Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa nghe nhìn của người chăm...

Tài liệu Văn hóa nghe nhìn của người chăm

.PDF
85
166
123

Mô tả:

ẳD£-? |i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ H ồ CHÍ MINH KHOA ĐÔNG NAM Á HỌC ---------- oOo---------- =^8 THÀNH THỊ H ồN G CAM MSSV : 50460015 LỚP : DN04VH jụ ĩ - i VĂN HOÁ NGHE NHÌN CỦA NGƯỜI CHĂM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH VẢN h o a đ ô n g n a m KHOÁ 2004 - 2008 á TBưOllS Pậl HỘC MỞ TP.HCW THƯ VIỆN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHÚ VĂN HẲN THÀNH PHÔ' HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08 NĂM 2008 ti PHẦN MỞ ĐÀU 1 1. Lý do chọn đề tài Người Chăm là một thành phần dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam thống nhất, sinh sống lâu đời và có một nền văn hoá rực rỡ, độc đáo. Trong bức tranh đa màu sắc của nền văn hoá Việt Nam, văn hoá Chăm có những nét đặc thù. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, sự đa dạng văn hoá và bản sắc văn hoá dân tộc đang được đề cao ở tầm cao mói. Văn hoá và biểu hiện văn hoá của mỗi tộc người ngày càng được nghiên cứu sâu hom, kỹ hom với một sự tôn trọng, bình đẳng. Người Chăm cũng như các dân tộc, tộc người khác ở Đông Nam Á, đều có nền văn hoá bản địa chung của cư dân nông nghiệp lúa nước. Trải qua những giai đoạn lịch sử đầy biến động thăng trầm, văn hoá của người Chăm biến đổi đồng hành cùng diễn trình vận động trong không gian, qua thời gian của sự tiếp biến, sự giao thoa, hoà nhập giữa những yếu tố văn hoá nội sinh và ngoại sinh. Tuy đã có hàng nghìn công trình nghiên cứu về văn hoá Chăm, nhưng cho đến nay văn hoá Chăm vẫn đầy bí ẩn, nhất là mảng văn hoá phi vật thể. Chính điều đó đã không ngừng cuốn hút các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu. Gần đây, truyền thông đại chúng đang có xu hướng phát triển mạnh, sự bùng nổ của Internet và các phưomg tiện truyền thông khác đã tác động nhiều đến đời sống con người và đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần quan tâm, nhất là ở các vùng đồng bào thiểu số. Tuy nhiên đây là lĩnh vực còn mới mẻ đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, theo đó cũng có rất ít công trình nghiên cứu về vấn đề này và càng hiếm hoi hom đối với lĩnh vực truyền thông đại chúng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong đó có người Chăm. Người Chăm là một cộng đồng năng động, ưong xu thế phát triển hiện nay người Chăm đã tiếp nhận hết sức đa dạng các phưomg tiện truyền thông và cũng chịu ảnh hưởng không ít từ loại hình này. Đặc biệt tiếng dân tộc Chăm trong lĩnh vực phát thanh truyền hình Việt Nam cấp trung ưomg và địa phưomg đã tác động nhiều mặt đến văn hoá, xã hội của người Chăm, cũng như các giá trị ngôn ngữ ngày càng được nâng cao trong đời sống văn hoá tinh thần của xã hội Chăm. 2 Việc nghiên cứu đề tài “Văn hoả nghe nhìn của người Chăm” là nền tảng quý báu góp phần hiểu biết thêm tinh hoa văn hoá của dân tộc Chăm, trước tiên trong văn hoá nghe nhìn và góp phàn hiểu biết thêm cộng đồng các dân tộc Việt Nam 2. Mục đích nghiên cứu Là sinh viên được đào tạo chuyên ngành văn hoá, đề tài “Văn hoá nghe nhìn của người Chăm” được chọn làm khoá luận tốt nghiệp nhàm giúp cho bản thân có điều kiện tiếp xúc vói thực tế, vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học giải quyết các vấn đề nghiên cửu, góp phần hiểu sâu hon về văn hoá dân tộc Chăm trong thời kỳ hiện đại cũng như văn hoá Chăm trong lĩnh vực tiếp cận truyền thông đại chúng. Điều đó còn có ý nghĩa góp phần bổ sung vốn tài liệu để từ đó chúng ta có thể tìm hiểu sâu hơn, rộng hơn về văn hoá dân tộc Chăm nói riêng và bổ sung tư liệu vào nền văn hoá Việt Nam. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài Đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá, tôn giáo, xã hội, ngôn ngữ.... của người Chăm nhưng có rất ít các công trình đề cập đến việc tiếp nhận các phương tiện truyền thông đại chúng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số này. Trong các công trình liên quan đến đề tài “Văn hoá nghe nhìn cửa người Chăm” có thể kể đến: Trước năm 1975 tại miền Nam có tiểu luận cao học xã hội của Đào Quang Mỹ: “Điều tra về vô tuyến truyền hình của xã hội Việt Nam” viết về truyền hình ở Sài Gòn (Trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn, năm 1970); “Bốn lý thuyết về báo chỉ, truyền thanh, truyền hình, điện ảnh” do Nguyễn Đình Tuyến dịch (Việt Nam và Thế giới thời báo xuất bản, Sài Gòn, năm 1972);... Sau năm 1975, liên quan đến đề tài này có “Các báo cáo về việc thực hiện QĐ 53/CP cửa Hội đồng Chính phủ cũng như các bài viết về văn hoá trong truyền thông đại chúng ở đồng bào dân tộc Chăm” (báo cáo của Uỷ ban Nhân dân tỉnh An Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận, năm 1980)1 trình bày tình hình thực hiện nhiệm vụ này, qua đó trình bày một số thành quả ban đầu của phát 1 Uỷ ban Dân tộc của Chính Phủ. 3 thanh truyền hình ở vùng đồng bào Chăm và chưomg trình tiếng Chăm thực hiện tại các phương tiện truyền thông; “Truyền thông đại chúng nhập môn” của Huỳnh Văn Tòng (Đại học Mở - Bán công thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, năm 1993); Viết về lĩnh vực truyền hình có luận án tiến sĩ của Đinh Quang Hưng, đề tài: “Những phương pháp và biện pháp chủ yếu nhằm phát triển sản phẩm truyền hình cho phù hợp với yêu cầu về truyền hình ở Việt Nam hiện nay” (Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm 1996). Ngoài “Ngôn ngữ Chăm với việc bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc” của Phú Văn Hẳn (Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1999) và “Tiếng dân tộc trong truyền thông đại chúng” do Phú Văn Hẳn thực hiện vào năm 2008 (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ); hoặc Bùi Khánh Thế trong bài ‘Tiếng Chăm trên sóng điện và các vấn đề ngôn ngữ học”; cần kể thêm một số công trình viết về truyền thông trong đó có nói đến truyền hình như “Chân dung công chúng truyền thông” của Trần Hữu Quang (Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2001); “Truyền thông đợi chúng - những kiến thức cơ bản” do Trần Hậu Thái dịch (từ Claudia Mast), năm 2003; “Văn hoá nghe nhìn và giói trẻ” của Đỗ Nam Liên (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2005); “Công tác truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số” của Đài Truyền hình Việt Nam (báo cáo của Uỷ ban Dân tộc, năm 2006); “Phát thanh dân tộc thiểu số” của Đài Tiếng nói Việt Nam (báo cáo của Uỷ ban Dân tộc, năm 2006). Đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào thể hiện một cách có hệ thống (đã công bố) về khía cạnh văn hoá trong lĩnh vực phát thanh truyền hình của tiếng dân tộc Chăm. Tuy nhiên các công trình và các tài liệu kể trên ở nhiều gốc độ khác nhau, cũng như bài giảng của Lê Khắc Cường2 về những vấn đề có tính đại cương liên quan đến “Truyền thông đại chúng các nưởc Đông Nam Ả ” giúp ích nhiều cho việc nghiên cứu, thực hiện đề tài này. 4. Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu Khoá luận đề tài “Văn hoá nghe nhìn của người Chăm” tập trung tìm hiểu về khía cạnh văn hoá trong lĩnh vực phát thanh truyền hình tiếng Chăm và 2 Ts. Lê Khắc Cường, Gv thinh giảng tại Khoa Đông Nam Á, Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh. 4 của người Chăm. Đối tượng chính của đề tài sẽ tập trung khảo sát việc tiếp xúc, tiếp nhận văn hoá nghe và nhìn của người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận và Nam Bộ. Đây là các cộng đồng địa phương tiêu biểu của người Chăm và có những đặc thù trong việc tiếp nhận văn hoá nghe nhìn cũng như có Chương trình tiếng Chăm trong Đài phát thanh truyền hình và Đài Tiếng nói Việt Nam (cụ thể là Đài phát thanh truyền hình Ninh Thuận đặt tại thành phố Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận; Đài phát thanh truyền hình Bình Thuận đặt tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận; Đài Tiếng nói Việt Nam - cơ quan thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh... ). Đồ tài nghiên cứu chú trọng khảo sát người Chăm có mối quan tâm như thế nào đến phát thanh, truyền hình và loại hình này tác động như thế nào đến đời sống văn hoá người Chăm hiện tại và tương lai cũng như trong việc bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc của người Chăm hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Ngoài các phương pháp khoa học, người nghiên cứu thực hiện điền dã tại vùng người Chăm cư trú ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh và An Giang, phỏng vấn ngẫu nhiên và phỏng vấn chuyên gia, kết họp thu thập thông tin và xử lý số liệu, nghiên cứu tài liệu về dân tộc, ngôn ngữ dân tộc, kinh tế - xã hội của ngưòi Chăm. Đe hoàn thành đề tài khoá luận này, người thực hiện cố gắng vận dụng các phương pháp khác nhau để nghiên cửu đề tài ở khía cạnh văn hoá và văn hoá học, vì vậy phương pháp văn hoá học được chú trọng vận dụng cùng với các phương pháp khoa học tiếp giáp như dân tộc học, ngôn ngữ học và điều ưa xã hội học để cho kết quả tin cậy. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Với kết quả nghiên cứu của đề tài “Văn hoá nghe nhìn cửa người Chăm”, hy vọng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về văn hoá của người Chăm qua việc tiếp nhận truyền thông đại chúng đặc biệt là phát thanh truyền hình nói chung và Chương trình tiếng Chăm ưong lĩnh vực phát thanh và truyền hình. Qua đó đề tài sẽ hướng đến một tầm nhìn hệ thống hơn về tiếp nhận và tiếp xúc các phương tiện nghe nhìn cũng như các phương tiện truyền thông ưong thòi kỳ hiện 5 đại và hội nhập, góp phần định hướng phát triển bền vững cộng đồng Chăm. Tài liệu của khoá luận giúp cho những nghiên cứu tiếp tục về văn hoá nghe nhìn và văn hoá Chăm. 7. Bố cuc Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo khoa học tập trung trình bày thành 3 chương: Trong Chương 1: về “Cơ sở lý luận và thực tiễn” (từ tr. 10 - tr.29) trình bày 3 mục chính, gồm: 1.1. Một số khái niệm về phương tiện nghe nhìn; 1.2. Khái quát về văn hoá nghe nhìn; 1.3. Vài nét về văn hoá dân tộc Chăm. Trong Chương 2: về “Phát thanh truyền hình tiếng Chăm” (từ tr. 30 - tr. 49) trình bày 2 mục chính, gồm: 2.1. Phát thanh truyền hình tiếng dân tộc thiểu số; 2.2. Tiếng Chăm ưên phát thanh truyền hình. Trong Chương 3: về “Người Chăm với văn hoá nghe nhìn hiện nay (từ tr. 50 - ư. 72) trình bày 3 mục chính, gồm: 3.1. Việc tiếp nhận phương tiện nghe nhìn của người Chăm; 3.2. Tác động của phát thanh truyền hình với người Chăm; 3.3. Xu hướng tiếp nhận văn hoá nghe nhìn của người Chăm. Kết luận: Là một số đề xuất nhằm phát triển, phát huy các phương tiện truyền thông đại chúng góp phần nâng cao đời sống văn hoá vùng đồng bào Chăm. Luận văn còn có các tài liệu tham khảo và phụ lục gồm nguồn thống kê số liệu, phiếu thăm dò ý kiến và hình ảnh. PHAN NÖI DUNG 6 CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7 1.1. Một số khái niệm về phương tiện nghe nhìn Để có cái nhìn khái quát và thống nhất, chúng tôi giới thiệu một số thuật ngữ. Các thuật ngữ này cũng là những khái niệm mà trong đề tài sử dụng: - Truyền thông - Communication3: Từ một thuật ngữ kỹ thuật mang ý nghĩa thông báo tin tức bàng phương tiện thông tin, communication được định nghĩa một cách tổng quát đó là mọi hoạt động được thực hiện để xác lập, xây dựng, truyền tải hay trao đổi thông tin giữa máy phát và các máy thu; hoặc toàn bộ những phương pháp dùng để thông tin giữa các cá nhân, một nhóm người hay số đông4. Communication dần dần trở thành thuật ngữ khoa học sử dụng rộng rãi và được quốc tế hoá chỉ sự truyền đạt tin tức bằng những phương tiện kỹ thuật. Ở Việt Nam, communication được gọi là truyền thông. Khi truyền thông được phổ biến rộng rãi trong công chúng, người ta ghép từ “mass” (số nhiều, số đông, quần chúng) vào từ “communication” và mass communication có nghĩa là truyền thông cho số đông, được dịch ra tiếng Việt là “truyền thông đại chúng”. Nhà khoa học Nga Xvetaeva N.N coi truyền thông đại chúng là “quá trình truyền bá thông tin (tri thức, các giá trị tinh thần, đạo đức và các chuẩn mực luật pháp) với sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật (in ấn, radio, quay phim, truyền hình...) tới một số lượng đối tượng lớn”5. 3 Sử dụng thuật ngữ tiếng Anh để “trung thành” với những thuật ngữ “gốc” vốn quen thuộc với người Việt Nam, một phân do khó tìm được từ tương đương trong tiếng Việt. 4 Khái niệm này từ Dictionnaire du multimédia: audiovisual informatique, telecommunications, Jacques Notaise, Jean Barda, Olivier Dusanter, P.Afnor, 1996 và The Merriam Webster, W ebster’s Third New International Dictionary o f the English Language unnabridges. Philippines copyright 1986 by Merriam Webster inc, Made in The U.S.A.44AG/KP91. (trích từ Tài liệu Phú Văn Hẳn, 2008, ‘Tiếng dân tộc trong truyên thông đại chúng”, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ). 5 Truyền thông đại chúng trong hệ thống các quan hệ xã hội, Xvetaeva N.N.trong tác phẩm Truyền thông đại chúng trong xã hội X ã hội chủ nghĩa, Leningrad 1979, ư. 57, bản tiếng Nga. (trích tù Tài liệu Phú Văn Hăn, 2008, “Tiếng dân tộc trong truyền thông đại chúng”, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ). 8 Tác giả Huỳnh Văn Tòng của Việt Nam đưa ra định nghĩa giản đơn hơn: “Truyền thông là kỹ thuật truyền đạt tin tức, tư tưởng và thái độ từ người này sang người khác”6. - Phương tiện thông tín (Media) và thông tin đại chúng (Mass media): Theo nghĩa đen, media chỉ hệ thống có khả năng tái tạo đồng thời văn bản, tiếng động, hình ảnh. Sau này nó được sử dụng để chỉ toàn bộ những hoạt động và sản phẩm liên quan đến sự chế tạo, phổ biến thông tin đến công chúng. Trong nghĩa đó người ta hay phân nhóm các media theo một trong những đặc tính của chúng và thường là theo tri giác. Theo đó sự phân chia các media có thể dựa trên những tiêu chí khác nhau: về kỹ thuật, về chức năng hoặc các tính chất khác. Mass media cũng là từ ghép để chỉ tính đại chúng, phổ biến của media. Ở Việt Nam, dựa theo chức năng truyền thông xã hội, media và mass media thường được hiểu là phương tiện thông tin và thông tin đại chúng. Người ta có thể chia media thành những phần nhỏ hơn hoặc theo những tính chất khác nhau (điện tử, hoá lý, sợi kim loại hay quang học, hoặc in ấn, phát thanh, truyền hình...). Từ multimedia (ghép từ “multi - nhiều” với media) để chỉ tính đa dạng của media và trong tiếng Việt thường được hiểu với nghĩa thông tin đa phương tiện, thông tin đa chức năng. Multimedia được dùng từ đầu những năm 80 ở thế kỷ trước. Nếu như communication chỉ chung mọi mặt của truyền thông, thông tin thì media dùng để chỉ những phạm vi nhỏ hơn của truyền thông. Philippe Breton, Serge Proulx đã chia mảnh đất truyền thông thành các khu vực nhỏ: xuất bản, truyền thanh, truyền hình...Và theo tính chất khác hơn nữa thì quảng cáo rồi tin học cũng là những media. Do khái niệm multimedia có phổ rất rộng nên người ta phân chia theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ xét theo chức năng, truyền thông xã hội có thể chia thành các media: xuất bản, truyền thanh, truyền hình. Thomas R. Dye. Harmon Zeigler7 cũng đưa ra bảy lĩnh vực thuộc cấu trúc của mass media,*1 6 Truyền thông đại chúng nhập môn, Huỳnh Văn Tòng. Tài liệu học tập phổ biến nội bộ, Đại học Mở Bán công Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, 1993, tr.5. 1 American politics in the media age. Thomas R. Dye. Harmon Zeigler. CA. Brooks cole, 1986, tr.96. (trích từ Tài liệu Phú Văn Hẳn, 2008, “Tiếng dân tộc trong truyền thông đại chúng”, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ). 9 đó là: sách, báo, điện ảnh (motion pictures), phát thanh, tạp chí, băng đĩa (recordings), truyền hình. Michel C.Emery, Ted Curtís Smyth trong cuốn “Readỉng ỉn mass communỉcation: concepts and ỉssues ỉn the mass medùt” cũng coi báo chí (press), phát sóng (broadcasting trong đó có radio, truyền hình), xuất bản sách (book publishing), phim ảnh, tạp chí đều là những mass media. - Nghe Nhìn tương đương thuật ngữ audiovisual của tiếng Anh hay audỉovisuel trong tiếng Pháp, có nghĩa phổ biến trong tiếng Việt là nghe nhìn và dùng để chỉ những media khác với những media in ấn (print media). Audiovisual được ghép từ audio (âm thanh) với visual (nhìn, hình ảnh) để chỉ kỹ thuật truyền thông kết hợp âm thanh và hình ảnh. Bản thân nó cũng có nghĩa là multimedia vì sử dụng nhiều media (hình ảnh và âm thanh) ưong sự tương tác (Interactive). - Truyền hình gắn với thuật ngữ Televisión (viết tắt là TV) được ghép từ tele (xa) với Vision (nhìn) để chỉ sự truyền tin bằng cách kết họp giữa hình ảnh và âm thanh thông qua các công cụ chuyển đổi ánh sáng và âm thanh thành sóng điện từ, rồi tái tạo chúng thành những tia sáng thấy được và những âm thanh nghe được. Những hình ảnh này có thể là hình ảnh tĩnh hoặc động của đối tượng hay vật thể. Định nghĩa trên đây nặng tính kỹ thuật nhưng tóm lại truyền hình được hiểu là thông tin kết hợp hình ảnh và âm thanh thông qua phát sóng hoặc các hình thức dẫn truyền khác và được người xem tiếp nhận trên màn hình. - Truyền hình cáp/ Cáp truyền hình (Cable televisión/ televisión par cable): Trước hết nói về cáp (cable): Cáp là phương tiện để truyền thông tin, nối các phần của một hệ thống. Một sợi cáp được hợp thành từ một hoặc nhiều sợi dẫn điện được bao bọc bởi một hoặc nhiều lớp cách ly. Mỗi đầu dây cáp đều có đầu nối. Truyền hình cáp - Cable televisión: là từ ghép của cable và televisión. Truyền hình cáp sử dụng các mảng cáp để phát hoặc phân phối các chương trình, khác với truyền hình dùng sóng hertz hoặc vệ tinh. Chất lượng hình ảnh tốt và số lượng các kênh chương trình truyền hình cáp đều rất lớn. Truyền hình cáp cho phép phát triển truyền hình tương tác (Interactive), nghĩa là có sự phối họp, trao 10 đổi qua lại. Ví dụ như kết nổi với hệ thống điện thoại, với máy vi tính để tăng khả năng đối thoại, trao đổi thông tin. - Truyền hình kỹ thuật số - Digital television (television numérique): Tiếng Việt gọi là truyền hình kỹ thuật số. Trong truyền hình kỹ thuật số các tín hiệu được xử lý bằng cách số hoá tại hai đầu truyền hình ảnh: từ camera đến đầu đọc của khán giả xem truyền hình. Việc truyền, phát và lưu giữ chương trình đều được số hoá. Chất lượng hình ảnh truyền hình kỹ thuật số rất tốt, chất lượng âm thanh tương đương chất lượng đầu đọc đĩa laser. - Truyền hình qua vệ tinh - Satellite television (television par satellite): Đây là hệ thống truyền hình mà việc phát các chương trình được thực hiện qua vệ tinh. Tín hiệu truyền hình được truyền dưới dạng sóng hertz và được thu tại mặt đất bàng các anten parabol lớn hoặc cá nhân có đường kính khác nhau. Các anten này hướng đến vệ tinh để thu sóng. Dùng một anten có thể thu được các chương trình từ một hay nhiều vệ tinh gần nhau (cách nhau vài km) và cùng hướng quỹ đạo. Người ta thường kết hợp giữa vệ tinh và cáp bằng cách thu tín hiệu vệ tinh vào một đầu thu chung rồi phát lại cho hệ thống cáp. Có hai cách để truyền qua vệ tinh: • Từ trạm truyền tín hiệu được phát lên vệ tinh rồi lại được đưa xuống nhiều trạm thu mặt đất. Từ đây hình ảnh được dẫn qua các mạng cáp. • Từ trạm truyền tín hiệu được phát lên vệ tinh và từ đây phát thẳng tới người xem qua các anten chảo. - Video: được sử dụng để chuyển nhận những hình ảnh và âm thanh truyền hình (television). Những âm thanh và hình ảnh này thường được ghi vào băng từ (magnetic tape) và phát lại thông qua máy chuyên dụng lên màn hình tivi. Nếu gọi một cách đầy đủ là video cassette hoặc video tape, song trong cuộc sống người ta hay nói gọn là video. - Compact: theo nghĩa đen là tập trung, nén, dồn chặt. Disc là đĩa. Compact disc là CD, thoạt đầu là từ chỉ chung cho các loại công cụ trợ giúp điện tử bằng đĩa compact. Sau này người ta phân biệt rõ CD là đĩa ghi âm còn VCD tức là video compact disc và DVD (digital versatile disc) là đĩa ghi hình ảnh. 11 Từ CD - Rom để chỉ đĩa CD lưu trữ dữ liệu được sử dụng dưới dạng đọc. Từ đây hình thành nên các từ CD - Rom văn hoá, CD - Rom bách khoa toàn thư, CD - Rom khoa học, CD - Rom du lịch... để chỉ các CD - Rom có nội dung văn hoá, bách khoa toàn thư, khoa học, du lịch... Một từ khá thông dụng nữa của thời đại thông tin là “đại lộ thông tin”8 (information highway). Đây là mạng lưới điện tử tốc độ cao và băng thông rộng, đảm bảo sự lưu thông các thông tin số hoá dưới dạng văn bản, hình ảnh tĩnh hoặc động, các thông điệp âm thanh, âm nhạc. Các đại lộ thông tin có thể đi đến tận cửa các công ty, trường học, hộ gia đình... Trong tưomg lai, sự phát triển của đại lộ thông tin có thể tạo nên những “mê đạo viễn thông” chằng chịt. - Văn hoá đại chúng - Popular culture hoặc pop culture : Có nhiều định nghĩa về văn hoá cũng như định nghĩa về văn hoá đại chúng, nhưng có thể hiểu đây là văn hoá của số đông trong xã hội. Nét đặc trưng là tính phổ biến của nó tại thời điểm đó. Ray B. Browne xem popular culture là thế giới văn hoá bao quanh ta, gồm quan điểm, thái độ, hành vi ứng xử, ẩm thực, trang phục, kiến trúc đường xá, giải trí, thể thao, tôn giáo... Tóm lại là tất cả những gì gắn với đời sống9. Từ khái niệm popular culture có thêm một thuật ngữ tiếng Anh nữa là mass culture. Hai thuật ngữ này có tính tương đồng và có thể dùng thay thế nhau. Nhìn chung các thuật ngữ này có xuất xứ từ phương Tây do sự ra đời của các phương tiện truyền thông cũng như nhu cầu khách quan trong thông tin và nghiên cứu. Các khái niệm này nhanh chóng được phổ biến và trở thành thuật ngữ quốc tế. Các nhà khoa học Nga cũng chuyển âm hoặc dịch nghĩa các khái niệm này sang tiếng Nga. Có hai cách thể hiện các khái niệm này: phiên âm từ tiếng Anh hoặc Pháp chỉ biến đổi một chút phần đuôi cho phù hợp ngữ pháp tiếng Nga: communication - communicasia, television - televidenie, visual - visualnưi, hoặc dịch nghĩa “nghe nhìn” sang tiếng Nga. 8 Nguyên Phó tổng thống Mỹ AI Gore được coi là người sáng tạo ra từ này ưong cuộc vận động tranh cử cho Bill Clinton. 9 Mass media, mass culture. James Wilson Stau, Le Ro. Wilson. Fourth edition, p.3. (trích từ Tài liệu Phú Văn Hăn, 2008, ‘Tiếng dân tộc trong truyền thông đại chúng”, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ). 12 Nhìn chung, truyền thông ở Việt Nam phát triển chậm hơn nhiều nước, nhất là các nước phát triển nên các khái niệm liên quan đến lĩnh vực này cũng chậm được phổ cập. Song vào những năm 60 của thế kỷ XX, ở miền Nam khái niệm “nghe nhìn” đã được dịch theo âm Hán - Việt, Đào Quang Mỹ đã dùng từ “thính thị” khi đề cập đến cách diễn tả bằng hình ảnh và âm thanh của vô tuyến truyền hình10. Đến nay các khái niệm liên quan đến nhiều lĩnh vực của nghe nhìn không còn xa lạ với số đông công chúng khán giả. Việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn như truyền hình, video, băng, đĩa nhạc, máy vi tính, và gần đây là các công cụ kỹ thuật số ngày càng trở nên phổ biến. Báo chí hiện nay đã nói về nghe nhìn khá nhiều. Qua các cuộc điều ưa cũng đã thấy rõ thanh thiếu niên không bỡ ngỡ với những thuật ngữ nêu ưên và đa số có thể ttao đổi, nhận xét khá thoải mái các vấn đề về nghe nhìn. Sự ra đời của tin học và những tiện ích do nó đưa lại cùng với những kết hợp tương thích của các công cụ nghe nhìn khác ngày càng làm cho cấu trúc của truyền thông đại chúng được mở rộng hơn. - Văn hoá nghe nhìn - Audiovisual culture: Sự lan rộng và phổ biến của các phương tiện nghe nhìn làm cho chúng ngày càng ưở nên thiết yếu ưong đời sống xã hội, trở thành nhu cầu không thể thiếu, nhưng đồng thời cũng tạo nên những thói quen, ảnh hưởng đến nhiều mặt ưong hưởng thụ văn hoá. Quá trình này diễn ra từ từ, không ồn ào nhưng dần dần để lại dấu ấn ưong cách làm việc, tác phong ứng xử, đi đứng, ăn mặc... Khái niệm “văn hoá nghe nhìn” (audiovisual culture) để chỉ lối sống cũng như nhu cầu hưởng thụ văn hoá thông qua các thiết bị nghe nhìn cũng như những tác động về mặt văn hoá do các phương tiện nghe nhìn mang đến. Khái niệm này chưa được ghi vào các từ điển nhưng ưong các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài nỏ thường được nhắc đến. Có thể nói những dấu hiệu chính để văn hoá mang tính nghe nhìn, hình thành nên cụm từ “văn hoá nghe nhìn” đó là: • Các thiết bị nghe nhìn ưở thành phương tiện, công cụ, là cái không thể thiếu ưong cuộc sống nói chung và đời sống văn hoá nói riêng. 10 Điều tra về vô tuyến truyền hình tại x ã hội Việt Nam. Đào Quang Mỹ. Tiểu luận cao học xã h ộ i, Trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn, 1970, tr.62, 160. I 13 • Nó được hình thành từ nhu cầu của con người và nó chi phối trở lại, tạo nên những thói quen, tâm lý thưởng ngoạn mới gắn liền vói các phương tiện nghe nhìn. • Nó làm phát triển những kỹ năng mới của thời đại thông tin cũng như làm xích lại các nền văn hoá và có tác động sâu sắc, tạo nên những thay đổi trong lối sống. Trên cơ sở đó có thể đưa ra định nghĩa: “Văn hoá nghe nhìn là tổng hoà của nhu càu, lối sống, phong cách hưởng thụ, cách ứng xử, cũng như những thói quen hình thành dưới tác động của các phương tiện nghe nhìn. Đây là một quá trình tích hợp tự nhiên trước những thay đổi của môi trường sống mà sự thích ứng dường như là khách quan theo quy luật tiếp nhận”. Dần dần hình thành thêm những khái niệm đi vào những ngành hẹp như “children’s media” (media của trẻ em) hay “network culture” (văn hoá mạng) hay “ekrannaia cultura” (văn hoá màn hình - trong tiếng Nga). Các khái niệm cũng sẽ ngày càng phong phú theo đà phát triển của khoa học kỹ thuật cùng với sự ra đời ngày càng nhiều những media mới. Tiếng Chăm, do “sinh sau đẻ muộn” trong lĩnh vực truyền thông cũng như trong văn hoá nghe nhìn nên các thuật ngữ liên quan đến văn hoá nghe nhìn mới được hình thành cùng lúc tiếp xúc vói văn hoá phương Tây hoặc thông qua ngôn ngữ văn hoá Việt, như “Rayo” (Đài), Danak dak papar sap Cham (Chương trình phát thanh tiếng Chăm) di Rayo sap ndom Vietnam (của Đài tiếng nói Việt Nam) hoặc Danak dak papar sap papar binguk (Chương trình phát thanh truyền hình),... Vì thế các thuật ngữ chỉ “văn hoá nghe nhìn” bằng tiếng Chăm không nhiều và chủ yếu có gốc từ ngôn ngữ phương Tây hoặc từ tiếng Việt, như: “tivi” (truyền hình), “katset” (casset - máy thu âm), mbang (băng), “mbang katset” (băng caset), prỉang (đĩa), ilamu iek (văn hoá nhìn), ilamu pang (văn hoá nghe), “angten” (anten), “pharambol” (parabol)... > 14 1.2. Khái quát về văn hoá nghe nhìn Nghiên cứu văn hoá nghe nhìn là vấn đề không mới trên thế giới, nhất là ở những nước phát triển, mặc dù chỉ phát triển chủ yếu từ thế kỷ XX trở lại đây. Văn hoá nghe nhìn được cho là ra đời muộn so với nhiều ngành nghiên cứu khác nhưng với đà phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cùng với những tiện ích khó phủ nhận và vai trò to lớn của nghe nhìn, nên việc nghiên cứu về nghe nhìn tuy là lĩnh vực mới đối với nhiều nước trên thế giói, nhất là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, nhưng đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu văn hoá. Trên thực tế, sự phát triển của truyền thông trong lĩnh vực phát thanh truyền hình, băng đĩa và gần đây nhất là Internet đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, như về: chương trình, công chủng, thị hiếu, các vấn đề trong quản lý, giáo dục, nhất là đối với giới trẻ. Trong khi đó các công trình nghiên cứu về nghe nhìn chưa nhiều và có thể nói chỉ mới bắt đầu được quan tâm, chú ý ở Việt Nam. Ở Việt Nam nghe nhìn nói chung về truyền hình, băng đĩa nói riêng xuất hiện chưa lâu, song đây là lĩnh vực phát triển đầy tiềm năng. Sự phát triển của hai lĩnh vực này trong những năm qua đã được chứng minh. Nhưng nếu so sánh với sự phát triển của truyền hình trong những năm gần đây và tàm quan trọng của nó thì số lượng công trình nghiên cứu quả là ít ỏi. Các công trình nghiên cứu về băng đĩa ghi hình còn nghèo nàn hơn. Nếu tỷ lệ các công trình giữa truyền hình và băng đĩa thì sự chênh lệch này là phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Nhưng việc chưa có công trình nào viết về băng đĩa ở Việt Nam là một khiếm khuyết cần khắc phục. Công bàng mà nói, tuy những công trình chuyên sâu còn ít, nhưng báo chí với sự nhanh nhạy của những người “đo nhịp sống xã hội” đã cho thấy nhiều vấn đề cần quan tâm. Tuy nhiên với khuôn khổ của những bài báo, nội dung của chúng chỉ dừng lại ở mức độ nêu thực trạng và cảnh báo một số vấn đề. Những tư liệu do người nước ngoài viết về truyền hình Việt Nam không nhiều. Vai trò của truyền hình cũng như công cụ tạo dựng các quan hệ xã hội, kết nối các dân tộc, đem lại cho người dân cảm giác là một phần của đại gia đình Việt 15 Nam, rộng hơn là một phần của thế giới, bình đẳng và cùng tồn tại. Song bên cạnh đó lại tiềm tàng một nguy cơ về sự phá vỡ những giá trị truyền thống. Tuy không ít các phim truyền hình, hình ảnh của cuộc sống đô thị với tiện nghi hiện đại dễ đưa đến những so sánh, nhất là lớp trẻ thường lấy phim ảnh làm thước đo cho tiêu chuẩn sống. Dần dàn nền văn hoá của các dân tộc bị pha trộn và phá huỷ. Điều dễ thấy nhất là nếp sinh hoạt cộng đồng truyền thống bị phá vỡ và con người ngày càng gần với lối sống cá nhân ở phương Tây. Người Chăm với những đặc điểm về phát triển tâm lý có những nhu cầu riêng và là người tiếp nhận tích cực những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thòi cũng chịu tác động của phương tiện nghe nhìn nhiều nhất trên cả phương diện tích cực và tiêu cực, là đối tượng cần quan tâm, nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về ảnh hưởng của truyền thanh, truyền hình cũng như tác động văn hoá đối với người Chăm. Nhiều câu hỏi cần đặt ra: người Chăm hiện nay có mối quan tâm như thế nào với truyền thanh, truyền hình? Nhu cầu văn hoá của người Chăm ra sao? Các chương trình truyền thanh, truyền hình nào được họ ưa thích và những ước mong của họ về truyền thanh, truyền hình trong tương lai?... Những người làm chương trình truyền thanh, truyền hình cần biết ý kiến của người Chăm để đáp ứng được nhu càu này và để chất lượng chương ngày càng được nâng cao. Người Chăm được đánh giá là cộng đồng nhạy bén và năng động, là cộng đồng có mức sống khá ổn định so với cộng đồng thiểu số khác trong nước và tương đối đồng đều, sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn của cộng đồng Chăm không quá lớn. Hơn thế nữa, trong xu thế đô thị hoá nhanh chóng, sự cách biệt này được rút ngắn. Đa số người Chăm đều sử dụng các phương tiện truyền thông như truyền hình, radio và một số phương tiện nghe nhìn phổ biến khác như đầu video, đầu đĩa hình, nên các phương tiện này thực sự là công cụ thông tin, truyền bá kiến thức cũng như phục vụ giải trí cho nhiều người Chăm. Người Chăm vốn có truyền thống của một xã hội nông nghiệp đang tiến lên xã hội công nghiệp, việc sử dụng thời gian rảnh rỗi có những chuyển biến rất cơ bản về tính chất và sự thay đổi đó tạo ra những sắc thái văn hoá mới. Trong xã 16 hội nông nghiệp thời gian rảnh rỗi thời vụ được sử dụng chủ yếu vào các hoạt động hội hè, thời gian này thường kéo dài trong nhiều ngày và cả cộng đồng cùng tham gia vào lễ hội và các trò chơi dân gian; thời gian rỗi của cá nhân trong ngày được sử dụng cho các thú tiêu khiển như nuôi chim, ưồng hoa, cây cảnh hoặc thăm thú lẫn nhau. Cách thức sử dụng đó hình thành trên tính chất bình lặng của hoạt động kinh tế và tâm lý nhàn nhã trong cuộc sống. Trong xã hội công nghiệp, các hoạt động kinh tế thương mại, dịch vụ, sản xuất... diễn ra liên tục quanh năm ít nhiều đã và đang tác động vào đời sống kinh tế xã hội nên thời gian rỗi thời vụ ngày càng ít có, vì thế, xã hội công nghiệp ít có những lễ hội kéo dài nhiều ngày làm đình chỉ hoạt động kinh tể của xã hội như trong xã hội nông nghiệp. Nhưng mặt khác do năng suất lao động tăng lên nên thời gian rỗi của mỗi cá nhân trong xã hội công nghiệp tăng lên nhiều so với xã hội nông nghiệp; và cũng do tính chất của nền kinh tế, việc sử dụng thời gian rỗi có một sự thay đổi sâu sắc. Nhịp điệu tiến triển gấp gáp, những đòi hỏi gắt gao về năng lực và trình độ chuyên môn đã tạo áp lực lớn đối với nhu cầu không ngừng nâng cao năng lực nghề nghiệp đã cuốn hút cả thời gian rỗi. Con người trong xã hội công nghiệp sử dụng thời gian rỗi một cách có kế hoạch và nhàm đến một mục tiêu cụ thể. Các hoạt động trong thời gian rỗi ngoài mục tiêu giải trí và nghỉ ngơi còn hướng đến mục tiêu học tập để không ngừng nâng cao sự hiểu biết, đến sự thưởng thức văn hoá, nghệ thuật, đến sự mở rộng các quan hệ xã hội... Sự thay đổi cách thức sử dụng thời gian rỗi phản ánh những đặc điểm văn hoá mới của xã hội, tạo ra các thói quen mới: học thêm, đọc báo, đọc sách, nghe xem băng, nghe radio, xem truyền hình, chơi thể thao, sinh hoạt nhóm, đi du lịch... Văn hoá nghe nhìn là một hình thức văn hoá mới của xã hội công nghiệp hiện đại, nó hình thành và phát triển dựa trên sự tiến bộ trong các kỹ thuật truyền thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình và trên cơ sở xu hướng tâm lý mong muốn sử dụng thời gian rỗi một cách có hiệu quả nhất cho sự nghỉ ngơi, thư giãn về tâm lý cũng như thể chất và đồng thời đem lại những lợi ích thiết thực khác. Trong những năm gàn đây, kỹ thuật truyền hình ngày càng phát triển đã nâng cao chất lượng phát sóng. Sự nở rộ của các đài phát thanh truyền hình địa 17 phương cùng những nỗ lực áp dụng kỹ thuật hiện đại như tăng các kênh truyền hình cáp, kỹ thuật số đã làm phong phú thêm cho chương trình nghe nhìn và theo đó khán giả cũng được quyền lựa chọn những món ăn tinh thần theo sở thích của mình. Song song với kỹ thuật phát triển, thị trường rộng mở của các phương tiện nghe nhìn cũng đặt ra nhiều vấn đề về quản lý văn hoá, vấn đề quản lý việc lắp đặt anten parabol. Nói về truyền hình Việt Nam, khá nhiều ý kiến tập trung cho các chương trình giải trí. Trước tiên, cần khẳng định có nhiều lời khen cho những tiến bộ gần đây trong xây dựng chương trình: nhiều kênh, nhiều thể loại, nhất là từ khi truyền hình cáp ra đời và sau đó giá thuê bao ngày càng rẻ hơn đã tạo điều kiện cho khán giả tiếp thu nhanh các tin tức và mở mang tầm nhìn ra thế giới. v ề phim truyền hình có thể tạm chia thành phim phóng sự, phim tài liệu và phim truyện truyền hình. Phim phóng sự, tài liệu có phim dài và phim ngắn. Thật ra chưa có quy chuẩn nào cho loại ngắn hay dài và cũng khó phân biệt ranh giới rạch ròi giữa phim phóng sự tài liệu ngắn và một số đoạn phim minh hoạ tin tức. Các phim này tạo nên thế mạnh cho các đài địa phương vì tính chất thời sự “người thật việc thật” tại từng địa bàn và phù hợp với khả năng về nhân lực cũng như kỹ thuật của các nhà đài. Đây thực sự là mảng phim phản ánh thực tế nhiều mặt cuộc sống ở hầu khắp cả nước. Nó tuyên dương những gương tốt và cũng phê phán những mặt trái, những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống như nạn tảo hôn, ma tuý, buôn lậu, xuất khẩu lao động, sách giáo khoa... Trong mảng phim tư liệu với đề tài văn hoá nghệ thuật, nhiều chân dung các nhà văn, nhà thơ, những người hoạt động văn hoá, câu chuyện về các làng nghề, nghệ thuật truyền thống đưa lại cho người xem nhiều điều lý thú. Sự tương đối đều tay của các thiên phóng sự bàng hình ảnh cho thấy những nỗ lực của các đài địa phương và khoảng cách giữa các đài đang được rút ngán. Song mặc dù các nhà làm phim tài liệu đã chịu khó đi vào nhiều ngõ ngách của cuộc sống nhưng nhìn chung “chất lượng vẫn... giẫm chân tại chỗ”. Tuy nhiều đề tài được khai thác nhưng cách thể hiện không có gì mới, vẫn là kể bằng lòi rồi dùng hình ảnh minh hoạ. THUỔNGĐẬIHOCMÍ ĨP-HCM THƯ VIỆN I
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Năng lượng gió...
130
78479
145