Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa kinh doanh ở ấn độ...

Tài liệu Văn hóa kinh doanh ở ấn độ

.DOCX
11
125
52

Mô tả:

VĂN HÓA KINH DOANH Ở ẤN ĐỘ I. Văn hóa Ấn Độ 1. Văn hóa Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Theo định nghĩa của UNESSCO: Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia. Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, trị thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và con người, con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. 2. Văn hóa kinh doanh Văn hoá kinh doanh một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay khu vực nào đó. Văn hoá kinh doanh là những giá trị văn hoá gắn liền với hoạt động kinh doanh. Các giá trị văn hóa này được dùng để đánh giá các hành vi, do đó, được chia sẻ và phổ biến rộng rãi giữa các thế hệ thành viên trong doanh nghiệp như một chuẩn mực để nhận thức, tư duy và cảm nhận trong mối quan hệ với các vần đề mà họ phải đối mặt => Dẫn vào trò chơi: Sau khi đã tìm hiểu để biết rõ về văn hoá nói chung và văn hoá kinh doanh nói riêng, nhóm chúng tớ có lựa chọn 1 quốc gia để giới thiệu với cả lớp về nền văn hoá rất ra gì và này nọ này. Nhưng đó là quốc gia nào và nền văn hoá kinh doanh của họ như thế nào thì chúng ta sẽ chơi 1 trò chơi. (..) Đến với câu đầu tiên thì hãy cùng xem gợi ý của chúng t và đoán quốc gia đó nhé! Câu 1: Đây là quốc gia nào? Giới thiệu qua về Ấn Độ Hãy cùng tìm hiểu tiếp Ấn Độ là đất nước như thế nào nhé? Câu 2: Đất nước Ấn Độ là đất nước .... => Hồi giáo =>> Tại sao Ấn Độ lại được gọi là đất nước Hồi giáo? Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến cách sống, niềm tin, giá trị và thái độ, thói quen làm việc và cách cư xử của con người trong xã hội đối với nhau và đối với xã hội khác. Ở Ấn Độ, tôn giáo và triết học cực kỳ phát triển, không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà nghiên cứu đã gọi Ấn Độ là “xứ sở của tôn giáo, xứ sở của tâm linh”  Một số tôn giáo chính ở Ấn Độ có thể kể đến như Hindu giáo (chiếm 80,5% dân số), Hồi giáo (chiếm 13,4%), đạo Sikh (1,84%), Phật giáo (2,3%), đạo Jaina (0,4%) và một số tôn giáo khác. Câu 3: Đặc điểm của đất nước Ấn Độ? Đây là video giới thiệu chung về đất nước Ấn Độ, mọi người cùng theo dõi để trả lời câu 3 nhé! Câu 4: Ba tôn giáo chính của Ấn Độ? Đã nói đến tôn giáo ở Ấn Độ thì không thể không đề cập đến đạo Hindu – một thứ “tôn giáo me” đã đi cùng dân tộc Ấn trong suốt chiều dài 3.500 năm lịch sử, đồng thời tạo nên những đặc trưng tính cách điển hình của con người nơi đây. Đạo Hindu là tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ, đồng thời cũng là tôn giáo đặc biệt nhất. Tôn giáo này không có người sáng lập, không có giáo chủ, cũng không có một giáo hội chặt chẽ và những giáo điều cứng rắn. Trải qua những biến động thăng trầm bản thân tôn giáo này đã thể hiện được những đặc tính điển hình trong tư duy của người Ấn Độ -̂ không hề đoạn tuyệt với truyền thống mà luôn luôn tự biến đổi cho thích ứng nhu cầu thời đại để bảo tồn và phát triển. Mặc dù phần lớn dân số theo đạo Hindu nhưng Ấn Độ lại là nước có số lượng tín đồ Hồi giáo đứng thứ 3 thế giới (con số ước tính hiện nay khoảng hơn 160 triệu người). Là một trong những tôn giáo lớn ra đời đầu tiên ở Ấn Độ, rõ ràng, Phật giáo đã có ảnh hưởng toa khắp chiều rộng lẫn chiều sâu ở Ấn Độ. Các tháp, tu viện, đền và các thánh tượng của Phật giáo được xây dựng ở nhiều nơi phật tích trên luc địa Ấn Độ này. Trong nhiều thế ky, người dân Ấn đã kính trọng và tôn thờ các danh hiệu, hình tượng, lời dạy của chư Phật và Bồ Tát Chính tại nơi đây, những tôn giáo lớn hầu như đối nghịch vẫn có thể chung sống hòa bình bên cạnh nhau. => Hãy thử tưởng tượng bạn sẽ phải làm việc với 1 đối tác người Ấn Độ và cùng chơi tiếp trò chơi nhé! Câu 5: Đâu là trang phục của người Ấn Độ ? Đối với nữ trang phuc phổ biến là Sari (saree) là một bộ đồ dài từ 4-9m, được trang trí theo nhiều phong cách khác nhau rồi quấn quanh người. Đối với nam trang phục phổ biến là Dhoti là miếng vải chữ nhật dài khoảng 4-5m, quấn quanh thắt lưng, trông giống như váy. Nó được kết hợp với chiếc áo được gọi là Kurta, dài hơn một chiếc áo sơ mi với hai khe hở ở mỗi bên Ấn Độ là đất nước tôn giáo cách ăn mặc của họ cũng rất kín đáo. Vì thế khi gặp gỡ đối tác là người Ấn, Bạn không nên mặc đồ bó hay hở vai, hở chân, lộ ngực… Câu 6: Đâu là cách chào hỏi khi gặp người Ấn Độ? Cách chào hoi phổ biến ở Ấn là chắp nhe hai tay, để dưới cằm, mỉm cười, đầu hơi cúi nhe và nói “Namaste” Đôi khi bạn cũng có thể bắt tay khi chào hỏi, nhưng không quá chặt. Bắt tay quá chặt ở Ấn Độ bị coi là thiếu lịch sự. Và Không bắt tay nữ giới khi gặp, trừ khi người phu nữ chủ động mời bạn bắt tay thì bạn mới nên thực hiện nghi thức này với họ Những tiếp xúc đầu tiên thường chỉ là chuyện không đầu không cuối vì người Ấn Độ rất đa nghi và thường để y ngay từ đầu để đánh giá đối tác có đáng tin cậy không. Họ thường nói chuyện về gia đình. Bạn đừng ngạc nhiên khi người Ấn Độ tìm hiểu ty my về gia đình bạn, đã kết hôn chưa hoặc có phải đã ly hôn không, con tên là gì, vợ hoặc chồng năm nay bao nhiêu tuổi. Câu 7: Lắc đầu ở Ấn Độ nghĩa là gì? Có một người Việt khi sang Ấn Độ công tác kể rằng, anh ta có nhờ 1 chị nhân viên đi photocopy tài liệu. Chị ta lắc mình, anh ta lấy làm lạ vì nghĩ là chị ta từ chối làm công việc nhưng lại thấy sau khi lắc chị ta cầm đống tài liệu và vui vẻ đi làm nhiệm vu. Một thời gian sau thì biết lắc với họ là sự đồng ý Câu 8: Cái gì coi là cấm kị ở Ấn Độ? Ấn Độ là đất nước tôn giáo. Đạo Hindu coi bò là linh vật, họ rất coi trọng và tôn sùng bò, vậy việc ăn thịt bò là điều cấm kị. Một điều nữa bạn nên nhớ là người Ấn Độ không uống rượu trong bữa Đàm phán thường kéo dài và mất thời gian. Người Ấn Độ cho rằng nếu đạt kết quả nhanh thì việc đàm phán, thoa thuận có gì đó không ổn. Kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn. Hãy chuẩn bị tinh thần rằng đàm phán sẽ rất mất thời gian, việc gặp gỡ có thể xảy ra nhiều lần mà không đi đến kết quả nào. Tuyệt đối tránh gây hấn vì sự nóng nảy được hiểu như là một dấu hiệu của sự thiếu tôn trọng Hệ thống thứ bậc giữ vai trò vô cùng quan trọng ở Ấn Độ. Các doanh nghiệp Ấn Độ được tổ chức theo trật tự quyền lực nghiêm ngặt, người có chức danh thấp hoàn toàn không có quyền ra những quyết định không nằm trong thẩm quyền của mình. Nếu gặp gỡ với một nhóm người, hãy chắc chắn chào hoi từng cá nhân thay vì coi họ như một nhóm vì họ ở những ‘đẳng cấp’ khác nhau Câu 9: Biểu tượng du lịch của Ấn Độ? Nằm tại thành phố Agra, bang Uttar Pradesh, đền Taj Mahal tráng lệ là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất Ấn Độ, thu hút du khách từ khắp mọi nơi tìm đến chiêm ngưỡng. Hoàn thành vào giữa thế kỷ 17, Taj Mahal dường như là tất cả tình yêu mà hoàng đế Mughal Shah Jahan dành cho Mumtaz Mahal, người vợ quá cố của ông Với thiết kế đối xứng độc đáo cùng những chi tiết trang trí tỉ mỉ, tinh xảo, Taj Mahal được đánh giá là kiệt tác nghệ thuật vô giá. Nhờ xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng, lăng mộ có thể phản chiếu, thay đổi màu sắc một cách kỳ ảo theo từng thời điểm ánh sáng trong ngày. Năm 1983, UNESCO vinh danh “viên ngọc” của nghệ thuật Hồi giáo Ấn Độ này là di sản thế giới. Câu 10: Theo người Ấn, màu nào không may mắn? Người Ấn Độ tin rằng màu trắng và đen thường mang lại những điều không may. Mặt khác, những màu theo họ sẽ mang lại may mắn là màu đo, xanh lá, và màu vàng. => Khi tặng quà tránh sử dung giấy gói màu đen trắng Câu 11: Người Ấn là người đặc biệt đúng giờ? Người Ấn Độ không phải là người đặc biệt đúng giờ. Do vậy, khi định giờ cuộc hẹn, bạn có thể linh động đôi chút thời gian để tiếp đón đối tác của mình. Giờ làm việc bắt đầu vào lúc 9h30 sáng và kết thúc lúc 5h chiều, từ thứ Hai đến thứ Sáu. Nhiều nơi còn bắt đầu làm việc vào 10h30 và làm việc liên tuc 8 giờ không nghỉ trưa. Nhưng khi đã đến giờ nghỉ, nhất định họ không làm nữa, cho dù việc đó là nhe nhàng và thu nhập cao đi chăng nữa – câu trả lời của họ sẽ là – đã đến giờ nghỉ. Dù là người đặc biệt không đúng giờ nhưng người Ấn lại đề cao việc đúng giờ Câu 12: Người Ấn Độ thẳng thắn trong việc nhận xét, đúng hay sai? Tránh phê bình hay chỉ trích trực tiếp. Việc phê bình cần phải được thực hiện một cách xây dựng, nhe nhàng mà không gây tổn hại lòng tự trọng của người bị chỉ trích. Từ chối hay bác bo thẳng thừng bị coi là thiếu lịch sự. Đối với xã hội Ấn Độ, nói "không" được coi là thô lỗ do khả năng gây ra sự thất vọng hoặc hành vi phạm tội. Vậy nên hãy lắng nghe cẩn thận để hiểu câu trả lời thực sự của người Ấn Độ cho các câu hoi của bạn. Nếu những từ như "Chúng tôi sẽ xem xét", "Tôi sẽ cố gắng" hoặc "có thể" được sử dung thì có nghĩa rằng họ đang muốn nói 'không'. Câu 13: Người Ấn Độ sử dụng gì để gắp thức ăn? Nếu như người Á Đông thường dùng đũa để gắp thức ăn, người Tây Âu dùng dao và thìa thì người Ấn Độ lại dùng tay. Điều này đã tạo nên một nét khác biệt trong cách chế biến các món ăn. Người Ấn nổi tiếng với phong cách nấu nướng dùng rất nhiều gia vị. Đối với người Ấn, gia vị được xem là yếu tố cực kì quan trọng để tạo ra món ăn ngon. Câu 14: Trong cuộc họp, chống tay lên hông vì hành động đó được coi như biểu hiện sự tức giận của người Ấn Độ?  Đúng Câu 15: Nếu được lựa chọn 1 trong 4 món dưới đây, bạn sẽ tặng gì cho tối tác là người Ấn Độ? ( Bức tranh hình con chó/ Nước hoa/ Socola/ Một bó hoa) Người Ấn Độ thích nhận được các món quà như hoa, socola, nước hoa hay những đồ điện nho. Bạn nên chú y tránh những quà tặng có liên quan đến các quan niệm tôn giáo hay đạo đức của họ. Bạn đừng nên tặng họ một bức tranh về chú chó vì theo họ chó là loài động vật không sạch sẽ. => Kết luận: Người Ấn Độ họ rất cầu kì giống như văn hoá của họ vậy. Vì thế Người Việt Nam chưa hiểu nhiều về Ấn Độ. Điều này thật sự phải thay đổi. Trong mọi quan hệ, quan hệ giao thương đi trước. Doanh nhân Việt Nam phải biết quan tâm đến thị trường hơn 1 ty dân của Ấn Độ nữa Do người Việt ít giao lưu với Ấn Độ, có lẽ do nhiều nguyên do mà chúng ta chưa biết thói quen, văn hóa của họ. Nên khi làm ăn trước hết phải thật chú y. Vì họ có rất nhiều điểm khác xa chúng ta. . Dù là thị trường lớn, nhưng nền kinh tế hai nước cũng có nhiều điểm tương đồng. Vì vậy có thể kinh doanh sẽ diễn ra không đơn giản.Phải hết sức cẩn trọng. Nghiên cứu thị trường thật kĩ.Nếu cần phải đến các cơ quan chính quyền để hỗ trợ. Ấn Độ là nước đang phát triển nên vẫn còn những tiêu cực như tham nhũng. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải cẩn thận và chú y. Kinh doanh là quá trình khám phá. Doanh nhân Việt Nam sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hai nước. Ngày nay, biết tận dung cơ hội thị trường là yếu tố rất quan trọng quyết định thành công hay thất bại.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng