Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông hồng hiện nay...

Tài liệu Văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông hồng hiện nay

.PDF
178
120
111

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------o0o------- Phạm Quỳnh Chinh VĂN HÓA LÀNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội - 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------o0o------- Phạm Quỳnh Chinh VĂN HÓA LÀNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY Chuyên ngành: CNXHKH Mã số: 62 22 85 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. DƯƠNG VĂN THỊNH PGS.TS. NGÔ THỊ PHƯỢNG XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng đánh giá Luận án Tiến sĩ PGS.TS. Ngô Thị Phượng PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tên luận án không trùng với bất cứ nghiên cứu nào đã được công bố. Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận án đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Phạm Quỳnh Chinh LỜI CẢM ƠN Bản luận án này được hoàn thành với sự nỗ lực học tập, nghiên cứu khoa học của bản thân cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên từ các thầy cô, đồng nghiệp, gia đình và bè bạn. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS. Dương Văn Thịnh và PGS.TS. Ngô Thị Phượng, hai thầy hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn, cung cấp thông tin, tư liệu quý báu và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án, cũng như trong quá trình nghiên cứu khoa học. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những nhà nghiên cứu trong và ngoài Trường, các thầy giáo cô giáo và đồng nghiệp ở Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, những người đã chỉ bảo, góp ý, gợi mở cho tôi những ý tưởng khoa học, động viên, khích lệ tôi hoàn thành luận án. Tôi cũng gửi lời tri ân tới gia đình, bè bạn, những người luôn bên cạnh, động viên, khích lệ, chia sẻ, gánh vác công việc, tạo điều kiện để tôi hoàn thành nhiệm vụ khoa học của mình. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Phạm Quỳnh Chinh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ................................................... 4 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án...................... 4 5. Những đóng góp mới của luận án ...................................................................... 4 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ............................................................ 5 7. Kết cấu của luận án............................................................................................. 5 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................................................... 6 1.1. Các công trình nghiên cứu về văn hóa làng và văn hóa làng ở đồng bằng sông Hồng ................................................................................................................... 6 1.2. Các công trình nghiên cứu về đô thị hóa và đô thị hóa ở đồng bằng sông Hồng ................................................................................................................. 14 1.3. Các công trình nghiên cứu về văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông Hồng ............................................................................................ 19 1.4. Đóng góp của các công trình đã tổng quan và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu .................................................................................................... 28 Chƣơng 2. BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA LÀNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ............................................................................... 31 2.1. Quan niệm về văn hóa làng và văn hóa làng ở đồng bằng sông Hồng ......... 31 2.1.1. Quan niệm về làng và văn hóa làng Việt ............................................... 31 2.1.2. Đặc trưng văn hóa làng vùng đồng bằng sông Hồng ............................ 40 2.2. Quan niệm về đô thị hóa và đô thị hóa ở đồng bằng sông Hồng .................. 48 2.2.1. Quan niệm về đô thị và đô thị hóa ......................................................... 48 2.2.2. Đô thị hóa ở đồng bằng sông Hồng hiện nay ........................................ 53 2.3. Quan niệm về biến đổi văn hóa làng ở đồng bằng sông Hồng trong quá trình đô thị hóa ................................................................................................... 58 2.3.1. Khái niệm biến đổi văn hóa làng ở đồng bằng sông Hồng.................... 58 2.3.2. Cấp độ biến đổi văn hóa và những yếu tố tác động đến sự biến đổi văn hóa làng ở đồng bằng sông Hồng ...................................................................... 61 2.3.3. Biểu hiện của sự biến đổi văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông Hồng ............................................................................................ 65 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 74 Chƣơng 3. BIỂN ĐỔI VĂN HÓA LÀNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ................................................ 75 3.1. Biến đổi văn hóa làng biểu hiện trên lĩnh vực phong tục - tập quán ............. 75 3.1.1. Biến đổi văn hóa làng biểu hiện trong hôn nhân ................................... 76 3.1.2. Biến đổi văn hóa làng biểu hiện trong tang ma ..................................... 80 3.1.3. Biến đổi văn hóa làng biểu hiện trong tôn giáo, tín ngưỡng ................. 83 3.2. Biến đổi văn hóa làng biểu hiện trên lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật ............. 88 3.2.1. Biến đổi văn hóa làng biểu hiện trong sinh hoạt và tổ chức lễ hội .......... 88 3.2.2. Biến đổi văn hóa làng biểu hiện trong hoạt động văn hóa - văn nghệ .... 93 3.3. Biến đổi văn hóa làng biểu hiện trên lĩnh vực tổ chức quản lý cộng đồng làng .......................................................................................................... 97 3.3.1. Biến đổi văn hóa làng biểu hiện ở hương ước ....................................... 98 3.3.2. Biến đổi văn hóa làng biểu hiện ở dòng họ ......................................... 104 3.4. Những vấn đề đặt ra từ sự biến đổi của văn hóa làng dưới tác động của quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông Hồng hiện nay .................................... 108 3.4.1. Bất cập giữa giữa tăng trưởng kinh tế và biến đổi văn hóa làng ở đồng bằng sông Hồng .......................................................................................... 108 3.4.2. Khác biệt giữa các nhóm dân cư về việc tiếp nhận sự biến đổi văn hóa làng ở đồng bằng sông Hồng trong quá trình đô thị hóa ......................... 111 3.4.3. Mâu thuẫn giữa việc bảo tồn các di sản văn hóa với việc nâng cao, hiện đại hóa đời sống văn hóa cho cư dân ở đồng bằng sông Hồng trong quá trình biến đổi văn hóa làng .............................................................................................. 114 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 118 Chƣơng 4. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỊNH HƢỚNG SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA LÀNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY ..................................................... 119 4.1. Quan điểm cơ bản định hướng sự biến đổi văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông Hồng hiện nay .......................................................... 119 4.2. Một số giải pháp chủ yếu định hướng sự biến đổi văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông Hồng hiện nay.................................. 127 4.2.1. Nâng cao nhận thức của tổ chức Đảng, chính quyền và nhân dân đồng bằng sông Hồng về xây dựng đời sống văn hóa mới trong cộng đồng làng hiện nay ................................................................................................................... 127 4.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn đảm bảo hài hòa giữa phát huy vai trò của các thành phần kinh tế với phát triển văn hóa làng ở đồng bằng sông Hồng .......................................................................................... 130 4.2.3. Tăng cường đổi mới và tiếp tục xã hội hóa việc xây dựng đời sống văn hóa làng ............................................................................................................ 133 4.2.4. Xây dựng những chuẩn mực của lối sống đô thị hiện đại, lành mạnh hóa các quan hệ xã hội và quan hệ gia đình ........................................ 137 4.2.5. Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch và phát triển đô thị ............................. 141 4.2.6. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa làng ở đồng bằng sông Hồng ............................................................................................................... 144 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 147 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................. 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 151 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 163 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đối với một nước có phần lớn dân số sống và làm việc tại khu vực nông thôn như Việt Nam thì việc nghiên cứu về làng, văn hóa làng và sự biến đổi của văn hóa làng là một khâu cần thiết và rất quan trọng. Điều đó góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa không chỉ ở nông thôn mà còn trên cả nước, trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với đô thị hóa hiện nay. Văn hóa làng, nhất là ở đồng bằng sông Hồng, thể hiện tập trung nhiều giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. Làng là cơ sở xã hội của văn hóa với tính chất là một công xã nông thôn. Trong lịch sử, nhìn chung nhà nước không can thiệp sâu vào nội bộ của từng làng, cho nên làng cơ bản là một thiết chế xã hội - văn hóa có tính tự trị. Cùng với sự xuất hiện của làng, văn hóa làng ra đời và trở thành nét đặc trưng của văn hóa dân tộc. Văn hóa làng là văn hóa của một cộng đồng với bản sắc riêng, gồm toàn bộ đời sống và hoạt động của làng với những đặc điểm mang tính truyền thống từ ăn, ở, đi lại, cách thức tổ chức, lối ứng xử, văn hóa nghệ thuật, (ca dao, tục ngữ, dân ca, nghệ thuật chèo, quan họ, hát xoan…) cho đến lệ làng, hương ước. Có thể coi văn hóa làng là khuôn mẫu ứng xử nằm sâu trong quan hệ giữa người với người. Quan hệ giữa người với thiên nhiên, và quan hệ giữa các cộng đồng làng với nhau được tổng kết qua kinh nghiệm sống đã trở thành văn hóa. Bản sắc văn hóa làng Việt là sự thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa Việt Nam - văn hóa gốc nông nghiệp. Những năm gần đây, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã thúc đẩy kinh tế và văn hóa, ở cả đô thị và nông thôn phát triển khá nhanh, hệ quả tất yếu là đã và sẽ thúc đẩy đô thị hóa tại nhiều vùng nông thôn. Bởi lẽ, đô thị vừa là kết quả cơ bản, vừa là môi trường thiết yếu cho việc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhưng đây là hiện tượng kinh tế - văn hóa phức tạp. Đô thị hóa đòi hỏi con người phải hoạt động, kể cả sinh hoạt, theo tốc độ và cách thức vận động, phát triển của nó, nghĩa là, ở nơi nào đã diễn ra quá trình đô thị hóa thì nơi ấy đòi hỏi một lối sống, một cách thức ứng xử văn hóa không hoàn toàn giống với lối sống văn hóa làng. Cho đến nay đặc trưng của đô thị Việt Nam là chưa đứt đoạn hoàn toàn với mô hình văn hóa nông nghiệp - nông thôn. Đó là sự đan xen giữa nông thôn và thành thị ở nhiều phương diện, không gian địa lý, cơ sở hạ tầng, dân cư, các hoạt 1 động kinh tế, văn hóa và lối sống. Vấn đề đặt ra là làm thế nào tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa để tạo nên sự thay đổi đời sống kinh tế - xã hội của nông thôn nhưng không mất đi bản sắc văn hóa làng Việt Nam. Trong xu thế phát triển chung của thế giới và đất nước, văn hóa làng Việt đang đứng trước một thách thức to lớn là giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa truyền thống và đổi mới, giữa dân tộc và hiện đại. Làng Việt vừa phải đổi mới, hiện đại hóa, lại vừa phải giữ được bản sắc căn cốt của văn hóa dân tộc. Trong quá trình đó, yếu tố cổ truyền nào của làng Việt được bảo lưu, yếu tố nào đang bị mai một trước sự tác động khá toàn diện và sâu sắc của đô thị hóa, là vấn đề hiện đang được các nhà khoa học và quản lý quan tâm, nghiên cứu. Sự biến đổi văn hóa làng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với đô thị hóa ở đồng bằng sông Hồng đang diễn ra toàn diện, sâu sắc, song cũng không tránh khỏi theo hướng tự phát ở phương diện này hay phương diện khác, từ cách thức sản xuất, trao đổi đến tiêu dùng, từ nếp ăn, ở, đi lại đến nếp ứng xử, cách vui chơi giải trí. Sự phân hóa xã hội và phân tầng xã hội - văn hóa trong cộng đồng làng đồng bằng sông Hồng đã làm biến đổi toàn diện, sâu sắc những giá trị căn cốt của văn hóa làng, như coi trọng tình nghĩa, tính cộng đồng, tương thân tương ái... Những biểu hiện tự phát càng làm biến động các giá trị ấy, nhất là trước sự xâm lấn của các chuẩn mực hiện đại thuộc về đời sống đô thị, như quan hệ hàng - tiền, tính cá nhân, lối sống thị dân. Những biến đổi ấy cho thấy phát triển văn hóa chưa đi liền với tăng trưởng kinh tế. Văn hóa làng ở đồng bằng sông Hồng có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với đô thị hóa diễn ra khá đồng đều tại các tỉnh, thành đồng bằng sông Hồng. Cho đến nay, tuy chưa có bước phát triển đô thị một cách tập trung và đột phá tại đồng bằng sông Hồng, nhưng do văn hóa nơi đây vốn tập trung rõ nét và sâu sắc nhiều giá trị văn hóa Việt Nam cổ truyền nên quá trình biến đổi của nó bộc lộ nhiều mâu thuẫn trong quan hệ giữa nông thôn và đô thị, giữa truyền thống và hiện đại. Vì thế việc nghiên cứu văn hóa làng đồng bằng sông Hồng trong quá trình đô thị hóa có thể tổng kết và khái quát được một số khía cạnh cơ bản của quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với đô thị hóa. 2 Con đường phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là một phương thức phát triển có văn hóa. Trên con đường phát triển này, đời sống văn hóa tinh thần giữ vị trí, vai trò rất quan trọng. Quan niệm này càng có ý nghĩa thực tiễn, khi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với đô thị hóa ở Việt Nam nói chung và ở đồng bằng sông Hồng nói riêng, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đang làm thay đổi nhận thức và cách thức ứng xử của không ít người, từ chỗ thiên về các giá trị tinh thần như trong nền văn hóa truyền thống Việt Nam sang thiên về các giá trị vật chất, có khi thái quá. Kết quả nghiên cứu văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa có thể góp phần tìm ra cách tiếp cận đúng hơn đối với vị trí, vai trò của đời sống văn hóa tinh thần trên con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì những lý do đó, tôi chọn vấn đề“Văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông Hồng hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích của luận án Trên cơ sở lý luận chung về văn hóa làng, đô thị hóa ở đồng bằng sông Hồng và biến đổi văn hóa làng ở đồng bằng sông Hồng, luận án làm rõ thực trạng biến đổi văn hóa làng ở đồng bằng sông Hồng dưới tác động của quá trình đô thị hóa, từ đó đề xuất những giải pháp định hướng những biến đổi đó vì mục tiêu phát triển bền vững. 2.2. Nhiệm vụ của luận án Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và chỉ ra những vấn đề cần đi sâu nghiên cứu trong luận án. - Phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận chung về văn hóa làng, đô thị hóa và biến đổi văn hóa làng ở đồng bằng sông Hồng dưới tác động của quá trình đô thị hóa. - Phân tích thực trạng biến đổi văn hóa làng trên một số lĩnh vực cơ bản dưới tác động của quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông Hồng, khái quát những vấn đề đặt ra từ sự biến đổi ấy. - Đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu định hướng sự biến đổi văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông Hồng. 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự biến đổi văn hóa làng ở đồng bằng sông Hồng trong quá trình đô thị hóa. Đây chính là biểu hiện thực chất văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông Hồng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Văn hóa làng là lĩnh vực rộng, luận án chỉ tập trung vào nghiên cứu biến đổi của văn hóa làng ở đồng bằng sông Hồng trên một số lĩnh vực của đời sống văn hóa, xã hội như: phong tục - tập quán, văn hóa - nghệ thuật, tổ chức quản lý làng xã trong giai đoạn đổi mới đất nước. Phạm vi về thời gian: Từ Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (1998) cho đến nay. Phạm vi về không gian: nông thôn đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh có quá trình đô thị hóa cao như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn của luận án Luận án được thực hiện trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và sự vận dụng của Đảng được thể hiện trong đường lối, chủ trương, chính sách, luật pháp của Đảng, Nhà nước về làng, văn hóa làng, đô thị, đô thị hóa, quản lý đô thị v.v.., đồng thời dựa trên cơ sở thực tiễn biến đổi văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa vùng đồng bằng sông Hồng trong những năm gần đây. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án - Phương pháp tiếp cận nghiên cứu của luận án: phương pháp logic - lịch sử; phương pháp liên ngành triết học, xã hội học; phương pháp phân tích so sánh và hệ thống. - Phương pháp tiến hành nghiên cứu: Khảo cứu tài liệu trong và ngoài nước, điền dã… 5. Những đóng góp mới của luận án - Luận giải từ góc độ triết học sự biến đổi của văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng trên một số phương diện cơ bản như: phong tục- tập quán; văn hóa - nghệ thuật; tổ chức quản lý làng xã. 4 - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những biến đổi tích cực và hạn chế biến đổi tiêu cực của văn hóa làng vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình đô thị hóa, góp phần xây dựng nông thôn phát triển toàn diện, bền vững. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về văn hóa làng và thực tiễn biến đổi của văn hóa làng ở đồng bằng sông Hồng trong quá trình đô thị hóa hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề liên quan đến văn hóa, văn hóa làng, nông thôn Việt Nam ở các cơ sở giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 13 tiết. 5 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu về văn hóa làng và văn hóa làng ở đồng bằng sông Hồng Làng, văn hóa làng nói chung và văn hóa làng vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng là đối tượng nghiên cứu vừa phong phú vừa phức tạp, thu hút nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu. Mặc dù đứng dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau với mục đích, quan niệm và phương pháp khác nhau nhưng những nhận định của họ đều có giá trị lịch sử, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về văn hóa làng xã Việt Nam. Cuốn sách Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Hồng (1991), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội của tác giả Vũ Tự Lập là một trong những công trình tiêu biểu có nhiều đóng góp vào nghiên cứu về văn hóa làng. Đứng dưới góc nhìn của các nhà địa lý, tác giả đã nghiên cứu không gian địa lý văn hóa của một lãnh thổ cụ thể là đồng bằng sông Hồng với các tỉnh, huyện của nó. Cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu khung cảnh môi trường tự nhiên của văn hóa và cư dân đồng bằng sông Hồng và cho rằng cư dân chính là người sáng tạo ra văn hóa đồng bằng sông Hồng. Văn hóa đồng bằng sông Hồng dưới góc nhìn của tác giả là một vùng văn hóa đặc sắc của Việt Nam, bao gồm 3 vùng, vùng địa văn hóa thềm phù sa cổ, vùng địa văn hóa châu thổ trung tâm, vùng địa văn hóa duyên hải. Cuốn sách đã khái quát những đặc trưng của văn hóa đồng bằng sông Hồng, từ văn hóa phong tục ăn, ở, mặc, đi lại, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa pháp lý, văn hóa dân gian, tính cộng đồng cộng cảm cộng mệnh và tính tự quản, tự trị của cộng đồng làng đồng bằng sông Hồng. Những năm 1996, 1997, 1998, 1999 đã có hàng loạt các công trình nghiên cứu về văn hóa làng và làng văn hóa. Điển hình là: Hoàng Anh Nhân, Văn hóa làng và làng văn hóa xứ Thanh, (1996), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; Nguyễn Văn Trường, Văn hóa làng xã huyện Phúc Thọ, (1997), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Văn Mạnh, Văn hóa làng và làng văn hóa ở Quảng Ngãi, (1999), NXB Thuận Hóa… Nhìn chung, đây là những cuốn sách thể hiện sự suy tư của các nhà nghiên cứu về văn hóa, văn hóa làng và việc bảo lưu, giữ gìn các giá trị văn hóa làng thông qua việc xây dựng làng văn hóa. Theo đó, các tác giả này đều chung quan điểm cho rằng văn hóa làng có thể hiểu một cách khái quát nhất là “bản sắc riêng của làng, là toàn bộ cuộc sống của làng với những đặc điểm mang tính chất 6 truyền thống từ ăn, ở, đi lại, mọi hoạt động, cách tổ chức, những quy ước, lối ứng xử, những phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng cho đến cả tâm lý của mọi thành viên trong làng với những đặc trưng riêng của nó”[105, tr.32]. Đó là “kết quả của quá trình lao động đầy sáng tạo nhưng vô cùng gian nan vất vả của bao thế hệ đã qua”[105, tr.46]. Vì vậy, khi tiến hành xây dựng làng văn hóa phải dựa trên cơ sở văn hóa làng. Các tác giả trên cũng đã so sánh và chỉ ra sự khác nhau giữa văn hóa làng và làng văn hóa để từ đó thấy được văn hóa làng và làng văn hóa không có gì mâu thuẫn, thậm chí còn là cơ sở để tạo điều kiện cho nhau tồn tại và phát triển. Cũng nghiên cứu về vấn đề này, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Viện Viễn Đông Bác Cổ phối hợp thực hiện công trình Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: vấn đề còn bỏ ngỏ. Đây là cuốn sách nghiên cứu sâu sắc về làng xã và đời sống làng xã Việt Nam trong lịch sử. Mười tám bài viết cùng nhiều bản đồ phác họa và hình ảnh minh họa được tập hợp nghiên cứu về làng xã Việt Nam thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng được khởi đầu từ năm 1996, dưới sự cộng tác của tác giả Nguyễn Duy Quý, Lê Bá Thảo và Phillippe Papin.Thông qua việc nghiên cứu đặc trưng tiêu biểu của làng Mộ Trạch (Hải Dương), làng Hay (Phú Thọ), làng Tả Thanh Oai (Hà Nội) và làng Ninh Hiệp (Hà Nội), các tác giả đã dựng lên một không gian làng với cảnh quan nông nghiệp cùng con người và xã hội ở đồng bằng Bắc Bộ, từ đó nhìn thấy sự biến đổi về hôn nhân, về dòng họ, về tôn giáo, về hiện tượng di dân và các hoạt động kinh tế nông nghiệp nông thôn. Diệp Đình Hoa (2000), Người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu nghiêm túc, chi tiết và đồ sộ (1026 trang) về người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Từ môi trường sống (điều kiện tự nhiên, địa lý, địa hình) đến lịch sử của quá trình chiếm lĩnh vùng đồng bằng Bắc bộ của người Việt. Đặc biệt, cuốn sách (với 9 chương mục) đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về đồng bằng Bắc Bộ vào cuối thế kỷ XX với nhiều mảnh ghép, từ tự nhiên đến kinh tế xã hội, từ văn hóa đến nghệ thuật, tâm linh. Đó là những tư liệu quý giá cho tác giả luận án này khi nghiên cứu về biến đổi của văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông Hồng. Vũ Duy Mền (2001), (chủ biên), Hương ước làng xã Bắc Bộ Việt Nam với luật làng Kanto Nhật Bản (thế kỷ XII - XIX), Viện Sử học, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu công phu về sự tương đồng và khác biệt giữa hương ước (của 7 làng xã Việt Nam) và luật làng (làng xã vùng Kanto của Nhật Bản). Các tác giả không những chỉ ra nguồn gốc ra đời của hương ước và luật làng, còn phân tích cả nội dung, vai trò của nó đối với đời sống nhân dân làng xã. Tác giả cho rằng hương ước và luật làng có sự khác nhau về tính pháp chế. Tính pháp chế của hương ước thấp hơn so với luật pháp và luật làng. Luật làng đề cao tính pháp chế, quy định xử phạt hà khắc, ít thấy quy định tặng thưởng. Mặc dù, không thể so sánh với luật pháp nhưng tính khả thi của nó trong thực tế cao. Vì thế, đời sống của người nông dân Nhật Bản cũng khác với người nông dân đồng bằng Bắc Bộ, như kết luận của tác giả: Sự hiện diện của luật làng khiến những người nông dân Nhật Bản sớm quen với pháp trị, luật trị hơn là đức trị theo kiểu hương ước. Và từ đức trị đến pháp trị đó là cả một chặng đường mà các làng xã dù ở Kanto hay ở Bắc Bộ đều phải trải qua để tiến tới nền văn minh chung. Qua cuốn sách, không chỉ cho chúng ta hình dung về một hai bức tranh làng xã ở Nhật Bản và Việt Nam khá rõ nét mà còn thấy rõ vai trò của hương ước khi nghiên cứu về sự thay đổi của nó trong quá trình đô thị hóa hiện nay. Nguyễn Viết Chức (2002), (chủ biên), Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên, Viện Văn hóa và NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. Nội dung cuốn sách bàn về mối quan hệ giữa môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội và môi trường văn hóa, ứng xử văn hóa truyền thống của người Việt Nam - người Hà Nội với môi trường thiên nhiên, phát huy các giá trị truyền thống ứng xử với thiên nhiên của người Hà Nội trong điều kiện hiện nay, văn hóa ứng xử với thiên nhiên của người Hà Nội trước thách thức của toàn cầu hóa, phương hướng, quan điểm, giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thủ đô Hà Nội. Một điểm cần nhấn mạnh là công trình này trực tiếp bàn về văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên, nên có thể kế thừa một số quan niệm, cách thức đánh giá biến đổi của văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng Bắc Bộ. Piere Gourou (2003), Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Viện Viễn Đông Bác Cổ - NXB Trẻ xuất bản. Trong đó Pierre Gourou đã nghiên cứu chi tiết về người nông dân, nông nghiệp gia đình, về hệ thống nông nghiệp và địa lý nhân văn của châu thổ sông Hồng. Từ việc nghiên cứu môi trường vật chất như địa hình, khí hậu, hệ thống sông ngòi... tác giả đã đi vào nghiên cứu tỉ mỉ cư dân nông thôn và phương tiện sống của nông dân Bắc Kỳ thông 8 qua lịch sử di dân đến châu thổ Bắc Kỳ, mật độ dân số, sự vận động của dân số, làng mạc, nhà cửa, nông nghiệp, vấn đề sở hữu đất nông nghiệp, công nghiệp làng xã và trao đổi hàng hóa ở nông thôn diễn ra như thế nào. Điển hình khi nghiên cứu về làng, tác giả cho rằng làng mạc ở châu thổ Bắc Kỳ khiến người ta phải chú ý do cảnh quan (một ngôi làng có ranh giới rõ ràng của bờ rào bao bọc xung quanh, nó được bao bọc bởi một rào tre với những ngọn cây dày đặc tạo thành một lũy vững chắc), do làng còn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh và xã hội của người nông dân. Tác giả nghiên cứu diện tích và cư dân, nghiên cứu các địa vực cư trú thông qua làng trên đất cao, các loại làng khác, làng đông dân, làng thưa dân, nghiên cứu các thành phần của làng từ rào làng, lối đi vào làng, bên trong làng, ao làng, giếng làng, các kiến trúc công cộng và đời sống tôn giáo, đời sống chính trị, đời sống xã hội của người nông dân. Nông dân không phải là những cá thể sống cô độc mà tham gia một cách nhiệt tình, chân thành vào những hoạt động của làng. Vì thế nông dân - dưới con mắt nghiên cứu của Gourou - hiện lên rất chi tiết và sắc nét. P.Gourou đã thực hiện nhiều cuộc điều tra trên thực địa, tiếp xúc với nông dân, chú ý đến cấu trúc gia đình, tín ngưỡng tôn giáo, tập quán ăn uống dẫn đến phương thức sử dụng đất. Có thể nói, đây là một tác phẩm đặc sắc đã nghiên cứu khá chi tiết và nghiêm túc về nông dân và đời sống của người nông dân ở châu thổ sông Hồng, cho đến nay, nó vẫn còn mang tính thời sự. Trịnh Cao Tưởng (2005), Thành Hoàng ở Việt Nam và Shinto ở Nhật Bản – Một nghiên cứu so sánh, NXB Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội. Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày rất chi tiết nguồn gốc ra đời và sự phong phú của Thành hoàng làng ở Việt nam và Shinto ở Nhật Bản, từ đó, so sánh sự giống và khác nhau để thấy điểm tương đồng và khác biệt giữa đời sống tâm linh của người dân miền Bắc và miền Nam, của Nhật Bản và Việt Nam. Mặc dù, không nhắc nhiều về làng xã ở Nhật Bản nhưng qua cách so sánh của tác giả, người đọc có thể hiểu thêm về tín ngưỡng làng xã ở đồng bằng sông Hồng nói riêng và Việt Nam nói chung. Cuốn sách này góp phần cho người đọc hiểu thêm về sự đa dạng về tín ngưỡng làng xã ở đồng bằng sông Hồng. Khi nghiên cứu về làng, về văn hóa làng, không thể không nhắc đến tác giả Phan Đại Doãn với một loạt các cuốn sách nghiên cứu về làng xã như:Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử, (2004), NXB Chính trị quốc gia; Làng Việt Nam đa nguyên và chặt, (2006), NXB Đại học quốc gia Hà Nội; Làng xã Việt 9 Nam - Một số vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội, (2010), NXB Chính trị quốc gia; Từ làng đến nước - Một cách tiếp cận lịch sử, (2010) NXB Đại học Quốc gia Hà Nội… Các công trình trên chủ yếu đề cập đến kết cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn truyền thống như tái sản xuất tiểu nông, ruộng công, ruộng tư và kinh tế hộ gia đình, sự kết hợp giữa nông thôn và thành thị...Theo tác giả, đặc trưng của làng Việt Nam là một cộng đồng đa chức năng nhưng có sự liên kết chặt chẽ. Làng Việt Nam không chỉ là một khu vực cư trú đơn thuần của gia đình tiểu nông mà chính bản thân nó còn là một tổ chức sản xuất, tổ chức quân sự, một tổ chức xã hội, “cộng đồng làng là một sự hợp thành một hệ thống có gia đình cá thể, có họ hàng, có phường hội, có xóm giáp và những mối liên kết vật chất và tinh thần như tộc ước, phường lệ, hương ước và tín ngưỡng tôn giáo, hội hè, đình đám”[20, tr.97]... làm cho con người không tồn tại với tư cách cá nhân độc lập mà phải luôn là thành viên trong một cộng đồng nhất định. Trong làng có sản xuất và tái sản xuất, nhưng tái sản xuất nhỏ tiểu nông ở Việt Nam trong lịch sử có điểm khác so với sản xuất nhỏ trên thế giới. Đây là một loại kinh doanh có tính chất tổng hợp trên cơ sở của nền nông nghiệp lúa nước, và tái sản xuất không ổn định mặc dù có tính chất mở rộng. Xuất hiện kinh tế hàng hóa, sự trao đổi hàng hóa diễn ra ở chợ làng song quy mô nhỏ, vốn liếng ít, “lấy công làm lãi” nên kinh tế hàng hóa và sản xuất nông nghiệp hòa lẫn vào nhau, trở thành nhân tố kìm hãm quá trình đô thị hóa và sự phát triển của xã hội. Do đó, thành thị ở Việt Nam ra đời sớm nhưng không phản ánh sự phát triển của phân công lao động và trao đổi hàng hóa. Tác giả cũng đề cập đến gia đình, dòng họ của người Việt, quá trình hình thành và vai trò của hương ước làng xã, các thiết chế chính trị xã hội ở nông thôn Việt Nam, tôn giáo, tín ngưỡng... Xuất phát từ góc độ lịch sử, xã hội học gắn với thực tiễn nước ta và kinh nghiệm của các nước, những nghiên cứu của tác giả Phan Đại Doãn chủ yếu tập trung phân tích những vấn đề chính từ truyền thống đến hiện đại, từ kết cấu kinh tế đến kết cấu văn hóa, xã hội của làng xã Việt Nam. Qua đó, có thể thấy vấn đề sở hữu ruộng đất và kinh tế hộ gia đình rất quan trọng trong chiến lược đưa làng xã phát triển theo mô hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vẫn đảm bảo kết hợp hài hòa giữa văn minh hiện đại và bản sắc văn hóa truyền thống xóm làng. Theo tác giả, văn hóa làng có nội dung rất phong phú, nhiều khi làng đã giải thể, nhưng văn hóa làng vẫn tiếp tục tồn tại lâu dài và “giao lưu văn hóa kinh tế đã làm cho văn hóa làng có nét chung, đồng dạng về tư tưởng, về tín 10 ngưỡng, về kiến trúc” nhưng “xét tổng thể cho thấy không có sự đối lập văn hóa giữa làng với làng, giữa làng với nước”[20, tr.25]. Cùng với tác giả Phan Đại Doãn trong cuốn sách Làng Việt Nam đa nguyên và chặt của khoa Lịch Sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, còn có một số bài viết của các tác giả khác như “Cấu trúc làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ và mối quan hệ của nó với nhà nước thời Lê” của tác giả Yu Insun, “Làng Việt với phố, trước phố” của nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Kế, “Biến đổi kinh tế và nếp sống văn hóa ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong thời gian qua” của tác giả Nguyễn Đình Lê... Các tác giả này đã khẳng định tính chất truyền thống trong làng xã, tuy nhiên thông qua việc nghiên cứu một làng cụ thể như Đồng Kỵ, Trang Liệt hay Dục Tú, để khẳng định sự vận động của làng trong giai đoạn mới, do đó “làng không phải là cộng đồng khép kín, hoàn toàn bị cô lập”[84, tr.49]. Sự biến đổi của làng, biến đổi của lối sống, nếp sống là điều tất yếu. Vì vậy, làng trở thành một bộ phận không thể thiếu trong quá trình phát triển đô thị hiện đại. Công trình của các nhà nghiên cứu trên rất sâu sắc. Nhóm tác giả đã xây dựng một bức tranh tương đối hoàn chỉnh, chi tiết về làng xã Việt Nam trong lịch sử. Đây là những tác phẩm có giá trị khi nghiên cứu về làng xã Việt Nam. Luận án đã kế thừa những tri thức sâu rộng về kết cấu kinh tế, kết cấu xã hội và kết cấu văn hóa làng Việt, từ đó làm cơ sở nghiên cứu sự biến đổi làng xã Việt Nam trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ hiện nay. Nguyễn Văn Cương (2006), Mỹ thuật ở đình làng đồng bằng Bắc Bộ, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. Đây là quá trình nghiên cứu về mỹ thuật đình làng. Tuy nhiên, trong cuốn sách này, tác giả có khái quát chung về đồng bằng Bắc Bộ và làng ở đồng bằng Bắc Bộ thông qua yếu tố tự nhiên, yếu tố lịch sử và xã hội của làng Việt. Theo tác giả, hầu hết các nền văn minh lớn trên thế giới đều bắt nguồn từ những dòng sông, văn hóa Việt được hình thành ở đồng bằng Bắc Bộ, nơi có con sông Hồng là nguồn nước cho cư dân Việt cổ định cư. Đồng bằng Bắc Bộ là địa bàn của làng Việt cổ. Ở đó, làng hình thành, phát triển và trở thành một yếu tố cơ bản, một hằng số của văn hóa Việt Nam. Không chỉ khái quát những điểm riêng biệt của đồng bằng Bắc Bộ, tác giả còn khái quát về quá trình hình thành và phát triển của làng trong lịch sử, cơ sở hành chính, cơ sở kinh tế của làng, những đặc trưng văn hóa, tôn giáo. Từ góc nhìn văn hóa, mỹ thuật, tác giả cho rằng, đình làng thể hiện tâm thức phồn thực và cái nhìn sinh thái nhân văn, từ đó, tác giả nêu ra ý nghĩa và biểu tượng của những mô típ trang 11 trí trong điêu khắc đình làng. Mỹ thuật đình làng còn phản ánh bản sắc văn hóa dân tộc, vì vậy cần phải bảo tồn và phát huy di sản này. Hội Khoa học lịch sử Việt Nam (2007), Làng Việt đối diện tương lai, hồi sinh quá khứ của NXB Đà Nẵng là công trình nghiên cứu của nhà nhân học người Hà Lan John Kleinen chủ biên, đã chứng tỏ “cuốn sách không đơn thuần chỉ là một công trình của lý trí, mà còn là kết quả của sự gắn bó chân thành của tác giả với con người Việt Nam, tình yêu của ông với đất nước Việt Nam”[83, tr.7]. Tác giả đã nghiên cứu sự biến đổi xã hội hai ngôi làng nổi tiếng của tỉnh Hà Tây cũ. Nhưng để làm được điều đó, tác giả đã phải đi ngược thời gian tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của làng qua các giai đoạn: thành lập, đấu tranh cách mạng và đặc biệt là thời kỳ hợp tác hóa. Bằng nhiều phương pháp khác nhau, tác giả đã chỉ ra một số yếu tố bất biến trong đời sống làng xã. Những yếu tố ấy có thể chìm đi nhưng không mất hẳn, có lúc lại trở thành vai trò chủ đạo, cụ thể là mối quan hệ thân tộc, dòng họ, đời sống tinh thần và các nghi lễ, tính tự trị, tính cố kết của làng… Cũng theo tác giả, rất khó có thể mô tả đầy đủ, chi tiết, toàn diện về làng Việt điển hình vì mỗi làng lại có một phong cảnh, đặc điểm, điều kiện sống khác nhau, nhưng khi nghiên cứu nông thôn Việt Nam, đặc biệt là nông thôn miền Bắc cho thấy “làng là nơi dân cư ẩn mình sau những rặng tre, và truyền thống thì được lưu giữ từ đời này sang đời khác”[83, tr.9] nhưng đó không phải là những ngôi làng bất biến theo thời gian. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả cho rằng xã hội làng xã ở châu thổ đồng bằng Bắc Bộ luôn cởi mở và phóng khóang hơn nhiều so với những gì mà tài liệu của các học giả Pháp và Việt Nam từng nghiên cứu, do đó, để nhận thức đầy đủ về sự biến động của làng xã trong bối cảnh mở cửa chuyển sang nền kinh tế thị trường, người dân làng quê đang hòa nhập hơn với bối cảnh rộng lớn xung quanh, cần phải “hồi sinh quá khứ” bởi “hồi sinh” dường như là “câu hỏi cần thiết đối với câu hỏi cái gì được coi như sự phát triển của mối đe dọa về kinh tế và chính trị đối với văn hóa nói riêng hoặc đối với các vấn đề bản sắc”[83, tr.242]. Mai Văn Hai (2009), Gia đình, dòng họ và thôn làng với tư cách là các giá trị cơ bản của văn hóa làng Việt, tạp chí Xã hội học, số 1 (105). Khác so với rất nhiều quan điểm lo ngại rằng trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đô thị hóa nhanh và mạnh, cùng với sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường sẽ làm ba giá trị cơ bản của văn hóa làng (gia đình, dòng họ và thôn làng) đang mất dần đi ý 12 nghĩa với người dân làng xã. Tác giả bài viết thông qua những số liệu điều tra thực tế cho thấy ba yếu tố trên có sự biến đổi mạnh mẽ về mặt thiết chế, tất yếu cũng có sự biến đổi về mặt giá trị nhưng không phải theo chiều hướng bị lãng quên và mai một dần. Gia đình biến đổi theo chiều hướng no đủ, bình đẳng và ngày càng văn minh sẽ ngày càng làm tăng thêm vai trò của gia đình. Đây là nơi “... không chỉ đáp ứng nhu cầu tình cảm và tái sinh giống nòi mà còn là nơi tốt nhất cho việc di dưỡng tuổi già, cho sự phát triển của trẻ em”[57, tr.37]. Tương tự như vậy, dòng họ và thôn làng cũng vẫn được người dân nhiệt tình tham gia, không phải do tính chất kéo bè kéo cánh mà do nó tạo ra “một nền cộng cảm dựa trên huyết thống”, là chỗ dựa vững chãi của từng thành viên. Từ đó, tác giả khẳng định “trong điều kiện kinh tế xã hội mới, cụ thể là trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nền kinh tế thị trường mà gia đình, dòng họ và thôn làng đã chứng minh thêm được sức sống của mình, tức là đã có thêm ý nghĩa mới mà trước đây chưa hề có”[57, tr.41]. Vũ Ngọc Khánh (2010), Văn hóa làng ở Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin Hà Nội cũng nghiên cứu chi tiết về văn hóa làng. Cuốn sách đề cập đến cơ cấu làng Việt, việc thành lập làng, chính quyền làng và kinh tế ở làng xã và tín ngưỡng, tôn giáo của người dân làng. Qua đó, tác giả cho người đọc thấy người dân trong làng không có hoạt động tôn giáo rành mạch, rõ ràng như ở đô thị mà họ tin và thờ cả Trời, Phật, Thánh, Thần. Họ có tinh thần mộ đạo nhưng không theo hẳn một tôn giáo nào. Tín ngưỡng của người Việt rất thực tiễn, tâm lý thiên về sự cân bằng, sự bù đắp, mong mỏi một kết thúc có hậu, nỗi khổ hôm nay phải được bù đắp về sau. Con người tin có cõi tiên nhưng cần cuộc sống thực ở chốn nhân gian vì vậy họ muốn được sống và chết ở làng. Cũng vì thế mà họ không sợ hãi trước cái chết mà chỉ sợ chết tha phương, không được quay về quê hương. Đây cũng là một vấn đề văn hóa của làng. Cùng với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, cuốn sách cũng đề cập đến dòng họ và hương ước - hai thiết chế không thể thiếu trong làng. Trong quá trình vận động của lịch sử, dòng họ và hương ước có một vai trò quan trọng và tác động lớn lao đến văn hóa làng. Đặc điểm văn hóa dân gian ở làng thông qua văn học nghệ thuật, kho tàng văn hóa phi vật thể và các lễ hội của làng cũng là vấn đề được tác giả quan tâm ở cuốn sách này. Nhìn chung, viết về làng, văn hóa làng Việt đã và đang là đối tượng của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Đây thực sự là “mảnh đất” vô cùng phong phú để các học giả xem xét trên những góc độ và khía cạnh khác nhau. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng