Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng tư tưởng nhân nghĩa của nguyễn trãi vào việc giáo dục cho thế hệ trẻ hi...

Tài liệu Vận dụng tư tưởng nhân nghĩa của nguyễn trãi vào việc giáo dục cho thế hệ trẻ hiện nay

.PDF
102
650
81

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHAN THỊ VĨNH VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYỄN TRÃI VÀO VIỆC GIÁO DỤC CHO THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng - Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHAN THỊ VĨNH VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYỄN TRÃI VÀO VIỆC GIÁO DỤC CHO THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60.22.80 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ TUYẾT BA Đà Nẵng - Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Phan Thị Vĩnh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3 5. Kết cấu luận văn.................................................................................... 3 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 3 CHƯƠNG 1. NGUYỄN TRÃI VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYỄN TRÃI................................. 8 1.1. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN TRÃI ..................... 8 1.1.1. Cuộc đời .......................................................................................... 8 1.1.2. Sự nghiệp ...................................................................................... 14 1.2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYỄN TRÃI ..................................................................................... 18 1.2.1. Tư tưởng Nho giáo........................................................................ 18 1.2.2. Truyền thống của dân tộc.............................................................. 23 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................... 31 CHƯƠNG 2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ....... 32 2.1. TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYỄN TRÃI .................... 32 2.1.1. Tư tưởng yêu nước, thương dân ................................................... 32 2.1.2. Tinh thần khoan dung ................................................................... 46 2.2. GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYỄN TRÃI ................................................. 52 2.2.1. Giá trị lý luận ................................................................................ 52 2.2.2. Giá trị thực tiễn ............................................................................. 55 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................... 62 CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYỄN TRÃI CHO THẾ HỆ TRẺ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY............................................................ 63 3.1. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA THẾ HỆ TRẺ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY .......................................................................... 63 3.1.1. Vai trò của thế hệ trẻ đối với sự phát triển đất nước .................... 63 3.1.2. Những biến động trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ hiện nay.. 70 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CHO THẾ HỆ TRẺ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY .......... 77 3.2.1. Nội dung giáo dục tư tưởng nhân nghĩa ....................................... 77 3.2.2. Các giải pháp cơ bản nhằm giáo dục tư tưởng nhân nghĩa cho thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay......................................................................... 83 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ......................................................................... 91 KẾT LUẬN ............................................................................................ 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao) 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhân nghĩa là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó được kế thừa và phát triển theo chiều dài của lịch sử. Nó từng là cơ sở để các nhà tư tưởng theo trường phái Nho gia ở Trung Hoa xây dựng đường lối trị nước bằng việc giáo hóa đạo đức (đức trị). Đường lối đó đã có ảnh hưởng sâu sắc đến các triều đại phong kiến ở Việt Nam. Tuy nhiên, các Nho gia Việt Nam đã tìm về với Nho giáo nguyên thủy, Nho giáo thời Khổng Mạnh để xóa bỏ nhân nghĩa giả hiệu và chủ trương lấy dân làm gốc. Một trong những nhà Nho tiêu biểu cho tư tưởng nhân nghĩa - người được ví như ngôi sao Khuê trên bầu trời Việt - đó là Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, người đã có công trong việc phò tá vua Lê xây dựng nghiệp lớn. Tư tưởng của Nguyễn Trãi đã đạt tới tầm cao của thời đại. Bằng việc khái quát những vấn đề có tính quy luật của sự nghiệp dựng nước và giữ nước, ông đã đưa tư duy của dân tộc lên một trình độ mới. Tư tưởng của ông không chỉ có ý nghĩa trong một giai đoạn cụ thể mà còn có ý nghĩa lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là sự kết tinh của tài năng, nhân cách của ông với sự kế thừa truyền thống của dân tộc và sự vận dụng sáng tạo học thuyết Nho giáo vào thực tiễn xã hội Việt Nam. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã vượt ra khỏi khuôn khổ của Nho giáo, có ý nghĩa phương pháp luận và nhân sinh quan sâu sắc. Cùng với thời gian, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi vẫn còn nguyên giá trị. Nó trở thành một trong những nền tảng để các bậc anh hùng hào kiệt đời sau và nhân dân Việt Nam kế thừa và phát huy, nhằm góp phần xây dựng một dân tộc Việt Nam giàu mạnh. 2 Với mong muốn hiểu rõ hơn về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, góp phần đưa tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đi vào lòng người và giáo dục cho thế hệ trẻ - những người chủ của đất nước có thể vượt qua những chướng ngại vật của thời đại kinh tế thị trường, để họ có thể cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, em đã mạnh dạn chọn vấn đề “Vận dụng tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi vào việc giáo dục cho thế hệ trẻ hiện nay” làm đề tài luận văn của mình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi và việc kế thừa, phát huy tư tưởng đó trong giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên đề tài có các nhiệm vụ sau: 1. Trình bày các đặc điểm về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, các tiền đề hình thành tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. 2. Trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm giáo dục tư tưởng nhân nghĩa cho thế hệ trẻ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Phạm vi nghiên cứu: luận văn đi sâu phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi và việc kế thừa tư tưởng đó trong điều kiện hiện nay. 3 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và so sánh. - Phương pháp lôgic và lịch sử, quy nạp và diễn dịch - Kết hợp lý luận và thực tiễn 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài gồm có 3 chương, 6 tiết. Chương 1: Nguyễn Trãi và cơ sở hình thành tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Chương 2: Những nội dung cơ bản trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi và giá trị của nó. Chương 3: Những giải pháp cơ bản nhằm giáo dục tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi cho thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Góp phần vào việc nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. - Luận văn góp phần đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm giáo dục tư tưởng nhân nghĩa cho thế hệ trẻ. - Ngoài ra, luận văn còn là đề tài tham khảo cho các cá nhân, tổ chức quan tâm đến vấn đề này. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Nguyễn Trãi là một tác giả, một nhà tư tưởng lớn. Trong nhiều năm qua đã có rất nhiều công trình của các nhà triết học, nhà nghiên cứu về ông, trên cả bình diện văn thơ và tư tưởng. Chúng ta có thể kể đến một số công trình như: 4 - “Nguyễn Trãi người anh hùng của dân tộc” (1962), Tác giả: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp in trên báo nhân dân số 3099, ngày 19-9-1962; Các tác giả đã dẫn một số câu thơ của Nguyễn Trãi để phân tích tư tưởng của ông, nhất là tư tưởng vì nước vì dân, từ đó khẳng định công lao to lớn của Nguyễn Trãi đối với dân tộc. - “Vài nét về tư tưởng của Nguyễn Trãi qua thơ văn ông” (1962) của tác giả Trần Thanh Mại, được in trong tập san nghiên cứu văn học. Tác giả đã phân tích thơ văn Nguyễn Trãi để chứng minh Nguyễn Trãi là một nhà chính trị sáng suốt, một nhà quân sự lỗi lạc, một nhà ngoại giao thiên tài, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu sử địa và một nhà thơ lớn. Tác giả cũng đã điểm qua một số nét trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, nhất là tư tưởng nhân nghĩa của ông. - “Văn chương Nguyễn Trãi rực ánh sao khuê” (2000), Tác giả: GS. Bùi Văn Nguyên, Nxb Khoa học xã hội; Tác giả đã tìm hiểu văn chương Nguyễn Trãi trong chiều sâu triết học của nó, tìm hiểu về thời đại, gia đình, cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi. - “Sự phát triển của Nguyễn Trãi về khái niệm dân tộc” (2002) Tác giả: TS. Trần Hồng Lưu, Tạp chí triết học số 3, tr.24-28; tác giả đã so sánh, đối chiếu quan niệm về dân tộc của Nguyễn Trãi so với quan niệm về dân tộc trước và sau Nguyễn Trãi, để thấy được đóng góp to lớn của ông đối với vấn đề dân tộc. - “Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước” (2003), Tác giả: Nguyễn Lương Bích, Nxb. Quân đội Nhân dân; tác giả đã trình bày có hệ thống toàn bộ sự nghiệp đánh giặc, cứu nước và những hoạt động của Nguyễn Trãi trong 15 năm, từ sau khi đánh thắng quân Minh tới ngày ông mất, trong đó đã làm rõ mấy điểm: 5 Thứ nhất, Nguyễn Trãi là người yêu nước và thương dân. Nguyễn Trãi là người vừa tận trung với nước vừa tận hiếu với dân. Thứ hai, Nguyễn Trãi không chỉ đơn thuần là nhà tư tưởng quân sự như các nhà binh pháp thời cổ. Ông là nhà chính trị và quân sự lỗi lạc. Tư tưởng chính trị vĩ đại của ông đã soi đường cho sự hình thành và phát triển những tư tưởng quân sự ưu tú của ông. Thứ ba, Nguyễn Trãi là người yêu nước thiết tha đồng thời là nhà chính trị dân chủ kiên cường của dân tộc ta ở đầu thế kỷ XV. Ý thức dân chủ của ông rất mạnh. Ông biết kết hợp tinh thần dân tộc với ý thức dân chủ để tiến hành chiến tranh chống xâm lược thắng lợi. Kết hợp dân tộc với dân chủ đã sớm trở thành một truyền thống của dân tộc ta để đánh thắng ngoại xâm từ các thời đại trước. - Trong cuốn “Triết lý văn hóa Phương Đông” (2004), GS.TS Nguyễn Hùng Hậu đã chỉ ra nguồn gốc tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi bắt nguồn từ Nho giáo nhưng đã được Nguyễn Trãi vận dụng trên quan điểm dân tộc, vì lợi ích đất nước (tr 213). - Trong cuốn “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” (2006), Nxb Thuận Hóa, của TS. Huỳnh Công Bá, đã xem nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là một chủ nghĩa nhân đạo cao cả và toàn diện. Nguyễn Trãi vì độc lập của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân, hòa bình của đất nước mà suy nghĩ và hành động. Nguyễn Trãi quan niệm hòa bình, ấm no, sống trong yên vui là tâm lý phổ biến, là nguyện vọng thiết tha của mọi người, mọi tầng lớp, mọi dân tộc và đó là điều rất tự nhiên, chân chính (trang 116). Và xem “tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội nhà Lê hồi thế kỷ XV” (trang 117). - “Về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi” (2007), PGS.TS Lương Minh Cừ và Th.S Nguyễn Thị Hương, Tạp chí Triết học số 11; đã đề cập đến 6 tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi như là một triết lý sâu sắc, cốt lõi, bao trùm trong suốt cuộc đời hoạt động của ông. Trong bài viết này, các tác giả đã khẳng định sự kế thừa tư tưởng Nho giáo Khổng Mạnh trong tư tưởng của Nguyễn Trãi. Bài viết nêu lên một số nội dung cơ bản trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi như: nhân nghĩa là yêu nước, thương dân; là sự khoan dung, lòng “hiếu sinh” đối với kẻ thù; là ý tưởng xây dựng một đất nước thái bình, vua thánh tôi hiền, trên dưới thuận hòa… - Trong “Giáo án lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam” (2010) của TS. Trần Ngọc Ánh cũng đã phân tích rõ các nội dung về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, đặc biệt tác giả nhấn mạnh tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là tư tưởng nhân nghĩa vì dân và sự khác biệt về “mức độ của tư duy, ở chiều sâu của tư tưởng” (tr 26) của Nguyễn Trãi so với những người khác. - “Nhân nghĩa - nội dung cốt lõi trong toàn bộ tư tưởng triết học Nguyễn Trãi” của CN.Lê Hữu Lợi đăng trên trang web https://sites.google.com cũng đã nghiên cứu tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi với một số nội dung cơ bản như hai tác giả trên. Tuy nhiên, trong bài viết này, tác giả đã rút ra được một số giá trị mang tính lý luận và thực tiễn của tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi. - “Tư tưởng thân dân trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đến đầu thế kỷ XX” (2012), Luận văn tốt nghiệp của Trần Thị Hương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Triết học; Tác giả đã phân tích tư tưởng lấy dân làm gốc của Trần Quốc Tuấn; Tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi đến tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Làm rõ sự kế thừa tư tưởng thân dân, “lấy dân làm gốc” của Đảng ta trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. - “Mạch nguồn thơ văn Nguyễn Trãi trong tác phẩm của Hồ Chí Minh” (2013), Quân đội nhân dân, tác giả Nguyễn Thanh Tú đã khẳng định thơ 7 Nguyễn Trãi là một trong những mạch nguồn tư tưởng và mạch nguồn ngôn ngữ nghệ thuật ở tác phẩm của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu đậm từ Nguyễn Trãi, trước hết là tư tưởng vì dân, trọng dân, yêu dân. Ngoài ra còn một số công trình, bài viết khác có đề cập đến Nguyễn Trãi như: Lịch sử tư tưởng Việt Nam (1997), tập VI của Nguyễn Đăng Thục, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh; Trong Nho giáo xưa và nay (1999) của Quang Đạm, Nxb Văn hóa thông tin; Nguyễn Trãi thơ và đời (2012) của Nhóm trí thức Việt, Nxb Văn học… Các công trình nghiên cứu về giáo dục các giá trị truyền thống của dân tộc cho thế hệ trẻ, tiêu biểu như: “Vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống trong nền kinh tế thị trường Việt Nam” (1999) đăng trên Tạp chí triết học của TS. Lê Thị Tuyết Ba; “Thực trạng giáo dục giá trị truyền thống cho học sinh THPT qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” (2003) của Đặng Thúy Anh, Tạp chí triết học số 3; PGS.TS Lê Hữu Ái, TS. Ngô Văn Hà, TS. Lê Thị Tuyết Ba (2008), “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục thanh niên hiện nay”, Nxb Đà Nẵng; TS.Trần Hồng Lưu, “Nhân nghĩa trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vận dụng vào việc giáo dục nhân cách cho thanh niên, sinh viên hiện nay” (2013)… Những công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập, phân tích, làm rõ về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, việc vận dụng tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong giáo dục thế hệ trẻ thì chưa đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống. Đó là lý do chúng tôi chọn “Vận dụng tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi vào việc giáo dục cho thế hệ trẻ hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 8 CHƯƠNG 1 NGUYỄN TRÃI VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYỄN TRÃI 1.1. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN TRÃI 1.1.1. Cuộc đời Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai, sinh năm 1380, quê quán làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương sau dời về làng Ngọc Ổi (Nhị Khê) huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây. Về dòng họ nội của Nguyễn Trãi, đến nay, chưa được rõ lắm. Gia phả họ Nguyễn ở làng Nhị Khê chỉ ghi chép từ đời Nguyễn Phi Khanh trở xuống. Có nhiều nguyên nhân ẩn giấu gốc tích của họ Nguyễn ở làng Nhị Khê nhưng nguyên nhân trực tiếp vẫn là vụ án Lệ Chi Viên, vụ án chính trị thảm khốc giết chết toàn gia tộc Nguyễn Trãi. Thân sinh của Nguyễn Trãi - Nguyễn Phi Khanh tên thật là Nguyễn Ứng Long (1345 - 1418) là người học rất giỏi, vì vậy lúc mới 19 tuổi đã được Trần Nguyên Đán yêu mến và mời về dạy cho con gái là Trần Thị Thái. Trong quá trình dạy học, ông và bà Thái yêu mến nhau. Sau đó Nguyễn Ứng Long trở thành con rể của Tư đồ Trần Nguyên Đán. Được sự động viên của cha vợ, ông đã chăm chỉ dùi mài kinh sử chờ ngày thi cử. Vì rất thông minh, ham học, nổi tiếng hay chữ, nên ông đã thi đỗ Tiến sĩ tại cung Trùng Quang ở Sơn Nam hạ (phía ngoài thành phố Nam Định hiện nay) vào đời vua Trần Duệ Tông (Năm Long Khánh thứ 2, 1374). Nhưng do hoàn cảnh xuất thân nghèo khó, lại lấy con gái của dòng dõi hoàng tộc nên ông không được nhà Trần, lúc đó là thượng hoàng Trần Nghệ Tông trọng dụng. Ông phải trở về Nhị Khê làm nghề dạy học. Sau khi Hồ Quý Ly lên ngôi, Nguyễn Ứng Long mạnh dạn đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh ra phục vụ triều đình nhà Hồ, giữ chức Hàn lâm học sĩ 9 kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám, ít lâu sau được thăng chức Trung thư thị lang ở Trung thư sảnh. Giặc Minh sang, nhà Hồ thất bại. Cả triều thần, trong đó có Nguyễn Phi Khanh đều bị bắt về Trung Quốc. Cuối đời, ông chết ở Yên Kinh (Trung Quốc). Ông ngoại của Nguyễn Trãi là Trần Nguyên Ðán. Ông là người thuộc dòng dõi hoàng tộc, là cháu bốn đời của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, tính tình điềm đạm, khẳng khái, có thành tích xuất sắc chống giặc Chiêm Thành dưới thời Trần Nghệ Tông nên được vua nhà Trần giao cho chức vụ Tư đồ, quyền ngang Tể tướng. Tuy nhiên, khi ông lên nắm quyền, cơ nghiệp nhà Trần đã suy vi. Chán nản thời thế, ông xin về ở ẩn tại Côn Sơn năm 1385 (Xương Phù thứ 9) và mất năm 1390. Ông ngoại và cha là những người trực tiếp ảnh hưởng đến tư tưởng yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi sau này. Nguyễn Trãi được thừa hưởng từ ông ngoại và cha tính tình điềm đạm, học vấn uyên thâm và lòng ưu ái. Ông ngoại Nguyễn Trãi - Trần Nguyên Đán, tuy làm tới chức Tể tướng, được ở trong cung điện nguy nga, nhưng ông vẫn luôn nghĩ đến đời sống lầm than của dân đen, con đỏ. “Hạn rồi qua lụt đã bao phen Đau nỗi đồng điền lúa chẳng lên Ba vạn sách hóa thành giấy vụn Bạc đầu luống những phụ dân đen!” [38, tr. 63]. Nguyễn Phi Khanh trong một bài thơ tặng nhạc phụ Trần Nguyên Đán cũng có viết: “Mênh mông đồng lúa đỏ như thiêu Khắp chốn kêu than xiết nỗi sầu!... …Lưới tham quan lại vơ hầu kiệt Mỡ béo dân lành hút đã hao…” [38, tr. 64]. 10 Nguyễn Trãi là con thứ của Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, cháu ngoại của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Khi ông vừa tròn 6 tuổi thì mẹ qua đời, ông phải về Côn Sơn ở với ông ngoại. Năm 1390, quan Tư đồ cũng mất, ông theo cha trở về sống ở làng Nhị Khê. Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn rất ham học và quyết chí gắng công học tập, điều đó được cha ông nói đến trong bài thơ Gia viên lạc: “Cố viên loạn hậu hữu tiên lư Lục tuế nhi đồng phả ái thư” Nghĩa là: “Vườn xưa sau loạn còn nhà cũ Sáu tuổi con thơ rất thích sách” [60] Nguyễn Trãi nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức sâu về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân. Tháng 8 Canh Thìn, năm Thánh Nguyên thứ 1 (1400) khi triều Hồ mở khoa thi đầu tiên, lúc này Nguyễn Trãi vừa tròn 20 tuổi cũng vào kinh ứng thí và đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) cùng nhiều tài danh khác như Lưu Thúc Kiệm, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên, Nguyễn Mộng Tuân…Mặc dù còn rất trẻ nhưng ông đã được Hồ Quý Ly cử giữ chức Ngự sử đài Chánh chưởng, một trong những chức quan đầu triều trong giai đoạn này. Đến tháng chạp năm Tân Tỵ (1401) thân phụ ông đổi tên là Nguyễn Phi Khanh cũng ra làm quan, được cử giữ chức Học sĩ Viện hàn lâm kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám, một chức quan chuyên về giáo dục nhưng cũng là đại thần, thường do Thượng thư bộ Lễ đảm nhận. Thời gian làm quan dưới triều Hồ không lâu, vì năm 1407 quân Minh sang xâm lược đã bắt được các quan quân triều Hồ giải về nước, trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Nghe tin cha bị bắt, Nguyễn Trãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng khóc theo cha lên tận cửa Nam Quan với ý định sang bên kia biên giới 11 hầu hạ cha già trong lúc bị cầm tù để vẹn tròn chữ hiếu. Tuy nhiên, trên đường đi nhân lúc vắng vẻ, Nguyễn Phi Khanh bảo Nguyễn Trãi: “Con là người có học, có tài, nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Như thế mới là đại hiếu. Lọ là cứ phải đi theo cha, khóc lóc như đàn bà mới là hiếu hay sao?” [59]. Nguyễn Trãi nghe lời cha quay trở về tìm kế sách đánh đuổi quân xâm lược, còn Nguyễn Phi Hùng theo cha sang Trung Quốc để chăm lo phụng dưỡng khi già yếu và khi cha mất thì đem hài cốt về quê hương bản quán. Vâng lời cha, Nguyễn Trãi quay trở về Thăng Long để mưu đồ việc lớn. Về đến Thăng Long, ông bị quân Minh bắt. Thượng thư nhà Minh là Hoàng Phúc biết Nguyễn Trãi là một nhân vật có tài, tìm cách dụ dỗ, nhưng ông kiên quyết không theo giặc. Sau một thời gian bị giam lỏng ở Đông Quan (tức Thăng Long), năm 1416 Nguyễn Trãi vượt được vòng vây của giặc vào Thanh Hóa tìm minh chủ Lê Lợi. Ông gặp Lê Lợi - vị thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn ở Lỗi Giang và dâng bản chiến lược đánh đuổi quân Minh mà sử sách Việt Nam gọi là Bình Ngô sách. Sau khi dâng Bình Ngô sách, Nguyễn Trãi được chủ soái Lê Lợi giao cho chức Tuyên phụng đại phu, Học sĩ Hàn lâm viện thừa chỉ. Tuy không gọi là quân sư nhưng chức quan này lại bao hàm công việc của quân sư, ngày đêm dự bàn việc quân. Nguyễn Trãi là người thay mặt Lê Lợi viết các loại văn kiện chỉ đạo nghĩa quân Lam Sơn và giao thiệp với bên ngoài, đồng thời lại là người tuyên đọc các văn kiện đó. Kế sách bình Ngô từng bước được thực hiện trong thực tế chỉ đạo cuộc khởi nghĩa. Năm 1428, khi cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo giành thắng lợi hoàn toàn, Nguyễn Trãi thay Lê Lợi soạn bài cáo Bình Ngô nổi tiếng, nhằm bá cáo cho toàn thể nhân dân trong thiên hạ biết về việc đất nước đã thái bình. 12 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành được thắng lợi, bên cạnh vị chúa công giỏi điều binh, khiển tướng, sự đoàn kết trên dưới một lòng của các tướng sĩ, sự đoàn kết, ủng hộ của nhân dân thì công lao của Nguyễn Trãi cũng rất to lớn, như nhận xét của tác giả Nguyễn Năng Tĩnh: “Nước Việt ta từ Đinh, Lê, Lý, Trần, đời nào sáng lập cơ nghiệp đế vương, tất cũng đều phải có tướng tá giúp sức, nhưng tìm được người toàn tài toàn đức như Ức Trai tiên sinh, thật là ít lắm” [42, tr.176]. Sau khi đánh đuổi giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, Nguyễn Trãi trở thành đầu tàu gương mẫu trong công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, tài năng và đức độ của ông cũng bắt đầu bị bọn quyền thần ganh ghét. Như trong Biểu tạ của gián nghị đại phu kiêm tri tam quán sự, Nguyễn Trãi có viết: “Mua ghen ghét, chuốc gièm pha, chợt nhặng xanh dơ vết/ Mới biết quả hợp (thẳng thắn) thì người khó thích” [42, tr.172]. Ðặc biệt, sau vụ việc Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo bị bức tử, Nguyễn Trãi bị bắt giam một thời gian ngắn. Sau đó, ông được tha nhưng không còn được nhà vua tin dùng. Năm 1433, khi Lê Thái Tổ băng hà. Nguyễn Trãi chán nản xin về ở ẩn tại Côn Sơn, sống cuộc đời nhàn dật, ngày đêm làm bạn với thiên nhiên: “Côn Sơn có suối nước trong Ta nghe suối chảy như cung đàn cầm Côn Sơn có đá tần vần Mưa trơn rêu sạch ta nằm ta chơi Côn Sơn thông tốt ngất trời Ngả nghiêng dưới bóng ta thời tự do Côn Sơn trúc mọc đầy gò Lá xanh bóng rợp tha hồ tiêu dao.” (Côn Sơn ca) 13 “Núi láng giềng, chim bầu bạn Mây khách khứa, nguyệt anh tam.” (Thuật hứng, 19) Khi Lê Thái Tông lớn lên, hiểu rõ Nguyễn Trãi là người tài giỏi và có tấm lòng trung hiếu nên đã cho vời ông trở lại làm quan, giữ chức Gián nghị đại phu. Rất mừng rỡ, ông viết bài Biểu tạ của gián nghị đại phu kiêm tri tam quán sự (Biểu tạ ơn) hết sức xúc động và lại hăng hái ra giúp nước, chỉnh đốn kỷ cương, đào tạo nhân tài. Biểu tạ ơn có đoạn viết: “Cúi nghĩ: Sáu chục tuổi thân tàn, chức vụ đã yên phận mọn; Chín trùng trời chiếu xuống, móc mưa lại đội ân trên. Xét mình biết thế là vinh; Nghĩ bụng lại càng thêm thẹn. Thần, tấn thân dòng cũ, chương cú nho hèn. Chuyên đọc Điền Phần chí những muốn việc cổ nhân đã muốn. Để tâm dân chúng, mình trước lo điều thiên hạ phải lo. … Thần xin giữ bền tiết cũ, mong kịp người xưa. Biển rộng non cao, chưa báo được quyên ai chút đỉnh; Trời che đất chở, dám đâu quên ân đức lớn lao!” [42, tr.171-173] Tuy nhiên, hạ tuần tháng bảy năm 1442, vụ án Lệ Chi Viên xảy ra. Lúc đó, vua Lê Thái Tông đi tuần, trên đường đi nhà vua có ghé ngự ở Côn Sơn, cùng đi với Người có người thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ, chẳng may sau khi rời Côn Sơn, trên đường về kinh thì nhà vua băng hà. Quan quân đã đưa thi hài vua về kinh. Do bị bọn quyền thần ghen ghét nên Nguyễn Trãi bị can tội âm mưu cùng người thiếp giết vua, dòng họ Nguyễn Trãi nhận án tru di tam tộc. Phải 22 năm sau khi Lê Thánh Tông lên ngôi, nỗi oan khuất 14 của Nguyễn Trãi mới được giải, nhà vua bấy giờ mới phục hồi chức tước và sai Trần Khắc Kiệm tìm lại gia tộc và toàn bộ trước tác của Nguyễn Trãi. Có thể nói cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời chiến đấu không ngừng nghỉ, chiến đấu chống quân xâm lược cướp nước và chống bọn xu nịnh gian tà. Cuộc đời của một nhân cách cao đẹp, chí khí thanh cao, có tâm hồn trong sáng, có cốt cách như “hoa mai nở sớm”, “tùng bách rụng sau”. Cuộc đời Nguyễn Trãi cho chúng ta bài học quý báu về lòng yêu nước thương dân cao đẹp, tinh thần nhân đạo, nhiệt tình chiến đấu, quan điểm mạnh dạn đổi mới, sáng tạo. 1.1.2. Sự nghiệp a. Sự nghiệp chính trị Nguyễn Trãi là người học rộng, biết nhiều. Ngay từ nhỏ ông đã tỏ ra là người ham học hỏi và được tiếp thu sự dạy dỗ chu đáo từ gia đình. Năm 1400, khi Thái sư Hồ Quý Ly phế bỏ vua Trần Thiếu Đế, tự lập nên nhà Hồ và ngay năm đó Hồ Quý Ly cũng cho mở khoa thi Nho học. Nguyễn Trãi tham gia thi và đỗ Thái học sinh, đứng thứ tư và được trao chức Ngự sử đài Chánh chưởng. Sau khi nhà Hồ sụp đổ, Nguyễn Trãi chờ thời cơ tìm về Lam Sơn phò Lê Lợi. Ông dâng Bình Ngô sách và được Lê Lợi phong cho chức Tuyên phụng đại phu, Học sĩ Hàn lâm viện thừa chỉ, ngày đêm dự bàn việc quân. Đất nước thái bình ông trở thành bậc khai quốc công thần. Nguyễn Trãi được Lê lợi tin tưởng giao cho làm nhiều việc quan trọng. Trước tiên là viết Bình Ngô đại cáo, thông báo cho toàn dân cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đã thắng lợi. Nguyễn Trãi cũng từng được tiến cử làm thầy dạy cho con vua, được giao sửa định nhã nhạc và quy chế lễ nghi trong triều đình. 15 Đến đời vua Lê Thái Tông, Nguyễn Trãi đã giữ chức Gián nghị đại phu ở Môn hạ sảnh, một chức quan tương tự như chức vụ ở Ngự sử đài thời Hồ Quý Ly, tức có quyền khuyên bảo, can gián vua và các quan. Nguyễn Trãi có cuộc đời đầy thăng trầm, có lúc đường công danh ông lên đến đỉnh cao của sự nghiệp, giữ nhiều trọng trách cao trong triều đình, được vua yêu mến và trọng dụng, nhưng cũng có lúc ông bị bọn gian tà hãm hại, phải lui về ở ẩn làm bạn với muông thú cỏ cây. Dầu vậy, ông vẫn là người trung hiếu vẹn toàn, được người đời kính nể. Có lẽ vì vậy mà Nguyễn Trãi luôn được nhiều tác giả khi nghiên cứu về ông đánh giá cao, cả về con người, tư tưởng và sự nghiệp. Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi đã viết rằng: “Kinh bang hoa quốc cổ vô tiền” (nghĩa là: giúp đời, làm rạng rỡ cho nước, từ xưa chưa ai được như thế) [35, tr. 7]. Đỗ Nghi, một nhân sĩ sống ở cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, cho rằng: “Nếu Nguyễn Trãi ở ngôi Tể tướng, thì nắng hạn không cần tụng kinh, sét đánh không cần lập đàn mà tai biến tự nó dập tắt. Tiếc thay học vấn của ông chưa được phát huy triệt để. Nhưng cũng may, lời nói của ông còn được ghi trong sử sách cho đến nay, đều có thể làm phép tắc cho các thế hệ nước nhà” [35, tr. 8]. b. Sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà quân sự, nhà chính trị đại tài, một anh hùng dân tộc giàu lòng yêu nước thương dân mà ông còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Ông là một cây bút đa dạng, sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Cũng như nhiều bậc hiền nhân đi trước, Nguyễn Trãi làm thơ, viết văn chắc hẳn không chỉ là văn chương thuần túy, mà có lẽ Nguyễn Trãi muốn dùng văn thơ để đánh giặc, để biểu lộ lòng yêu nước thương dân sâu sắc của mình. Văn chương của ông vì thế mà “có đủ sức để sửa sang việc đời” (Ngô Thế Vinh). Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, thấm đượm truyền thống
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan