Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử 7...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử 7

.PDF
17
809
89

Mô tả:

“Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử 7” PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Môn lịch sử trong nhà trường phổ thông nói chung và lớp 7 nói riêng có vai trò quan trong trong việc giáo dục và đào tạo kiến thức xã hội và nhân văn của thế hệ trẻ, vai trò đó không chỉ được coi trong ở nước ta mà ở nhiều nước khác trên thế giới đều chú trọng việc dạy và học môn lịch sử, nó có chức năng và nhiệm vụ đào tạo ra một con người có nhân văn, một dân tộc có bản sắc. Lịch sử là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người, nó đã tồn tại cách chúng ta hàng chục năm, hàng trăm năm, thậm chí hàng triệu năm. Vì vậy, đây là một môn khoa học xã hội có nội dung kiến thức lớn. Tiết học lịch sử không chỉ đòi hỏi học sinh có kĩ năng phát hiện nhanh mà còn có kĩ năng ghi nhớ. Bởi môn học này sẽ giúp học sinh tiếp cận với nhiều sự kiện lịch sử, nhiều nhân vật lịch sử vĩ đại không chỉ của dân tộc mà của cả thế giới từ cổ đại đến hiện đại. Do đó, khi học lịch sử yêu cầu các em phải nhớ và hiểu nội dung bài học một cách chính xác, đầy đủ thậm chí phải tái hiện một cách sinh động các sự kiện lịch sử vừa được tiếp cận. Để cho bài giảng lịch sử không phải rơi vào tình trạng “khô” vì kiến thức hàn lâm đã có sẵn trong sách vở, “khó” vì kiến thức rất nhiều và “khổ” vì để dạy và học có kết quả thật không đơn giản chút nào. Hơn nữa, chương trình lịch sử khối 7 là khái quát lịch sử thế giới Trung đại và lịch sử Việt Nam kéo dài từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, một giai đoạn lịch sử hoàn toàn không gần gủi với thời đại mà các em đang sống. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên giảng dạy môn lịch sử phải linh hoạt sử dụng nhiều phương pháp đổi mới trong dạy học, kết hợp các phương pháp tiên tiến, hiện đại với các phương pháp truyền thống mới có được kết quả cao, trong đó thiết nghĩ việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy một cách hiệu quả sẽ giúp cho học sinh hứng thú hơn trong học tập. Với vai trò là một giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử nói chung và dạy lịch sử 7 nói riêng, để học sinh tiếp thu nhanh, nhớ lâu các sự kiện lịch sử, đòi hỏi người giáo viên phải chủ động, linh hoạt trong phương pháp giảng dạy và truyền đạt đồng thời phát huy được tính tích cực của học sinh, phải tạo được hứng thú cho học sinh trong giờ học. Để người học hứng thú, đam mê thì trước tiên người dạy phải hứng thú, đam mê và mới kích thích được tính tích cực của người học và để người dạy hứng thú, đam mê thì người học phải hứng thú, đam mê, sự tác động qua lại đó mới tạo ra một giờ “dạy –học” hiệu quả. Qua quá trình tự nghiên cứu trong giảng dạy và qua sự trao đổi, học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, cũng như thái độ của học sinh sau khi học qua những giờ học có hình thức liên kết những kiến thức giao thoa với môn Lịch sử như Ngữ văn, Địa lí, Tin học, Giáo dục công dân. Rèn luyện kĩ năng sống, Giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa GVTH: Lê Nam Hành 1 “Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử 7” phương… để học sinh tiếp thu kiến thức, biết vận dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến lịch sử…sẽ giúp học sinh hứng thú hơn trong giờ học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở bộ môn lịch sử là điều cần thiết. Khi sự giảng dạy, phân tích có tính chất lý luận không đủ để học sinh hiểu đầy đủ một vấn đề và sự kiện lịch sử thì tài liệu văn học sẽ bổ sung và phát huy được tác dụng tích cực của nó. Bởi vì, nhận thức lịch sử không chỉ có một hướng, một nội dung mà là sự kết hợp, bổ sung sâu sắc giữa cảm thụ và tư duy lý trí, giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Hiểu được như vậy, người giáo viên dạy lịch sử mới thấy rõ sự cần thiết của tài liệu văn học trong dạy học lịch sử trong trường phổ thông hiện nay. Đó chính là lí do tôi đã thực hiện nghiên cứu chuyên đề: “Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử 7” với hy vọng qua những thể nghiệm thực tế, bản thân sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử. Trong chuyên đề này, tôi xin trình bày vấn đề khai thác và sử dụng tài liệu văn học phục vụ giảng dạy và học tập chương trình Lịch sử Việt Nam áp dụng trong khi dạy lịch sử lớp 7, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện nay. GVTH: Lê Nam Hành 2 “Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử 7” PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận: Lê-nin đã viết: "Lịch sử bao giờ cũng phong phú về nội dung, cũng đa dạng về nhiều mặt, cũng sinh động hơn điều mà chúng ta hình dung được". Vì vậy, muốn học sinh học tốt được môn lịch sử thì mỗi thầy, cô giáo không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu trong sách giáo khoa, trong sách hướng dẫn, hay tài liệu chuẩn…một cách rập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy như vậy thì việc dạy và học sẽ diễn ra một cách đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả sẽ không cao. Yêu cầu hiện nay là phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Còn tại Hội nghị ngày 28/12/2013 ở Hà Nội, tổ chức tập huấn giáo viên bộ môn Lịch sử toàn quốc. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đến dự và phát biểu: “Việc dạy và học Lịch sử của các thế hệ học sinh Việt Nam sẽ làm phát triển ở các em hứng thú và say mê tìm hiểu những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống, đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; hình thành những giá trị sống và năng lực xã hội trên cơ sở những cách tiếp cận lịch sử khoa học, hiện đại”. Qua đó cho ta thấy vai trò quan trong của ngưới giáo viên dạy lịch sử. Vì vậy, trong giờ học giáo viên phải gây hứng thú cho học sinh bằng cách lôi cuốn các em vào bài học thông qua các dẫn chứng minh họa từ kiến thức liên môn, đó là các tư liệu từ văn học đọc trích dẫn trong sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng… nhưng khai thác và vận dụng một cách khoa học, linh hoạt. Việc đưa các dẫn chứng minh họa trong văn học để tham khảo nhằm hướng tới sự thông hiểu kiến thức gắn với các nội dung học tập cụ thể của môn học, bài học, lớp học và có những đặc điểm sau: - Nội dung khai thác tư liệu văn học phải gắn với kiến thức, kĩ năng, thái độ của môn lịch sử hoặc một bài học lịch sử cụ thể. - Mỗi nội dung khai thác tư liệu văn học thường được diễn ra trong không gian và thời gian nhất định của một giờ học. - Mọi học sinh đều thu nhận được những nội dung học tập chứa đựng trong tư liệu khai thác phù hợp với trình độ và lứa tuổi. Khi giáo viên đưa ra các tư liệu văn học trong giờ học lịch sử một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng sẽ được nâng cao, học sinh không những hứng thú với môn lịch sử, với môn văn học và còn thấy được vai trò, sự liên quan giữa các môn học trong chương trình phổ thông. Việc sử dụng những câu văn, vần thơ, kể chuyện lịch sử,… trong một bài giảng sẽ làm tăng sự “cảm thụ lịch sử” cho học sinh thêm phần tinh tế và sâu sắc hơn. GVTH: Lê Nam Hành 3 “Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử 7” II. Cơ sở thực tiễn: Như chúng ta đều biết, sự xuống cấp một cách tệ hại của chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử hiện nay đang là một vấn đề đau đầu đối với những ai có quan tâm đến môn lịch sử. Vừa qua, hiện tượng một số học sinh xé đề cương môn Sử ở một trường cấp 3 khi không phải thi tốt nghiệp là một điều đáng buồn. Đó cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các nhà làm giáo dục nói chung và giảng dạy lịch sử nói riêng hiện nay. Trong thực tế, qua quá trình giảng dạy và dự giờ và trao đổi kinh nghiệm đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc dạy học lịch sử hiện nay không lấy gì làm vui. Còn nhiều học sinh chưa thực sự yêu thích bộ môn lịch sử, giờ học đối với các em là 45 phút tra tấn, nhàm chán, uể oải. Nhiều học sinh chỉ học đối phó tức thời, năng lực tiếp thu còn hạn chế, chưa nắm bắt được các sự kiện lịch sử và hoàn toàn không tái hiện được diễn biến sự kiện lịch sử theo yêu cầu của giáo viên, thậm chí lẫn lộn các sự kiện dẫn đến hiện tượng “ Râu ông này cắm càm bà kia”. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những thực trạng này. Trước hết là do sách giáo khoa có khối lượng kiến thức đã quá tải đối với giáo viên và học sinh, mặc dù đã có chương trình giảm tải của Bộ GD – ĐT quy định nhưng chưa dành cho nó một thời gian “ưu ái” như các bộ môn khoa học tự nhiên cho nên Giáo viên thì chạy đua với thời gian phân bố cho từng bài, còn học sinh thì chạy theo thầy trong từng tiết học. Có thể do điều kiện trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn chưa đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy theo phương pháp mới. Có thể do một số đồng nghiệp còn chưa dám mạnh dạn thể nghiệm những phương pháp, những hình thức tổ chức dạy học, những kĩ thuật dạy học tích cực mới bởi còn e ngại tính hiệu quả của nó hoặc e ngại học sinh không quen với cách học mới…,rồi sự hạn chế về kĩ năng hợp tác, kĩ năng hoạt động, kĩ năng tổng hợp các sự kiện lịch sử để ghi nhớ có hệ thống nội dung bài học ở học sinh cũng là rào cản lớn cho quá trình đổi mới phương pháp trong các trường phổ thông. Về phía học sinh, từ chỗ bài Sử quá dài, phải nhớ nhiều sự kiện, nhiều ngày, tháng, năm … thêm vào đó cách truyền đạt không sinh động, thiếu nhiệt tình của giáo viên cũng góp phần không nhỏ dẫn tới chỗ hiệu quả không cao. Ngoài ra, một thực tế là sự thực dụng của phụ huynh và học sinh hiện nay. Các em thường nói “học Sử để làm gì?”, “biết Sử để làm gì?”. Đó cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn tới việc xem nhẹ môn Sử….Xuất phát từ những thực tế đó, việc “Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử 7” sẽ đem đến nhiều tác động tốt, góp phần cải thiện thái độ và kết quả học tập của học sinh, khiến cho tiết học lịch sử không còn tẻ nhạt, nhàm chán mà trở nên hứng thú, khơi dậy được đam mê của cả thầy và trò. III. Giải pháp 1. Vai trò của tích hợp liên môn trong giảng dạy lịch sử GVTH: Lê Nam Hành 4 “Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử 7” Tích hợp liên môn trong giảng dạy lịch sử hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học. Cụ thể là hình thức liên kết những kiến thức giao thoa của các bộ môn khác nhau với môn Lịch sử như Ngữ văn, Địa lí, Tin học, Giáo dục công dân. Rèn luyện kĩ năng sống, Giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa phương… để học sinh tiếp thu kiến thức, biết vận dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến lịch sử… Tích hợp liên môn là một xu thế, một trào lưu dạy học và giáo dục phổ biến trên thế giới trong nhiều thập kỉ qua. Nhưng quan điểm dạy học tích hợp liên môn chỉ được vận dụng vào chương trình giảng dạy ở nước ta thời gian gần đây. Trong bộ môn Lịch Sử có rất nhiều nội dung cần có sự phối hợp giảng dạy kiến thức Sử học với các môn khoa học khác, đặc biệt là các môn khoa học xã hội như Ngữ Văn, Địa Lí, GDCD, Mỹ thuật, Âm nhạc... Để cho bài giảng lịch sử không phải rơi vào tình trạng “khô” vì kiến thức hàn lâm đã có sẵn trong sách vở, “khó” vì kiến thức rất nhiều và “khổ” vì để dạy và học có kết quả thật không đơn giản chút nào. Hơn nữa, chương trình lịch sử khối 7 là khái quát lịch sử thế giới Trung đại và lịch sử Việt Nam kéo dài từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, một giai đoạn lịch sử hoàn toàn không gần gủi với thời đại mà các em đang sống. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên giảng dạy môn lịch sử phải linh hoạt sử dụng nhiều phương pháp đổi mới trong dạy học, kết hợp các phương pháp tiên tiến, hiện đại với các phương pháp truyền thống mới có được kết quả cao, trong đó thiết nghĩ việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy một cách hiệu quả sẽ giúp cho học sinh hứng thú hơn trong học tập. 2. Các nội dung áp dụng vào “Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử 7” 1. Mối quan hệ Văn học với Lịch sử: Giữa văn học và sử học có mối liên hệ khăng khít. Các trích đoạn thơ văn có tác dụng minh hoạ, cụ thể hoá sự kiện, làm nổi bật hơn diễn biến của sự kiện, nêu ra 1 kết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử cụ thể. Các tác phẩm văn học bằng những hình tượng cụ thể, những vần điệu trong thể thơ sẽ tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm người học, góp phần quan trọng làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, khắc sâu trí nhớ, nâng cao hứng thú học tập của học sinh. 2.Các tài liệu Văn học thường dùng : - Một số tác phẩm văn học là một tư liệu lịch sử : “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, … GVTH: Lê Nam Hành 5 “Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử 7” Ví dụ: VĂN HỌC “…Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế, Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu. Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong, Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn. …Đánh một trận, sạch không kình ngạc, Đánh hai trận tan tác chim muông. …Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội, Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng. Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường, Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước…” (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi) -Các tác phẩm văn học yêu nước, ca ngợi các anh hùng: phản ánh các sự kiện lịch sử đấu tranh, khắc họa hình tượng cụ thể về các chiến sĩ yêu nước như “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu, “Quân trung từ mệnh tập” của Nguyễn Trãi, “Ai tư vãn” của Lê Ngọc Hân …. Ví dụ: Mà nay áo vải cờ đào, Giúp dân dựng nước xiết bao công trình. (Ai tư vãn - Lê Ngọc Hân) -Các tác phẩm văn học phản ánh hiện thực xã hội : nhằm mục đích hình dung ra bức tranh xã hội trong quá khứ, để học học sinh hiểu một cách đầy đủ và toàn diện hơn về một giai đoạn, một thời lỳ lịch sử dân tộc và của thế giới. Ví dụ: “Nhân họ Hồ chính sự phiền hà, Để trong nước lòng dân oán hận. Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ, Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh, Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn. …Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi !” (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi) 3.Yêu cầu : Giáo viện cần nghiên cứu và chắt lọc các trích đoạn thơ văn thật ngắn, có nội dung tiến bộ, phản ánh lịch sử một cách chân thực nhất, GVTH: Lê Nam Hành 6 “Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử 7” ĐỊA LÍ phù hợp với yêu cầu giáo dục và giáo dưỡng của bài học, tránh ôm đồm làm loãng nội dung bài lịch sử. 1. Mối quan hệ Địa lí với Lịch sử: : -Về nội dung : Xét cụ thể môn địa lí chú ý đến tính không gian lãnh thổ của các sự vật hiện tượng đang diễn ra hiện nay, còn Lịch sử chú ý đến quá trình hình thành và phát triển của xã hội nhưng hai môn Địa Lí và Lịch Sử đều có những nội dung thuộc nhóm Khoa học xã hội nhân văn, đều nghiên cứu những vấn đề của con người, xem xét các mối quan hệ mang tính qui luật trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. Nên, giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau bởi các sự kiện lịch sử bao giờ cũng diễn ra trong một khoảng không gian nhất định với các điều kiện cụ thể, trong đó có các điều kiện địa lí. Lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc (kể cả phần lịch sử địa phương) đều gắn với những điều kiện tự nhiên mà con người sinh sống, cho nên khi học tập lịch sử xã hội phải phân tích đến các yếu tố của môi trường tự nhiên và thông qua nội dung lịch sử để hiểu rõ hơn môi trường tự nhiên và thực hiện giáo dục môi trường. -Về mặt kỹ năng : Song song với sử dụng kiến thức là sử dụng các phương tiện trực quan như bản đồ, Atlat, tranh ảnh… -Về mặt phương pháp dạy học: Trong quá trình dạy học, GV lịch sử, địa lí đã vận dụng phương pháp dạy học theo con đường qui nạp, đi từ phân tích các hiện tượng, sự kiện cụ thể, đơn lẻ để dẫn tới những nhận xét, kết luận mang tính khái quát. Không chỉ có môn địa lí, môn lịch sử cũng sử dụng bản đồ như một nguồn tri thức quan trọng, một phương tiện dạy học cần thiết để thể hiện không gian diễn biến các sự kiện lịch sử. Vì vậy, học sinh cần biết cách sử dụng bản đồ khi học hai môn này. 2.Vận dụng kiến thức Địa lí trong dạy học Lịch Sử : a.Điều kiện tự nhiên tác động mạnh mẽ, tích cực đến sự tồn tại, hình thành và phát triển lịch sử xã hội loài người. -Điều kiện nhiên có sự tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển các quốc gia : +Vị trí thuận lợi của bán đảo Ban-căng và I-ta-li-a đã hình thành nên các quốc gia cổ đại phương Tây gắn liền với nền sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp nhất là ngoại thương. Lưu vực các dòng sông lớn là cơ sở để hình thành nên các quốc gia cổ đại phương Đông gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp. +Lợi thế núi, sông, đất rộng bằng phẳng...của các vùng Hoa Lư, Thăng GVTH: Lê Nam Hành 7 “Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử 7” GIÁO DỤC CÔNG Long...khi được chọn làm kinh đô đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị thời Đinh, Lý . . . -Điều kiện tự nhiên tác động đến sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của từng vùng miền tạo nên các giá trị văn hóa riêng: Đất, sông, . . . -> hình thành nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ; làng gốm, múa rối nước … - Quá trình khai thác điều kiện tự nhiên đã giúp cho xã hội loài người ngày càng phát triển qua các thời kì : +Từ miền rừng núi đã chuyển dần xuống định cư ở vùng đồng bằng châu thổ ven sông. +Chính sách khẩn hoang mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh đảm bảo tưới tiêu là làm lãnh thổ mở rộng, kinh tế phát triển, đời sống con người ổn định. +Việc khai thác các nguồn lợi từ tài nguyên thiên nhiên thúc đẩy xã hội phát triển để hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Châu Âu. - Điều kiện tự nhiên có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm dựng nước và giữ nước: + Dựa vào những điều kiện tự nhiên để xây dựng căn cứ, bảo toàn và phát triển lực lượng: thành Cổ Loa, phòng tuyến sông Như Nguyệt, thành nhà Hồ, căn cứ địa Tây Sơn, phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn... + Lợi dụng địa thế, vị trí tự nhiên để kháng chiến thắng lợi: chiến thắng Bạch Đằng, chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang,... b.Việc khai thác và sử dụng môi trường tự nhiên của con người đã gây ảnh hưởng tiêu cực dến môi trường ở các mức độ khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử : -Thời nguyên thủy, cổ - trung đại : con người phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên -> ít tác động đến môi trường. -Thời văn minh nông nghiệp : Rừng bắt đầu thu hẹp (tiêu cực), hệ sinh thái nông nghiệp phát triển (tích cực). Với yêu cầu đặc trưng là giúp HS hiểu rõ từng thời kì phát triển của xã hội để có những nhận thức thức lịch sử đúng đắn, bộ môn Lịch sử có thể tích hợp nhiều nội dung, chủ đề giáo dục của môn GDCD. *Ví dụ : -Lòng biết ơn với những người có công với dân tộc (Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...) -Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử, nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc -> Bổn phận và trách GVTH: Lê Nam Hành 8 “Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử 7” DÂN nhiệm cụ thể của công dân hiện nay. -Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ (liên hệ giáo dục cho HS). -Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác (thời Lý đã ban chức tước cao cho các tù trưởng miền núi; xây dựng tinh thần đoàn kết dân tộc trong thời Trần), Bảo vệ hòa bình, Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, Hợp tác cùng phát. - Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (liên hệ với tìm hiểu tổ chức bộ máy nhà nước trung ương và địa phương các thời kì). - Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (liên hệ với tìm hiểu luật pháp nước ta qua các thời kì). Một hình ảnh nghệ thuật như tác phẩm hội họa, kiến trúc, điêu khắc, tranh ảnh (chùa Một cột, tháp Phổ Minh, thành Nhà Hồ, Văn Miếu – Quốc tử giám…) được sử dụng hợp lí sẽ giúp học sinh tiếp nhận kiến thức sâu sắc hơn và việc học Lịch Sử sẽ hứng thú hơn. Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên trình chiếu kênh hình sẽ có ưu thế hơn vì học sinh được trực quan với hình ảnh rõ, kích thước lớn, màu sắc sinh động và ấn tượng hơn. MĨ THUẬT Ví dụ: - Sơ lược mĩ thuật thời Lý (1010 - 1225): +Kiến trúc : Hoàng thành Thăng Long, Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, Tháp Chương Sơn. +Điêu khắc : Tượng A di đà, rồng VN thời Lý.-Gốm Bát Tràng. - Mĩ thuật thời Trần (1226 - 1400): Chùa Yên Tử (Quảng Ninh), tháp Phổ Minh, Bình Sơn, Rồng thời Trần, cung điện Lam Kinh (Thanh Hóa). *Giáo viên cần chọn lọc tranh ảnh có tính mĩ thuật cao và nội dung phù hợp với mục tiêu của bài Lịch Sử. Các tác phẩm âm nhạc trong chương trình có tác dụng minh họa kiến thức lịch sử một cách cụ thể bởi nhiều tác phẩm được sáng tác trong chính thời kì đó. Đặc biệt thông qua ca từ và âm nhạc sẽ có sức lay động lớn đến tâm tư, tình cảm, nhận thức của người học, giúp học sinh ÂM NHẠC hình dung một cách cụ thể, sinh động các giai đoạn lịch sử. *Ví dụ : Hội Lim (Bắc Ninh) -> quê hương Quan họ- di sản thế giới + Hội Lim (13 Tháng giêng AL) phản ánh nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật dân gian phát triển. 1.Tích hợp kiến thức các môn khoa học tự nhiên cũng giúp HS hiểu rõ thêm về lịch sử. GVTH: Lê Nam Hành 9 “Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử 7” Một số bài Lịch sử có đề cập đến việc tìm hiểu tiểu sử, cuộc đời của TOÁN, VẬT LÍ các nhà bác học. Song như vậy chưa đủ, việc vận dụng dụng kiến thức toán học, vật lí trong môn Lịch Sử sẽ giúp HS hiểu cụ thể hơn những thành tựu của họ, qua đó thấy được đóng góp to lớn của các nhà khoa học đối với toàn nhân loại. Ngoài ra, việc vận dụng kiến thức toán học sẽ giúp HS hiểu rõ hơn về việc ra đời của lịch, cách tính niên đại trong Lịch Sử, . . . Ví dụ: R. Đê-các-tơ (nhà toán học và triết học xuất sắc thời kì phục hưng): đã sáng tạo ra hệ thống ký hiệu để mô tả lũy thừa của các số (chẳng hạn trong biểu thức x² ). 2.Tích hợp kiến thức các môn khoa học tự nhiên trong dạy học Lịch Sử cũng giúp HS củng cố các kiến thức đã học ở môn Toán, Vật Lí (các phát minh, định lí quan trọng...). Từ đó giúp HS thấy được ý nghĩa liên thông giữa các môn học, làm cho việc học các môn nói chung và môn Lịch Sử nói riêng có ý nghĩa hơn. 3.Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy bài 20 : Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) – phần III. Tình hình văn hóa, giáo dục: I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Học sinh nắm được : - Chế độ giáo dục thi cử thời Lê sơ rất được coi trọng. - Những thành tựu tiêu biểu về văn học, khoa học nghệ thuật thời Lê sơ. 2.Tư tưởng: - Giáo dục cho học sinh niềm tự hào dân tộc về thành tựu văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ, ý thức giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống. - Giáo dục ý thức trách nhiệm của học sinh trong học tập và tu dưỡng, ý thức tự học cho học sinh. 3.Kĩ năng: -Rèn kĩ năng so sánh đối chiếu về các sự kiện lịch sử . Nhận xét những thành tựu tiêu biểu về văn hóa, giáo dục thời Lê sơ . - Rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh. 4. Các kiến thức cần liên môn: a) Văn học: - Quan Âm Thị Kính – Ngữ văn 7. GVTH: Lê Nam Hành 10 “Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử 7” - Bình ngô đại cáo – Ngữ văn 8. b) Giáo dục công dân: - Quyền và nghĩa vụ học tập (Bài 15 – GDCD 6). - Bảo vệ di sản văn hóa (Bài 15 - GDCD 7). - Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ (Bài 10 – GDCD 7). - Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (Bài 7 – GDCD 9). c) Mĩ thuật: -Mĩ thuật thời Trần (1226 - 1400) – Mĩ thuật 8 II. Phương tiện dạy học: III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ: - Nhà Lê đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế. - Xã hội thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào? 3. Bài mới: Hai tiết trước chúng ta đã tìm hiểu tổ chức bộ máy nhà nước, quân đội, pháp luật, tình hỉnh kinh tế, xã hội. Sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân ổn định làm cho đất nước giàu mạnh, nhiều thành tựu văn hóa, khoa học được biết đến, đó là những thành tựu chúng ta sẽ học hôm nay. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC ?Em hãy cho biết giáo dục bắt đầu được nhà nước quan tâm phát triển từ thời nào? ?Hãy nêu những dẫn chứng cho thấy giáo dục được quan tâm từ thời nhà Lý? Giáo dục bắt đầu được nhà nước quan tâm phát triển từ thời Lý. - Năm 1070, Xây Văn miếu để thờ Khổng Tử và dạy con vua, quan. -Năm 1075, Mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. -Năm 1076, Mở Quốc Tử Giám cho con em quý tộc đến GVTH: Lê Nam Hành NỘI DUNG GHI BÀI III.Tình hình văn hoá giáo dục . 1. Tình hình giáo dục và khoa cử a) Giáo dục: -Dựng lại Quốc tử giám, mở nhiều trường học. 11 “Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử 7” học. ?Thời Lê sơ, nhà nước quan tâm Dựng lại Quốc tử giám, mở đến phát triển giáo dục như thế trường học ở nhiều nơi. nào? ?Thời Lê sơ, ai là người được -Đa số dân đều có thể đi học, đi học? Ai được làm thầy giáo? đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. -Tuyển chọn những người giỏi, có đạo đức để làm thầy giáo. Giảng: Điều 28: Quyền được học tập …chính sách giáo dục tiểu học bắt buộc, sẵn có và miễn phí cho tất cả mọi người,…khuyến khích phát triển nhiều hình thức giáo dục trung học … (Công ước quốc tế về quyền trẻ em, 1989) ?Thời Lý, đối tượng nào được đi Thời Lý: Chỉ con em vua học? quan, quý tộc mới được đi học. ?So sánh đối tượng đi học thời Đối tượng được đi học thời Lê sơ so với thời Lý và so với Lê sơ rộng rãi hơn hơn so với ngày nay? thời Lý nhưng không bằng ngày nay. ?Nội dung học tập và thi cử của Nội dung học tập và thi cử là thời Lê sơ là gì? các sách của đạo Nho. Giảng: Nội dung học tập và thi cử là các sách của đạo Nho, chủ yếu có “Tứ thư” (Đại học, - Nội dung học tập Trung dung, Luận ngữ, Mạnh và thi cử là các Tử) và “Ngũ kinh” (Kinh thi, sách của đạo Nho. Kinh thư, Kinh dịch, Kinh lễ, Kinh xuân thu). ? Với nội dung học tập và thi cử Nho giáo chiếm địa vị độc như vậy, em suy nghĩ xem đạo tôn; Phật giáo, Đạo giáo bị nào sẽ được đề cao? hạn chế. ?Vì sao thời Lê sơ hạn chế phật Nội dung thi cử là các sách giáo đạo giáo, tôn sùng nho đạo nho, muốn làm quan thì GVTH: Lê Nam Hành 12 “Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử 7” giáo. phải thi cử mới được bổ GV : Thời Lê rất đề cao Nho nhiệm. -Nho giáo chiếm vị giáo, Nho giáo đề cao trung và trí độc tôn. hiếu ( Trung với vua, hiếu với cha mẹ). Thời Lê ND học tập các sách đạo nho chủ yếu là “Tứ thư” và “Ngũ kinh”. Giáo dục rất quy củ và chặt chẽ. ?Giáo dục thời Lê sơ quy củ Người nào đỗ kì thi Hương (ở chặt chẽ biểu được hiện như thế các đạo,lộ) gọi là Hương b) Thi cử: nào? cống, đỗ kì thi Hội (ở kinh -Giáo dục thi cử GV: Thi hương là thi ở các lộ đô) được dự kì thi Đình để chặt chẽ qua 3 kỳ đỗ thì được dự thi hội ở kinh đô, phân hạng các tiến sĩ. thi Hương, thi Hội, thi đỗ hội thì được dự thi đình thi Đình. để phân hạng : Bảng nhãn, thám hoa và Trạng nguyên. Thi cử thời Lê sơ mỗi thí sinh phải làm 4 môn : Kinh nghĩaChiếu, chế, biểu- Thơ phú – Văn sách ? Để khuyến khích học tập và Vua ban mũ áo vinh quy bái kén chọn nhân tài, nhà Lê có tổ, khắc tên bia đá. biện pháp gì? - HS quan sát H.45 : ?Bia tiến sĩ được dựng nhằm Tôn vinh người hiền tài của mục đích gì? dân tộc. Bia tiến sĩ trong văn miếu hiện nay còn 82 bia, mỗi bia khắc tên người đỗ tiến sĩ trong mỗi khoá thi. ?Có nhiều người đến Văn miếu HS trả lời theo suy nghĩ. và sờ lên bia đá, đầu rùa, em có nhận xét gì việc làm này? Giảng: Những việc làm này theo suy nghĩ của mọi người là cầu mong may mắn, đỗ đạt trong các kỳ thi. Tuy nhiên khi sờ vào như thế thì sẽ làm hư hại các di sản này, chúng ta phải bảo vệ các di sản như ta đã học bài Bảo GVTH: Lê Nam Hành 13 “Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử 7” vệ di sản văn hóa (Bài 15 GDCD 7). ? Chế độ thi cử được tiến hành như thế nào? Kết quả? HS đọc “ Khoa cử…người kém”. Tổ chức thường xuyên, tổ chức 26 khoa thi tiến sĩ, lấp đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêg thời vua Thánh Tông (1460-1497) tổ chức 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên. ? Nhận xét gì về tình hình thi cử Thi cử công bằng- Quy củ giáo dục thời Lê sơ? chặt chẽ, tuyển chọn người tài, đào tạo phát hiện nhân tài đóng góp cho đất nước. 2. Văn học, khoa học, nghệ thuật THẢO LUẬN THEO NHÓM Văn thơ chữ Hán phát triển và a) Văn học : Nhóm 1:-Văn học phát triển tiếp tục chiếm ưu thế, Văn - Văn học chữ Hán như thế nào? học chữ Nôm giữ một vị trí được duy trì. -Kể tên một vài tác quan trọng. - Văn học chữ nôm phẩm mà em biết hoặc được Văn thơ chữ Hán: Quân trung rất phát triển học? từ mệnh tập, Bình ngô đại - Văn học có nội -Nội dung phản ánh cáo…Văn học chữ Nôm: dung yêu nước sâu của văn học? Quốc âm thi tập, Hồng Đức sắc. quốc âm thi tập,… Văn học có nội dung yêu nước sâu sắc,thể hiện niềm tự hào dân tộc,khí phách anh hùng. b) Khoa học: Nhóm 2: Sự phát triển của các -Sử học: Đại việt sử kí toàn Nhiều tác phẩm môn khoa học? thư, Lam sơn thực lục,… khoa học thành văn -Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư phong phú, đa địa chí,… dạng. -Y học: Bản thảo thực vật toát yếu. -Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp,… c) Nghệ thuật: Nghệ thuật sân khấu như ca, -Nghệ thuật sân Nhóm 3:-Sự phát triển của nghệ múa, nhạc, chèo, tuồng được khấu : ca, múa, GVTH: Lê Nam Hành 14 “Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử 7” thuật sân khấu? -Kể tên tác phẩm chèo mà em được học trong chương trình ngữ văn 7 ? phục hồi nhanh chóng và phát chèo, tuồng. triển, nhất là chèo, tuồng. -Tác phẩm chèo được học trong chương trình ngữ văn 7 là vở chèo Quan âm thị kính. Nhóm 4:-Nhận xét về nghệ Nghệ thuật kiến trúc và điêu -Nghệ thuật điêu thuật và kiến trúc thời Lê sơ ? khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ khắc có phong cách rệt và đặc sắc. Điêu khắc có đồ sộ, kỹ thuật điêu phong cách đồ sộ, kĩ thuật luyện. -Trong môn mỹ thuật, điêu luyện. em được học bài nào có liên Trong môn mỹ thuật, có bài quan đến nghệ kiến trúc và điêu liên quan đến nghệ kiến trúc khắc thời Lê sơ không? và điêu khắc thời Lê sơ được học ở lớp 8. HSQS H46: Tượng voi chầu bằng đá ở Lam kinh – Thanh hoá . HS đọc phần chữ in nghiêng trong SGK trang 101. Thảo luận : Vì sao quốc gia Đại Công lao đóng góp của nhân Việt đạt được những thành tựu dân, triều đại phong kiến trên? thịnh trị, sự đóng góp của các nhân tài (Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông…). 4. Củng cố : - Kể tên một số thành tựu văn hóa tiêu biểu. - Vì sao quốc gia Đại Việt lại đạt được những thành tựu nói trên ? 5. Dặn dò: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Tìm hiểu phần IV bài 20. GVTH: Lê Nam Hành 15 “Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử 7” PHẦN III: KẾT LUẬN Như vậy, dạy học lịch sử cũng như các bộ môn khác ở trường phổ thông, việc tiến hành bài học trong giờ học chính khóa là một hình thức cơ bản nhất, chiếm vị trí chủ đạo trong các hoạt động dạy và học. Có nhiều biện pháp vận dụng kiến thức liên môn trong giờ học chính khóa môn Lịch sử nhưng phải đảm bảo việc sử dụng đúng sách giáo khoa, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong học tập. Tùy thuộc vào mục đích, nội dung của từng bài, từng hoạt động, hình thức tổ chức giờ học mà giáo viên có biện pháp hướng dẫn học sinh sử dụng kiến thức liên môn phù hợp, không quá lạm dụng. Trên cơ sở những kiến thức lịch sử đã nắm được kết hợp với những tư liệu kiến thức liên môn phù hợp, học sinh rút ra sự liện hệ giữa sử học và và các môn học khác, song chưa phải đã dừng ở đấy, mà cần tiến hành nắm quy luật và rút ra bài học lịch sử. Bởi vậy mà nhà sử học Phan Ngọc Liên viết “nghiên cứu khoa học cũng như học tập lịch sử phải đạt đến trình độ nắm quy luật và ý nghĩa thực tiễn của việc học lịch sử là biết vận dụng những bài học của quá khứ trong cuộc sống hiện tại. Công việc này cũng là một bộ phận quan trọng của việc phát triển tư duy và năng lực thực hành của học sinh”, làm được như vậy thì kết quả mới tốt hơn. Vận dụng kiến thức liên môn là nguồn tài liệu tham khảo vô cùng cần thiết và quan trọng. Nó vừa là phương tiện để minh họa cho nội dung bài học, tạo hứng thú học tập cho học sinh; đồng thời, kiến thức liên môn cũng được sử dụng với mục đích giao nhiệm vụ học tập, kiểm tra, đánh giá và qua đó, yêu cầu học sinh tìm hiểu và làm việc bước đầu với tài liệu, thực hiện hoạt động học tập nhằm đạt được mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ của môn học hay của từng bài học. Vì vậy, chúng ta cần có phương pháp sử dụng đúng đắn đối với kiến thức liên môn liên quan đến các sự kiện lịch sử. Trong nghiên cứu, trao đổi, tổng hợp ý tưởng hy vọng rằng nếu được thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học thì việc đổi mới phương pháp dạy học tất yếu sẽ có nhiều chuyển biến tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông hiện nay nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng để không phụ lời dạy đầy tâm quyết của Bác Hồ: “Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, Ban giám hiệu để chuyên đề được hoàn thiện hơn. DUYỆT CỦA BGH Duyệt của TTCM Người thực hiện Lê Nam Hành GVTH: Lê Nam Hành 16 “Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử 7” GVTH: Lê Nam Hành 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan