Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa ứng xử của nguyễn bỉnh khiêm ...

Tài liệu Văn hóa ứng xử của nguyễn bỉnh khiêm

.PDF
137
2
109

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HÓA HỌC   NGUYỄN THUẬN ÁNH VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC MÃ SỐ 60.31.70 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 6 NĂM 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HÓA HỌC   NGUYỄN THUẬN ÁNH VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC MÃ SỐ 60.31.70 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN CÔNG LÝ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 6 NĂM 2014 Hình 1: Chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) Nguồn: http://www.panoramio.com/photo/21035522 2 MỤC LỤC MỤC LỤC .............................................................................................................. 3 LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... 5 QUY ƯỚC TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... 6 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 7 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 7 2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................. 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 14 4. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 14 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................ 14 6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu...................................................... 15 6.1. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ...................................... 15 6.2. Nguồn tư liệu........................................................................................... 16 7. Bố cục của luận văn ....................................................................................... 16 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................... 18 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 18 1.1.1. Văn hóa ứng xử .................................................................................... 18 1.1.2. Danh nhân văn hóa - Ý nghĩa của việc nghiên cứu danh nhân văn hóa.. 23 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 26 1.2.1. Thời đại Nguyễn Bỉnh Khiêm ............................................................... 26 1.2.2. Văn hóa nhận thức của Nguyễn Bỉnh Khiêm ........................................ 41 Tiểu kết.............................................................................................................. 49 Chương 2: VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM TRONG QUAN HỆ VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI ......................................................................... 50 2.1. Đối với môi trường xã hội bên ngoài: Vấn đề giao lưu và tiếp biến văn hóa 50 2.1.1. Nho giáo ............................................................................................... 51 2.1.2. Phật giáo ............................................................................................... 57 2.1.3. Đạo giáo ............................................................................................... 61 2.1.4. Dung hợp Nho - Phật - Đạo .................................................................. 66 2.2. Đối với môi trường xã hội bên trong ........................................................... 69 2.2.1. Trên lĩnh vực chính trị - quân sự - ngoại giao ....................................... 69 2.2.2. Trên lĩnh vực tổ chức đời sống ............................................................. 81 3 Tiểu kết.............................................................................................................. 92 Chương 3: VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM TRONG QUAN HỆ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN .................................................................... 94 3.1. Trên bình diện văn hóa vật chất: Ăn, mặc, ở, đi lại ...................................... 95 3.1.1. Đời sống thanh bạch ............................................................................. 95 3.1.2. Coi nhẹ vật chất và đề cao đời sống tinh thần ..................................... 100 3.1.3. Yêu lao động, trân trọng lao động ....................................................... 103 3.1.4. Gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống của nhân dân ............................. 104 3.2. Trên bình diện văn hóa tinh thần: quan niệm và thái độ đối với tự nhiên ... 108 3.2.1. Dành cho thiên nhiên tình cảm gắn bó đặc biệt ................................... 109 3.2.2. Xem thiên nhiên là người bạn tri âm tri kỷ .......................................... 111 3.2.3. Xem thiên nhiên là nguồn cảm hứng đặc biệt để sáng tác ................... 113 3.2.4. Sống thuận theo tự nhiên .................................................................... 117 Tiểu kết............................................................................................................ 122 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 123 NIÊN BIỂU ......................................................................................................... 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 128 4 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Trưởng khoa Văn hóa học cùng tất cả quý thầy cô trong Khoa cũng như các quý thầy cô thỉnh giảng đã truyền đạt cho chúng tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong những năm học qua. Cám ơn TS. Đinh Thị Dung đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình hình thành đề tài và thực hiện đề cương luận văn. Đặc biệt là cám ơn PGS.TS Nguyễn Công Lý đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình triển khai luận văn. Cám ơn Quý thầy cô trong hội đồng bảo vệ đã dành thời gian nhận xét, góp ý để luận văn hoàn chỉnh hơn. Cám ơn gia đình, người thân, bạn bè, đặc biệt là tất cả thành viên lớp Cao học Văn hóa học K10 (2009 - 2012) đã luôn giúp đỡ tôi trong việc học cũng như trong cuộc sống. TP. HCM ngày 10 tháng 6 năm 2014 Học viên Nguyễn Thuận Ánh 5 QUY ƯỚC TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Việc dẫn nguồn được trình bày theo quy tắc [Họ tên tác giả + năm xuất bản: số trang], ví dụ: [Đinh Gia Khánh 1997: 250]. Đối với tác phẩm tái bản thì ghi năm tái bản/năm xuất bản lần đầu tiên, ví dụ [Trần Ngọc Thêm 2006/1996: 20]. Nếu là tác giả phương Tây thì họ trước, tên viết tắt đặt sau, ví dụ: [Tylor E.B. 2000: 13]. Nếu tài liệu của một tác giả được in trong tác phẩm do một nhóm tác giả chủ biên, thì ghi chi tiết là của ai, in trong tác phẩm nào, theo quy tắc [Họ tên tác giả chủ biên + năm xuất bản: số trang], ví dụ “Theo quan điểm của Nguyễn Tài Thư “….” [Trần Thị Băng Thanh, Vũ Thanh (cb) 2007: 520]. Thông tin đầy đủ được ghi trong danh mục Tài liệu tham khảo ở cuối luận văn. 2. Nếu trích dẫn hai trang liên tục thì ghi số trang của cả hai, ở giữa thêm dấu phẩy, ví dụ: [Bùi Duy Tân 2007: 380, 381]. Nếu trích dẫn ba trang trở lên thì ghi số trang đầu và số trang cuối, ở giữa thêm dấu gạch ngang ngắn, ví dụ: [Phan Huy Lê 2011: 1175 - 1178]. 3. Với tài liệu trên Internet thì ghi tên tác giả, năm đưa lên mạng, ví dụ: [Ngô Thị Thu Thủy 2011]; thông tin đầy đủ và đường dẫn để ở danh mục Tài liệu tham khảo cuối luận văn. Nếu tài liệu không xác định được tên tác giả hoặc trích dẫn từ các diễn đàn, báo điện tử thì sử dụng chú thích ở cuối trang (Footnote). 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585), được người đời tôn vinh là Trạng Trình, là nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa tiêu biểu của Việt Nam thế kỷ XVI. Thơ văn, triết học, giáo dục… ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được những thành tựu nhất định và được xem là “ngôi sao sáng của trí tuệ Việt Nam”. Nói một cách văn vẻ như nhà nghiên cứu Trần Khuê thì “Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất thân từ cửa Khổng, ông đi ngang qua sân nhà Lão Tử, rồi đứng lại trước cửa Thiền, suy ngẫm về giáo lý và đạo lý; cuối cùng ông đã trở về với ruộng đồng và lũy tre xanh của làng quê Việt Nam. Suốt đời ông đã sống như mình cần sống và đã hành động như mình cần hành động” [Mạc Đường, Nguyễn Văn Tòng (cb) 1991: 30]. Với truyền thống văn hóa lâu đời, sử sách Việt Nam lưu danh rất nhiều tên tuổi thuộc nhiều lĩnh vực. Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc trường hợp nổi tiếng không chỉ bởi tài năng mà còn ở chí khí và tấm lòng đối với đất nước, nhân dân. Ngay từ thế kỉ XVI, các môn sinh đã có công trình nghiên cứu về ông. Đến nay, hơn bốn thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày mất của Nguyễn Bỉnh Khiêm, con người và tác phẩm của ông vẫn được nhiều nhà khoa học tìm hiểu, đánh giá. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được nghiên cứu trên nhiều bình diện, nhưng hiện vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về văn hóa ứng xử của ông. Thêm vào đó, theo nhãn quan của người viết, ứng xử chiếm vị trí quan trọng đối với sự thành bại của một con người. Nghiên cứu văn hóa ứng xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm là cơ hội để tìm hiểu phong cách ứng xử của một con người ưu tú, hứa hẹn mang lại cho người viết nhiều bài học bổ ích trong công việc cũng như trong cuộc sống. Xuất phát từ những ý nghĩa trên, chúng tôi chọn “Văn hóa ứng xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm” làm đề tài tìm hiểu cho luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học của mình. 2. Lịch sử vấn đề Đương thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nổi tiếng với tài thơ chữ Hán, chữ Nôm và khả năng tiên tri. Bên cạnh đó, ông còn là người thầy của nhiều học trò nổi tiếng. 7 Việc tìm hiểu, nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được các môn sinh tiến hành ngay khi ông còn sống. Viên sứ thần đời Thanh là Chu Xán Nhiên coi Nguyễn Bỉnh Khiêm là “Y quan nhân vật trọng phương Nam cương” (Nhân vật áo mũ làm trọng cho cõi Nam) và khen “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (Người Nam biết lý học chỉ có ông Trình Tuyền hầu). Năm 1585, khi Nguyễn Bỉnh Khiêm mất, vua Mạc Mậu Hợp cho lập đền thờ và đề mấy chữ “Mạc triều Trạng nguyên Tể tướng từ”. Trong bài văn tế “Môn sinh tế Tuyết Giang phu tử văn”, Đinh Thì Trung ca ngợi thầy mình là “Đông Hải chung anh, Nam Sơn dục tú” (Sự hun đúc những gì đẹp nhất của biển Đông núi Nam). Bài văn tế này được in lần đầu tiên trong tác phẩm Tuyết Giang phu tử của Chu Thiên vào năm 1945. Nhà nghiên cứu này nhận định: “Với tính tình và xử sự của mình, Trạng đã gây nên một uy quyền tinh thần rất lớn lao, có ảnh hưởng sâu xa đến dân chúng” [Chu Thiên 1991/1945: 41]. Trong “Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phổ kí” trích từ tác phẩm Công dư tiệp ký, Vũ Phương Đề chép lại lời của Ôn Đình hầu Vũ Khâm Lân đời Cảnh Hưng nói về Nguyễn Bỉnh Khiêm, đại ý là tiên sinh nói về thế hệ đã truyền đến bảy, tám đời rồi mà sĩ phu dân thứ vẫn ngưỡng vọng như sao Bắc Đẩu trên trời [Vũ Phương Đề 1973: 412, 413]. Phan Huy Chú cho rằng “ông hiểu thấu được lẽ huyền vi và nắm được chân truyền” [Trần Thị Băng Thanh, Vũ Thanh (cb) 2007: 636] và tôn Nguyễn Bỉnh Khiêm là “nhà Nho có đức nghiệp”. Trong bài “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam” (1948), Trường Chinh xếp Nguyễn Bỉnh Khiêm vào danh sách 13 danh nhân văn hóa lớn nhất của lịch sử văn hóa dân tộc và nhấn mạnh “những thiên tài như thế mãi mãi là những ngôi sao sáng trên bầu trời Việt Nam, làm vẻ vang cho giống nòi”. Nguyễn Khuê đánh giá Nguyễn Bỉnh Khiêm là “Tập đại thành của tư tưởng Việt Nam thế kỷ XVI”, “Nhà thơ lớn nhất thế kỷ XVI”. Trần Đình Hượu cho rằng ông là “cây đại thụ rợp bóng đến một thế kỷ”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi coi Nguyễn Bỉnh Khiêm là “người thầy, nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà dự báo” và cả bốn hợp lại thì “cấp cho chúng ta một gương mặt văn hoá độc đáo và hoàn chỉnh”. Với tài năng và công sức ở nhiều lĩnh vực, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau. 8 Về tiểu sử, hành trạng, đa số các công trình ghi năm sinh 1491, năm mất 1585 và thống nhất những nét chính trong quá trình hoạt động của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong cuốn Tuyết Giang phu tử, Chu Thiên lại ghi Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1492 và mất năm 1586. Đây là công trình xuất bản lần đầu năm 1945, tuy phác họa được “khuôn mặt của đại thi hào Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà trí thức “lo nước thương dân” vượt lên trên các thời đại, các chế độ chính trị”, nhưng cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định về mặt học thuật. Thực ra, theo Ngô Đăng Lợi, vào năm 1585, lịch châu Âu có quy định lùi lại 10 ngày. Như vậy có thể ngày mất của Nguyễn Bỉnh Khiêm tính theo dương lịch là 7/1/1586 [Trần Thị Băng Thanh, Vũ Thanh (cb) 2007: 23]. Trong luận văn này chúng tôi thống nhất ghi năm 1585 như đa số sử sách hiện nay. Viết về tiểu sử, hành trạng của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có các tác phẩm được viết theo lối truyện ký như Trạng Trình của Nguyễn Nghiệp (1990), Bạch Vân cư sĩ của Minh Giang (1997)… Các tình tiết trong các tác phẩm này tuy vừa thực vừa hư cấu nhưng cũng đã phần nào vẽ nên diện mạo văn hóa của Nguyễn Bỉnh Khiêm, một con người lỗi lạc. Trạng Trình của Nguyễn Nghiệp đi theo dòng lịch sử từ cuối nhà Lê cho đến nhà Mạc, kể lại cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm từ lúc ông còn nhỏ cho đến lúc mất với những biến cố lớn lao trong cuộc đời, qua đó phác họa chân dung một Nguyễn Bỉnh Khiêm giỏi thơ văn và giàu tài đức. Về việc sau khi từ quan, năm 1542, Nguyễn Bỉnh Khiêm về hưu hẳn, hay vẫn tiếp tục làm quan đến năm 70 tuổi, hiện nay vẫn còn một số quan điểm khác nhau. Ngô Đăng Lợi trong bài viết “Mối quan hệ giữa Nguyễn Bỉnh Khiêm với vương triều Mạc” thì cho rằng từ 1542 - 1585, ông nghỉ hưu tại quê nhà và làm một số công việc nhà Mạc giao với tư cách cố vấn [Nguyễn Huệ Chi, Ngô Đăng Lợi (cb) 1991: 53 - 64]. Nguyễn Khuê trong Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập lại chia bước đường khoa hoạn của Nguyễn Bỉnh Khiêm thành ba nấc: Làm quan lần thứ nhất (1535 - 1542), làm quan lần thứ hai (1546 - 1560) và sau đó làm quan lần thứ ba đến năm 1563 thì lui về ở ẩn hoàn toàn [Nguyễn Khuê 1997: 29 - 34]. Về tư tưởng, Phạm Xuân Nam cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đi vào lịch sử tư tưởng - văn hoá Việt Nam như một mẫu hình độc đáo góp phần làm phong phú thêm hệ giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc [Phạm Xuân Nam 1991: 3]. Trần Quốc Vượng cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất thân từ nhà Nho và nhà quan. Sau đó cũng trở thành nhà Nho và làm quan, nhưng là “một nhà Nho thanh bạch, một 9 ông quan thanh bạch, đau đời và gần dân” [Trần Quốc Vượng 2000: 843]. Các nhà nghiên cứu khác cũng nhận định ông là một người xuất thân từ Nho học nhưng không chỉ chịu ảnh hưởng từ Nho giáo. Ông tiếp thu ảnh hưởng của Nho, Phật, Đạo và truyền thống văn hoá của dân tộc như chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, tinh thần nhân văn… và tạo nên tư tưởng mang dấu ấn của riêng ông. Trần Thị Băng Thanh, Vũ Thanh đánh giá ông là “bậc thầy về văn hoá tư tưởng” [Trần Thị Băng Thanh, Vũ Thanh (cb) 2007: 26]. Trong khi đó Bùi Duy Tân cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm là “nhà tư tưởng của cả một thời đại” [Bùi Duy Tân 2007: 294]. Tạ Ngọc Liễn đề cao thơ văn của ông trong việc chuyển tải những tư tưởng triết học: “Chính cái xã hội đầy biến động và phân cực dữ dội ấy lại sinh ra tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm, mà thơ ông là cánh thuyền chở tải một cách đắc lực nhất những tư tưởng triết học đó” [Tạ Ngọc Liễn 2008: 154, 155]. Tạ Ngọc Liễn còn nhận thấy sự độc đáo trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Ông là người chiêm nghiệm, nhà thông thái, đại diện cho tinh thần văn hóa của thời đại. Nếu theo những nghĩa chính của chữ triết đã định hình trong lịch sử để phân loại thì Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ có chỗ đứng, với một diện mạo khá độc đáo, ở hàng ngũ các triết gia thời cổ ở phương Đông” [Tạ Ngọc Liễn 2008: 155, 156]. Việc nghiên cứu tư tưởng triết học, lý học của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã được nhiều nhà khoa học đặt ra. Tiêu biểu là trong công trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về tác gia và tác phẩm do Trần Thị Băng Thanh, Vũ Thanh chủ biên có nguyên một phần nghiên cứu về tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong phần này, các nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi, Tạ Ngọc Liễn đã phác họa nên diện mạo tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Còn Tô Duy Hợp lại nhìn thấy phương pháp tư duy biện chứng trong các tác phẩm của ông. Nếu Nguyễn Tài Thư và Trần Lê Sáng đi sâu vào phân tích chữ “Đạo” - Đạo trời và Đạo người trong tư tưởng chính trị xã hội của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì Minh Chi lại nhìn thấy tinh thần Phật học trong những sáng tác của ông. Hiện nay một số học viên cũng đã chọn tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm làm đề tài luận văn như Tư tưởng đạo đức của Nguyễn Bỉnh Khiêm - Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Mỹ Duyên; hay Tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm - Luận văn thạc sĩ của Huỳnh Ngọc Bích. Cả hai luận văn này đều thuộc chuyên ngành triết học, Trường ĐH KHXH & NV, ĐHQG TP. HCM. Về chính trị, quân sự, ngoại giao, nhiều nhà khoa học đã phân tích, đánh giá về mối quan hệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và nhà Mạc, từ đó nêu bật văn hóa ứng xử 10 của ông trong lĩnh vực này. Tiêu biểu là các bài viết in trong Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc (Mạc Đường, Nguyễn Văn Tòng chủ biên) và cuốn kỷ yếu Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Nguyễn Huệ Chi, Ngô Đăng Lợi chủ biên). Tuy nhiên, việc nghiên cứu tư tưởng chính trị, quân sự của tác gia này đang gặp nhiều khó khăn vì ông không để lại một công trình nào trực tiếp nói về lĩnh vực này, mà chỉ thể hiện tản mát qua thơ văn. Do đó, qua bài viết “Suy nghĩ về một phương hướng tiếp cận tư tưởng quân sự của Nguyễn Bỉnh Khiêm”, in trong Nguyễn Bỉnh Khiêm về tác gia và tác phẩm, Đào Thái Tôn lại đề cập việc “gián tiếp nghiên cứu tư tưởng quân sự của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua những thư tịch, sách vở” mà ông đọc, qua “những địa bàn sinh hoạt và lịch trình hoạt động của ông, những biểu hiện tư tưởng chiến lược quân sự của ông qua học trò” và “chắt lọc từ những giai thoại” [Trần Thị Băng Thanh, Vũ Thanh (cb) 2007: 179]. Về giáo dục, Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong hai nhân vật tiêu biểu được tôn xưng là phu tử, bên cạnh bậc hậu bối La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723 - 1804). Với việc đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước, khả năng dạy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm được đánh giá cao. Trong cuốn Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp - Ba bậc thầy của nền giáo dục Việt Nam, Trần Lê Sáng đã hết lời ngợi ca tài năng và tâm huyết của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở lĩnh vực “trồng người”. Trong bài viết “Bậc sư biểu bên bờ Tuyết Giang”, nhà nghiên cứu Nguyễn Công Lý cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm là “một nhà giáo vĩ đại, một bậc sư biểu được người đời tôn vinh, ngưỡng mộ” [Nguyễn Công Lý 2012: 15]. Về văn học, ngôn ngữ, cho đến nay, nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm nhiều nhất vẫn là ở phương diện này. Các tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm của ông đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, đánh giá. Trong các bộ lịch sử văn học, giáo trình của các trường đại học (như trong các bộ lịch sử văn học của ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Tổng hợp Hà Nội), các nhà khoa học đều dành vị trí xứng đáng cho Nguyễn Bỉnh Khiêm, đánh giá cao những đóng góp của ông. Từ năm 1957, Lê Trọng Khánh và Lê Anh Trà đã cho ra đời tập chuyên luận Nguyễn Bỉnh Khiêm - nhà thơ triết lý, đề cập một cách khá toàn diện và sâu sắc đến nhiều vấn đề cốt yếu trong tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Bỉnh Khiêm. 11 Trong năm 1958, các nhà khoa học cho ra đời hai bộ sách văn học sử quan trọng: Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Quý Đôn, cuốn Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Văn Sử Địa. Trong khi cuốn Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam chỉ nghiên cứu văn học chữ Nôm thì cuốn Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam bình xét về cả tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm của ông. Năm 1988, Bùi Văn Nguyên - một trong những chuyên gia hàng đầu trong nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cho xuất bản cuốn Văn chương Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đây có thể coi là kết tinh thành quả của Bùi Văn Nguyên qua nhiều năm nghiên cứu về tác gia này. Năm 1991, chuyên luận Nguyễn Bỉnh Khiêm - danh nhân văn hóa do Nguyễn Huệ Chi chủ biên và năm 2001 công trình Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất bản cũng đã tập hợp nhiều bài viết giá trị của các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm, đánh dấu bước trưởng thành của giới nghiên cứu văn học trong việc tìm hiểu một tác gia tầm cỡ của văn học dân tộc và giải quyết được nhiều vấn đề khoa học do lịch sử đặt ra xung quanh tác gia này. Năm 2007, công trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về tác gia và tác phẩm đã nhắc tới trên đây cũng giới thiệu nhiều bài nghiên cứu về văn thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm của các nhà khoa học nổi tiếng. Trong bài viết chung “Nhận diện văn học thế kỷ XVI XVII” in trong Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X - XIX), tập 2, Bùi Duy Tân cũng đánh giá cao tài năng văn chương của Nguyễn Bỉnh Khiêm và coi ông là một trong bốn đại gia của văn học thế kỷ XVI - XVII, cùng với Đặng Minh Khiêm, Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan. Tạ Ngọc Liễn trong Danh nhân văn hóa trong lịch sử Việt Nam nhận định “Cùng với thơ Nôm Nguyễn Trãi, thơ Nôm đời Hồng Đức, thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm như là cái mốc lớn đánh dấu sự phát triển liên tục và trưởng thành vững chắc của tiếng Việt, của chữ Nôm, thơ Nôm, biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ của nền văn hóa dân tộc giai đoạn thế kỷ XV - XVI” [Tạ Ngọc Liễn 2008: 155]. Những năm gần đây, nhiều học viên cao học cũng đã chọn tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm làm đề tài nghiên cứu của mình, tiêu biểu có Sự phát triển về hình thức của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ Nôm qua Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến - Luận văn thạc sĩ của Lê Viết Thắng; Giọng điệu nghệ thuật trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm - Luận văn thạc 12 sĩ của Trần Thị Thu Hiền; Khảo sát tố chất ẩn sĩ trong sáng tác của Đào Uyên Minh và Nguyễn Bỉnh Khiêm - Luận văn thạc sĩ của Đổng Ngọc Chiếu. Cả ba công trình này đều thuộc Trường ĐH Sư phạm TP. HCM. Về văn hoá, hiện nay nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu Nguyễn Bỉnh Khiêm dước góc độ một nhà văn hóa lớn của Việt Nam, tiêu biểu là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm; Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc; Nguyễn Bỉnh Khiêm về tác gia và tác phẩm đã có nhiều bài viết từ góc độ này. Trong bài viết “Nguyễn Bỉnh Khiêm hiền triết, thi gia” trích từ Danh nhân văn hóa trong lịch sử Việt Nam, Tạ Ngọc Liễn đã đánh giá cao đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lĩnh vực văn hoá và xem ông “như một cây đại thụ, sống mãi, xanh mãi” [Tạ Ngọc Liễn 2008: 154]. Một phương diện nữa ngày càng được các nhà khoa học quan tâm là văn hoá ứng xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập, Nguyễn Khuê cho rằng: “Nguyễn Bỉnh Khiêm không những đã có những đóng góp quan trọng cho văn hóa, văn học dân tộc bằng một sự nghiệp văn học to lớn [...] mà còn cống hiến cho dân tộc bằng chính lòng yêu nước thương đời sâu sắc, bằng thái độ xuất xử hành tàng độc đáo của một nhà trí thức kiệt xuất, bằng chính phẩm cách thanh cao của một bậc hiền triết” [Nguyễn Khuê 1997: 7]. Còn trong công trình Bùi Duy Tân tuyển tập (2007) có hai bài viết “Những năm ra hoạt động và về ở ẩn của Nguyễn Bỉnh Khiêm”; “Nguyễn Bỉnh Khiêm và “tấm lòng tiên ưu đến già chưa thôi”” đều phân tích lựa chọn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong việc hành - tàng, xuất - xử. Đặc biệt, trong các tài liệu chúng tôi tiếp cận được có bài viết “Nho giáo và văn hóa ứng xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm” của Trần Nguyên Việt. Tác giả đã phân tích văn hóa ứng xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm dựa trên những chuẩn mực đạo đức Nho giáo, thể hiện qua ba hình thức cơ bản: cách ứng xử trước thế sự, cách ứng xử đối với bề trên và việc đối xử với kẻ dưới [Trần Nguyên Việt 2010]. Những cứ liệu này giúp ích cho người viết trong việc nghiên cứu vấn đề giao lưu, tiếp biến với Nho giáo trong văn hóa ứng xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài viết “Nguyễn Bỉnh Khiêm, lựa chọn như một lối ứng xử” của Đỗ Lai Thúy lại nghiên cứu “những ứng xử lệch chuẩn của Nguyễn Bỉnh Khiêm với các thế lực phong kiến khác nhau, thể hiện nhân cách của ông”. Từ đó “xem xét ông như là một 13 mẫu người văn hóa”. Bài viết này nhìn từ khía cạnh văn hóa học và tác giả nhận định “Đúng sai là một chuyện, nhưng chuyện khác là ứng xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm về sau đã trở thành một trong những khuôn mẫu cho nhiều thế hệ nhà Nho, trí thức...” [Đỗ Lai Thúy 2012]. Tóm lại so với việc nghiên cứu về thơ văn, tư tưởng… của Nguyễn Bỉnh Khiêm, những công trình nghiên cứu về văn hóa ứng xử của ông vẫn còn ít ỏi. Trong khi mà giới khoa học đã có cách nhìn nhận mới về thời đại của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng như về nhà Mạc. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước và vận dụng những lý luận về văn hoá học, chúng tôi cố gắng tìm hiểu văn hoá ứng xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm một cách bao quát và toàn diện. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn hóa ứng xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Về phạm vi nghiên cứu, người viết đặt đối tượng trong không gian văn hóa Việt Nam để đánh giá. Người viết cũng tìm hiểu ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam (bao gồm lớp văn hóa bản địa và lớp văn hóa ngoại lai) đối với văn hóa ứng xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong suốt cuộc đời ông. 4. Mục đích nghiên cứu Luận văn hướng tới tìm hiểu văn hóa ứng xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm, từ đó góp phần nhận diện nhân cách, tài năng, những đóng góp của ông đối với lịch sử văn hóa dân tộc. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Về phương diện khoa học, thông qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi muốn phác họa nên chân dung văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm và đưa ra một cái nhìn hệ thống về văn hóa ứng xử của ông, những đóng góp của ông đối với nền văn hóa dân tộc. Về phương diện thực tiễn, luận văn hoàn chỉnh có thể xem như một tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm và muốn tìm hiểu về Nguyễn Bỉnh Khiêm. Mục đích là bảo tồn và phát huy những di sản tinh thần mà ông để lại. 14 6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 6.1. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Quan điểm tiếp cận Luận văn tiếp cận văn hóa ứng xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm từ góc nhìn văn hóa học, trong hệ tọa độ K - C - T (không gian - chủ thể - thời gian), với quan điểm lịch sử - cụ thể trong việc xem xét các vấn đề đặt ra. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng hướng tiếp cận liên ngành, vận dụng phương pháp và kết quả nghiên cứu của một số ngành khoa học liên quan trong việc làm nổi bật vấn đề. Phương pháp nghiên cứu Cá nhân và thời đại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đối với những cá nhân có tầm ảnh hưởng lớn như Nguyễn Bỉnh Khiêm thì tư tưởng và hành động càng không tránh khỏi sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử. Do đó chúng tôi đặt Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bối cảnh lịch sử, xã hội mà ông đã sống, khảo sát các tác phẩm, đồng thời đối chiếu với các sự kiện diễn ra trong thời đại và cuộc đời của ông để có cái nhìn khách quan và nhất quán. Còn chủ thể nghiên cứu là Nguyễn Bỉnh Khiêm và những người có mối liên hệ với ông. Phương pháp nghiên cứu chúng tôi sử dụng gồm:  Phương pháp hệ thống - cấu trúc: nhằm phân tích văn hóa ứng xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách là một chủ thể văn hóa toàn vẹn, trong mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với bối cảnh thời đại của ông.  Phương pháp so sánh: Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh để làm sáng tỏ những đặc trưng trong văn hóa ứng xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Về kiểu so sánh, chúng tôi sử dụng cả hai kiểu so sánh đồng đại và lịch đại, tức là so sánh văn hóa ứng xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm với văn hóa ứng xử của một số trí thức tiêu biểu đương thời và với văn hóa ứng xử của một số trí thức tiêu biểu thời đại trước và sau đó.  Phương pháp liên ngành: chúng tôi vận dụng những tri thức, phương pháp của một số chuyên ngành liên quan (lịch sử, văn học, ngôn ngữ, triết học…) trong việc tiếp cận, xem xét, nhận định văn hóa ứng xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm. 15  Phương pháp lịch sử: Chúng tôi khảo sát cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm theo chiều thời gian để nhận diện các đặc điểm trong văn hóa ứng xử của ông. 6.2. Nguồn tư liệu Các tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Bạch Vân am thi tập - tập thơ chữ Hán, Bạch Vân quốc ngữ thi tập - tập thơ Nôm và một số câu sấm ký của ông. Chúng tôi còn sử dụng một số tuyển tập văn học Việt Nam của các nhà xuất bản uy tín như Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 6 - NXB Khoa học Xã hội; Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (Thế kỉ X - XIX) - NXB Giáo dục… để làm tư liệu khảo sát. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng thêm các nguồn tư liệu lịch sử có ghi chép về thân thế, cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương này có tính chất lý luận, trình bày các khái niệm mang tính công cụ (văn hóa ứng xử, danh nhân văn hóa, ý nghĩa của việc nghiên cứu danh nhân văn hóa), là cơ sở để triển khai các vấn đề nghiên cứu tiếp theo. Ở chương này chúng tôi cũng trình bày đặc điểm thời đại của Nguyễn Bỉnh Khiêm làm cơ sở cho việc tìm hiểu đề tài. Trong đó chúng tôi chú trọng tới tư tưởng Việt Nam thời kỳ đó, với ảnh hưởng của Nho, Phật, Đạo. Ngoài ra chúng tôi còn trình bày văn hóa nhận thức của Nguyễn Bỉnh Khiêm nhằm làm rõ cơ sở văn hóa ứng xử của ông. Chương 2: Văn hóa ứng xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong quan hệ với môi trường xã hội Ở chương này, người viết tập trung phân tích văn hóa ứng xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm với việc giao lưu và tiếp biến văn hóa (Nho, Phật, Đạo) và ứng xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, tổ chức đời sống. Chương 3: Văn hóa ứng xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong quan hệ với môi trường tự nhiên 16 Ở chương này, chúng tôi tìm hiểu văn hóa ứng xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong quan hệ với môi trường tự nhiên trên hai bình diện vật chất và tinh thần, qua đó nêu bật các đặc điểm trong văn hóa ứng xử của ông. 17 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Văn hóa ứng xử Một trong những cơ sở tiền đề cho luận văn này là khái niệm “văn hóa ứng xử”. Trước hết chúng tôi giới thiệu khái niệm “văn hóa”, “ứng xử”, bởi nếu chưa hiểu về “văn hoá” và “ứng xử”, chúng ta sẽ chưa nhận diện được “văn hoá ứng xử”. “Văn hóa” là một khái niệm rộng lớn, phức tạp và bao trùm hầu hết mọi lĩnh vực trong xã hội. Từ khi E.B Tylor đưa ra khái niệm văn hóa đầu tiên vào năm 1871 [Tylor E.B 2000: 13, 14] đến nay đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên đã nêu lên năm định nghĩa về “văn hóa” thường được dùng trong đời sống hiện nay, trong đó định nghĩa thứ nhất “Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử" [Hoàng Phê (cb) 1998: 1061, 1062] nêu tương đối trọn vẹn khái niệm văn hóa với ý nghĩa là đối tượng của ngành văn hóa học. Tuy nhiên tách bạch vật chất và tinh thần như vậy là chưa thể hiện được sự phong phú, phức tạp của hệ thống văn hóa. Trong công trình Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm cho rằng “Để có được định nghĩa khái niệm, trước hết cần xác định được những đặc trưng cơ bản của khái niệm” [Trần Ngọc Thêm 2006/1996: 20]. Ông đã chỉ ra bốn đặc trưng cơ bản của khái niệm văn hóa là tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh, tính lịch sử và từ đó khái quát thành định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [Trần Ngọc Thêm 2006/1996: 25]. Trần Ngọc Thêm xem văn hóa là một hệ thống bao gồm bốn thành tố (tiểu hệ) cơ bản là văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội. Theo đó, văn hóa ứng xử là một thành tố của văn hóa, do đó nó chứa đựng những yếu tố của văn hóa. Còn “ứng xử”, theo Đoàn Văn Chúc là dùng “để chỉ các hoạt động (và lời nói) như thế nào đó của một vai trò này đối diện với một vai trò khác. Và đó là những 18 hoạt động, hoặc gọi là phản ứng theo một cách tương đối” [Đoàn Văn Chúc 1997: 123]. Như vậy là dưới góc độ văn hoá xã hội, ông cho rằng ứng xử là các hoạt động và các phản ứng của con người. Dưới góc độ xã hội học, Ngô Công Hoàn cho rằng “ứng xử là những phản ứng, hành vi của con người nảy sinh trong quá trình giao tiếp do những rung cảm cá nhân kích thích” [Lê Thị Thanh Hương (cb) 2009: 14]. Phạm Khắc Chương, Nguyễn Thị Hằng cũng cho rằng ứng xử chính là sự phản ứng, song hai nhà nghiên cứu này nhấn mạnh thêm khả năng lựa chọn phản ứng. “Ứng xử chính là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ động trong giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có lựa chọn, có tính toán” [Phạm Khắc Chương, Nguyễn Thị Hằng (cb) 2011: 13, 14]. Cũng quan niệm ứng xử là phản ứng của con người, nhưng Trần Kim Hằng khái quát thêm quá trình hình thành ứng xử như sau: “Ứng xử là cách phản ứng của con người trong thế giới mà người đó tồn tại. Cách phản ứng này thường nhận được phản hồi từ môi trường xung quanh dưới hình thức hoặc chấp nhận hoặc phản đối. Để được chấp nhận, con người phải tự điều chỉnh, kiềm chế những phản ứng bất lợi và cố tạo ra những phản ứng có lợi” [Trần Kim Hằng 2011: 13]. Nguyễn Kim Thản, Hồ Hải Thụy, Nguyễn Đức Dương thì nêu cụ thể nội hàm của ứng xử bao gồm thái độ, hành động, lời nói “ứng xử là thái độ, hành động, lời nói trong tình huống nhất định, và hành vi được xem như là những phản ứng, cách cư xử, biểu hiện ra ngoài của một người trong hoàn cảnh cụ thể” [Lê Thị Thanh Hương (cb) 2009: 13]. Đối tượng của ứng xử rất phong phú, bao gồm với bản thân mình và nhiều thứ khác: “Ứng xử không chỉ giới hạn ở giữa các vai trò xã hội với nhau mà còn ứng xử với mình, ứng xử với đồ vật, với tự nhiên” [Đoàn Văn Chúc 1997: 123]. Phương pháp thể hiện của ứng xử khá đa dạng, như “[…] thái độ hành vi, cử chỉ, cách nói năng, tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người nhằm đạt kết quả cao trong giao tiếp” [Phạm Khắc Chương, Nguyễn Thị Hằng (cb) 2011: 13, 14]. Mục đích của ứng xử “nhằm lĩnh hội, truyền đạt những tri thức, vốn sống, kinh nghiệm của cá nhân, xã hội trong những tình huống nhất định” [Lê Thị Thanh 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan