Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hóa vào xây dựng, phát triển nền văn hó...

Tài liệu Vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hóa vào xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện nay

.PDF
88
193
61

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Trần Thị Đào Vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hóa vào xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Triết học: 60.22.80 Nghd. : TS. Nguyễn Hàm Giá 1 MỤC LỤC Mở đầu.................................................................................................................. 1 1- Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2- Tình hình nghiên cứu của đề tài........................................................................ 3 3- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 4 3.1- Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4 3.2- Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................... 5 5- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 5 5.1- Cơ sở lý luận .................................................................................................. 5 5.2- Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5 6- Đóng góp mới về khoa học của luận văn.......................................................... 5 7- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .............................................................................. 6 8- Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 6 Chương 1: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về văn hoá ................................................ 7 1.1- Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá ............................... 7 1.1.1- Khái niệm “văn hoá” ở Hồ Chí Minh ......................................................... 7 1.1.2- Tính chất của nền văn hoá mới ................................................................. 15 1.1.3- Chức năng của văn hoá ............................................................................. 23 1.2- Tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá trong xây dựng nền văn hoá ở nước ta hiện nay ................................................. 32 1.2.1- Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá ................................................. 32 1.2.2- Khai thác giá trị tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hoá để phát triển đất nước trong điều kiện hiện nay ....................................................................... 41 Chương 2: Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về văn hoá trong xây dựng nền văn hoá Việt Nam giai đoạn hiện nay – Một số vấn đề đặt ra và giải pháp .................................................................................................................... 44 2.1- Một số vấn đề đặt ra trong xây dựng nền văn hoá nước ta hiện nay ........... 44 2.1.1- Yêu cầu phát triển văn hoá đi đôi với phát triển kinh tế........................... 44 1 2.1.2- Những biểu hiện tiêu cực của nền văn hoá Việt Nam hiện nay ............... 50 2.2- Xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh ..... 55 2.2.1- Những định hướng cơ bản của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá............................................................................................................ 55 2.2.2- Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam hiện nay ............................................................................................................... 66 Kết luận .............................................................................................................. 78 Danh mục tài liệu tham khảo ........................................................................... 80 2 MỞ ĐẦU 1- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Từ năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới. Ngành văn hoá thông tin cũng bắt đầu cuộc hành trình đổi mới cùng với cuộc đổi mới đất nước. Cùng vào thời gian ấy, ở phạm vi toàn cầu, nhân loại bước vào “Thập kỷ thế giới vì sự phát triển của văn hoá” theo Nghị quyết 41/187 Liên Hợp Quốc thông qua ngày 9-12-1986 mà UNESCO được giao trách nhiệm phát động, tổ chức. Năm 1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cũng với việc khẳng định đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã khẳng định: Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và là động lực của qúa trình phát triển. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng lại tiếp tục khẳng định: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Mặt khác, chúng ta phải thấy rằng sự tăng trưởng kinh tế trong hơn 10 năm đổi mới đưa nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và chỉ nâng được mức thu nhập theo đầu người lên một ít mà đã làm bộc lộ bao nhiêu vấn đề xã hội - văn hoá bức xúc. Rõ ràng, kinh tế tăng trưởng thì phải kèm theo việc giải quyết có hiệu quả các vấn đề văn hoá - xã hội; nền tảng vật chất và nền tảng tinh thần đều phải cùng xây dựng hài hoà, thúc đẩy lẫn nhau để phát triển văn hoá, xây dựng con người toàn diện. Xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là nhiệm vụ cơ bản lâu dài. Hai nhiệm vụ này phải được thực hiện đồng thời như văn kiện Đại hội VIII khẳng định: “ Qua 10 năm đổi mới, chúng ta nhận thức rõ là không chờ kinh tế phát triển cao rồi mới giải quyết các vấn đề xã hội, mà ngay trong từng bước và suốt quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế phải luôn gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội” [47, Tr3]. Trong diễn văn 3 phát động “Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá” của UNESCO đã đưa ra lời cảnh báo: “Hễ nhà nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách khỏi môi trường văn hoá thì nhất định sẽ xảy ra mất cân đối nghiêm trọng về cả mặt kinh tế lẫn văn hoá và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều” [12,tr 45]. Còn tại Hội nghị liên chính phủ và chính sách văn hoá tại Stốckhôm - Thụy Điển (1998), đã ghi nhận 12 điểm cam kết, trong đó điểm thứ 11 nói rõ: “Việc bảo vệ các nền văn hoá bản địa và khu vực bị đe doạ bởi quá trình toàn cầu hoá, không được biến các nền văn hoá thành các di tích và làm cho văn hoá bị tước đi sức sáng tạo của sự phát triển năng động của chính mình” [57, tr46]. Do vậy, để chủ động hoà nhập và đóng góp tích cực vào xu thế toàn cầu hoá, liên kết và hợp tác khu vực và quốc tế, để đẩy mạnh sự tăng trưởng đồng thời với việc phát triển văn hoá nhằm phát triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì vấn đề xây dựng, phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là một vấn đề hết sức cấp bách và rất lâu dài trước sự đòi hỏi của cả dân tộc và mỗi con người Việt Nam hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người con nước Việt, là một nhà văn hoá kiệt xuất, danh nhân văn hoá thế giới, lãnh tụ cách mạng Việt Nam. Di sản tư tưởng của Người là hết sức to lớn, trong đó có tư tưởng về văn hoá, xây dựng nền văn hoá mới… là cơ sở tinh thần của nền văn hoá Việt Nam hiện đại. Ngày nay, tư tưởng văn hoá của Người vẫn còn nguyên giá trị định hướng xây dựng nền văn hoá “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với đặc trưng “dân tộc, hiện đại, nhân văn” vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Do đó, vấn đề nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và việc vận dụng tư tưởng của Người vào xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết. Một mặt, nó góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách mà lý luận và thực tiễn đã đặt ra. Mặt khác, nó góp phần tìm hiểu chiều hướng tiến triển của mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh kế và phát triển văn hoá, xã hội, giữa hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, với tư cách là hai mặt của 4 quá trình phát triển. Qua đó, nó gợi mở những vấn đề có tính phương pháp luận cho việc vận dụng tư tưởng văn hoá của Người vào xây dựng, phát triển nền văn hoá vừa bảo đảm tính hiện đại, vừa bảo đảm tính dân tộc. Bởi thế bắt đầu từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), Đảng ta đã trân trọng ghi vào Cương lĩnh và Điều lệ của mình: “Đảng lấy Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” [7, tr 127]. 2- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu từ lâu, đặc biệt là sau Đại hội lần thứ VII (6-1991) của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước đã thành lập hội đồng Quốc gia nghiên cứu tư tuởng Hồ Chí Minh. Nhiều đề tài cấp Nhà nước về tư tưởng Hồ Chí Minh đã được nghiệm thu. Trong lĩnh vực tư tưởng văn hoá, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, nhiều nhà nghiên cứu đã công bố những công trình có giá trị: Vũ Khiêu có bài: “Hồ Chí Minh đỉnh cao của văn hoá dân tộc và nhân loại”; Nguyễn Đức Lữ với bài: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc tiếp thu nền văn hoá nhân loại và việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc”; Đinh Xuân Lâm; Bùi Đình Phong trong cuốn “Hồ Chí Minh, Văn hoá và đổi mới”, Nxb Lao Động, 1998 cũng đã đề cập một cách khá sâu sắc tư tưởng văn hoá, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của Hồ Chí Minh. Đặc biệt trong cuốn “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hoá Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia,1998, của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã quy tụ được nhiều bài viết của nhiều tác giả nghiên cứu về tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh, đem lại cho chúng ta một cái nhìn tổng thể quan niệm của Người về văn hoá…và còn nhiều tài liệu khác. Phần thư mục của luận văn phản ánh đầy đủ tên tác giả và các tài liệu đó. Tổng hợp những công trình, tài liệu đi trước, tôi có một vài nhận xét như sau: Thứ nhất, nhìn chung trong các công trình khác nhau, các tác giả đã nêu và khái quát được những nét lớn chủ yếu trong tư tưởng văn hoá, xây dựng nền 5 văn hoá mới ở Việt Nam của Hồ Chí Minh. Một số bài bắt đầu đi vào khai thác, nghiên cứu những khía cạnh cụ thể của tư tưởng đó và cũng đã nêu lên những ý kiến đặc sắc. Chẳng hạn trong “ Về tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh”, GS Đặng Xuân Kỳ cho rằng: “Tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh là một di sản vô cùng quý giá, là những giá trị vĩnh cửu để lại cho dân tộc mình và cho nhân loại. Những tư tưởng ấy không chỉ nằm trong những bài nói, bài viết, những tác phẩm của Người, mà còn nằm trong toàn bộ hoạt động thực tiễn, trong cuộc sống, trong con người Hồ Chí Minh và quan trọng hơn là trong phong trào cách mạng của cả một dân tộc…”. Thứ hai, về vấn đề mà luận văn nghiên cứu, các tác giả đều có chung một nhận định rằng, Hồ Chí Minh là một tượng trưng cao đẹp của bản sắc văn hoá Việt Nam, tư tưởng văn hóa của Người là tư tưởng của một nền văn hoá tương lai. Song nhìn chung, các công trình nghiên cứu về việc vận dụng và học tập tư tưởng của Người để xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc trong giai đoạn hiện nay chưa nhiều, còn thiếu những công trình quy mô, xứng đáng với tầm vóc của vấn đề này trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhu cầu về lý luận và thực tiễn hiện nay đòi hỏi phải có những chuyên khảo nhằm làm sâu sắc hơn, đầy đủ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và việc vận dụng tư tưởng đó trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Vì vậy, để đóng góp một phần nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu trên, tác giả chọn vấn đề: “ Vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hoá vào xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam hiện nay” làm đề tài tốt nghiệp cao học. 3- MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1- Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, luận văn đã đưa ra một số định hướng, giải pháp cơ bản nhằm xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam hiện nay theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 6 3.2- Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn phải giải quyết những nhiệm vụ sau: Một là: Phân tích nhằm làm bật những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và tầm quan trọng của việc vận dụng những tư tưởng văn hoá của Người. `Hai là: Phân tích những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng văn hoá hiện nay. Ba là: Đề xuất một số định hướng và giải pháp để xây dựng, phát triển văn hoá Việt Nam hiện nay. 4. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài: “ Vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hoá vào xây dựng phát triển nền văn hoá Việt Nam hiện nay ” là một đề tài rộng. Vì thế, tác giả luận văn chỉ tập trung vào mấy vấn đề sau: Thứ nhất: Phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh. Thứ hai: Phân tích việc vận dụng tư tưởng của Người vào xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam hiện nay. 5- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1- Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở: - Các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử - Các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ nghĩa Mác- Lênin về văn hoá, con người. - Các công trình, các tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về bản sắc văn hoá Việt Nam. 7 5.2- Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là phương pháp phân tích , tổng hợp, lôgíc- lịch sử, so sánh…. 6- ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN Về lý luận: Trên cơ sở làm rõ các quan niệm, tư tưởng về văn hóa của Hồ Chí Minh, luận văn phân tích, luận giải dưới góc độ triết học những giá trị của quan niệm, tư tưởng ấy đối với nền văn hoá dân tộc Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Về thực tiễn: Luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp khả thi cho vấn đề đặt ra. 7- Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Về lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm tư tưởng văn hoá của Hồ Chí Minh và luận giải sự cần thiết phải vận dụng tư tưởng ấy vào việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam hiện nay. Về thực tiễn: Luận văn nêu ra một số giải pháp chung nhằm vận dụng tư tưởng của Người về văn hoá để xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam hiện nay. Có thể làm tư liệu tham khảo cho giảng dạy, nghiên cứu sau này. 8- KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 4 tiết. 8 Chương 1 TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ 1.1 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ 1.1.1 Khái niệm “ văn hoá” ở Hồ Chí Minh Khái niệm văn hoá xuất hiện ở Đông Á rất sớm. Lưu Hưởng (khoảng năm 76 Trước công nguyên) thời Tây Hán (Trung Quốc) là người đầu tiên đưa ra định nghĩa về văn hoá. Trong sách Thuyết Uyển bài Chi vũ công viết: “Bậc thánh nhân tri thiên hạ, trước dùng văn đức sau mới dùng vũ lực. Phàm dùng vũ lực đều để đối phó kẻ bất phục tùng, dùng văn hoá không thay đổi được thì sau đó sẽ trinh phạt”[44,tr15]. Ở đây, văn hoá được hiểu như là cách thức điều hành xã hội bằng “văn trị” để “giáo hoá” con người, đối lập với việc dùng vũ lực để đối phó. Văn trị là dùng chế độ lễ nhạc điển chương tức cái hay cái đẹp để giáo dục và cảm hoá con người. Chung quy tại Á Đông, trong đó có Việt Nam, quan niệm trên tồn tại cho đến cuối thế kỷ XIX. Tại Việt Nam, thông qua con đường: Nhật Bản - Trung Quốc và Pháp kể từ thế kỷ XX, thuật ngữ văn hoá dần dần được hiểu như ở Phương Tây. Thuật ngữ văn hoá ở các nước phương Tây ngày nay vẫn giữ một số hàm nghĩa gốc của Cultura trong tiếng Latinh như trồng trọt, vun trồng, cư trú, luyện tập…. Khái niệm hiện đại về văn hoá lần đầu tiên được E.B.Tayler, nhà nhân chủng học người Mỹ định nghĩa trong cuốn “văn hoá nguyên thuỷ”, xuất bản năm 1971. Theo đó, “văn hoá là một tổng thể phức tạp, bao gồm cả tri thức, tín ngưỡng nghệ thuật, phong tục và cả những năng lực thói quen mà con người đạt được trong xã hội”[44, tr16]. Ngày nay, như nhiều nhà nghiên cứu thống kê đã có hơn 400 định nghĩa về văn hóa. Trong đó, khái niệm văn hoá của UNESCO hướng vào cái cơ bản nhất và cũng là cái chung tốt đẹp nhất của mọi nền văn hoá là xu hướng hoàn thiện và tôn vinh con người - mà với hình thức biểu hiện cụ thể của nó khiến các nền văn hoá mang đặc điểm riêng. Cách tiếp cận này 9 được cộng đồng chấp nhận tại Hội nghị liên Chính phủ về các chính sách văn hoá, họp năm 1970 tại Venise. Đến năm 1982, tại Hội nghị lần thứ II đã phê chuẩn cách tiếp cận đó đối với văn hoá. Theo đó văn hoá được định nghĩa là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, tập quán, phong tục, lối sống và lao động nhờ đó mà con người định vị mình trong thời gian, không gian nhất định để có thể giải thích thế giới, phát triển các năng lực biểu hiện, giao lưu sáng tạo. Nội dung của khái niệm thường được UNESCO xem xét qua bốn bộ phận hợp thành: Hệ thống khái niệm (khái niệm, biểu tượng); hệ thống giá trị, chuẩn mực; hệ thống biểu hiện văn hoá (nghệ thuật, văn học, khoa học…); hệ thống hành động và ứng xử văn hoá. Ở Việt nam truyền thống, ngoài việc tiếp thu cách tiếp cận văn hoá như là một cách thức điều hành xã hội bằng “ văn trị” và “giáo hoá” của Trung Quốc còn có hàm nghĩa “văn hiến” và “văn vật”. Các loại từ điển thường định nghĩa văn hiến là “truyền thống lâu đời” còn văn vật là “truyền thống văn hoá biểu hiện ở những nhân tài và di tích lịch sử”. Nói khác đi, văn hiến thiên về các biểu tượng giá trị vật chất. Vì thế, có thể coi văn hiến và văn vật là các hàm nghĩa đặc trưng của khái niệm văn hoá Việt Nam. Từ đầu thế kỷ XX lại thêm hàm nghĩa “văn minh” chỉ tình trạng về vật chất của loài người, là hình thái kinh tế của văn hoá. Theo cách phân chia của F. Ănghen về các giai đoạn phát triển văn hoá nhân loại (mông muội, dã man và văn minh) thì văn minh là nấc thang của văn hoá và thiên về các giá trị vật chất kinh tế. Các hàm nghĩa “văn trị”,“văn hiến”,“ văn vật”và “văn minh” được nhận thức trong hoặc bên cạnh khái niệm văn hoá đã khiến cho các cách tiếp cận và cách hiểu về văn hoá ở nước ta rất đa dạng. Nhà sử học Đào Duy Anh coi văn hoá là “sinh hoạt”. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc xem văn hoá là “hoạt động”. Trên cơ sở tán thành các cách tiếp cận văn hoá của UNESCO, các tác giả cuốn “văn hoá xã hội con người” coi văn hoá là “tổng thể sống động các hoạt động 10 sáng tạo của cá nhân và cộng đồng trong quá khứ và hiện tại để phát huy những năng lực bẩm sinh và bản chất nhằm vươn tới cái chân, thiện, mỹ”[43,tr32]. Trần Ngọc Thêm trong cuốn “Cơ sở văn hoá Việt Nam” định nghĩa: “Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”[51,tr 10-13]. Từ đó tác giả nêu ra 4 đặc trưng và gắn liền chúng với 4 chức năng của văn hoá. Đó là: Tính hệ thống với chức năng tổ chức xã hội Tính giá trị với chức năng điều chỉnh xã hội Tính nhân sinh với chức năng giao tiếp xã hội Tính lịch sử với chức năng giáo dục Báo cáo tổng kết chương trình KX06 ( giai đoạn 1991- 1995) tuy không trực tiếp xác định khái niệm văn hoá nhưng tán thành quan điểm coi văn hoá là tổng thể các ý niệm, giá trị, thể thức và hình thức biểu hiện văn hoá cũng như các hành động nói lên các giá trị chân, thiện, mỹ trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người với con người, con người với bản thân mình [48, tr6-7]. Phạm Minh Hạc trong công trình “phát triển giáo dục, phát triển con người…” định nghĩa “văn hoá là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người, cộng đồng, dân tộc, lịch sử sáng tạo. Có văn hoá nhân loại, văn hoá dân tộc, văn hoá cộng đồng, văn hoá gia đình, văn hoá của từng con người”[15,tr 79]. Nhìn chung, các quan niệm trên đều xác định khái niệm văn hoá theo nghĩa rộng hoặc thiên về trạng thái động của văn hoá như sinh hoạt, hoạt động hoặc thiên về tình trạng tĩnh của văn hoá như tổng thể các giá trị vật chất - tinh thần. Với cách tiếp cận biện chứng để nắm cả trạng thái vận động và trạng thái tĩnh của văn hoá, trên cơ sở kết hợp hài hoà biện chứng giữa truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, dân tộc và quốc tế, Hồ Chí Minh đã có nhiều phát biểu về văn hoá. Trong phần cuối tập Nhật ký trong tù (1942 - 1943) lần đầu tiên Hồ Chí Minh đã nêu ra một định nghĩa về văn hoá: 11 “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn”[24, tr431]. Người còn dự định xây dựng nền văn hoá dân tộc với năm điểm lớn: 1- Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường 2- Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng 3- Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội. 4- Xây dựng chính trị: dân quyền. 5- Xây dựng kinh tế. Như vậy, văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng nhất. Đó là toàn bộ những giá trị vật chất và những giá trị tinh thần mà loài người sáng tạo ra nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời cũng là mục đích cuộc sống của loài người. Và muốn xây dựng nền văn hoá dân tộc thì phải xây dựng tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý con người. Từ sau cách mạng tháng Tám, văn hoá đã được Người xác định là đời sống tinh thần của xã hội, là thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội. “Những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi văn hoá mới kiến thiết được và đủ điều kiện để phát triển được”[33, tr 345]. Đây là quan điểm của chủ nghĩa Mác về văn hoá được tiếp thu và truyền bá theo phương thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khác với tất cả các quan niệm về văn hoá trước kia của các nhà nho, các nhà tri thức tư sản đã tách văn hoá ra khỏi đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và coi lĩnh vực văn hóa gắn liền với những cách sống cao thượng của tầng lớp trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng:“ Văn hoá không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính 12 trị”. Văn hoá trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận hợp thành của toàn bộ đời sống xã hội. Nó cùng với kinh tế, chính trị tạo nên đời sống của dân tộc ta. Văn hoá bao giờ cũng gắn liền với các hoạt động sản xuất và đời sống: “ Văn hoá xa đời sống, xa lao động là văn hoá suông. Nhân dân lao động là người chủ sở hữu và hưởng thụ các giá trị văn hoá đó”. Nhiều lần Hồ Chí Minh đã nói rằng: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề phải chú ý đến cùng, phải coi trọng ngang nhau: Chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội”[33,Tr345]. Trong lịch sử phát triển dân tộc và loài người đã từng có sự phát triển không ngang nhau, không tương đồng giữa kinh tế và văn hoá. Có những nền kinh tế, chính trị, những giai đoạn phát triển xã hội, ở đó văn hoá không phát triển đồng đều với các lĩnh vực còn lại. Có những giai đoạn mà lịch sử lại dành ưu tiên cho kinh tế hoặc chính trị. Cũng có những giai đoạn lịch sử , xã hội dành ưu tiên cho văn hoá. Song đối với Hồ Chí Minh, kiến thiết xã hội phải coi trọng ngang nhau cả văn hóa, kinh tế, chính trị. Chỉ có như vậy xã hội mới phát triển lâu bền và nhịp nhàng. Trong đó, Hồ Chí Minh bao giờ cũng coi các quan hệ kinh tế, cơ cấu kinh tế là nền tảng để phát triển văn hoá. Người viết rằng, văn hoá là kiến trúc thượng tầng, nhưng cơ sở hạ tầng của xã hội phải được kiến thiết vững mạnh thì văn hoá mới phát triển được. Nếu nền tảng kinh tế và các cơ cấu xã hội bị phương thức sản xuất chế ước dù trực tiếp hay gián tiếp cũng quy định những tham số cơ bản của văn hoá. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã coi nguồn gốc các quan hệ và các giá trị văn hoá gắn liền với trình độ phát triển của sản xuất vật chất. Người cho rằng: “Văn hoá phải gắn liền với lao động sản xuất”[29,tr59]. Trước hết, Người coi sản xuất vật chất là cội nguồn của các giá trị văn hoá. Song Người không khẳng định mọi quá trình văn hoá diễn ra trong đời sống xã hội duy nhất chỉ có lao động sản xuất. Vì sự tăng trưởng, phồn vinh về mặt vật chất xã hội không phải là tỷ lệ thuận với việc nâng cao giá trị văn hoá. Sự phát triển giữa kinh tế và văn hoá vừa có sự phát triển cùng chiều nhưng vừa không cùng chiều. Do kinh tế quy định cấu trúc xã hội và các cơ cấu kiến trúc thượng tầng, trong khuôn khổ này, văn hoá được 13 quyết định không phải một cách trực tiếp bởi kinh tế, mà phải thông qua các quan hệ xã hội. Các chế ước xã hội đã làm cho văn hoá phát triển đa chiều. Hồ Chí Minh cho rằng, kinh tế có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của văn hoá; mặt khác, Người còn coi trọng chế độ chính trị, hay các chế ước xã hội đã làm nảy sinh tính đa dạng của văn hoá, nhưng sự tác động trở lại của văn hoá đã góp phần thúc đẩy và nâng cao đời sống vui tươi, lành mạnh của xã hội. Trong tư tưởng văn hoá, Hồ Chí Minh rất coi trọng đến trình độ phát triển của sản xuất, về tính chất của các quan hệ kinh tế - xã hội vì nó là nền tảng của văn hoá; song, trung tâm cần chú ý nhất ở Hồ Chí Minh là vấn đề bản chất, cái tạo ra bản chất của mọi hiện tượng văn hoá của cá nhân và cộng đồng, là khả năng sáng tạo của nhân dân lao động. Nhiều lần Hồ Chí Minh đã nói: lao động là nguồn sống, nguồn vui, nguồn hạnh phúc của chúng ta. Phát triển và mở rộng tư tưởng văn hoá phải gắn liền với lao động sản xuất, Hồ Chí Minh coi sự vận động của văn hoá trong lịch sử là toàn bộ khả năng sáng tạo của quần chúng nhân dân. Người viết rằng: “Quần chúng nhân dân là những người sáng tạo, công nông là những người sáng tạo. Nhưng quần chúng nhân dân không phải chỉ sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng nhân dân còn là người sáng tác nữa”[28,tr 250]. “Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao là những sáng tác của quần chúng. Các sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn… Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý”. Người nói rằng, phải gắn kinh tế với văn hoá, thông qua văn hóa kinh tế sẽ được thực hiện tốt hơn. Khi kinh tế tốt hơn thì văn hoá sẽ có điều kiện để thúc đẩy các quá trình xã hội. Hồ Chí Minh nói: “ Vì sao không nói phát triển văn hoá và phát triển kinh tế ? Tục ngữ ta có câu: Có thực mới vực được đạo, vì thế kinh tế phải đi trước. Nhưng phát triển để làm gì? Phát triển kinh tế và văn hoá để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nước ta… Văn hoá phải thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống tươi vui, lành mạnh của quần chúng”[28, tr 59]. Trong tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh, văn hoá không chỉ gắn với kinh tế vì cái này là điều kiện cho cái kia phát triển, mà hơn thế nữa cả kinh tế và văn hoá đều hướng đến sự phát triển tổng thể hơn - phát triển xã hội. Giữa kinh tế và 14 văn hoá vừa có sự phát triển cùng chiều, vừa có sự phát triển ngược chiều. Nếu chỉ chú ý tăng trưởng kinh tế sẽ có nguy cơ phá hoại văn hoá, nghĩa là phá hoại những quan hệ cơ bản giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người và các thế hệ người, kể cả các nhân cách người. Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề phát triển lâu bền và phát triển toàn diện cả kinh tế và văn hoá, vì văn hoá sẽ hỗ trợ và phòng ngự cho sự tăng trưởng kinh tế, trong đó có sự tăng trưởng của các giá trị con người. Văn hoá có mối quan hệ mật thiết với chính trị. Chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hoá mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hoá phát triển. Văn hoá và chính trị đều là những yếu tố của kiến trúc thượng tầng, có quan hệ mật thiết với nhau. Một nền chính trị đúng đắn bao giờ cũng được xây dựng trên cơ sở một nền văn hóa tiến bộ. Khi Hồ Chí Minh nói: ham muốn tột bậc của Người là làm sao cho nước ta được độc lập, dân ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành… thì đó vừa là mục tiêu của chính trị đồng thời là mục tiêu của văn hoá. Một nền văn hóa tiến bộ thì phải hướng vào mục tiêu phục vụ chính trị cao cả của đất nước. Tại buổi khai mạc Đại hội văn hoá toàn quốc (24-11-1946) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:“Văn hoá liên lạc với chính trị rất mật thiết”. Người xác định: “Văn hoá phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do. Đồng thời văn hoá phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lý tưởng chung mà quên lý tưởng riêng”… “Văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi”[3,tr16]. Khi cả đất nước và dân tộc còn bị nô lệ thì văn hoá cũng cùng chung số phận nô lệ, tuyệt đại nhân dân bị đày đoạ trong vòng tối tăm, dốt nát. Vì vậy có những nhà yêu nước chủ trương phải khai dân trí, phải nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân, sau đó mới tính đến chuyện giành độc lập, tự do cho đất nước và dân tộc. Đường lối cải lương đó đã hoàn toàn bị thất bại. Khi chuẩn bị cuộc cách mạng vô sản ở nước Nga, vấn đề cũng được đặt ra tương tự như vậy. Có người cho rằng cần phải nâng cao trình độ văn hoá của 15 nhân dân Nga lên trước, rồi sau mới làm cách mạng chính trị. Lênin đã trả lời: “ Tại sao không làm cách mạng chính trị trước để sau đó có điều kiện thuận lợi nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân Nga? ”. Quan điểm của Lênin đã được thực tiễn cách mạng tháng Mười Nga chứng minh là hoàn toàn đúng đắn. Lãnh đạo nhân dân ta đi theo con đường cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh đã vạch ra một đường lối mới: Phải tiến hành cách mạng chính trị trước mà cụ thể ở Việt Nam là tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, để giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn hoá, mở đường cho văn hoá phát triển. Về vấn đề này Người đã viết: “…Xưa kia chính trị bị đàn áp, nền văn hoá của ta vì thế không nảy sinh được”. “Xã hội thế nào, văn hoá thế ấy. Văn nghệ của dân tộc ta vốn rất phong phú, nhưng dưới chế độ thực dân và phong kiến nhân dân ta bị nô lệ, thì văn nghệ bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được”. Như vậy, văn hoá không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị. Văn hoá phải phục vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Văn hoá nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị”[9,Tr368-369]. Quan niệm đó của Người đã định hướng cho mọi hoạt động văn hóa, động viên giới văn hoá văn nghệ đi vào kháng chiến, thực hiện khẩu hiệu “văn hoá hoá kháng chiến, kháng chiến hoá văn hoá”, đã tạo nên một phong trào văn hóa kháng chiến sôi động chưa từng thấy trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Văn hóa không đứng ngoài mà đứng trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Và cuộc kháng chiến đã trở thành cuộc kháng chiến không thể thiếu văn hoá. Quan điểm trên đây của Hồ Chí Minh cũng định hướng cho việc xây dựng và phát triển nền văn hoá mới của nước ta trong suốt 20 năm chống Mỹ cứu nước, cũng như trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay. Văn hoá không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị, điều đó có nghĩa là văn hóa phải phục vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển 16 kinh tế, tác động tích cực trở lại đối với kinh tế và chính trị, như là một động lực hết sức quan trọng. Theo Người, văn hoá không phụ thuộc một cách máy móc vào điều kiện sinh hoạt vật chất, mà văn hóa - tư tưởng phải đi trước một bước để thúc đẩy cho kinh tế - xã hội phát triển. Lênin từng nói: “Người mù chữ đứng ngoài chính trị”. Chính trên tư tưởng ấy, ngay từ ngày nhân ta mới giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : “Mọi người Việt Nam… phải có kiến thức mới, để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà”. Lênin coi dốt nát là kẻ thù. Vận dụng lời dạy đó trong hoàn cảnh đặc biệt của Việt Nam, khi mà chính quyền của nhân ta còn trong trứng nước (1945) và thù trong giặc ngoài làm cho nền độc lập của nước ta ở vào tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”, thì Hồ Chủ tịch đề ra 3 nhiệm vụ: diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm, cả ba nhiệm vụ đó đều cấp bách và hệ trọng, đều phải tiến hành đồng thời. Người nói: “ Trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ… cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất độc lập, dân chủ và giàu mạnh”[27, tr 281-282]. Từ đó, suốt mấy chục năm ròng lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến, kiến quốc, Người luôn dạy ta rằng, giống như mặt trận xây dựng kinh tế, mặt trận chống xâm lăng, văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em công tác trên lĩnh vực văn hóa, có nhiệm vụ trực tiếp đóng góp xây dựng, phát triển văn hoá dân tộc - cách mạng - hiện đại với những cống hiến lớn lao của mình cả trên phương diện trí tuệ - sáng tạo và phương diện truyền thụ văn hóa dân tộc, văn hoá thế giới cho nhân dân Việt Nam ta. Cũng phải thấy rằng, văn hoá đứng ở trong kinh tế, chính trị cũng có nghĩa là chính trị và kinh tế phải có tính văn hoá, điều mà chủ nghĩa xã hội cũng như thời đại đang đòi hỏi. Văn hoá sẽ càng phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của kinh tế, chính trị. Trong thời kỳ hiện nay, Đảng ta xác định: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội”[9, Tr10]. 17 1.1.2 Tính chất của nền văn hoá mới Sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời, việc xây dựng một nền văn hoá mới đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đặt ra như một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Ngay sáng 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra một loạt vấn đề về văn hoá, như giải quyết nạn dốt, giáo dục nhân dân tinh thần cần, kiệm, liêm, chính, cấm hút thuốc phiện, tự do tín ngưỡng….Cùng ngày, Người đã ra thông báo về việc tiếp đại biểu các đoàn thể, các tầng lớp nhân dân, nêu ra một phong cách làm việc mới, một thứ văn hoá chính trị mới của người đứng đầu Nhà nước, hoàn toàn khác với chế độ thực dân phong kiến trước kia. Cũng trong ngày đầu tháng 9- 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thành lập Uỷ ban văn hoá lâm thời Bắc bộ. Trong buổi tiếp đại biểu của Uỷ ban này ngày 7-9-1945. Người nói: “ Tôi mong rằng các ngài trong giới văn hoá nhận thấy rõ nhiệm vụ của các ngài trong lúc này là củng cố nền độc lập của Việt Nam, sửa soạn gây dựng cho đất nước một nền văn hóa mới. Bổn phận của các ngài là lãnh đạo tư tưởng quốc dân, đấu tranh cho độc lập và kiến thiết một nền văn hóa mới”. Trong Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Đảng Lao động Việt Nam có đoạn: “Xúc tiến công tác văn hoá để đào tạo con người mới và cán bộ cho công cuộc kháng chiến kiến quốc. Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hoá đế quốc. Đồng thời phải phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hoá tiến bộ thế giới để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam có tính dân tộc, khoa học, đại chúng”[26,Tr38-39]. Có thể nói đây là lần đầu tiên Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã nêu lên tư tưởng văn hoá một cách ngắn gọn, súc tích, đầy đủ, đặc biệt là về xây dựng một nền văn hoá Việt Nam có tính dân tộc, khoa học, đại chúng. Từ việc nghiên cứu lịch sử văn hoá Việt Nam, kể cả thời kỳ văn hoá bị nô dịch dưới chế độ thực dân và thời kỳ nền văn hóa dân chủ mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy vai trò, sức mạnh của văn hóa. Xét đến cùng văn hoá là 18 vũ khí tinh thần để chiến thắng. Kẻ đi áp bức bóc lột dân tộc khác đã dùng những thủ đoạn văn hoá nô dịch để phục vụ cho tham vọng kinh tế và chính trị của chúng. Những dân tộc bị bóc lột phải chiến thắng kẻ thù bằng chính sức mạnh văn hoá dân tộc mình. Hơn ai hết, khi dấn thân vào con đường hoạt động cách mạng, đặc biệt từ khi bắt gặp ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa MácLênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấu hiểu tầm quan trọng của văn hoá đối với đời sống con người và sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, đổi mới đất nước. Từ những năm 20 cho đến cuối đời, Người đã hoạt động say sưa, không mệt mỏi trên mặt trận văn hoá. Thức tỉnh dân tộc bằng ý thức và truyền thống văn hoá, bằng sức mạnh của tinh hoa văn hoá nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác-Lênin, bằng việc phủ nhận và xoá bỏ các yếu tố phản văn hoá, Hồ Chí Minh đã khơi dậy truyền thống hàng ngàn năm lịch sử của cha ông, cố kết dân tộc bằng sợi dây văn hoá dân tộc và văn hoá thời đại, lãnh đạo thành công sự nghiệp giải phóng dân tộc. Cách mạng tháng Tám thắng lợi chính là nhờ Đảng ta mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát huy đến đỉnh cao bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam kết hợp với tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là sự thắng lợi của sức mạnh văn hoá. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám bắt nguồn từ sức mạnh văn hoá của quá khứ, đồng thời mở ra một thời kỳ của văn hoá Việt Nam. Lịch sử đặt lên vai Hồ Chí Minh và Đảng ta một trọng trách lớn lao là lãnh đạo toàn thể dân tộc tạo dựng một nền văn hoá của nước Việt Nam mới - Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tiến hành nhiều nhiệm vụ còn khó khăn hơn so với công cuộc giành chính quyền. Độc lập - Tự do là những giá trị văn hoá thiêng liêng mà phải trải qua bao năm tháng, đổ bao xương máu chúng ta mới giành lại được. Công cuộc kháng chiến kiến quốc, bảo vệ và phát triển đất nước được tiến hành thông qua chiến lược “chống giặc dốt, chống giặc đói, chống giặc ngoại xâm”. Cả dân tộc với một sinh khí văn hóa mới: “Dân tộc - Khoa học - Đại chúng” đã đi vào hai cuộc kháng chiến thần thánh và đã chiến thắng vẻ vang như một chiến công hiển 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan