dân tộc Hồi sống tập trung và tản mát, có thể nói dân tộc Hồi sống ở các địa phương TQ, là dân tộc thiểu số phân bố rộng nhất TQ. Người Hồi và người Hán sống với nhau lâu năm, bởi vậy, phần lớn đều dùng Hán ngữ. Người Hồi sống với các dân tộc khác cũng dùng ngôn ngữ của dân tộc đó. Một số người Hồi biết tiếng A-rập và I-ran. Nguồn gốc của người Hồi có thể tìm đến thế kỷ thứ 7 sau công nguyên. Lúc đó, thương nhân A-rập và I-ran đến TQ buôn bán, rồi ở lại Quảng Châu, Tuyền Châu TQ, qua mấy trăm năm phát triển, dần dần trở thành một phần của người Hồi. Ngoài ra, đầu thế kỷ 13, nhiều người Trung Á, người I-ran và người A-rập bị buộc di chuyển đến TQ vì chiến tranh, thông qua hình thức hôn nhân, theo đạo v.v, không ngừng hội nhập với người Hán, người Vây-ua, người Mông Cô, đã dần dần hình thành người Hồi. Người Hồi theo đạo I-xlam, xây dựng các chùa I-xlam tại các thành phố, thị trấn và thôn làng nơi cư trú, hình thành đặc điểm sống xung quanh chùa. Họ có thói quen ăn uống của mình, mọi người thường thấy nhà hàng treo biển ‘người Hồi”, “I-xlam”,đó là những nhà hàng chuyên phục vụ cho người Hồi. Trình độ kinh tế văn hoá của người Hồi khá cao, đã đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển lịch sử Trung Quốc. 2.5 Dân tộc Mèo Dân tộc Mèo có khoảng 8.94 triệu người, chủ yếu tập trung tại Quý Châu, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Đông v.v. Dân tộc Mèo sử dụng tiếng Mèo, thuộc ngữ hệ Hán Tạng. Trước đây người dân tộc Mèo không có văn tự thống nhất, năm 1956, dân tộc Mèo mở chế độ hoặc cải cách văn tự phiên âm la tinh 4 loại tiếng nói địa phương, đã hình thành văn tự Mèo thống nhất. Dân tộc Mèo là một trong những dân tộc cô xưa lịch sử lâu đời của TQ, trong sách sử hơn 4 nghìn năm trước đã có ghi chép. Suy Vưu có khi hợp có khi chiến với Hoàng Đế, Viêm Đế trong truyền thuyết lịch sử cô đại, là tô tiên tôn thờ của người dân tộc Mèo. Do nguyên nhân chiến tranh, đói kém, bệnh tật cũng như đe nhiều, đồng ruộng bỏ hoang v.v, dân tộc Mèo không ngừng di chuyển, khiến người dân tộc Mèo phân bố rộng rãi, khác biệt to lớn về mặt ngôn ngữ địa phương, trang sức trên người, trang sức trên đầu, tập tục. Người dân tộc Mèo phân bố tại các địa phương có nhiều cách tự xưng, ví dụ theo sự khác nhau về mặt trang sức trên người, gọi là “Mèo váy dài”, “Mèo vay ngắn”, “Mèo sừng dài”, “Mèo đỏ”, “Mèo đen” v.v. Người dân tộc Mèo phần lớn theo tôn giáo nguyên thuỷ vạn vật có linh 7 hồn. Người Mèo chủ yếu trồng lúa nước, ngô, cây trầu, cây cải dầu và các loại cây thuốc quý như điền thất, thiên ma, đỗ trọng v.v. 2.6 Dân tộc Di Dân tộc Di có hơn 7.7 triệu người, chủ yếu phân bố tại Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu, Quảng Tây. Dân tộc Di sử dụng tiếng Di, thuộc ngữ hệ Hán Tạng. Người dân tộc Di sống chung và liên hệ khá nhiều với người Hán nên biết dùng tiếng Hán. Dân tộc Di là một dân tộc thiểu số dân số khá đông, phân bố khá rộng và lịch sử lâu đời. Hơn 2000 năm trước, người dân tộc Chi, Khương từ miền bắc di chuyển xuống miền nam không ngừng dung hợp với bộ lạc thô dân miền nam, đã hình thành một dân tộc mới—dân tộc Di. Một đặc trưng quan trọng trong lịch sử dân tộc Di tức là duy trì lâu dài chế độ chiếm hữu nô lệ. Sau năm 1949 Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời, đã cải cách dân chủ đối với dân tộc Di, chế độ nô lệ còn sót lại trong xã hội dân tộc Di mới dần dần diệt vong. Người dân tộc Di trước đây thịnh hành sùng bái đa thần, thời kỳ đầu nhà Thanh thịnh hành đạo giáo, cuối thế kỷ 19, đạo thiên chúa, đạo cơ đốc truyền vào, nhưng người theo đạo rất ít . 2.7 Dân tộc Mông Cô Dân số dân tộc Mông Cô có hơn 5 triệu 800 nghìn người, chủ yếu sống ở khu tự trị Nội Mông và các châu, huyện tự trị ở các tỉnh, khu tự trị như Tân Cương, Thanh Hải, Cam Túc, Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh v.v. Dân tộc Mông Cô dùng tiếng Mông Cô, thuộc hệ A-tai ngữ. Cách gọi Mông Cô xuất hiện sớm nhất vào đời nhà Đường, lúc đó chỉ là tên gọi của một bộ tộc trong nhiều bộ tộc Mông Cô. Nơi phát sinh của bộ tộc này nằm ở dải phía đông sông Ơ-gu-na, sau đó dần dần di chuyển về phía tây. Các bộ tộc thi nhau cướp đoạt người, súc vật và của cải, hình thành cuộc chiến bộ tộc kéo dài liên miên. Năm 1206 Tie-mu-zhen (Thiết Mộc Chân) được tiến cử làm vua Mông Cô, lấy hiệu là Thành Cát Tư Hãn, thành lập nước Mông Cô, từ đó miền bắc TQ lầầ̀n đầu tiên xuất hiện một dân tộc Mông Cô--dân tộc lớn mạnh, ôn định và không ngừng phát triển. Sau đó, Thành Cát Tư Hãn đã thống nhất các bộ tộc Mông Cô, thống nhất TQ, lập ra nhà Nguyên. Người Mông Cô phần lớn theo đạo Lạt-ma. Dân tộc Mông Cô đã có đóng góp quan trọng về các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học ky thuật, tính lịch theo thiên văn, văn hoá nghệ thuật, y học… tại Trung Quốc. Trong phát triển lịch sử lâu dài, các dân tộc TQ đã dần dần hình thành cục diện sống tập trung giữa nhiều dân tộc với chủ thể là dân tộc Hán. Trong 55 dân tộc thiểu số, ngoài dân tộc Hồi, dân tộc Mãn dùng tiếng Hán ra, các dân tộc thiểu số đều dùng ngôn ngữ dân tộc mình hoặc tiếng Hán. Nhiều năm nay, 56 dân tộc 8 cùng lao động, sinh sống trên lãnh thô rộng 9 triệu 600 nghìn ki-lô-mét vuông, cùng sáng tạo nên lịch sử lâu đời và văn hoá rực rỡ của TQ. II. KHÁI QUÁT NẾN NGỌAI GIAO TRUNG QUỐC SAU 1949: Sau khi Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập vào năm 1949 , quan hệ ngoại giao Trung Quốc đã mở ra trang sử mới. Từ năm 1949 đến cuối những năm 50 thế kỷ 20 , Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa . Sau hội nghị Băng-đung In-đô-nê-xi-a , một số nước châu Á và châu Phi lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Đến năm 1956 , đã có 25 nước thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc . Từ cuối những năm 50 đến cuối những năm 60 thế kỷ 20 , Trung Quốc lần lượt ký hiệp ước hữu nghị và hiệp định hợp tác kinh tế ky thuật với những nước Ghi-nê , Ga-na , Ma-li , Gông-gô , Tan-da-ni-a v v...ủng hộ đấu tranh vũ trang giành độc lập của những nước Ăng-gô-la , Ghi-nê Bít-xao , Mô-đăm-bích , Dim-ba-bu-ê , Na-mi-bi-a và đấu tranh chống chủ nghĩa chủng tộc người da trắng của nhân dân Nam Phi . Giải quyết vấn đề biên giới do lịch sử để lại và ký hiệp ước biên giới với các nước Mi-an-ma , Nê-pan , Mông Cô , Áp-ga-ni-xtan , ký với Pa-ki-xtan hiệp định biên giới giữa khu vực phòng thủ thật sự được kiểm soát ở Tân Cương Trung Quốc và Pa-ki-xtan . Giải quyết với In-đô-nê-xi-a vấn đề hai quốc tịch của hoa kiều ở In-đô-nê-xi-a . Đến năm 1969 , đã có 50 nước thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc . Bước ngoặt quan trọng trong nền ngoại giao Trung Hoa mới là vào tháng 10 năm 1971 .Năm đó , với sự ủng hộ của đông đảo nước đang phát triển , Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 26 thông qua nghị quyết số 2758 với đa số phiếu áp đảo , khôi phục mọi quyền lợi hợp pháp của Trung Quốc tại Liên hơp quốc và trục xuất ngay đại diện của tập đoàn Quốc Dân Đảng từ Liên hợp quốc cũng như tất cả các cơ quan của Liên hợp quốc . Từ đó về sau , Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với tuyệt đại đa số nước Phương Tây , đây là cao trào thiết lập quan hệ ngoại giao lần thứ ba . Từ cuối những năm 70 đến cuối những năm 80 thế kỷ trước , dưới sự chỉ dẫn của tư tưởng ngoại giao Đặng Tiểu Bình , Trung Quốc bình thường hoá quan hệ với My , Nhật và các nước Tây Âu , cải thiện quan hệ ngoại giao với Liên Xô , phát triển toàn diện quan hệ với các nước thế giới thứ ba . Cải thiện và phát triển quan hệ với các nước xung quanh 9 và đông đảo các nước đang phát triển . Để giải quyết thoả đáng vấn đề Hồng Công và Ma-cao , Trung Quốc và Anh cũng như Bồ Đào Nha thông qua đàm phán ngoại giao lần lượt phát biểu Tuyên bố chung vào tháng 12 năm 1984 và tháng 4 năm 1987 , xác nhận Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa khôi phục thi hành chủ quyền đối với Hồng Công và Ma-cao vào ngày 1 tháng 7 năm 1997 và ngày 20 tháng 12 năm 1999 . Từ những năm 90 thế kỷ 20 , tập thể lãnh đạo thứ ba với nòng cốt là đồng chí Giang Trạch Dân kế thừa và quán triệt sáng tạo tư tưởng ngoại giao và chính sách ngoại giao tự chủ và hoà bình của đồng chí Đặng Tiểu Bình , tích cực phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới trên 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình , cùng nhau thúc đẩy việc thiết lập trật tự chính trị và kinh tế quốc tế mới. Lần lượt khôi phục quan hệ ngoại giao với In-đô-nê-xi-a , thiết lập quan hệ ngoại giao với Xin-ga-po , Bru-nây và Hàn Quốc , bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam và Mông Cô . Năm 1996 , chủ tịch Giang Trạch Dân sang thăm ba nước Nam Á , thông qua thương lượng xác định , Trung Quốc và Ấn Độ thiết lập quan hệ đối tác mang tính xây dựng hướng tới thế kỷ 21. Trung Quốc và Pa-ki-xtan thiết lập quan hệ đối tác hợp tác toàn diện hướng tới thế kỷ 21 , Trung Quốc và Nê-pan thiết lập quan hệ đối tác láng giềng thân thiện vĩnh viễn . Trung Quốc tích cực phát triển quan hệ với các nước châu Á, châu Phi và châu My-la tinh cũng như các nước Đông Âu và Trung Âu , củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ với các nước châu phi phía Nam Sa-ha-la . Trung Quốc không ngừng phát triển quan hệ với các nước My-La tinh . Đã có 19 nước châu My-La tinh thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc . Một số nước chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc cũng bắt đầu xem xét việc phát triển quan hệ với Trung Quốc . Loài người bước vào thế kỷ mới với tiêu chí chính : thế giới đa cực hóa , kinh tế toàn cầu hóa không ngừng phát triển , Trung Quốc là nước với dân số đông nhất thế giới . Sự phát triển của Trung Quốc không thể tách rời thế giới , sự phát triển của thế giới cũng cần đến Trung Quốc. Trung Quốc chân thành mong muốn tăng cường hợp tác , cùng nhau phát triển với tất cả các nước và khu vực trên thế giới trên 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình . 10 CHƯƠNG II: VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI LÂN BANG VÀ NGOẠI BANG TRONG TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA I. ĐẶC ĐIỂM NƯỚC LỚN TRỖI DẬY : Từ thời Trung Quốc cô đại đã có lý luận nước lớn và lý luận nước lớn trỗi dậy, đặc biệt là thời Xuân Thu chiến quốc và thời Tam Quốc. Còn các đời Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh thời kỳ mà Trung Hoa đã có chính quyền trung ương thống nhất, thì có lý luận thực tiễn về xửa lý quan hệ đối ngoại của nước lớn. Trước tiên, vào thời Xuân Thu, văn hoá ứng xử “Bá Đạo” giữ vai trò chủ đạo trong quan hệ giữa các nước lân bang với nhau. Hoài Nam Tử cho rằng “Ngũ Bá Nhiệm Lực”. Chữ “lực” ở đây là chỉ thế lực của đất nước, tức là sức mạnh kinh tế và quân sự của một nước. Lã Thị Xuân Thu nhấn mạnh “Tiên sự nhi hậu binh”. Chữ “sự” ở đây là chỉ những biện pháp hoặc sự việc làm giàu cho đất nước được áp dụng nhằm mục đích tăng cường sức mạnh binh lực. Cụ thể là Tề Hoàn Công và Tấn Văn Công trong “Ngũ Bá” đều vô cùng coi trọng sản xuất và thương nghiệp. Việt Vương Câu Tiễn thực hành phương châm “Thập niên sinh tụ nhị thập niên giáo huấn” để khôi phục và phát triển sức mạnh kinh tế và quân sự, nhờ đó mà đánh bại Ngô Vương Phù Sai - người từng chinh phục nước Việt. Như vậy, để tranh giành bá quyền, một số quốc gia ở các mức độ khác nhau đã thực thi các chính sách cải cách vì mục đích “Phú quốc cường binh”, thành công sẽ trở thành cường quốc. Hơn nữa, tranh bá được tiến hành dưới sự thống nhất thiên hạ của thiên tử nhà Chu (mặc dù Chu Thiên tử đã chỉ còn trên danh nghĩa). Tề Hoàn Công và Tấn Văn Công vì muốn tranh thủ sử ủng hộ tối đa của các nước lớn đối với tham vọng tranh bá của họ, đã giương ngọn cờ “tôn vương nhướng di” tức là kính vua bài trừ di địch nhằm bề ngoài hoàn toàn không làm thay đôi cơ bản cục diện thiên hạ thời bấy giờ. Thứ hai, ở vào thời Chiến Quốc, văn hoá ứng xử “Hợp tung liên hoành” giữ vai trò chủ đạo trong quan hệ giữa các nước lân bang với nhau. Tới cuối thời Chiến Quốc, Tần trở thành nước rất mạnh so với cả sáu nước còn lại. Vì thế, các chính sách của nước này là nhằm chống lại mối đe doạ từ nước 11 Tần, với hai trường phái chính: Hợp tung (hay liên kết với nhau để chống sự bành trướng của Tần); và Liên hoành ( hay liên kết với Tần để dựa vào uy thế của họ). Ban đầu thuyết Hợp tung mang lại một số thành công, dù cuối cùng nó đã tan vỡ. Tần luôn lợi dụng thuyết Liên hoành để đánh bại từng nước một. Trong giai đoạn này, nhiều triết gia và chiến thuật gia đã đi chu du các nước để khuyên các vị vua cai trị đưa ý kiến của họ vào áp dụng thực tiễn. Những nhà chiến thuật gia đó rất nôi tiếng về những mưu mẹo và trí tuệ của mình, và được gọi chung là Tung Hoành gia, lấy theo tên của hai trường phái chiến lược chính. Có thể nói, ngoài Trương Nghi, Tư Mã Thố và Phạm Thư thời Chiến Quốc cũng có rất nhiều sáng kiến để tần thống nhất Trung Hoa. Năm 316 trước công nguyên, khi Tần Huệ Vương còn đang phân vân chưa biết nên tấn công “Triệu” hay “Hán”, thì kiến nghị đánh Triệu trước của Phạm Thư được chấp thuận. Lịch sử cho thấy, nước Tần sau khi chiếm được Thục thì sức mạnh tăng lên gấp bội, đem lại tác dụngto lớn đối với sự nghiệp thống nhất thiên hạ sau này của nước Tần. Ngoài ra, chiến lược “Viễn giao cận công” nhằm chơi với đối thủ ở xa để đánh đối thủ ở gần cũng có đóng góp to lớn cho chiến công thống nhất Trung Hoa của nước Tần. Phạm Thư từng nói với Tần Chiêu Vương như sau “chi bằng Đại vương viễn giao mà cận công, được một tấc là tấc của đại vương, được một thước cũng là thước của Đại vương” Thứ ba, vào thời Tam quốc, văn hoá ứng xử “làm thế nào để một bên trong mối quan hệ ba bên thu được lợi ích lớn nhất” được coi là văn hoá ứng xử có ảnh hưởng lớn nhất thời bấy giờ. Trong đó, có tính tiêu chuẩn nhất là đoạn “Long Trung đối” khi Gia Cát Lượng trước khi xuống núi đã phân tích tình thế cho Lưu Bị nghe. Gia Cát Lượng cho rằng “Tào Tháo bây giờ thế lực mạnh mẽ nhất là phía đất rộng người đông, lính mạnh ngực khoe, hơn nữa là bức ép thiên tử ra lệnh cho chư hầu, vì vậy ta nên tránh mũi nhọn. Còn Tôn Quyền chiếm cứ ở Giang Đông, tuy thế lực có kém hơn, nhưng lại là nước hiểm dân giàu, biết dùng người hiền, vì vậy chỉ có thể kết làm đồng minh, không thể tranh giành trực diện với họ”. Thứ tư, đời Minh, đời Thanh; chế độ “Phong Cống” đã trở thành văn hoá ứng xử phô biến nhất giữa Trung Hoa với các nước ngoại bang Điều này thể hiện quan niệm giá trị Trung Hoa cho rằng họ là “Trung ương đại quốc” vượt hơn tất cả các nước khác, xem các nước là chư hầu của mình. Theo 12 đó trung Hoa thi hành chính sách thể hiện tư tưởng bá quyền, thôn tính nước khác hoặc tạo nên một hệ thống các nước chư hầu, lấy mình làm trung tâm, luôn tự cho mình có quyền cất binh “điếu phạt”. II. VĂN HÓA ỨNG XỬ “BÁ ĐẠO” THỜI XUÂN THU : 1. Giai đoạn Xuân Thu Sau khi kinh đô (Cảo) bị các bộ tộc rợ phía tây cướp bóc, Chu Bình Vương chạy sang phía Đông. Trong khi rút chạy từ thủ đô phía tây về phía đông, vị vua Chu nhờ các vị vương hầu ở gần đó là Tần, Trịnh và Tấn bảo vệ khỏi các rợ và các vị vương hầu phản loạn. Ông dời đô thành của Chu từ Cảo Kinh (nay thuộc Thiểm Tây) đến Lạc Ấp (nay thuộc Lạc Dương) ở châu thô sông Hoàng Hà. Vị vua trốn chạy nhà Chu không có được vị trí chắc chắn trên vùng lãnh thô phía đông; thậm chí cả lễ lên ngôi của thế tử cũng phải nhờ sự trợ giúp của các vị vương hầu trên mới diễn ra được. Với sự sút giảm lớn về đất đai, chỉ còn giới hạn ở Lạc Dương và các vùng xung quanh, triều đình Chu không còn có thể duy trì sáu đội quân thường trực (lục quân). Các vị vua nhà Chu tiếp sau cần sự trợ giúp của các chư hầu hùng mạnh xung quanh để bảo vệ họ khỏi các cuộc cướp bóc và để giải quyết các cuộc tranh giành quyền lực bên trong. Triều đình nhà Chu không bao giờ còn lấy lại được quyền lực trước đó của họ; họ chỉ còn đơn thuần là một triều đình bù nhìn của các chư hầu phong kiến. Mặc dù nhà Chu trên danh nghĩa vẫn đang nắm Thiên Mệnh, danh hiệu không hề có quyền lực. 2. Sự nôi lên của các bá chủ Trong quan hệ giữa các chư hầu vào thời này có một hệ thống quan hệ phức tạp. Một phần nó được cấu trúc theo hệ thống phong kiến của Tây Chu nhưng các yếu tố thực dụng được tăng cường. Một sự tập hợp các tiêu chuẩn và giá trị thông thường của các chư hầu, có thể gọi một cách không chính xác lắm là Luật quốc tế đã xuất hiện. Khi các vùng ảnh hưởng và vùng văn hoá của các chư hầu mở rộng và giao nhau, các cuộc chạm trán ngoại giao cũng tăng lên. Vị quý tộc đầu tiên giúp đỡ các vua nhà Chu là Trịnh Trang Công (ở ngôi 743 trước công nguyên - 701 trước công nguyên ). Ông là người đầu tiên lập lên ngôi vị bá chủ, với ý định giữ lại hệ thống cai trị cũ. Các nhà sử học xưa biện hộ rằng hệ thống mới là một phương tiện để bảo vệ các chư hầu văn minh yếu hơn và triều đình nhà Chu khỏi phải chịu sự cướp phá của các bộ tộc “rợ” nằm bao quanh 13 mà người Trung Hoa thường gọi miệt thị là Bắc Địch; Nam Man, Tây Nhung, Đông Di. Tuy nhiên, tất cả các chư hầu được cho là “văn minh” thực tế gồm một phần pha trộn đáng kể các tộc người; vì thế không có đường biên giới rõ ràng giữa các chư hầu “văn minh” và các “rợ”. Tuy nhiên các bộ tộc với sự khác biệt về dân tộc và văn hoá đó lại có một nền văn minh duy nhất của họ ở một số vùng. Một số nhóm dân tộc về thực chất lại có sức mạnh và được văn minh hoá theo các tiêu chuẩn Trung Quốc tới mức những thực thể chính trị của họ, gồm cả Ngô và Việt, thậm chí được gộp trong một số liên minh của Ngũ Bá. Các chư hầu hùng mạnh mới nôi lên thực lòng muốn giữ sự ưu tiên dòng dõi quý tộc hơn hệ tư tưởng truyền thống là giúp đỡ các nước yếu hơn ở thời hỗn loạn, điều này vốn đã từng được truyền bá rộng rãi ở thời đế quốc Trung Quốc để củng cố quyền lực vào tay gia đình cai trị. Các vị chư hầu Tề Hoàn Công (ở ngôi 685 trước công nguyên -643 trước công nguyên ) và Tấn Văn Công (ở ngôi 636 trước công nguyên - 628 trước công nguyên ) còn đi xa hơn trong việc thiết lập hệ thống cai trị lãnh chúa, nó mang lại sự ôn định nhưng chỉ trong những khoảng thời gian ngắn so với trước kia. Các vụ sáp nhập tăng lên, mang lại lợi ích cho những chư hầu hùng mạnh nhất gồm Tần, Tấn, Tề và Sở. Vai trò của lãnh chúa ngày càng có chiều hướng rời xa khỏi mục đích ban đầu là bảo vệ các chư hầu nhỏ hơn; cuối cùng lãnh chúa đã trở thành một hệ thống quyền bá chủ của các chư hầu lớn đối với các nước vệ tinh yếu hơn ở Trung Quốc và đối với cả những vùng có nguồn gốc “rợ”. Các chư hầu lớn thường lợi dụng lý do giúp đỡ và bảo vệ để can thiệp và kiếm lợi từ các nước chư hầu nhỏ khi xảy ra xung đột nội bộ ở các nước đó. Đa phần các vị bá thời sau này đều bắt nguồn từ các chư hầu lớn thời đó. Họ tự tuyên bố mình là vị chúa tể trên lãnh thô của họ, thậm chí còn không cần công nhận tính tượng trưng nhỏ mọn của nhà Chu. Việc thiết lập hệ thống hành chính địa phương (châu và quận), với các quan chức được chỉ định bởi chính phủ, tạo cho các chư hầu khả năng kiểm soát lớn hơn với lãnh địa của mình. Việc thu thuế nông nghiệp và thương mại cũng dễ dàng hơn so với kiểu phong kiến trước đó. Ba nước Tần, Tấn và Tề không chỉ tự tăng cường sức mạnh của mình mà còn đẩy lùi chư hầu ở phía nam là Sở, các vị lãnh chúa ở đó tự phong mình làm vua. Quân đội Sở dần dần xâm nhập vào lưu vực sông Hoàng Hà. Việc coi Sở như là “rợ phương nam” (Sở Man), đơn giản là một lý do để cảnh báo Sở không được 14 can thiệp vào tầm ảnh hưởng riêng của họ. Những sự xâm nhập của Sở nhiều lần bị chống trả với ba trận đánh lớn ngày càng tăng về mức độ bạo lực - trận Thành Bộc (632 trước công nguyên ), trận Bi (595 trước công nguyên ) và trận Yên Lăng (575 trước công nguyên ); điều này dẫn tới sự hồi phục của các chư hầu Trần và Thái (còn gọi là Sái). 3. Tiểu kết: Sau một giai đoạn tăng trưởng chiến tranh ở mọi góc độ, Tề, Tần, Tấn và Sở cuối cùng đã gặp gỡ ở một hội nghị giải giáp vũ khí năm 579 trước công nguyên , các nước khác hầu như trở thành các nước vệ tinh (nước phụ dung). Năm 546 trước công nguyên , Tấn và Sở đồng ý ngừng chiến với nhau. Sau một thời gian tương đối yên ôn trong thế kỷ thứ 6 sau công nguyên, hai nước chư hầu ven biển ở vùng Triết Giang ngày nay là Ngô và Việt, dần dần mạnh lên. Sau khi đánh bại và trục xuất vua Phù Sai nước Ngô, vua Câu Tiễn nước Việt (496 trước công nguyên - 465 trước công nguyên) trở thành vị bá chủ cuối cùng được công nhận. Thời kỳ hoà bình này chỉ là một sự mở đầu cho một tình trạng rối loạn của Thời chiến quốc. Bốn chư hầu mạnh đang ở giữa cuộc tranh giành quyền lực. Sáu họ chiếm hữu đất đai lớn ở Tấn tiến hành đánh lẫn nhau. Họ Trần đang loại trừ các đối thủ chính trị ở Tề. Tính chính thống của những vị vua cai trị thường không được thừa nhận trong các cuộc nội chiến với sự tham gia của nhiều thành viên thuộc gia đình hoàng gia ở Tần và Sở. Một lần nữa những người tranh giành đó lại củng cố vững chắc vị trí của mình tại lãnh thô riêng, sự chém giết giữa các nước tiếp tục trong thời Chiến Quốc. Thời Chiến Quốc chính thức bắt đầu vào năm 403 trước công nguyên khi ba họ lớn nhất ở Tấn là Triệu, Nguỵ và Hàn phân chia đất nước; triều đình bất lực nhà Chu bắt buộc phải công nhận quyền lực của họ. III. VĂN HÓA ỨNG XỬ “HỢP TUNG LIÊN HOÀNH” THỜI CHIẾN QUỐC : 1. Giai đoạn Chiến quốc: Sang thời Chiến quốc (475 trước công nguyên - 221trước công nguyên), chỉ còn lại thất hùng Tề, Sở, Yên, Triệu, Hàn, Ngụy và Tần. Nước nào cũng xem mình ngang hàng nhà Chu, không cần nhân danh thiên tử, giành nhau xưng vương, tự ý đem quân đánh nhau khốc liệt. Sau hai thế kỷ rưỡi chiến tranh, thế lực nước Tần 15 mạnh nhất. Đến năm 221 Tần Thủy Hoàng diệt được sáu nước, chấm dứt chế độ phong kiến, thống nhất Trung Hoa, mở đầu chế độ quân chủ. 2. Hợp tung Liên hoành: Thời bấy giờ, Tần hùng mạnh, là sự uy hiếp lớn cho 6 nước vùng Sơn Đông. thất hùng nôi dậy tranh giành thiên hạ. Các nước Triệu, Hàn, Yên, Sở, Tề, Nguỵ vì muốn đối phó với nước Tần đã áp dụng chiến lược “hợp tung” với hình thức mặt trận liên hợp. Còn nước Tần đã sử dụng chiến lược “liên hoành” do Trương Nghi phát kiến, thông qua phá hoại, phân hoá làm tan rã mặt trận “hợp tung” đánh bại từng nước, từ đó thống nhất Trung Hoa. "Hợp tung" là một phái hoạt động có sách lược chính trị liên hợp chống Tần theo hướng Nam - Bắc từ Yên đến Sở. "Liên hoành" do nước Tần đề ra để liên hợp với các nước phía Đông. Cả hai phái đều nôi lên một số thuyết khách hoạt động. Có hai người nôi trội là Trương Nghi và Tô Tần. Năm 322 trước công nguyên, Nguỵ Huệ Vương hợp tác với nước Tần, lấy Trương Nghi là tướng nước Tần làm tướng nước Nguỵ. Năm nước : Tề, Sở, Yên, Triệu, Hàn, thấy bị uy hiếp, nên năm 319 trước công nguyên đã thay Công Tôn là tướng nước Nguỵ hình thành thế "Hợp tung". Năm 317 trước công nguyên, sáu nước liên minh với nhau đánh Tần. Về sau, năm 298 trước công nguyên, Mạnh Thường Quân đề xướng, ba nước: Tề, Hàn, Nguỵ cùng tấn công nước Tần. Tháng 12 năm đó, sáu nước tôn nước Tề làm chủ, tấn công nước Tần. Hai năm (298 - 297 trước công nguyên) phái "Hợp tung" thu được thắng lợi. Tô Tần được cử đứng đầu phái Hợp tung. Nhưng về sau, Trương Nghi là thuyết khách cho phái Liên hoành, đã hợp tác các nước phía Đông phá nước Tề, là nước đối đầu hùng mạnh trong sáu nước. Cuối cùng Tề đại bại, năm nước khác đều hàng phục, nước Tần trở thành cường quốc. 3. Tiểu kết: Sang thế kỷ 2 trước công nguyên, nhờ ưu thế về kinh tế và quân sự, Tần chiếm ưu thế rõ rệt so với các quốc gia phía đông, nhất là sau sự xuống dốc của Tề và Sở. Tần dùng chiến thuật "thân xa đánh gần", lấn đất các nước tiếp giáp với mình như Hàn, Triệu, Nguỵ, Sở, hòa hiếu với nước Tề ở xa. Chiến thuật này tỏ ra hiệu quả. Các nước chư hầu khác có đôi lúc liên minh theo thuyết "Liên hoành" để chống Tần nhưng ràng buộc lỏng leo và hay bị Tần chia rẽ nên liên minh nhanh chóng tan rã. Thêm vào đó, nhiều vua chư hầu không thấy được lợi ích thiết thực 16 của liên minh chống Tần mà bị Tần lung lạc bởi lợi ích nhỏ trước mắt nên mắc mưu Tần, dần dần trở thành nạn nhân trong quá trình thống nhất của Tần. Sau khi diệt nhà Chu năm 249 trước công nguyên, Tần tiếp tục tấn công các chư hầu khác. Đất đai của các nước tiếp giáp bị lấy nhiều và tới khoảng năm 240 trước công nguyên, phần đất còn lại của các nước giáp Tần như Hàn, Triệu, Ngụy thực chất rất nhỏ. Cuối cùng, Tần dùng vũ lực lần lượt diệt hết 6 nước phía đông, thống nhất Trung Quốc:Tần chiếm Hàn (năm 230 trước công nguyên), Tần chiếm Nguỵ (năm 225 trước công nguyên), Tần chiếm Sở (năm 223 trước công nguyên), Tần chiếm Yên và Triệu (năm 222 trước công nguyên), Tần chiếm Tề và hoàn thành thống nhất Trung Quốc (năm 221 trước công nguyên). IV. VĂN HÓA ỨNG XỬ “QUAN HỆ LỢI ÍCH NHẤT” THỜI TAM QUỐC : 1. Giai đoạn Tam Quốc: Sau Công nguyên vào khoảng năm 220 đến năm 280 có ba nước Nguỵ, Thục, Ngô đối địch với nhau. Từ cuối thế kỉ 2, các thế lực quân phiệt đã nôi lên chiếm cứ các nơi. Năm 208, khi làm chủ được miền Bắc Trung Quốc, Tào Tháo tấn công hai lực lượng của Tôn Quyền và Lưu Bị ở miền Nam nhưng đại bại ở Xích Bích. Lưu Bị cố thủ miền Tây Nam. Tôn Quyền ở miền Đông Nam tạo thành ba thế lực. Vua Đông Hán là Hiến Đế phải "nhường ngôi" năm 220, Tào Phi (con Tào Tháo) lên làm hoàng đế đặt tên nước là Nguỵ. Năm 221, Lưu Bị ở miền Tây Nam cũng xưng làm hoàng đế, đặt tên nước là Hán (sử quen gọi là Thục) và tôn Gia Cát Lượng làm quân sư. Năm 222, Tôn Quyền xưng vương (năm 229, xưng đế) đóng đô ở Kiến Nghiệp (Nam Kinh sau này) đặt tên nước là Ngô. Năm 263, Nguỵ diệt Thục. Năm 265, Tư Mã Viêm bắt vua Nguỵ nhường ngôi, lập nên triều Tấn. Năm 280, Tấn diệt Ngô. Thời tam quốc kết thúc. 2. Lợi ích từ các quan hệ liên minh Mùa đông năm 189, Tào Tháo đã nôi binh. Ông đã thu được khoảng 300.000 quân Khăn Vàng cũng như một loạt các nhóm quân sự có nguồn gốc bộ tộc vào quân đội của mình. Năm 196 ông ta thiết lập kinh đô cho nhà Hán ở Hứa Xương (Hứa Đô) và phát triển nông nghiệp trên cơ sở sử dụng sức lính để tăng thêm lương thảo cho quân đội. Sau khi tiêu diệt Viên Thuật năm 197 và các lãnh chúa miền đông như giết Lã Bố năm 198 và làm suy yếu Lưu Bị năm 200 ở Từ 17 Châu nhằm sự chú ý của ông ta vào phía bắc tới Viên Thiệu, người trong cùng năm đó đã tiêu diệt ke thù phía bắc của mình là Công Tôn Toản. Sau nhiều tháng lập kế hoạch, hai bên đã giao tranh tại Quan Độ năm 200. Vượt qua đội quân đông đảo hơn của họ Viên (300.000 người so với hơn 200.000 quân của Tào Tháo), Tào Tháo đã đánh bại ông ta và làm tan rã quân miền bắc. Năm 202, Tào Tháo giành hoàn toàn thế chủ động sau cái chết của Viên Thiệu và sự chia rẽ của ba con trai ông ta để tiến lên phía bắc sông Hoàng Hà. Ông ta chiếm Ye năm 204 và xâm chiếm các tỉnh Ký Châu, Tinh Châu, Thanh Châu và U Châu. Cuối năm 207, sau những chiến dịch nhỏ chống lại người Ô Hoàn (((), Tào Tháo đã giành được sự thống lĩnh không thể tranh cãi đối với miền đồng bằng Hoa Bắc gồm các tỉnh như Liêu Ninh, Sơn Tây, Nội Mông và Bắc Kinh ngày nay. Sau khi liên minh với Viên Thiệu bị tan vỡ, Lưu Bị phải chạy về Kinh Châu nương náu dưới trướng Lưu Biểu. Năm 208, Tào Tháo đưa quân về phía nam với ý định nhanh chóng thống nhất đế chế. Con Lưu Biểu là Lưu Tôn đầu hàng, dâng đất Kinh Châu, Tương Dương cho họ Tào và Tào Tháo đã có thể triển khai một lực lượng thủy quân lớn tại Giang Lăng. Tuy nhiên, Tôn Quyền–người kế nhiệm Tôn Sách tại Giang Đông và Lưu Bị sau khi chạy qua Hạ Khẩu, Giang Hạ vẫn tiếp tục chống cự. Mưu sĩ của Tôn Quyền là Lỗ Túc đảm bảo cho liên minh với Lưu Bị, là người đã thua chạy từ phía bắc. Liên quân của hai nhà khoảng 50.000 người giao tranh với thủy quân của Tào Tháo khoảng 200.000 người tại Xích Bích vào mùa đông. Sau vài giao tranh nhỏ, cuộc tấn công bằng hỏa công đã là đòn đánh quyết định làm quân Tào Tháo tan vỡ, và buộc ông ta phải rút chạy hỗn loạn về phương bắc. Chiến thắng của liên quân tại Xích Bích là đảm bảo cho sự sống còn của Lưu Bị và Tôn Quyền và là cơ sở để hình thành nên hai vương triều Thục và Ngô. Sau khi chạy về phía bắc, Tào Tháo thu phục các khu vực ở miền tây bắc năm 211 và củng cố quyền lực của mình. Ông ta tăng nhanh chức vụ cũng như sức mạnh, cuối cùng trở thành vua của nhà Ngụy năm 217. Lưu Bị tấn công vào Ích Châu và năm 214 thay thế Lưu Chương cai trị khu vực này, giao cho Quan Vũ cai quản Kinh Châu. Tôn Quyền, trong những năm sau đó bị vướng bận với việc chống lại Tào Tháo tại miền đông nam ở Hợp Phì, bây giờ bắt đầu chú ý tới Kinh Châu và miền trung sông Dương Tử. Sự bất hòa giữa hai quốc gia liên minh này ngày càng tăng lên. Năm 219, sau khi Lưu Bị chiếm được Hán Trung và Tương 18 Dương từ Tào Tháo, Quan Vũ bị vây khốn ở Phàn Thành, đại tướng thống lĩnh quân đội của Tôn Quyền là Lữ Mông đã tái chiếm Kinh Châu. Đầu năm 220, Tào Tháo chết, tháng mười năm đó con ông là Tào Phi phế bỏ vua Hiến Đế, kết thúc nhà Hán. Ông ta đặt quốc hiệu là Ngụy và lên ngôi tại Lạc Dương. Năm 221, Lưu Bị xưng là vua nhà Hán, nhằm mục đích khôi phục nhà Hán. (Quốc gia này trong sử sách gọi là "Thục" hay "Thục-Hán".) Trong năm đó, Ngụy ban cho Tôn Quyền tước hiệu Ngô vương. Một năm sau, quân đội Thục-Hán tuyên bố chiến tranh với Ngô và giao tranh với quân Ngô tại trận Di Lăng. Tại Hào Đình, Lưu Bị bị đánh bại bởi viên tướng của Tôn Quyền là Lục Tốn và phải lui quân về Thục, sau đó ông ta mất năm 222 tại thành Bạch Đế . Sau cái chết của Lưu Bị, Thục và Ngô hồi phục hòa bình để chống Ngụy, tạo nên sự ôn định của trục ba quốc gia. Năm 229, Tôn Quyền từ chối công nhận nhà Ngụy của Tào Phi và lên ngôi hoàng đế tại Vũ Xương. Phần lớn miền bắc hoàn toàn thuộc nhà Ngụy, trong khi đó Thục chiếm miền tây nam và Ngô chiếm miền trung tâm phía nam và phía đông. Biên giới phía ngoài của ba quốc gia này bị giới hạn bởi ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa. Ví dụ, kiểm soát về chính trị của nhà Thục trên biên giới phía nam của mình bị giới hạn bởi các bộ lạc người Thái trong tỉnh Vân Nam và Myanma ngày nay. Từ những năm cuối thập niên 230, những rạn nứt đã xuất hiện và ngày càng trở lên rõ nét hơn giữa họ Tào lúc đó đang cai trị và họ Tư Mã. Sau cái chết của Tào Tuấn (Tào Duệ), chủ nghĩa bè phái đã rõ nét hơn giữa quan nhiếp chính Tào Sảng và tông chỉ huy quân đội Tư Mã Ý. Cẩn thận hơn, Tào Sảng đã để cho những người thân cận nắm giữ các chức vụ quan trọng và loại bỏ họ Tư Mã, mà ông cho là mối đe dọa. Sức mạnh của họ Tư Mã, một trong những dòng họ địa chủ lớn ở Trung Quốc thời Hán, đã được tăng thêm bởi những chiến thắng quân sự của Tư Mã Ý. Ngoài ra, Tư Mã Ý còn là một nhà chiến lược và chính trị nôi tiếng. Năm 238 ông đánh bại cuộc nôi dậy của Công Tôn Uyên và đưa vùng Liêu Đông về dưới sự kiểm soát của trung ương. Cuối cùng, ông vượt qua Tào Sảng trong trò chơi quyền lực. Nắm lấy cơ hội cuộc đi thăm của những người thuộc phe hoàng gia tới Cao Bình lăng, Tư Mã Ý làm đảo chính ở Lạc Dương, ép lực lượng của Tào Sảng ra khỏi chính quyền. Rất nhiều người phản đối về việc quyền lực nghiêng về gia đình Tư Mã quá nhiều; nôi tiếng nhất là Trúc Lâm Thất Hiền. Một trong bảy người này, Kê Khang, đã bị giết như là một phần của sự thanh lọc sau khi Tào Phương thất thế. 19 Nhà Thục sụp đô: Việc suy yếu của họ Tào cũng là hình ảnh sự xuống dốc của nhà Thục. Sau cái chết của Gia Cát Lượng, vị trí Thừa tướng của ông lần lượt rơi vào tay Tưởng Uyển, Phí Vĩ và Đông Doãn. Sau năm 258, chính trường nhà Thục ngày càng bị kiểm soát bởi các hoạn quan và tham nhũng nở rộ. Cho dù có những cố gắng đầy nghị lực từ Khương Duy, học trò của Gia Cát Lượng, nhà Thục không thể nào giành được chiến thắng quyết định trước nhà Ngụy. Năm 263, quân Ngụy tấn công bằng ba cánh quân và quân nhà Thục phải rút lui khỏi Hán Trung. Khương Duy lui về Kiếm Các nhưng ông đã bị đánh bại bởi tướng Ngụy Đặng Ngải, người đã đem quân của mình từ Âm Bình qua những khu vực được cho là không thể vượt qua. Mùa đông năm đó, kinh đô Thành Đô sụp đô và vua Lưu Thiện đầu hàng. Nhà Thục kết thúc sau 43 năm tồn tại. Nhà Ngô sụp đô: Sau cái chết của Tôn Quyền năm 252, nhà Ngô bắt đầu đi xuống. Những cuộc áp chế thành công do Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu (hai người con Tư Mã Ý) tiến hành trước các cuộc nôi loạn ở khu vực Hoài Nam đã làm giảm ảnh hưởng của nhà Ngô. Việc sụp đô của nhà Thục đã báo hiệu cho sự thay đôi trong chính trường nhà Ngụy. Tư Mã Viêm (con Tư Mã Chiêu), sau khi chấp nhận sự đầu hàng của Lưu Thiện, đã loại bỏ vua Ngụy và thiết lập triều đại nhà Tấn năm 264, còn gọi là Hậu Tấn để phân biệt với nhà Tấn thời Xuân thu Chiến quốc, kết thúc 46 năm thống trị của họ Tào ở miền bắc. Năm 269 Dương Hựu, tướng nhà Tấn tại miền nam, bắt đầu chuẩn bị xâm chiếm Ngô bằng việc xây dựng hạm đội và huấn luyện thủy quân tại Tứ Xuyên dưới quyền Vương Nhung. Bốn năm sau, Lục Kháng, vị tướng vĩ đại cuối cùng của nhà Ngô đã chết, không có người kế tục xứng đáng. Kế hoạch xâm chiếm của nhà Tấn cuối cùng đã diễn ra vào mùa đông năm 279. Tư Mã Viêm ra lệnh tấn công bằng 5 cánh quân đồng thời dọc theo sông Dương Tử từ Kiến Khang tới Giang Lăng trong khi hạm đội từ Tứ Xuyên xuôi dòng tới Kinh Châu. Dưới sự căng thẳng vì các cuộc tấn công mãnh liệt, lực lượng nhà Ngô sụp đô và Kiến Khang mất vào tháng 3 năm 280, đóng lại một thế kỷ của các mâu thuẫn. 3. Tiểu kết: Thời kỳ tam quốc là một trong những thời kỳ đẫm máu nhất trong lịch sử Trung Quốc. Các nước liên minh tấn công đối thủ của mình đã hình thành nên văn hoá ứng xử “làm thế nào để một bên trong mối quan hệ ba bên thu được lợi ích lớn nhất”. Văn hoá ứng xử này mặc dù phục vụ cho lợi ích chính trị của các lực lượng trong thời kỳ này, nhưng cả ba lực lượng này đều không phải lực lượng nào cũng làm nên lịch sử. V. VĂN HÓA ỨNG XỬ “PHONG CỐNG” ĐỜI MINH - THANH: 1. Giai đoạn Minh và Thanh: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan