Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng vào giờ học các bài tập thể chất phù hợp nhằm nâng cao kết quả học tập ...

Tài liệu Vận dụng vào giờ học các bài tập thể chất phù hợp nhằm nâng cao kết quả học tập môn thể dục của học sinh

.DOC
22
128
70

Mô tả:

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐẾ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sơ yếu lý lịch Họ và tên: Nguyễn Hữu Chương Ngày sinh: 18/06/1982 Năm vào ngành: 01/09/2007 Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường tiểu học Yên Sơn Trình độ chuyên môn: Đại học Hệ đào tạo: Chính Quy Bộ môn giảng dạy: Giáo dục thể chất Khen thưởng: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở Trường tiểu học Yên Sơn 1 Nguyễn Hữu Chương Sáng Kiến Kinh Nghiệm A. PHÂN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bác Hồ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Sinh thời, Bác rất quan tâm đến hoạt động thể dục thể thao. Cuộc sống của người là một tấm gương mẫu mực về lòng kiên trì rèn luyện thân thể cho khỏe mạnh. Ngày 31/3/1960 Bác Hồ tự tay viết thư gửi hội nghị cán bộ thể dục thể thao toàn miền Bắc, trong thư người dạy: “Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì cần có sức khỏe, muốn có sức khỏe thì thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Vì vậy chúng ta nên phát triển phong trào thể dục thể thao rộng khắp.” Xuất phát từ những ý tưởng cao đẹp của người và của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa mà việc giảng dạy giáo dục thể chất trong nhà trường là điều không thể thiếu để nâng cao sức khỏe và hoàn thiện thể chất cho con người đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Giờ thể dục ở trường cũng như nhiều môn học khác mục tiêu và nhiệm vụ của một giờ học là trang bị kiến thức cho học sinh nhưng đối với môn thể dục mục tiêu kiến thức không phải là quan trọng nhất mà mục tiêu sức khỏe cho học sinh mới là quan trọng hơn cả. Nhiều môn học chỉ cần trang bị cho học sinh một số và kĩ năng để các em biến cái đó thành cái của bản thân để sử dụng vào học tập và đời sống, môn thể dục không chỉ có vậy mà những kiến thức và kĩ năng đó phải tác động lên con người các em và biến nó thành sức khỏe để củng cố thể lực cho các em. Thế nhưng không phải kiến thức , kĩ năng nào cũng tác động tích cực tới các em mà nó còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như lứa tuổi, giới tính…Cho nên là một giáo viên thể dục tôi phải nghiên cứu kĩ đặc điểm đối tượng cũng như nội dung chương trình từ đó lựa chọn những bài tập phù hợp nhằm cung cấp tốt nhất những kĩ năng, kĩ xảo vận động cho học sinh để các em tập luyện trên lớp cũng như tự tập luyện ở nhà . Với mong muốn việc học tập môn thể dục của các em đạt kết quả tốt, thông qua đó góp phần nâng cao sức khỏe và dần hoàn thiện thể chất cho các em đã thôi Trường tiểu học Yên Sơn 2 Nguyễn Hữu Chương Sáng Kiến Kinh Nghiệm thúc tôi đi đến với sáng kiến: “Vận dụng vào giờ học các bài tập thể chất phù hợp nhằm nâng cao kết quả học tập môn thể dục của học sinh.” 1. Cơ sở lý luận Mục tiêu và nhiệm vụ của một giờ học thể dục là trang bị kiến thức, sức khoẻ cho học sinh mới là điều quan trọng. Nhiều môn học chỉ cần trang bị cho học sinh một số kĩ năng để các em biến cái đó thành cái của bản thân để sử dụng vào học tập và đời sống, môn thể dục không chỉ có vậy mà những kiền thức kĩ năng đó phải tác động nên con người các em và biến nó thành sức khoẻ để củng cố thể lực cho các em. Thế nhưng không phải kiến thức, kĩ năng nào cũng tác động tích cực tới các em mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Lứa tuổi , giới tính… Vậy làm thế nào để các em học sinh phát huy tính tích cực, chủ động khả năng của mình. Vì vậy trong giờ thể dục giáo viên cân phải thay đổi cách thức tập luyện thật phong phú làm cho học sinh có hứng thú học tập , không nhàm chán , uể oải trong khi học khi các bài học cũ, chủ yếu giáo viên tổ chức lớp theo hướng tập lần lượt và đồng loạt. Phương pháp dạy học của giáo viên giảng giải và làm mẫu nhiều, với phương pháp này học sinh ít được phát huy vai trò chủ thể của mình trong giờ học, cũng như ít được chủ động chiếm lĩnh nội dung môn học. Giờ học ít phát huy được vai trò chủ động tự quản của học sinh và vai trò của cán sự bộ môn thể dục. Đối với phương pháp mới được phối hợp tổ chức theo hướng lần lượt, đồng loạt – theo nhóm cùng luyện tập. Phương pháp của người giáo viên tăng cường hoạt động trò chơi, thi đấu, chủ động tự quản, vai trò của cán sự bộ môn thể dục. Với các bài tập mới được giáo viên vận dụng và áp dụng để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học thể dục. Đây là một vấn đề người giáo viên biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt để giờ học sinh động, nhẹ nhàng nhưng đạt hiệu quả cao. Học sinh học tập “ mà vui chơi” vui chơi “ mà học tập”. 2. Cơ sở thực tiễn Trong cuộc sống hiện nay, vị trí công tác thể dục thể thao trong các nhà trường càng được xác định đúng tầm quan trọng của nó. Thông qua giáo dục bộ môn thể Trường tiểu học Yên Sơn 3 Nguyễn Hữu Chương Sáng Kiến Kinh Nghiệm dục, bồi dưỡng học sinh những đức tính dũng cảm, giúp học sinh biết được kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, phát triển về trí tuệ. Biết vận dụng những điều đã học vào nếp sống sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường, Góp phần chuẩn bị cho thế hệ trẻ có nếp sống tác phong công nghiệp. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tôi đã kết hợp hài hoà, mềm dẻo giữa phương pháp cũ và phương pháp mới, thay đổi một số bài tập mang tính khích lệ tính hăng say tập luyện của học sinh. Áp dụng triệt để những phương pháp có tính hiệu quả cao trong dạy và học. Đặc biệt là trình diễn thi đấu mang tinh chất như trò chơi chứ không phải là gò ép học sinh phải học, đó chính là một sự khích lệ đáng kể đến học sinh. Nhưng thực tế hiện nay, nhiều trường còn xem nhẹ môn thể dục, coi thể dục là “Môn phụ” nên chưa quan tâm đến môn học. Các em học sinh cũng chưa có nhận thức đúng đắn về môn học coi đó là “Môn phụ” dẫn đến tập luyện lơ là, uể oải, hời hợt, tập qua loa đối phó cho xong yêu cầu của giáo viên đề ra. Là giáo viên thể dục, tôi băn khoăn trước những thực trạng trên: làm thế nào để gây hứng thú cho học sinh với môn học, hiểu được nguyên lý kỹ thuật. Từ đó có phương pháp tập luyện để nâng cao thành tích. Vì vậy thấy được tầm quan trọng của giáo dục thể chất và phong trào thể dục thể thao trong và ngoài nước. Qua một số năm công tác tôi đúc rút một số kinh nghiệm đặc biệt đi sâu nghiên cứu đề tài. Nên tôi quyết định chọn đề tài: “Vận dụng vào giờ học các bài tập phù hợp nhằm nâng cao kết quả học tập môn thể dục cho học sinh.” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Nhằm giúp giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy - Giúp học sinh yêu thích và hứng thú học thể dục, tiếp thu những bài tập một cách chủ động, tham gia vào các bài tập mới đạt kết quả cao - Rèn cho học sinh những kỹ năng cần thiết trong khi thực hiện các bài tập trong nội dung chương trình III. PHẠM VI THỰC HIỆN Trường tiểu học Yên Sơn 4 Nguyễn Hữu Chương Sáng Kiến Kinh Nghiệm 1. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này tôi xác định 2 nhiệm vụ cơ bản sau: - Nhiệm vụ thứ nhất: Nghiên cứu đưa những bài tập phù hợp với nội dung chương trình, phù hợp với đối tượng học sinh nhằm tạo cho học sinh hứng thú học, nâng cao hiệu quả học tập, nâng cao dần thể chất cho học sinh. - Nhiệm vụ thứ hai: Đánh giá hiệu quả tác dụng của việc sử dụng các bài tập thể chất trong giờ thể dục nhằm nâng cao hiệu quả giờ thể dục. 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng: Học sinh khối 5. Số lượng học sinh: 67 học sinh. Địa điểm: Trường tiểu học Yên Sơn – Quốc Oai – Hà Nội, Thời gian: Năm học 2013 - 2014 3. Đối tượng liên quan - Ban giám hiệu - Hình thức: Chỉ đạo thực hiện, kinh phí thực nghiệm. Giáo viên giáo dục thể chất Trường tiểu học Yên Sơn - Hình thức: Trao đổi rút kinh nghiệm, điều chỉnh nội dung phương pháp tiến hành. Học sinh lớp 5A, 5C Trường tiểu học Yên Sơn 4. Phương pháp nghiên cứu. Để giải quyết những nhiệm vụ trên của đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu: Các tài liệu có liên quan tới đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi. - Phương pháp trao đổi: Tôi trao đổi với những giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm. - Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát buổi tập của các em học sinh khối 5, đánh giá tiếp thu lượng vận động, khả năng phối hợp động tác để đưa ra những bài tập hợp lý. Trường tiểu học Yên Sơn 5 Nguyễn Hữu Chương Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tôi đã tiến hành trên hai mẫu giáo án với điều kiện tập luyện là như nhau nhưng chỉ khác nhau: + Lớp 5A tôi sử dụng các bài tập thể chất phù hợp vào giờ học. + Lớp 5C tôi sử dụng các bài tập thể chất không phù hợp vào giờ học. 5. Phạm vi và thời gian thực hiện. - Phạm vi thực hiện: Tại trường Tiểu học Yên Sơn, học sinh khối 5. - Thời gian thực hiện: Thời gian giảng dạy trong mỗi giờ chính khóa từ đầu tháng 9/2013 đến giữa tháng 1/2014. B/ PHÂN CƠ BẢN I/ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI * Khảo sát thực tế. Mỗi con người chúng ta ai cũng phải trải qua quá trình tập luyện lâu dài từ những động tác đơn sơ ban đầu đến khi trưởng thành, chúng ta hình thành cho mình một kĩ năng vận động qua đó tạo điều kiện tốt để nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Đối với học sinh tiểu học đây là lứa tuổi các em đang phat triển các mặt trí dục, đức dục, thẩm mĩ, vì thế giáo dục thể chất có nhiệm vụ rất quan trọng. Trong quá trình giảng dạy ở trường được sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, qua nghiên cứu kĩ nội dung chương trình theo khối lớp và tìm hiểu đặc điểm đối tượng khác nhau. Tôi nhận thấy trình độ và khả năng tiếp thu động tác ở từng lứa tuổi là khác nhau, là người trực tiếp giảng dạy từng đối tượng học sinh, được nhìn thấy sự thay đổi về đặc điểm tâm sinh lý, sự thay đổi khả năng vận động ở từng lứa tuổi: Có những em thực hiện động tác tốt, có em lại thực hiện ở mức trung bình, có em thực hiện đầy đủ yêu cầu của bài tập, có em thực hiện được rất ít, có giờ các em tập luyện nhiệt tình nghiêm túc, ngược lại có giờ các em uể oải….Tình trạng trên cứ liên tục diễn ra như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả học tập và việc tập luyện nâng cao sức khỏe không còn ý nghĩa gì đối với các em. Vì vậy cần phải làm gì đấy để giờ học sôi nổi hào hứng, học sinh tập luyện Trường tiểu học Yên Sơn 6 Nguyễn Hữu Chương Sáng Kiến Kinh Nghiệm tích cực tự giác đạt kết quả cao nhất. Vì thế tôi đã lựa chọn những bài tập thể chất phù hợp với nội dung giờ học, phù hợp với lứa tuổi thì thấy hiệu quả rõ rệt các em tích cực hơn, hào hứng hơn và đạt kết quả học tập cao hơn. 1. Thuận lợi Việc đổi mới nội dung chương trình lớp 5 phân môn thể dục là môn học thay đổi nhiều về nội dung chương trình và cấu trúc sách giáo khoa. Vì nó được xây dựng theo hướng tích cực, tránh sự trùng lập giảm thời lượng học tập tăng tính tích cực hoá hoạt động cho học sinh. Từ khối 1 đến khối 4 đã thực hiện đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học. Những điểm mới về nội dung chương trình đã có tác dụng rất tích cực đến quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh. Giáo viên được dự chuyên đề cấp huyện, được hướng dẫn cách xây dựng thiết kế bài học theo hướng phân chia hoạt động cụ thể, rõ ràng, có chỉ dẫn các phương pháp dạy học theo từng chủ đề. Học sinh luôn luôn say mê học hỏi, luôn có nhu cầu được hoạt động do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thời kì này trẻ rất hiếu động. 2. Khó khăn Qua đi sâu tìm hiểu thực tế các em học sinh học tập môn thể dục. Tôi nhận thấy có một số em có nhận thức chưa đúng đắn về môn học, thường coi môn thể dục là môn chỉ có chơi chứ không phải rèn luyện, dẫn đến tập luyện một cách hời hợt, uể oải, tập qua loa đối phó, thậm chí còn đùa nghịch trong giờ, không chú ý đến tập luyện. Cơ sở vật chất phương tiện tập luyện còn thiếu rất nhiều. Dẫn đến các em trong khi tập không có dụng cụ tập luyện cùng bạn. Vì thế các em không có hứng thú đối với môn học. 3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện - Trước khi thực hiện đề tài tôi đã nghiên cứu, điều tra nhiều đối tượng học sinh và thu được kết quả: Trường tiểu học Yên Sơn 7 Nguyễn Hữu Chương Sáng Kiến Kinh Nghiệm Kết quả điều tra đầu tháng 9 năm 2013 Hoàn STT Lớp Học thành Chưa Hoàn % thành sinh tốt (A+) % (A) hoàn thành % Ghi chú (B) 1 5A 34 7 20,6% 25 73,5% 2 5,9% 2 5C 33 8 24,3% 24 72,7% 1 3,0% II/ NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN * Định hướng cho việc vận dụng vào giờ học các bài tập phù hợp nhằm nâng cao kết quả học tập môn thể dục cho học sinh.” Bài tập cũ còn gọi là bài tập truyền thống : Việc thu nhận thông tin tri thức và bài tập thường mang tính thụ động. Giáo viên thông báo, học sinh tiếp nhận thông báo mà không cần suy nghĩ, lựa chọn, phân tích. Cách tiếp thu kiến thức thụ động dẫn dến quá trình hình thành các năng lực khác thụ động, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển thể lực nâng cao sức khoẻ và hình thành các năng lực khác, nhân cách, lối sống, giao tiếp……. Trong giờ thể dục hoạt động chủ yếu là tập luyện, là vận động , liệu vận động nhiều có mang lại kết quả tốt hay nó lại gây lên sự mệt mỏi, nhàm chán. Đặc thù của môn thể dục nội dung được lặp đi lặp lại nhiều lần, vậy làm thế nào để giờ học đạt kết quả với những suy nghĩ của người giáo viên tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để tìm hiểu. Từ đó tôi thấy bên cạnh những em yêu thích giờ thể dục, thấy được tầm quan trọng của giờ thể dục còn các em khác tập chỉ để mà tập chẳng giải quyết gì cả , ngược lại còn thêm mệt. Có lẽ do các em không hứng thú tập luyện, không thấy được hết tác dụng của môn học và cũng có thể do các bài tập quá sức đối với các em gây lên sự mệt mỏi…Trước thực trạng trên tôi đã sử dụng các biện pháp đó là: Trường tiểu học Yên Sơn 8 Nguyễn Hữu Chương Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Nghiên cứu các bài tập thể chất . - Nghiên cứu nội dung chương trình. - Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Có rất nhiều loại bài tập thể chất khác nhau để lựa chọn được những bài tập thể chất thích hợp tôi đã nghiên cứu tìm hiểu kĩ về bài tập thể chất , về nội dung cụ thể từng bài, từ đó lựa chọn các bài tập sao cho phù hợp, các bài tập thể chất được tôi lựa chọn bao gồm: Các bài tập thể dục, các bài tập trò chơi. Không giống như những môn học khác trong một giờ học chỉ giải quyết một nhiệm vụ cụ thể nào đó thì giờ thể dục lại giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ: Ôn bài thể dục Cho nên là người giáo viên phải căn cứ vào nội dung để chọn các bài tập thích hợp, không để bị lặp đi lặp lại. Dựa vào nội dung chương trình tôi vận dụng các bài tập: - Đội hình đội ngũ: Các bài tập thể dục, các bài tập trò chơi. - Bài thể dục phát triển chung : Các bài tập trò chơi làm theo mệnh lệnh. - Đá cầu: Các bài tập bổ trợ, chơi, các bài tập phát triển các nhóm cơ. Như đã nói ở trên môn thể dục trong một tiết phải giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau, nên khi vận dụng các bài tập tôi luôn lưu ý để không bị trùng lặp. Ngoài việc căn cứ , dựa vào nội dung tôi còn dựa trên quy luật diễn biến hoạt động thể dục trong phạm vi buổi tập cấu trúc giờ thể dục gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần cơ bản, phần kết thúc. Mỗi phần có nhiệm vụ riêng tôi căn cứ vào nhiệm vụ riêng từng phần trong bài để lựa chọn những bài tập phù hợp. 1- Phần mở đầu: - Tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. - Khởi động: có nhiệm vụ chuyển cơ thể từ trạng thái tĩnh sang trạng thái hoạt động , tạo tâm lí thoải mái cần thiết cho buổi tập. - Phần này tôi vận dụng các bài tập, xoay các khớp; các bài tập trò chơi( chia nhóm , kết bạn, ai nhanh hơn, …. ) Song tôi luôn có sự thay đổi các trò chơi, hay Trường tiểu học Yên Sơn 9 Nguyễn Hữu Chương Sáng Kiến Kinh Nghiệm các động tác và đội hình thực hiện các bài tập trên cũng khác nhau, có khi là tại chỗ, có khi là di chuyển nhằm tạo sự hưng phấn cho học sinh. 2- Phần cơ bản: - Nhiệm vụ: Giải quyết các nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và sức khỏe, các nội dung đã được quy định trong chương trình và kế hoạch giảng dạy, ở phần này chủ yếu là giành thời gian cho học kĩ thuật và tập luyện nâng cao kĩ thuật, thế nên tùy theo nội dung của tiết học đó là ôn tập hay học mới để tôi đưa vào các bài tập sao cho phù hợp và sinh động, vừa không gây mệt mỏi nhàm chán mà vẫn giải quyết được nhiệm vụ đề ra. - Trong phần này một tiết học có nhiều nội dung khác nhau nên tôi luôn nghiên cứu để các bài tập không lặp lại mà còn phối hợp nhịp nhàng với nhau tạo nên tính liên hoàn cho giờ học. + Đối với đội hình đội ngũ tôi lựa chọn các bài tập trò chơi: Xếp hàng thứ tự; thi xếp hàng nhanh, làm theo theo tôi bảo…. + Đối với bài thể dục phát triển chung tôi cũng lựa chọn bài tập trò chơi: “Bạn làm theo tôi” cùng một cách chơi nhưng ở mỗi tiết tôi lại đưa ra những yêu cầu khác nhau. + Đối với đá cầu tôi chọn các bài tập bổ trợ và bài tập thể lực : Đứng lên ngồi xuống bằng hai chân, bằng một chân, bật cao… 3- Phần kết thúc: - Hồi tĩnh, nhận xét và giao bài tập về nhà, nhiệm vụ giúp học sinh thả lỏng thư giãn, đưa cơ thể từ trạng thái vận động về trạng thái bình thường. Có thể thả lỏng tại chỗ bằng các bài tập thả lỏng chân , tay, hoặc đi lại nhẹ nhàng thả lỏng và ở phần này tôi còn vận dụng các bài tập trò chơi vui tươi, nhẹ nhàng vì “vui’ thôi cũng làm học sinh thư giãn, phục hồi nhanh chóng, các trò chơi bao gồm: “ Con vật biết kêu; tiêu diệt vật có hại, nụ cười vui; hát to hát nhỏ…”. * Cấu trúc giờ thể dục gồm 3 phần , mỗi phần lại có nhiệm vụ riêng nhưng đều nằm trong một tiết học cho nên khi vận dụng các bài tập điều mà tôi chú tới nhiều Trường tiểu học Yên Sơn 10 Nguyễn Hữu Chương Sáng Kiến Kinh Nghiệm đó là không sử dụng nhiều bài tập trò chơi trong một tiết học , tôi luôn thay đổi cách thức sử dụng trò chơi nếu tiết này tôi sử dụng trong phần mở đầu thì tiết sau tôi sử dụng trong phần cơ bản hoặc kết thúc, như vậy không gây nhàm chán cho học sinh. Khi sử dụng các bài tập thể chất tôi không chỉ lựa chọn các bài tập phù hợp với nội dung chương trình mà tôi còn chú ý tới cả đối tượng học sinh, nếu chúng sử dụng đúng các bài tập nhưng lượng vận động quá nhiều( quá sức đối với học sinh) thì chưa chắc đã mang lại hiệu quả như mong muốn. Cho nên chúng ta cần phải tìm hiểu về đặc điểm vận động ở từng lứa tuổi để đưa ra lượng vận động cho các bài tập hợp lý, sao cho không quá ít cũng không quá nhiều, ít quá thì không tác dụng mà nhiều quá sẽ gây mệt mỏi. Hoặc thời gian cho mỗi bài tập cũng phải hợp lý nếu thời gian quá dài cũng gây ra sự nhàm chán. Ví dụ: chơi trò chơi trong 6- 8 phút là hợp lý nhưng lại cho chơi 8 – 10 phút. Thế nên để có kết quả học tập tốt, học sinh tiếp thu nhanh , hào hứng và tự giác tập luyện thì người giáo viên phải lựa chọn các bài tập và sử dụng các bài tập đó một cách hợp lý dựa trên các yêu cầu trên để từ đó góp phần hoàn thiện thể chất và nâng cao sức khỏe cho học sinh. Tôi không chỉ vận dụng vào các tiết học chính khóa mà các giờ ngoại khóa hay các buổi huấn luyện tôi cũng lựa chọn đưa vào các bài tập phù hợp - Dưới đây là hai mẫu giáo án thể dục 5 tôi đã tiến hành thực nghiệm với điều kiện tập luyện là như nhau , nhưng chỉ khác nhau, một lớp tôi sử dụng các bài tập trò chơi phù hợp còn một lớp tôi sử dụng bài tập trò chơi không phù hợp. GIÁO ÁN THỂ DỤC 5C Bài : 02 Đội hình đội ngũ _Trò chơi “chạy đổi chỗ vỗ tay nhau” I. MỤC TÊU Trường tiểu học Yên Sơn 11 Nguyễn Hữu Chương Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Củng cố và nâng cao kỹ thuật đội hình đội ngũ, tập hợp hàng dọc dóng hàng, cách chào báo cáo khi bắt đầu và khi kết thúc, cách xin phép ra vào lớp. Yêu cầu thực hiện được động tác - Trò chơi “Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau” . Yêu cầu biết cách chơi tham gia chơi chủ động đúng luật II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm : Trên sân trường vệ sinh nơi tập đảm bảo an toàn - Phương tiện: Chuẩn bị còi III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: ĐỊNH NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC LƯỢNG I. PHẦN MỞ ĐẦU 6 - 8p 1. Nhận lớp: 1 - 2p Đội hình nhận lớp - Cán sự tập trung lớp báo cáo sĩ số ********* - Giáo viên nhận lớp phổ biến nội ********* dung yêu cầu của bài học 2. Khởi động - Chạy nhẹ nhàng thành một vòng tròn - Xoay các khớp: Cổ tay, cổ chân. bả vai, đầu gối. 3. Kiểm tra bài cũ: - Thực hiện báo cáo II. PHẦN CƠ BẢN: 1. Đội hình đội ngũ: - Tập hợp hàng dọc dóng hàng, cách chào và báo cáo khi bắt đầu và khi kết thúc 2-3p GV Giáo viên phổ biến ngắn gọn Đội hình khởi động 2l - 8N * * * * * * * * * * * * * * * * GV - Gọi 1 hoặc 2 học sinh lên thực hiện. Giáo viên và học sinh quan sát, nhận xét, đánh giá. - Giáo viên tuyên dương cá nhân 18 – 22p thực hiện tốt Đội hình tập luyện 7 - 8p ********* ********* GV - Thực hiện cả lớp 1- 2 lần, giáo Trường tiểu học Yên Sơn 12 Nguyễn Hữu Chương Sáng Kiến Kinh Nghiệm 2. Trò chơi: “Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau” 3 – 4p viên sửa sai - Chia tổ nhóm thực hiện cán sự tổ điều khiển giáo viên quan sát sửa sai - Thi đua trinh diễn giữa các tổ Đội hình chơi - Yờu cầu: Tham gia chơi đúng luật, nhiệt tỡnh, tích cực, chủ động, linh hoạt trong khi chơi - Đảm bảo an toàn trong khi chơi III/ PHẦN KẾT THÚC 1. Thả lỏng. - Cổ tay, cổ chân. 2. Củng cố nhận xét - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài. - Giáo viên đánh giá giờ học. 3. Ra bài tập về nhà - Ôn ĐHĐN 4 – 6p 1 – 2p - Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi, hình thức thưởng phạt. - Lần 1 chơi thử. - Lần 2,3 chơi thật. - Giáo viên và học sinh làm trọng tài. Đội hình thả lỏng 1 – 2p * * * * * * * * * * * * * * * * * 1 – 2p GV Đội hình xuống lớp ********* ********* GV - GIÁO ÁN THỂ DỤC 5A Bài : 02 Đội hình đội ngũ _Trò chơi “chạy đổi chỗ vỗ tay nhau” Trường tiểu học Yên Sơn 13 Nguyễn Hữu Chương Sáng Kiến Kinh Nghiệm I. MỤC TIÊU - Củng cố và nâng cao kỹ thuật đội hình đội ngũ, tập hợp hàng dọc dóng hàng, cách chào báo cáo khi bắt đầu và khi kết thúc, cách xin phép ra vào lớp. Yêu cầu thực hiện được động tác - Trò chơi “Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau” . Yêu cầu biết cách chơi tham gia chơi chủ động đúng luật II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm : Trên sân trường vệ sinh nơi tập đảm bảo an toàn - Phương tiện: Chuẩn bị còi III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: ĐỊNH NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC LƯỢNG I PHẦN MỞ ĐẦU: 6 - 8p 1. Nhận lớp: 1 - 2p Đội hình nhận lớp - Cán sự tập trung lớp báo cáo sĩ số ********* - Giáo viên nhận lớp phổ biến nội ********* dung yêu cầu của bài học 2.Khởi động - Chạy nhẹ nhàng thành một vòng tròn - Trò chơi “Kết bạn” - Xoay các khớp: Cổ tay, cổ chân. bả vai, đầu gối. 3. Kiểm tra bài cũ: - Thực hiện báo cáo II/PHẦN CƠ BẢN: 1. Đội hình đội ngũ: - Tập hợp hàng dọc dóng hàng, cách chào và báo cáo khi bắt đầu và khi kết thúc Trường tiểu học Yên Sơn 2-3p GV Giáo viên phổ biến ngắn gọn Đội hình khởi động 2l - 8N - Gọi 1 hoặc 2 học sinh lên thực hiện. Giáo viên và học sinh quan sát, nhận xét, đánh giá. - Giáo viên tuyên dương cá nhân 18 – 22p thực hiện tốt Đội hình tập luyện 7 - 8p ********* ********* 14 Nguyễn Hữu Chương Sáng Kiến Kinh Nghiệm 2. Trò chơi: “Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau” 3 – 4p GV - Giáo viên cho học sinh thực hiện cả lớp, giáo viên chia lớp thành 3-4 tổ tập theo hình thức trò chơi “Thi xếp hàng nhanh”, giáo viên nhắc nhở kết hợp sửa sai - Chia tổ nhóm thực hiện theo hình thức tổ chức trò chơi, thay nhau luân phiên điều khiển trong tổ mình điều khiển, giáo viên quan sát sửa sai - Thi đua trinh diễn giữa các tổ Đội hình chơi - Yờu cầu: Tham gia chơi đúng luật, nhiệt tình, tích cực, chủ động, linh hoạt trong khi chơi - Đảm bảo an toàn trong khi chơi III/ PHẦN KẾT THÚC 1. Thả lỏng. - Cổ tay, cổ chân. 2. Củng cố nhận xét - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài. - Giáo viên đánh giá giờ học. 3. Ra bài tập về nhà - Ôn ĐHĐN 4 – 6p 1 – 2p 1 – 2p 1 – 2p - Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi, hình thức thưởng phạt. - Lần 1 chơi thử. - Lần 2,3 chơi thật. - Giáo viên và học sinh làm trọng tài. Đội hình thả lỏng * * * * * * * * * * * * * * * * * GV Đội hình xuống lớp ********* ********* Trường tiểu học Yên Sơn 15 Nguyễn Hữu Chương Sáng Kiến Kinh Nghiệm GV Sau khi tiến hành thử nghiệm bài tập trò chơi trên 2 lớp khác nhau tôi nhận thấy: Lớp 5A sau khi chơi các em hào hứng vui vẻ và hăng hái học tập hơn. Còn lớp 5C sau khi học thì các em mệt mỏi, uể oải hơn và không còn hăng say học tập như trước nữa. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG 1. Kết quả học tập Để việc vận dụng các bài tập thể chất vào giờ học sao cho phù hợp tôi đã nghiên cứu nhiều về nội dung chương trình từng tiết và đặc điểm đối tượng học sinh nên khi thực hiện sáng kiến của mình tôi nhận thấy: học sinh tập luyện nghiêm túc, tự giác tích cực hơn. Trong mỗi giáo án tôi đều sử dụng nhiều loại bài tập thể chất khác nhưng không trùng lặp nhau làm cho các em yêu thích môn học hơn, học tập tích cực đạt kết quả cao hơn , từ đó góp phần phát triển đạo đức, trí tuệ và thể chất cho học sinh. Sau khi vận dụng các bài tập cụ thể vào từng giờ học tôi đã so sánh kết quả học tập của học sinh lớp 5A và 5C, ở đầu tháng 9 năm 2013 đến đầu tháng 12 năm 2013 và giữa tháng 1 năm 2014. Đồng thời tôi cũng so sánh kết quả học tập của 2 lớp mà tôi đã tiến hành vận dụng bài tập thể chất ( bài tập trò chơi) phù hợp và không phù hợp đó là lớp 5A và 5C. - Lớp 5C tôi vận dụng bài tập không phù hợp với nội dung và thời gian vận động nhiều. - Lớp 5A tôi vận dụng bài tập phù hợp với nội dung và thời gian vận động hợp lý. 2. Kết quả học tập thu được như sau: Kết quả điều tra đầu tháng 9 năm 2013 Hoàn thành Trường tiểu học Yên Sơn % Hoàn thành 16 % Chưa % Ghi hoàn Nguyễn Hữu Chương Sáng Kiến Kinh Nghiệm STT Lớp Học sinh tốt (A+) thành (A) chú (B) 1 5A 34 7 20,6% 25 73,5% 2 5,9% 2 5C 33 8 24,3% 24 72,7% 1 3,0% Kết quả điều tra đầu tháng 12 năm 2013 Hoàn STT Lớp Học thành tốt sinh (A+) Chưa Hoàn % thành % (A) hoàn thành % Ghi chú (B) 1 5A 34 9 26,5% 25 73,5% 0 0% 2 5C 33 8 24,2% 25 75,8% 0 0% Kết quả điều tra giữa tháng 1 năm 2014 Hoàn STT Lớp Học thành Chưa Hoàn % sinh tốt (A+) thành % (A) hoàn thành % Ghi chú (B) 1 5A 34 10 29,4% 24 70,6% 0 0% 2 5C 33 10 30,0% 23 70,0% 0 0% C. PHẦN KẾT LUẬN I. KẾT LUẬN - Việc đổi mới một số bài tập học theo hướng trong môn thể dục lớp 5. Phải được tiến hành ngay từ những năm học đầu tiên mới vào trường để làm tiền đề cho sự phát triển, hoàn thiện về thể chất và tiếp cận với cách học theo phương pháp mới ở Trường tiểu học Yên Sơn 17 Nguyễn Hữu Chương Sáng Kiến Kinh Nghiệm năm học tiếp theo. Phương pháp dạy học là một môn khoa học, đồng thời cũng là một môn nghệ thuật, không có phương pháp nào là vạn năng có thể thay thế các phương pháp khác. Nó đòi hỏi người giáo viên phải kết hợp đồng thời các phương pháp. Nhưng kết hợp như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất thì đó chính là ở năng lực sư phạm và sự năng động sáng tạo của giáo viên. Bất cứ giáo viên nào cũng có thể đổi mới phương pháp tập luyện trong dạy học. Nhưng không phải giáo viên nào cũng có thể đổi mới phương pháp đạt hiệu quả cao. Mà muốn thành công đòi hỏi giáo viên trước hết phải là người hiểu sâu, biết rộng, giỏi về chuyên môn cũng như giỏi về năng lực và đặc biệt là người tâm huyết với nghề. - Với các biện pháp trên được áp dụng trong thực tế giảng dạy và các hoạt động ngoại khoá. Thái độ và kết quả học tập của học sinh có những tiến bộ rõ rệt. Nhiều em coi thường môn thể dục là “ môn phụ” nay đã nhân thấy được tác dụng của việc luyện tập thể dục thể thao. Các em luyện tập tích cực vận dụng tốt lí thuyết vào quá trình luyện tập của mình. Ngoài những giờ học chính khoá, các em còn hăng say tập luyện ở nhà. - Quá trình nghiên cứu và thực hiện: “Vận dụng vào giờ học các bài tập phù hợp nhằm nâng cao kết quả học tập môn thể dục cho học sinh.”. Qua một thời gian khảo sát vào nhũng thời điểm chúng tôi đã thu được kết quả Các em học sinh đã thích học môn thể dục hơn, có nhiều hứng thú học tập, thành tích trong học tập và kiểm tra tốt hơn. Chất lượng giảng dạy và học tập môn thể dục đạt kết quả rõ rệt. Học sinh học tập tích cực, hứng thú, chủ động tập luyện, lĩnh hội tri thức, không khí lớp học sôi nổi. II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Việc nâng cao hiệu quả giờ thể dục, tạo không khí sôi nổi hào hứng trong mỗi tiết học là rất quan trọng nhằm góp phần hoàn thiện thể chất cho học sinh. Với suy nghĩ phải làm gì để nâng cao kết quả học tập cho học sinh, tôi đã tìm hiểu từ đồng nghiệp, nghiên cứu sách, tài liệu có liên quan tới bộ môn ,giáo viên cần trau rồi kiến thức về lý luận cũng như thực tiễn nghiên cứu nhuần nhuyễn các Trường tiểu học Yên Sơn 18 Nguyễn Hữu Chương Sáng Kiến Kinh Nghiệm phương pháp để có thể kết hợp hài hòa, sáng tạo phù hợp với yêu cầu sư phạm, yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bộ môn. Phải chuẩn bị chu đáo, cần đề ra kế hoạch tổ chức, xây dựng chương trình. Từ đó tôi tìm ra nhiều biện pháp khác nhau nhưng biện pháp nào khi tiến hành cũng phải chú ý tới hai yếu tố đó là: Phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với đối tượng học sinh mới mang lại hiệu quả nhất định.Từ kết quả trên tôi có thể khẳng định biện pháp mà tôi đã tiến hành là phù hợp với nội dung và lượng vận động vừa sức với lứa tuổi các em. Kết quả này đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển toàn diện của các em học sinh. - giáo viên cần trau rồi kiến thức về lý luận cũng như thực tiễn nghiên cứu nhuần nhuyễn các phương pháp để có thể kết hợp hài hòa, sáng tạo phù hợp với yêu cầu sư phạm, yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bộ môn. Phải chuẩn bị chu đáo, cần đề ra kế hoạch tổ chức, xây dựng chương trình, tranh thủ ý kiến và sự hợp tác của đồng nghiệp, của hội đồng nhà trường. Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong muốn được góp phần nhỏ kinh nghiệm của mình giúp các đồng nghiệp có thể đổi mới phương pháp dạy được hấp dẫn hơn. Bởi vì tình hình đổi mới phương pháp giảng dạy này bất cứ giáo viên nào cũng có thể thực hiện được nếu như thực sự tâm huyết với nghề nghiệp, có lòng nhiệt tình, ham học hỏi và trau rồi kiến thức III. NHỮNG KIẾN NGHỊ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Trong quá trình giảng dạy để đạt được những kết quả học tập cao thì không chỉ học sinh mà giáo viên cũng phải nhiệt tình tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi sáng tạo để có biện pháp giảng dạy tốt nhất truyền tải tới học sinh một cách sâu sắc nhất.Vì vậy tôi đã nghiên cứu và đưa vào các bài tập phù hợp , sau khi áp dụng thì thấy hiệu quả rõ rệt. Song trong quá trình thực hiện đề tài còn gặp nhiều khó khăn nên tôi kiến nghị như sau: Diện tích sân giành cho tập luyện hẹp, chưa an toàn, Cơ sở còn hạn chế. Vậy mong các cấp lãnh đạo quan tâm đến cơ sở vật chất và sân bãi để chúng tôi giảng dạy đạt chất lượng. Trường tiểu học Yên Sơn 19 Nguyễn Hữu Chương Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tôi xin cam đoan sáng kiến này tôi tự nghiên cứu, không sao chép nội dung của người khác Yên Sơn, ngày 10 tháng 12 năm 2013 Tác giả Nguyễn Hữu Chương MỤC LỤC A. PHÂN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 2. Cơ sở thực tiễn Trường tiểu học Yên Sơn 20 Nguyễn Hữu Chương
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất