Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng ucp 600 và isbp 745 trong thanh toán quốc tế bằng phƣơng thức tín dụng ...

Tài liệu Vận dụng ucp 600 và isbp 745 trong thanh toán quốc tế bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ tại trung tâm thanh toán quốc tế ngân hàng tmcp an bình

.PDF
97
1428
141

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ KHÁNH LINH VẬN DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 745 TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TRUNG TÂM THANH TOÁN QUỐC TẾ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 7340201 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC Th.S VŨ THỊ HẢI MINH TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ KHÁNH LINH VẬN DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 745 TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TRUNG TÂM THANH TOÁN QUỐC TẾ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 7340201 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC Th.S VŨ THỊ HẢI MINH TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và đƣợc sự hƣớng dẫn khoa học của Th.S Vũ Thị Hải Minh. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa đƣợc công bố dƣới bất kỳ hình thức nào trƣớc đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin đƣợc hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung khóa luận tốt nghiệp của mình. Trƣờng Đại học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). Tác giả Phạm Thị Khánh Linh TÓM TẮT Thanh toán quốc tế là lĩnh vực nắm giữ vị trí quan trọng trong hoạt động thƣơng mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Trong thanh toán quốc tế, tín dụng chứng từ (TDCT) là phƣơng thức đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến vì có nhiều ƣu điểm vƣợt trội tuy nhiên lại có quy trình phức tạp do đƣợc điều chỉnh bởi các quy tắc và tập quán quốc tế. Do đó, việc tìm hiểu về hiệu quả vận dụng các quy tắc và tập quán quốc tế này trong ngân hàng là vô cùng cần thiết khi mà hiện nay, các tranh chấp trong TTQT vẫn còn tồn tại. Từ những lý do trên, trong phạm vi nghiên cứu của mình, khóa luận hệ thống hóa lý thuyết phƣơng thức TDCT, tập trung phân tích những thay đổi quan trọng giữa UCP 600 và UCP 500, giữa ISBP 745 và ISBP 681. Bên cạnh đó, khóa luận liên hệ đến thực tiễn vận dụng UCP 600 và ISBP 745 trong TTQT bằng phƣơng thức TDCT tại ngân hàng Thƣơng mại cổ phần (TMCP) An Bình, phân tích kết quả đạt đƣợc nhằm tìm ra những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng. Từ đó đƣa ra giải pháp nhằm hạn chế những bất hợp lệ trong BCT và củng cố những điểm mạnh hiện có, giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt động TTQT bằng phƣơng thức TDCT tại ngân hàng TMCP An Bình. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................4 6. Đóng góp mới của đề tài ...................................................................................4 7. Bố cục của khóa luận ........................................................................................5 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ, UCP 600 VÀ ISBP 745........................................................................................................6 1.1. PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ................................................6 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................6 1.1.2. Các bên liên quan ....................................................................................6 1.1.3. Tính chất của thƣ tín dụng ....................................................................10 1.1.4. Rủi ro trong phƣơng thức Tín dụng chứng từ .......................................12 1.2. TỔNG QUAN VỀ UCP 600 VÀ ISBP 745 ................................................14 1.2.1. Giới thiệu chung ......................................................................................15 1.2.2. Những điểm mới nổi bật của UCP 600 so với UCP 500..........................18 1.2.3. Những điểm mới nổi bật của ISBP 745 so với ISBP 681 ........................25 CHƢƠNG II: THỰC TIỄN VẬN DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 745 TRONG KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ THEO PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TRUNG TÂM THANH TOÁN QUỐC TẾ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH .......32 2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TRUNG TÂM THANH TOÁN QUỐC TẾ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH .......................................................32 2.1.1.Giới thiệu về Ngân hàng TMCP An Bình .................................................32 2.1.2. Giới thiệu về Trung tâm Thanh toán quốc tế ...........................................33 2.1.3. Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế tại Trung tâm Thanh toán quốc tế ABBANK ..............................................................................................34 2.1.4. Quy trình thanh toán bằng phƣơng thức Tín dụng chứng từ ....................37 2.2. THỰC TIỄN VẬN DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 745 TRONG KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ XUẤT TRÌNH THEO THƢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH ...................................................................................................41 2.2.1. Một số nguyên tắc kiểm tra chứng từ .......................................................42 2.2.2. Phƣơng pháp kiểm tra bộ chứng từ xuất trình theo L/C...........................44 2.2.3. Một số lƣu ý khác .....................................................................................58 2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VẬN DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 745 ...................63 2.3.1. Kết quả .....................................................................................................63 2.3.2. Hạn chế .....................................................................................................65 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 745 TRONG VIỆC KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ THEO PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH .........................................................................................................................69 3.1. ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH VÀ HOÀN THIỆN NỘI DUNG TRONG HƢỚNG DẪN KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỨ THEO THƢ TÍN DỤNG .............69 3.1.1. Về các nguyên tắc kiểm tra chứng từ .......................................................69 3.1.2. Về phƣơng pháp kiểm tra bộ chứng từ .....................................................70 3.2. ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN CHẤT LƢỢNG KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ TẠI TT THANH TOÁN QUỐC TẾ ABBANK ...................................................72 3.2.1. Tập trung đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho các chuyên viên thanh toán quốc tế tại ngân hàng ..................................................................................72 3.2.2. Nâng cao chất lƣợng tƣ vấn cho khách hàng ........................................72 3.2.3. Phát huy chính sách đối ngoại của ngân hàng ......................................75 3.2.4. Cải thiện điều kiện về trang thiết bị, công nghệ hiện đại .....................76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................79 PHỤ LỤC ..................................................................................................................83 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa ABBANK Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần An Bình BCT Bộ chứng từ CN Chi nhánh CVXK Chuyên viên xuất khẩu CVNK Chuyên viên nhập khẩu CVQHKH Chuyên viên quan hệ khách hàng CVTTQT Chuyên viên thanh toán quốc tế ICC Phòng Thƣơng mại quốc tế Tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân ISBP hàng trong kiểm tra chứng từ theo phƣơng thức tín dụng chứng từ KH Khách hàng NHCĐ Ngân hàng chỉ định NHPH Ngân hàng phát hành NHTB Ngân hàng thông báo NHXN Ngân hàng xác nhận NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại PGD Phòng giao dịch TMCP Thƣơng mại cổ phần TTD/ L/C Thƣ tín dụng UCP Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Trang Bảng 2.1. Cơ sở tham chiếu các nguyên tắc kiểm tra chứng từ tại ABBANK 41 Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm TTQT ABBANK 33 Hình 2.2. Doanh số thanh toán quốc tế tại Trung tâm TTQT ABBANK giai 35 đoạn năm 2013- 2017 Hình 2.3. Quy trình thanh toán nhập khẩu bằng phƣơng thức TDCT 38 Hình 2.4. Quy trình thanh toán xuất khẩu bằng phƣơng thức TDCT 39 Hình 2.5. Tỷ trọng doanh thu L/C trên tổng doanh thu TTQT tại ABBANK 62 giai đoạn 2013 – 2017 Hình 2.6. Số lƣợng hoạt động trong phƣơng thức TDCT tại ABBANK trong giai đoạn năm 2013 – 2017 62 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kì hội nhập với nền kinh tế thế giới mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Để đạt đƣợc những bƣớc phát triển nhƣ ngày hôm nay, phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của hoạt động thƣơng mại quốc tế đã thúc đẩy giao thƣơng giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Thanh toán quốc tế (TTQT) là lĩnh vực nắm giữ vị trí quan trọng trong hoạt động thƣơng mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất - nhập khẩu nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia đều đặt thƣơng mại quốc tế lên hàng đầu và là chiến lƣợc tất yếu để phát triển kinh tế. TTQT là bƣớc quan trọng trong quá trình mua bán và trao đổi hàng hóa giữa cá nhân và tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau, hạn chế rủi ro và giúp quá trình thực hiện hợp đồng diễn ra một cách thuận lợi, xây dựng niềm tin đối với các bên liên quan trong giao dịch. Nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của TTQT trong thƣơng mại quốc tế, các bên kí kết luôn xem xét kỹ lƣỡng để có thể lựa chọn đƣợc phƣơng thức thanh toán thích hợp nhất, nhằm bảo vệ quyền lợi của mình trong trƣờng hợp có phát sinh tranh chấp. Hiện nay, có rất nhiều phƣơng phức thanh toán đang đƣợc sử dụng trong thƣơng mại quốc tế nhƣ: nhờ thu, chuyển tiền, tín dụng chứng từ,…Nhƣng trong đó, tín dụng chứng từ (TDCT) là phƣơng thức đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn cả vì nhiều ƣu điểm vƣợt trội hơn các phƣơng thức còn lại. Tuy nhiên, đây cũng là phƣơng thức thanh toán đòi hỏi quy trình nghiệp vụ phức tạp vì có liên quan đến các quy tắc và tập quán áp dụng trên phạm vi toàn thế giới, dẫn đến việc chuyên viên thanh toán quốc tế cần phải xem xét và kiểm tra kỹ lƣỡng để hạn chế xảy ra sai sót. Đƣợc sửa đổi và bổ sung nhiều lần, Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) và Tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng trong kiểm tra chứng từ theo phƣơng thức tín dụng chứng từ (ISBP) có ý nghĩa rất quan trọng 2 trong phƣơng thức TDCT. Việc tìm hiểu về UCP 600 và ISBP 745 là vô cùng cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà những tranh chấp trong TTQT bằng phƣơng thức TDCT vẫn còn tồn tại, chủ yếu xoay quanh những sai sót do thiếu thận trọng trong việc kiểm tra chứng từ và chƣa hoàn toàn hiểu về các quy tắc trong UCP và ISBP. Điều này không chỉ gây ra thiệt hại về thời gian và kinh tế của doanh nghiệp mà còn ảnh hƣởng nghiêm trọng đến uy tín của ngân hàng. Từ những lý do trên, khóa luận đi sâu tìm hiểu về thực tiễn áp dụng UCP 600 và ISBP 745 trong TTQT bằng phƣơng thức TDCT tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần (TMCP) An Bình, phân tích kết quả đạt đƣợc nhằm tìm ra những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng. Từ đó đƣa ra giải pháp nhằm hạn chế những sai sót và củng cố những điểm mạnh hiện có, giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt động TTQT bằng phƣơng thức TDCT tại Ngân hàng TMCP An Bình. 2. Tình hình nghiên cứu Từ những vƣớng mắc trong thực tế kiểm tra chứng từ xuất trình theo thƣ tín dụng (TTD), sự ra đời của UCP 600 và ISBP 745 có ý nghĩa quan trọng góp phần làm giảm những tranh chấp liên quan đến chứng từ. Đã có rất nhiều bài viết và nghiên cứu phân tích những điểm mới trong UCP 600 và ISBP 745, điển hình nhƣ một số nghiên cứu sau: UCP 600 có gì mới? – bài viết của Nguyễn Hữu Đức (2008) cung cấp cái nhìn tổng quan về những sự thay đổi giữa UCP 600 và UCP 500, tuy nhiên bài viết chỉ dừng lại ở một số điều khoản có sự thay đổi nổi bật và chƣa đi sâu phân tích những thay đổi trong từ ngữ hay những điểm cần lƣu ý khi áp các quy tắc. ISBP 745 có gì mới? – bài viết của Nguyễn Hữu Đức (2013) đã đƣa ra một cái nhìn tổng quan về những thay đổi đáng lƣu ý trong ISBP 745. Ngoài ra, bài viết còn đi sâu vào phân tích các cụm từ và các thuật ngữ mới đƣợc ISBP 745 bổ sung nhằm làm rõ ý nghĩa của các quy tắc. Tuy nhiên, bài viết chỉ đề cập đến những quy tắc kiểm tra phổ biến đồng thời vẫn chƣa nêu ra đƣợc những điểm bất cập của quy tắc nhằm lƣu ý các ngân hàng và doanh nghiệp khi áp dụng ISBP 745. 3 Những lưu ý trong lập và kiểm tra vận đơn đường biển theo tinh thần ISBP 745 – nghiên cứu của Nguyễn Văn Tiến – Nguyễn Thị Hồng Hải (2014). Từ những ví dụ minh họa cho các trƣờng hợp vận đơn đƣờng biển mâu thuẫn với TTD, bài viết đƣa ra những lƣu ý cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi lấy Bill of Lading (B/L), các công ty vận tải khi phát hành B/L và các ngân hàng khi kiểm tra B/L. Bài viết tập trung chủ yếu vào cách thức ghi chú “on board”, mâu thuẫn trong lộ trình chuyên chở và quy tắc xác định ngày giao hàng trong một lần xuất trình. Đinh Xuân Trình – Đặng Thị Nhàn, Một số vấn đề pháp lý cần lưu ý khi sử dụng tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo UCP 600 (ISBP 745 ICC 2013), phân tích những lý do khiến ISBP 745 không thể tách rời UCP 600, đồng thời cũng đƣa ra những điểm cần lƣu ý và những thay đổi nổi bật trong ISBP 745. Phân tích những điểm mới của ISBP 745 và thực tiễn kiểm tra chứng từ tại Ngân hàng TMCP An Bình dưới góc nhìn ISBP 745 – Đỗ Thành Trung (2014) đã tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý thuyết của phƣơng thức tín dụng chứng từ, so sánh những điểm khác biệt giữa ISBP 745 và ISBP 681 một cách chi tiết. Đồng thời, tác giả còn dựa trên sự tham chiếu những hƣớng dẫn của Ngân hàng TMCP An Bình đến UCP 600 và ISBP 681 để đánh giá hiệu quả vận dụng UCP 600 và đƣa ra những khuyến nghị chỉnh sửa văn bản hƣớng dẫn cho phù hợp với tinh thần ISBP 745. Tiếp thu nghiên cứu trên, Ngân hàng TMCP An Bình đã có những thay đổi trong văn bản hƣớng dẫn của mình vào năm 2015, tuy nhiên trong văn bản hƣớng dẫn này vẫn còn một số nội dung chƣa đúng với các quy định của UCP 600 và ISBP 745. Do đó cần thiết phải bổ sung nghiên cứu mới và những giải pháp mới đối với văn bản hƣớng dẫn này. 3. Mục tiêu nghiên cứu Dựa trên những cơ sở lý luận về TTQT bằng phƣơng thức TDCT, quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ, các tập quán thống nhất về kiểm tra chứng từ và các tài liệu tham khảo khác. Khóa luận tập trung phân tích những thay đổi trong 4 UCP 600 so với UCP 500 và ISBP 745 so với ISBP 681, thực tiễn áp dụng UCP 600 và ISBP 745 tại Ngân hàng TMCP An Bình. Từ đó, đánh giá kết quả đạt đƣợc, nhằm đề xuất các giải pháp phát huy những thuận lợi hiện có và khắc phục những khó khăn còn tồn tại, giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt động TTQT bằng phƣơng thức TDCT tại Ngân hàng TMCP An Bình. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu : ứng dụng thực tiễn của UCP 600 và ISBP 745 trong TTQT bằng phƣơng thức TDCT - Phạm vi nghiên cứu : Trung tâm TTQT Ngân hàng TMCP An Bình 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nguồn dữ liệu: Khóa luận sử dụng các giáo trình về TTQT và thực hành nghiệp vụ TTQT, bộ quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ, tập quán thống nhất về kiểm tra chứng từ theo thƣ tín dụng, báo cáo tài chính và các bộ chứng từ (BCT) của Ngân hàng TMCP An Bình. - Phƣơng pháp nghiên cứu: Để hoàn thành những mục tiêu đề ra, khóa luận sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: Phƣơng pháp tổng hợp để hệ thống hóa các khái niệm và các nguyên tắc Phƣơng pháp đối chiếu và so sánh để đánh giá các thay đổi trong UCP 600 và ISBP 745 Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích để đánh giá hiệu quả trong vận dụng UCP 600 và ISBP 745 tại Ngân hàng TMCP An Bình 6. Đóng góp mới của đề tài - So sánh và đối chiếu các sự thay đổi mới trong UCP 600 so với UCP 500 và ISBP 745 so với ISBP 681 - Phân tích thực tiễn vận dụng UCP 600 và ISBP 745 trong kiểm tra chứng từ tại TT TTQT Ngân hàng TMCP An Bình dựa vào các tình huống thực tế phát sinh, khóa luận đƣa ra những phân tích nhằm làm rõ ý nghĩa của các quy tắc và lƣu ý về các lỗi sai thƣờng gặp nhằm nâng cao hiệu quả trong phƣơng thức TDCT. 5 - Phân tích tỷ trọng doanh thu của phƣơng thức TDCT so với doanh thu TTQT của Ngân hàng TMCP An Bình trong 5 năm (giai đoạn 2013 – 2017), từ đó đánh giá hiệu quả vận dụng UCP 600 và ISBP 745. Qua những kết luận trên, khóa luận đề nghị một số giải pháp nhằm khắc phục những khuyến điểm còn tồn tại và những ƣu điểm cần tiếp tục phát huy, củng cố trong thời gian sắp tới. Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ là luận cứ khoa học làm tăng hiệu quả trong việc vận dụng UCP 600 và ISBP 745 trong phƣơng thức TDCT. Cụ thể là: - Giúp Ngân hàng TMCP An Bình đƣa ra những điều chỉnh phù hợp trong kiểm tra chứng từ, góp phần tăng hiệu quả vận dụng UCP 600 và ISBP 745 trong phƣơng thức TDCT - Giúp các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu có thêm thông tin để có thể chuẩn bị các chứng từ liên quan hoặc đƣa ra các quy định trong TTD một cách chính xác, hợp lý nhằm tiết kiệm thời gian và kinh tế. 7. Bố cục của khóa luận Khóa luận gồm có 3 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về phƣơng thức tín dụng chứng từ, UCP 600 và ISBP 745 Chƣơng 2: Thực tiễn vận dụng UCP 600 và ISBP 745 trong kiểm tra bộ chứng từ trong phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Trung tâm Thanh toán quốc tế Ngân hàng TMCP An Bình Chƣơng 3: Giải pháp khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng UCP 600 và ISBP 745 trong việc kiểm tra bộ chứng từ trong phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP An Bình 6 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ, UCP 600 VÀ ISBP 745 1.1. PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.1.1. Khái niệm Tín dụng chứng từ (TDCT) là phƣơng thức thanh toán, trong đó nhà nhập khẩu (nhà NK) đề nghị ngân hàng phát hành một văn bản gọi là thƣ tín dụng (TTD) (có tên tiếng Anh là Letter of credit - L/C) bao gồm các điều kiện và điều khoản dành cho ngƣời thụ hƣởng (nhà xuất khẩu – nhà XK). Ngay khi ngƣời thụ hƣởng xuất trình đƣợc bộ chứng từ (BCT) phù hợp, ngân hàng có nghĩa vụ phải thanh toán ngay, thanh toán sau hoặc chấp nhận hối phiếu cho ngƣời thụ hƣởng (Lê Phan Thị Diệu Thảo, 2013). TDCT không chỉ là phƣơng thức tín dụng (cho vay) thông thƣờng nhƣ tên gọi của nó, mà còn đƣợc hiểu theo nghĩa rộng hơn là cho vay sự tín nhiệm – credit. Thƣơng mại quốc tế tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho cả hai bên xuất – nhập khẩu do các yếu tố nhƣ địa lý, sự khác biệt giữa luật pháp ở mỗi quốc gia; hơn nữa trong các giao dịch này, các bên thƣờng không có cơ hội gặp mặt trực tiếp dẫn đến sự thiếu tin tƣởng trong giao dịch. Nhà XK lo ngại tình huống đã giao hàng rồi nhƣng nhà NK không thanh toán tiền nên thƣờng yêu cầu nhà NK thanh toán trƣớc, ngƣợc lại nhà NK nghi ngờ nhà XK giao hàng không đúng thời hạn hoặc không đúng với thỏa thuận nhƣ hợp đồng nên thƣờng không chấp nhận thanh toán trƣớc. Bằng việc cung cấp phƣơng thức TDCT, ngân hàng giúp cho những giao dịch quốc tế diễn ra đúng nhƣ kế hoạch, trung hòa rủi ro và xây dựng sự tin tƣởng cho cả hai bên bằng chính sự tín nhiệm của mình (Nguyễn Thị Lan Phƣơng, 2013). 1.1.2. Các bên liên quan  Ngƣời đề nghị mở L/C (Applicant): là ngƣời đề nghị ngân hàng phục vụ mình phát hành L/C. Trong phƣơng thức TDCT, ngƣời đề nghị mở L/C là nhà NK (Importer). 7  Ngƣời thụ hƣởng (Beneficiary): là ngƣời đƣợc ngân hàng phát hành L/C cam kết thanh toán ngay khi xuất trình đƣợc BCT phù hợp. Trong phƣơng thức TDCT, ngƣời thụ hƣởng là nhà XK (Exporter) hoặc ngƣời kí phát hối phiếu (Drawer).  Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): là ngân hàng theo yêu cầu và chỉ thị của ngƣời đề nghị mở L/C hoặc nhân danh chính mình, phát hành L/C cho ngƣời thụ hƣởng. Ngân hàng phát hành (NHPH) là ngƣời thanh toán cuối cùng trong phƣơng thức TDCT. Vai trò và trách nhiệm của NHPH trong phƣơng thức TDCT đã đƣợc qui định rõ trong Điều 7 UCP 600, bao gồm:  Ngay cả khi các ngân hàng chỉ định không thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng khi ngƣời thụ hƣởng xuất trình BTC hợp lệ thì NHPH phải có trách nhiệm thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng.  Ngay khi phát hành L/C, NHPH bị ràng buộc với cam kết không hủy ngang việc thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng trừ khi có sự đồng ý của ngƣời thụ hƣởng.  Ngoài ra, NHPH phải cam kết hoàn trả tiền cho ngân hàng chỉ định khi ngân hàng này đã thanh toán hoặc thƣơng lƣợng thanh toán với một BCT đƣợc xuất trình phù hợp và chuyển giao BCT cho NHPH, và cam kết này hoàn toàn độc lập với cam kết của NHPH đối với ngƣời thụ hƣởng.  Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng thực hiện thông báo L/C cho ngƣời thụ hƣởng theo yêu cầu của NHPH. Các NHPH phải thông báo TTD và những lần sửa đổi tiếp theo cho ngƣời thụ hƣởng thông qua cùng một ngân hàng thông báo (NHTB). Thông thƣờng, để thuận tiện cho việc thông báo L/C đến ngƣời thụ hƣởng, NHTB có thể là chi nhánh của NHPH tại quốc gia của ngƣời thụ hƣởng hoặc là một ngân hàng có quan hệ đại lý với NHPH, hoặc là “NHTB thứ hai” nếu không có quan hệ đại lý với NHPH. Trong phƣơng thức TDCT, NHTB đóng vai trò và trách nhiệm tại Điều 9 UCP 600 nhƣ sau:  TTD và bất cứ tu chỉnh nào có thể đƣợc thông báo đến ngƣời thụ hƣởng thông qua NHTB. 8  NHTB không có nghĩa vụ thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng trừ trƣờng hợp nó đóng vai trò là ngân hàng xác nhận.  NHTB phải cho biết rằng tự bản thân nó đã hài lòng về tính chân thật bên ngoài của TTD và NHTB phải đảm bảo rằng thông báo TTD phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của TTD và các tu chỉnh đã nhận đƣợc từ NHPH.  Ngân hàng xác nhận ( Confirming Bank): là ngân hàng theo yêu cầu và sự ủy quyền của NHPH, thực hiện bổ sung xác nhận của mình cho khoản tín dụng. Đứng trên quan điểm của ngƣời thụ hƣởng, có hai rủi ro chính mà họ phải chịu là rủi ro quốc gia của NHPH và NHPH mất khả năng chi trả. Sự bổ sung cam kết bảo đảm thanh toán lần thứ hai cho TTD đến từ phía ngân hàng xác nhận (NHXN) đƣợc xem là giải pháp an toàn giúp ngƣời thụ hƣởng loại bỏ hai rủi ro trên. Và đồng thời, ngay khi ngân hàng thực hiện xác nhận TTD thì đây đƣợc xem là một cam kết không thể hủy ngang đối với việc thanh toán và thƣơng lƣợng thanh toán, nghĩa là kể cả khi NHPH và NHCĐ không trả tiền cho ngƣời thụ hƣởng, NHXN vẫn có trách nhiệm phải thanh toán số tiền đó. Theo Điều 8 UCP 600, NHXN có trách nhiệm:  Thanh toán, nếu tín dụng có giá trị trả ngay, trả sau hoặc chấp nhận đối với NHXN.  Thanh toán, nếu tín dụng có giá trị trả ngay với một NHCĐ khác nhƣng ngân hàng này không thanh toán.  Thanh toán, nếu tín dụng có giá trị trả sau với một NHCĐ khác nhƣng ngân hàng này không cam kết trả tiền, hoặc có cam kết trả tiền nhƣng không trả tiền khi đáo hạn.  Thanh toán, nếu tín dụng có giá trị chấp nhận với một NHCĐ khác nhƣng ngân hàng này không chấp nhận hối phiếu, hoặc có chấp nhận hối phiếu nhƣng không trả tiền khi đáo hạn.  Thanh toán, nếu tín dụng có giá trị thƣơng lƣợng thanh toán với một NHCĐ khác và ngân hàng này không thƣơng lƣợng thanh toán. 9  Thƣơng lƣợng thanh toán, miễn truy đòi, nếu tín dụng có giá trị thƣơng lƣợng thanh toán tại NHXN. Sự xác nhận của NHXN chỉ có thể không còn hiệu lực trong những trường hợp sau:  Ngƣời thụ hƣởng không xuất trình BCT trong khoảng thời gian cho phép đã đƣợc qui định trong L/C.  Ngƣời thụ hƣởng xuất trình BCT không thống nhất và không thể loại bỏ sự sai biệt trong khoảng thời gian xuất trình.  Ngân hàng đƣợc chỉ định (Nominated Bank): là ngân hàng mà TTD có giá trị thanh toán hoặc bất cứ ngân hàng nào trong trƣờng hợp TTD có giá trị thanh toán với bất cứ ngân hàng nào (Điều 2 UCP 600) (trong trƣờng hợp này, TTD còn đƣợc gọi là thƣ tín dụng tự do chuyển nhƣợng). Ngân hàng chỉ định (NHCĐ) có hai trách nhiệm chính theo qui định của UCP 600 là:  Trách nhiệm thanh toán Với sự xuất trình BCT phù hợp, NHCĐ nên chấp nhận thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng. Hơn nữa, NHCĐ có thể thƣơng lƣợng sự xuất trình BCT phù hợp nếu TTD có giá trị thƣơng lƣợng. Ngoài ra, trừ khi NHCĐ là NHXN, thì sự ủy quyền thanh toán hoặc thƣơng lƣợng thanh toán không ràng buộc thêm bất kỳ nghĩa vụ nào đối với NHCĐ, trừ khi có sự đồng ý rõ ràng của NHCĐ hoặc đƣợc truyền đạt đến ngƣời thụ hƣởng.  Trách nhiệm chấp nhận xuất trình Nếu TTD có giá trị thanh toán tại NHCĐ thì NHCĐ phải chấp nhận sự xuất trình của ngƣời thụ hƣởng. Cần lƣu ý, việc chấp nhận ngƣời thụ hƣởng xuất trình BCT không có nghĩa NHCĐ có nghĩa vụ thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng. Bằng việc xuất trình BCT tại một ngân hàng tại quốc gia của ngƣời thụ hƣởng, ngƣời thụ hƣởng có thể hoàn tất việc xuất trình nhanh hơn, đây là lợi ích lớn nhất mà NHCĐ mang lại cho ngƣời thụ hƣởng. Sự khác biệt giữa NHCĐ và NHXN 10 Theo quy tắc TDCT, các NHCĐ và NHXN có thể là các ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế các ngân hàng sẽ không bổ sung xác nhận vào TTD nếu họ không có trong tay TTD, nghĩa là NHXN phải đóng vai trò là một NHCĐ, trái lại NHCĐ không nhất thiết phải là NHXN. Nghĩa vụ thanh toán của NHXN là cam kết không thể hủy ngang. Ngƣợc lại, NHCĐ có thể hoặc không chấp nhận thanh toán đối với kể cả những BCT đƣợc xuất trình phù hợp. Trên thực tế, NHCĐ thƣờng nhận BCT từ ngƣời thụ hƣởng và chuyển cho NHPH sau đó yêu cầu NHPH hoặc NHXN thanh toán. 1.1.3. Tính chất của thƣ tín dụng Phƣơng thức TDCT là một phƣơng thức đƣợc sử dụng rộng rãi trong thƣơng mại quốc tế, tuy nhiên lại có quy trình phức tạp và dễ nảy sinh tranh chấp, kiện tụng giữa các bên. Nhằm có thể hạn chế tối đa rủi ro và tạo ra một hệ thống các quy chuẩn đồng nhất để việc thanh toán diễn ra suôn sẻ, TTD ra đời với hai tính chất vô cùng quan trọng, đó là: tính độc lập và tính tuân thủ nghiêm ngặt. Mặc dù, ICC không sử dụng cụm từ “độc lập” và “tuân thủ nghiêm ngặt” trong bất cứ phiên bản nào của UCP. Tuy nhiên, hai tính chất này lại đƣợc phản ánh rất rõ ràng qua các điều khoản nhất định. 1.1.3.1. Độc lập “TTD, về bản chất, là một giao dịch riêng biệt với hợp đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác mà có thể là cơ sở của tín dụng. Và các ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế…” - Điều 4a UCP 600. Theo đó, TTD là độc lập với hợp đồng thƣơng mại và các hợp đồng dẫn chiếu đến TTD. Đƣợc hiểu là, nghĩa vụ thanh toán của NHPH cho ngƣời thụ hƣởng đƣợc tách ra khỏi nghĩa vụ của ngƣời thụ hƣởng đã cam kết với nhà nhập khẩu trong hợp đồng thƣơng mại. Đồng thời, nghĩa vụ thanh toán của NHPH cũng không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa NHPH với ngƣời đề nghị mở L/C. Có nghĩa là, kể cả khi ngƣời này bị mất khả năng thanh toán, NHPH vẫn phải thực hiện cam kết thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng. Ngoài ra, ngƣời thụ hƣởng cũng không đƣợc lợi dụng mối quan hệ giữa 11 các ngân hàng hoặc giữa ngƣời đề nghị phát hành TTD và NHPH để tạo lợi ích cho mình. Hơn nữa, “Các ngân hàng giao dịch chỉ trên cơ sở các chứng từ chứ không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà chứng từ có liên quan” - Điều 5 UCP 600. Điều này cũng dẫn đến việc ngân hàng hoàn toàn không liên quan và chịu trách nhiệm về hàng hóa đƣợc giao. Do đó, mọi tranh chấp giữa nhà NK (ngƣời đề nghị mở L/C) và nhà XK (ngƣời thụ hƣởng) đƣợc giải quyết dựa trên các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thƣơng chứ không phải trong TTD. Nguyên tắc độc lập đƣợc tạo ra nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của ngƣời thụ hƣởng và ngân hàng. Đối với nhà XK (ngƣời thụ hƣởng), họ sẽ nhận đƣợc cam kết bảo đảm thanh toán từ phía NHPH miễn là họ xuất trình BCT phù hợp mà không cần lo ngại các rủi ro nhƣ: nhà NK nhận hàng nhƣng không trả tiền hoặc nhà NK bị mất khả năng thanh toán. Đối với ngân hàng, họ sẽ tránh đƣợc các rủi ro không liên quan đến các tranh chấp về mặt pháp lý. Trên thực tế, các ngân hàng thƣờng có chuyên môn hạn chế về loại hàng hóa đƣợc giao dịch giữa ngƣời mua và ngƣời bán. Do đó, ngay cả khi có vấn đề phát sinh về hàng hóa, ngân hàng sẽ không chịu trách nhiệm về việc thanh toán cho ngƣời bán khi BCT xuất trình phù hợp và họ cũng không bắt buộc phải đảm bảo hàng hóa đƣợc giao đáp ứng đầy đủ các điều kiện và điều khoản trong hợp đồng (Yan Hao & Ling Xiao 2013). 1.1.3.2. Tuân thủ nghiêm ngặt “Ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, ngân hàng xác nhận (nếu có) và ngân hàng phát hành phải kiểm tra việc xuất trình, chỉ dựa trên cơ sở bề mặt chứng từ để giải quyết chứng từ, thể hiện trên bề mặt của chúng, có tạo thành một xuất trình phù hợp hay không” – Điều 14a UCP 600. Và xuất trình phù hợp đƣợc định nghĩa là: “… một xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản của TTD, của các điều khoản có thể áp dụng của quy tắc này và với Thực tiễn ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế” – Điều 2 UCP 600.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan