Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học văn bản bài ca ngắn đi trên bãi cát củ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học văn bản bài ca ngắn đi trên bãi cát của cao bá quát nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh.

.DOC
43
21
83

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT CẨM THUỶ 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO DẠY VĂN BẢN “BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT” CỦA CAO BÁ QUÁT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Người thực hiện: Trần Thị Hương Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Cẩm Thuỷ 2 SKKN thuộc môn: Ngữ văn THANH HOÁ NĂM 2020 MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Trang 1 1-2 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4 2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 4 2.2. Thực trạng của vấn đề 6 2. 3. Các giải pháp đã thực hiện giải quyết vấn đề 7 2.4. Hiệu quả của SKKN 16 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 17 Đề tài: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO DẠY VĂN BẢN “BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT” CỦA CAO BÁ QUÁT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH. 1. MỞ ĐẦU 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến giáo dục bởi theo Người: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và hơn thế nữa, giáo dục có vai trò quan trọng đến sự hình thành nhân cách con người. Người đã từng nói: “Thiện, ác nguyên lai vô định tính Đa do giáo dục đích nguyên nhân” Nghĩa là: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên (Nam Trân dịch) Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng khẳng định nhiệm vụ và tầm quan trọng to lớn của giáo dục “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị vǎn hoá của dân tộc, có nǎng lực tiếp thu tinh hoa vǎn hoá nhân loại; phát huy tiềm nǎng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ nǎng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật ; có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời dặn của Bác Hồ” Xuất phát từ vai trò và nhiệm vụ to lớn của giáo dục nên từ lâu Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực này. Giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu, là công cụ, là chìa khoá để đưa đất nước Việt Nam 1 sánh vai với các cường quốc năm châu. Trong bối cảnh xã hội đã có nhiều thay đổi, đòi hỏi những người làm giáo dục phải không ngừng đổi mới nội dung phương pháp để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và thực tiễn mới. Bản thân tôi là một giáo viên dạy Ngữ văn đã hơn mười năm trong nghề tôi nhận thấy hiện nay một bộ phận học sinh không còn mặn mà với việc học tập. Nguyên nhân xuất phát từ thực tiễn xã hội, từ việc lựa chọn nghề nghiệp, định hướng của bản thân nhưng cũng còn có cả nguyên nhân một bộ phận giáo viên chưa đầu tư vào bài dạy, chưa đổi mới nội dung phương pháp dạy học dẫn đến chưa tạo được tính hứng thú trong học tập đối với học sinh. Từ thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học là cần thiết bởi phương pháp dạy học này là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ văn nói riêng nhằm phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Vì vậy trong quá trình dạy học phần văn học trung đại, tôi đã tìm tòi và lựa chọn đề tài: Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy văn bản “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh để nghiên cứu. Tôi hi vọng đề tài sẽ là một kinh nghiệp nhỏ giúp các đồng nghiệp và các em học sinh khi tìm hiểu văn bản được tốt hơn. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích của tôi khi chọn đề tài này nhằm: - Nâng cao chất lượng và hiệu quả của bộ môn nói chung và bài học này nói riêng - Nâng cao kĩ năng vận dụng kiến thức của nhiều bộ môn học khác nhau vào tìm hiểu một văn bản cụ thể - Thông qua bài học rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của tôi ở đề tài này là văn bản “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát. Trên cở sở đối tượng nghiên cứu là văn bản này,tôi đem áp dụng sáng kiến đối với hai lớp tôi trực tiếp giảng dạy là lớp 11C4 - lớp thực nghiệm và lớp 11C2 - lớp đối chứng tại trường THPT Cẩm Thuỷ 2. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 2 Phối hợp nhiều phương pháp trong đó chủ yếu là phương pháp: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài, soạn bài giảng theo phương pháp, kế hoạch đã đề ra. - Phương pháp thực hành: Soạn và thiết kế giáo án theo phương pháp vận dụng kiến thức liên môn, tiến hành thực nghiệm ở hai lớp 11C2 và 11C4. 3 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1.1. Vài nét khái quát về văn học trung đại Việt Nam Văn học trung đại còn được gọi bằng những cái tên khác nhau như văn học thành văn, văn học phong kiến, văn học cổ điển. Phát triển trong một môi trường xã hội phong kiến với ý thức hệ nho giáo, lực lượng sáng tác chủ yếu là tầng lớp trí thức, những người có trình độ cao, được đào tạo từ ''cửa Khổng sân Trình'' , chịu ảnh hưởng bởi thi pháp văn chương cổ điển. Văn học trung đại Việt Nam tồn tại và phát triển trong suốt mười thế kỉ (Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) phát triển trong lòng xã hội phong kiến, sự phát triển của văn học trung đại gắn liền với nền tảng mĩ học phong kiến, đó là những sáng tác nằm trong hệ thống thẩm mĩ riêng do quan niệm mĩ học phong kiến quy định. Về phía văn bản, văn học trung đại viết theo hệ thống thi pháp cũ: dùng nhiều điển tích, điển cố, sử dụng lối tả ước lệ tượng trưng, có nhiều từ ngữ cổ hiện nay ít sử dụng, khó thuộc khó nhớ. Đời sống được phản ánh trong văn học trung đại là bối cảnh xã hội từ những thế kỷ trước nên xa lạ với học sinh dẫn đến làm cho các em khó cảm nhận về giá trị nội dung tư tưởng. Tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ của con người ngày xưa khác rất nhiều ngày nay, khiến cho học sinh rất khó cảm nhận. Phần lớn tác phẩm văn học trung đại được viết bằng chữ Hán, thứ chữ vay mượn nên khó hiểu, khô khan. Văn xuôi, văn vần đều viết theo lối biền ngẫu, sử dụng nhiều điển tích điển cố nên gây nhiều trở ngại cho việc gây dựng hứng thú học tập ở học sinh. Về đặc điểm nghệ thuật văn học trung đại mang rõ tính quy phạm, chỉ cố một số ít tác giả phá vỡ tính quy phạm. 2.1.2. Kiến thức liên môn và tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học môn Ngữ văn nói chung và phần văn học trung đại nói riêng Kiến thức liên môn là sự liên hệ, vận dụng kiến thức của nhiều bộ môn khác nhau nhằm giải quyết các nội dung, vấn đề, tình huống trong thực tiễn giảng dạy. Dạy học theo hình thức vận dụng kiến thức liên môn hay còn gọi là tích hợp liên môn chính là phương pháp giảng dạy kết hợp hai hoặc nhiều môn học nhằm làm sáng tỏ cho môn học mà giáo viên thấy sự cần thiết trong giảng dạy. Dạy học theo hướng tích hợp liên môn là phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập cho học sinh. 4 Tích hợp liên môn là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng trong chương trình giáo dục của nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây. Đối với bộ môn văn, dạy học liên môn trong môn văn là làm cho người học nhận thức được tác phẩm văn học trong môi trường văn hóa - lịch sử sản sinh ra nó hay trong môi trường diễn xướng của nó, thấy được mối quan hệ mật thiết giữa văn học và lịch sử phát sinh, văn học với các hình thái ý thức xã hội khác đồng thời khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức văn hóa của học sinh. Trong quá trình dạy học tác phẩm văn học trung đại tôi nhận thấy, đặc điểm của văn học trung đại là hiện tượng văn-sử -triết bất phân nên muốn hiểu hết tác phẩm cần đặt trong bối cảnh ra đời của nó để hiểu rõ từ hoàn cảnh lịch sử xã hội đã chi phối đến việc thể hiện nội dung và hình thức nghệ thuật nghệ thuật tác phẩm. Vì vậy khi giảng dạy các tác phẩm văn chương trung đại, giáo viên phải dựng lại được không khí văn hóa, lịch sử của thời đại, phải tạo được sự đồng cảm về văn hoá, văn học. Tác phẩm phải được đặt trong hoàn cảnh sinh thành ra nó, bởi lẽ sáng tạo văn học thường bắt nguồn từ một yếu tố có thực nào đó trong lịch sử. Ví dụ khi tìm hiểu tác phẩm“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi phải đặt trong hoàn cảnh kháng chiến chống Minh, tiếp nhận “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu phải đặt trong hoàn cảnh chống Nguyên Mông xâm lược mới hiểu được giá trị của tác phẩm và đồng cảm với tác giả, hiểu được hào khí của thời đại, thế đứng của dân tộc. Khi tìm hiểu “Câu cá mùa thu” của Nguyễn khuyến cần nắm được bối cảnh thời đại, là nguyên nhân khiến Nguyễn Khuyến tự cáo quan về quê ở ẩn và cũng là bối cảnh giúp người học hiểu hơn về bài thơ. Khi tìm hiểu bài Vịnh khoa thi hương của Trần Tế Xương, giáo viên có thể kết hợp việc tích hợp kiến thức lịch sử với tranh ảnh về kì thi năm Đinh Dậu sẽ khiến bài dạy sinh động và hiệu quả hơn rất nhiều. Ngoài ra khi giảng dạy phần văn học trung đại, giáo viên có thể tích hợp thêm kiến thức của các bộ môn khác như địa lí, giáo dục công dân. Mục đích vủa việc tích hợp là để học sinh hiểu đúng, hiểu sâu kiến thức trong bài học đồng thời mở rộng vốn hiểu biết những lĩnh vực khác liên quan đến bài học. 5 2.1.3. Những nét khái quát về văn bản “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát * Về bối cảnh lịch sử - xã hội thời đại: Tác phẩm ra đời trong bối cảnh xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX, triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ, con đường học hành thi cử của kẻ sĩ đương thời gặp nhiều khó khăn, trở ngại. * Về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Tác phẩm được ra đời từ những lần Cao Bá Quát đi thi Hội. Trên đường vào kinh đô Huế, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng (Quảng Bình, Quảng Trị), hình ảnh bãi cát dài, sóng biển, núi là những hình ảnh có thực gợi cảm hứng cho nhà thơ sáng tác bài thơ này. * Ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh trong tác phẩm: Thông qua hình ảnh bãi cát dài và người đi đường khó nhọc trên bãi cát tác giả thể thể hiện sự chán ghét đối với con đường mưu cầu danh lợi mà ông đang buộc phải theo đuổi cũng như sự bảo thủ, bế tác của triều đình nhà Nguyễn. * Về thể loại: Tác phẩm viết theo thể hành (còn gọi là ca hành), là một thể thơ cổ, có tính chất tự do, phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, số chữ Như vậy có thể nói, văn bản “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát là một trong những văn bản “khó” trong chương trình. Khi học văn bản học sinh tiếp nhận dưới ba phần: phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ. Để hiểu thấu đáo tác phẩm, học sinh cần có kiến thức về lịch sử, địa lí liên quan đến tác phẩm. 2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ KHI CHƯA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.2.1. Thuận lợi - Về phía ban giám hiệu: luôn quan tâm đến việc dạy học và giáo dục của nhà trường, luôn trăn trở, đồng hành cùng với đội ngũ giáo viên để nâng cao hiệu quả giảng dạy. - Về phía giáo viên: Có tình yêu nghề, say mê, nhiệt huyết với công việc, không ngừng học tập và sáng tạo, đổi mới phương pháp để gieo vào lòng học sinh tình yêu đối với môn học. - Về phía học sinh: Đa số các em học sinh đều chăm ngoan, có ý thức trong học tập và rèn luyện. 2.2.2. Khó khăn 6 - Ngôi trường tôi đang dạy đóng trên địa bàn một huyện miền núi, xa trung tâm thành phố, học sinh đại bộ phận là con em nông dân nghèo nên phần lớn phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, học sinh chưa có nhiều thời gian cho việc học tập, còn phải phụ giúp bố mẹ làm các công việc gia đình. Chất lượng đầu vào của học sinh thấp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả tiếp nhận bài học. - Thực trạng dạy học văn nói chung cũng như dạy phần văn học trung đại nói riêng đang gặp nhiều khó khăn bởi hiện nay đa phần học sinh thường không chú trọng đến môn văn, thường cho rằng môn văn chỉ học để xét tốt nghiệp, tâm lí ngại học, học một cách hời hợt, nhàm chán nên giáo viên cần phải đổi mới phương pháp để gây hứng thú cho học sinh. - Phần văn học trung đại là một mảng khó tiếp cận đối với số đông người dạy lẫn người học. Bởi về phía giáo viên nếu ít kiến thức thì dễ hiểu sai, dạy sai. Về phía học sinh, mọi kiến thức phần văn học trung đại đều xa lạ, từ quan điểm nghệ thuật, tư tưởng thẩm mĩ, văn tự và ngôn ngữ…Tất cả hầu như lần đầu tiên các em mới biết đến. Đã thế, với mười thế kỉ văn chương phong phú, mỗi thế kỉ chỉ chọn lọc một, hai bài. Những bước nhảy cóc từ bài nọ sang bài kia cách xa hàng trăm năm khiến cho các em khó mà cảm nhận từng bài cũng như quá trình phát triển của văn chương. Vì vậy việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy phần văn học trung đại là rất cần thiết. - Văn bản “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát cũng là một văn bản “khó”nằm trong chương trình văn học trung đại học lớp 11. Việc vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho người học, xoá đi những khó khăn khi tiếp nhận văn bản này. 2.3. CÁC GIẢI PHÁP Đà THỰC HIỆN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Một trong những phương pháp giúp học sinh hứng thú, say mê học tập văn bản “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát là giáo viên và học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào chiếm lĩnh văn bản một cách phù hợp. Dưới đây là các giải pháp cụ thể: 2.3.1.Trước hết tôi xác định rõ mục tiêu của bài học trên cơ sở đó xác định kiến thức tích hợp phù hợp 2.3.1.1. Xác định rõ mục tiêu bài học và định hướng kiến thức tích hợp 7 Đối với mỗi bài học, mục tiêu cần đạt được sau mỗi bài học chính là cái đích để mỗi giáo viên hướng tới. Trên cơ sở mục tiêu bài học giáo viên sẽ xác định nội dung kiến thức cần triển khai, các phương pháp giảng dạy cần sử dụng. Với văn bản bản “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát mục tiêu bài học cần đạt được là: Về kiến thức: - Năm được trong hoàn cảnh nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ, Cao Bá Quát tuy vẫn đi thi nhưng tỏ ra chán ghét con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. “Bài ca ngắn đi trên bãi” cát biểu lộ tinh thần phê phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ trì trệ của nhà Nguyễn nói chung, góp phần lí giải hành động khởi nghĩa về sau của ông vào năm 1854. - Nắm được một vài điểm và khả năng biểu đạt của thể hành Về kĩ năng: - §äc - hiÓu mét v¨n b¶n v¨n häc theo ®Æc trng thÓ lo¹i. Về thái độ: - Trân trọng nhân cách cao đẹp của Cao Bá Quát. Như vậy từ mục tiêu bài học chúng ta thấy tâm trạng chán ghét khi phải đi trên con đường mưu cầu danh lợi tầm thường của Cao Bá Quát cũng như việc biểu lộ tinh thần phê phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ trì trệ của nhà Nguyễn bắt nguồn từ bối cảnh xã hội. Vì vậy khi dạy văn bản này, giáo viên cần cung cấp cho học sinh kiến thức về lịch sử thời đại, về sự bảo thủ, trì trệ của triều đình nhà Nguyễn. Mặt khác bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát được hình thành từ những lần nhà thơ vào kinh đô Huế dự thi Hội, đi qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị. Hình tượng bãi cát dài trong bài thơ vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Do vậy để giúp học sinh hiểu được ý nghĩa tả thực trên cơ sở đó khái quát được ý nghĩa biểu tượng, giáo viên cần tích hợp kiến thức địa lý để lí giải cho học sinh vì sao hai tỉnh miền Trung Quảng Bình, Quảng Trị lại có những bãi cát dài vô tận, trở thành nguồn cảm hứng để Cao Bá Quát sáng tác bài thơ này. 2.3.1.2. Lựa chọn kiến thức tích hợp phù hợp Kiến thức tích hợp sẽ được lấy từ những bài học trong sách giáo khoa lịch sử và địa lí mà các em đã được học. Giáo viên cần lựa chọn đơn vị kiến thức phù 8 hợp để cung cấp cho học sinh, giúp các em hiểu đúng, sát tác phẩm. Ở bài dạy “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát tôi đã sử dụng kiến thức lịch sử lớp 10 tiết 32 bài 26 “Tình hình xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân”. Qua đó giúp học sinh: Thấy được sự bảo thủ, trì trệ có phần phản động của triều Nguyễn giai đoạn này. Từ đó giúp học sinh lí giải được vì sao Cao Bá Quát lại chán ghét con đường mưu cầu danh lợi và đứng về phía cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình nhà Nguyễn. Về kiến thức địa lí, tôi đã sử dụng kiến thức địa lý lớp 10 bài 12 “ Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính” ( trang 47-48) và kiến thức địa lí lớp 12 bài 9 “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” (trang 41-42) để lí giải cho học sinh vì sao hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị lại có bãi cát dài vô tận - là bối cảnh để Cao Bá Quát sáng tác bài thơ này. Ngoài ra tôi còn vận dụng hiểu biết lịch sử để giảng giải cho học sinh con đường thực hiện công danh của các nam nhi thời phong kiến và tâm trạng mệt mỏi, chán nản của Cao Bá Quát khi buộc phải đi trên con đường danh lợi đó. 2.3.2. Vận dụng kiến thức tích hợp liên môn vào dạy các phần của bài dạy 2.3.2.1. Vận dụng kiến thức tích hợp liên môn vào dạy phần tiểu dẫn Khi dạy phần tiểu dẫn, mục đích của giáo viên là cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về tác giả và tác phẩm. Ở phần này nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức đầy đủ về Cao Bá Quát, giúp các em yêu mến và trân trọng nhân vật lịch sử này tôi đã sử dụng kiến thức lịch sử tiết 32 bài 26: Tình hình xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân (Lịch sử lớp 10) để giảng giải cho học sinh rõ nguyên nhân vì sao Cao Bá Quát tỏ ra bất mãn với triều đình nhà Nguyễn và chán ghét con đường mưu cầu danh lợi đương thời, đã đứng lên khởi nghĩa chống lại triều đình. Giáo viên đặt câu hỏi: Bằng kiến thức lịch sử em hãy nêu tình hình xã hội nước ta dưới triều Nguyễn giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX? Học sinh suy nghĩ trả lời, đại diện nhóm trình bày, giáo viên bổ sung, chốt ý: Sau khi thành lập, nhà Nguyễn đã cố gắng khôi phục lại địa vị của tư tưởng Nho giáo để làm chỗ dựa cho sự thống trị; đã cố gắng xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến theo kiểu chuyên chế cao độ. Đây là thời kì đi xuống của chế độ phong kiến. Nhà Nguyễn đã có nhiều cố gắng trong các lĩnh vực 9 kinh tế, văn hóa song hiệu quả thấp. Để bảo vệ quyền lợi của mình, nhà Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách kìm hãm sự phát triển của đất nước, đã không tạo được những chuyển biến mới theo kịp sự phát triển của thế giới. Vì vậy, trong gần nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn đã làm cho tiềm lực đất nước ngày càng suy yếu, không đủ sức kháng cự trước những đe dọa của chủ nghĩa thực dân đang đến gần. Đời sống của nhân dân cực khổ hơn so với các triều đại trước. Mâu thuẫn xã hội lên cao bùng nổ thành các cuộc đấu tranh. Những cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra từ đầu thế kỉ XIX và tiếp tục phát triển rầm rộ ở khắp nước cho đến giữa thế kỉ XIX. Tôi đã dùng máy chiếu cung cấp cho học sinh lược đồ phong trào khởi nghĩa nông dân nổ ra liên miên dưới thời Nguyễn để các em hiểu thêm về lịch sử giai đoạn này. Lược đồ phong trào khởi nghĩa nông dân nổ ra liên miên dưới thời Nguyễn Ngoài ra trong phần tiểu dẫn, nhằm giúp học sinh hiểu hơn con người Cao Bá Quát, yêu mến và trân trọng nhân vật lịch sử - danh nhân này, tôi đã sử dụng kiến thức lịch sử lớp 10 tiết 32 bài 26 “Tình hình xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân” để cung cấp cho Hs kiến thức lịch sử về cuộc khởi nghĩa Cao Bá Quát. 10 Giáo viên đặt câu hỏi: Bằng kiến thức Lịch sử, em hãy giới thiệu sơ lược về cuộc khởi nghĩa Cao Bá Quát? Học sinh suy nghĩ, đại diện nhóm trả lời, giáo viên nhận xét bổ sung, chốt ý: Khởi nghĩa bùng nổ năm 1854 ở vùng Ứng Hòa- Hà Tây sau đó mở rộng hoạt động ra các tỉnh Hà Nội, Hưng Yên. Nguyên nhân là do vào năm 1853, 1854 các tỉnh Bắc Ninh, Sơn Tây bị hạn hán, châu chấu hoành hành cắn phá lúa, nhân dân đói khổ, lòng người bất mãn sâu sắc với triều đình. Nhân cơ hội này Cao Bá Quát tổ chức khởi nghĩa, trở thành thủ lĩnh của khởi nghĩa nông dân. Do bị bại lộ nên khởi nghĩa chỉ kéo dài được mấy tháng. Cao Bá Quát hi sinh tại trận địa. Cuộc khởi nghĩa Cao Bá Quát là bài ca ca ngợi khí phách hiên ngang lẫm liệt của con người ông. 2.3.2.2.Vận dụng kiến thức tích hợp liên môn vào dạy phần đọc hiểu Phần đọc hiểu sẽ có hai nội dung kiến thức chính giáo viên cần triển khai đến học sinh: 1.Hình ảnh bãi cát dài và người đi đường khó nhọc trên bãi cát; 2. Tâm sự của người đi đường. Phần kiến thức tích hợp tôi chủ yếu sử dụng trong tiết một của bài dạy. Khi dạy đến phần hình ảnh bãi cát dài vô tận được thể hiện trong bài thơ tôi đã yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức địa lí lớp 10 bài 12 “ Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính” (trang 47 - 48) và kiến thức địa lí lớp 12 bài 9 “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” (trang 41 - 42) để lí giải nguyên nhân hình thành nên các cồn cát trắng miền Trung - là bối cảnh để Cao Bá Quát sáng tác bài thơ này. Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: Dựa vào kiến thức địa lí em hãy giải thích vì sao các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị lại có những bãi cát dài vô tận - là bối cảnh để Cao Bá Quát sáng tác bài thơ này? Học sinh suy nghĩ trả lời, đại diện nhóm trình bày, giáo viên bổ sung, chốt ý: Cao Bá Quát đã nhiều lần vào Huế để thi Hội (nhưng không đậu tiến sĩ). Hành trình từ Hà Nội vào Huế đi qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng, trong đó có tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị. Hai tỉnh Quảng bình, Quảng Trị đất hẹp, một phía là biển đông, một phía là dãy Trường Sơn. 11 Lược đồ Việt Nam Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến nơi đây có nhiều cát trắng, chính là do vùng đất này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hiệu ứng phơn gây khô nóng (dân gian thường gọi là gió Lào hay gió Tây khô nóng). Hàng năm, vào đầu mùa hạ, gió phơn bắt nguồn từ một khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam thổi về phía Lào. Do địa hình ở Lào chủ yếu là cao nguyên nên khi đi qua Lào khối khí này bị mất dần hơi nước, biến tính, sang đến nước ta gặp dãy núi Trường Sơn khối khí này trở nên khô nóng. Gió Phơn Tây Nam ( gió Lào) hoạt động mạnh nhất vào các tháng 5,6,7 gây ảnh hưởng rất lớn tới vùng Bắc Trung Bộ. Khi có gió Lào thổi, nhiệt độ cao nhất trong ngày thường vượt quá 37 độ C (nhiều nơi lên đến 41-42 độ C) và độ 12 ẩm tương đối trong ngày thường giảm xuống rất thấp, có khi xuống 30%, gây ra thời tiết rất khô hạn. Sự tác động lâu dài của gió Phơn cộng với sự tương tác giữa biển và thềm lục địa là nguyên nhân hình thành nên các bãi cát dài, khô, trắng ở miền Trung mà dân gian thường gọi là các bãi cát thủy tinh. Giáo viênsử dụng máy chiếu cung cấp cho học sinh xem thêm một số hình ảnh minh họa về bãi cát dài ở miền Trung. Đồi cát vàng Nhĩ Hạ – Quảng Trị 13 Đồi cát Quang Phú –Quảng Bình Cũng trong phần đọc hiểu, khi dạy đến phần tâm trạng của tác giả (người đi trên bãi cát) với tâm trạng chán nản, mệt mỏi, tôi đã vận dụng hiểu biết xã hội về con đường thực hiện công danh của trang nam nhi trong xã hội phong kiến để giúp học sinh hiểu được: Trong khuôn khổ xã hội phong kiến, trang nam nhi chỉ có con đường thực hiện công danh duy nhất là học - đi thi - ra làm quan nên Cao Bá Quát mặc dù cảm thấy chán nản, mệt mỏi nhưng ông vẫn buộc phải đi trên con đường mưu cầu danh lợi đó. Giáo viên đặt câu hỏi: Hiểu biết của em về việc thực hiện công danh của các trang nam nhi thời phong kiến? Học sinh suy nghĩ trả lời, giáo viên bổ sung chốt ý: Trong khuôn khổ XHPK con đường công danh là con đường để các nho sinh thực hiện lí tưởng cuộc đời: vinh thân- phì gia- thờ vua- giúp nước. Công danh là hai tiếng vô cùng quan trọng với các nhà nho thuở trước vì họ quan niệm đã là thân nam nhi thì phải khẳng định được vị thế tồn tại của mình giữa cuộc đời, phải phấn đấu lập công và lập danh Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu (Phạm Ngũ Lão) Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông ( Nguyễn Công Trứ) 14 Tuy nhiên cách để các nam nhi để thực hiện giấc mộng công danh trong xã hội xưa là con đường học- đi thi- làm quan. Vì vậy, họ cố gắng học tập, dùi mài kinh sử, lều chõng đi thi để mong đỗ đạt và ra làm quan. Đã có biết bao nho sĩ của Việt Nam học giỏi, thi đỗ, đem tài năng của mình ra giúp dân giúp đời được ghi vào sử sách. Sống trong khuôn khổ xã hội phong kiến nên Cao Bá Quát cũng chỉ có cách học- đi thi đó để thực hiện công danh. Thế nhưng do bối cảnh nhà Nguyễn đang đi vào giai đoạn suy sụp , thối nát, bảo thủ , lạc hậu, Cao Bá Quát đã nhận ra con đường ấy là con đường gian nan , đường cùng thể hiện chính bằng hình ảnh “bãi cát dài” trong tác phẩm và ông đang rơi vào sự bế tắc của con đường tiến thân như người “ lữ khách đi trên bãi cát” trong tác phẩm. 2.3.3. Để bài dạy đạt hiệu quả cao, trước khi vào bài dạy tôi chuẩn bị đầy đủ phương tiện và thiết bị dạy học đồng thời yêu cầu học sinh chuẫn bị bài kĩ lưỡng ở nhà 2.3.3.1. Phương tiện và thiết bị cần thiết đối với giáo viên - SGK Ngữ văn 11 tập 1 NXB Giáo dục , giáo án có tích hợp các nội dung thuộc môn: + Lịch sử: Tiết 32 bài 26 Tình hình xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân (Lịch sử lớp 10). + Địa lí: bài 12 Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính (Địa lí 10). Bài 9 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Địa lí 12) - Sử dụng máy chiếu Projecter để trình chiếu các hình ảnh, bản đồ phục vụ bài học. 2.33.2. Sự chuẩn bị của học sinh. - Đọc, tìm hiểu trước khi đến lớp các bài: + Lịch sử: Tiết 32 bài 26 Tình hình xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân (Lịch sử lớp 10). + Địa lí: bài 12 Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính (Địa lí 10). Bài 9 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Địa lí 12) - Soạn bài mới “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” theo hệ thống câu hỏi của bài học tích hợp giáo viên đã cho như sau: Câu 1: Trình bày hiểu biết của em về cuộc đời, con người Cao Bá Quát? 15 Câu 2: Bằng kiến thức lịch sử về tình hình xã hội nước ta dưới triều Nguyễn giai đoan nửa đầu thế kỉ XIX em hãy lí giải vì sao Cao Bá Quát lại chán ghét con đường mưu cầu danh lợi và đứng về phía cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình nhà Nguyễn? Câu 3: Bằng kiến thức lịch sử em hãy trình bày hiểu biết của mình về cuộc khởi nghĩa Cao Bá Quát? Câu 4: Trình bày hoàn cảnh ra đời, thể loại bài thơ “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát”? Câu 5: Hình tượng bãi cát dài và người đi đường khó nhọc trên bãi cát được miêu tả ra sao, nhằm thể hiện điều gì? Câu 6: Bằng kiến thức địa lí em hãy lí giải vì sao hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị lại có những bãi cát dài vô tận? Câu 7: Tâm trạng của người đi đường được thể hiện như thế nào? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của hình ảnh ẩn dụ “quán rượu” với “Người say vô số, tỉnh bao người” Câu 8: Sự bế tắc của người đi đường được thể hiện ra sao khi tiếp tục phải bước đi trên con đường dài. Người đi đường đã cảm nhận được những khó khăn phía trước mình gặp phải như thế nào để rồi nhận ra con đường mình đang đi là con “đường cùng”? Câu 9: Câu thơ cuối: Anh đứng làm chi trên bãi cát thể hiện điều gì? - Vở soạn, Vở ghi, Sách giáo khoa đầy đủ. 2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sau khi áp dụng đề tài : Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy văn bản “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh, tôi đã nhận được kết quả như sau: - Đa phần học sinh đều hứng thú trong giờ học - Học sinh hiểu bài hơn. - Học sinh biết vận dụng kiến thức liên môn vào tìm bài học và giải quyết tình huống thực tế. Cụ thể, khi tôi áp dụng kinh nghiệm trên vào giảng dạy văn bản ở lớp 11C4 trường THPT Cẩm Thuỷ 2, sau đó tôi tiến hành kiểm tra đánh giá học sinh 16 theo hình thức so sánh giữa lớp thực nghiệm (11C4) và lớp đối chứng(11C2), tôi nhận thấy kết quả như sau: Học sinh ở lớp thực nghiệm hứng thú học tập hơn ở lớp đối chứng: Lớp Sĩ số Hứng thú Số lượng Tỉ lệ 32 100% 7 20% Không hứng thú Số lượng Tỉ lệ 0 0% 28 80% 11C4 (TN) 32 11C2 35 (ĐC) Tỉ lệ học sinh lớp thực nghiệm nắm được nội dung bài học tốt hơn so với lớp đối chứng Lớp Sĩ số 32 Điểm Giỏi Điểm Khá Điểm Trung Điểm Yếu bình 62,5% 7 22,9% 0 11C4 5 15,6% 20 (TN) 11C2 35 0 0% 13 37,1% 22 62,9% 0 (ĐC) Khả năng vận dụng kiến thức liên môn vào tìm hiểu bài học và giải quyết tình huống thực tế ở lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng. Lớp Sĩ số Vận dụng kiến thức liên môn tốt Số lượng Tỉ lệ 32 100% Vận dụng kiến thức liên môn không tốt Số lượng Tỉ lệ 0 0% 11C4 32 (TN) 11C2 35 25 71,4% 10 28,6% (ĐC) 3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 3.1.Kết luận Đổi mới phương pháp dạy học văn luôn là một yêu cầu cần thiết trong giáo dục hiện nay. Ở bài dạy học này, với việc tích hợp kiến thức liên môn ngữ văn, lịch sử, địa lí vào việc tìm hiểu tác phẩm “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát một mặt giúp học sinh có điều kiện hiểu sâu hơn về vẻ đẹp nhân cách con người Cao Bá Quát, về hoàn cảnh ra đời bài thơ, về ý nghĩa tả thực và tính biểu tượng của hình tượng bãi cát dài, về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Mặt khác, phương pháp dạy tích hợp này còn giúp học sinh củng cố thêm kiến thức của bộ môn lịch sử và địa lí. Từ đó các em hiểu tính ứng dụng 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan