Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Vận dụng phương pháp dạy học hợp đồng trong chương 6 hóa học 12 nhằm phát triển ...

Tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp đồng trong chương 6 hóa học 12 nhằm phát triển năng lực vận dụng nội dung hóa học vào thực tiễn cho học sinh

.PDF
159
117
52

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP ĐỒNG TRONG CHƢƠNG 6 HÓA HỌC 12 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG NỘI DUNG HÓA HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP ĐỒNG TRONG CHƢƠNG 6 HÓA HỌC 12 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG NỘI DUNG HÓA HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Hóa học Mã số: 8 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Cao Thị Thặng Hà Nội - 2018 LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn TS. Cao Thị Thặng người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo thuộc bộ môn phương pháp dạy học hóa học, cùng với các thầy cô tham gia giảng dạy lớp Lí luận và phương pháp dạy học môn Hóa học K20 đã nhiệt tình giảng dạy, truyền thụ những tri thức chuyên môn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để học viên chúng em hoàn thành khóa học cũng như luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, các thầy cô trong tổ bộ môn Hóa học và các em học sinh của trường THPT Bình Xuyên, trường THPT Võ Thị Sáu, trường THPT Quang Hà thuộc huyện Bình Xuyên - Vĩnh Phúc, luôn tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi thực hiện luận văn này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian học tập và hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2018 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt DHHH Dạy học hóa học PP Phương pháp DHHĐ Dạy học hợp đồng NL Năng lực VDNDHH Vận dụng nội dung hóa học TT Thực tiễn THPT Trung học phổ thông DHTC Dạy học tích cực PPDH Phương pháp dạy học PTHH Phương trình hóa học GV Giáo viên HS Học sinh TNSP Thực nghiệm sư phạm TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng PTN Phòng thí nghiệm BT Bài tập KL Kim loại KLK Kim loại kiềm KT Kiểm tra MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................4 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................4 6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................4 7. Giả thuyết khoa học ................................................................................................4 8. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4 9. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu ......................................................................5 10. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................5 PHẦN 2. NỘI DUNG .................................................................................................6 Chương 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng phương pháp dạy học hợp đồng trong chương 6, hóa học 12 nhằm phát triển năng lực vận dụng nội dung hóa học vào thực tiễn cho học sinh ..............................................................6 1.1. Phương pháp dạy học tích cực .............................................................................6 1.1.1. Khái niệm về phương pháp dạy học..................................................................6 1.1.2.Phương pháp dạy học tích cực ...........................................................................6 1.2. Phương pháp dạy học hợp đồng ..........................................................................7 1.2.1. Khái niệm dạy học hợp đồng ............................................................................7 1.2.2. Bản chất của dạy học hợp đồng ........................................................................7 1.2.3. Quy trình thực hiện dạy học hợp đồng..............................................................8 1.2.4. Ưu điểm và hạn chế của PPDHHĐ. ...........................................................….15 1.2.5. Điều kiện để thực hiện có hiệu quả PPDHHĐ ...............................................16 1.2.6.Một số kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong dạy học hợp đồng ................17 1.3. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực ....................................................20 1.3.1. Khái niệm về năng lực ....................................................................................20 1.3.3. Đánh giá năng lực ..........................................................................................22 1.3.4. Sử dụng bài tập hóa học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. .28 1.4. Năng lực vận dụng nội dung hóa học vào thực tiễn ..........................................32 1.4.1. Khái niệm năng lực vận dụng nội dung hóa học vào thực tiễn .......................32 1.4.2. Cấu trúc năng lực vận dụng nội dung hóa học vào thực tiễn. .........................32 1.4.3. Sự cần thiết của việc hình thành, phát triển và nâng cao năng lực vận dụng nội dung hóa học vào thực tiễn cho học sinh. ...........................................................33 1.5. Thực trạng việc áp dụng phương pháp DHHĐ nhằm phát triển năng lực VDND HH vào TT cho học sinh trong dạy học hóa học ở trường THPT hiện nay. ............... 34 1.5.1. Phân tích nội dung chương trình sách giáo khoa chương 6: kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và vấn đề phát triển năng lực vận dụng nội dung hóa học vào thực tiễn .....................................................................................................................34 1.5.2. Sử dụng PPDHHĐ trong chương 6 lớp 12 THPT ..........................................35 1.5.3. Điều tra thực trạng việc vận dụng PPDH theo hợp đồng ở 3 trường THPT ở huyện Bình Xuyên – Vĩnh Phúc nhằm phát triển năng lực vận dụng nội dung hóa học vào thực tiễn trong dạy học hóa học chương 6 lớp 12. ......................................36 1.5.4. Kết quả và đánh giá kết quả điều tra ...............................................................37 Tiểu kết chương 1......................................................................................................37 Chương 2: Vận dụng phương pháp dạy học hợp đồng trong chương 6 hóa học 12 nhằm phát triển năng lực vận dụng nội dung hóa học vào thực tiễn cho học sinh ...39 2.1. Năng lực vận nội dung hóa học vào thực tiễn của HS THPT ............................39 2.1.1. Biểu hiện cuả năng lực vận dụng nội dung hóa học vào thực tiễn. ...............39 2.1.2. Tiêu chí, chỉ báo mức độ của năng lực VDNDHH vào TT ...........................39 2.2. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực VDNDHH vào TT cho HS trong chương 6 lớp 12. .....................................................................................................................45 2.2.1. Yêu cầu của công cụ đánh giá năng lực VDNDHH vào TT . .........................45 2.2.2. Cở sở để thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực VDNDHH vào TT ..............45 2.2.3. Bộ công cụ đánh giá năng lực VDNDHH vào TT trong chương 6 Hóa học 12. ...................................................................................................................................46 2.3. Các dạng câu hỏi/bài tập có nội dung vận dụng nội dung hóa học vào thực tiễn chương 6 hóa học 12 được sử dụng trong các bài luyện tập ........................................... 53 2.3.1. Nguyên tắc tuyển chọn và xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập theo định hướng phát triển năng lực VDNDHH vào TT. .....................................................................53 2.3.2. Qui trình tuyển chọn xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập theo định hướng phát triển năng lực VDNDHH vào TT..............................................................................53 2.3.3. Hệ thống câu hỏi/bài tập có nội dung vận dụng nội dung hóa học vào thực tiễn chương 6 hóa học 12 được sử dụng trong các bài luyện tập ..............................54 2.4. Vận dụng dạy học hợp đồng để phát triển năng lực vận dụng nội dung hóa học vào thực tiễn cho học sinh thông qua dạy học chương 6 lớp 12. .............................65 2.4.1. Nguyên tắc vận dụng .......................................................................................65 2.4.2. Yêu cầu chung về kế hoạch bài học của bài luyện tập....................................66 2.4.3. Một số kế hoạch bài học minh họa .................................................................67 Tiểu kết chương 2......................................................................................................84 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm .............................................................................84 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm. ........................................................................85 3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm..................................................................85 3.3. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm. ....................................................................85 3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ........................................................................86 3.5. Kết quả thực nghiệm. .........................................................................................87 3.5.1. Phương pháp xử lí số liệu kết quả TNSP ........................................................87 3.5.2. Thu thập kết quả thực nghiệm .........................................................................88 3.5.3. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm. ........................................................90 Tiểu kết chương 3......................................................................................................96 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................99 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tiêu chí và mức độ đánh giá NLVDNDHH vào TT ................................39 Bảng 2.2. Tiêu chí và mức độ đánh giá NLVDNDHH vào TT ở chương 6 Hóa học 12 ...............................................................................................................................42 Bảng 2.3. Ma trận đề kiểm tra năng lực của HS .......................................................46 Bảng 3.1. Thống kê đối tượng, GV và địa bàn thực nghiệm ...................................86 Bảng 3.2. Kết quả bài KT trước tác động giữa lớp TN và ĐC của 3 trường TNSP .88 Bảng 3.3. So sánh các tham số đặc trưng của bài KT trước tác động giữa lớp TN và ĐC của 3 trường TNSP .............................................................................................89 Bảng 3.4. Bảng kết quả bài KT năng lực sau tác động giữa lớp TN và ĐC của 3 trường TNSP .............................................................................................................89 Bảng 3.6. Tổng hợp các tham số đặc trưng kết quả TNSP tại trường THPT Bình xuyên .........................................................................................................................91 Bảng 3.7. Bảng phân bố tần số, tần suất và tần suất tích lũy điểm bài KT của ........91 trường THPT Bình Xuyên .........................................................................................91 Bảng3.8. Tổng hợp các tham số đặc trưng kết quả TNSP tại trường THPT Võ Thị Sáu .............................................................................................................................93 Bảng 3.9. Tổng hợp các tham số đặc trưng kết quả TNSP tại trường THPT Quang Hà ..............................................................................................................................94 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ phân loại kết quả điểm bài kiểm tra năng lực của HS trường THPT Bình Xuyên ....................................................................................................92 Hình 3.2. Đường lũy tích điểm bài kiểm tra NL của HS trường THPT Bình Xuyên ...................................................................................................................................92 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI và Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định mục tiêu “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.“Đổi mới giáo dục từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực”. [3] Sự phát triển của xã hội ngày nay đòi hỏi con người phải có một số năng lực như: năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn do cuộc sống đặt ra… Các năng lực chung và năng lực chuyên biệt cần phát triển cho học sinh đã được Bộ Giáo Dục và Đào tạo qui định rõ trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2017. Một số năng lực chung và năng lực chuyên biệt cần phát triển trong môn hóa học đã được qui định rõ trong Chương trình giáo dục trung học phổ thông môn hóa học dự thảo tháng 8- 2017. Có nhiều biện pháp để phát triển năng lực chung và năng lực chuyên biệt thông qua dạy học môn hóa học ở trường trung học phổ thông. Năng lực vận dụng nội dung hóa học vào thực tiễn (VDNDHH) vào thực tiễn (TT) là một trong những năng lực quan trọng, cần thiết giúp học sinh (HS) gắn lí thuyết với TT làm cho việc học tập của HS có ý nghĩa. Phương pháp dạy học theo hợp đồng (Contract Work) là một phương pháp tổ chức hoạt động học tập theo đó học sinh được giao một hợp đồng trọn gói bao gồm các nhiệm vụ/bài tập bắt buộc và tự chọn khác nhau trong một khoảng thời gian 2 nhất định. Học sinh chủ động và độc lập quyết định về thời gian cho mỗi nhiệm vụ/bài tập và thứ tự thưc hiện các nhiệm vụ/bài tập đó theo khả năng của mình. Dạy học theo hợp đồng còn gọi tắt là dạy học hợp đồng (DHHĐ) là một trong những phương pháp dạy học tích cực (PP DHTC) có thể vận dụng tốt trong giờ luyện tập để phát triển năng lực VDNDHH vào TT cho HS. Nội dung hóa học nói chung và nội dung chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm Hóa học lớp 12 nói riêng có nhiều nội dung thực tiễn giúp HS phát triển năng lực. Thực tiễn cho thấy: hiện nay năng lực vận dung nội dung hóa học vào thực tiễn của nhiều học sinh trong đó có học sinh tỉnh Vĩnh phúc còn nhiều hạn chế. Đề tài nghiên cứu: "Vận dụng phương pháp dạy học hợp đồng trong chương 6 hóa học 12 nhằm phát triển năng lực vận dụng nội dung hóa học vào thực tiễn cho học sinh ” có ý nghĩa thiết thực, cập nhật về lí luận và thực tiễn. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Ở Việt Nam và trên thế giới, việc nghiên cứu phát triển các năng lực (NL) cho học sinh (HS) đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và thể hiện trong các chương trình, sách giáo khoa của nhiều nước. Ở Việt Nam từ năm 2009 đến nay, đã có nhiều tác giả và công trình công bố về phát triển một số năng lực chung và năng lực chuyên biệt cho HS phổ thông. Thông qua việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn hóa học. Đầu tiên phải kể đến: Nhóm nghiên cứu của TS Cao Thị Thặng, GS TSKH Nguyễn Cương cùng với các nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng Gấm, Đinh Thị Hồng Minh, Trần Thị Thu Huệ, Phạm Thị Bích Đào đã có những sản phẩm nghiên cứu các biện pháp phát triển năng lực (NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề, NL độc lập sáng tạo, NL vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn) cho HS, SV như: vận dụng PPDH tích cực dạy học theo góc, dạy học theo hợp đồng, dạy học theo dự án, sử dụng bài tập hóa học. Đặc biệt đã đề xuất khái niệm NL, biểu hiện của NL, thiết kế được bộ công cụ đánh giá NL, xây dựng giáo án phù hợp minh họa cho mỗi biện pháp, thực nghiệm sư phạm và khẳng định tính khả thi của đề tài. 3 Các nhà khoa học như GS.TSKH Nguyễn Cương, PGS.TS Nguyễn Thị Sửu, PGS.TS Đặng Thị Oanh, PGS.TS Trần Trung Ninh, TS Nguyễn Đức Dũng, và các học viên nghiên cứu về PPDH hóa học cũng đã có những công trình vận dụng các PP DHTC trong môn hóa theo định hướng phát triển năng lực cho HS, sinh viên sư phạm như: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trường Dự bị đại học thông qua dạy học tích hợp; Vận dụng dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho HS trong dạy học hóa học ở một số trường THPT tỉnh Đăk Lăk; Xây dựng và sử dụng bài tập hóa học vô cơ theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên dạy hóa học trường Cao đẳng sư phạm; Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trung học phổ thông thông qua hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 12 có nội dung thực tiễn; Dạy học phân hóa, quan điểm dạy học nhằm phát triển một số NL của người học; Phát tiển NL giải quyết vấn đề cho HS thông qua chủ đề tích hợp Nhôm và công nghiệp sản xuất nhôm ….được trình bày trong kỷ yếu hội thảo khoa học – phát triển năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên khoa học tự nhiên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, NXB khoa học tự nhiên và công nghệ. Ngoài ra có một số luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học bộ môn hóa học trường ĐHSP Hà Nội và trường ĐHSP Hà Nội 2, trường ĐH Giáo Dục đã đề cập tới phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học thông qua hệ thống bài tập hoặc thông qua các phương pháp DHTC. Năng lực vận dụng nội dung hóa học vào thực tiễn cho HS phổ thông cũng bước đầu được đề xuất chưa có nhiều chỉ có một đề tài luận văn thạc sĩ của Đào Viết Tân “Áp dụng PPDH theo HĐ trong chương 5, 6, 7 Hóa học 10 nhằm phát triển năng lực vận dụng nội dung hóa học vào thực tiễn cho học sinh”. Chưa có tác giả nào công bố kết quả nghiên cứu “Vận dụng phương pháp dạy học hợp đồng trong chương 6 hóa học 12 nhằm phát triển năng lực vận dụng nội dung hóa học vào thực tiễn cho học sinh”. 3. Mục đích nghiên cứu Vận dụng phương pháp DHHĐ trong chương 6: kim loại kiềm, kim loại kiềm 4 thổ, nhôm hóa học 12 nhằm phát triển năng lực VDNDHH vào TT cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT và thực hiện định hướng phát triển NL cho HS của Bộ giáo dục và Đào tạo. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng phương pháp DHHĐ trong chương 6 Hóa học 12 nhằm phát triển năng lực VDNDHH vào TT cho HS. - Vận dụng phương pháp DHHĐ trong chương 6 Hóa học 12 nhằm phát triển năng lực VDNDHH vào TT cho HS. - Thực nghiệm sư phạm 5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Hóa học lớp 12 ở trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng PP DHHĐ trong chương 6 Hóa học 12 nhằm phát triển năng lực VDNDHH vào TT cho HS. 6. Phạm vi nghiên cứu - Vận dụng PP DHHĐ trong chương 6 Hóa học 12 - Phát triển năng lực: Vận dụng nội dung Hóa học vào thực tiễn. - Địa bàn nghiên cứu: 3 trường THPT ở huyện Bình Xuyên - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2017 đến 06 /2018. 7. Giả thuyết khoa học Nếu làm rõ biểu hiện/tiêu chí, chỉ báo mức độ của năng lực vận dụng nội dung hóa học vào thực tiễn ở chương 6. Xây dựng và sử dụng bộ công cụ đánh giá năng lực phù hợp, xây dựng hệ thống bài tập và sử dụng PP DHHĐ trong một số bài luyện tập có hiệu quả thì sẽ phát triển được năng lực VDNDHH vào TT cho HS. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận - Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5 - Phương pháp điều tra thu thập thông tin. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Phương pháp thống kê toán học - Phương pháp phân tích, xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm 9. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng PPDH HĐ trong chương 6 Hóa học lớp 12 nhằm phát triển năng lực vận dụng nội dung hóa học vào thực tiễn. - Điều tra thực trạng việc sử dụng PPDH hợp đồng trong dạy học chương 6 Hóa học lớp 12 nhằm phát triển năng lực vận dụng nội dung hóa học vào thực tiễn cho học sinh ở một số trường THPT thuộc huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc. - Đề xuất vận dụng phương pháp dạy học hợp đồng trong chương 6 Hóa học lớp 12 nhằm phát triển năng lực vận dụng nội dung hóa học thực tiễn cho học sinh. + Làm rõ khái niệm, biểu hiện, tiêu chí và chỉ báo mức độ của năng lực vận dụng nội dung hóa học vào thực tiễn của HS trong chương 6 Hóa học lớp 12. + Thiết kế và sử dụng bộ công cụ đánh giá vận dụng nội dung hóa học vào thực tiễn gồm: bảng kiểm quan sát, phiếu hỏi giáo viên, phiếu hỏi để học sinh tự đánh giá, bài kiểm tra đánh giá năng lực của HS trong chương 6 Hóa học lớp 12. + Xây dựng các dạng bài tập hóa học theo định hướng phát triển năng lực VDNDHH vào TT cho HS trong chương 6 Hóa học 12 và sử dụng cho các bài luyện tập áp dụng PP DHHĐ. + Thiết kế 3 kế hoạch dạy học của 2 bài luyện tập cụ thể hóa việc vận dụng phương pháp dạy học hợp đồng trong chương 6 Hóa học lớp 12 để phát triển năng lực VDNDHH vào TT cho học sinh. 10. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 3 phần: - Phần I: Mở đầu - Phần II: Nội dung (gồm 3 chương) - Phần III: Kết luận và khuyến nghị 6 PHẦN 2. NỘI DUNG Chƣơng 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng phƣơng pháp dạy học hợp đồng trong chƣơng 6 hóa học 12, nhằm phát triển năng lực vận dụng nội dung hóa học vào thực tiễn cho học sinh. 1.1. Phƣơng pháp dạy học tích cực 1.1.1. Khái niệm về phƣơng pháp dạy học [30] Thuật ngữ phương pháp trong tiếng Hy Lạp là “Méthodos” có nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định. Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của thầy trong việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động nhận thức của trò nhằm giúp trò chủ động đạt các mục tiêu dạy học. 1.1.2. Phƣơng pháp dạy học tích cực [5][6] 1.1.2.1. Khái niệm phƣơng pháp dạy học tích cực PP DHTC là những phương pháp giáo dục/dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PP DHTC nhằm hướng vào việc tích cực hóa hoạt động học tập, phát triển tính sáng tạo của người học. Trong đó, các hoạt động học tập được tổ chức và được định hướng bởi giáo viên, người học không thụ động mà tự lực, tích cực tham gia vào quá trình tái tạo cho mình kiến thức mà nhân loại đã có, tham gia giải quyết các vấn đề học tập, qua đó lĩnh hội nội dung học tập và phát triển năng lực sáng tạo. Trong dạy học tích cực, hoạt động học tập được thực hiện trên cơ sở hợp tác và giao tiếp ở mức độ cao. PP DHTC bao gồm nhiều phương pháp, hình thức, kỹ thuật cụ thể khác nhau nhằm phát triển ở người học năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng nội dung hóa học vào thực tiễn. PP DHTC đem lại cho học sinh niềm vui sướng, hào hứng, nó phù hợp với đặc tính ưa thích hoạt động của đa số trẻ em. Việc học đối với các em trở thành niềm hạnh phúc, giúp các em tự khẳng định được mình và nuôi dưỡng lòng khát khao sáng tạo. 1.1.2.2. Những dấu hiệu đặc trƣng của phƣơng pháp dạy học tích cực. 7 - Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh. - Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. - Tăng cường hoạt động học tập của mỗi cá nhân, phối hợp với học hợp tác. - Dạy và học chú trọng đến sự quan tâm và hứng thú của học sinh, nhu cầu và lợi ích của xã hội. - Dạy và học coi trọng hướng dẫn tìm tòi. - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. 1.2. Phƣơng pháp dạy học hợp đồng [5][6][23] 1.2.1. Khái niệm dạy học hợp đồng Dạy học hợp đồng là một cách tổ chức môi trường học tập trong đó mỗi HS được giao hoàn thành một hợp đồng trọn gói các nhiệm vụ/bài tập khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. HS được quyền chủ động và độc lập quyết định chọn nhiệm vụ (tự chọn), quyết định về thời gian cho mỗi nhiệm vụ/bài tập và thứ tự thực hiện các nhiệm vụ/bài tập đó trong khoảng thời gian chung. 1.2.2. Bản chất của dạy học hợp đồng Trong dạy học hợp đồng: GV là người nghiên cứu thiết kế các nhiệm vụ/bài tập trong hợp đồng, tổ chức hướng dẫn học sinh nghiên cứu hợp đồng để chọn nhiệm vụ cho phù hợp với năng lực của học sinh. HS là người nghiên cứu hợp đồng, kí kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, nhằm đạt được mục tiêu dạy học nội dung cụ thể. Hợp đồng là một biên bản thống nhất và khả thi giữa hai bên giáo viên và học sinh, có cam kết của HS sẽ hoàn thành nhiệm vụ đã chọn sau khoảng thời gian đã định trước. Mỗi HS có thể lập kế hoạch thực hiện nội dung học tập cho bản thân mình: HS có thể quyết định nội dung nào cần nghiên cứu trước và dành bao nhiêu thời gian cho nội dung đó. HS có thể quyết định tạo ra một môi trường làm việc cá nhân phù hợp để đạt kết quả theo hợp đồng đã kí. HS phải tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập với sự hỗ trợ của giáo viên hoặc của bạn (nếu cần). 8 DHHĐ là một hình thức thay thế việc giảng bài cho toàn thể lớp học của GV, đồng thời cho phép giáo viên có thể quản lý, khảo sát được các hoạt động của mỗi HS. Với hình thức tổ chức này tạo ra cơ hội học tập cho tất cả HS trong lớp theo trình độ, theo nhịp độ và theo năng lực. 1.2.3. Quy trình thực hiện dạy học hợp đồng Bƣớc 1: Chọn nội dung và quy định về thời gian - Chọn nội dung: GV cần xác định nội dung nào của môn học có thể được dạy học thông qua hình thức này. Để đảm bảo đúng đặc điểm của PPDHHĐ, các học sinh phải tự quyết định được thứ tự các nhiệm vụ cần thực hiện để hoàn thành bài tập được giao. Do vậy nhiệm vụ trong hợp đồng có thể chọn là một bài ôn tập hoặc luyện tập là phù hợp nhất. Hoặc cũng có thể với bài học mới mà trong đó có thể thực hiện các nhiệm vụ không theo thứ tự bắt buộc. - Quy định thời gian: GV quyết định thời gian của học theo hợp đồng. Việc xác định thời hạn của hợp đồng theo số tiết học trên lớp là tốt nhất để giúp các học sinh quản lý thời gian tốt hơn. Thời gian dành cho DHHĐ tối thiểu nên là 2 tiết học (90 phút). Đó là do HS cần có thêm thời gian nghiên cứu và kí hợp đồng, có thời gian GV và học sinh nghiệm thu hợp đồng. Ngoài ra có thể bố trí cho HS thực hiện hợp đồng ngoài giờ học chính khóa hoặc ở nhà tùy theo nhiệm vụ cụ thể. Bƣớc 2: Thiết kế kế hoạch bài học Xác định mục tiêu của bài học: Cần căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng đã quy định trong chương trình gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ của bài học. Tuy nhiên cũng có thể nên xác định thêm một số kĩ năng, thái độ chung cần đạt khi thực hiện PPDHHĐ, ví dụ như kĩ năng làm việc độc lập, kĩ năng tương tác, kĩ năng đánh giá đồng đẳng và kĩ năng tự đánh giá... Xác định phương pháp dạy học chủ yếu: PP cơ bản là dạy và học theo hợp đồng nhưng cần phải kết hợp với các phương pháp/ kĩ thuật khác, thí dụ như sử dụng phương tiện dạy học của bộ môn, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, học tập theo hướng giải quyết vấn đề, học tập hợp tác theo nhóm…để tăng cường sự tham gia của HS, học sâu và học thoải mái. 9 Chuẩn bị của GV và HS - GV: Cần chuẩn bị các tài liệu, phiếu bài tập, dụng cụ, thiết bị cần thiết để cho hoạt động của GV và HS đạt hiệu quả. Đặc biệt là phải chuẩn bị được một bản hợp đồng đủ chi tiết để học sinh có thể tìm hiểu dễ dàng, kí hợp đồng và thực hiện các nhiệm vụ trong hợp đồng. - HS: Chuẩn bị nội dung theo yêu cầu của GV đưa ra trong giờ học trước. Thiết kế văn bản hợp đồng Học theo hợp đồng chỉ khả thi khi HS có thể đọc, hiểu và thực thi các nhiêm vụ phù hợp với trình độ và năng lực của bản thân. Học theo hợp đồng cần chủ yếu dựa trên những nội dung sẵn có ở sách giáo khoa, sách bài tập hoặc tài liệu có sẵn từ đó GV thiết kế ra các nhiệm vụ: tự chọn, bắt buộc. Thiết kế các phiếu hỗ trợ theo các mức độ khác nhau. Nội dung hợp đồng còn bao gồm cả những nhiệm vụ được viết trên những tấm thẻ hoặc những phiếu học tập riêng. GV có thể bổ sung những nhiệm vụ mới hoặc sửa đổi những bài tập đã có cho phù hợp với yêu cầu của học hợp đồng và đảm bảo mục tiêu bài học. Nội dung văn bản hợp đồng bao gồm nội dung nhiệm vụ cần thực hiện và có phần hướng dẫn thực hiện cũng như tự đánh giá kết quả. Thiết kế các dạng bài tập/nhiệm vụ Một hợp đồng cần phải đảm bảo tính đa dạng của các loại bài tập/nhiệm vụ. Không phải HS nào cũng có cách học tập, nhu cầu học một cách giống nhau. Sự đa dạng bài tập/nhiệm vụ trong mỗi hợp đồng, đảm bảo PP học tập của mỗi HS đều được đề cập. Mặt khác HS cũng cần được làm quen với những bài tập không đề cập đến quan điểm riêng của mình. Điều này sẽ mở rộng tầm nhìn và cách thức nhìn nhận vấn đề của HS. Trong bản hợp đồng GV có thể kết hợp các nhiệm vụ cá nhân cụ thể với sự hướng dẫn của GV, bài tập trong nhóm nhỏ, bài tập chuyên sâu hơn. Thiết kế những nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn Cần tạo ra được sự khác biệt giữa nhiệm vụ bắt buộc và nhiệm vụ tự chọn. Điều 10 này cho phép GV tôn trọng nhịp độ học tập khác nhau của HS. Nhiệm vụ bắt buộc: Giúp cho mọi HS đạt được chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình, đạt được yêu cầu của bài học và tạo điều kiện để mọi HS đều có thể thực hiện được với sự trợ giúp hoặc không cần trợ giúp. Nhiệm vụ tự chọn: Nhiệm vụ tự chọn giúp HS vận dụng, mở rộng, làm sâu sắc kiến thức và rèn luyện kĩ năng có liên quan đến kiến thức đã học. Bài tập tự chọn không nhất thiết phải là bài tập khó chỉ dành cho học sinh khá, giỏi. Nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn đều phải thử thách học sinh. Tất cả học sinh kể cả những học sinh trung bình yếu cũng nên được làm thêm những bài tập tự chọn. Thiết kế bài tập/nhiệm vụ học tập có tính chất giải trí Nhiệm vụ mang tính giải trí: Tạo cơ hội để luyện tập sự cạnh tranh trong môi trường giải trí song cũng gắn với kiến thức kĩ năng đã học. Ví dụ như: trò chơi ngôn ngữ hay số học, trò chơi đoán ô chữ, ai nhanh ai đúng, lắp mảnh ghép. Các kĩ năng, kiến thức xã hội, giáo dục môi trường… cũng là một phần không thể thiếu trong các bài tập, giúp HS rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Thiết kế bài tập/nhiệm vụ mở và nhiệm vụ đóng Nhiệm vụ đóng: Nêu rõ những gì HS phải làm trong một giới hạn xác định. Dạng bài tập này cung cấp cho những HS sợ thất bại và bảo đảm an toàn cần thiết. Thí dụ đó có thể là dạng bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Dạng bài tập mở: Thường chứa đựng một vài thử thách và khó khăn hơn. Bài tập mở khuyến khích HS bỏ cách suy nghĩ cũ và tìm kiếm những cách làm mới. Đặc biệt đối với những HS có khả năng sáng tạo và khả năng xử lí vấn đề nhanh nhạy, dạng bài tập này sẽ giúp học sinh đạt được mức độ tham gia cao và phát triển tư duy bậc cao. Thiết kế nhiệm vụ/bài tập cá nhân kết hợp nhiệm vụ/bài tập hợp tác theo nhóm. Trong hợp đồng ngoài quy định HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân cũng cần có nhiệm vụ HS làm việc hợp tác, theo cặp, theo nhóm nhỏ. Sự kết hợp giữa các nhiệm vụ cá nhân với các nhiệm vụ theo nhóm được xem là khá hiệu quả. Tuy nhiên khi làm việc theo nhóm một số HS sẽ chỉ ỉ nại vào người khác trong khi một số HS
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan