Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng hồ chí minh về cnxh ở việt nam...

Tài liệu Vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng hồ chí minh về cnxh ở việt nam

.PDF
357
210
119

Mô tả:

HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN TRUNG ƯƠNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC KX.04/06-10 “NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010” ********************* BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM (MÃ SỐ KX.04.05/06-10) Chủ nhiệm đề tài: GS,TS MẠCH QUANG THẮNG Cơ quan chủ trì đề tài HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 8096 HÀ NỘI, 3-2010 NHỮNG NGƯỜI BIÊN SOẠN GS, TS MẠCH QUANG THẮNG (Chủ biên) PGS, TS PHẠM NGỌC ANH PGS, TS BÙI ĐÌNH PHONG TS TRẦN DUY HƯNG PGS, TS NGUYỄN THANH TUẤN CỘNG TÁC VIÊN CHỦ YẾU GS,VS PHẠM MINH HẠC; PGS,TS NGUYỄN ĐỨC BÁCH; PGS,TS NGUYỄN QUỐC PHẨM; PGS,TS ĐÀM ĐỨC VƯỢNG; TS LẠI QUỐC KHÁNH; GS,TS PHAN NGỌC LIÊN; NGUYỄN HUY HOAN; ĐẶNG HỒNG HOA; TS NGUYỄN ĐÌNH THỐNG; NGUYỄN NHÂM; Th.S CHU LAM SƠN; NGUYỄN HẢI HIỆP; ThS. NGUYỄN HỮU NHÂN; TẬP THỂ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA Tp.HỒ CHÍ MINH; TẬP THỂ HUYỆN ỦY VÀ BAN QUẢN LÝ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (BÀ RỊA – VŨNG TÀU); HUYỆN ỦY PHÚ QUỐC (KIÊN GIANG); HỘI LIÊN HIỆP KHOA HỌC XÃ HỘI TỈNH QUẢNG ĐÔNG (TRUNG QUỐC); MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................... 4 Chương thứ nhất VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG 14 HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM – MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN I. QUAN NIỆM TỔNG QUÁT VỀ VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ PHÁT 14 TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM..................................................................................................................... 1. Quan niệm về vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng - lý luận...................................................................................................... 14 2. Vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội......................................................................................... 17 3. Nội hàm khái niệm vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay .......................... 20 II. CÁC NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA 26 XÃ HỘI................................................................................................................. 1. Các nguyên tắc chung (phương pháp luận Hồ Chí Minh) .............. 26 2. Các nguyên tắc bảo đảm sự nghiệp phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa (phương pháp luận Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội) ………………………………………………………………………. 37 3. Các nguyên tắc thực hiện sự nghiệp tiến lên chủ nghĩa xã hội....... 49 Chương thứ hai LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM – 62 TỪ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐẾN NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM I. GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ 62 MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM………………………....... 1 1. Giá trị lý luận và thực tiễn quan niệm Hồ Chí Minh về tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội …………………………………………… 62 2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về các đặc trưng và bản chất của chủ nghĩa xã hội ……………………………………………………. 72 3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam …………………………………………… 99 4. Giá trị lý luận và thực tiễn của quan niệm Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam …………………… 108 5. Giá trị lịch sử của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội trong sự nghiệp đổi mới hiện nay…………………………………... 133 II. NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CHỦ NGHĨA 137 XÃ HỘI………………………………………………………............................ 1. Những thành tựu chủ yếu………………………………………... 137 2. Những hạn chế và nguyên nhân…………………………………. 150 Chương thứ ba VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀO BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ 156 QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA I. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ VẬN DỤNG SÁNG TẠO, PHÁT 156 TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA …………………………..................................................................................... 1. Các nhân tố tác động…………………………………………….. 156 2. Những vấn đề đặt ra……………………………………………... 177 II. BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA 197 VÀ CÁC DỰ THẢO VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XI CỦA ĐẢNG DƯỚI ÁNH SÁNG TƯ TƯỞNG HÔ CHÍ MINH……....................................................... 2 1. Sự cần thiết bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 và tính tất yếu của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay…………………………………………………………………. 198 2. Đặc trưng, mục tiêu, cấu trúc, động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam………………………………………………….. ... 210 3. Phương hướng, nội dung cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc……………………………………………………... 236 4. Điều kiện và các nhóm giải pháp bảo đảm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta…………………………………………. 241 5. Về dự thảo các văn kiện Đại hội XI của Đảng…………………... 251 KẾT LUẬN…………………………………………......................................... 254 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………….. 260 3 LỜI MỞ ĐẦU 1. Thông tin chung về quá trình triển khai Đề tài Mục tiêu của đề tài này là: - Khái quát một cách có hệ thống những nội dung cơ bản, giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; tập trung làm rõ quan niệm của Người về tính tất yếu khách quan, bản chất, đặc trưng, mục tiêu, động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội; quan niệm về những đặc điểm, phương thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội; nội dung, bước đi, biện pháp và các điều kiện bảo đảm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; từ đó khẳng định những quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội. - Nghiên cứu quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. - Trên cơ sở đó, đưa ra những cơ sở lý luận-thực tiễn và kiến nghị vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội vào điều kiện hiện nay, nhất là đóng góp luận cứ cho việc tổng kết, bổ sung phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh 1991) theo yêu cầu của Ban Chủ nhiệm Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước KX.04/06-10 “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2006 – 2010” do Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì. Theo Biên bản của cuộc họp Hội đồng tư vấn tuyển chọn đề tài thì Hội đồng rất lưu ý đặt mạnh vào phần vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và cũng có ý là không nên và cũng rất khó nói rõ giữa cái gì là vận dụng sáng tạo và cái gì là phát triển. Đề tài được ký Hợp đồng vào tháng 12 năm 2007. Đề tài được đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở vào ngày 08-4-2010 và 100% thành viên Hội đồng đã đồng ý sau khi sửa chữa theo ý kiến kết luận của Hội đồng sẽ cho phép đưa ra nghiệm thu cấp nhà nước. Đề tài đã: 4 - Có 30 cuốn sách và bài được xuất bản và được đăng trên các tạp chí khoa học liên quan đến đề tài. - Sưu tầm và xử lý được hàng nghìn trang tư liệu (không kể Hồ Chí Minh toàn tập và các sách công cụ, văn kiện Đảng khác). - Tổ chức được 6 cuộc tọa đảm, hội thảo khoa học bàn chuyên sâu về các chủ đề của đề tài, đáng chú ý là ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (Có mời nhiều nhà khoa học và hoạt động thực tiễn ở khu vực Tp. Hồ Chí Minh đến tham gia). - Đã tổ chức đặt hàng, thuê khoán gần 100 chuyên đề theo kế hoạch đã được Ban Chủ nhiệm Chương trình KX.04/06-10 đã duyệt và đã đưa vào phụ lục của bản Hợp đồng. - Đã tổ chức đi nghiên cứu thực tế ở cả trong nước và ngoài nước. Đáng chú ý là có trao đổi với một số nhà khoa học ở Hội Khoa học xã hội tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). 2. Tính cấp thiết của đề tài Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất của Việt Nam đồng thời cũng là một nhà tư tưởng lỗi lạc theo đúng nhất nghĩa của từ đó. Trong khi vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào giải quyết những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã có những phát kiến lý luận đặc sắc trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong quan niệm về vấn đề dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc, về chủ nghĩa xã hội và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một chủ đề rất khó và rộng lớn. Vấn đề này có giá trị cả về lý luận và thực tiễn sâu sắc, nhưng lại rất mới về hướng nghiên cứu và phương thức tiếp cận mà từ trước đến nay còn ít được đề cập. Có thể nói, Hồ Chí Minh đã xác lập một hệ thống các quan điểm về chủ nghĩa xã hội ở nước ta, có tầm khái quát và tầm phổ quát cao độ. Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không phải được hình thành ngay một lúc mà có quá trình vận động và phát triển của nó, trong đó có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhận thức lý luận với hoạt động thực tiễn phong phú, rộng lớn. Về cơ bản, các nhà nghiên cứu 5 chia quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thành hai thời kỳ lớn: Thời kỳ trước năm 1954 và thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1969. Qua các thời kỳ đó, Hồ Chí Minh đã dần dần hình thành và phát triển hệ thống quan điểm của mình: Từ nhận thức lý tính nâng lên thành cương lĩnh chính trị của một Đảng; từ cương lĩnh chính trị của Đảng biến thành chương trình hành động thực tiễn của quảng đại quần chúng nhân dân; từ quan niệm về chủ nghĩa xã hội như là một mơ ước, lý tưởng của loài người, từ một học thuyết mang bản chất khoa học và cách mạng, từ xu hướng phát triển của quá trình cách mạng Việt Nam đến quan niệm về chủ nghĩa xã hội như là một chế độ xã hội hiện thực, tồn tại trong thực tế. Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội qua các thời kỳ đều mang đậm dấu ấn của lịch sử, thời đại. Các quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội được phát triển mạnh nhất trong 10 năm (1954 - 1964); khi đó chủ nghĩa xã hội trở thành chương trình hành động thực tiễn của miền Bắc nước ta. Chắc chắn rằng, ở thời kỳ này, Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng rất lớn các quan điểm về chủ nghĩa xã hội, xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhiều đảng cộng sản và công nhân, trong đó có quan niệm về mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực tập trung, quan liêu, bao cấp. Không chú ý các nhân tố lịch sử tác động sẽ khó tiếp nhận và làm rõ tính chân xác hiện thực các quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội. Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là: là một nhà tư tưởng lỗi lạc, một nhà hoạt động lý luận-thực tiễn xuất sắc, nhận thức, tư duy về chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh bị chế định bởi bối cảnh, điều kiện lịch sử mà Người sống. Sáng tạo và hạn chế lý luận của Hồ Chí Minh phải được nhận diện và lý giải một cách lịch sử - cụ thể. Toàn bộ di sản lý luận đặc sắc của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cho chúng ta thấy rõ những sáng tạo sau đây của Người: Một là, sáng tạo trong phương thức tiếp cận tính tất yếu khách quan của sự ra đời chủ nghĩa xã hội. Phương thức tiếp cận của Hồ Chí Minh là đi từ cái chung, phổ biến đến cái riêng, cái đặc thù. Trên phạm vi quốc tế, theo Hồ Chí Minh, sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là quy luật vận động khách quan của lịch sử xã hội loài người; là kết 6 quả tác động tổng hợp của tất cả các nhân tố: Kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức văn hoá chứ không phải chỉ riêng yếu tố kinh tế, không phải chỉ là tất yếu kinh tế - kỹ thuật mà là do nhu cầu khách quan giải phóng con người một cách triệt để theo các cấp độ: Giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội giai cấp, giải phóng con người để hình thành nên những nhân cách phát triển tự do theo đúng luận đề của chủ nghĩa Mác: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Tổng kết quy luật vận động của lịch sử xã hội loài người, Hồ Chí Minh khẳng định một cách chắc chắn: Không có lực lượng nào ngăn trở được mặt trời mọc; không có lực lượng nào ngăn trở được xã hội loài người tiến lên; cũng không có lực lượng nào ngăn trở được chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản phát triển. Quan niệm của Hồ Chí Minh về sự ra đời của chủ nghĩa xã hội như là kết quả tác động tổng hợp của kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức, văn hoá có ý nghĩa phương pháp luận rất lớn cho việc luận giải tính tất yếu của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của các nước lạc hậu, chậm phát triển. Đối với các nước phương Đông, Hồ Chí Minh đi đến một nhận thức hết sức táo bạo: Chủ nghĩa cộng sản không những thích ứng được ở châu Á, ở phương Đông mà còn thích ứng dễ hơn ở châu Âu. Kết luận này của Hồ Chí Minh hoàn toàn không võ đoán, chủ quan mà dựa trên các cơ sở, chứng cứ lịch sử khách quan về truyền thống tư tưởng-văn hoá, điều kiện kinh tế-xã hội, về sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản ngay tại các nước này. Riêng đối với sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản, Hồ Chí Minh cảm nhận rất rõ: Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi; chủ nghĩa xã hội chỉ cần phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi. Đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Chủ nghĩa xã hội là sản phẩm tất yếu của quá trình cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn, là sự lựa chọn không phải riêng của Hồ Chí Minh mà là sự lựa chọn của bản thân lịch sử dân tộc, vì nó đáp ứng được nhu cầu khách quan của sự phát triển đất nước (độc lập dân tộc, khát vọng tự do của nhân dân, cơm no áo ấm, cuộc sống hạnh phúc của tất cả mọi người dân Việt Nam), phù hợp với xu thế vận động của lịch sử xã 7 hội loài người. Nó là con đường hợp lý, hợp quy luật theo nghĩa: Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới đem lại các giá trị làm người chân chính; chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và quần chúng lao động khỏi ách nô lệ; cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn và triệt để. Hai là, sáng tạo trong quan niệm về bản chất đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Hồ Chí Minh có một loạt các định nghĩa đơn giản, ngắn gọn, mộc mạc, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người về chủ nghĩa xã hội. Những định nghĩa đó phù hợp với các đối tượng khác nhau; vừa là sự tổng kết thực tiễn sinh động, vừa là sự chiêm nghiệm bản thân cuộc sống. Tính ưu việt và bản chất của chủ nghĩa xã hội thể hiện trên những khía cạnh rất đáng lưu ý - Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội vì con người; nó có khả năng thoả mãn các nhu cầu thiết thân của con người; giải phóng con người một cách triệt để, hướng con người theo các giá trị phổ quát: Chân, thiện, mỹ; tạo điều kiện cho con người tự khẳng định và phát huy hết khả năng của mình. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội của con người, do con người, vì con người, đạt đến trình độ nhân văn cao cả nhất mà nhân loại hằng mơ ước. - Bản chất của chủ nghĩa xã hội, xét trong chiều sâu nhất của nó, mang tính đạo đức, là biểu tượng của sự hoàn thiện nhân cách. Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, mọi người sẽ có đạo đức. Vì thế, chủ nghĩa xã hội hoàn toàn xa lạ với bất kỳ một biểu hiện nào của chủ nghĩa cá nhân; chừng nào còn chủ nghĩa cá nhân thì không thể có chủ nghĩa xã hội đích thực; xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội gắn liền với cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân, quan hệ xã hội đạt đến lý tưởng mình vì mọi người, mọi người vì mình; mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể được giải quyết theo hướng hoà hợp, hài hoà, nhân đạo và nhân văn, văn hoá. - Chủ nghĩa xã hội là một chế độ dân chủ triệt để, bảo đảm một cách thật sự dân là chủ và dân làm chủ mọi mặt đời sống của mình. Lần đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người, lý tưởng Tự do - Bình đẳng - Bác ái được 8 thực hành trong tất cả các quan hệ xã hội mang một trình độ người hoàn toàn mới. - Chủ nghĩa xã hội là một xã hội dân giàu nước mạnh; giàu có cả về vật chất và cả về tinh thần; cuộc sống no đủ về vật chất gắn liền với sự phong phú, lành mạnh của đời sống tinh thần. Sự giàu có của toàn xã hội không thể diễn ra cùng một lúc mà theo từng tầng nấc từ thấp đến cao: Làm cho người nghèo đói trở nên đủ ăn, người đủ ăn trở nên khá, người khá trở nên giàu, người giàu thì ngày càng giàu thêm. Quan niệm dân giàu nước mạnh của Hồ Chí Minh mang tính hiện đại và có sức nặng của hiện thực cuộc sống. Ba là, sáng tạo trong quan niệm về mục tiêu, động lực và các lực cản phát triển của chủ nghĩa xã hội Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là vì con người, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân; mọi biểu hiện của các chế độ xã hội thống trị con người, đi ngược lại lợi ích con người, xúc phạm các giá trị làm người…đều xa lạ với bản chất đích thực của chủ nghĩa xã hội. Động lực quyết định thúc đẩy sự phát triển, luôn làm cho chủ nghĩa xã hội có sức sống, có sức hấp dẫn cũng chính là con người; con người cá nhân và con người có tổ chức. Trong chiều sâu bản chất con người, Hồ Chí Minh nhìn thấy nguồn năng lượng tiềm tàng của mọi tiến bộ lịch sử. Người thấy sức mạnh vô địch của con người khi nó được đặt trên một cội rễ văn hoá truyền thống vững chắc, khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng cao đẹp theo các giá trị nhân văn, khi con người được đáp ứng, thoả mãn các nhu cầu, lợi ích của sự sinh tồn, phát triển. Quán triệt tinh thần của phép biện chứng duy vật mácxít, Hồ Chí Minh cho rằng, lực cản chủ yếu, lực cản làm mất đi bản chất tốt đẹp, nguồn năng lượng tiềm tàng, sức sống, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội cũng chính là nhân tố con người dưới tên gọi “chủ nghĩa cá nhân”. Chủ nghĩa cá nhân làm cho chủ nghĩa xã hội bị tha hoá, biến dạng, đi ngược lại các giá trị dân chủ, văn hoá, nhân văn. Cuộc đấu tranh cho sự sinh tồn, phát triển của chủ nghĩa xã hội được tiến hành theo cả hai hướng: Chăm lo, nâng đỡ, khuyến khích bản chất tốt 9 đẹp vốn có của con người nhằm phát huy vai trò động lực của nó, đồng thời tìm mọi biện pháp khắc phục, đẩy lùi chủ nghĩa cá nhân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội đi theo đúng quỹ đạo bản chất đích thực của nó. Trên cơ sở quan niệm về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã xác lập một hệ thống các luận điểm về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Hồ Chí Minh luôn tìm tòi, trăn trở các hình thức, biện pháp, bước đi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Sự tìm tòi đó thể hiện rất rõ trên các hướng: - Hình thành quan niệm về một loại hình quá độ gián tiếp cụ thể phù hợp với đặc điểm một nước thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa với một tiền đề xuất phát rất thấp. - Xác định các bước quá độ dần dần, từ thấp đến cao, không chủ quan, nôn nóng, không đốt cháy giai đoạn mà tuân thủ quy luật khách quan, hợp với lòng dân: Từ xây dựng, phát triển một nền nông nghiệp toàn diện bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm cho toàn dân; xây dựng, phát triển hệ thống tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ bảo đảm các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho xã hội; đến tiến hành công nghiệp hoá toàn diện nhằm cấu trúc lại toàn bộ mọi mặt đời sống xã hội, đặt dân tộc ta lên một trình độ phát triển cao hơn: Văn minh công nghiệp. - Sáng tạo phương thức, phương pháp tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội mà điều chủ chốt nhất là phát huy mọi nguồn lực vốn có trong nhân dân để làm lợi cho chính nhân dân theo phương châm: Đem của dân, tài dân, sức dân làm lợi cho dân; biến sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội thành sự nghiệp của toàn dân tộc, vì sự chấn hưng và phát triển toàn dân tộc, của toàn dân, của tất cả mọi người Việt Nam yêu nước. - Chú trọng xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, bảo đảm cho Đảng có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực dẫn dắt dân tộc ta xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Gắn lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội với lý luận xây dựng Đảng cầm quyền, cảnh báo các nguy cơ của Đảng trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là một đóng góp xuất sắc của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. 10 - Tìm kiếm các cách thức, con đường kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ ngoại lực để tăng cường nội lực xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội cũng là một thành công lý luận đáng ghi nhận của Hồ Chí Minh. Hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cần được nghiên cứu thấu đáo để vận dụng và phát triển sáng tạo trong bối cảnh hiện nay. Đây là một chủ đề rất khó, bước đầu đề tài tìm hiểu trên một số bình diện sau: - Các nhân tố dân tộc, thời đại hiện nay khác xa thời Hồ Chí Minh sống. Vì thế, trong vận dụng và phát triển tư tưởng của Người, cần thận trọng, không hiện đại hoá, bảo đảm tính chân xác về mặt lịch sử; nhận thức rõ sức sống, sức hấp dẫn trong các quan điểm của Hồ Chí Minh phục vụ cho công cuộc đổi mới hiện nay, nhất là cho việc bổ sung, hoàn thiện Cương lĩnh 1991. - Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh để luận chứng có sức thuyết phục trên bình diện lý luận và thực tiễn định hướng phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. - Khai thác triệt để tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội nhằm xác lập, hoàn thiện mô hình cấu trúc chủ nghĩa xã hội theo bản sắc Việt Nam, bảo đảm cho con người Việt Nam đứng ở trung tâm của mọi thay đổi từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, trở thành mục tiêu và động lực của tiến bộ, văn minh và phát triển bền vững. - Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xác định lộ trình, bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức. Nhiều vấn đề mới phát sinh buộc Đảng ta phải độc lập tự chủ, nâng cao bản lĩnh chính trị, làm giàu trí tuệ, xứng đáng là đạo đức, là văn minh dẫn dắt dân tộc Việt Nam vững bước, tự tin tiến về phía trước. Tất cả những nội dung trên mà đề tài nghiên cứu chứng minh rằng, vấn đề đặt ra rất cấp thiết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay. 3. Về lịch sử vấn đề nghiên cứu 11 Vấn đề này, Ban Chủ nhiệm đề tài đã viết kỹ trong bản Thuyết minh đăng ký đề tài cuối năm 2007. Ở đây, chúng tôi nhấn mạnh thêm một số điểm. Liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài này, có khá nhiều công trình khoa học đã được công bố. Đó là các đề tài khoa học cấp nhà nước đã được nghiệm thu, các cuốn sách đã được xuất bản ở trong nước. Đáng kể nhất là các công trình khoa học sau đây: (i) Nguyễn Duy Quý (Chủ biên): Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; (ii) Vũ Viết Mỹ (Chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước KX.02.05 giai đoạn 1991-1995): Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; đã xuất bản thành sách Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; (iii) Trần Thành (Chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước KHXH.01.03 giai đoạn 1997-2000): Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam, đặc biệt là về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; (iv) Nguyễn Đức Bình (chủ biên), Đặng Xuân Kỳ, Nguyễn Duy Quý: Về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. Hàng loạt các đề tài khoa học các cấp, nhiều sách, nhiều bài đăng tạp chí, nhiều luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ của các cơ sở đào tạo ở trong nước tuy không chuyên bàn về nội dung liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nhưng ít nhiều cũng có đề cập. Đề tài này của chúng tôi kế thừa tất cả những kết quả nghiên cứu đó để đi sâu hơn những vấn đề mà chúng tôi đã đề cập ở trên. 4. Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp nghiên cứu của Đề tài này, chúng tôi tuân thủ theo phép biện chứng mácxít, trên cơ sở những tài liệu thành văn, chủ yếu là những bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh đã công bố trên Hồ Chí Minh Toàn tập (12 tập) và một số tài liệu của Người chưa được công bố. Chúng tôi cũng dựa vào kết quả của các đợt khảo sát thực tế trong và ngoài nước. Một số kết quả nghiên cứu của Đề tài đã được chắt lọc phản ánh trong 4 bản Báo cáo định kỳ gửi lên theo yêu cầu của Ban Chủ nhiệm Chương trình KX.04/06-10. Ngoài phương pháp kết hợp lịch sử với lôgíc, chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, khảo sát, phân tích thực tế, so sánh... 5. Về lực lượng nghiên cứu 12 Chúng tôi đã huy động đông đảo các tập thể và cá nhân các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn tham gia nghiên cứu hoặc trao đổi ý kiến trên những vấn đề mà đề tài đã đặt ra. 6. Ý nghĩa của kết quả đạt được Các sản phẩm của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho những cơ quan và cá nhân nghiên cứu, giảng dạy các cơ sở đào tạo ở hệ thống các trường học, nhất là ở hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các học viện trong và ngoài lực lượng vũ trang. Các sản phẩm này làm tài liệu tham gia tổng hợp các ý kiến của Hội đồng Lý luận Trung ương gửi Ban Bí thư, Bộ Chính trị Trung ương Đảng. 7. Kết cấu của bản Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài Bản Báo cáo này, ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, có ba chương, trong đó có 6 tiết. Chắc chắn sản phẩm của bản Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu này còn có thiếu sót, hạn chế. Chúng tôi mong nhận được nhiều góp ý của người đọc. Nhân dịp này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các cộng tác viên, cảm ơn cơ quan chủ trì là Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, cảm ơn Ban Chủ nhiệm Chương trình KX.05/06-10 (Hội đồng Lý luận Trung ương), các đồng chí Thư ký của Chương trình, Văn phòng Các chương trình khoa học trọng điểm cấp nhà nước thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ đã đặt ra. Hà Nội, Mùa Xuân năm 2010 TM TẬP THỂ TÁC GIẢ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI KX.04.05/06-10 GS, TS MẠCH QUANG THẮNG 13 Chương thứ nhất VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM – MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN I. QUAN NIỆM TỔNG QUÁT VỀ VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. QUAN NIỆM VỀ VẬN DỤNG SÁNG TẠO, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG – LÝ LUẬN Vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng, lý luận trước hết phải xuất phát từ vị trí, vai trò của công tác tư tưởng, lý luận và từ mục tiêu đổi mới công tác tư tưởng, lý luận theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí. Vị trí công tác tư tưởng, lý luận hiện nay được Nghị quyết đó xác định là: một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Ðảng; là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ, tuyên truyền, giáo dục, động viên và tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, khẳng định và nâng cao vai trò tiên phong của Ðảng về chính trị, lý luận, trí tuệ, văn hóa và đạo đức; thể hiện vai trò đi trước, mở đường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ vị trí đó, công tác tư tưởng, lý luận phải đóng vai trò quan trọng vào việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Ðảng, làm cho hệ tư tưởng của Ðảng, của giai cấp công nhân, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc, những tinh hoa văn hóa thế giới chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. 14 Tiếp đó phải xác định mục tiêu vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng, lý luận là: củng cố, tăng cường sự thống nhất tư tưởng, chính trị trong Ðảng, sự đồng thuận về chính trị, tinh thần trong nhân dân; bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phát huy sức mạnh của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, của đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao ý chí phấn đấu thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng đất nước thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, phải góp phần tích cực thực hiện có hiệu quả cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Ðảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Ðảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, các tổ chức Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh. Thông qua vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng, lý luận, sẽ vượt qua tình trạng còn không ít lạc hậu, yếu kém hiện nay; đồng thời phải đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả, góp phần củng cố tư tưởng, phát triển trình độ lý luận chính trị, tri thức của Ðảng và hệ thống chính trị nói chung, nhằm góp phần khẳng định vai trò tiên phong của Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng, lý luận là nhiệm vụ của toàn Ðảng, của tất cả đảng viên, trước hết là cấp ủy các cấp và bí thư cấp ủy, của cả hệ thống chính trị với sự tham gia, đóng góp của nhân dân; trong đó lực lượng nòng cốt là đội ngũ chuyên trách làm công tác tư tưởng, lý luận của Ðảng. Để vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng, lý luận, phải phát huy dân chủ, khai thác mọi tiềm năng sáng tạo của toàn Ðảng và toàn xã hội. Việc vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng, lý luận không được xa rời tính đặc trưng của công tác này là công tác đối với con người. Do đó, phải nắm vững những vấn đề có tính quy luật riêng của công tác này để có thái độ, phương pháp khoa học, nhằm kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu định hướng tư tưởng, lý luận với sự tự nguyện, giữa lý trí với tình cảm, giữa lời nói với việc làm, giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” làm chính, tích cực đẩy lùi tiêu cực; phải gắn bó mật thiết và phục vụ có hiệu quả công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, nhằm góp phần nâng cao đời sống tinh thần và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đối với công tác tư tưởng, hiện nay, việc vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng cần thực hiện các nhiệm vụ sau: 15 - Nâng cao nhận thức trong toàn Đảng và trong xã hội về vai trò của công tác tư tưởng và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ðảng đối với công tác tư tưởng. Việc vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng, lý luận phải giải quyết mối quan hệ không thể tách rời nhau giữa nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Nội dung này có ý nghĩa quyết định để Ðảng lãnh đạo công tác tư tưởng. Do đó, yêu cầu hàng đầu là đề cao trách nhiệm của toàn Ðảng đối với việc vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng; thí dụ cần xây dựng và thực hiện quy chế toàn Đảng, từ Trung ương đến cơ sở và mọi đảng viên có trách nhiệm trực tiếp làm công tác tư tưởng hay xây dựng và thực hiện cơ chế cấp ủy Đảng tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân. - Triển khai sâu rộng nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức đối với các tầng lớp nhân dân, đặc biệt đối với cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ; trong đó cần nhấn mạnh việc xây dựng và thực hiện các chuẩn mực đạo đức phù hợp với từng đối tượng, xây dựng cơ chế giám sát đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và tổ chức thực hiện rộng khắp, có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. - Xây dựng và phát triển các giá trị tư tưởng văn học và nghệ thuật. - Triển khai đồng bộ, chủ động cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng làm thất bại âm mưu "diễn biến hòa bình", âm mưu thực hiện đa nguyên chính trị, hình thành lực lượng đối lập, gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. - Xác định các nhiệm vụ và giải pháp của công tác thông tin đối ngoại như củng cố tổ chức, tăng cường cán bộ, phương tiện hoạt động và mở rộng phạm vi, nâng cao hiệu quả của lĩnh vực công tác rất quan trọng này. - Tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác tư tưởng, lý luận, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật theo hướng hiện đại để công tác này đáp ứng yêu cầu mới; đặc biệt cần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn bị xây dựng Chiến lược công tác tư tưởng trong tình hình mới. Ðối với công tác lý luận, hiện nay việc vận dụng sáng tạo, phát triển lý luận cần tập trung vào các nhiệm vụ sau: vận dụng sáng tạo và phát triển 16 chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm làm rõ những giá trị bền vững và chỉ ra những vấn đề cần bổ sung, phát triển cho phù hợp với thực tế đất nước và thời đại; tiếp tục làm sáng tỏ nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta; tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, về đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng, về phát huy và thực thi dân chủ trong Ðảng, về nâng cao tầm trí tuệ, văn hóa... của Ðảng; đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục lý luận trong hệ thống các nhà trường với những yêu cầu mới nhằm đáp ứng trình độ và nhu cầu ngày càng cao và mới của đảng viên và nhân dân; khẩn trương xây dựng và ban hành quy chế dân chủ trong hoạt động lý luận và công tác chỉ đạo, quản lý nghiên cứu lý luận. 2. VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội chủ yếu xuất phát từ thực tế đất nước và thời đại để vận dụng một cách độc lập, sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội phù hợp với đất nước. Cho nên có thể xuất phát từ phương pháp, quan điểm của Hồ Chí Minh để xây dựng một quan niệm đúng về vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội phù hợp với tình hình Việt Nam giai đoạn hiện nay. Một là, học tập sáng tạo tinh thần (phương pháp) xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình đồng thời học tập sáng tạo các quan điểm nền tảng của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin trước hết là “học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình”; đồng thời “học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế nước ta”. Theo tinh thần này thì việc vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội trước tiên và cơ bản là học tập sáng tạo phương pháp làm việc biện chứng ở mỗi người để sự nghiệp phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa thực sự là sự nghiệp sáng tạo của bản thân nhân 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan