Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học phần i môn gdcd lớp 10 trường thpt ...

Tài liệu Vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học phần i môn gdcd lớp 10 trường thpt hương sơn, huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh

.PDF
77
460
100

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC -------***------ NGUYỄN THÙY AN VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC PHẦN I MÔN GDCD LỚP 10 TRƯỜNG THPT HƯƠNG SƠN, HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC -------***------ NGUYỄN THÙY AN VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC PHẦN I MÔN GDCD LỚP 10 TRƯỜNG THPT HƯƠNG SƠN, HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Giảng viên hướng dẫn: Dương Văn Mạnh SƠN LA, NĂM 2013 Lêi c¶m ¬n §Ó khãa luËn nµy ®-îc hoµn thµnh, ngoµi sù nç lùc cña b¶n th©n, em cßn nhËn ®-îc sù gióp ®ì chu ®¸o, nhiÖt t×nh cña Ban Gi¸m hiÖu, Phßng Qu¶n lý khoa häc, c¸c thÇy c« gi¸o trong Khoa Lý luËn chÝnh trÞ cïng c¸c Phßng, Ban chøc n¨ng cña Tr-êng §¹i häc T©y B¾c. Em cßn nhËn ®-îc sù gióp ®ì nhiÖt t×nh cña c¸c thÇy, c« gi¸o cña Tr-êng THPT H-¬ng S¬n, huyÖn H-¬ng S¬n, tØnh Hµ TÜnh. Trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn khãa luËn cña m×nh em cßn nhËn ®-îc sù ®éng viªn vµ gióp ®ì cña gia ®×nh, thÇy c« gi¸o vµ b¹n bÌ. §Æc biÖt lµ sù dÉn d¾t chØ b¶o, gióp ®ì tËn t×nh cña thÇy gi¸o D-¬ng V¨n M¹nh - Gi¶ng viªn - Phã tr-ëng phßng C«ng t¸c chÝnh trÞ vµ Qu¶n lý ng-êi häc, ng-êi ®· trùc tiÕp h-íng dÉn em hoµn thµnh khãa luËn nµy. Tõ lßng biÕt ¬n s©u s¾c cña b¶n th©n, em xin göi tíi c¸c thÇy c« gi¸o, gia ®×nh, b¹n bÌ vµ nh÷ng ng-êi ®· gióp ®ì em hoµn thµnh khãa luËn lêi c¶m ¬n ch©n thµnh vµ s©u s¾c nhÊt. Em xin ch©n thµnh c¶m ¬n! Ng-êi thùc hiÖn khãa luËn NguyÔn Thïy An DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết là Dịch là GDCD Giáo dục công dân GV Giáo viên HS Học sinh KHTN Khoa học tự nhiên KHXH Khoa học xã hội NXB Nhà xuất bản PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 3 3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4 6. Những đóng góp mới của khóa luận ............................................................... 4 7. Kết cấu của khóa luận .................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC PHẦN I MÔN GDCD LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT HƯƠNG SƠN, HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH ............................................................................................... 6 1.1. Cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD lớp 10 ..................................................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm phương pháp trực quan ............................................................ 6 1.1.2. Cơ sở lý luận của phương pháp trực quan ................................................. 8 1.1.3. Các hình thức trực quan ............................................................................ 9 1.1.4. Những ưu, nhược điểm của phương pháp trực quan ............................... 10 1.1.5. Tầm quan trọng và những yêu cầu cơ bản của việc vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD lớp 10 ..................................................... 11 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD lớp 10, phần I ở trường THPT Hương Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh ............................................................................................................ 13 1.2.1. Đặc điểm của môn GDCD nói chung và phần I môn GDCD lớp 10 nói riêng ................................................................................................................. 13 1.2.2. Thực trạng việc vận dụng phương pháp trực quan của giáo viên trong dạy học môn GDCD lớp 10, phần I ở trường THPT Hương Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh ..................................................................................................... 15 1.2.3. Thực trạng việc tiếp cận với phương pháp trực quan của học sinh trong giờ học môn GDCD lớp 10, phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” ............................................................................ 18 1.2.4. Tính tất yếu của việc vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD lớp 10, phần I ở trường THPT Hương Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.................................................................................................................. 20 CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC PHẦN I MÔN GDCD LỚP 10 TRƯỜNG THPT HƯƠNG SƠN, HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH ......................................................................................................................... 22 2.1. Kế hoạch thực nghiệm ............................................................................... 22 2.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .............................................................. 22 2.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ............................................................. 22 2.1.3. Đối tượng thực nghiệm ........................................................................... 22 2.1.4. Địa bàn thực nghiệm............................................................................... 23 2.1.5. Thời gian tiến hành thực nghiệm ............................................................ 23 2.1.6. Địa điểm thực nghiệm ............................................................................ 23 2.1.7. Giả thuyết thực nghiệm .......................................................................... 23 2.2. Nội dung thực nghiệm ............................................................................... 23 2.2.1. Lựa chọn nội dung kiến thức, phương tiện dạy học ................................ 23 2.2.2. Thiết kế bài giảng lớp thực nghiệm ........................................................ 24 2.2.2.1. Thiết kế bài giảng cho lớp đối chứng ................................................... 24 2.2.2.2. Thiết kế bài giảng cho lớp thực nghiệm ............................................... 24 2.2.3. Tiến hành thực nghiệm ........................................................................... 38 2.2.4. Phân tích kết quả thực nghiệm ................................................................ 38 2.2.5. Phân tích kết quả điều tra, khảo sát ......................................................... 39 2.2.6. Hiệu quả việc vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD ở trường THPT ..................................................................................... 41 CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC PHẦN I MÔN GDCD LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT HƯƠNG SƠN, HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH ......................................................................................................................... 43 3.1. Quy trình vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học phần I “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10 ..................................................................................................................... 43 3.1.1. Giai đoạn chuẩn bị .................................................................................. 43 3.1.1.1. Xác định mục tiêu, nội dung kiến thức của bài học .............................. 43 3.1.1.2. Xác định phương tiện trực quan ........................................................... 43 3.1.1.3. Xác định hình thức trực quan ............................................................... 45 3.1.1.4. Thiết kế bài dạy học............................................................................. 45 3.1.2. Giai đoạn thực hiện ................................................................................ 50 3.1.3. Giai đoạn kết thúc ................................................................................... 51 3.2. Các giải pháp vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học phần I môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Hương Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh ........ 52 3.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Hương Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh ............................................................................................................ 52 3.2.1.1. Nhân tố chủ quan ................................................................................. 52 3.2.1.2. Nhân tố khách quan ............................................................................. 53 3.2.2. Một số giải pháp vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học phần I môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Hương Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.................................................................................................................. 54 3.2.2.1. Đối với lãnh đạo nhà trường ................................................................ 54 3.2.2.2. Đối với giáo viên ................................................................................. 55 3.2.2.3. Đối với học sinh .................................................................................. 56 3.2.2.4. Về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học .................................................... 56 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 60 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa đã đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động cũng như những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực, những yêu cầu mới đó chính là đội ngũ nguồn nhân lực phải có tính năng động, sáng tạo, tính tự lực và trách nhiệm, năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp. Để đáp ứng vấn đề này thì giáo dục đào tạo cần phải được bắt đầu từ giáo dục phổ thông mà trước hết phải bắt đầu từ việc xác định mục tiêu dạy học, đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa song song với việc đổi mới PPDH. Trong thông báo kết luận của Bộ Chính trị số 242-TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009 khẳng định: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều. Phát huy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm thời gian giảng lý thuyết tăng cường thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, sinh viên; gắn bó chặt chẽ giữa học lý thuyết và thực hành, đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học, sản xuất và đời sống”. Tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá X Nghị quyết về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta đã được thông qua. Nghị quyết nhấn mạnh: "Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới". Như vậy, để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục thì đổi mới giáo dục phổ thông, trong đó đổi mới phương pháp là một yêu cầu tất yếu đang đặt ra với tất cả các cấp học của hệ thống giáo dục phổ thông ở nước ta hiện nay. Cùng với đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa, PPDH tất yếu phải đổi mới phương tiện, đồ dùng dạy học. Nghị quyết 40/2000/QH10 đã khẳng định: “Đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học”. Với phương tiện dạy học phù hợp sẽ hỗ trợ tốt cho việc vận dụng các PPDH tích cực của người giáo viên, nhất là đối với phương pháp trực quan. Đối với môn học GDCD lớp 10 cấp THPT, là môn học có tầm quan trọng đặc biệt, bởi vì mục tiêu môn học nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống tri thức về thế giới quan, phương pháp luận khoa học, tư tưởng, phẩm chất chính 1 trị, đạo đức. Qua đó học sinh sẽ được định hướng trong sự phát triển nhân cách, được giáo dục trở thành người công dân có ích cho xã hội, đây cũng là nhu cầu cấp thiết trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ thanh thiếu niên trong giai đoạn mới hiện nay. Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đối với môn học nhất là phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10 ở trường THPT thì vấn đề cơ bản nhất là phải tích cực đổi mới PPDH hay nói cách khác phải vận dụng PPDH tích cực đặc biệt là phương pháp trực quan một cách khoa học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của môn học ở trường trung học phổ thông. Xuất phát từ những lý do về mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn đã nêu ở trên, nhằm góp phần vào việc tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh đối với môn học GDCD lớp 10, đặc biệt là phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”, tôi đã chọn khóa luân: “Vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học phần I môn GDCD lớp 10 Trường THPT Hương Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh”. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề Đứng trước những nhu cầu cấp thiết về đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, PPDH đã làm nảy sinh và thúc đẩy một cuộc vận động đổi mới PPDH ở tất cả các cấp trong ngành giáo dục đào tạo mà biểu hiện của sự thúc đẩy này là sự xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu cũng như tài liệu viết về PPDH, đổi mới PPDH theo hướng tích cực nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Chẳng hạn như: Nhóm nghiên cứu về PPDH, đổi mới PPDH theo hướng tích cực gồm các tác giả với các bài viết sau:Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier, Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT (Dự án phát triển Giáo dục Trung học Phổ thông), Hà Nội, 2008. Bộ Giáo dục Đào tạo, dự án đào tạo giáo viên Trung học cơ sở, Đổi mới phương pháp dạy học trong các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên trung học cơ sở, Hà Nội, 8/2003. Tiến sĩ Nguyễn Đăng Bằng, Góp phần dạy tốt, học tốt môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001. Thái Duy Tuyên, PPDH truyền thống và đổi mới, Nxb Giáo dục. Lê Quang Long, Thử đi tìm những phương pháp dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999. Hầu hết các tác giả đã làm rõ các khái niệm cơ bản về PPDH, PPDH tích cực, cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận của việc đổi mới PPDH, phân loại các PPDH một cách có logic và có hệ thống; đồng thời đề xuất một số biện pháp đổi 2 mới PPDH, cũng như một số quan điểm, phương pháp, kỹ thuật dạy học mới để vận dụng vào việc dạy học các môn học. Tuy nhiên, các tác giả chưa nghiên cứu chi tiết về PP trực quan và việc vận dụng vào dạy học môn GDCD lớp 10 ở trường trung học phổ thông. Cùng với nhóm nghiên cứu về PPDH, đổi mới PPDH theo hướng tích cực còn có nhóm nghiên cứu về phương pháp trực quan, phương tiện trực quan có các tác giả sau: Nguyễn Hữu Châu (chủ biên), Phương pháp, phương tiện, kỹ thuật và hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường, Nxb Giáo dục Đại học sư phạm, Hà Nội, 2005. Lê Tràng Định (2003), Phân loại và sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học, Giáo dục, số 54. Tô Xuân Giáp, Phương tiện dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998. Trong nhóm này, các tác giả cũng thể hiện khá chi tiết về khái niệm, phân loại phương tiện trực quan; tầm quan trọng của việc vận dụng phương tiện trực quan cũng như các giải pháp sử dụng phương tiện trực quan một cách khoa học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong giờ học. Thế nhưng việc vận dụng phương pháp trực quan, phương tiện trực quan trong dạy học một môn học cụ thể chẳng hạn như môn GDCD lớp 10 trung học phổ thông, phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” như thế nào thì chưa được đề cập đến. Chính vì vậy, để góp phần bổ sung vào lý luận về PPDH, tôi đã chọn và nghiên cứu khóa luận: “Vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học phần I môn GDCD lớp 10 Trường THPT Hương Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh” nhằm góp phần vào việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, kích thích sự say mê hứng thú đối với môn học nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy học bộ môn ở trường trung học phổ thông nói chung và trường trung học phổ thông Hương Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Góp phần nâng cao nhận thức về việc vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10 ở trường trung học phổ thông. - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hứng thú học tập trong học sinh. 3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu khóa luận này, tôi tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: - Tìm hiểu và phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của PPDH trực quan. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính hiệu quả của khóa luận. - Đưa ra những giải pháp để vận dụng PP trực quan vào dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Hương Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Vấn đề vận dụng PP trực quan vào dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn trong việc nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, đề xuất một số giải pháp để vận dụng PP trực quan vào dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Hương Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: đọc, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, nhằm thu thập thông tin về lý luận. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: dự giờ, thăm lớp, thiết kế bài thực nghiệm, trực tiếp lên lớp, phân tích các số liệu thống kê. - Phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn: xây dựng câu hỏi, bảng biểu, xử lý số liệu nhằm tìm hiểu thực trạng của quá trình dạy học môn GDCD ở trường THPT Hương Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh - Phương pháp thống kê toán học: xử lý kết quả thu được qua thực nghiệm sư phạm trên cơ sở tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn, lệch điểm trung bình nhằm đánh giá chất lượng và hiệu quả của quá trình thực nghiệm. 6. Những đóng góp mới của khóa luận Qua việc nghiên cứu và vận dụng khóa luận này ở trường THPT Hương Sơn, khóa luận sẽ góp phần bổ sung, làm phong phú thêm lý luận về vận dụng PP trực quan trong dạy học môn GDCD ở trường trung học phổ thông nói chung 4 và trường trung học phổ thông Hương Sơn nói riêng; đặc biệt là qua những giải pháp vận dụng PP trực quan nêu trên sẽ góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông cũng như việc nâng cao hiệu quả dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”, phát huy được tính tích cực, chủ động, hứng thú đối với môn học nhất là môn GDCD ở trường trung học phổ thông mà lâu nay nhiều người cho rằng đơn điệu, khô khan, khó tiếp thu. 7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận gồm có 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học phần I môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Hương Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh Chương 2: Thực nghiệm việc vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học phần I môn GDCD lớp 10 trường THPT Hương Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh Chương 3: Quy trình và các giải pháp vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học phần I môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Hương Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC PHẦN I MÔN GDCD LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT HƯƠNG SƠN, HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH 1.1. Cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD lớp 10 1.1.1. Khái niệm phương pháp trực quan Để làm rõ khái niệm phương pháp trực quan, trước hết cần phải hiểu một số khái niệm có liên quan như: khái niệm về phương pháp, phương pháp dạy học, trực quan. * Phương pháp Thuật ngữ phương pháp (PP) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (methodos) có nghĩa là con đường, cách thức, phương tiện để đạt đến mục đích. Vì vậy trong mọi hoạt động thực tiễn, nếu con người có phương pháp đúng, biết sử dụng đúng phương pháp sẽ dẫn đến kết quả theo mong muốn; nếu ngược lại sẽ không đạt được mục đích đề ra. Đó chính là sức mạnh của phương pháp. * Phương pháp dạy học (PPDH) Có thể nói PPDH là một khái niệm cơ bản trong lý luận dạy học, là công cụ quan trọng hàng đầu của nghề dạy học. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn có nhiều cách định nghĩa khác nhau về PPDH chẳng hạn như: Trong Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nhà xuất bản Giáo dục, tác giả Thái Duy Tuyên đã trích dẫn từ một số tài liệu nước ngoài về khái niệm PPDH: - PPDH là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học (Iu.K.Babanxki, 1983). - PPDH là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo học sinh lĩnh hội nội dung học vấn (I.Ia.Lecne.1981) [22; 38]. - Còn theo Nguyễn Ngọc Quang trong Phương pháp dạy đại học, năm 1978, cho rằng: Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách tự giác, tích cực, tự lực đạt được mục đích dạy học. Nó gắn liền với quá 6 trình giáo dục và có sự tác động qua lại giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò trong quá trình dạy học. - Cùng khái niệm này, tác giả Bùi Thị Mùi, trường Đại học Cần Thơ đã khái quát trong Giáo trình Lý luận dạy học, năm 2007, về PPDH: “PPDH là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp của giáo viên và học sinh được thực hiện trong quá trình dạy học; trong đó, cách thức hoạt động của giáo viên đóng vai trò chủ đạo, cách thức hoạt động của học sinh đóng vai trò chủ động nhằm thực hiện mục đích dạy học” [16; 59]. Ngoài ra, còn nhiều cách định nghĩa khác về PPDH nhưng về cơ bản thì PPDH chính là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục đích dạy học. * Phương pháp trực quan Về khái niệm phương pháp trực quan, tác giả Thái Duy Tuyên cho rằng: phương pháp trực quan “là một loại PPDH có đặc điểm là học sinh tiếp thu kiến thức nhờ các giác quan tri giác trực tiếp các sự vật và hiện tượng trong thực tiễn” [22; 41]. Theo tác giả Phùng Văn Bộ (chủ biên) trong cuốn “Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu triết học” thì phương pháp trực quan thực chất cũng là một loại phương pháp dạy học, trong đó “giáo viên sử dụng các đồ dùng dạy học, các phương tiện nhằm mục đích minh họa bổ sung thêm cho kiến thức bài giảng. Phương pháp trực quan phù hợp với tâm lý nhận thức của người học, làm cho bài giảng sinh động, phong phú và hấp dẫn người học” hoạt động một cách tích cực [8; 109]. Theo cách tiếp cận của tác giả Bùi Thị Mùi, Trường Đại học Cần Thơ, trong Giáo trình Lý luận dạy học, (2007) thì phương pháp dạy học trực quan “ là phương pháp được xây dựng trên cơ sở quán triệt nguyên tắc đảm bảo tính trực quan trong quá trình dạy học. Trong quá trình dạy học, GV hướng dẫn HS thực hiện các biện pháp quan sát sự vật, hiện tượng hay hình ảnh của chúng, trên cơ sở đó mà hình thành khái niệm [16; 90]. Như vậy, mặc dù có nhiều cách đưa ra khái niệm về phương pháp trực quan trong dạy học, nhưng tựu chung lại: Phương pháp trực quan có thể được hiểu là một phương pháp dạy học; trong đó giáo viên sử dụng các đồ dùng dạy học, các phương tiện dạy học giúp học sinh tri giác trực tiếp sự vật, hiện tượng một cách sinh động và gây hứng thú học sinh, trên cơ sở đó mà hình thành khái niệm. 7 1.1.2. Cơ sở lý luận của phương pháp trực quan Phương pháp trực quan được xây dựng trên cơ sở con đường nhận thức của triết học Mác – LêNin. Lênin viết: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là quá trình của sự nhận thức chân lý khách quan” [22; 189]. Theo Lênin, quá trình nhận thức chia thành hai giai đoạn: Trực quan sinh động (giai đoạn nhận thức cảm tính) và tư duy trừu tượng (giai đoạn nhận thức lý tính). Giai đoạn nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu của nhận thức. Thông qua các giác quan, con người nhận thức hình ảnh của các sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp từ thực tiễn. Chính vì vậy mà giai đoạn nhận thức cảm tính rất sinh động và mang lại những tài liệu đáng tin cậy trong quá trình nhận thức. Giai đoạn nhận thức cảm tính gồm 3 hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng. Cảm giác: trong quá trình nhận thức, hình ảnh của sự vật, hiện tượng được ghi lại một cách trực tiếp thông qua các giác quan và nó chỉ phản ánh những thuộc tính riêng lẽ của sự vật, hiện tượng. Cảm giác có vai trò là “nguồn gốc của mọi sự hiểu biết”. Lênin đã viết: “Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” [24;138]. Tri giác: là một hình thức của nhận thức được nâng cao hơn so với cảm giác, nó phản ánh nhiều mặt, nhiều thuộc tính của sự vật, hiện tượng, mang lại cho nhận thức con người về sự vật, hiện tượng một cách đầy đủ, phong phú hơn. Biểu tượng: là hình thức phản ánh cao nhất, phức tạp nhất của giai đoạn trực quan sinh động. Nó là hình ảnh được tái hiện lại mặc dù không trực tiếp nhưng lại toàn diện và khái quát sự vật hơn. Như vậy, các hình thức của trực quan (giai đoạn nhận thức cảm tính) rất sinh động, phong phú, trực tiếp với sự vật, rất đáng tin cậy. Đây là ưu điểm mà người dạy học vận dụng trong quá trình dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh. Giai đoạn nhận thức lý tính là giai đoạn sau của quá trình nhận thức. Nó không nhận thức trực tiếp sự vật, hiện tượng mà là nhận thức gián tiếp. Tuy nhiên, nhận thức này xa hơn sự vật nhưng lại sâu sắc hơn vì nó nhận thức đi sâu vào bản chất của sự vật. 8 1.1.3. Các hình thức trực quan Các hình thức trực quan thường được vận dụng trong dạy học môn GDCD ở trường trung học phổ thông hiện nay bao gồm: hình thức trình bày trực quan và hình thức quan sát. * Hình thức trình bày trực quan Trình bày trực quan là hình thức sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện dạy học trong quá trình dạy học. - Phương tiện trực quan bao gồm những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa trong quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh nhằm tạo ra những biểu tượng, hình thành những khái niệm cho học sinh thông qua sự tri giác trực tiếp bằng các giác quan của các em. Những phương tiện trực quan gồm có: + Vật thật: là những động vật, thực vật sống trong thiên nhiên, các khoáng vật, mẫu hóa chất… + Vật tượng trưng: đồ thị, sơ đồ, hình vẽ, giúp học sinh thấy được một cách trực quan các sự vật, hiện tượng được biểu diễn dưới dạng khái quát, giản đơn. + Vật tạo hình: tranh ảnh, mô hình, hình vẽ, đoạn phim . . . thay cho những sự vật, hiện tượng khó trông thấy hoặc không trông thấy trực tiếp được (như vận động quay quanh mặt trời và tự quy quanh trục của Trái đất, sự nảy mầm của cây, sự hình thành và phát triển của các sinh vật… + Ngôn ngữ giàu hình tượng (Ca dao, tục ngữ, thành ngữ…) - Phương tiện dạy học trực quan là những thiết bị có khả năng chứa đựng hoặc chuyển tải những thông tin về nội dung dạy học và sự điều khiển việc dạy và học [6; 99]. Các phương tiện dạy học gồm có: + Tivi, băng hình, phim video, phim truyền hình. + Máy ảnh kỹ thuật số, máy quay phim kỹ thuật số. + Máy vi tính, đầu máy chiếu projector, phần mềm Violet, Internet… * Hình thức quan sát Quan sát là sự tri giác có chủ đích, có kế hoạch tạo khả năng theo dõi tiến trình và sự biến đổi diễn ra trong sự vật, hiện tượng. Đây là một hình thức nhận thức cảm tính tích cực nhằm thu thập những tài liệu, sự kiện, hình thành những biểu tượng ban đầu về sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh để trên cơ sở đó làm tư liệu cho quá trình tư duy. 9 Quan sát của học sinh được diễn ra khi giáo viên trình bày những phương tiện trực quan, các phương tiện dạy học trong các khâu của quá trình dạy học hoặc khi bản thân học sinh tiến hành thực nghiệm nghiên cứu hay tiến hành thí nghiệm. Kết quả của quan sát nhằm rút ra kết luận, hình thành tri thức mới. Tùy theo đặc điểm, nội dung bài học, trình độ tay nghề, điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương mà giáo viên có thể lựa chọn hình thức trực quan cho phù hợp. Có như thế, mới phát huy được hiệu quả của phương pháp trực quan một cách tối ưu. 1.1.4. Những ưu, nhược điểm của phương pháp trực quan * Ưu điểm - Trong dạy học, nếu sử dụng tốt phương pháp trực quan thông qua phương tiện trực quan và phương tiện kỹ thuật dạy học sẽ có tác dụng phát huy được vai trò nhận thức tích cực của học sinh. - Nếu phối hợp tốt với các PPDH khác, phương pháp trực quan sẽ kết hợp được tín hiệu thứ nhất và tín hiệu thứ hai trong dạy học làm học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, giảm mệt nhọc do tư duy nhiều, bởi vì hệ thống tín hiệu thứ nhất là những gì nghe được, thấy được, cảm xúc được từ thế giới bên ngoài, đây là những thông tin về thế giới khách quan mà con người nhận được trực tiếp từ thực tiễn thông qua các giác quan; hệ thống tín hiệu thứ hai là ngôn ngữ và chữ viết là những thông tin về thực tiễn khách quan đã được trừu tượng hóa. Hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở của hệ thống tín hiệu thứ hai, con người không thể hiểu được khi dùng ngôn ngữ để mô tả một khái niệm, một hiện tượng nếu không có những biểu tượng ban đầu về nó. - Thông qua các tài liệu trực quan, ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức bền vững, chính xác còn giúp học sinh kiểm nghiệm lại tính đúng đắn của các kiến thức; hoặc bổ sung, điều chỉnh, đánh giá lại chúng nếu không phù hợp với thực tiễn. - Phương pháp trực quan giúp cho sự phát triển năng lực quan sát, óc tò mò, hứng thú của học sinh trong học tập, tạo điều kiện hình thành cho học sinh tính độc lập, tự giác vận dụng những gì đã học vào thực tiễn cuộc sống ở xung quanh các em. * Nhược điểm Nếu sử dụng không khéo phương pháp trực quan trong dạy học hay lạm dụng chúng sẽ dễ làm cho học sinh phân tán sự chú ý, thiếu tập trung, thậm chí còn làm hạn chế sự phát triển năng lực tư duy trừu tượng của học sinh. 10 1.1.5. Tầm quan trọng và những yêu cầu cơ bản của việc vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD lớp 10 * Tầm quan trọng của việc vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD lớp 10 Việc vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD lớp 10 thông qua sử dụng các phương tiện trực quan có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh: - Đối với học sinh Việc sử dụng phương pháp trực quan thông qua các phương tiện trực quan giúp cho học sinh có thông tin đầy đủ và sâu sắc về đối tượng, hiện tượng nghiên cứu, kích thích quá trình nhận thức học sinh, giúp các em có tư duy sâu sắc hơn về sự vật, hiện tượng. Thông qua những hình ảnh, tranh ảnh, mô hình, đoạn phim sinh động sẽ kích thích hứng thú học sinh, tăng cường tính độc lập, sáng tạo của các em trong quá trình học. - Đối với giáo viên Khi vận dụng phương pháp trực quan một cách khoa học sẽ giúp cho giáo viên hạn chế được nhiều công việc có tính chất thuần túy trong tiết học, chẳng hạn như thông báo thông tin, thuyết trình nhiều về sự vật, hiện tượng để dành nhiều thời gian cho việc phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh. Đồng thời, tạo được sự thoải mái, nhẹ nhàng trong giờ học của học sinh. * Những yêu cầu cơ bản của việc vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD Để sử dụng có hiệu quả phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD ở THPT, giáo viên cần tuân thủ những yêu cầu cơ bản sau: Yêu cầu chung đối với phương tiện trực quan: - Lựa chọn tài liệu trực quan phải vừa phù hợp với mục đích, nhiệm vụ và nội dung dạy học của bài học, vừa có tác dụng giáo dục lồng ghép, tích hợp những vần đề mang tính thời sự, xã hội. - Đảm bảo cho tất cả học sinh được quan sát rõ ràng, đầy đủ các phương tiện dạy học được sử dụng trong tiết dạy. - Phải sử dụng số lượng phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học phù hợp với nội dung của tiết học, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà 11 trường. Tránh trường hợp lạm dụng quá nhiều phương tiện trực quan sẽ làm mất thời gian trình bày, ảnh hưởng đến hiệu quả của tiết học hoặc chỉ sử dụng một phương tiện dạy học vì trong cùng một tình huống, những phương tiện dạy học thường được sử dụng phối hợp với nhau để thực hiện nhiều chức năng đồng thời. Mỗi phương tiện dạy học đều có chỗ mạnh, chỗ yếu, do vậy giáo viên cần phải biết phát huy chỗ mạnh của phương tiện dạy học này để hạn chế chỗ yếu của phương tiện dạy học kia. - Các phương tiện dạy học trực quan phải đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ và tính giáo dục học sinh khi sử dụng; đồng thời phải kích thích học sinh suy nghĩ, làm việc nhằm phát triển năng lực chủ động, tự giác, tích cực và sáng tạo của học sinh. Yêu cầu trong quá trình vận dụng phương pháp trực quan: - Trước hết, giáo viên cần xác định mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ quan sát, hướng dẫn học sinh cách quan sát, cách ghi chép những điều quan sát, để trên cơ sở đó hướng dẫn học sinh rút ra những khái quát, những kết luận một cách chính xác, rõ ràng. - Phải quán triệt ba nguyên tắc khi sử dụng phương tiện trực quan: đúng lúc, đúng chỗ và đủ cường độ. - Sử dụng phương pháp trực quan phải trên cơ sở kết hợp với các PPDH tích cực khác. Trong thực tiễn dạy học, bất kỳ một tiết dạy nào cũng cần đến sự phối hợp một vài phương pháp, bởi vì trong các PPDH, mỗi phương pháp đều có những ưu, khuyết điểm của nó. Do đó, khi vận dụng kết hợp các phương pháp một cách tối ưu sẽ làm nâng cao hiệu quả dạy học chẳng hạn như vận dụng phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp vấn đáp, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp vận dụng tri thức liên môn… Phương pháp vấn đáp là phương pháp vấn đáp còn gọi là phương pháp đàm thoại, đây là phương pháp giáo viên đặt ra một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị chu đáo có khả năng dẫn dắt học sinh lĩnh hội những tri thức, sự kiện, khái niệm và quy luật mới. Phương pháp thảo luận nhóm là “Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp dạy học mà trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó” [17; 223]. 12 Phương pháp vận dụng tri thức liên môn là vận dụng tri thức liên môn là phương pháp giáo viên sử dụng các tri thức của khoa học cơ bản (KHTN, KHXH) vào bài giảng để minh chứng làm sáng tỏ vấn đề nào đó trong nội dung bài học. Cơ sở của việc vận dụng này là dựa vào mối quan hệ giữa kiến thức môn GDCD với KHTN và KHXH, bởi vì các khái niệm, các quy luật, nguyên lý của triết học duy vật biện chứng đều được khái quát từ KHTN và chính các hệ thống tri thức của KHTN đã chứng minh cho các nguyên lý triết học là đúng đắn. Cũng như thế, đối với kiến thức triết học duy vật lịch sử cũng được khái quát từ những tư liệu của KHXH. - Các hình thức phối hợp giữa phương pháp trực quan với phương pháp dạy học khác. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh quan sát trực tiếp qua hình ảnh trực quan, mô hình, đoạn phim về sự vật, hiện tượng, sau đó giáo viên đưa ra yêu cầu, câu hỏi và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận. Hoặc bằng phương tiện trực quan (hình ảnh, phim ảnh…) giáo viên kết hợp vận dụng phương pháp đàm thoại thông qua một hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị sẵn và phương pháp vận dụng tri thức liên môn nhằm giải thích, minh họa cho những nội dung trực quan giúp các em dễ nhớ, dễ hiểu, trên cơ sở đó mà hướng dẫn học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật. 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD lớp 10, phần I ở trường THPT Hương Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh 1.2.1. Đặc điểm của môn GDCD nói chung và phần I môn GDCD lớp 10 nói riêng * Đặc điểm của môn GDCD ở trường THPT Các tri thức của môn GDCD được truyền thụ cho HS có thể mang nhiều nội dung khác nhau nhưng đều được coi là tri thức lí luận chính trị. Những tri thức đó được xây dựng trên các môn khoa học cơ bản như: Triết học, Đạo đức học, Kinh tế học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Pháp luật học. Và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Tri thức của môn GDCD được sắp xếp hợp lí, kết cấu chặt chẽ, lôgic, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS, thể hiện rõ tính đặc thù, riêng biệt, đồng thời khuynh hướng tư tưởng cũng rất rõ ràng và nổi trội so với các môn khoa học khác. Có thể nêu lên một số đặc điểm như sau: 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất