Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức tích hợp giữa môn ngữ văn và các môn giáo dục công dân, lịch ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức tích hợp giữa môn ngữ văn và các môn giáo dục công dân, lịch sử, giáo dục quốc phòng tiết 60 – 61 bài “ đại cáo bình ngô” ( ngữ văn 10 tập 2

.DOCX
45
1954
70

Mô tả:

Phiếu thông tin về nhóm giáo viên dự thi -Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội - Trường THPT Đan Phượng - Địa chỉ: Thí trấn Phùng – Đan Phượng – Hà Nội Điện thoại -------------; Email: - Thông tin về nhóm giáo viên: 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hà Ngày sinh: 12 - 03 – 1978 Điện thoại: Môn: Ngữ văn Email: [email protected] 2. Họ và tên: Bùi Ngọc Kiến Ngày sinh Điện thoại: Email: [email protected] Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên 1 1.Tên hồ sơ dạy học: Lòng yêu nước và tinh thần yêu chuộng hòa bình qua bài “Bình Ngô đại cáo” Vận dụng kiến thức tích hợp giữa môn Ngữ Văn và các môn: Giáo dục công dân, Lịch sử, Giáo dục quốc phòng - Tiết 60 – 61 Bài “ Đại cáo bình Ngô” ( Ngữ văn 10 tập 2 – Ban cơ bản – Nhà xuất bản Giáo dục ) - Tiết Bài 14 Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ( Giáo dục công dân 10 – Nhà xuất bản Giáo dục) - Tiết 36 Bài 28 Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến ( Lịch sử 10 – Nhà xuất bản Giáo dục) - Tiết 2 – 3 Bài 1 Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam ( Giáo dục Quốc phòng – An ninh 10 – Nhà xuất bản Giáo dục). 2. Mục tiêu dạy học 2.1 Môn Văn: Tiết 60 – 61 Bài “ Đại cáo bình Ngô” 2.1.1 Kiến thức Qua bài học, học sinh nắm được: - Tư tưởng yêu nước gắn liền với độc lập dân tộc và đặc biệt thấy được sức mạnh truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. - Thấy được sự kết hợp giữa yếu tố chính luận và chất văn chương qua kết cấu chặt chẽ của tác phẩm, lập luận sắc bén. Bút pháp tự sự trữ tình và bút pháp anh hùng ca. 2.1.2 Kĩ năng Qua bài học, học sinh thấy được: 2 - Tư tưởng yêu nước của bản Tuyên ngôn độc lập trong thế kỉ XV, bản cáo trạng tội ác của kẻ thù, bản anh hùng ca của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Tinh thần yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nạm xuất phát từ tư tưởng nhân nghĩa bởi nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chống ngoại xâm. 2.1.3 Thái độ Qua bài học, học sinh có ý thức phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, tinh thần yêu chuộng hòa bình và luôn có thái độ, trách nhiệm xây dựng và bảo về Đất nước trong mọi thời đại. 2.2 Môn Giáo dục công dân Tiết - Bài 14 Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 2.2.1 Kiến thức - Nêu được thế nào là lòng yêu nước và các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước Việt Nam - Trình bày được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là công dân học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa 2.2.2 Kĩ năng - Biết tham gia các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước phù hợp với khả năng của bản thân 2.2.3 Thái độ - Yêu quý, tự hào về quê hương, đất nước dân tộc. - Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. 2.3 Môn Lịch sử Tiết 36 - Bài 28 Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến 2.3.1 Kiến thức 3 - Dân tộc Việt Nam trong các thế kỉ trước năm 1858 đã để lại cho đời sau một truyền thống yêu nước quý giá và rất đáng tự hào. - Truyền thống yêu nước là sự kết tinh của hàng loạt nhân tố, sự kiện đã diễn ra trong một thời kì lịch sử lâu dài. - Trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến và do tác động của tiến trình lịch sử dân tộc với những nét riêng biệt, yếu tố chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập của Tổ quốc trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt nam thời phong kiến. 2.3.2 Kĩ năng - Rèn kĩ năng phân tích liên hệ 2.3.3 Thái độ - Bồi dưỡng lòng yêu nước và ý thức dân tộc, lòng biết ơn đối với các anh hùng dân tộc. - Bồi dưỡng ý thức phát huy lòng yêu nước trong sự nghiệp xây dựng đất nước, nâng cao đời sống của nhân dân. 2.4 Môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh Tiết 36 - Bài 1 Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam 2.4.1 Kiến thức - Hiểu được những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của ông cha ta. 2.4.2 Kĩ năng - Biết tham gia các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước phù hợp với khả năng của bản thân 2.4.3 Thái độ 4 - Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 3. Đối tượng dạy học của bài học Đối tượng học sinh: - Khối 10 - Lớp 10A11 - Số lượng: 39 - Những đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo bài học: Nắm được kiến thức cơ bản ở chương trình Ngữ văn lớp 8 THCS trong bài “ Nước Đại Việt ta”. 4. Ý nghĩa của bài học 4.1 Ý nghĩa của bài học đối với thực tiễn dạy học - Qua dạy học tích hợp, học sinh có tư duy và biết vận dụng những kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề đặt ra trong chương trình học: Lòng yêu nước và tinh thần yêu chuộng hòa bình qua bài : “ Đại cáo bình Ngô ” của Nguyễn Trãi - Từ những kiến thức của chuyên đề và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với các tình huống khác. 4.2 Ý nghĩa của bài học đối với thực tiễn đời sống - Hiểu thế nào là tinh thần yêu nước và truyền thống chống giặc giữ nước của ông cha ta. Tiếp tục phát huy truyền thống đó theo lời dạy của Bác Hồ “ Các vua hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. - Thấy được tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta 5 - Qua dạy học tích hợp, học sinh có tư duy và biết vận những kiến thức khác nhau để giải quyết một vấn đề trong đời sống thực tế - Học sinh có được những kiến thức thực tế để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Đó là nâng cao ý thức thực hành, rèn luyện của bản thân đối với cộng đồng. 5. Thiết bị dạy học, học liệu 5.1 Thiết bị dạy học - Bảng, phấn, tranh ảnh, phiếu bài tập, máy chiếu … - Sử dụng máy chiếu để trình bày bài giảng Microsoft office PowerPoint với các hình ảnh về nội dung của chuyên đề. 5.2 Thiết bị học liệu 5.2.1 Kiến thức các môn tích hợp 5.2.1.1 Môn Giáo dục công dân - Tiết - Bài 14 Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc + Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của tổ quốc + Lòng yêu nước cua dân tộc Việt nam thể hiện ở những điểm sau: . Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước . Tình yêu thương đối với đông bào, giống nòi, dân tộc . Lòng tự hào dân tộc chính đáng . Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm . Cần cù, sáng tạo trong lao động 5.2.1.2 Môn Lịch sử Tiết 36 - Bài 28 Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến + Yêu nước là truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác của dân tộc. Người Việt Nam yêu đất nước của mình, tình yêu đó được hình 6 thành và hun đúc từ trong cuộc đấu tranh liên tục, gian khổ và kiên cường chống giặc ngoại xâm và lao động xây dựng đất nước + Trải qua lịch sử dựng nước và giữ nước lâu dài, oanh liệt, dân tộc Việt Nam đã làm nên những truyền thống tốt đẹp, trong đó nổi lên truyền thống yêu nước – một truyền thống cao quý vừa được hun đúc và phát huy qua hàng nghìn năm lịch sử, vừa thấm đượm sâu sắc vào cuộc sống ngày càng vươn cao của dân tộc. + Sự hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam. Nhân dân các dân tộc đều có lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm của từng con người đối với mẹ, cha, những người anh em ruột thịt và mở rộng ra, với nơi chôn nhau cắt rốn, với những con người và không gian nhỏ hẹp của cộng đồng, nơi mình sinh sống, với mảnh đất mà mình đã đổ mồ hôi lấy bát cơm đầy. Từ nhiều năm trước đây con người nguyên thủy trên đất Việt Nam đã trải qua những chặng đường lao động gian khổ, nâng cao dần cuộc sống và cùng nhau giao lưu trao đổi thường xuyên diễn ra trên đất nước đã phát huy những tình cảm yêu thương, gắn bó mang tính địa phương, làng chạ trước đây thành một tình cảm rộng lớn hơn, bao quát hơn – lòng yêu nước. Nhưng những mối quan hệ sơ khai về kinh tế - chính trị của quốc gia Văn Lang cùng những yếu tố văn hóa chung chỉ mới là hạt nhân, là cơ sở của lòng yêu nước. Thách thức lớn lao được đặt ra khi quân Tần xâm lược và trong cuộc chiến đấu lâu dài, gian khổ, những tình cảm yêu nước của người Lạc Việt và Âu Việt thực sự được thử thách và gắn kết lại. Đánh bại quân xâm lược, nhà nước Âu Lạc ra đời đã đánh dấu một bước phát triển mới của lòng yêu nước. Tiếp theo, cuộc đấu tranh đầy gian lao, quyết liệt của người dân Việt cổ trong hơn 1000 năm Bắc thuộc vừa chống chế độ đô hộ, giành lại quyền tự chủ, vừa bảo vệ những di sản văn hóa của tổ tiên đã nâng cao và phát 7 triển hơn nữa lòng yêu nước. Những huyền thoại Con Rồng cháu Tiên, Quả bầu mẹ, Sơn Tinh – Thủy Tinh… được lan truyền rộng khắp cùng với việc xây dựng miếu thờ các vị anh hùng chống đô hộ đã thực sự gắn kết, khắc sâu vào lòng yêu nước của người dân Việt để từ đó hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam. Truyền thống yêu nước Việt nam hơn 9 thế kỷ tiếp sau đã được tôi luyện và phát triển trong bối cảnh nói trên Những cuộc kháng chiến thắng lợi không chỉ làm tăng thêm niềm tự hào dân tộc với hàng loạt chiến công oanh liệt mà còn khắc sâu thêm tình yêu tổ quốc trong lòng người dân Việt nam ở miền xuôi cũng như miền núi. Sự nghiệp xây dựng và phát triển một nền kinh tế tự chủ và một nền văn hóa vừa gắn liền với truyền thống của tổ tiên thời xa xưa, vừa đổi mới ngang tầm thời đại, đòi hỏi con người không chỉ lao động và trí tuệ, tài năng và thông thường mà còn thể hiện lòng yêu nước, quyết tâm vươn lên, góp phần vào sự nghiệp giữ nước. Truyền thống yêu nước được tôi luyện và phát huy ngày càng cao. Nhưng Việt nam là một nước đa dân tộc. Sự nghiệp dựng nước và giữ nước không chỉ giành riêng cho một tộc người, một địa phương hay một nhóm người, một giai cấp nào mà là sự nghiệp của tất cả các tộc người sống trên đât Việt Nam. . Nhân dân ngày càng hiểu rằng nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc luôn gắn liền với cuộc sống hàng ngày của họ. Truyền thống yêu nước dần dần mang thêm yếu tố nhân dân, vì dân và thương dân. Nếu như Trần Hưng Đạo khẳng đinh “ Khoan thư sức dân để làm kế sâu rẽ bền gốc” là “ thượng sách giữ nước ” và Nguyễn Trãi : “ Nhớ thuở Lam Sơn đọc võ kinh”; Bấy giờ chí đã ở dân lành thì người dân lao động cũng hiểu “ Mến người có nhân là dân; chở, lật thuyền cũng là dân” 8 Trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước là nét đặc trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Nhưng chiến tranh dù có dai dẳng đến đâu cũng chỉ là nhất thời , kháng chiến thắng lợi, đất nước trở lại yên bình. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, truyền thống yêu nước tiếp tục được gìn giữ. 5.2.1.3 Môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh Tiết 36 - Bài 1 Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam Truyền thống lấy nhỏ chống lớn lấy ít địch nhiều: Trong lịch sử, những cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc ta đều diễn ra trong điều kiện so sánh lực lượng chênh lệch. Kẻ thù thường là những nước lớn, có tiềm lực kinh tế, quân sự hơn ta nhiều lần. Về binh lực, bao giờ quân xâm lược cũng có ưu thế hơn hẳn quân ta. Thế kỉ XI, trong chiến tranh chống Tống, nhà Lí có 10 vạn quân, địch có 30 vạn quân. Trong kháng chiến chống Nguyên – Mông, ở thế kỷ XIII, lúc cao nhất nhà Trần có khoảng 15 vạn quân, quân địch có tới 50 – 60 vạn quân. Thời Quang Trung có 10 vạn quân, quân xâm lược Thanh có tới 29 vạn quân. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tiềm lực kinh tế và quân sự thì Pháp và Mỹ mạnh hơn ta nhiều lần. Vì thế, lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, tạo sức mạnh tổng hợp của toàn dân để đánh giặc đã trở thành truyền thống trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. 9 Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, toàn diện đánh giặc Để chiến thắng giặc ngoại xâm có tiềm lực kinh tế, quân sự hơn ta nhiều lần, nhân dân Việt Nam phải đoàn kết các dân tộc, đoàn kết toàn dân tạo thành nguồn sức mạnh to lớn của cả dân tộc, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Thời Trần, vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức chiến đấu, nên ba lần đại thắng quân Nguyên – Mông. Thời chống Minh, nghĩa quân Lam Sơn, tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào. Thời chống Pháp, chống Mỹ, quân và dân một ý chí, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài. Cả nước là một chiến trường diệt giặc…. Nhân dân ta đã sớm nhận thức, non sông đất nước ta là do bàn tay lao động của biết bao thế hệ xây đắp, là tài sản chung của mọi người, ai cũng hiểu nước mất thì nhà tan. Vì thế, lớp lớp các thế hệ người dân đã không sợ hy sinh gian khổ, liên tục đứng lên đánh giặc giữ nước. Với tinh thần “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, “không có gì quý hơn độc lập tự do” sớm đã trở thành tư tưởng và tình cảm lớn nhất, là lẽ sống thiêng liêng của mỗi người dân Việt nam. Truyền thống đánh giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo. Dân ta chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm không chỉ bằng tinh thần chiến đấu dũng cảm, hi sinh vì tổ quốc, mà còn bằng trí thông minh sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo. Mưu trí sáng tạo được thể hiện trong kho tàng kinh nghiệm phong phú của cuộc đấu tranh giữ nước, tài thao lược kiệt xuât của dân tộc ta. 10 Chúng ta biết lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, tự tạo vũ khí, cướp súng giặc để giết giặc, biết kết hợp nhiều cách đánh tích hợp. Nghệ thuật quân sự Việt nam là nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân, nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc. Lịch sử cha ông đã có nhiều cách đánh địch độc đáo, Lí Thường Kiệt biết “tiên phát chế nhân” rồi lui về phòng ngự vững chắc và phản công đúng lúc… thời Lê Lợi, biết đánh lâu dài, từng bước tạo thế và lực, tạo thời cơ giành thắng lợi… 11 5.2.2 Tranh ảnh, bản đồ minh họa Ảnh 1 12 Đền thờ Nguyễn Trãi ở xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ảnh 2 13 Bình Ngô đại cáo Ảnh 3 14 Tranh vẽ “Lê Lợi và Nguyễn Trãi”. Ảnh 4 15 Ảnh 5 16 Ảnh 6 17 Lược đồ đường tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn Ảnh 7 18 Nhờ các kế sách quân sự của Nguyễn Trãi, nghĩa quân Lam Sơn liên tiếp dành được các thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (Ảnh minh họa.) Ảnh 8 . 19 Diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động Ảnh 9 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan