Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa ứng xử của thanh niên việt nam hiện nay - thực trạng và giải pháp...

Tài liệu Văn hóa ứng xử của thanh niên việt nam hiện nay - thực trạng và giải pháp

.PDF
52
5579
161

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Sư Phạm Giáo Dục Công Dân Mã ngành: 52140204 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN: TS.GVC: Lê Duy Sơn Phan Thị Phương Linh MSSV: 6108747 Khóa: 36 MSL: ML1068A2 Cần Thơ 11/2013 /2012 LỜI CẢM ƠN Sau 4 năm học tập dưới giảng đường đại học, hôm nay được sự đồng ý của Khoa Khoa học chính trị trường Đại học Cần Thơ, em đã chọn đề tài: “Văn hóa ứng xử của thanh niên Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Lần đầu tiên nghiên cứu khoa học, lại tiếp xúc với một nền văn hóa đang phát triển nên em gặp không ít khó khăn, nhưng được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn và những chuyến tìm hiểu thực tế, tìm hiểu trên sách báo và vốn kiến thức đã học ở trường trong 4 năm qua, em đã hoàn thành được luận văn của mình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: - Quý thầy cô trong Khoa Khoa học chính trị, trong suốt 4 năm học qua đã cung cấp cho em những kiến thức vô cùng bổ ích để từ đó em có thể nhìn nhận và đánh giá vấn đề có tính khoa học hơn. Bên cạnh đó, thầy cô còn giúp em có thể trang bị cho mình một hành trang kiến thức để có thể góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. - Thầy Lê Duy Sơn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn. - Tập thể lớp Sư phạm Giáo dục công dân khóa 36 đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ cho em. Do đây là một đề tài tương đối mới mẽ, tài liệu còn nhiều hạn chế, cho nên trong quá trình nghiên cứu luận văn chắc hẳn sẽ có những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài này được hoàn chỉnh hơn. Em chân thành biết ơn! Sinh viên thực hiện Phan Thị Phương Linh MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. A. PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề:...................................................................................................1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn: ..............................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: ..............................................2 4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn: .............................................................2 5. Kết câu của luận văn: .........................................................................................3 B. PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................. 4 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ VÀ VỀ THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY .............................................................4 1.1. Những vấn đề lý luận về văn hóa ứng xử ......................................................4 1.2. Những vấn đề lý luận về thanh niên Việt Nam hiện nay ..............................6 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM THỜI GIAN QUA .....................................................................................14 2.1. Những ưu điểm về văn hóa ứng xử của thanh niên Việt Nam hiện nay: ....14 2.2. Những hạn chế trong văn hóa ứng xử của thanh niên Việt Nam hiện nay: 19 CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY ...........................................................32 3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự quản lý của chính quyền các cấp đối với công tác giáo dục lối sống văn hoá ứng xử cho thanh niên hiện nay ..............................................................................................................32 3.2. Tăng cường công tác giáo dục văn hóa ứng xử của thanh niên đặc biệt là từ phía nhà trường ...................................................................................................38 3.3. Tuyên truyền, vận động và giáo dục nhận thức về văn hóa ứng xử trên các phương tiện truyền thông đại chúng ...................................................................40 3.4. Nâng cao khả năng tự giáo dục, rèn luyện bồi dưỡng thanh niên hướng đến lối sống có văn hoá .............................................................................................43 C. PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………….. VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” Văn hoá ứng xử của người việt đã được hình thành trong quá trình giao tiếp qua 4000 năm dựng nước và giữ nước. Cái đẹp trong văn hoá ứng xử được cha ông ta lưu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khác. Ngày nay mặc dù xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng văn ứng xử vẫn có tầm quan trọng đặc biệt. Nó tạo nên các mối quan hệ đẹp có văn hóa, có đạo đức trong cộng đồng dân cư, trong tình bạn trong tình yêu, trong gia đình, trong nhà trường, trong kinh doanh, đàm phán - thương lượng khi có những bất công có thể dẫn đến xung đột. Ngày nay thanh niên luôn được hưởng những quyền gì tốt đẹp nhất của xã hôi, cập nhật dược xu hướng thời đại, được tiếp cận với công nghệ tối cao nên việc nâng cao kiến thức, văn hóa ứng xử cũng nhanh chóng, thể hiện tuổi trẻ sáng tạo, năng động, có ý chí vươn lên định hướng tương lai, có cách ứng xử phù hợp nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều hiện trạng ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận không nhỏ thanh niên, thờ ơ với xã hội thiếu quan tâm đến vấn đề chung của xã hội hành vi ứng xử kém. Sự phát triển và hội nhập văn hóa xã hội đó tác động nhanh và mạnh nhất đối với thanh niên. Thanh niên đang ngày đêm quay cuồng trong vòng xoáy của sự phát triển đó. Bởi lẽ người trẻ mang trong mình sức sống dồi dào, mang trong mình nhiệt huyết sôi nóng. Họ thường là người rất năng động, tích cực trong mọi việc, trong mọi vấn đề của cuộc sống, kể cả tình yêu. Họ cũng là người dồi dào tình cảm, nhạy bén trong sự cảm thụ cái hay, cái đẹp của cuộc đời; nhưng ngược lại, họ cũng sẽ có những hành vi lệch chuẩn, văn hóa ứng xử kém. Đặc biệt là đối với thanh niên Việt Nam hiện nay, thế hệ được coi là tương lai vận mệnh của quốc gia dân tộc lại càng được coi trọng. Qua hành vi ứng xử văn hóa của thanh niên thể hiện được sự tiến bộ 1 văn minh của đất nước.. Trong bối cảnh đất nước đang bước bào giai đoạn hội nhập thì ững xử văn hóa càng có ý nghĩa to lớn hơn nên tôi chọn đề tài: “Văn hóa ứng xử của thanh niên Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp” làm luận văn tốt nghiệp đại học. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ các nội dung cơ bản sau: - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: tập trung nghiên cứu thực trạng văn hóa ứng xử của thanh niên Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn là: văn hóa ứng xử và thực trạng văn hóa ứng xử của thanh niên Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: - Mục dích của luận văn: Nghiên cứu văn hóa ứng xử và thực trạng văn hóa ứng xử của thanh niên Việt Nam để từ đó thấy được những ưu điểm và hạn chế trong văn hóa ứng xử của thanh niên Việt Nam hiện nay nhằm đề xuất những giải pháp để xây dựng nền văn hóa ứng xử của thanh niên Việt Nam hiện nay. - Nhiệm vụ cần thực hiện trong luận văn: Tìm hiểu về khái niệm đặc điểm văn hóa ứng xử của thanh niên Việt nam hiện nay. Làm rõ thực trạng văn hóa ứng xử của thah niên Việt Nam hiện nay. Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa ứng xử của thanh niên Việt Nam giai đoạn hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lê-Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối văn hóa của Đảng để làm rõ vấn đề vấn hóa ứng xử và thực trạng văn hóa ứng xử của thanh niên Việt Nam hiện nay. Về phương pháp nghiên cứu sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích và tổng hợp; Phương pháp đôi chiếu và so sánh; Phương pháp logic và lịch sử. 2 5. Kết câu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được chia làm 3 chương 8 tiết. 3 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ VÀ VỀ THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Những vấn đề lý luận về văn hóa ứng xử 1.1.1. Văn hóa và văn hóa ứng xử Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tình thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử (từ điển Việt Nam). Văn hoá là hướng tới cái đẹp, hướng tới con người và làm đẹp cuộc sống. Theo “Cẩm nang ứng xử bí quyết trẻ lâu sống lâu”- T.S Nguyễn Thế Hùng đầu tiên quan tâm đếnkhái niệm này. Ông cho rằng văn là đẹp, hóa là giáo hóa. Văn hóa là dùng văn để giáo hóa. “Văn hóa nghĩa là lấy cái đẹp để giáo hóa con người”. Sau đó xuất hiện nhiều định nghĩa văn hóa khác nhau: Theo E. Henriotte: “Văn hóa là cái gì còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả”. T.S Nguyễn Thế Hùng viết: Văn hóa có vai trò quan trọng trong đời sống con người, là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần xã hội, thể hiện trình độ phát triển chung của một đất nước, một thời đại. Văn hóa thể hiện khát vọng sống của con người hướng về Chân_Thiện_Mỹ. Văn hóa trở thành công cụ quan trọng của con người. Văn hoá ứng xử là lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động, là triết lý sống của con người đối với tự nhiên xã hội trong một phạm vi hẹp tới một phạm vi rộng. Bản chất của văn hoá ứng xử là chữ tâm và chữ nhẫn. Con người không thể giao tiếp ứng xử tốt khi mà một phía có thiên chí. Giao tiếp ứng xử đòi hỏi cả hai bên phải có tấm lòng, tình cảm, thiện chí mới đạt kết quả. Đó là chữ tâm. Và văn hoá ứng xử con người phải “nhẫn”, tức là phải có sự kiên trì nhẫn lại, nhường nhịn nhau, thậm chí đôi khi cũng phải thiết thòi đôi chút có thể mới đạt hiệu quả giao tiếp tốt. Nếu có cả “tâm” và “nhẫn” thì sẽ đạt kết quả tốt trong giao tiếp ứng xử. Điều đó đôi khi thay đổi số phận của cả một cuộc đời. Ứng xử là từ ghép gồm 4 “ứng” và “xử”. “Ứng” là ứng đối, ứng phó. “Xử” là xử thế, xử lí, xử sự. Ứng xử là phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Ứng xử là phản ứng có lựa chọn tính toán, là cách nói năng tuỳ thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người nhằm đạt kết quả cao nhất trong giao tiếp. T.S Nguyễn Thế Hùng đã phân tích rất rõ: Cách ứng xử của người Việt Nam chúng ta khác với người Châu Âu. Người Việt Nam chúng ta ứng xử duy tình (nặng về tình cảm). “Một trăm cái lí không bằng một tí cái tình”. Đó là đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, làng nghề thôn dã. Họ trọng tình anh em, họ hang, tình làng nghĩa xóm. Xem bữa cơm gia đình như để cởi mở, thân thiện. Người Châu Âu duy lí tính, văn minh, du mục, trọng động. “Văn hóa ứng xử” là: Thế ứng xử, là sự thể hiện triết lí sống, các lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người trong việc ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội từ vi mô (gia đình) đến vĩ mô (nhân gian).” Văn hóa ứng xử phải dược nhìn nhận từ ít nhất dưới bốn chiều kính của con người: quan hệ với tự nhiên_chiều cao, quan hệ với xã hội_chiều rộng, quan hệ với chính mình chiều sâu, quan hệ với tổ tiên và con cháu mai sau_chiều lịch sử. 1.1.2. Bản chất và biểu hiện của văn hóa ứng xử: Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những người chung quanh. Hành vi ứng xử văn hóa là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con người, được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con người đối với bản thân, với những người chung quanh, trong công việc và môi trường hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên hành vi ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau, nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá nhân trong xã hội. Hành vi ứng xử văn hóa được coi là các giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân được thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói 5 của mỗi cá nhân đó. Nó được biểu hiện trong mối quan hệ với những người chung quanh, trong học tập, công tác, với bạn bè cùng trang lứa và thậm chí ngay cả với chính bản thân họ. Đã có một thời người Việt Nam được dạy và học từ tấm bé về “học ăn - học nói” không chỉ ở thành thị mà ở cả các vùng thôn quê, lại chính là thời phong kiến và Pháp thuộc. Sự dạy ấy nằm ngay trong sách giáo khoa “Luân lý – Đạo đức” bậc Tiểu học. Những người như tôi tuổi cũng vắt qua ba thời: “thực dân – đế quốc – xã hội chủ nghĩa”. Cả hai thời thực dân và phong kiến trước đây, con trẻ đều được dạy: “học ăn - học nói”. Cái thời ấy học là để ứng xử cho phải đạo, cho phải phép chứ đâu đã có khái niệm học là để “có văn hóa”. Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Chỉ riêng văn hóa ứng xử, về hình thức nó làm nên vẻ đẹp kiêu sa và về nội tâm nó làm nên vẻ đẹp phải cảm nhận mới thấy. Nhiều chục năm qua với lý do này lý do khác, bằng cách này cách khác nhiều thói quen tốt tập quán tốt đã bị “bức tử” mà nay cần phải được “tái sinh”, bắt đầu từ “Văn hóa xếp hàng”, “Văn hóa gõ cửa”, “Văn hóa cảm ơn - xin lỗi” với người dân, và “Văn hóa nhận lỗi với cử tri”, “Văn hóa từ chức” với chính khách. Vậy là cả nước cùng học xây dựng văn hóa văn minh bất kể ai. Người có văn hóa không nhất thiết phải là người có học vấn. Nền tảng của văn hóa phổ cập mà người ta thường dẫn ra để xem xét là “phông văn hóa”, chính là văn hóa ứng xử. Người xây dựng được cho mình một thói quen và tập quán tốt trong đời sống thường nhật mà ta gọi là nếp sống văn hóa, luôn tự tin và biết tự trọng, không đành lòng làm việc xấu xa vô liêm sỉ, và sẽ bức rức, xấu hổ khôn nguôi khi nghĩ tới việc đã một lần mình làm việc xấu xa đó. 1.2. Những vấn đề lý luận về thanh niên Việt Nam hiện nay 1.2.1. Khái niệm về thanh niên: Thanh niên, tiếp cận từ góc độ xã hội học - dân cư có thể định nghĩa là một bộ phận phức hợp của dân cư của một quốc gia - dân tộc bao gồm tất cả các cá thể ở trong độ tuổi từ 15 đến 29. Như vậy, bộ phận dân cư được gọi là “thanh niên” này chỉ phân biệt một cách tương đối với các bộ phận dân cư khác của quốc gia - dân 6 tộc ấy trên một tiêu chí duy nhất là giới hạn độ tuổi. Nếu sử dụng thuật ngữ “nhóm xã hội” để chỉ tập hợp xã hội – dân cư “thanh niên” này thì có thể thấy “nhóm” này có đường ranh giới nhóm (group boundary) rất mong manh, chẳng khác nào hai sợi dây ảo chắn giữa hai đầu một khúc sông luôn luôn chảy, bởi lẽ các thành viên của nhóm liên tục vào ở đầu này và ra ở đầu kia do quy luật vận động tự nhiên của sự “lớn lên” hay “già đi” của các thành viên. Và điều này cho thấy “thanh niên” là một nhóm xã hội - dân cư “động” chứ không phải là một nhóm “tĩnh”, ổn định. Đặc trưng này hàm chứa cả những ưu điểm và cả những nhược điểm của nhóm xã hội dân cư “thanh niên”. Một mặt, nhờ quy luật là nhóm “động” thường xuyên cho nên nó luôn là chủ thể chuyển tải liên tục các giá trị liên thế hệ, nhưng mặt khác nó rất khó xác lập cho mình những giá trị xác định có thể tạo nên một bản sắc nhóm bền vững (sustainable group identity). Vì vậy, việc nghiên cứu, khám phá những định hướng giá trị, xác định những chiều cạnh khách quan và chủ quan của văn hóa và lối sống của nhóm này hết sức khó khăn và luôn hàm chứa độ dung sai và rủi ro cao. Với tính cách là một nhóm xã hội - dân cư, “thanh niên” không chỉ “động” và phức hợp xét theo chiều dọc mà còn hết sức phức hợp theo chiều phẳng ngang, bởi lẽ nó hàm chứa trong đó những cá thể ở độ tuổi thanh niên có nguồn gốc xuất thân khác nhau, thuộc mọi giai tầng trong xã hội, với các trình độ học vấn, tôn giáo, sắc tộc, giới tính, thành thị và nông thôn và với nhiều ngành nghề khác nhau, dưới sự tác động của nhiều định hướng ý thức hệ, tư tưởng, truyền thống, mô hình ứng xử và với nhiều loại thói quen, tập tục vv... khác nhau. Hơn nữa, xét riêng về độ tuổi thì nhóm xã hội - dân cư “thanh niên” cũng chỉ là một nhóm lớn, bao gồm trong đó nhiều nhóm nhỏ thuộc các độ tuổi khác nhau. Một số người chia “thanh niên” thành 3 tiểu nhóm (subgroup) ở các độ tuổi 14-17, 18-21, 22-25 (ở đây giới hạn cho tuổi “vị thành niên và thanh niên” được tính từ 14 đến 25). Trong khi đó một số nhà nghiên cứu khác lại chia “thanh niên” thành các tiểu nhóm theo các độ tuổi 15-19, 20-24 và 25-29. Trong một chuyên khảo xuất bản gần đây, Đặng Cảnh Khanh lại chia “dân số thanh niên” thành hai nhóm lớn theo các độ tuổi, 15 - 24 và 25 - 34 (ở đây giới hạn độ tuổi của thanh niên được tính từ 15 đến 34). Ngoài tiêu chí độ tuổi, nhóm xã hội - dân cư “thanh niên” còn có thể được chia thành các tiểu nhóm khác nhau, như thanh niên thành thị, thanh niên nông thôn (nếu 7 lấy địa bàn cư trú làm tiêu chí phân biệt), hay thanh niên công nhân, thanh niên nông dân hoặc thanh niên trí thức (nếu lấy nghề nghiệp làm tiêu chí phân biệt)... Ngoài ra, các yếu tố khác như tộc người, tôn giáo, giới tính, giàu - nghèo... cũng có thể được coi là tiêu chí để phân biệt các tiểu nhóm trong nhóm lớn “thanh niên”. Qua đó có thể thấy “thanh niên” là một nhóm xã hội dân cư có tính phức hợp (hetrogenousness) rất cao, hàm chứa trong đó nhiều sự đa dạng (diversities) về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa bàn cư trú, định hướng giá trị, lợi ích, tâm linh và các mô hình ứng xử (modes of behaviors) và lựa chọn xã hội (social preferences)... Vì vậy, trong nghiên cứu về văn hóa thanh niên và lối sống thanh niên cần phải đặc biệt lưu ý đến tính phức hợp và tính đa dạng cao của nhóm xã hội - dân cư này, đồng thời phải luôn luôn đặt nhóm đó trong mối liên hệ với các nhóm xã hội - dân cư, xã hội - nghề nghiệp, xã hội - giai cấp hoặc những cộng đồng dân cư khác nhau để xem xét, tham chiếu. Để khám phá và nhận diện đầy đủ hơn tính phức hợp và đa dạng trong cấu trúc xã hội, trong định hướng giá trị, trong mô thức ứng xử và trong lối sống của thanh niên thì nhất định các nghiên cứu, khảo sát về thanh niên cần phải dựa trên hai cách tiếp cận căn bản là tiếp cận đa chiều (multi-dimensional approach) và liên ngành (multi-disciplinary approach). Đây là một đòi hỏi có tính phương pháp luận trong nghiên cứu về thanh niên, và thực tế đây là một đòi hỏi rất khó khăn mà nhà nghiên cứu không dễ gì đáp ứng được, cho dù họ có ý thức đầy đủ và rõ ràng về tính chính đáng của đòi hỏi này. Dù là nhóm xã hội - dân cư có tính phức hợp và đa dạng rất cao như đã chỉ ra ở trên, “thanh niên” vẫn có những đặc điểm, đặc trưng chung, tạo nên tính thống nhất (unity), những sự tương đồng (similarities) là cơ sở cho độ cố kết của nhóm (group cohesion). Cái chung, cái thống nhất căn bản nhất của “thanh niên” chính là ở tuổi trẻ, ở độ tuổi “thanh niên” của tất cả các thành viên. Trong cuộc đời của mỗi con người thì tuổi thanh niên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Xét từ góc độ tâm - sinh lý thì đây là giai đọan con người chuyển biến từ một đứa trẻ thành một người trưởng thành với sự hòan thiện cơ thể về mặt sinh học và những chuyển biến về tâm - sinh lý, tình cảm rất điển hình của “tuổi dậy thì”. Xét từ góc độ “con người -xã hội” thì tuổi thanh niên chính là giai đọan mỗi con người chuẩn bị hành trang cho tòan bộ cuộc đời mình: học vấn, nghề nghiệp, thử nghiệm và lựa chọn văn hóa, kinh 8 nghiệm, lối sống trên cở sở định hình dần hệ giá trị của riêng mình, trở thành công dân thực thụ với đầy đủ những quyền lợi và nghĩa vụ do luật định, lựa chọn bạn đời và lập gia đình (hay không lập gia đình)... Với ý nghĩa nhóm xã hội - dân cư thì thanh niên cũng có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia - dân tộc. Hồ Chí Minh từng nói: “Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, cuộc đời bắt đầu bằng tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của dân tộc.” Thanh niên là nhóm xã hội - dân cư có sứ mệnh đón nhận sự “trao truyền” giá trị, bàn giao nhiệm vụ, ủy thác trách nhiệm, gửi gắm niềm tin của thế hệ đi trước (thế hệ già đã và đang giữ vai trò lãnh đạo gia đình cộng đồng - quốc gia dân tộc). Vì vậy, có thể nói thanh niên chính là tương lai của toàn cộng đồng, dân tộc. Nếu thế hệ thanh niên không được chuẩn bị chu đáo để tiếp nhận sự bàn giao sứ mệnh, kế tục các thế hệ đi trước thì số phận và tương lai của tòan bộ cộng đồng quốc gia - dân tộc sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Chính vì vậy mà các thế hệ đi trước (của tất cả các dân tộc và trong nhiều thời đại lịch sử) đều thường rất quan tâm tới việc đào tạo, rèn luyện, gây ảnh hưởng với thanh niên bằng nhiều phương thức khác nhau, chuẩn bị để họ nhận lãnh trách nhiệm với dân tộc và cộng đồng, kế tục sự nghiệp của các thế hệ đi trước. Trong Di chúc của mình, Hồ Chí Minh căn dặn Đảng và nhân dân ta: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Do tầm quan trọng của mối quan hệ liên thế hệ này mà sự giao phó - nhận lãnh, bàn giao - kế tục, trao truyền - tiếp nhận giữa các thế hệ “già” và thanh niên cũng luôn luôn nảy ra những xung đột phức tạp, đôi khi khá gay gắt. Về phía các thế hệ “già”, họ thường có xu hướng trở nên bảo thủ, coi những lựa chọn, những chế định và những mô hình, chính sách, quan niệm... của thế hệ đi trước là tuyệt đối đúng, lo ngại thế hệ kế tục sẽ chỉnh sửa hoặc thay đổi, phủ nhận tất cả, mà quên rằng đó là lựa chọn và quyết định có tính lịch sử của thế hệ của họ mà thôi. Hơn nữa, họ cũng thường coi thanh niên là những người non nớt, không đủ bản lĩnh và kinh nghiệm để thay thế cho thế hệ của họ, cho dù họ cũng từng trải qua thời thanh niên và ý thức đầy đủ được rằng việc họ nhường chỗ cho thế hệ trẻ hơn là một tất yếu khách quan. Về phía thanh niên thì không được quên rằng sứ mệnh của họ là người kế tục, nhận lãnh trách nhiệm, sứ mệnh và các giá trị của các thế hệ già. Tuy nhiên, vì họ là 9 thế hệ của những người trẻ tuổi, là sản phẩm đích thực của thời đại mà họ đang sống chứ không phải thuần túy chỉ là sản phẩm đào tạo, bồi dưỡng của thế hệ “già”. Vì vậy họ là lớp người vô cùng năng động, không bị động mà luôn luôn chủ động, tích cực trong việc chuẩn bị hành trang cho tương lai của bản thân mình và của quốc gia - dân tộc. Vì vậy, bên cạnh những gì họ bị ảnh hưởng do tiếp nhận những sự trao truyền, giáo dục của thế hệ đi trước thì họ luôn luôn có lựa chọn của riêng mình và thế hệ mình. Ngòai ảnh hưởng của thế hệ “cha chú” trong cộng đồng gia đình hay quốc gia - dân tộc, trong thời đại tòan cầu hóa, họ còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố văn hóa, tri thức, kinh nghiệm, giá trị và lựa chọn của các cộng đồng và cá nhân khác trên thế giới. Với tất cả những điều kiện đó, thanh niên thường có xu hướng thử nghiệm nhiều khả năng, nhiều lựa chọn, ngay cả khi họ còn chưa được chuẩn bị đủ tốt cho những thử nghiệm đó, vì đối với họ, dù có phạm sai lầm vẫn có thời cơ làm lại, thử nghiệm lại. Và vì vậy, phần đông thanh niên thường có xu hướng hoài nghi, kiểm chứng lại những lựa chọn, chế định và quan niệm của thế hệ đi trước, thậm chí cố tình phủ nhận, làm khác, coi đó như một phương thức để khẳng định tư cách “người lớn” của mình. Đó là nguyên nhân thường dẫn đến những “lệch chuẩn” trong ứng xử văn hóa của thanh niên. Khi những thử nghiệm bị thất bại, những “lệch chuẩn” bị lên án thì thanh niên sẽ rơi vào tình trạng bi quan, chán nản, phản kháng và thậm chí là phạm tội. Tính trẻ, năng động, ưa thử nghiệm và dễ phạm sai lầm và xung đột với thế hệ đi trước chính là mẫu số chung, là đặc điểm chung của thanh niên ở mọi thời đại, mọi quốc gia - dân tộc. Hơn nữa, càng về sau và càng ở các quốc gia - dân tộc văn minh, hiện đại, tình trạng này càng bộc lộ rõ, phức tạp và gay gắt hơn. (Trong các xã hội thời cổ đại và trung đại thì khỏang thời gian dành cho tuổi “thanh niên” của con người thường rất ngắn, bởi khi đó con người “chưa kịp lớn đã phải già”, vừa bước qua tuổi vị thành niên đã buộc phải làm người lớn với đầy đủ chức phận của mình. Còn ở các nước chậm phát triển hiện nay thì nhìn chung tốc độ thay đổi tri thức, kinh nghiệm, kinh tế và văn hóa là chậm hơn so với các nước phát triển. Vì vậy sự khác biệt thế hệ giữa thanh niên và thế hệ già thường nhỏ hơn, đơn giản hơn nên các “xung đột thế hệ” cũng dường như ít gay gắt và phức tạp hơn.) Qua những phân tích ở trên thì có thể khẳng định tính trẻ và năng động là một trong những đặc trưng chung của thanh niên ở tất cả các quốc gia - dân tộc và trong 10 các thời đại lịch sử khác nhau. Lịch sử đã chứng minh rằng các hệ tư tưởng, tôn giáo, học thuyết, chính sách, chế định, pháp luật và luật tục thường là sản phẩm của các thế hệ lớn tuổi, nhưng các khởi xướng (initiative) xã hội, văn hóa, lối sống các trào lưu và các phản kháng xã hội – chính trị, các giáo phái, các dòng thời trang và âm nhạc… thường xuất hiện trong thanh niên, bắt nguồn từ thanh niên. Cuối cùng đời sống các cộng đồng, các quốc gia - dân tộc và toàn nhân loại chỉ tái lập được sự ổn định tương đối, sự hài hòa và phát triển bền vững khi sự tương tác liên thế hệ và giữa thanh niên và nhóm người “già” tìm được tiếng nói chung và đạt được những sự nhân nhượng thích hợp (rational compromise), đồng thời những xung đột “bề ngang” giữa các giai cấp và các nhóm xã hội khác nhau tìm được sự thỏa thuận về lợi ích. Ngoài đặc trưng chung có tính bao trùm nói trên, trong mỗi cộng đồng cư dân và mỗi quốc gia - dân tộc và ở từng thời kỳ lịch sử thanh niên còn có những đặc điểm chung khác. Để khám phá những đặc điểm chung này cần có những khảo sát liên ngành cụ thể. Kế thừa những di sản tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo các luận điểm mác-xít về vai trò thanh niên, phong trào thanh niên và xây dựng Đoàn TNCS ở Việt Nam. Gắn thanh niên với vận mệnh của dân tộc, Hồ Chí Minh, trong nhiều bài nói và viết của mình đã luận giải một cách thuyết phục rằng: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà... Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên". Ở đâu và vào thời nào, người trẻ cũng luôn được xem là tương lai của quốc gia, là giường cột của nước nhà, là tinh hoa của dân tộc. Bởi lẽ trong một xã hội, người trẻ luôn là sức mạnh nội lực, là sự sống còn của cả dân tộc, họ phải lèo lái, dẫn dắt con thuyền dân tộc tiến vào tương lai trong sự thành đạt và tiến bộ của nhân loại. Mặt khác, người trẻ luôn là cầu nối giữa quá khứ của dân tộc với tương lai của thế giới; là nơi lưu dấu và cất giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc để chuyển trao cho lớp thế hệ trẻ mai sau. Thế nên, người trẻ đóng một vai trò quan trọng đối với quê hương và đất nước và một trách vụ nặng nề đối với dân tộc và quốc gia. Ý thức được những nghĩa vụ cao trọng ấy, người trẻ phải luôn biết đóng góp công sức và trí tuệ làm cho quốc gia trở nên “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”. Lý tưởng 11 của một người trẻ là như thế đó! Đúng với khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”; hay “Làm trai cho đáng nên trai, Xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài yên”. Đáp ứng lý tưởng cao vời và đầy trọng trách đó, thanh niên phải là những người đang sống, đang hình thành, đang lớn dần, đang muốn khẳng định, muốn trưởng thành, bộc lộ, hội nhập, thành công, và muốn cảm thấy mình có ích cho xã hội, cho người khác, cho giáo hội và cho gia đình. Họ đang sống quanh ta và muốn lăn xả, hòa nhập vào trong đó với một sức sống, một lý tưởng và một mục đích rõ rệt, muốn đóng góp sức mình vào đó. Họ muốn tạo cho họ một cuộc sống có ý nghĩa cho bản thân và cho đời. Họ đang ở trong giai đoạn sung mã nhất của cuộc đời. Nhưng thanh niên cũng là người đầy mộng mơ, luôn muốn được đổi mới, muốn được nổi trội, muốn được người ta ca tụng. Chính vì thế mà họ luôn tìm cách theo đuổi những giá trị, nhưng phương cách sống nhằm thỏa mãn họ. Thanh niên cũng là người nông nổi nhất thời nhất, chưa có độ chín chắn trong suy nghĩ và hành động, mọi thứ đối với họ chỉ nhất thời, nhiều khi là chóng qua. Họ luôn khao khát cái mới, cái nổi trội, vì thế mà họ luôn tìm mọi cách để nổi trội, để đổi mới, không chịu gò bó trong một khuân khổ nào cả. 1.2.2. Thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: Ngày hôm nay, thanh niên có những gì trong tay? Tất nhiên là họ có sức khỏe, sự cường tráng, sự liều lĩnh, ý chí vượt khó, sự hăng hái xả thân, lòng nhiệt thành. Họ có kiến thức phổ thông, kiến thức sống và kiến thức hội nhập bạn bè, hàng xóm, gia đình. Họ có đủ điều kiện để có một lý tưởng sống chính đáng, có một đích điển hướng tới cái hay cái đẹp, một hy vọng tràn trề vào tương lai. Mặc dù sống trong thời đại đầy đủ với sự khích lệ của moi phương tiện như thế, nhưng đôi khi hoặc không thiếu người trẻ vẫn chỉ có sự sợ sệt, e dè, thiếu tự tin, dễ chán nản, dễ thất vọng… hay là vẫn có sợ đụng chạm, sợ ngại khó, sợ hội nhập cái mới và đôi khi sợ bị chê bai. Hoặc đôi khi người trẻ lo ngại do dễ sai phạm, dễ xung khắc, dễ buông thả, dễ nghe, dễ bị cám dỗ, dễ lệ thuộc, dễ bắt chước, dễ gièm pha trách móc. Điều đó dẫn tới sự trống vắng, không mục đích, không lý tưởng, dễ khủng hoảng, dễ cô đơn, dẫn đến thái độ bất cần, vô vọng, mặc kệ… 12 Sự bùng nổ và phát triển kinh tế trên toàn thế giới đòi hỏi thanh niên phải thực sự nhanh nhạy, khôn ngoan, phải có đủ sức khỏe thể xác, tinh thần để hội nhập, để lắt léo, để thành đạt nhanh, để tiến bộ nhanh, tránh lạc hậu, tránh chờ đợi. Xã hội đòi hỏi nơi họ sự thay đổi và thích nghi với cái mới trong vật chất, ứng xử, giao tiếp, lối sống, tinh thần và quyết định. Thanh niên cũng được đòi hỏi có sự trỗi dậy và khao khát thành công, danh vọng, chỗ đứng, tiền tài, sự nghiệp, tình cảm và ưu thế. Họ phải biết khắt khe trong cạnh tranh, sáng tạo đổi mới, bắt nhịp sống với thời cơ và may mắn. 13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 2.1. Những ưu điểm về văn hóa ứng xử của thanh niên Việt Nam hiện nay: 2.1.1. Thanh niên sống đẹp, sống có lý tưởng, có trách nhiệm với xã hội: Trong những quan niệm và cách sống đó có "Sống đẹp - sống có ích, ứng xử văn hóa" đang được mọi người nói chung và tuổi trẻ nói riêng vươn tới. Vậy, cần hiểu quan điểm "Sống đẹp - sống có ích- ứng xử văn hóa" như thế nào cho đúng và "sống đẹp - sống có ích-ứng xử văn hóa" dễ hay khó, làm thế nào để sống đẹp, sống có ích, ứng xử văn hóa?... Trong mỗi điều kiện hoàn cảnh, con người đều có cách ứng xử và lối sống phù hợp. Ngày nay, trong điều kiện giao lưu, hội nhập, thế hệ trẻ đang đứng trước nhiều sự chọn lựa về quan niệm sống và cách sống của mình, tích cực có, tiêu cực có, vấn đề là cần phải nhận thức được quan niệm và cách sống đúng, được nhiều người chấp nhận. Trong những quan niệm và cách sống đó có “Sống đẹp - sống có ích” đang được mọi người nói chung và tuổi trẻ nói riêng vươn tới. Vậy, cần hiểu quan điểm “sống đẹp - sống có ích” như thế nào cho đúng và “sống đẹp - sống có ích” dễ hay khó, làm thế nào để sống đẹp, sống có ích?… Thứ nhất, sống đẹp - sống có ích- ứng xử có văn hóa là sống có lý tưởng. Ai cũng cần có một lý tưởng sống cao đẹp. Đối với đoàn viên, thanh niên hiện nay, sống có lý tưởng là yêu cầu thiết yếu bởi lý tưởng sẽ hướng dẫn, soi sáng cho hành động, lý tưởng đúng thì hành động đúng và ngược lại. Lý tưởng của đoàn viên, thanh niên phải là lý tưởng của Đảng: “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” mà nền tảng là lòng yêu nước. Lý tưởng đó không phải gì xa lạ mà rất gần gũi. Ngày xưa, các thế hệ cha anh cầm súng đánh giặc cứu nước còn ngày nay chúng ta tích cực học tập, rèn luyện; hăng say lao động, sản xuất xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thứ hai, sống đẹp – sống có ích- ứng xử có văn hóa là sống có bản lĩnh. Đây là đòi hỏi của sự mong muốn tự khẳng định mình của mọi người, đặc biệt là những 14 người trẻ, tuổi nếu bạn không muốn mình là cái bóng của mọi người và của xã hội. Đoàn viên, thanh niên đang đứng trước những cám dỗ, ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, của sự thâm nhập những trào lưu văn hóa mới không phù hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc… Bản lĩnh sống của một bộ phận đoàn viên, thanh niên ngày nay chưa vững vàng, còn bị dao động bởi sự tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch; một bộ phận sa vào con đường ăn chơi, hưởng thụ, lười lao động… Vậy, yêu cầu đoàn viên, thanh niên phải vững vàng trước khó khăn, thử thách, những cám dỗ của vật chất và trước những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù. Bản lĩnh sống còn phải thể hiện ở việc tuyên truyền, vận động nhân dân tin vào sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện chủ trương, chính sách, đường lối đổi mới của Đảng, tin vào tương lai của dân tộc… Bản lĩnh còn thể hiện ở chỗ dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân vào khó khăn, nguy hiểm, về với vùng sâu, vùng xa thực hiện những nhiệm vụ mà Đảng và dân tộc giao phó. Thứ ba, sống đẹp – sống có ích là sống có lao động. Bác Hồ dạy: “Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta” và “trong xã hội ta không có nghề nào thấp kém, chỉ có những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ, tất cả lao động có ích cho xã hội đều là vẻ vang”. Lao động là nền tảng phát triển của xã hội loài người, giúp con người sản xuất ra của cải vật chất, các giá trị tinh thần, và hoàn thiện bản thân con người. Cụ thể, đoàn viên, thanh niên phải không ngừng học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, nâng cao hiểu biết về kiến thức xã hội, chuyên môn nghiệp vụ, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, ứng dụng vào lao động, sản xuất, công tác… Và hơn hết, lao động giúp đoàn viên mau chóng trưởng thành, rèn luyện tính kiên trì, siêng năng, cần mẫn và những phẩm chất đạo đức, phẩm chất của con người mới. Thứ tư, sống đẹp – sống có ích- ứng xử văn hóa là sống có trí tuệ. Muốn có trí tuệ, đoàn viên, thanh niên phải không ngừng học tập, trau dồi, lĩnh hội kiến thức. Bác Hồ trong Thư gửi cho học sinh – năm 1945 đã nhắc nhở: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em”. Bác Phạm Văn Đồng cũng thiết tha kêu gọi thanh niên: “Hỡi các bạn trẻ, đi vào thế kỷ mới trong thời đại mới, các bạn hãy học tập để thành người và để làm người, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại 15 hóa nước nhà, xứng đáng với thế hệ cha anh, sánh vai cùng bè bạn thế giới!”. Đoàn viên, thanh niên phải có hiểu biết về kiến thức khoa học hiện đại, vươn lên đỉnh cao khoa học kỹ thuật của thế giới, biết tư duy sáng tạo cái mới sánh ngang trình độ với các nước tiên tiến. Trong từng hành động, việc làm của mình cần suy nghĩ đến lợi ích cho cộng đồng, đất nước. Hành động phải phù hợp với quy luật của tự nhiên, qui luật của cuộc sống. Lấy trí tuệ soi sáng cho hành động, việc làm để chúng mang lại giá trị thiết thực nhất cho cuộc sống. Thứ năm, sống đẹp – sống có ích là sống có văn hóa, văn minh, lành mạnh. Đoàn viên, thanh niên phải không ngừng rèn luyện bản thân về phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, nói năng, đi đứng, giao tiếp… đảm bảo mọi hành vi ứng xử phải hợp chuẩn mực của xã hội, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”. Thanh niên phải biết giữ gìn các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu các giá trị văn minh nhân loại để không lạc hậu so với thế giới. Đấu tranh chống lối sống vị kỷ, cục bộ, tham lam, chỉ chăm lo cho lợi ích cá nhân, coi thường tập thể…; chống hiện tượng “lai căng”, chống lối sống hưởng thụ, bị động, trông chờ… Rèn luyện đạo đức, tác phong theo gương Bác Hồ, đó là: “Trung với nước, hiếu với dân; giàu tình yêu thương con người, tình hữu ái giai cấp; cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư và có tinh thần quốc tế trong sáng”. Như vậy, “sống đẹp - sống có ích- có văn hóa” không quá khó, nó đòi hỏi con người phải thực sự yêu cuộc sống, quý trọng bản thân mình và quý trọng mọi người. Tuy nhiên, những mục tiêu, lý tưởng cao đẹp mà chúng ta vươn tới không phải tự nhiên mà có được. Đó là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng lâu dài, gian khổ, là tinh thần đấu tranh dũng cảm không khuất phục, đầu hàng trước mọi hoàn cảnh. Phải luôn “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Thanh niên Công an nhân dân cần thấm nhuần và thực hiện nghiêm túc “Sáu điều bác Hồ dạy Công an nhân dân” và phương châm “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, tiếp bước truyền thống vẻ vang của cha anh, lòng tự hào và tự tôn dân tộc. 2.1.2. Tư tưởng sống lành mạnh, có văn hóa, bản lĩnh, ý chí vươn lên: Khi bước chân vào dòng đời, thanh niên cũng phải biết định hướng sống cho cuộc đời của chính mình. Họ sẽ làm gì và nên thế nào ở trong tương lai? Họ cần 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan