Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa kinh doanh ở công ty phát hành sách hà nội trong cơ chế thị trường...

Tài liệu Văn hóa kinh doanh ở công ty phát hành sách hà nội trong cơ chế thị trường

.PDF
30
127
114

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Lý do lùa chọn đề tài - Cơ chế kinh tế thị trườngkhẳng định vai trò quan trọng của các hoạt động thương mại, dịch vụ, của các doanh nghiệp và doanh nhân trong sù phát triển kinh tế - xã hội. Kinh doanh xuất bản phẩm là hoạt động kinh tế đặc thù, vừa đảm bảo mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế vừa thực hiện mục tiêu tư tưởng - văn hóa. Nhận thức đúng đắn về hoạt động kinh doanh XBP là cơ sở để các doanh nghiệp tổ chức hoạt động theo định hướng mới và giúp Nhà nước có chính sách phù hợp trong quản lý phát triển của ngành PHS. Kinh doanh là một ngành khoa học, một nghề nghiệp. Việc nghiên cứu về văn hóa kinh doanh là nhằm giải quyết tốt quan hệ giữa văn hóa và kinh doanh và đưa văn hóa vào kinh doanh để đạt được cả hiệu quả kinh tế và văn hóa. Ngành phát hành sách cần có chiến lược kinh doanh phù hợp và hướng tới mục tiêu xây dựng văn hóa kinh doanh. Điều này có ý nghĩa quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Từ những vấn đề đặt ra ở trên, chúng tôi lùa chọn đề tài "Văn hóa kinh doanh ở Công ty phát hành sách Hà Nội trong cơ chế thị trường", làm luận văn tốt nghiệp hệ đào tạo cao học chuyên ngành lý luận văn hóa, góp phần nhận thức đúng đắn vai trò của văn hóa kinh doanh,đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp đáp ứng các yêu cầu của kinh tế thị trường ở Công ty Phát hành sách Hà Nội 2. Tình hình nghiên cứu Có rất nhiều công trình nghiên cứu về các phương diện văn hóa trong kinh tế ở những góc độ khác nhau, do đó khi thực hiện đề tài "Văn hóa kinh doanh ở Công ty Phát hành sách Hà Nội trong cơ chế thị trường" chóng tôi đã kế thừa được từ những nhà nghiên cứu đi trước nhiều ý kiến và kinh nghiệm quý báu. Thứ nhất là vấn đề văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh tế, thương mại. Trong các công trình Tinh thần doanh nghiệp giá trị định hướng của văn hóa kinh doanh Việt Nam (Trần Quốc Dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003), Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam (Đào Duy Quát, Tạp chí Tư tưởng - văn hóa số 6/2003); Văn hóa và kinh doanh (Phạm Văn Nghiêm, Vò Hòa, Trần Trúc Thanh (chủ biên), Nxb Lao động, Hà Nội, 2001), Xây dùng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị học (Đỗ Huy, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2001), Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh (Đỗ Minh Cương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001), v.v... các tác giả đã đưa ra các quan niệm cơ bản về văn hóa, về kinh doanh, về văn hóa và kinh tế, văn hóa và kinh doanh, văn hóa kinh doanh... Đồng thời xác nhận vai trò đặc biệt quan trọng của nhân tố văn hóa trong kinh doanh. Các tác giả cũng phân tích những mặt mạnh và yếu trong văn hóa kinh doanh của người Việt Nam trong lịch sử, chỉ ra phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đưa các yếu tố văn hóa vào kinh tế, kinh doanh, xây dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, tinh thần doanh nghiệp, triết lý doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Thứ hai là vấn đề kinh doanh XBP trong cơ chế thị trường. Các công trình Nguyên lý hoạt động biên tập xuất bản sách (Ngô Sĩ Liên (chủ biên) - Trần Văn Hải - Trần Đăng Hanh - Lê Đỗ Khanh - Quách Văn Lịch - Lê Thị Phóc, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998); Lịch sử phát hành sách Việt Nam (Phạm Thị Thanh Tâm (chủ biên), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1994), Tạp chí Sách và đời sống, sè đặc biệt chào mừng 50 năm ngày truyền thống ngành xuất bản - in - PHS Việt Nam, 9/2002)... đã nêu rõ các vấn đề cơ bản của phát hành XBP trong nền kinh tế thị trường và một số giải pháp đổi mới mô hình tổ chức ngành PHS . Các ý kiến trong các công trình nghiên cứu ở trên xới gợi những ý tưởng quan trọng về hoạt động PHS và về văn hoá kinh doanh trong cơ chế thị trường. Đến lượt mình chúng tôi sẽ tiến sâu hơn một bước trong việc nghiên cứu văn hóa kinh doanh trong hoạt động PHS ở nước ta nói chung và ở Công ty PHS Hà Nội nói riêng. Có thể xem đây là một vấn đề còn mới mẻ đối với những người nghiên cứu và hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, kinh doanh XBP. 3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu luận văn 3.1. Nhiệm vụ của luận văn Để hoàn thành nội dung nghiên cứu, luận văn có nhiệm vụ cụ thể là: - Xác định quan niệm về văn hóa, văn hóa kinh doanh, mối liên hệ giữa văn hóa và kinh doanh ở doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất bản phẩm. - Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và văn hóa kinh doanh ở Công ty phát hành sách Hà Nội trong 5 năm gần đây. - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao văn hóa kinh doanh ở Công ty phát hành sách Hà Nội trong thời gian tới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện thời gian khuôn khổ luận văn cao học và trình độ người viết còn hạn chế, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng văn hóa kinh doanh ở Công ty phát hành sách Hà Nội, từ năm 1996 đến năm 2002, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp thúc đẩy việc xây dựng văn hóa kinh doanh ở Công ty trong thời gian tới. 4. Phương pháp nghiên cứu Dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn được tiến hành nghiên cứu từ góc độ văn hóa học và các khoa học khác như kinh tế học, xã hội học... Luận văn được thực hiện với việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: Phương pháp lôgíc thống kê, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích hoạt động kinh tế. 5. Đóng góp mới của đề tài Thứ nhất, Xác định quan niệm về văn hóa kinh doanh trong hoạt động phát hành sách. Thứ hai, Đánh giá thực trạng văn hóa kinh doanh ở Công ty phát hành sách Hà Nội từ 1996 - 2002. Thứ ba, Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao văn hóa kinh doanh ở Công ty phát hành sách Hà Nội thời gian tới. 6. Ý nghĩa của đề tài Luận văn cung cấp các tư liệu, số liệu xác thực về văn hóa kinh doanh ở Công ty phát hành sách Hà Nội, có thể giúp Ých cho các ngành hữu quan trong công tác lãnh đạo và quản lý văn hóa trong điều kiện xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Thủ đô nói riêng, ở nước ta nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Văn hóa kinh doanh và vai trò của văn hóa kinh doanh với hoạt động kinh tế, thương mại và phát hành xuất bản phẩm trong cơ chế thị trường. Chương 2: Thực trạng văn hóa kinh doanh ở công ty phát hành sách Hà Nội từ 1996 đến nay. Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả văn hóa kinh doanh ở Công ty phát hành sách Hà Nội trong thời gian tới. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN VĂN Chương 1 Văn hóa kinh doanh và vai trò của văn hóa kinh doanh đối với hoạt động kinh tế thương mại và phát hành xuất bản phẩm trong cơ chế thị trường cña v¨n hãa kinh doanh ®èi víi ho¹t ®éng kinh tÕ th-¬ng m¹i vµ ph¸t hµnh xuÊt b¶n phÈm trong c¬ chÕ thÞ tr-êng 1.1. Quan niệm về văn hóa Văn hóa là khái niệm rất rộng, được nhiều học giả nghiên cứu tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. - Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống loài người mới sáng tạo ra và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995). Theo phạm vi hẹp văn hóa được coi như một ngành - ngành văn hóa thông tin, văn hóa nghệ thuật... để phân biệt với các ngành kinh tế - kỹ thuật khác của nền kinh tế quốc dân. Văn hóa coi như một lĩnh vực hoạt động bên cạnh những lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và cần được coi trọng ngang nhau. Văn hóa là thuộc tính bản chất của con người, văn hóa dùng để chỉ đặc điểm và nhân tố nhân tính, nhân văn chung của loài người. Văn hóa cũng đồng nghĩa với trí tuệ - đạo đức lương tâm, phẩm giá..., đó là một hệ thống các giá trị Chân - Thiện - Mỹ thúc đẩy sự sáng tạo của con người. Qua phân tích trên có thể thấy định nghĩa của Unesco về văn hóa như một quan niệm phổ biến về văn hóa: "Văn hóa là tổng thể sống động mọi mặt của cuộc sống con người đã diễn ra trong quá khứ, và cũng đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống giá trị truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dùa trên đó từng dân téc tự khẳng định bản sắc riêng của mình (Federico Mayor - 1986). 1.2. Quan niệm về văn hóa kinh doanh 1.2.1. Quan niệm về kinh doanh "Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời" (Luật Doanh nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999). Kinh doanh cần cho cuộc sống cũng như cuộc sống cần cho kinh doanh, kinh doanh là một nghề ra đời xuất phát từ nhu cầu phát triển của xã hội. Vậy vấn đề đặt ra là kinh doanh như thế nào? Kinh doanh bằng cách nào? Đó là vấn đề của văn hóa trong kinh doanh và kinh doanh có văn hóa. 1.2.2. Văn hóa trong kinh doanh và kinh doanh có văn hóa 1.2.2.1. Văn hóa trong kinh doanh - Hoạt động kinh doanh thương mại là vì con người. Đó cũng là hoạt động văn hóa. - Văn hóa trong kinh doanh chính là hoạt động đem cái đẹp cái tiện lợi tới mọi người trong xã hội. - Phạm trù văn hóa trong kinh doanh còn là nỗ lực chủ quan của người kinh doanh, họ thực sự đóng góp cho sự tiến bộ xã hội. 1.2.2.2. Kinh doanh có văn hóa Có hai cách thức kinh doanh cơ bản sau: - Cách kinh doanh thứ nhất xuất phát từ mục đích kinh doanh là kinh doanh: Lợi nhuận là mục tiêu tối thượng bắt chấp tất cả. - Cách kinh doanh thứ hai, kinh doanh vừa nâng cao hiệu quả lợi nhuận trong kinh doanh, nhưng đồng thời nâng cao nhân tố trí tuệ, coi trọng đạo đức không chỉ vì lợi Ých của mình mà còn đảm bảo lợi Ých của sự phát triển toàn xã hội, thể hiện cái tâm của doanh nghiệp. 1.2.3. Quan niệm về văn hóa kinh doanh Văn hóa kinh doanh được đặt ra và giải quyết trong mối quan hệ tương hỗ về lợi Ých giữa ba chủ thể chính của nền kinh tế thị trường đó là mối quan hệ giữa người tiêu dùng - doanh nghiệp - nhà nước Theo chúng tôim văn hóa kinh doanh là việc các doanh nhân, các doanh nghiệp sử dụng các nhân tố văn hóa vào trong hoạt động kinh doanh của chủ thể nhằm làm cho hoạt động kinh tế có hiệu quả đạt năng suất, sản lượng giá trị cao giá thành thấp, sản phẩm chất lượng cao, tiêu thụ được nhiều sản phẩm trên thị trường trong nước và ngoài nước, làm đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước tạo được chữ tín với khách hàng. Văn hóa kinh doanh gắn với trí tuệ (tài kinh doanh) và văn hóa đạo đức, bởi chữ "Tín" là nội lực phát triển của nghề kinh doanh. 1.3. Những tác động của kinh tế thị trường tới hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm 1.3.1. Thị trường và cơ chế thị trường Thị trường là phạm vi của lĩnh vực trao đổi, mua bán, nhờ đó mà các chủ thể kinh tế cạnh tranh nhau trong việc xác định giá cả hàng hóa, dịch vụ và sản lượng nhằm tiêu thụ hàng hóa, nắm bắt được yêu cầu tiêu dùng, quy luật của thị trường: - Quy luật giá. - Quy luật cung - cầu - Quy luật cạnh tranh 1.3.2. Hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm trong cơ chế thị trường ở nước ta Trong cơ chế mới Nhà nước không bao cấp toàn bộ về vốn, về nguồn XBP và phát hành XBP, kế hoạch xuất bản phải tuân theo quy luật điều tiết của thị trường, các cơ sở chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình và chịu trách nhiệm về hiệu quả của hoạt động kinh doanh . Nhà nước cũng không thả nổi hoạt động xuất bản, phát hành sách cho cơ chế thị trường, mà tăng cường quản lý để thị trường XBP phát triển đúng định hướng. 1.3.3. Vấn đề "thương mại" trong kinh doanh xuất bản phẩm ở nước ta Thương mại xuất bản phẩm trong cơ chế thị trường tạo ra động lực mới cho sự phát triển đời sống văn hóa tinh thần vì văn hóa chú trọng đến lợi Ých của các cá nhân và các nhóm xã hội. - "Thương mại hóa" xuất bản phẩm phải đáp ứng mọi nhu cầu, mọi thị hiếu của công chúng, khách hàng là "thượng đế", song điều đó có thể chứa đựng nguy cơ xuất bản, phát hành cả các xuất bản phẩm phản văn hóa hoặc có thể gây tình trạng hỗn loạn trong hoạt động kinh doanh - Thương mại hóa đơn thuần rất dễ có sự trùng chéo - Tham gia vào quá trình kinh doanh xuất bản phẩm có rất nhiều thành phần, do đó không tránh khỏi cạnh tranh. Cần phát huy vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp nhà nước. 1.4. Nội dung cơ bản của văn hóa kinh doanh xuất bản phẩm trong nền kinh tế thị trường 1.4.1. Lùa chọn đối tác để tạo nguồn hàng hóa xuất bản phẩm Nguồn xuất bản phẩm từ các doanh nghiệp, các nhà xuất bản, các tổ chức và cá nhân cùng kinh doanh xuất bản phẩm. Tổ chức liên doanh liên kết các xuất bản phẩm với các nhà xuất bản, các tác giả có bản thảo mở rộng hoạt động kinh doanh 1.4.2. Thiết kế xây dựng các kênh phân phối Việc thiết lập được các kênh phân phối xuất bản phẩm đảm bảo đưa xuất bản phẩm đến với khách hàng nhanh nhất, đúng hướng nhất, hiệu quả nhất. Có hai loại kênh phân phối. - Thứ nhất là kênh phân phối loại dài - Kênh phân phối thứ hai là kênh phân phối ngắn 1.4.3. Tổ chức, tiếp thị yểm trợ cho công tác tiêu thụ Quảng cáo: Là hình thức sử dụng các phương tiện thông tin để giới thiệu về sản phẩm xuất bản phẩm cho các khâu trung gian, các doanh nghiệp, đại lý, hoặc khách hàng trực tiếp thông qua các phương tiện như đài, báo, ti vi, tờ rơi... Chào hàng: Là phương pháp sử dụng nhân viên tìm khách hàng để giới thiệu sản phẩm. 1.4.4. Xúc tiến bán hàng * Trang trí trình bày (tổ chức khoa học nơi bán hàng). Đây là biện pháp quan trọng góp phần lớn vào việc thúc đẩy tiêu thụ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa xuất bản phẩm. * Tổ chức hội chợ triển lãm xuất bản phẩm, thông qua hội chợ doanh nghiệp có điều kiện dự đoán, nắm bắt nhu cầu tìm kiếm thông tin, thị trường mới... đồng thời ký kết hợp đồng với các đối tác mới. * Thực hiện bán xuất bản phẩm bằng biện pháp kích thích mua là hình thức bán khuyến mãi, bán giảm giá, bán có thưởng hoặc kèm theo quà tặng... * Nghệ thuật giao tiếp ứng xử và bán hàng. Quá trình giao tiếp và ứng xử người kinh doanh sử dụng nhiều kỹ năng nghe, hiểu biết và thuật ứng phó tạo không khí thân thiện, giúp khách hàng lùa chọn đúng hàng hóa xuất bản phẩm cần thiết hoặc kích thích thêm khả năng tạo ra nhu cầu mới của khách hàng. Chương 2 Thực trạng văn hóa kinh doanh ở công ty phát hành sách - Hà Nội từ 1996 đến 2002 ph¸t hµnh s¸ch - Hµ Néi tõ 1996 ®Õn 2002 2.1. Vài nét khái quát về tình hình kinh tế văn hóa, xã hội ở Thủ đô Hà Nội Hà Nội là nơi tập trung đông nhất các cơ quan đầu não Trung ương, là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động chính trị, ngoại giao kinh tế với tất cả các nước trên thế giới là môi trường rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhu cầu dịch vụ thương mại nói chung và nhu cầu xuất bản phẩm nói riêng của Thủ đô Hà Nội rất cao về số lượng và chất lượng, đa dạng về chủng loại và hình thức kinh doanh. Đây vừa là thuận lợi vừa là thách thức không nhỏ cho việc kinh doanh xuất bản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn. 2.2. Thực trạng văn hóa kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty phát hành sách Hà Nội từ 1996 đến nay 2.2.1. Tổng quan về công ty phát hành sách Hà Nội Công ty phát hành sách Hà Nội được thành lập năm 1954 với tên gọi ban đầu là "Chi sở phát hành sách Hà Nội" trực thuộc "Sở phát hành sách Trung ương". Năm 1980 được đổi tên thành "Công ty phát hành sách Hà Nội" Năm 1986 công ty đã chuyển hướng hoạt động để nhanh chóng thích nghi với cơ chế mới. Với sự năng động tìm tòi của Ban giám đốc và sự phấn đấu nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên Công ty phát hành sách Hà Nội đã tìm ra nhiều giải pháp cho sự phát triển của mình. Trước hết là sự đổi mới về tổ chức, kiện toàn lại các bộ phận và sắp xếp lao động hợp lý. Thứ hai, đổi mới cơ chế quản lý, phân cấp, phân quyền, phân kế hoạch cụ thể tới từng bộ phận và nhân viên. Thứ ba, đổi mới phương thức hoạt động công ty tổ chức đa dạng hóa các mối quan hệ kinh doanh xuất bản phẩm. 2.2.2. Thực trạng văn hóa kinh doanh xuất bản phẩm ở công ty phát hành sách Hà Nội từ năm 1996 đến nay 2.2.2.1. Hoạt động quảng cáo giới thiệu xuất bản phẩm Quảng cáo xuất bản phẩm ở công ty phát hành sách Hà Nội thực sự đóng vai trò là người hướng dẫn, thông báo, tiếp đón khách hàng. Trong các năm 1998 - 2002 Công ty phát hành sách Hà Nội đã giới thiệu khá nhiều tên sách, quảng cáo trên các báo, tạp chí thông qua các chuyên mục văn hóa xã hội. - Đầu tư kinh phí xây dựng sửa chữa cửa hàng tạo sự khang trang hiện đại cho các hiệu sách của công ty. Các hiệu sách trở thành nơi sinh hoạt văn hóa của nhân dân thủ đô nổi bật là hiệu sách Thăng Long có doanh thu tới 50 triệu đồng một ngày. - Chào hàng là hình thức quảng cáo được áp dụng thường xuyên. Hàng tháng danh mục sách được chuyển đều đặn tới các cơ quan, bạn hàng, đại lý, nhà sách... để khách hàng lùa chọn và đặt hàng. - Công ty có phần trăm ưu đãi tới khách hàng tiêu thụ thường xuyên hoặc tiêu thụ với số lượng lớn hoặc thanh toán nhanh. 2.2.2.2. Tổ chức phân phối xuất bản phẩm - Công ty phát hành sách Hà Nội có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa với gần 500 tổ chức, cá nhân trên địa bàn Hà Nội và nhiều địa phương trong cả nước. Ngoài các kênh phân phối trên để mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả tiêu thụ sách công ty đã sử dụng kênh đối lưu. 2.2.2.3. Công tác xúc tiến bán hàng * Trang trí tổ chức khoa học nơi bán hàng. Trong các năm 1998 đến 2002 công ty đã đầu tư nhiều triệu đồng cho việc xây dựng mới nâng cấp, sửa chữa cải tạo trang tiết bị quầy tủ cho các hiệu sách trên địa bàn thành phè Hà Nội Xây dựng hiệu sách Nhân dân Bạch Mai, nâng cấp hiệu sách Tràng Tiền thành cửa hàng tự phục vụ, lắp hệ thống điều hòa cho hiệu sách Hà Nội, nâng cấp sửa chữa hiệu sách Thăng Long, Việt Pháp, phố Huế, Ba Đình * Tổ chức hội chợ triển lãm xuất bản phẩm - Thường xuyên tham gia các đợt triển lãm hội chợ với sự quan tâm và đầu tư chu đáo về hàng hóa xuất bản phẩm ,phục vụ tận tình *Thực hiện bán xuất bản phẩm bằng các biện pháp kích thích sức mua xuất bản phẩm. Bán khuyến mại :Tác động tâm lý khách hàng khuyến khích khách hàng tiêu thụ nhiều hơn và liên tục hơn Bán giảm giá : Bán giảm giá với khách hàng lớn và là khách hàng thường xuyên, các doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm, tư nhân,... thực hiện quy định nếu thanh toán chậm chiết khấu từ 20 - 26%, thanh toán nhanh chiết khấu từ 26 35%. Hoặc bán giảm giá vào các ngày lễ tết, ngày kỷ niệm lớn trong năm. Bán có thưởng (bán kèm quà tặng) : in những Ên phẩm văn hóa hấp dẫn về nội dung và hình thức để làm quà tặng, quà khuyến mại trong các dịp lễ giáng sinh, năm mới, khuyến mại cho thiếu niên nhi đồng nhân dịp 1/6 , rằm trung thu; các Ên phẩm như: tập thơ mi ni, sổ điện thoại, sổ ghi chép, bưu ảnh... Bán xuất bản phẩm thông qua các phương tiện hiện đại như bán qua bưu điện, bán qua điện thoại, trên mạng Internet, tuy hiệu quả chưa cao nhưng góp phần vào việc quảng cáo tuyên truyền và nâng cao uy tín, thể hiện văn hóa, văn minh trong kinh doanh xuất bản phẩm. 2.2.2.4. Hoạt động liên doanh liên kết - Chủ động tham gia đấu thầu để cung cấp sách cho các trường đại học, mở rộng thêm thị trường ở các tỉnh Hà Tây, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng… - Bước đầu mở một điểm đại lý làm nơi giao dịch bán buôn bán lẻ tại thành phè Hồ Chí Minh - Liên kết với công ty phát hành sách Nghệ An mở một gian hàng rộng 200m2 tại nhà sách Lê Lợi - Nghệ An, tổ chức đấu thầu cung cấp sách cho Đại học Vinh, Đại học Hồng Đức Thanh Hóa.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan