Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm Lịch sử - cụ thể......

Tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm Lịch sử - cụ thể...

.DOCX
38
25652
135

Mô tả:

Đề tài tiểu luận gồm 3 phần và 2 chương: - PHẦN MỞ ĐẦU - NỘI DUNG CHÍNH Chương I. Cơ sở lý luận cho việc vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể trong nghiên cứu sự thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945. Chương II. Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể trong trong nghiên cứu sự thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945 - PHẨN KẾT LUẬN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM PHÒNG SAU ĐẠI HỌC   TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC (CHƯƠNG TRÌNH SAU ĐẠI HỌC) ĐỀ TÀI: GVHD: T.S NGUYỄN CHƯƠNG NHIẾP T.S NGUYỄN NGỌC KHÁ HVTH: CHỬ VĂN HOẰNG Khóa 24 - Chuyên ngành Lịch sử thế giới TP.HCM, tháng 1 năm 2014 PHẦN MỞ ĐẦU   1. Lý do chọn đề tài Khi đánh giá nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nhiều nhà lịch sử tư sản nước ngoài cho rằng, cuộc cách mạng này nổ ra là do có “sự ăn may”, do lúc đó ở Đông Dương có “khoảng trống quyền lực” nghĩa là tình hình Đông Dương lúc đó thì Pháp chạy, Nhật đầu hàng, quân Đồng Minh chưa tới nên Việt Minh dễ dàng giành thắng lợi. Họ chưa áp dụng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể trong việc đánh giá vấn đề, nhìn nhận vấn đề. Nên cách nhìn nhận vấn đề còn một chiều, phiến diện. Để đánh giá đúng nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng tám, ta cần vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể. Điều đó thể hiện ở chỗ, ta cần nhìn nhận nguyên nhân ở nhiều khía cạnh từ khách quan đến chủ quan và đồng thời phải đặt các sự kiện vào các hoàn cảnh lịch sử - cụ thể. Bản thân tôi đang là học viên cao học chuyên ngành Lịch sử thế giới của trường trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, tôi muốn củng cố và vận dụng những kiến thức đã được học ở môn Triết học vào lĩnh vực chuyên ngành để hiểu rõ hơn vai trò Triết học đối với môn Lịch sử và đối với thực tiễn. Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể trong sự nghiên cứu sự thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945 là kết quả của 15 năm (1930-1945) chuẩn bị về lực lượng đấu tranh lãnh đạo của với hi vọng góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm hiểu và giải thích Lịch sử đất nước. 2. Tổng quan đề tài Trong bộ môn Lịch sử có rất nhiều đề tài nghiên cứu sự thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945, đặc biệt là nhiều đề tài nghiên cứu về quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sự - cụ thể của triết học Mác – Lênin và vận dụng quan điểm này ở những khía cạnh khác nhau trong nghiên cứu sự thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945, nhưng qua những tài liệu tôi nghiên cứu chưa có đề tài nào đi sâu phân tích việc vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sự - cụ thể một cách cặn kẽ vào nghiên cứu nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945. Do đó bài tiểu luận không tránh được những thiếu sót, mong các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích của đề tài Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể vào việc nghiên cứu nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945 là sự chuẩn bị 15 năm của Đảng (1930 – 1945), tức là nghiên cứu nguyên nhân thắng lợi phải gắn với hoàn cảnh khác quan của thế giới, hoàn cảnh chủ quan của Việt Nam, từ đó gắn với những giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam và qua các giai đoạn đó thấy được sự chỉ đạo chiến lược của Đảng Cộng Sản Việt Nam gắn liền với từng hoạt cảnh cụ thể, sự chuẩn bị đấu tranh về mặt trận chính trị, tư tưởng, khẩu hiệu đấu tranh, căn cứ đấu tranh…, tất cả những điều đó phải luôn luôn gắn liên với hoàn cảnh của thế giới và đất nước Việt Nam, tránh cách xem xét một chiều, phiến diện chỉ quan tâm đến hoàn cảnh thế giới mà nhận định thành quả của Cách mạng tháng Tám chỉ là sự “ăn may mà thôi”, mà không quan tâm đến công lao to lớn của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam, từ đó góp phần tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, mà công lao to lớn nhất đó chính là sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Quá trình nghiên cứu đề tài nhằm củng cố kiến thức, vận dụng những kiến thức đã được học ở môn Triết học vào môn chuyên ngành để hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề và đấu tranh chống lại những quan điểm sai lầm khi nhận định về nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài Tìm cơ sở lí luận để nghiên cứu việc vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể vào nghiên cứu sự thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945 là kết quả của 15 năm (1930-1945) chuẩn bị về lực lượng đấu tranh lãnh đạo của Đảng. Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể để tìm hiểu mối quan hệ giữa nguyên nhân chủ quan là hoàn cảnh thế giới trong giai đoạn 1930 1945 và nguyên nhân khách quan của Việt Nam trong giai đoạn 1930 – 1945, từ đó thấy rõ được công lao to lớn của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua những thời kì khó khăn để chuẩn bị từ tư tưởng, chính trị, quân sự…cho sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám. Từ đó xem xét những hoàn cảnh cụ thể nào đã tác động đến từng sự chỉ đạo chiến lược của Đảng với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1930 – 1945. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm toàn diện Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. 4.1.2. Quan điểm hệ thống Bản thân mỗi giai đoạn lịch sử đều bao gồm những sự kiện xảy ra theo những mốc thời gian khác nhau bao gồm nhiều sự kiện tác động đến sự kiện chính như hoàn cảnh thế giới, hoàn cảnh đất nước đó, mối quan hệ giữa các lực lượng đối kháng trong xã hội, kèm theo đó là lợi ích của từng giai cấp trong xã hội đó. Tất cả các thành phần này đều phát triển theo những quy định riêng, nhưng giữa chúng vẫn có mối quan hệ chặt chẽ qua lại, ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ tới sự phát triển của nhau. Do đó khi nghiên cứu việc vận dụng quan điểm toàn diện nghiên cứu nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám cần chú ý đến tính hệ thống. Chỉ cần một thay đổi nhỏ của một phân hệ sẽ dẫn đến những hậu quả dây chuyền và ảnh hưởng tới nhận định khách quan về các giai đoạn lịch sử của đất nước đó. 4.1.3. Quan điểm phát triển Quan điểm này yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xem xét những yếu tố đó trong trạng thái biến đổi không ngừng, cần đánh giá được cái kết quả của sự kiện khi đang diễn ra, phát hiện ra được các nhân tố mới trong cái cũ. Mặt khác khi xem xét các sự vật hiện tượng cần phải chia nhỏ quá trình vận động phát triển của các sự kiện thành các giai đoạn, xác định đâu là sự kiện chính, đâu là sự kiện phụ, từ đó xác định được đặc điểm của sự kiện, để đề ra được mục tiêu phương hướng, giải pháp, biện pháp chia từng giai đoạn, phương pháp này được áp dụng chủ yếu cho giai đoạn 1930 – 1931, 1936 – 1939, 1939 – 1945, thể hiện bằng sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta lãnh đạo cách mạng vượt qua khó khăn để dẫn đến thắng lợi cuối cùng bằng sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa 2 – 9 – 1945. 4.1.4. Quan điểm lịch sử - cụ thể Quan điểm này yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xem xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn, phải đặt sự vật trong từng điều kiện lịch sử cụ thể trong những điều kiện không gian và thời gian, với những mối quan hệ nhất đinh. Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau giữa các mối quan hệ giữa dân tộc thuộc địa và giữa đế quốc thực dân xâm lược, giữa nhân dân bị áo bức và kẻ đi áp bức, bóc lột nhân dân thuộc địa, mối quan hệ giữa hoàn cảnh lịch sử trong nước và hoàn cảnh lịch sử thế giới, quan hệ giữa giai cấp nông dân – công nhân, quan hệ giữa chính đảnh lãnh đạo với quần chúng nhân dân của đất nước bị bóc lột….để từ đó có được những giải pháp đúng đắn trong việc nghiên cứu nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 một cách khách quan nhất. Đây là quy luật chính khi nghiên cứu về nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu. Khoa học không thể phát triển được nếu thiếu tính kế thừa, thiếu sự tích lũy những thành tựu của quá khứ. Các nguồn tài liệu thu thập về đề tài tương đối đa dạng, phong phú bao gồm tài liệu về mối quan hệ phổ biến, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển, mối quan hệ giữa các yếu tố khác trong từng giai đoạn lịch sử nhất định… 4.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh Sau khi thu thập tài liệu, bước tiếp theo là xử lí tài liệu theo mục đích nghiên cứu của đề tài “Sự thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945 là kết quả của 15 năm (1930-1945) chuẩn bị về lực lượng đấu tranh lãnh đạo của Đảng”. Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc thu thập các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, chắc chắn sẽ có sự chênh lệch nhất định, do đó cần phải xử lí những tài liệu thô thành tài liệu tinh để từ đó rút ra nhận xét xác đáng về việc vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể để nghiên cứu nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong khi nghiên cứu cần sử dụng phương pháp so sánh, như so sánh những chủ trương chỉ đạo chiến lược của Đảng qua các giai đoạn phát triển với thời gian xác định... 5. Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Đề tài “Sự thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945 là kết quả của 15 năm (1930-1945) chuẩn bị về lực lượng đấu tranh lãnh đạo của Đảng” tập trung tìm hiểu mối quan hệ về hoàn cảnh lịch sử, sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng thông qua các giai đoạn 1930 – 1931, 1936 – 1939, 1939 – 1945 để làm rõ được công lao của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong việc lãnh đạo cách mạng Việt Nam dẫn đến sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đồng thời tránh việc xem xét cào bằng, dàn trải. Không gian: Không gian nghiên cứu là ở Việt Nam. Thời gian: Thời gian nghiên cứu từ những năm 1930 của thế kỉ XX đến năm 1945 của thế kỉ XX. 6. Ý nghĩa của đề tài Từ quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể để có thể tìm hiểu được nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì, và để chống lại những quan điểm sai lầm của một số nhà sử học Phương Tây coi chiến thắng đó là “ sự ăn may” khi có khoảng trống quyền lực, và cuối cùng là để khẳng định lại vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 và đối với cách mạng Việt Nam. Giúp bản thân hiểu rõ hơn về quan điểm toàn diện, và quan điểm lịch sử - cụ thể để từ đó rút ra bài học về việc nhìn nhận, đánh giá bất cứ một sự vật, hiện tượng nào trong học tập và trong đời sống cũng phải xem xét mọi khía cạnh, mọi mặt, các mối liên hệ của sự vật đó đối với sự vật khác, khi xem xét các sự vật thì phải đặt chúng trong từng thời gian, không gian cụ thể mà sự vật ấy tồn tại, để trước khi đưa ra kết luận, tránh cách xem xét phiến diện một chiều. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu các vấn đề của Lịch sử. 7. Kết cấu của đề tài Đề tài tiểu luận gồm 3 phần và 2 chương: - PHẦN MỞ ĐẦU - NỘI DUNG CHÍNH Chương I. Cơ sở lý luận cho việc vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể trong nghiên cứu sự thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945. Chương II. Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể trong trong nghiên cứu sự thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945 - PHẨN KẾT LUẬN NỘI DUNG CHÍNH   CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀ QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ - CỤ THỂ TRONG NGHIÊN CỨU SỰ THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 1.1. Mối liên hệ 1.1.1. Khái niệm mối liên hệ Trong lịch sử triết học, đã có nhiều quan niệm khác nhau về mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới. Những người theo quan điểm siêu hình thì cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia. Chúng không có sự phụ thuộc, sự rằng buộc và quy định lẫn nhau. Nếu giữa chúng có sự quy định lẫn nhau thì cũng chỉ là những quy định bên ngoài, mang tính ngẫu nhiên. Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng, các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhau và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, song các hình thức liên hệ khác nhau không có khả năng chuyển hóa lẫn nhau. Các quan điểm này đều không phản ánh đúng về thế giới hiện thực. Trái lại, những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng, các sự vật hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Còn những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng, cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng siêu tự nhiên như trời hay ở ý thức, cảm giác của con người. Vậy cơ sở nào đã làm nên các mối liên hệ của thế giới khách quan? Bác bỏ những quan niệm không đúng đắn ấy, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới chính là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Nhờ có tính thống nhất đó, mà chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại chuyển hoá lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới. 1.1.2. Tính chất của mối liên hệ Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ có ba tính chất cơ bản: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú. 1.1.2.1. Tính khách quan Tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện: các mối liên hệ là vốn có của sự mọi sự vật, hiện tượng, nó không phụ thuộc vào ý thức của con người. Sở dĩ như vậy là vì cơ sở của các mối liên hệ là tính thống nhất vật chất của thế giới. Mỗi sự vật, hiện tượng khác nhau được hình thành nên đều là do quá trình vận động, phát triển lâu dài của thế giới vật chất, do đó mà xét cho cùng về nguồn gốc thì tất cả các sự vật, hiện tượng đều là nhân, là quả của nhau. Vì thế, giữa chúng luôn tồn tại các mối liên hệ. Vấn đề là con người phải hiểu biết các mối liên hệ, vận dụng chúng vào hoạt động của mình cho phù hợp nhằm phục vụ lợi ích của xă hội và bản thân con người. 1.1.2.2. Tính phổ biến Tính phổ biến của mỗi liên hệ biểu hiện: bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào, ở bất kỳ không gian nào và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kỳ một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, những yếu tố khác, chẳng hạn như mối quan hệ chặt chẽ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nội bộ một phương thức sản xuất. Ngoài ra, trong quá trình tồn tại, vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, giữa quá khứ, hiện tại, tương lai của chúng cũng có quan hệ biện chứng với nhau, trong đó hiện tại là kết quả của quá khứ và là xu hướng của tương lai. Trong mỗi điều kiện nhất định, mối liên hệ lại được biểu hiện dưới hình thức riêng biệt, cụ thể. Song, dù dưới hình thức nào, thì chúng cũng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất. Bởi thế, Ph.Ăngghen đã viết: "Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến". 1.1.2.3. Tính đa dạng, phong phú Tính đa dạng, phong phú của mỗi liên hệ biểu hiện: sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau. Có thể chia mối liên hệ thành nhiều loại mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, mỗi liên hệ thứ yếu,….Các mối liên hệ này có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng. Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc là do kết quả vận động và phát triển của chính các sự vật. Tuy sự phân chia thành các mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, nhưng sự phân chia đó rất cần thiết, bời vì mỗi loại mối liên hệ có vị trí và vai trò xác định trong sự vận động và phát triển của sự vật. Phép biện chứng duy vật nghiên cứu các mỗi liên hệ phổ biến chi phối sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. 1.2. Phát triển 1.2.1. Khái niệm phát triển Xem xét về sự phát triển cũng có những quan điểm khác nhau, đối lập với nhau: quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng. Quan điểm siêu hình xem xét sự phát triển như là một quá trình tiến liên liên tục, không có những bước quanh co, thăng trầm, phức tạp. Quan điểm biện chứng cho rằng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sựu thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn. Quan điểm duy vật biện chứng đối lập với quan điểm duy tâm tôn giáo về nguồn gốc của sự phát triển. Quan điểm duy vật biện chứng khẳng định nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật. Qúa trình giải quyết liên tục mâu thuẫn trong bản thân sự vật, do đó, cũng là quá trình tự thân phát triển của mọi sự vật. Trên cơ sở khái quát sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực, quan điểm duy vật biện chứng khẳng định, phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Phát triển không bao hàm mọi sự vận động nói chung, nó chỉ khái quát xu hướng đi lên của sự, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ, sự vật mới ra đời ngày càng hoàn thiện hơn so với sự vật cũ. 1.2.2. Tính chất của sự phát triển Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển cũng có ba tính chất cơ bản: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú. 1.2.2.1. Tính khách quan Sự phát triển bao giờ cũng mang tính khách quan. Bởi vì nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là quá trình giải quyết liên tực những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại và vận động của sự vật. Nhờ đó sự vật luôn luôn phát triển. Do vậy sự phát triển là tiến trình khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người. 1.2.2.2. Tính phổ biến Tính phổ biến của sự phát triển diễn ra ở mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy, ở bất cứ sự vật, hiện tượng nào của thế giới khách quan. Ngay cả các khái niệm, các phạm trù phản ánh hiện thực cũng nằm trong quá trình vận động và phát triển, chỉ trên cơ sở của sự phát triển, mọi hình thức của tư duy, nhất là các khái niệm và các phạm trù, mới có thể phản ánh đúng đắn hiện thực luôn luôn vận động và phát triển. 1.2.2.3. Tính đa dạng, phong phú Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng, song mỗi sự vật, hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau. Tồn tại ở không gian khác nhau, ở thời gian khác nhau, sự vật phát triển sẽ khác nhau, đồng thời trong trong quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác, của rất nhiều yếu tố, điều kiện. Sự tác động có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí làm cho sự vật thụt lùi. Dù sự vật, hiện tượng có thể có những giai đoạn vận động đi lên như thế này hoặc như thế khác, nhưng xem xét toàn bộ quá trình thì chúng vẫn tuân theo khuynh hướng chung. 1.3. Quan điểm toàn diện Từ việc nghiên cứu, tìm hiểu quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ biến, có thể rút ra nguyên tắc phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo thực tại khách quan. Vì mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến và mỗi mối liên hệ lại tác động khác nhau tới quá trình tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng nên khi xem xét chúng phải có quan điểm toàn diện. Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong mối liên hệ giữa nó với các sự vật, hiện tượng khác, giữa các yếu tố, bộ phận trong bản thân nó, kể cả mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp. Đồng thời, quan điểm toàn diện cũng đòi hỏi chúng ta phải phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý đến mối liên hệ bên trong, bản chất, chủ yếu, tất nhiên và lưu ý đến sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối quan hệ để hiểu rõ bản chất của sự vật, hiện tượng, có tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao trong hoạt động thực tiễn. Quan điểm toàn diện cũng chỉ ra rằng cần phải linh hoạt khi xem xét các mối liên hệ, lưu ý tới sự chuyển hoá của các mối liên hệ. Vì thế, trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải căn cứ vào tình hình cụ thể, xác định rõ vai trò của từng mối liên hệ. Càng nhận thức chính xác bao nhiêu vai trò và tác động của các mối liên hệ thì hoạt động thực tiễn của con người càng phù hợp bấy nhiêu. Mặt khác theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Quan điểm toàn diện đối lập với cách nhìn phiến diện, một chiều, đối lập với chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện. 1.4. Quan điểm lịch sử - cụ thể Từ việc nghiên cứu, tìm hiểu quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ biến, có thể rút ra nguyên tắc phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo thực tại khách quan. Vì các sự vật, hiện tượng khác nhau, không gian, thời gian khác nhau các mối liên hệ biểu hiện khác nhau nên khi xem xét chúng phải tôn trọng quan điểm lịch sử - cụ thể. Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể, trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. Thực tế cho thấy rằng một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này, nhưng sẽ không là luận điểm khoa học trong điều kiện khác. Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu phải nhận thức được vận động có tính phổ biến, là phương thức tồn tại của vật chất. Đồng thời quan điểm lịch sử - cụ thể còn yêu cầu chỉ ra được các quy luật khách quan quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, quy định sự tồn tại hiện thời và khả năng chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng mới thông qua sự phủ định, chỉ ra được rằng, thông qua phủ định của phủ định, sự vật, hiện tượng mới là sự kế tục sự vật, hiện tượng cũ, là sự bảo tồn sự vật, hiện tượng cũ trong dạng đã được lọc bỏ, cải tạo cho phù hợp với sự vật, hiện tượng mới. Mặt khác quan điểm lịch sử - cụ thể còn đòi hỏi phải xem xét các sự vật, hiện tượng trong các mối liên hệ cụ thể của chúng. Khi nghiên cứu quá trình nhận thức, nguyên tắc lịch sử - cụ thể cũng đòi hỏi phải tính đến sự phụ thuộc của các quá trình vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng vào trong trình độ phát triển của xã hội, trình độ phát triển của sản xuất, và các thành tựu khoa học trước đó. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể không kết hợp các sự kiện riêng lẻ, mô tả các sự kiện, mà tái hiện các sự kiện, chỉ ra mối liên hệ nhân quả giữa các sự kiện với nhau, khám phá quy luật và phân tích ý nghĩa và vai trò của chúng để tạo nên bức tranh khoa học về quá trình lịch sử. Nhận thức sự vật, hiện tương theo nguyên tắc lịch sử - cụ thể là cần thấy các mối liên hệ, sự biến đổi của chúng theo thời gian, không gian tồn tại khác nhau của mỗi sự vật, hiện tượng, tránh khuynh hướng giáo điều, chung chung, trừu tượng không cụ thể. Mặt khác phải đề phòng khuynh hướng tuyệt đối hóa cụ thể. Trong hoạt động và nhận thức thực tiễn vừa phải thấy tính cụ thể, vừa thấy cả quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng là điều tất yếu. 1.5. Vai trò của Triết học đối với các khoa học cụ thể Triết học có vai trò to lớn đối với sự phát triển của khoa học cụ thể, là thế giới quan và phương pháp luận cho các khoa học cụ thể, là cơ sở lý luận cho các khoa học cụ thể trong việc đánh giá các thành tựu đã đạt được, cũng như vạch ra phương hướng, phương pháp của quá trình nghiên cứu khoa học cụ thể. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang đạt được nhiều thành tựu to lớn làm thay đổi sâu sắc nhiều mặt của đời sống, tình hình thế giới đang có nhiều biến động phức tạp thì nắm vững thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng càng có ý nghĩa quan trọng. Theo yêu cầu của sự phát triển đòi hỏi phải có sự liên minh chặt chẽ giữa triết học với các khoa học cụ thể, tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật không chỉ có vai trò to lớn với các khoa học khác mà nó còn có trách nhiệm to lớn đối với sự rèn luyện năng lực tư duy của con người. Theo yêu cầu của sự phát triển đòi hỏi phải có sự liên minh chặt chẽ giữa triết học với các khoa học khác. CHƯƠNG II. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀ QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ - CỤ THỂ TRONG NGHIÊN CỨU SỰ THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 2.1. KHÁI QUÁT GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ 1930 - 1945 2.1.1. CAO TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1931 2.1.1.1. Hoàn cảnh và nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của cao trào cách mạng 1930 – 1931 ở nước ta 2.1.1.1.1. Về xã hội Do sự khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước đế quốc ra sức bóc lột tàn bạo tài nguyên ở các thuộc địa, do đó Đông Dương cũng không nằm ngoài công cuộc bóc lột đó, kèm theo bị đế quốc và phong kiến bóc lột lâu dài, dẫn đến hậu quả của cuộc bóc lột đó với Việt Nam đã làm cho đời sống của dân ta rất khổ, mẫu thuẫn xã hội trở lên gay gắt. 2.1.1.1.2. Về chính trị Đầu năm 1930 cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam quốc dân đảng bùng nổ và thất bại (9/2/1930) vin vào cớ này thực dân Pháp thực hiện chính sách “ Khủng bố trắng”, ra sức đàn áp cách mạng, đâu đâu cũng diễn ra những cuộc vây bắt, giết hại những người yêu nước, Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí của ông đã bị hành hình tại Yên Bái. Trước tình hình đó đã làm cho không khí chính trị Đông Dương vốn đã căng thảng lại càng thêm căng thẳng. Cũng vào đầu năm 1930, Đảng ta được thành lập 3/2/1930, Đảng công bố Luận cương chính trị, đề ra hai khẩu hiệu “ Độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày” đáp ứng được nguyện vọng của đại đa số nhân dân, nhất là nông dân, lôi cuốn được đông đảo nông dân đi theo cách mạng. Như vậy trước những hoàn cảnh về xã hội, chính trị và sự ra đời của Đảng cộng sản Đông Dương đã dẫn đến sự bùng nổ của cao trào cách mạng 1930 – 1931 ở nước ta. Trong đó sự ra đời của Đảng là quan trọng nhất dẫn đến sự bùng nổ cao trào vì trước những năm 1930 đã cao rất nhiều con đường cứu nước của các bậc tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, theo con đường quân chủ tư sản nhưng cuối cùng đều thất bại, và cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thái Học theo con đường của tư sản đã sụp đổ. Như vậy lịch sử Việt Nam đã không còn con đường nào khác để cứu nước ngoài con đường vô sản do Đảng Cộng Sản lãnh đạo. 2.1.1.2. Tóm tắt diễn biến của cao trào cách mạng 1930 – 1931 Cao trào nổ ra từ đầu năm 1930 đến giữa năm 1931 trải qua các bước phát triển sau: Từ tháng 2 đến tháng 4/1930 phong trào đấu tranh sôi sục trên toàn quốc, mạnh nhất ở Bắc Kỳ, hình thức đấu tranh chủ yếu là bãi công để đòi quyền lợi về lương, giảm giờ làm, chống đánh đập, cúp phạt, tiêu biểu như đồn điền cao su Phú Riềng ở Nam bộ với 3000 công nhân, ở miền Trung có công nhân ở Vinh, ở Bến Thủy nổi dậy bãi công……Nhưng cuối cùng đều bị đàn áp. Như vậy từ tháng 2 đến tháng 4 phong trào nổ ra ở khắp ba kỳ, nhưng mạnh nhất vẫn là ở Bắc Bộ vì nơi đây có số lượng công nhân đông nhất, lại có chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời và lãnh đạo cách mạng. Hình thức đấu tranh còn thấp chủ yếu đòi hỏi về quyền lợi kinh tế. Từ tháng 5 đến tháng 8/1930, phong trào phát triển ngày một cao hơn. Ngày 1/5/1930 ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn – Chợ Lớn đều nổ ra các cuộc mít tinh, biểu tình, tuần hành của quần chúng kỉ niệm ngày Quốc tế lao động. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân lao động ở nước ta công khai kỉ niệm ngày Quốc tế lao động 1/5. Như vậy từ tháng 5 đến tháng 8 phong trào đấu tranh ngày một cao hơn, trung tâm phong trào đã chuyển về miền Trung, một mảnh đất vốn có truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cường. Hình thức đấu tranh không chỉ dừng lại ở kinh tế mà đã tiến lên đấu tranh chính trị, mang tính chất giai cấp rõ rệt. Từ tháng 9/1930 trở đi phong trào phát triển đến đỉnh cao, tiêu biểu nhất là cuộc biểu tình của hơn 2 vạn nông dân ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An ngày 12/9/1930. Như vậy từ tháng 9 trở đi phong trào đã dâng lên đỉnh cao, tiến tới đâu tranh vũ trang, khởi nghĩa cướp chính quyền, tiêu biểu nhất là chính quyền Xô Viết – Nghệ Tĩnh và đây được coi là hình thức một nhà nước kiểu mới của công nông. 2.1.2. CAO TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939 2.1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng Vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít đã xuất hiện trên thế giới, vào năm 1922 xuất hiện ở Italia, năm 1933 xuất hiện ở Đức, năm 1932 xuất hiện ở Nhật. Chủ yếu nhằm gây ra chiến tranh để giành lại quyền lợi đã mất, do vậy nhân loại sẽ phải đứng trước một nguy cơ bị diệt chủng. Trước tình hình đó Quốc tế Cộng sản đã họp hội nghị lần thứ VII(7/1935) chủ trương lập Mặt trận nhân dân ở các nước chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình. Do hoàn cảnh như vậy, ở Pháp Đảng Cộng sản Pháp đã liên minh với những người cánh tả của Đảng Xã hội giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử vào đầu năm 1936, chính phủ này của Pháp đã chủ trương lới lỏng ách thống trị, có thể cho thuộc địa hưởng một số quyền tự do dân chủ tối thiểu, do đó tình hình cách mạng ở Việt Nam cũng được thay đổi và Đảng ta đã được khôi phục và tại đại hội lần I ở Ma Cao( Trung Quốc tháng 3/1935) Đảng đã nhận định lại tình hình đất nước và đưa ra phương pháp đấu tranh mới phù hợp với tình hình đất nước lúc bấy giờ. 2.1.2.2. Diễn biến của cao trào Phong trào được mở đầu bằng một cuộc đấu tranh rất sôi nổ của quần chúng, mang tên là Phong trào Đông Dương Đại hội, năm 1936, Chính phủ của Mặt trận nhân dân Pháp cử một đoàn đại biểu sang Đông Dương điều tra tình hình, Đảng đã nắm lấy cơ hội này phát động quần chúng viết thư, viết kiến nghị, viết đơn thỉnh cầu, kèm theo việc lấy chữ kí, mục đích chính là đòi quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống, giảm sưu, giảm thuế, đòi ân xã chính trị phạm….Đứng trước sự đấu tranh rộng rãi của phong trào như vậy, bọn thực dân Pháp đã phải nhượng bộ một phần đối với các yêu sách của nhân dân ta như ban bố nghị định cải thiện một bước điều kiện lao động, tiền lương tối thiểu của công nhân, ân xá cho hơn 3.000 chiến sĩ cách mạng… Đi đôi với phong trào Đông Dương đại hội, ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng, Saì Gòn – Chợ Lớn đều diễn ra các cuộc mít tinh, biểu tình công khai của quần chúng đòi dân sinh dân chủ. Đến giữa năm 1936 “Mặt trận nhân dân Đông Dương” đã được thành lập. Mặt trận này có thành phần rất rộng rãi, bao gồm tất cả các giai cấp, các tầng lớp nhân dân yêu nước và dân chủ trong xã hội…Mặt trận này còn liên hệ với Đảng xã hội Pháp. Mặt trận vẫn lấy liên minh công – nông làm gốc, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đến mùa hè năm 1937, Mặt trận này đổi tên thành “Mặt trận Dân chủ Đông Dương”. Quần chúng còn được tập hợp trong nhiều tổ chức chính trị dưới những hình thức khác nhau như “ Hội ái hữu”, “ Hội tương tế”, “ Hội đọc sách”….Đây thực sự là một phong trào đấu tranh chính trị công khai rộng lớn của quần chúng. Phong trào đấu tranh báo chí công khai cũng diễn ra rất sôi nổi. Hàng loạt tờ báo mang nội dung tiến bộ được in và phát hành rộng rãi như “ Tinh tức”, “ Thời mới”, “ An Nam trẻ”, “ Người nhà quê”, “ Nhành lúa” có được in cả bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Thơ Tố Hữu đã khơi dậy lòng yêu nước, cổ vũ Thanh niên hăng hái tham gia cách mạng. Báo chí cách mạng bên vực quần chúng, thức tỉnh lòng yêu nước, tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lenin và vận động quần chúng đấu tranh. Hình thức đấu tranh nghị trường cũng được tận dụng. Đảng và Mặt trận Dân chủ đã cử đại biểu của mình ra tranh cử vào “ Hội đồng quản hạt” ở Nam Kì hoặc vào các “ Viện Dân Biểu” ở Bắc Kì và Trung Kì, một số đại biểu đã trúng cử, các đại biểu đã dùng tiếng nói của mình để tố cáo, phản đối, và hạnh chế phần nào việc thi hành chính sách phản động của thực dân Pháp như năm 1938 bọn thực dân Pháp dự định tăng thuế để tích lũy thêm cho việc chiến tranh nhưng đã bị phản đối mạnh mẽ, buộc phải hủy bỏ chính sách này. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, triết học và tư tưởng cũng diễn ra rất sôi động, thể hiện trong cuộc tranh luận giữa hai phái “ Nghệ thuật vị nghệ thuật” và “ Nghệ thuật vị nhân sinh” và phái “ duy tâm” và duy vật trong triết học và tư tưởng. Cuộc đấu tranh này đã làm cho một số văn nghệ sĩ và trí thức tỉnh nghộ, giúp họ đi đúng phương hướng hơn. Tất cả những sự kiện trên đây chứng tỏ rằng, phong trào dân chủ 1936 – 1939 là một phong trào có quy mô rộng lớn, lôi cuốn rất đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia với hình thức đấu tranh rất phong phú. 2.1.3. SỰ CHUẨN BỊ TRỰC TIẾP CHO CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 2.1.3.1. Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng Sự chuyển biến này thể hiện ở Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6(11/1939) và Hội nghị Trung ương lần thứ 8 vào tháng 5/1941. Đây là hội nghị rất quan trọng, Bác Hồ trực tiếp chủ trì, hội nghị được khai mạc từ ngày 10/5 đến 19/5/1941 tại Việt Bắc, hội nghị đã nhận định và đề ra những chủ trương cách mạng phù hợp với tình hình Việt Nam giai đoạn 1939 – 1945. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 đã đánh dấu một bước tiến dài so với Nghị quyết hội nghị Trung ương, có ý nghĩa chính trị đặc biệt, vì đã hoàn chỉnh tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng. Nghị quyết 8 có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của Cách mạng tháng Tám. 2.1.3.1. Công tác chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa Sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8. Mặt trận Việt Minh đã khẩn trương chuẩn bị chính trị, quân sự, tư tưởng văn hóa, trên cơ sở đó phát triển về thế và lực của cách mạng nhằm đợi tình thế và thời cơ. 2.1.3.1.1. Chuẩn bị về chính trị Xây dựng và củng cố căn cứ địa cách mạng ở Việt Bắc, thành lập Ủy ban liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng để thống nhất hành động. Thành lập các Ủy ban cứu quốc của Mặt trận Việt Minh + Thành lập Ủy ban cứu quốc của Mặt trận Việt Minh nhằm xây dựng những cơ sở của Mặt trận Việt Minh trong quần chúng. + Thành lập 19 ban thành niên xung phong Nam tiến có nhiệm vụ tuyên truyền cổ động và hỗ trợ cho cuộc nổi dậy của quần chúng sau này. 2.1.3.1.2. Chuẩn bị về quân sự + Chúng ta chủ trương xây dựng và phát triển hai tổ chức vũ trang chủ yếu là: Đội Cứu quốc quân và Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. + Nhiệm vụ của hai lực lượng này là vừa tổ chức đánh địch để tự trang bị cho mình, vừa tuyên truyền vận động quần chúng và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. 2.1.3.1.3. Chuẩn bị về văn hóa tư tưởng Đảng xúc tiến thành lập Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam và cho xuất bản Đề cương về văn hóa Việt Nam của đồng chí Trường Chinh nhằm mục đích giáo dục tầng lớp văn nghệ sĩ, đưa họ vào tham gia trong tổ chức cách mạng để những tác phẩm sáng tác của họ phải có nhiệm vụ là phục vụ cho cách mạng. Bên cạnh đó, Đảng còn tập hợp một số trí thức và một số người thuộc tầng lớp trên chưa tham gia Mặt trận Việt Minh, thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam(1944), tham gia trong ba tổ chức cách mạng do Đảng ta quản lý, để đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lenin, đường lối quan điểm cách mạng của Đảng đã thành lập một số tờ báo cách mạng như: Tin Tức, Tiên Phong, Việt Nam độc lập, Giải phóng… Tóm lại từ 1941 – 1944, Mặt trận Việt Minh đã hoàn thành tốt công tác chuẩn bị về chính trị. Chính sự chuẩn bị này đã giúp ta tạo ra tình thế và thời cơ cho cách mạng. Bước sang 1945, chủ nghĩa phát xít đang bị thất bại nặng nền trên các chiến trường. Ở Đông Dương quan hệ Nhật – Pháp rất căng thảng. Cả hai bên ngắm ngầm chuẩn bị lực lượng để tấn công nhau. Ngày 9/3/1945 phát xít Nhật bất ngờ tấn công tấn công Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Campuchia. Quân Pháp vừa yếu vừa bị đánh bất ngờ đã phải đầu hàng Nhật một cách nhanh chóng. Ngay đêm 9/3/1945 Thường vụ Trung ương Đảng họp, nhận định “ Kẻ thù chính duy nhất của nhân dân ta lúc này là phát xít Nhật cùng với bọn tay sai của chúng”. Tình thế cách mạng đã xuất hiện. Từ đó Đảng kịp thời ra chỉ thị “ Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” vào ngày 12/3/1945 + Phát động phong trào kháng Nhật cứu nước trong cả nước. + Thành lập khu giải phóng Việt Bắc gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang. + Tiến hành họp Hội nghị quân sự Bắc Kì(4/1945) để bàn việc thống nhất lệnh khởi nghĩa và thông nhất lực lượng vũ trang cách mạng với tên gọi là Việt Nam giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất