Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa ứng xử của công ty quảng cáo cao sao băng tại thành phố hồ chí minh...

Tài liệu Văn hóa ứng xử của công ty quảng cáo cao sao băng tại thành phố hồ chí minh

.PDF
129
298
110

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, một trong những nước thành viên của WTO thì việc cạnh tranh của các công ty càng trở nên gay gắt. Cạnh tranh về vốn, công nghệ, giá thành, nhân tài...Vậy làm thế nào để các công ty quảng cáo trong nước có được chỗ đứng vững chắc và xây dựng được lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. Làm thế nào để công ty nổi bật lên so với các công ty khác? Văn hóa ứng xử trong hoạt động kinh doanh chính là một trong những bí quyết tạo nên sự khác biệt của các công ty quảng cáo trong nước. Do đó trong cuộc sống, trong ứng xử hàng ngày con người luôn phải ứng phó với bao nhiêu tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc thật phức tạp. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu trong ứng xử của con người ngày càng cao. Ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ nghệ thuật sẽ tạo nên uy tín, danh tiếng và sức sống cho công ty, phát huy tối đa năng lực của các cá nhân và hướng họ tới mục tiêu chiến lược của công ty, giúp chúng ta vương tới thành công nhờ vào nguồn nội lực của chính mình. Những sản phẩm dịch vụ mà các công ty đưa ra thị trường phải có sức cạnh tranh cao hơn trước, không chỉ ở thị trường trong nước mà còn cạnh tranh cả thị trường ngoài nước. Nhìn chung, không chỉ đơn thuần là hàng hóa dịch vụ đem lại giá trị kinh tế, mà ẩn chứa trong đó trước hết là những giá trị văn hóa ứng xử của công ty. Văn hóa ứng xử của một số thành viên trong công ty quảng cáo Cao Sao Băng hiện đang là vấn đề còn nhiều bất cập. Văn hóa ứng xử ngày càng có nhiều thay đổi, xã hội ngày càng phát triển thì các công ty phải xây dựng văn hóa ứng xử sao cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Đến nay, chúng ta vẫn chưa có một nền văn hóa kinh doanh đúng nghĩa hay nói cách khác các công ty quảng cáo chưa phát huy được thế mạnh của văn hóa ứng xử trong hoạt động kinh doanh. Hiện nay trong thời kỳ hội nhập quốc tế, 1 Việt Nam đang thực thi cơ chế thị trường đòi hỏi công ty phải có văn hóa ứng xử văn minh. “Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn phát triển kinh tế sôi động nhất cả nước. Chính thành phố này đã làm nổi rõ lên những mặt mạnh của hoạt động kinh doanh hiện đại ở Việt Nam, nhưng đồng thời cũng đặt ra những vấn đề cần được tiếp tục xử lý để thị trường nói chung và các doanh nghiệp nói riêng có thể hoạt động hiệu quả hơn, với sức sống bền vững hơn. Chính ở địa bàn này đang nổi lên nhu cầu về sự nhận thức đúng đắn và xây dựng một nền văn hóa kinh doanh đích thực và mang đậm màu sắc Việt Nam”[18, tr.5.6]. Một số công ty còn nhiều bất cập về văn hóa ứng xử như: xung đột nội bộ, thái độ tiếp khách chưa được lịch sự, không làm hài lòng khách hàng, quan hệ với các đối tác chưa tốt làm ảnh hưởng đến thương hiệu công ty. Văn hóa ứng xử văn minh làm hài lòng khách hàng giúp công ty tăng doanh thu, nâng cao tính cạnh tranh, sẽ thúc đẩy tinh thần làm việc, phát huy tính dân chủ, phát triển khả năng cá nhân của mọi thành viên. Cả công ty sẽ gắn kết với nhau trên tinh thần hợp tác, phát triển, cùng đóng góp cho mục tiêu chung. Sự gắn kết đó tạo nên sức mạnh đưa doanh nghiệp tiến lên phía trước. Khẳng định thương hiệu công ty qua việc xây dựng văn hóa ứng xử, giúp công ty thu hút được nhiều nhân lực, tăng thêm thu nhập và phát triển ngày càng bền vững. Vì vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Văn hóa ứng xử của công ty quảng cáo Cao Sao Băng tại Thành phố Hồ Chí Minh" làm luận văn Thạc sĩ với mong muốn làm rõ phần nào vai trò của văn hóa ứng xử trong hoạt động của công ty quảng cáo Cao Sao Băng. Thông qua việc tìm hiểu, đánh giá khách quan về thực trạng văn hóa ứng xử trong hoạt động của công ty quảng cáo Cao sao Băng, đồng thời tôi muốn đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa yếu tố văn hóa ứng xử trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay đối với sự phát triển của công ty. 2 2. Lịch sử nghiên cứu Trong sự phát triển của xã hội ngày nay, văn hóa ứng xử kinh doanh không chỉ là yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững cho các chủ thể kinh doanh mà còn góp phần quan trọng vào việc tạo dựng thương hiệu, uy tín, làm tăng lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế của cả một đất nước. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, văn hóa ứng xử kinh doanh ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cùng với những bước đầu định hình và đạt được những thành tựu nhất định, biểu hiện những triết lý kinh doanh, chiến lược, cách thức kinh doanh của các chủ thể kinh doanh, gắn lợi ích kinh tế với các giá trị chân, thiện, mỹ là những giá trị mang tính nhân bản cao quý của con người. Tìm hiểu về văn hóa ứng xử trong kinh doanh chưa có một công trình nào tổng hợp đầy đủ. Sau đây có một số công trình nghiên cứu liên quan đến việc nghiên cứu về văn hóa ứng xử đã có sách và các bài luận văn Thạc sĩ tốt nghiệp đã viết như sau: • Một số công trình nghiên cứu về văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp - Sách Văn hóa kinh doanh những góc nhìn của nhiều tác giả với Trần Hữu Quang - Nguyễn Công Thắng (2007) làm chủ biên, NXB Trẻ thời báo kinh tế Sài Gòn - Đây là quyển sách viết về kinh doanh không chỉ nhằm kiếm lợi nhuận, càng không phải chỉ nhằm kiếm lợi nhuận bằng mọi giá. Có thể nói, cái làm cho hoạt động kinh doanh mang ý nghĩa xã hội tích cực, thậm chí được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển mạnh mẽ và bền vững chính là nhân tố văn hóa - văn hóa kinh doanh - Sách Văn hóa kinh doanh ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Ngọc Anh (2013), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật Hà Nội. Đây là quyển sách nêu rõ một số vấn đề lý luận về văn hóa kinh doanh, và đã nhận diện văn hóa kinh doanh Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử (từ thời phong kiến cho tới ngày nay), đồng thời cũng nói đến văn hóa ứng xử trong kinh doanh qua các giai đoạn lịch sử và đưa ra một số giải pháp khắc phục dựa trên những kinh nghiệm quốc 3 tế đặc biệt là Nhật Bản, một đất nước có nền văn hóa kinh doanh nổi tiếng Thế giới - Sách Doanh nhân văn hóa và Văn hóa kinh doanh của Nguyễn Quang Vinh - Trần Hữu Quang (2010), Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là quyển sách nói về kinh doanh và văn hóa kinh doanh ở Việt Nam xưa trong đó nói về người phụ nữ và các phiên chợ, đồng thời có liên quan đến văn hóa ứng xử kinh doanh của người xưa qua cung cách ứng xử lựa chọn trong quan hệ với khách hàng và bạn hàng, nên người ta có câu ” chợ có lề, quê có thói” - Sách Từ bến nghé tới Sài Gòn của Trần Nhật Vy (2015), Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là quyển sách mà tác giả đã góp nhặt các bài báo ghi lại sự hình thành phát triển của Sài Gòn từ Bến Nghé tới Sài Gòn, các chợ, các đường phố… của Sài Gòn xưa thời Pháp thuộc cho tới sự thay đổi các con đường phố, chợ ngày nay, tác giả cho biết sự giao thương văn hóa kinh doanh của các chợ nhỏ làng quê xưa được hình thành các chợ lớn ngày nay ở các quận Thành phố Hồ Chí Minh - Sách "Văn hóa ứng xử Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Thanh Tuấn (2008) - cho rằng khái niệm lối sống hay văn hóa lối sống tương đương với văn hóa ứng xử. Lối sống là cách ứng xử của con người với môi trường sống gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. - Sách "Bàn về văn hóa du lịch Việt Nam" của Phan Huy Xu - Võ Văn Thành (2016) - Phân biệt mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch, nhận diện sự khác nhau giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa, thiết lập các thành tố của văn hóa du lịch đồng thời xây dựng cơ sở cho việc ứng xử văn hóa trong phát triển du lịch. - Sách "Văn hóa ứng xử trong gia đình" của Phạm Khắc Chương (2006) nêu lên được cung cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, sự giao tiếp 4 ứng xử trong gia đình giữa cha mẹ, con cái, anh em, nội, ngoại… những hành vi ứng xử đó sẽ hình thành nên tính cách và nhân cách của một con người. - Sách "Nghệ thuật ứng xử của người Việt" của Phạm Minh Thảo (2003) Tác giả đã nêu ra các đặc điểm riêng của ứng xử Việt Nam. Phân tích cách ứng xử của người Việt như ứng xử cá nhân, gia đình, cộng đồng, ngoại giao, ứng xử truyền thống và hiện đại. • Một số tác phẩm về cơ sở văn hóa - Sách "Cơ sở văn hóa Việt Nam" của Trần Ngọc Thêm (1999) - Sách "Bản sắc văn hóa Việt nam" của Phan Ngọc (2015) Ở đây tác giả chỉ nêu lên được các khái niệm về đạo đức và giáo dục con người, chưa có tác giả nào đề cập hoặc đi sâu vào vấn đề văn hóa ứng xử trong hoạt động kinh doanh của công ty. • Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Trúc Anh (2012) - "Văn hóa giao tiếp trong công sở hành chánh (trường hợp TP HCM 1986 đến nay" - Nguyễn Thị Minh Thúy (2003) - "Văn hóa ứng xử trong hoạt động kinh doanh khách sạn trên địa bàn Hà Nội" Vì vậy, liên quan đến văn hóa ứng xử đã thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà khoa học và doanh nghiệp. Văn hóa ứng xử trong các công ty, doanh nghiệp, xét về bản chất, mỗi công ty là một tổ chức độc lập nên có phương pháp quản lý và điều hành riêng. Nó giống như một thế giới thu nhỏ với cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động, có những giá trị và văn hóa nhất định. Tuy nhiên vấn đề này cho đến nay chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu sâu vào đề tài Văn hóa ứng xử trong lĩnh vực quảng cáo, chưa có phương pháp cụ thể để xây dựng môi trường văn hóa trong kinh doanh. Nhưng các công trình, tài liệu khoa học của các tác giả trên đều có 5 giá trị khoa học, cung cấp cơ sở lý luận cũng như vận dụng vào việc nghiên cứu luận văn của tác giả. Tôi chọn đề tài này với mong muốn góp phần vào cơ sở lý luận về xây dựng một môi trường văn hóa ứng xử trong hoạt động kinh doanh của công ty quảng cáo tại thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó đề xuất nâng cao hiệu quả xây dựng môi trường văn hóa của các công ty trong lĩnh vực quảng cáo. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Nghiên cứu những biểu hiện và nguyên nhân tác động đến văn hóa ứng xử của công ty quảng cáo Cao Sao Băng tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu về vấn đề văn hóa ứng xử nhằm xác định được những tri thức về ứng xử trong xã hội nói chung và trong hoạt động tại các công ty quảng cáo nói riêng để nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín cho công ty trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Quan trọng hơn, đề tài này sẽ định hướng cho cán bộ - nhân viên của các công ty quảng cáo nhận thức rõ được trách nhiệm công việc của mình, để có thái độ phục vụ khách hàng tốt nhất và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 3.2. Nhiệm vụ Tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến: ▪ Văn hóa ▪ Ứng xử ▪ Văn hóa - ứng xử Khảo sát thực tế qua điều tra xã hội học để biết được những biểu hiện về văn hóa ứng xử của công ty quảng cáo Cao Sao Băng tại Thành phố Hồ Chí Minh. 6 Từ đó đưa ra những đánh giá về mặt tích cực và mặt hạn chế về văn hóa ứng xử của công ty quảng cáo Cao sao Băng. Đồng thời đưa ra định hướng và giải pháp nhằm nâng cao văn hóa ứng xử của các thành viên trong công ty quảng cáo Cao Sao Băng tại Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là: ▪ Những biểu hiện về văn hóa ▪ Những biểu hiện về văn hóa ứng xử: hành vi ứng xử, ngôn ngữ ứng xử, cử chỉ ứng xử và thái độ ứng xử. Chủ thể nghiên cứu: Ban lãnh đạo, nhân viên và khách hàng của công ty quảng cáo Cao Sao Băng. Khách thể nghiên cứu: Các yếu tố cấu thành nền văn hóa ứng xử của công ty quảng cáo Cao Sao Băng tại Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Không gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những biểu hiện văn hóa ứng xử của các thành viên của công ty quảng cáo tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua khảo sát tại Công ty TNHH TM & DV Quảng Cáo Cao Sao Băng. 4.2.2. Thời gian nghiên cứu Thời gian được xác định trong nghiên cứu này là trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. Trong khoảng thời gian này, chúng tôi muốn tìm hiểu những biến đổi về văn hóa ứng xử của công ty quảng cáo Cao Sao Băng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn: Từ năm 2010 - 2017 những biến đổi về văn hóa ứng xử của công ty quảng cáo Cao Sao Băng, làm hạn chế sự phát triển 7 của công ty. Từ đó đưa ra định hướng và giải pháp xây dựng môi trường văn hóa ứng xử của công ty quảng cáo Cao Sao Băng, nhằm thu hút khách hàng và tăng thêm thu nhập. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Thu thập được từ nhiều nguồn tài liệu khác (từ sách, báo, Internet…) để làm căn cứ, phân tích. 5.2 . Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 5.2.1. Phương pháp điều tra bảng hỏi. Chúng tôi sử dụng bảng điều tra với 10 câu hỏi cho khách hàng về văn hóa ứng xử và số phiếu được hỏi là 100 phiếu, nhân viên được hỏi là 20 phiếu với 15 câu hỏi. Loại bảng hỏi trực tiếp Số phiếu phát ra Dành cho khách hàng 100 Nhân viên 20 Tổng số dự kiến 120 Số liệu thu thập được xử lý bằng kỹ thuật: biểu đồ, bảng thống kê trên phần mềm như: ✓ Microsoft Office Excel ✓ Google drive 5.2.2. Phương pháp quan sát Bên cạnh đó chúng tôi còn dùng phương pháp quan sát tại các địa điểm công ty, giao dịch khách hàng, và nơi triển lảm hội chợ,…dưới hình thức ghi 8 chép, thu thập và xử lý thông tin bằng hình ảnh qua các thiết bị kỹ thuật công nghệ (máy ảnh, máy quay phim,…) qua các hành vi ứng xử giữa các nhân viên, khách hàng và Ban lảnh đạo công ty Cao Sao Băng. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa khoa học Luận văn nghiên cứu bổ sung và góp phần sáng tỏ cơ sở lý luận về công tác xây dựng môi trường văn hóa ứng xử của công ty quảng cáo Cao Sao Băng tại Thành phố Hồ Chí Minh. 6.2. Ý nghĩa thục tiễn Trên cơ sở nguồn dữ liệu có được và kết quả nghiện cứu, luận văn đề xuất những giải pháp xây dựng môi trường văn hóa ứng xử của công ty quảng cáo Cao Sao Băng tại Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng nếp sống văn minh ở đô thị và xây dựng con người mới phù hợp với thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. 7. Những đóng góp mới của Luận văn Nắm bắt thực tiễn lý thuyết về văn hoá ứng xử và cấp độ của văn hoá ứng xử trong hoạt động kinh doanh của công ty Cao Sao Băng. Phân tích và đánh giá thực trạng văn hoá ứng xử trong hoạt động kinh doanh của công ty Cao Sao Băng trên cơ sở lý luận đã trình bày. Nhận biết các yếu tố như: không gian của công ty, sở thích của khách hàng, hoạt động văn hoá ứng xử… ảnh hưởng lớn đến văn hoá ứng xử trong hoạt động kinh doanh của công ty Cao Sao Băng; Đa dạng các loại dịch vụ sản phẩm để phục vụ khách hàng, đẩy mạnh xây dựng và phát triển thương hiệu, đội ngũ quản lý, nhân viên sẽ phát triển mạnh văn hoá ứng xử trong hoạt động kinh doanh của công ty Cao Sao Băng. Đề xuất các giải pháp để phát triển văn hoá ứng xử trong hoạt động kinh doanh của công ty Cao Sao Băng nói riêng, và cho lĩnh vực quảng cáo nói chung 9 trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập. Góp thêm nguồn tài liệu nghiên cứu văn hóa ứng xử trong kinh doanh và phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập về văn hóa ứng xử giao thương ở các trường đại học. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được chia ra làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Trình bày những khái niệm cơ bản hỗ trợ nghiên cứu cho luận văn như: văn hóa, văn hóa ứng xử, vai trò của văn hóa ứng xử trong lĩnh vực quảng cáo, những yếu tố tác động đến môi trường văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp... Chương 2: Thực trạng văn hóa ứng xử của công ty quảng cáo Cao Sao Băng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích, đánh giá thực trạng và rút ra những kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường văn hóa ứng xử. Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường hiệu quả xây dựng môi trường văn hóa ứng xử của công ty quảng cáo Cao Sao Băng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Định hướng công tác xây dựng văn hóa ứng xử để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty Cao Sao Băng hiện tại và sau này, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp về kỹ thuật, về chế tài, về định hướng giá trị đạo đức trong hoạt động kinh doanh. Qua đó, đề xuất một số kiến nghị đối với Bộ Văn hóa thông tin để tạo điều kiện thực hiện tốt hơn công tác xây dựng môi trường văn hóa ứng xử trong hoạt động quảng cáo. 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Trong cuộc sống hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc thật phức tạp, khó xử. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu trong ứng xử của con người càng cao. Ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ nghệ thuật, ngày nay còn được coi như bí quyết thành công trong cuộc sống, đặc biệt là trong công việc kinh doanh. 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm liên quan đến đề tài Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi cần làm rõ một số khái niệm sau: ❖ Về văn hóa Chưa bao giờ khái niệm văn hoá được đề cập nhiều trong học thuật cũng như trong thực tế đời sống như hiện nay. Bởi vì nói tới văn hoá là nói tới ý thức, cái gốc tạo nên “tính người” cùng những gì thuộc về bản chất nhất làm cho con người trở thành chủ thể năng động, sáng tạo trong cuộc sống, trong lao động sản xuất. Định nghĩa văn hoá đầu tiên được chấp nhận rộng rãi là định nghĩa do nhà nhân chủng học E.B Tylor đưa ra: “Văn hoá là một tổng thể phức hợp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và toàn bộ những kỹ năng, thói quen mà con người đạt được với tư cách là thành viên của một xã hội” [Dương Thị Liễu 10, tr.10]. Theo Tylor ta có thể hiểu: Văn hoá, là toàn bộ phức hợp những ứng xử, giá trị và những thành tựu con người như một thành viên xã hội lịch sử trong các mối quan hệ với thế giới tự nhiên, quần thể cộng đồng và bản ngã tâm linh, nói một cách ngắn gọn hơn: Văn hoá, sự phản ứng và cách ứng xử chung của cộng đồng trước thiên nhiên và xã hội. 11 ❖ Về văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp có thể hiểu là cách thức hành động, làm việc hằng ngày của các thành viên trong công ty. Đó là những quy tắc xử sự có thể đã được quy định bằng văn bản hoặc tự ngầm hiểu với nhau và thực hiện trong thời gian dài. Đó là những nếp sinh hoạt, các hành vi ứng xử, các phương thức sản xuất, kỹ năng và kiến thức kỹ thuật, quan điểm về kỷ luật, các thông lệ và thói quen quản lý, các mục tiêu của những người liên quan, cách trả lương, quan điểm về các công việc khác nhau, niềm tin vào tính dân chủ trong các buổi thảo luận và những quy ước, những điều cấm kỵ. Theo Ông Georges de Saite Marie, một chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã đưa ra định nghĩa như sau: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo nên nền móng sâu xa của doanh nghiệp” [Dẫn theo Dương Thị Liễu 10, tr.233]. Theo tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization ILO): “Văn hoá doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt của các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi và toàn bộ chúng là duy nhất với tổ chức đã biết” [Dẫn theo Dương Thị Liễu 10, tr. 233]. Tác động của văn hóa doanh nghiệp có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Nếu phát triển tốt thì văn hóa doanh nghiệp sẽ là một tài sản vô hình của doanh nghiệp, tạo động lực cho nhân viên, hướng nhân viên đi đúng quỹ đạo theo mục tiêu đã đề ra, bên cạnh đó nó sẽ khơi nguồn sáng tạo không ngừng cho nhân viên cũng như nhằm giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, ngược lại nếu không phát triển đúng thì văn hóa doanh nghiệp sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp, thậm chí làm cho doanh nghiệp không thể tiếp tục tồn tại. ❖ Văn hóa kinh doanh Văn hóa tham gia vào mọi quá trình hoạt động của con người, thể hiện ngày càng rõ nét và tạo thành các lĩnh vực văn hoá đặc thù như: văn hoá chính 12 trị, văn hoá pháp luật, văn hoá giao thông, văn hoá gia đình…và văn hoá kinh doanh. Văn hoá kinh doanh có thể xem là chìa khóa mở ra sự thành công và phát triển nền kinh tế mỗi nước nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Cuộc sống cũng như công việc kinh doanh không ngừng vận động, chắc chắn sẽ còn nhiều chuẩn mực khác để đánh giá văn hoá kinh doanh nữa mà từ góc độ bản thân, mỗi cá thể sẽ bổ sung thêm khi đặt mình vào trường hợp một doanh nhân đang hoạt động kinh doanh một cách có văn hoá. Trong kinh doanh, văn hoá tham gia hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp, từ tổ chức đến các hoạt động chức năng của doanh nghiệp, cách bố trí nhân sự đến hình thành quan hệ ứng xử giữa các thành viên và các phương thức quản lý kinh doanh để tạo hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Nhìn từ góc độ nghệ thuật kinh doanh, từ vấn đề tạo vốn, tìm địa điểm kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, cách thức xây dựng chiến lược kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ hậu mãi….đã thể hiện với những giá trị tốt đẹp của nhân tính, của tri thức, của trí tuệ, của mỗi hoạt động qua quá trình hoạt động và như vậy kinh doanh chính là biểu hiện tốt đẹp văn hoá của con người. Với góc độ tiếp cận văn hoá trong kinh doanh như trên, hiểu theo nghĩa rộng: “Văn hoá kinh doanh là toàn bộ các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần do chủ thể kinh doanh sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động kinh doanh, trong sự tương tác giữa chủ thể kinh doanh với môi trường kinh doanh” và theo nghĩa hẹp: “văn hoá kinh doanh là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực” [ Dương Thị Liễu 10, tr.43]. Do đó, bản chất của văn hoá kinh doanh là làm cho cái lợi gắn bó chặt chẽ với cái đúng, cái tốt và cái đẹp. Từ đó, có thể đưa ra khái niệm về văn hoá kinh doanh như sau: Văn hoá kinh doanh là toàn bộ các giá trị văn hóa được chủ thể kinh doanh chọn lọc tạo nên bản sắc và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh, 13 phải ép buộc. Nếu một người nào đó làm khác sẽ bị cộngđồng lên án hoặc xa lánh xét về mặt pháp lý những việc làm đó không trái pháp luật. ❖ Giao lưu tiếp biến văn hóa Giao lưu tiếp biến văn hóa (acculturation) được hiểu là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài với nhau gây ra sự biến đổi văn hóa của các bên. Trong giao lưu có thể xảy ra hiện tượng những yếu tố của nền văn hóa này xâm nhập vào nền văn hóa kia trên cơ sở những yếu tố nội sinh mà điều chỉnh, cải biên cho phù hợp, tạo nên sự giao thoa văn hóa.[23] Giao lưu tiếp biến văn hóa không chỉ là một phương pháp định vị văn hóa, mà còn là một phương pháp được văn hóa sử dụng khá thường xuyên khi tiến hành phân xuất kết cấu của một nền văn hóa cụ thể với phương pháp này, cụ thể với nội dung của một nền văn hóa cụ thể được phân thành: yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh.[23] Tuy nhiên, việc phân biệt như vậy chỉ mang tính tương đối. Cùng với thời gian, yếu tố ngoại sinh có thể chuyển biến thành yếu tố nội sinh, hoặc bị biến đổi một cách căn bản để trở nên phù hợp với nền văn hóa đã tiếp nhận nó. Việc hấp thu Nho giáo, ….của một số nước Đông Nam Á là một ví dụ về sự chuyển hóa trên.[23] 1.1.2. Khái niệm về ứng xử Khi chúng ta hiểu và biết cách làm cho người khác thoả mãn nhu cầu ứng xử, nói về những cái mà họ thích thì đó là bí quyết đầu tiên của phép ứng xử. Vậy ứng xử là gì ? Ứng xử được dịch từ tiếng Anh (Behaviour) với hai từ ghép lại là ứng xử và hành vi, tiếng Việt có thể hiểu ứng xử theo cách sau đây: Cụm từ ứng xử nếu tách riêng từng từ ta sẽ được từ “ứng” chỉ những phản ứng cho cả người và động vật khi có bất kỳ một kích thích nào vào cơ thể sống. Con 14 người về bản chất tự nhiên là động vật bậc cao trong bậc thang tiến hoá của vật chất, do cái nền, cái gốc phải xuất phát từ tự nhiên để bảo tồn giống loài. Trong chương “tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người” Ph.Ăngghen đã viết: “giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người…, con người sống dựa vào tự nhiên.” [10] Nhưng con người còn có bản chất xã hội: “Cá nhân là thực thể xã hội” phản ứng của con người chịu sự chi phối của các quan hệ xã hội.Trong bản thảo kinh tế triết học năm 1844, C. Mac đã viết: “Bất cứ quan hệ nào của con người đối với bản thân mình đều chỉ được thực hiện, thể hiện trong quan hệ của con người đối với người khác”. Trong trường hợp này nói về bản chất xã hội của hành vi thì người ta dùng từ “xử”, như “đối nhân xử thế”, “phép cư xử”…[10] Như vậy khái niệm ứng xử bao hàm cả bản chất tự nhiên và bản chất xã hội của con người. Vì vậy con người phải được giáo dục ngay từ nhỏ bởi cái gốc của con người là bản chất tự nhiên. Trong quá trình nghiên cứu, đã có nhiều tác giả đưa ra khái niệm về ứng xử, đầu tiên phải nhắc đến khái niệm “gắn bó” mà các nhà tâm lý học Mỹ đưa ra năm 1970 để mô tả phương thức ứng xử mẹ con. Họ đã mô tả một ứng xử đặc biệt của ngừời mẹ ngay sau khi sinh con. Người mẹ với những cử chỉ nhẹ nhàng âu yếm: hôn, nựng, vỗ về… và những rung cảm hồn nhiên vô tư đựợc hình thành từ đứa trẻ. Tiếp cận với khái niệm ứng xử không thể không đề cập đến nhà sư phạm người Nga Usinxki, Ông khẳng định: “Sự khéo léo ứng xử về sư phạm mà nếu không có nó thì các nhà giáo dục dù học giỏi đến mức nào cũng không bao giờ trở thành nhà giáo dục thực hành tốt, về bản chất không phải là cái gì khác ngoài sự ứng xử”.[ 24] Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể xác định những đặc trưng của ứng xử: Ứng xử được thể hiện bởi các cá nhân cụ thể, mỗi cá nhân có đặc điểm 15 phát triển thể chất khác nhau nên ứng xử khác nhau. Ứng xử bao giờ cũng được thực hiện trong các mối quan hệ xã hội nhất định và chịu sự chi phối của các quan hệ xã hội đó. ứng xử còn được điều tiết bởi vị trí xã hội mà cá nhân đó đảm nhiệm. Đặc biệt ứng xử được xác định ở một chuẩn mực chung đó là “ngôn ngữ” chung, nếu không tìm được ngôn ngữ chung thường dẫn đến sự không hiểu nhau “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Trong ứng xử người ta thường chú ý đến nội dung công việc, đến mục đích trao đổi, bàn bạc…từ đó có những biểu hiện về hành vi, cử chỉ nhất định. Ứng xử thường mang tính chất tình huống, còn giao tiếp là một quá trình, do đó khái niệm giao tiếp rộng hơn khái niệm ứng xử. Trong ứng xử, ngoài ứng xử bằng ngôn ngữ, lời nói ra chúng ta có thể ứng xử bằng cử chỉ phi ngôn ngữ, như hành vi, cử chỉ, ứng xử bằng xúc cảm, tình cảm, ứng xử bằng văn hoá... Qua hành vi ứng xử của con người có thể cho ta biết trình độ văn hoá cũng như phẩm chất đạo đức của người đó. Ứng xử là một đề tài muôn thuở của phép đối nhân xử thế của đời người trong mọi thời đại, mọi quốc gia, trong mọi nền văn hoá của dân tộc. Dân tộc Việt Nam đã trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Phép ứng xử nổi bật nhất với tự nhiên để làm nên một nền văn minh lúa nước rực rỡ. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, nay nhìn lại chúng ta không khỏi khâm phục và tự hào bởi những vị lãnh tụ, những danh nhân văn hoá như Nguyễn Trãi, Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp…bằng lối ứng xử tài tình đã mang lại vinh quang cho dân tộc và làm rạng ngời nền văn hoá nước nhà. Để ứng xử trở thành nghệ thuật trong cuộc sống, để vừa lòng mọi người, điều đó rất khó, không phải cá nhân muốn là được, mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, bên trong, bên ngoài của chủ thể trong quá trình ứng xử. Trong thực tế vận dụng ứng xử thì muôn màu, muôn vẻ rất đa dạng, nên ta có thể hiểu: Ứng xử là nhũng phản ứng hành vi của con người 16 nảy sinh trong quá trình giao tiếp, do những rung cảm cá nhân kích thích nhằm truyền đạt, lĩnh hội những tri thức, kinh nghiệm và vốn sống của cá nhân, xã hội trong những tình huống nhất định. Tìm hiểu về khái niệm ứng xử như trên nhằm mục đích để đi sâu vào tìm hiểu về văn hoá ứng xử. 1.1.3. Khái niệm văn hóa ứng xử Văn hoá ứng xử tuy chưa được nghiên cứu riêng nhưng là bộ phận không thể thiếu được của văn hoá loài người là sự biểu hiện phát triển của văn hoá, liên quan chặt chẽ với trình độ giải phóng con người, giải phóng năng lực, sáng tạo, đưa con người đến đỉnh cao của văn hoá phát triển. Với ý nghĩa trên, văn hoá ứng xử có những đặc trưng khác ứng xử thông thường như sau: - Văn hoá ứng xử cao hơn ứng xử bình thường ở cung bậc sự tôn trọng lẫn nhau giữa những người tham gia giao tiếp, đặc biệt chú trọng nhân cách ứng xử. - Văn hoá ứng xử vượt xa ứng xử thông thường ở năng lực, trình độ lựa chọn thông minh xử lý nhạy cảm trong mọi tình huống. - Văn hoá ứng xử làm tăng thêm sự hiểu biết về nhau giữa các đối tượng tham gia, vì thế sự cảm thông, nối kết được tình cảm được tăng cường, thời gian và kết quả sẽ được đẩy nhanh hơn một bước. - Ứng xử khi đã trở thành văn hoá ứng xử là khi đó con người chủ thể của ứng xử đã thực sự trở thành chủ thể có văn hoá - Văn hoá ứng xử làm cho con người chủ động hơn, kìm chế được những kích thích không cần thiết. Văn hoá ứng xử được hợp thành trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người là một hệ thống chỉnh thể phức hợp bao hàm trong nó tính nhạy cảm và năng lực trí tuệ của con người được con người sử dụng thông qua những tập quán, truyền thống, đạo đức, luật pháp… 17 Văn hoá ứng xử làm nên giá trị ở nhiều lĩnh vực của cuộc sống, nó làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của con người. Nó giúp cho con người điều tiết được chính bản thân mình cho phù hợp với đối tượng. Văn hoá ứng xử còn thể hiện cái tâm trong mỗi con người, cái tâm đó đưa con người đến gần nhau hơn, đối xử với nhau bao dung, độ lượng và tôn trọng nhau hơn. Văn hoá ứng xử giúp con người tự chủ trong mọi tình huống giao tiếp và lôi kéo đối tượng biểu hiện những hành vi ứng xử có văn hoá, do vậy trong một cộng đồng nhất định văn hoá ứng xử giúp hình thành các nhóm ứng xử làm nên các nhóm giá trị ứng xử, giá trị văn hoá của cộng đồng và xã hội. Tóm lại từ những tư liệu và phân tích trên, chúng ta có thể đưa ra nhận định: Văn hoá ứng xử nói chung là một thành tố đặc trưng của văn hoá được tạo nên bởi các quan hệ xã hội như: Truyền thống, đạo đức, luật pháp, tôn giáo, phong tục, quy tắc, tâm lý cộng đồng…dẫn đến tình cảm, lý trí, ý thức hệ và hành vi của chủ thể nhằm vươn tới mục đích: Chân - thiện - mỹ trong mọi hoàn cảnh nhất định. Như vậy, với các khái niệm: văn hoá, ứng xử và văn hoá ứng xử mà tác giả luận văn tập trung khai thác nhằm tiếp cận đến khái niệm văn hoá ứng xử trong hoạt động kinh doanh của công ty quảng cáo Cao Sao Băng như sau: Văn hoá ứng xử trong hoạt động của công ty quảng cáo Cao Sao Băng là mối quan hệ giữa người và người trong toàn bộ các hoạt động đối nội, đối ngoại của quá trình sản xuất kinh doanh một cách có văn hoá nhằm không ngừng tăng lên tính hiệu quả của công ty trong mọi hoàn cảnh nhất định. Hay nói cách khác: Văn hoá ứng xử trong hoạt động kinh doanh của công ty là toàn bộ những hoạt động ứng xử của công ty đó một cách có văn hoá nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất của công ty. Chính từ cơ sở lý luận trên, văn hoá ứng xử sẽ được làm sáng tỏ trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty quảng cáo Cao sao Băng. 18 1.1.4. Văn hóa kinh doanh ở Việt Nam hiện nay Đất nước chúng ta đã trải qua mấy ngàn năm lịch sử nhưng phần lớn thời gian lại phải đấu tranh gìn giữ nền độc lập. Chúng ta có thể tự hào về truyền thống yêu nước của nhân dân, truyền thống chống giặc ngoại xâm của ông cha, truyền thống hiếu học trọng dụng nhân tài … Nhưng đối với vấn đề kinh doanh thì trước đây chưa được chú trọng, chưa đúc kết được những truyền thống quý báu để thế hệ sau có thể tiếp thu vận dụng. Đã có thời điểm chúng ta “Bế quan tỏa cảng” không giao lưu, buôn bán với bên ngoài. Trong “Thương học phương châm”, Cụ Lương Văn Can đã chỉ ra 10 điểm yếu của buôn bán ở nước ta đó là: Không có thương phẩm, không có thương hiệu, không có chữ tín, không có kiên tâm, không có nghị lực, không biết trọng nghề, không có thương học, kém đường giao thiệp, không biết tiết kiệm, khinh hàng nội hóa”.[26] Từ sau đổi mới 1986, kinh tế nước ta đã có những bước phát triển mang lại những thành tựu to lớn, đưa đất nước Việt Nam ngày càng đi lên. Đã có được các doanh nghiệp phát triển vững vàng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, xây dựng được văn hóa kinh doanh cho mình. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có không ít doanh nghiệp chưa ý thức được vai trò của văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh. Trong Hội nhập và văn hóa kinh doanh, Dương Thị Liễu, Nguyễn Vân Hà chỉ ra những bất cập của văn hóa kinh doanh Việt Nam trong tiến trình hội nhập như sau: - Cung cách làm ăn nhỏ lẻ, thói quen tùy tiện. - Tầm nhìn hạn hẹp, tư duy hạn chế, - Thiếu tính liên kết cộng đồng, - Nặng về “Quan hệ”, “Chạy chọt”, dựa dẫm - Nhẹ chữ Tín Theo Nguyễn Thị Ngọc Anh (2013) thì một số vấn đề đặt ra cho Văn hóa kinh doanh Việt Nam hiện nay là: 19 - Sự thiếu tinh thần hợp tác, tương trợ trong cộng đồng doanh nhân Việt Nam - Sự thiếu vắng của triết lý kinh doanh và chiến lược kinh doanh dài hạn tròn các doanh nghiệp Việt Nam - Vấn đề chữ “Tín” - Vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên. Vì vậy trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng hiện nay, với sự giao thoa văn hóa nói chung, văn hóa kinh doanh nói riêng một cách mạnh mẽ, thì vấn đề là càng phải được chú trọng đầu tư. 1.2 Cơ sở Thực tiễn 1.2.1 Các phương thức văn hóa ứng xử trong hoat động kinh doanh của công ty quảng cáo Cao Sao Băng ❖ Ứng xử trực tiếp Ứng xử trực tiếp là điển hình của quá trình ứng xử giữa hai hay nhiều người cùng có mặt trong thời gian tiếp xúc. Đây là loại hình ứng xử mang lại hiệu quả cao nhất vì trong tình huống mặt đối mặt cả hai phía đều được tiếp nhận thông tin một cách trực tiếp dưới mọi dạng ngôn ngữ giao tiếp. Nhờ có thông điệp phi ngôn ngữ đi kèm mọi sự hiểu lầm thông tin thiếu chính xác sẽ được điều chỉnh nhanh chóng trong quá trình giao tiếp. Ứng xử trực tiếp là một công cụ lợi hại để cho nhiều công ty thực hiện các cuộc đối thoại đi đến những thoả thuận hợp đồng làm ăn lâu dài. Ứng xử trực tiếp là phương tiện để công ty tiến hành hội đàm sòng phẳng giữa các đối tác làm ăn, giữa chủ hàng và khách hàng, giữa các vấn đề bên trong quá trình hợp tác. Ứng xử trực tiếp là chất kết dính cho các cuộc phỏng vấn giữa các phóng viên và chủ công ty lựa chọn ra những điều mà người tiêu dùng quan tâm đến công ty và công ty quan tâm đến nhu cầu của xã hội. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan