Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về việc xây dựng đời sống mới đối với sinh viên tr...

Tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về việc xây dựng đời sống mới đối với sinh viên trường đại học cần thơ hiện nay

.DOC
78
14
127

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ --- o O o --- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG MỚI ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HIỆN NAY Chuyên ngành: Sư phạm Giáo dục công dân Mã ngành: 52140204 Giáo viên hướng dẫn: Th.s. GVC: Trần Kim Trung Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Hoàng Phương MSSV: 6055388 CẦN THƠ, Tháng 4/2008 Lời cảm ơn Được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Trần Kim Trung, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến thầy cùng quý thầy cô của khoa Khoa học Chính trị, các bạn sinh viên và thầy hướng dẫn Trần Kim Trung, những người đã truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Văn phòng Đoàn trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện cung cấp tài liệu để tôi có thể hoàn thành luận văn này một cách thuận lợi. Tuy nhiên do thời gian hạn hẹp nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót rất mong sự đóng góp ý kiến cho luận văn được hoàn chỉnh hơn. Sau cùng, tôi kính chúc quý thầy cô luôn luôn dồi dào sức khỏe, thành công trong công tác và hạnh phúc trong cuộc sống. Cần Thơ, ngày 11 tháng 4 năm 2009 ĐINH THỊ HOÀNG PHƯƠNG MỤC LỤC Lời cảm ơn . ..................................................................................... 3 MỞ ĐẦU ............................................................................................................... . 4 1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn................................................... 5 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...................................................... 5 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn....................................... 6 5. Kết cấu của đề tài ................................................................................................ 6 NỘI DUNG ........................................................................................................... . 7 Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG MỚI ... 7 1.1 Khái niệm về lối sống mới, nếp sống mới và đạo đức mới ............................. 7 1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đời sống mới và thực hành đời sống mới và quan điểm của Đảng về đời sống mới của sinh viên hiện nay ......................................12 1.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đời sống mới và thực hành đời sống mới ....12 1.2.2 Quan điểm của Đảng về đời sống mới của sinh viên hiện nay ..............19 1.3 Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, lối sống Hồ Chí Minh ..................................................................................... .........................24 1.3.1 Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ............................24 1.3.2 Nội dung học tập theo gương đạo đức Hồ Chí Minh ............................25 Chương 2: XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG MỚI ĐỐI VỚI SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HIỆN NAY ........................................... 29 2.1 Khái quát về trường Đại học Cần Thơ ..........................................................29 2.2 Thực trạng về việc xây dựng đời sống mới đối với sinh viên ở trường Đại học Cần Thơ hiện nay....................................................................................36 2.2.1 Thành tựu...........................................................................................37 2.2.2 Hạn chế ..............................................................................................57 Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG MỚI ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ HIỆN NAY ........................................................................................................... . 61 3.1 Phương hướng ................................................................................................61 3.2 Giải pháp ........................................................................................................................... 64 KẾT LUẬN................................................................................................. . 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... . 71 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: 1 Tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô cùng quý báu và hết sức to lớn của toàn đảng, toàn dân ta đặc biệt đối với thế hệ trẻ, lớp người sẽ tiếp bước cha anh kế tục trung thành sự nghiệp vẻ vang của đất nước.Và Đảng ta đã khẳng định: "Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng và kim chỉ nam hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam”. Đây là quan điểm có tầm lịch sử quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta. Điều đó đã phản ánh đầy đủ, sâu sắc vị trí cực kỳ quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với hiện tại cúng như tương lai. Vì vậy, việc học tập, nghiên cứu, quán triệt và thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh có tầm quan trọng đặc biệt và ý nghĩa to lớn, nhất là đối với thế hệ trẻ. Phần lớn thế hệ trẻ hôm nay sinh ra sau năm 1975 may mắn được sống trong môi trường xã hội đổi mới và phát triển với rất nhiều yếu tố mới, một thông tin nhiều chiều, một đời sống văn hóa đa dạnh, nhiều cơ hội và thuận lợi đang mở ra, song trước mắt sẽ phải vượt qua không ít khó khăn thử thách. Vì vậy, việc xây dựng đời sống mới đối với thanh niên hôm nay rất là quan trọng và nhất là đối với sinh viên. Đây là những tiềm năng của tương lai, là những trí thức chính họ sẽ giúp cho đảng và đất nước ngày càng phát triển và giàu mạnh thêm. Vì thế, Đảng và Nhà nước đặc biệt là nhà trường cần phải quan tâm hơn nữa việc xây dựng đời sống mới cho sinh viên ở trường Tuy nhiên như đã thấy do xuất thân từ những miền quê khác nhau nên về nề nếp và lối sống cũng khác nhau. Vì thế, khi cùng bước vào một mái trường này cảm thấy rất bỡ ngỡ với đời sống mới ở đây. Lúc đầu là những người xa lạ có lối sống, cách nghĩ khác nhau nhưng với một môi trường Đại học sôi động, nhiệt quyết thì giúp sinh viên hòa nhập, gần gũi hơn có thể nói nhờ vào những buổi giao lưu, tiếp xúc trực tiếp với nhau. Ở đây là do sự quan tâm của Ban lãnh đạo trường đã phối hợp các Khoa tổ chức những hoạt động lành mạnh để tích cực xây dựng nếp sống và rèn luyện đạo đức cho sinh viên. Đây có thể coi là những chương trình hoạt động rất bổ ích nhằm giúp cho sinh viên có được những nhận thức tốt hơn về đời sống của mình. 2 Vì vậy từ những hoạt động này sẽ làm cho sinh viên hiểu biết nhiều hơn, ham học hỏi hơn và tích lũy được nhiều kinh nghiệm để sau này khi ra trường trực tiếp tiếp xúc với môi trường mới. Từ những hoạt động ở trường sẽ giúp cho sinh viên tự hoàn thiện hơn, nhận thức sâu sắc để từ đó có thể ý thức được là nên tránh cái gì? làm gì? tiếp thu cái gì?. Vì thế muốn đất nước ngày càng tiến bộ, văn minh và phát triển hơn phần lớn phụ thuộc vào lớp thanh niên này nhất là sinh viên, do đó vai trò của sinh viên rất là to lớn và vô cùng quan trọng. “ Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu vì tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Sinh viên là người chủ của tương lai đất nước, nước mạnh, nước mạnh hay yếu là nhờ vào thế hệ hôm nay cũng như mai sau. Để góp phần tìm hiểu, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng về việc xây dựng đời sống của sinh viên trường Đại học Cần Thơ hiện nay, cho nên tôi quyết định chọn “ Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng đời sống mới của sinh viên trường Đại học Cần Thơ hiện nay” để làm luận văn tốt nghiệp Đại học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: - Mục đích: Làm rõ về tư tưởng Hồ Chí Minh về đời sống mới và xây dựng đời sống đối với sinh viên trường Đại học Cần Thơ hiện nay. - Nhiệm vụ: Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về đời sống mới và xây dựng đời sống mới đối với sinh viên trường Đại học Cần Thơ hiện nay. Từ đó, đưa ra giải pháp để xây dựng đời sống mới cho sinh viên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng đời sống mới đối với sinh viên trường Đại học Cần Thơ có phạm vi to lớn cho nên chỉ tập trung nghiên cứu và làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về đời sống mới và xây dựng đời sống mới đối với sinh viên trường Đại học Cần Thơ hiện nay. Từ đó, tìm ra những phương hướng và giải pháp để xây dựng đời sống mới đối với sinh viên trường Đại học Cần Thơ trong những năm sắp tới. 3 - Phạm vi nghiên cứu: Tác giả luận văn chỉ nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đời sống mới và xây dựng đời sống mới đối với sinh viên trường Đại học Cần Thơ hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn: - Luận văn dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng đời sống mới đối với sinh viên . - Phương pháp nghiên cứu sử dụng: phương pháp điều tra, thu thập thông tin, phương pháp phân tích, phương pháp logic và lịch sử, tổng hợp và so sánh… 5. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu luận văn được kết cấu thành 3 chương 7 tiết. 4 NỘI DUNG Chương 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỜI SỐNG MỚI 1.1 Khái niệm về lối sống mới, nếp sống mới và đạo đức mới: Tháng 1/1946 chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào xây dựng Đời sống mới, 4/1946, Người ký sắc lệnh thành lập UBTW vận động đời sống mới. 3/1947, Người viết cuốn sách đời sống mới để hướng dẫn việc xây dựng Đời sống mới trong các tầng lớp nhân dân, trong toàn xã hội. Như vậy việc xây dựng Đời sống mới đã được Hồ Chí Minh nêu ra từ sớm, khi vấn đề lối sống, nếp sống, phong cách sống, chất lượng sống… hầu như chưa được bàn đến một cách rộng rãi ở các nước. Nét nổi bật của cuộc vận động này là nó đã nhanh chóng trở thành một phong trào quần chúng sôi nổi ngay từ khi cách mạng mới thành công và nhân dân ta đã phải đi ngay và cuộc kháng chiến chống ngoại xâm hết sức quyết liệt, cuộc sống còn trăm bề thiếu thốn. Cuộc vận động đã có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc tạo nên những chuyển biến to lớn trong đời sống văn hóa của nhân dân ta. Quan điểm xây dựng đời sống mới thực sự là quan điểm rất độc đáo của Hồ Chí Minh về văn hóa. Văn hóa là bộ mặt tinh thần của xã hội, nhưng bộ mặt tinh thần ấy không phải là cái gì cao siêu, trừu tượng mà lại được thể hiện ra ngay trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người, rất dễ hiểu, dể thấy. Điều ấy đã được Hồ Chí minh chỉ ra khi nói về nội dung của đời sống mới, cũng như cách thức xây dựng đời sống mới trong một nước Việt Nam độc lập. Khái niệm đời sống mới được Hồ Chí Minh nêu ra bao gồm cả đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới. Ba nội dung ấy có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu. Đạo đức gắn liền với lối sống và nếp ssống và nói chung lại được thực hiện trong lối sống và nếp sống. Chính vì vậy việc xây dựng đạo đức mới phải được tiến hành đồng thời với việc xây dựng lối sống mới và nếp sống mới. Có dựa trên cái nền đạo đức mới thì mới xây dựng được lối sống, nếp 5 sống lành mạnh, vui tươi, hướng con người tới tầm cao của văn hóa, của một đất nước độc lập XHCN. [ 9 ] a. Đạo đức mới: Đời sống mới trước hết bao gồm đạo đức mới về vấn đề này, Hồ chí Minh đã viết: “… thực hành đời sống mới là cần, kiệm, liêm, chính”. “ Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”. “ Nêu cao và thực hiện cần, kiệm, liêm, chính tức là nhen lửa cho đời sống mới”. [ 9] b. Lối sống mới: Lối sống mới (lối sống mà Hồ Chí Minh xây dựng cho mọi người và thể hiện ở ngay cả bản thân mình) trước hết là lối sống có lý tưởng, có đạo đức. Đó còn là lối sống văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại. Cùng với việc bồi dưỡng, nâng cao đạo đức, việc xây dựng đời sống mới đòi hỏi phải “ sửa đổi những việc rất cần thiết rất phổ thông, trong đời sống của mọi người tức là sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc”. Theo Hồ Chí Minh đó là 5 cách phải sửa đổi đối với mỗi người cũng như đối với một tập thể, một cộng đồng. Theo ngôn ngữ thường dung hiện nay thì đây là phong cách sống (sinh hoạt, ứng xử) và phong cách làm việc hoặc gọi chung là lối sống mới. Con người phải làm sao có ăn, mặc, ở, đi lại có nghĩa là phải giải quyết được những nhu cầu cần thiết trước hết để tồn tại, rồi mới có thể nghĩ đến làm văn thơ, làm triết… điều này đã được C.Mác nêu rõ trong học thuyết của ông. Tiếp nối tư tưởng của C.Mác, Hồ Chí Minh lại nói đến cách ăn, cách mặc, cách ở… thế nào cho đúng với đời sống mới mà chúng ta cần phải xây dựng, có ý nghĩa là nói về mặt văn hóa của ăn, mặc, ở… Mặt văn hóa của ăn, mặc, ở không phụ thuộc vào những thứ dung để ăn, mặc, ở nhiều hay ít, sang trọng hay đơn giản mà lại phụ thuộc vào lối sống có hay không có văn hóa của con người. Theo Hồ Chí Minh, phải xây dựng một phong cách sống khiêm tốn, giản dị, chừng mực, điều độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, biết quý trọng thời gian, ít 6 lòng ham muốn về vật chất, về chức quyền – danh lợi. Trong quan hệ với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em thì cởi mở, chân tình, ân cần, tế nhị; giàu tình yêu thương yêu quý mến con người, trân trọng con người; đối với mình thì chặt chẽ, đối với người thì khoan dung, độ lượng. Làm chủ tịch nước, người vẫn nhà gỗ đơn sơ, quần áo vải, Người cho rằng “Cách ăn mặc phải sạch sẽ, giản đơn, chất phác, chớ lượt thượt, xa xỉ, lòe loẹt”. Không phải Người phủ nhận nhu cầu chính đáng của mỗi người trong việc cải thiện và nâng cao các điều kiện sinh họat ăn, mặc, ở của mình ngày càng tốt hơn. Người chỉ rõ rằng: Người ta ai cúng muốn ăn ngon mặc đẹp nhưng muốn phải có đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon mặc đẹp như vậy không có đạo đức. Người chỉ rõ phong cách làm việc phải bao gồm tác phong quần chúng, tác phong tập thể - dân chủ, tác phong khoa học. Ba loại tác phong đều có những nội dung rất cụ thể, phong phú và có quan hệ mật thiết với nhau. Những tác phong ấy được thể hiện ra khi mỗi người hoàn thành nhiệm vụ được giao, nhất là đối với những người ở cương vị quản lý, lãnh đạo phong cách làm việc đó trước kia rất cần thiết, hiện nay lại càng cần thiết hơn. Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh đã thể hiện rất rõ những nôi dung trên đây, tiêu biểu cho một lãnh tụ của quần chúng. Chỉ cần xem cách Người nói cho quần chúng nghe, viết cho quần chúng đọc là thấy được điều đó. Là người có học vấn uyên bác cổ kim Đông Tây, thông thạo nhiều ngoại ngữ nhưng Người luôn luôn thể hiện một cách viết, cách nói chân thật – dễ hiểu mà tế nhị, mộc mạc – bình dân mà không thô thiển, Người rất không ưa sự phô trương hình thức, sự cầu kỳ rắc rối trong cách biểu hiện. Tư tưởng của người đi thanửg đến quần chúng với mọi người, nhới được và làm được.[9] c. Nếp sống mới: Quá trình xây dựng lối sống mới cũng là quá trình làm cho lối sống mới dần dần trở thành thói quen ở mỗi người, thành phong tục tập quán, của cả một cộng đồng, trong phạm vi một địa phương hay mở rộng ra cả nước và bây giờ thường gọi là nếp sống mới hay nếp sống văn minh. 7 Tháng 6/1957 về thăm quê hương Nghệ Tĩnh, Hồ Chí Minh nói “ Nhân dân ta nói chung cũng như nhân dân Hà Tĩnh nói riêng, có một truyền thống tốt đẹp nhưng hiện nay về thuần phong mỹ tục bị lém sút… Vì vậy, đồng bào phải cố gắng xây dựng lại thuần phong mỹ tục để hạn chế và tiễu trừ những tệ nạn đó”. Hồ Chí Minh dạy chúng ta chẳng những phải kế thừa mà còn phải phát triển những thuần phong mỹ tục đồng thời phải biết cải tạo những phong tục tập quán cũ lạc hậu; bổ sung những cái mới tiến bộ mà trước chưa có. “ Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm 8 mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Ví dụ: Ta phải bỏ hết tính làm biếng, tham, lam. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Ví dụ: Đơm cúng, cưới hỏi quá ca xỉ ta phải giảm bớt, cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Ví dụ: Ta phải tương thân, tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân hơn khi trước. Cái gì mới mà hay thì ta phải làm. Ví dụ: Ăn, ở cho hợp vệ sinh, làm việc cho ngăn nắp”. Việc sửa đổi những thói quen, phong tục, tập quán không còn phù hợp, loại bỏ những cái xấu, xây dựng những cái tốt là công việc rất khó khăn, phức tạp. “Thói quen rất khó đổi. Cái tốt mà lạ, người ta có thể cho là xấu. Cái xấu mà queb người ta cho là thường. Một vài ví dụ: Chồng đánh chửi vợ, cha mẹ đánh chửi con là điều rất dã man. Nhưng vì ta quen thấy, nên ta cho là việc thường…” Vì vậy phải nâng cao nhận thức, phải phấn đấu kiên trì mới có thể xây dựng được những thói quen, phong tục tập quán mới, thực hiện được đời sống mới. Hố Chí Minh rất nhiều lần nhấn mạnh phải xây dựng thuần phong mỹ tục: về phong tục, phải cấm hẳn say sưa, cờ bạc, hút xách, bợm bãi, trộm cắp. Phải tìm cách làm cho không có đánh chửi nhau, kiện cáo nhau, làm cho làng mình thành một làng thuần phong mỹ tục. Người nêu ra những việc rất cụ thể như vấn đề vệ sinh trong nhà ngoài ngõ, trong làng xã, phố phường, đường sá, ao hồ, cầu tiêu, nước ăn nước rữa, quan hệ làng xóm láng giềng, việc lễ hội, giỗ tết, ma chay, cưới hỏi… 9 Tuy thói quen, phong tục, tập quán có không biết bao nhiêu vấn đề cần phải rà soát, đánh giá để xây, để chống cho đúng, có như vậy mới xây dựng được một nếp sống có văn hóa, xây dựng được đời sống mới, thể hiện được bản chất tốt đẹp của CNXH. Tuy nhiên, việc thay đổi những thói quen cải tạo những phong tục, tập quán cũ lạc hậu không thể tiến hành một cách đơn giản, tùy tiện. Như Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to, nó ngấm ngầm cả cản trở cách mạng; nhưng chúng ta không thể xóa bỏ nó bằng cách trấn áp thô bạo, mà phải cải tạo nó một cách rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài. Trước hết phải tuyên truyền, giải thích để mọi người hiểu được cái lợi của việc xây dựng những thói quen, phong tục, tập quán mới. “ Tuyên truyền đời sống mới cũng như tuyên truyền việc khác, phải hăng hái, bền gan, chịu khó đồng thời cẩn thận, khôn khéo , mềm mỏng”. Những biện pháp ép buộc, trấn áp thô bạo chỉ đem lại những hậu quả không tốt. Qua tác phẩm Đời sống mới chúng ta hiểu rằng việc lấy kéo cắt tóc dài, cắt quần ống loe, phạt tiền người nào không chịu học quốc ngữ… là hoàn toàn không phù hợp với việc vận động xây dựng đời sống mới. Nhưng quan trọng là phải có những người làm gương, trước hết là chính những người lãnh đạo, quản lý, những người tuyên truyền xây dựng đời sống mới, phải miệng nói tay làm, phải nêu gương trước. Hơn nữa còn phải xây dựng cho được những tập thể kiểu mẫu để mọi người noi theo. “ Đời sống mới cũng cần có những người làm gương, những nhà làm gương, những làng làm gương. Khi trông thấy hiệu quả tốt tươi thì chắc những nơi khác sẽ hăng hái làm theo. Nếu miệng tuyên truyền bảo người ta siêng làm, mà tự mình thì ăn trưa, ngủ trễ, bảo người ta tiết kiệm mà tự mình thì xa xỉ, lung tung thì tuyên truyền một trăm năm cũng vô ích”. Về xây dựng đời sống mới, Hồ Chí Minh còn chỉ rõ có hai thứ: một là đời sống mới riêng, từng người – trẻ em hay người lớn, người giàu hay người nghèo, người chủ hay người thợ, thầy giáo hay học trò, cán bộ, đảng viên hay người dân, chủ tịch chính phủ hay người chạy giấy, người quét dọn trong một cơ quan nhỏ… Hai là, đời sống mới chung, từng nhà, từng gia đình, từng tập thể - nhà máy, công sở, trường học, bộ đội… từ làng xã đến phố phường, từ vùng miền đến cả nước. Đối với mỗi người hay nhóm người Hồ Chí Minh đều có chỉ dẫn rất cụ thể. Việc xây dựng đời sống mới phải bắt đầu từ từng người, từng gia đình vì mỗi người là một cá thể để tạo nên gia đình, mỗi gia đình là một tế bào để tạo nên xã hội. Mỗi người, mỗi gia đình đều thực hiện đời sống mới thì mới có thể xây dựng được đời sống ở các tập thể, các đơn vị, ở làng xã, phố phường cho đến cả nước. Hồ Chí Minh đã đặc biệt nhấn mạnh và đòi hỏi mỗi người, mỗi gia đình phải thực hiện đời sống mới. “ Do nhiều người nhóm lại mà thành làng. Do nhiều làng nhóm lại thành nước. Nếu người này cũng xấu, người kia cũng xấu thì thành làng xấu, nước hèn. Nếu mỗi người đều tốt thì thành làng tốt, nước mạnh… Nếu mọi người đều cố gắng làm đúng đời sống mới thì nhất định dân tộc sẽ phú cường”, “ Ai cũng làm như thế thì tự nhiên nước Việt Nam ta sẽ trở nên một nước mới, một nước văn minh”. Như vậy khái niệm văn minh mà Hồ Chí Minh sử dụng không phải chỉ khuôn vào trình độ phát triển sản xuất vật chất của khoa học kỹ thuật như quan niệm của nhiều người mà còn để chỉ trình độ phát triển đời sống tinh thần của xã hội. Ý nghĩa đó được thể hiện trong những câu nói của người đã trở thành rất quen thuộc với chúng ta: “ Văn minh thắng tàn bạo”. “ Đảng là đạo đức, là văn minh”… Ngày nay việc mở rộng cuộc vận động nếp sống văn minh, gia đình văn hóa cũng theo tinh thần đó.[9] 1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đời sống mới và thực hành đời sống mới, quan điểm của Đảng về xây dựng đời sống mới của sinh viên hiện nay: 1.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đời sống mới và thực hành đời sống mới: Năm 1947 là năm thứ hai dân tộc ta bước vào thực hiện đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược theo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Minh. Đây cũng là năm thứ hai Đảng ta trở thành đảng cầm quyền và toàn dân thực hiện đời sống mới. Lúc đó, chúng ta gần như bị cô lập, chưa có được sự giúp đỡ của phong trào cộng sản quốc tế, trong khi hậu quả ách đô hộ của thực dân, phát xít đã đưa dân tộc và nhân dân ta đến “dân cùng, tài tận, đời sống tiêu điều, mà cả tinh thần tâm lý cũng bị áp chế”. Tương quan so sánh về tiềm lực kinh tế, quân sự giữa ta với thực dân Pháp lúc này chẳng khác nào như “châu chấu đá voi”. Là người lãnh đạo công cuộc kháng chiến, kiến quốc, trong bối cảnh đó hơn ai hết, Người hiểu rằng, để thực hiện kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện một cách thắng lợi, một vấn đề rất cơ bản là phải xây dựng cho được một nhà nước vững mạnh, đem đến cho nhân dân một cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Đó cũng là mục đích cao nhất của cách mạng Việt Nam, của xã hội mới mà chúng ta xây dựng. Tác phẩm "Đời sống mới” của Người ra đời trong thời điểm này, dưới bút danh TÂN SINH, thật sự “là một điều cần kíp cho công cuộc cứu quốc và kiến quốc”. Cuốn sách như cái cẩm nang, “chỉ rõ bước đường đời sống mới một cách vắn tắt, rõ ràng, thiết thực, dễ hiểu”. Vì vậy, Người mong “đồng bào ta mỗi người có một quyển Đời sống mới để xem, để hiểu, để thực hành đời sống mới. Như thế, chúng ta nhất định sẽ tiến bộ lớn”. Trong cuốn sách, phong cách Hồ Chí Minh đã thể hiện rất đậm nét khi Người đề cập cụ thể, rõ ràng nhưng ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu về các nội dung của Đời sống mới, thực hành Đời sống mới. Theo đó, Người quan niệm Đời sống mới là “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”. Thực hành Đời sống mới là “sửa đổi những việc rất cần thiết, rất phổ thông, trong đời sống của mọi người, tức là sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc”, những điều mà bất cứ ai, để sống đều phải có. Người chỉ ra mục đích Đời sống mới là nhằm “đời sống của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn”, “mọi người đều được hưởng hạnh phúc” và làm cho “nước Việt Nam ta trở nên một nước mới, một nước văn minh”. Trong cuốn sách, Hồ Chí Minh đã giành phần lớn nội dung để đề cập đến xây dựng Đời sống mới. Tư tưởng cơ bản của Người là xây Đời sống mới cũng như làm những công việc khác, nó không có nghĩa “cái gì cũ cũng bỏ hết” để làm mới tất cả, mà chỉ “Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ”; “Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý”; “Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm”; “Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm”. Đây có thể coi như nguyên tắc trong xây Đời sống mới, và cũng là nguyên tắc trong xây mới ở bất cứ một lĩnh vực hoạt động gì theo Hồ Chí Minh. Cũng theo Người, Đời sống mới có hai loại là Đời sống mới riêng với từng người và Đời sống mới chung với từng đối tượng, nhóm người. Đời sống mới riêng, từng người gồm đời sống tinh thần và đời sống vật chất. Về tinh thần là “sốt sắng yêu Tổ quốc. Việc gì lợi cho nước, phải ra sức làm. Việc gì hại đến nước, phải hết sức tránh”; sẵn lòng công ích. Bất kỳ việc to việc nhỏ, có ích chung thì hăng hái làm; mình hơn người thì chớ kiêu căng, người hơn mình thì chớ nịnh hót, thấy của người thì chớ tham lam, đối của mình thì chớ bủn xỉn. ăn mặc sạch sẽ, giản đơn, chất phác mà không lượt thượt, xa xỉ, loè loẹt. Làm việc siêng năng, ngăn nắp, có tinh thần phụ trách, đã làm việc gì là làm cho kỳ được, làm đến nơi đến chốn; không làm dối, làm ẩu. Cư xử thành thực, thân ái, sẵn lòng giúp đỡ. Ham học để khi làm bất cứ việc gì cũng được dễ dàng hơn, đồng thời để bản thân mình càng tiến bộ. Còn Đời sống mới của từng đối tượng, nhóm người được Người chỉ ra với những nội dung rất cụ thể trong từng giới, ở từng lứa tuổi, trong một nhà, một làng, một trường học, một đơn vị bộ đội, một xưởng máy... Tựu chung lại, đó vẫn là đời sống vật chất, tinh thần; đều xoay quanh thực hiện cần, kiệm, liêm, chính trong ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc sao cho phù hợp với hoàn cảnh, công việc, nghề nghiệp của mỗi người và mỗi tổ chức. Khi đề cập đến thực hành Đời sống mới, Người coi đây là việc làm “vừa dễ lại vừa khó”.Thế thực hành đời sống mới khó hay dễ? ở đây nói dễ thì dễ. Nói khó thì khó. Tục ngữ có câu: “ Việc đời không gì khó, chỉ sợ chí không bền”, dễ là vì: “Người ta ai cũng muốn nhà cửa sạch sẽ, con cái tốt tươi. Mục đích đời sống mới là làm cho mọi người thỏa mãn lòng mong muốn đó. Cho nên ai cũng tán thành đời sống mới, không ai phản đối, đời sống mới có lợi nhiều chứ không hại. Không có gì cao xa khó khăn, làm thì thấy kết quả ngay trước mắt. Vì vậy có quyết tâm thì đời sống mới rất dễ làm”.Cò khó là vì: “ Việc dễ mấy nhưng không quyết chí bền gan thì cũng không bao giờ làm được. Một hòn núi, ta luôn cố xuyên mãi, lâu ngày xuyên cũng thông. Một cái cành cây khô, ta không chịu khó bẻ thì không bao giờ bẻ gãy, Thói quen rất khó đổi. Cái tốt mà lạ, người ta có thể cho là xấu. Cái xấu mà quen người ta cho là thường. Ví dụ: Đàn bà để tóc dài thường có chấy, dơ bẩn. Nếu có sốt định kỳ thì dễ lây, dễ chết. Cái hại đó ai cũng biết. Nếu hớt tóc ngắn thì sạch sẽ gọn gàng. Khôn sợ dịch sốt. Lợi và hại rất rõ ràng. Nhưng vì thói quen đàn bà ít người hớt tóc”. Nó dễ vì những việc đó mọi người vẫn làm thường xuyên, nay chỉ cần điều chỉnh sao cho hợp lý; nó cho thấy ngay kết quả là đem lại lợi ích tốt đẹp cho mỗi người, mọi người mà không có hại; nó lại không phải là cái gì cao xa, khó khăn, tốn công, tốn của, phải hy sinh chút gì; cũng không cần thông minh tài trí, miễn là mình muốn làm, có chí làm thì nhất định làm được, chỉ cần “Có quyết tâm thì đời sống mới rất dễ làm”. Còn nó khó là vì “không quyết chí bền gan”; vì cách ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc là thói quen đã ăn sâu vào mỗi người, dù thói quen đó có xấu nhưng một khi đã quen thì người ta vẫn cho đó là thường nên rất khó đổi; “Vả lại, bất kỳ việc gì, bước đầu cũng khó”. Người cho rằng, ai ai, làng làng, trường trường… cũng cần phải xây đời sống mới. Người “càng giàu có, càng cần làm đời sống mới”, vì “Nếu một mình no ấm, mà nỡ để đồng bào xung quanh đói rét, đến khi giặc cướp lung tung, thì dù giàu cũng không hưởng được”, “Nếu người giàu không giúp cho dân nghèo ăn ở đúng vệ sinh, đến khi có bệnh dịch thì người giàu cũng khó sống”. Còn người nghèo cũng cần xây Đời sống mới, vì chỉ có thực hành Đời sống mới thì mới trở nên no đủ, mới ít ốm đau, mới có sức khoẻ làm việc tiếp để trở nên giàu. Mỗi làng, mỗi đơn vị, mỗi nhà trường, cơ quan… đều cần phải thực hành Đời sống mới. Cả nước cũng có thể thực hành Đời sống mới, bởi lẽ dân ta có chí khí quật cường, có tính cần cù, chịu khó, chịu khổ; có ý chí quyết tâm đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự do; nước ta người lại khá đông, đất khá rộng, ruộng khá tốt, của khá nhiều, “Thế là những điều kiện để làm đời sống mới đã đủ rồi. Cũng như gạo, nước, củi đều sẵn sàng, chỉ cần nhen lửa thì có cơm ăn”, với tinh thần và lực lượng đó, nhất định sẽ thành công. Người còn khẳng định rằng “Thực hành đời sống mới trong ba năm thì về việc ăn, mặc, ở, đi lại, chúng ta quyết có thể tự cấp, tự túc. Đem tiền của chúng ta tiết kiệm, tích trữ được, mà mua máy móc to tát, để sửa đổi thêm nghề làm ruộng và mở mang công nghệ, thì trong 5, 7 năm, đời sống toàn thể đồng bào ta có thể phong lưu, dồi dào”. Người yêu cầu khi thực hành Đời sống mới, phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ đối tượng, công việc, nghề nghiệp, phong tục, tập quán để thực hành “cho hợp với hoàn cảnh”. Coi trọng “cả về tổ chức, sản xuất, vệ sinh, văn hoá, kháng chiến”, trong đó khi thực hành Đời sống mới, việc cần làm trước tiên là tuyên truyền, giải thích một cách giản đơn, rõ ràng, thiết thực để sao cho mọi người đều hiểu về Đời sống mới và cách thực hành Đời sống mới… từ đó có thể thực hiện được ngay, do đó trước hết phải tuyên truyền, giải thích và làm gương vậy thế thì nên làm thế nào? “ Là phải chịu khóa nói rõ cho mọi người hiểu đời sống mới có ích như thế nào. Nói một lần họ chưa hiểu thì nói nhiều lần, nói đi nói lại bao giờ người ta hiểu người ta làm mới thôi, nói phải đơn giản, thiết thực với hoàn cảnh mỗi người; nói sao cho người ta nghe rồi làm được ngay. Việc dễ, việc nhỏ làm được rồi sẽ nói đến việc to, việc khó. Tố nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho mọi người khác bắt chước, có một vài ví dụ: “ Mấy trăm năm trước, vài người Hà Lan lấy giống khoai bên Tàu về, khuyên đồng bào họ trồng, ban đầu chẳng những không ai chịu trồng mà cũng không ai dám ăn. Mấy người đó tự trồng lấy khoai rồi nấu lên ăn với nhau, người xung quanh thấy vậy mới bắt chước trồng. Chẳng bao lâu khắp cả nước Hà Lan ai cũng trồng khoai. Phân hóa học là một thứ phân rất tốt nhưng lúc đầu cũng không ai chịu dùng, sau có vài người dùng trồng cây lên rất tốt lúc bấy giờ thấy kết quả ai cũng đua nhau dùng”. Phải định kế hoạch cho sát hợp và chỉ bảo, khuyến khích, giúp đỡ cho dân làm. Phải làm mẫu, làm điểm để vừa rút kinh nghiệm, lại vừa cho mọi người “Khi trông thấy hiệu quả tốt tươi, thì chắc những nơi khác sẽ hăng hái làm theo”. Phải đi từ việc dễ đến việc khó, từ việc nhỏ đến việc lớn. Cán bộ phải là người trong sạch, công bình, thạo việc, dám hy sinh lợi ích riêng cho lợi ích chung, nói đi đôi với làm, hăng hái, kiên trì, bền bỉ, chịu khó, cẩn thận, khôn khéo và mềm mỏng, thực sự là tấm gương cho mọi người noi theo, “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”. Coi trọng việc tổ chức thi đuagiữa người với người, làng với làng, giữa tập thể này với tập thể khác để “Ai hơn thì được nhân dân kính trọng và Chính phủ khen thưởng”. Đồng thời, cần hết sức tránh các biểu hiện: cách nói, cách tuyên truyền khó hiểu, nói chữ, rối rắm để người nghe tưởng rằng Đời sống mới là cái gì đó cao xa, phức tạp, khó làm; tránh hăng hái quá
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất