Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của ...

Tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp thời kỳ 2000-2007

.PDF
70
84
53

Mô tả:

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................ 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ........................................... 4 LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 NỘI DUNG....................................................................................................... 2 Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh ........................................................................................................................... 2 1.1. Bản chất của hiệu quả sản suất kinh doanh ............................................ 2 1.1.1. Khái niệm ......................................................................................... 2 1.1.2. Phân loại chỉ tiêu hiệu quả: ............................................................. 3 1.1.3 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh ..................................... 5 1.2. Sự cần thiết phải tính và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ................................. 5 1.2.1. Sự cần thiết phải tính hiệu quả sản xuất kinh doanh:...................... 5 1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh .............. 6 1.2.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ............... 7 1.3. Một số phương hướng phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ............. 7 Chương 2 : Vận dụng một số phương pháp Thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp thời kỳ 2000-2007 ... 9 2.1. Thực trạng doanh nghiệp công nghiệp trong thời gian qua .................... 9 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản: ................................................................. 9 2.1.2. Thực trạng doanh nghiệp công nghiệp trong thời gian qua .......... 11 2.2. Vận dụng một số phương pháp Thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp thời kỳ 2000-2007................... 20 2.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động............................................. 20 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ..................................................... 30 2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định ................................... 42 Chương 3: Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệpViệt Nam ......................... 54 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam ..................................................................... 54 3.1.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài ..................................... 54 3.1.2. Các nhân tố bên trong .................................................................... 55 3.2. Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệpViệt Nam .............................................. 55 3.2.1 Kiến nghị đối với nhà nước ............................................................. 55 3.2.2 Giải pháp đối với các doanh nghiệp công nghiệp .......................... 56 3.2.3. Kiến nghị với công tác thống kê ..................................................... 62 KẾT LUẬN .................................................................................................... 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 65 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp DNCN : Doanh nghiệp công nghiệp DTT : Doanh thu thuần DTT SXKD : Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh HQSD Hiệu quả sử dụng LĐBQ : Lao động bình quân NSLĐ BQ : Năng suất lao động bình quân Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ 2.1: Các hoạt động chủ yếu của sản xuất công nghiệp ......................... 10 Biểu đồ 2.1 : Số doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm giai đoạn 2000-2007 ............................................................................................... 12 Biểu đồ 2.2 : Tỷ lệ doanh nghiệp làm ăn có lãi, thua lỗ và hòa vốn năm 2007 ......................................................................................................... 17 Biểu đồ 2.3 : So sánh tốc độ tăng liên hoàn của các chỉ tiêu kết quả với số lao động bình quân ................................................................................................ 21 Biểu đồ 2.4: Năng suất lao động bình quân của doanh nghiệp công nghiệp theo DTT SXKD qua các năm ........................................................................ 25 Biểu đồ 2.5 : So sánh tốc độ tăng liên hoàn của các ....................................... 45 Biểu đồ 2.6 : Hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp công nghiệp theo DTT SXKD qua các năm ................................................................................ 46 Bảng 2.1: Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm ............................................................................................... 13 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp công nghiệp .................. 14 Bảng 2.3: Số lượng doanh nghiệp công nghiệp sản xuất kinh doanhlỗ lãi trong năm 2007 ......................................................................................................... 16 Bảng 2.4: Số doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo quy mô lao động ...................................................................................... 18 Bảng 2.5: Số doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo quy mô vốn .............................................................................................. 18 Bảng 2.6 : Các chỉ tiêu dạng thuận về hiệu quả sử dụng lao động ................. 20 Bảng 2.7 : Lao động và thu nhập bình quân của lao động .............................. 22 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Bảng 2.8: Tốc độ phát triển liên hoàn của năng suất lao động và thu nhập lao động bình quân ................................................................................................ 23 Bảng 2.9: Lao động và năng suất lao động của các doanh nghiệp công nghiệp qua các năm ..................................................................................................... 23 Bảng 2.10 : Các chỉ tiêu của dãy số thời gian ................................................. 24 Bảng 2.11 : Một số chỉ tiêu về lao động và năng suất lao động của doanh nghiệp công nghiệp theo DTT năm 2006 - 2007 ............................................ 26 Bảng 2.12: Bảng các chỉ tiêu cho mô hình (1) ................................................ 28 Bảng 2.13: Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn .......................................... 30 Bảng 2.14: Tổng vốn và hiệu suất sử dụng tổng vốn giai đoạn 2000-2007 ... 34 Bảng 2.15: Bảng các chỉ tiêu cho mô hình (2) ................................................ 37 Bảng 2.16: Bảng các chỉ tiêu cho mô hình (3) ............................................... 39 Bảng 2.17: Bảng các chỉ tiêu phân tích mô hình (4) ....................................... 41 Bảng 2.18: Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định ......................... 43 Bảng 2.19 : Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng TSCĐ theo ........................ 46 DTT SXKD 2000-2007 .................................................................................. 46 Bảng 2.20: Bảng các chỉ tiêu phân tích mô hình (5) ....................................... 48 Bảng 2.21: Bảng các chỉ tiêu phân tích mô hình (6) ....................................... 50 Bảng 2.22: Bảng các chỉ tiêu phân tích mô hình (7) ....................................... 52 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 1 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay sau khi Nhà nước ban hành và sửa đổi một số luật định về đăng ký kinh doanh, đặc biệt là sau khi nước ta tham gia vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) hoạt động trong khu vực doanh nghiệp có nhiều thay đổi đáng kể: môi trường sản xuất kinh doanh thông thoáng hơn, hoạt động sôi động hơn, vai trò của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp công nghiệp ngày càng quan trọng hơn. Trên thực tế sản xuất công nghiệp hiện nay trong tình trạng phát triển chưa đồng đều, bên cạnh các doanh nghiệp có quy mô lớn thì tồn tại rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ; bên cạnh các doanh nghiệp phát triển tốt còn có các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản. Mặc dù vẫn còn rất nhiều các quan điểm khác nhau về mục tiêu của các doanh nghiệp nhưng ta có thể khẳng định mục tiêu lâu dài, bao trùm của mọi doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Do vậy để có cái nhìn tổng quát về các doanh nghiệp công nghiệp cần tiến hành phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cũng như dựa trên cơ sở nguồn số liệu thu thập được, em đã chọn đề tài:” Vận dụng một số phương pháp Thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp thời kỳ 2000-2007’’. Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập được chia làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh Chương 2: Thực trạng về doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2000-2007 Chương 3: Vận dụng một số phương pháp Thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp thời kỳ 2000-2007 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 2 NỘI DUNG Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1. Bản chất của hiệu quả sản suất kinh doanh 1.1.1. Khái niệm Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế thể hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn lực trong quá trình tái sản xuất của đơn vị cơ sở. Nguồn lực ở đây bao gồm 3 yếu tố lao động, vốn và đất đai. Quan điểm 1: Hiệu quả kinh tế là biểu hiện của kết quả sản xuất bao gồm : số lượng sản phẩm, GO, GDP, VA, lợi nhuận…. Quan điểm 2: Hiệu quả kinh tế là đại lượng được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hay nói cách khác hiệu quả kinh tế là đại lượng so sánh giữa kết quả đầu ra so với chi phí đầu vào. Quan điểm 3: Hiệu quả kinh tế là quan hệ tỉ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả sản xuất kinh doanh so với phần tăng thêm của chi phí. Hiện nay chúng ta thường sử dụng quan điểm 2 để tìm hiểu và đánh giá về hiệu quả kinh tế. Cũng theo quan điểm này ta có 2 cách hiểu khác nhau về quan hệ so sánh giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào, tương ứng là 2 loại chỉ tiêu hiệu quả kinh tế khác nhau: - Nếu so sánh kết quả đầu ra và chi phí đầu vào bằng phép trừ thì ta có hiệu quả tuyệt đối: Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 3 HQKT  KQDR  CPDV - Nếu so sánh kết quả đầu ra và chi phí đầu vào bằng phép chia thì ta có hiệu quả tương đối: HQKT  KQDR (chỉ tiêu dạng thuận) CPDV hoặc HQKT  CPDV (chỉ tiêu dạng nghịch) KQDR 1.1.2. Phân loại chỉ tiêu hiệu quả: Tùy theo mục đích nghiên cứu, theo từng giác độ nghiên cứu, ta phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau: Theo phạm vi tính toán ta có thể phân thành - Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để đạt được những mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường là giải quyết công ăn việc làm cho lao động, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cũng như đảm bảo và nâng cao sức khỏe người lao động; cải thiện điều kiện lao động; nâng cao phúc lợi xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng. - Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh tế trong một thời kỳ nhất định nào đó. Các mục tiêu kinh tế thường là tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội, tổng sản phẩm quốc dân, thu nhập quốc dân, thu nhập quốc dân bình quân…. Hiệu quả kinh tế gắn với nền kinh tế thị trường thuần túy, thường được xem xét ở giác độ quản lý vĩ mô. Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 4 - Hiệu quả đầu tư: Hiệu quả đầu tư là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục đích đầu tư nhất định. Hiệu quả đầu tư gắn với một hoạt động đầu tư cụ thể nào đó. Khi đầu tư, doanh nghiệp cần đánh giá hiệu quả đầu tư theo đối tượng đầu tư, theo không gian và thời gian. - Hiệu quả môi trường - Hiệu quả an ninh quốc phòng Theo hình thức tính toán bao gồm: - Hiệu quả dạng thuận: - Hiệu quả dạng nghịch: H H KQ CP CP KQ Theo phạm vi tính các chỉ tiêu: - Hiệu quả đầy đủ (hiệu quả toàn phần): được tính chung cho toàn bộ kết quả và toàn bộ chi phí của tổng nguồn lực hoặc của từng bộ phận. - Hiệu quả tăng thêm: được tính cho kết quả tăng thêm và phần đầu tư tăng thêm. - Hiệu quả cận biên: dược tính cho đồng đầu tư cuối cùng và kết quả tăng thêm do đồng đầu tư cuối cùng đem lại. Hiện nay hầu hết các cơ sở sản xuất chưa tính được chỉ tiêu hiệu quả cận biên. Theo hình thái biểu hiện bao gồm: - Hiệu quả ẩn - Hiệu quả hiện Hiện nay hầu hết các đơn vị mới chỉ tính toán được các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh dưới dạng hiện (hiệu quả hiện) mà chưa thể tính toán Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 5 được hiệu quả ẩn. Nguyên nhân chủ yếu là do không thể xác định được các thiệt hại ẩn. 1.1.3 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù phản ánh mặt lượng cuả các hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố nguồn lực sản xuất. Để hiểu rõ bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh ta phải phân biệt rõ phạm trù hiệu quả và phạm trù kết quả: - Kết quả là những cái thu được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, thể hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Trong khi đó, hiệu quả phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất, không thể đo được bằng đơn vị hiện vật hay giá trị mà là một phạm trù tương đối. - Nếu như kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh thì hiệu quả được coi là phương tiện để đạt được mục tiêu đó. 1.2. Sự cần thiết phải tính và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.2.1. Sự cần thiết phải tính hiệu quả sản xuất kinh doanh: Có thể nói mục tiêu lâu dài, mục tiêu bao trùm của mọi doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp phải tiến hành sản xuất các sản phẩm nhằm cung cấp cho thị trường. Muốn sản xuất sản phẩm, doanh nghiệp phải sử dụng các yếu tố đầu vào như: lao động, vốn, đất đai… Khi doanh nghiệp càng tiết kiệm các yếu tố này bao nhiêu thì lợi nhuận thu được càng lớn bấy nhiêu. Mặt khác để tiết kiệm các nguồn lực, doanh nghiệp phải có chiến lược sản xuất kinh doanh cụ thể, đúng đắn; phải phân bổ nguồn lực hợp lý, thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Để làm được điều đó cần phải đo Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 6 lường hiệu quả. Thông qua kết quả đo lường này mà ta có thể xác định được hiệu quả sử dụng từng nguồn lực nói riêng và của toàn bộ các nguồn lực nói chung. Từ đó mới biết được chiến lược sản xuất kinh doanh đúng ở mức nào, phân bổ nguồn lực hợp lý và chưa hợp lý ở chỗ nào….Vì vậy việc tính toán để đánh giá nhằm đưa ra các thông tin phục vụ cho việc đưa ra các quyết định trong doanh nghiệp. 1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Chúng ta ngày càng sử dụng nhiều các nguồn lực của xã hội để sản xuất ra sản phẩm. Trong khi các nguồn lực sản xuất ngày càng khan hiếm thì nhu cầu của con người lại ngày càng đa dạng, phong phú và dường như không có giới hạn.Vì thế mà khi một doanh nghiệp tham gia thị trường thì phải đặt ra 3 câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Nếu doanh nghiệp không tìm ra được phương án trả lời chính xác thì sẽ sử dụng sai nguồn lực sản xuất xã hôi để sản xuất ra sản phẩm không có khả năng tiêu thụ trên thị trường thì sẽ không thể tồn tại được. Khi đã có khả năng tham gia vào thị trường, doanh nghiệp phải tìm cách đứng vững và phát triển. Đặc biệt với nền kinh tế mở như hiện nay, doanh nghiệp phải luôn tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh: về chất lượng, về giá cả, về sự khác biệt hóa, ….Để duy trì lợi thế về giá cả, doanh nghiệp phải sử dụng tiết kiệm nguồn lực hơn so với các doanh nghiệp khác. Có thể nói hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù phản ánh tính chất tương đối của việc sử dụng tiết kiệm nguồn lực, nó là điều kiện để thực hiện mục tiêu lâu dài, bao trùm của doanh nghiệp. Ví thế nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình. Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 7 1.2.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp tận dụng và tiết kiệm được các nguồn lực hiện có. - Thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ, tạo cơ sở thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước. - Nâng cao năng suất lao động, giúp giảm giá thành tạo ra lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường. - Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngưòi lao động. Đặc biệt nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng mà còn quan trọng trong sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đó là cơ sở vật chất để nâng cao mức sống dân cư. Ở nước ta hiện nay, khi tình trạng thiếu vốn trầm trọng không cho phép phát triển nền kinh tế theo chiêu rộng (tăng nguồn lao động, tăng nguồn vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh…) thì tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong các yếu tố làm tăng sự cạnh tranh, tạo ra lợi thế trong quan hệ quốc tế. 1.3. Một số phương hướng phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả và so sánh chúng với một tiêu chuẩn nào đó để xem xét doanh nghiệp đó có hiệu quả hay không và hiệu quả ở mức nào. Quan trọng hơn cả là việc tính toán và so sánh các số liệu để thấy được sự phát triển, tính đúng đắn cũng như sai lầm phạm phải trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để đánh giá chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách hiệu quả, cần tính toán các chỉ tiêu hiệu quả trong một thời gian dài Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 8 (nhiều tháng, nhiều quý, nhiều kỳ, nhiều năm…). Sau đó dùng các tiêu chuẩn về hiệu quả để khẳng định xem có hay không có tính hiệu quả, phân tích xu hướng các chỉ tiêu đó cũng như có thể tính toán được cho tương lai. Muốn vậy cần tính toán và so sánh: - So sánh theo thời gian - So sánh theo không gian - So sánh giữa thực tế và kế hoạch, định mức Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 9 Chương 2 : Vận dụng một số phương pháp Thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp thời kỳ 2000-2007 2.1. Thực trạng doanh nghiệp công nghiệp trong thời gian qua 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản: *) Khái niệm về công nghiệp: Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, bao gồm:  Công nghiệp khai thác mỏ Ngành công nghiệp khai thác mỏ tiến hàng các hoạt động khai thác bằng hầm lò, khai thác lộ thiên, khai thác bằng giếng các khoáng sản tự nhiên như khí tự nhiên (dạng khí), dầu lò (dạng lỏng), than đá, quặng kim loại (dạng rắn). Ngoài ra còn một số hoạt động phụ nữa như sàng, nghiền, mài được tiến hành ngay tại mỏ để sản xuất ra những nguyên liệu ban đầu của công nghiệp (còn gọi là nguyên liệu nguyên thủy).  Công nghiệp chế biến Ngành công nghiệp chế biến tiến hành các hoạt động làm thay đổi về mặt hóa học, vật lý hoặc thay đổi các thành phần cấu thành của nó, thay đổi về hình thức, tính chất của các nguyên liệu nguyên thủy để tạo ra các sản phẩm trung gian, tiếp tục chế biến tạo thành các sản phẩm cuối cùng như gia công, lắp ráp sản phẩm, mạ, sơn, đánh bóng,…. Các hoạt động này có thể sử dụng máy móc hoặc làm bằng thủ công, tại nhà máy hoặc tại nhà người lao động.  Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 10 Ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước tiến hành các hoạt động sau: - Sản xuất, tập trung, truyền tải và phân phối điện. - Sản xuất nhiên liệu khí, sản xuất khí (bằng cách trộn khí được sản xuất với khí tự nhiên, hoặc bang cách các bon hóa than đá…). Tiến hành phân phối nhiên liệu khí bằng hê thống đường dẫn tới người tiêu dùng. - Khai thác và phân phối nước (không kể nước nóng) cho các đối tượng tiêu dùng. Sơ đồ 2.1: Các hoạt động chủ yếu của sản xuất công nghiệp Tư liệu sản xuất Khai thác Chế biến Sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước Tư liệu tiêu dùng *) Khái niệm về doanh nghiệp công nghiệp Doanh nghiệp công nghiệp là đơn vị kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập; thực hiện một hay một số chức năng như khai thác tài nguyên thiên nhiên, chế biến sản phẩm, khai thác nông, lâm hải sản và các hoạt động có tính chất công nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm công nghiệp để phục vụ nhu cầu toàn xã hội. Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 11 2.1.2. Thực trạng doanh nghiệp công nghiệp trong thời gian qua Qua các cuộc điều tra về doanh nghiệp hàng năm cho thấy vị trí của doanh nghiệp công nghiệp có vai trò quyết định trong sự tăng trưởng, ổn định và quá trình hội nhập của nền kinh tế đất nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có những tiến bộ đáng kể về cả quy mô, hiệu quả và chất lượng. Đồng thời còn giải quyết được một số vấn đề lớn của xã hội như: công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, thực hiện các chính sách xã hội…. a) Doanh nghiệp công nghiệp ngày càng có vai trò quyết định trong sự tăng trưởng, ổn định và quá trình hội nhập của nền kinh tế đất nước.  Vai trò của doanh nghiệp công nghiệp trong nền kinh tế quôc dân: Sau khi Nhà nước ban hành và sửa đổi một số luật định về đăng ký kinh doanh, nhất là sau khi nước ta tham gia vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) hoạt động trong khu vực doanh nghiệp có những nhiều thay đổi đáng kể: môi trường sản xuất kinh doanh thông thoáng hơn, hoạt động sôi động hơn, vai trò của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp công nghiệp ngày càng quan trọng hơn. Sự phát triển doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú ở nhiều loại hình kinh tế, nhiều ngành nghề, và diễn ra sôi động trên tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước làm thay đổi cơ cấu kinh tế. Sự phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhanh kéo theo sự đa dạng hóa các loại hình sở hữu, dặc biệt ở khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, tận dụng tối đa nội lực và ngoại lực vào phát triển kinh tế của cả nước. Song hành cùng với sự phát triển của doanh nghiệp công nghiệp là sự đổi mới về công nghệ, kỹ thuật. Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 12  Vị trí của doanh nghiệp công nghiệp trong toàn bộ doanh nghiệp trong cả nước Các doanh nghiệp công nghiệp chiếm một vị trí rất quan trọng trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Mặc dù số lượng doanh nghiệp giảm dần trong thời gian gần đây nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng lớn (trên 20%) . Khu vực doanh nghiệp công nghiệp thu hút một số lượng lớn lao động, trên 50%, điều này có tác động tích cực trong việc giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cả xã hội. Tỷ lệ vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh luôn chiếm khoảng 30%, tạo ra tổng doanh thu thuần chiếm hơn 40% tổng doanh thu thuần toàn doanh nghiệp. Đặc biệt đây là khu vực doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất vào ngân sách nhà nước, tạo ra nguồn thu cho ngân sách. b) Doanh nghiệp công nghiệp phát triển nhanh về cả số lượng, quy mô và chất lượng. *) Số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng Biểu đồ 2.1 : Số doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm giai đoạn 2000-2007 Số DN 40000 35000 35553 30786 27701 30000 23192 25000 20000 15000 10938 13140 15858 18198 10000 5000 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 13 Qua biểu đồ ta thấy số lượng doanh nghiệp công nghiệp tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn 2000-2007. Chỉ sau 8 năm số lượng công nghiệp đã tăng gấp 3,25 lần. Ta đi vào xem xét cụ thể thực trạng doanh nghiệp trong những năm gần đây. Bảng 2.1: Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm Tốc độ Số doanh nghệp phát triển (DN) BQ 2005- Chỉ tiêu 2007 (%) Tốc độ tăng BQ 20052007 (DN) 2005 2006 2007 27701 30786 35553 1,1329 3926 1. DN nhà nước 1261 1133 1063 0,9181 -99 2. DN ngoài nhà nước 23761 26593 30940 1,1411 3589,5 3. DN có vốn đầu tư nước ngoài 2679 3060 3550 1,1511 435,5 1.DNCN khai thác mỏ 1277 1369 1692 1,1511 207,5 2. DNCN chế biến 24017 26863 31057 1,1372 3520 2407 2554 2804 1,0793 198,5 Tổng số Chia theo khu vực doanh nghiệp Chia theo ngành SXKD chính 3. DNCN sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Qua số liệu thống kê thu được từ các cuộc điều tra doanh nghiệp cho thấy số doanh nghiệp công nghiệp thực tế đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2007 là 35553 doanh nghiệp, tăng lên 4767 doanh nghiệp tương ứng tăng lên 15,48 % so với thời điểm đầu năm, làm cho tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2005-2007 là 13,29 % (bình quân mỗi năm tăng thêm 3926 doanh nghiệp). Trong đó: Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 14 - Khu vực doanh nghiệp nhà nước còn 1063 doanh nghiệp, giảm đi 70 doanh nghiệp so với đầu năm tương ứng giảm 6,18%. Tốc độ tăng giảm bình quân giai đoạn 2005-2007 là 8,19% (mỗi năm giảm bình quân 99 doanh nghiệp). - Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 30940 doanh nghiệp, tăng lên 4347 doanh nghiệp so với đầu năm tương ứng tăng 16,35%. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005-2007 là 14,11% (mỗi năm tăng bình quân 3589 doanh nghiệp ). - Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 3550 doanh nghiệp, tăng lên 490 doanh nghiệp so với đầu năm tương ứng tăng 16,01 %. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005-2007 là 15,11% (mỗi năm tăng bình quân 435 doanh nghiệp ). *) Cùng với sự phát triển số lượng doanh nghiệp, các yếu tố của sản xuất (vốn, tài sản, lao động) cũng như kết quả sản xuất kinh doanh và đóng góp vào ngân sách nhà nước đều tăng lên. Cụ thể như sau: Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp công nghiệp Năm Số doanh nghiệp có đến 31/12 Số lao động có đến 31/12 (người) (DN) Nguồn vốn có đến 31/12 (tỷ đồng) Tài sản cố định và đầu tư dài hạn có đến 31/12 Doanh thu thuần (tỷ đồng) Tổng số DTT Lợi nhuận trước thuế SXKD (tỷ đồng) (tỷ đồng) Thuế và cá khoản đã nộp ngân sách (tỷ đồng) 2005 27701 3384485 875700 458383 935886 897931 73235 90456 2006 30786 3711041 1054638 561152 1113444 1098545 103229 114628 2007 35553 4090679 1384671 716149 1417188 1390921 122588 112678 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 15 - Số lao động ngày 31/12/2007 là 4090679 người tăng 379638 người so với đầu năm tương ứng tăng 10,23 %. Bình quân giai đoạn 2005-2007 số lao động tăng 9,94% (mỗi năm tăng bình quân 353097 lao động). - Tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh ngày 31/12/2007 là 1384671 tỷ đồng tăng 330033 tỷ đồng so với đầu năm tương ứng tăng 31,29%. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005-2007 là 25,75% (mỗi năm tăng bình quân 254485,5 tỷ đồng). - Doanh thu thuần thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 là 1390921 tỷ đồng, tăng 292376 tỷ đồng so với năm 2006 tương ứng tăng 26,61%. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005-2007 là 24,46% (bình quân mỗi năm tăng 246495 tỷ đồng). - Lợi nhuận trước thuế đạt năm 2007 đạt 122588 tỷ đồng, tăng 19359 tỷ đồng so với năm 2006 tương ứng tăng 18,85%. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005-2007 là 29,38% (bình quân mỗi năm tăng 24676,5 tỷ đồng). - Tổng nộp ngân sách năm 2007 là 112678 tỷ đồng giảm 1950 tỷ đồng so với năm 2006 tương ứng giảm 1,7%. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 20052007 là 11,61% (mỗi năm tăng bình quân 11111 tỷ đồng) . Nhìn chung doanh nghiệp giữa các khu vực sở hữu và các ngành kinh tế chủ yếu có sự gia tăng tương đối đồng đều. Dựa vào số liệu thu thập ở bảng 2.1 ta có thể dễ dàng nhận thấy khu vực ngoài quốc doanh vẫn là khu vực chiếm tỷ trọng lớn nhất. Các doanh nghiệp công nghiệp tập trung chủ yếu ở khu vực doanh nghiệp công nghiệp chế biến. *) Chất lượng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp công nghiệp ngày càng cao. Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan