Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống (ngữ văn thcs) tổ chức ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống (ngữ văn thcs) tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao ý thức và kỹ năng sỗng cho học sinh khối thcs

.PDF
16
1067
134

Mô tả:

I . Tên tình huống : “ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC VÀ KỸ NĂNG SỖNG CHO HỌC SINH KHỐI THCS ” II . Mục tiêu giải quyết tình huống : Khi hiện hữu trong cuộc sống này, chúng ta tất yếu cần đến một số những giá trị khác nhau để sinh tồn, và qua sự sinh tồn, chúng ta dần dần sở hữu một phần nhất định các giá trị đó. Tất nhiên, khi nói đến những giá trị trong cuộc sống theo cách này, chúng ta không hàm ý chỉ đến tự thân giá trị hay ý nghĩa rốt ráo của cuộc sống. Đó là một vấn đề có tầm vóc bao quát và sâu xa hơn mà chúng ta sẽ có dịp trở lại trong một dịp khác.Cuộc sống cứ trôi , nhiều khi ta quay đầu nhìn lại chặng đường đã “bước qua” . Chữ “bước qua” ở đây không phải là đi qua một cách bình thường thường mà ta đã để quên bao nhiêu điều tốt đẹp như : Tình yêu , hạnh phúc , chỉ đổi lấy cái địch cuối cùng mà biết bao con người đã lựa chọn sai lầm . Thực chất thứ đó chỉ là phương tiện cần phải có để sinh tồn trong cái thế giới hiện đại này , đó chính là tiền . Và để có một đất nước giàu mạnh , một xã hội đúng chất chủ nghĩa và những con người với biết bao những giá trị cuộc sống đích thực thì việc đào tạo kỹ năng sống cho học sinh khối THCS là một điều hết sức cần thiết . Bằng những tình huống , những cái nhìn thực tế về cuộc sống để truyền tải một cách đơn giản nhất , hiệu quả nhất giúp cho học sinh thấy được mức độ quan trọng của những kỹ năng cuộc sống . III . Tổng quan về các nghiêm cứu liên quan tới việc giải quyêt tình huống : Trong bối cảnh cuộc sống diễn ra mỗi lúc một phức tạp , cuộc sống đó mỗi lúc một tối tăm vì thiếu đi sự nhận thức đúng đắn , những ký năng cần phải có trong mỗi con người . Phần lớn trong chúng ta thường chỉ lưu tâm đến những giá trị nổi bật mà ta có được như vật chất, vốn có thể dễ dàng đo lường bằng các đơn vị quy ước, hay tri thức, trong phạm vi được xác định bởi hệ thống văn bằng, học vị... Tuy nhiên, đời sống của ta không chỉ đơn thuần được tạo thành riêng bởi các giá trị đó. Chúng ta còn sở hữu - và cần thiết phải sở hữu - nhiều giá trị khác nữa, như sức khỏe, thời gian, chuyên môn, kinh nghiệm sống, quan hệ xã hội, tình thương... Mỗi một giá trị trong số đó đều góp phần nhất định trong việc hình thành giá trị chung của chúng ta trong đời sống, có tính chất hỗ tương với các giá trị khác, cũng như có khả năng được rèn luyện và phát triển như một giá trị độc lập. Vì thế, trong khi chúng ta luôn có thể thấy rõ sự tương quan thống nhất của tất cả các giá trị này trong việc hình thành giá trị chung của đời sống, thì đồng thời ta cũng có thể xem xét, phân tích từng giá trị đó như những giá trị độc lập, có những ý nghĩa và tính chất đặc thù khi so sánh với các giá trị khác . Và để có thể áp dụng những giá trị đó một cách đúng đắn thì kỹ năng sống là một phần không thể thiếu . Liên môn kiến thức để đào tạo cho học sinh là một biện pháp giải quyết khôn ngoan và kịp thời . Biện pháp này có thể cho học sinh thấy được kỹ năng sống là những gì cần thiết nhất cho một cuộc sông sau này của chính học sinh . Không những vậy nó còn cho học sinh thấy được những vấn để sai trái mà họ đã từng làm để rồi sửa sai , đối xử với cuộc sống và những người xung quanh một cách tốt đẹp hơn . Là những hành trang vô cùng cần thiết cho học sinh không những trong tương lai mà cả bây giờ . Để đến một thời điểm nào đó những học sinh ngày ấy sẽ dựng xây một Viêt Nam đúng cốt cách Việt . Nó sẽ đem lại một cuộc sống đích thực và ta luôn cảm thấy hài lòng về nó . Lúc đó ta sẽ thấu thiểu được câu nói : “ Hãy sống như không có ngày mai ” (Huyền thoại Steve Jobs – Cựu CEO Apple) IV . Các giải pháp giải quyết tình huống: 1 . Nghiên cứu các hình thức tổ chức HĐNK.Vận dụng kiến thức liên môn để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh : a.Theo các đội thi: - Học sinh trong lớp thi với nhau. - Thành lập các đội thi ( có thể 2 hoặc 4 đội tùy theo nội dung và hình thúc của trò chơi ) - Các loại hình trò chơi : Tuyên truyền dưới nhiều hình thúc,… b.Theo cá nhân: - Trao đổi với nhau về các vấn để của mình thông qua đó có thể hiểu rõ hoàn cách của nhau để có cách ứng xử đúng đắn hơn . - Trao đổi cho nhau cách học , cách giao tiếp để cùng nhau tiến bộ . 2 . Nghiên cứu các loại hình tỏ chức HĐNK : a . Thình giảng , trao đổi về kỹ năng sống của học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội : - Hình thức trao đổi này là một cách rất hữu hiệu đối với học sinh : + Nó sẽ giúp nâng cao sự hiểu biết , kỹ năng trong cuộc sống đối với học sinh một cách đơn giản nhất . + Giúp bạn bè thầy cô giáo có thể hiểu biết lẫn nhau từ kinh nghiệm của bản thân . + Giúp học sinh có thể chia sẻ những vấn để cá nhân ( gia đình , bạn bè , …) để học sinh có biện pháp giải quyết và những xử lý tình huống đúng đắn và hiệu quả . * Yêu cầu : Cần phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng , những học sinh tham gia trả lời vấn đề được đưa ra phải thật thực tế , xác thực cộng với tinh thần làm việc và cách ững xử nhanh nhạy , khóe léo . b . Khám phá , tìm tòi và đánh thức tiềm năng trong mỗi con người : - Hình thức này có thể chuyển đổi thành nhiều hình thức tìm hiểu khác nhau : + Kỹ năng giao tiếp linh hoạt và ứng xử thông minh + Kiếm soát và điều khiển cảm xúc để chủ động trong mọi hoàn cảnh + Vượt qua những giới hạn của chính bản thân để phát huy tối đa khả năng tiềm ẩn trong mỗi con người + Kích hoạt tiềm năng trí tuệ và khơi gợi niềm đam mê, sức sáng tạo + Hoạch định tương lai và mục tiêu cá nhân + Lĩnh hội và áp dụng kỹ thuật ghi nhớ đỉnh cao, phương pháp sơ đồ tư duy "Mindmap" nhằm tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả học tập 3. Các hoạt động giáo dục khác : - Hình thức này sẽ là một hình thức rèn luyện có tính giáo dục cao và rất hữu ích khi học sinh được học thêm về những phương pháp học hiệu quả hơn . - Sẽ cung cấp cho học sinh những hành trang quan trọng nhất cho bước đường dài học tập của bản thân sau này . CÁC ỨNG DỤNG CỤ THÊ: Một số hình thức ... 1.Thình giảng , trau đổi về ký năng sống của học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội - Chủ đề : Tìm hiểu thêm về kỹ năng sống - Đối tượng : Học sinh. - Hình thức : +Thuyết trình về kỹ năng sống +Trao đổi , tìm hiểu thêm về kỹ năng sống bằng việc trò chuyện trức tiếp cá nhân hoặc tổ chức hoạt động ngoại khóa trên lớp về vấn đề này . 2.Khám phá , tìm tòi và đánh thức tiềm năng trong mỗi con người - Đối tượng : Học sinh. - Hình thức : + Tổ chức một số trò chơi thông qua đó có thể giúp học sih hiểu và có ý thức sông đúng đắn hơn : + Học sinh thảo luận nhóm đưa ra cái nhìn thiết thực hơn về cuộc sống : + Học sinh tự lên kịch bản và diễn một tiểu phẩm ngắn và ý nghĩa mà nó mang lại 3.Cúng nhau trò chuyện , học tập từ nhau về phương pháp học tập : - Chủ đề : Học hỏi cách học tập từ mọi người - Đối tượng : Học sinh. - Hình thức : Hoạt động nhóm theo : + Tập vẽ sơ đồ tư duy : + Cách nhớ kiến thức được nhanh và hiệu quả V . Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống : Khi con người lớn dần lên, các yêu cầu hoà nhập tăng cao do quan hệ xã hội được mở rộng đặc biệt trong giai đoạn con người đến trường với các mối quan hệ mở rộng nhanh chóng. Khi chúng ta đi trẻ, đến lớp, môi trường không còn ở trong bốn bức tường với mẹ , cha ông bà mà đã mở rộng ra tới con đường đến trường, trường lớp, công viên, với hàng xóm, người lạ, người quen, với cô giáo, bạn bè . Thêm vào đó, cũng là sự đa chiều của các nguồn thông tin thông qua các phương tiện thông tin đaị chúng, cũng như sự ảnh hưởng của tâm lý đám đông bạn bè cùng lứa trong đó có cả các kỹ năng song sai lệch vô hình chung đã tạo ra những hình mẫu không chuẩn mực cho con người, làm cho nhu cầu được định hướng đúng đắn về kỹ năng sống của cá nhân . Vì thế, có thể nói, kỹ năng sống cần phải được trang bị càng nhiều hơn và ở trình độ cao hơn khi con người ở các độ tuổi quan trọng như đi học mẫu giáo và đặc biệt là trước khi đến lớp 1. Tuy nhiên, do phần lớn cha mẹ thường chỉ quan tâm để dạy trẻ các kỹ năng sống mang tính giao tiếp - tức là các kỹ năng xã hội mang tính chuẩn mực về hành vi ( hành động và ngôn ngữ) như chào hỏi, xin phép… với phương pháp áp đặt ( tức là bảo trẻ làm theo) mà chưa thưc sự quan tâm đến thế giới nội tâm cũng như cảm xúc của trẻ nên thế giới nội tâm cũng như các vấn đề tâm lý/ cảm xúc lành mạnh vẫn là một kỹ năng bị bỏ ngỏ làm phát sinh các vấn đề ở trẻ như: thiếu tự tin khi tìm hiểu cái mới,, môi trường xung quanh, quá nhút nhát, sợ bị thua cuộc…. Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và độ tuổi, vấn đề kỹ năng sống được bộc lộ ở mỗi con người khác nhau là khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, khi bắt đầu đưa bước vào cuộc sống thậm chí là ngay bây giờ thì bạn nên bắt đầu việc giáo dục kỹ năng sống cho bản thân một cách có kế hoạch và chiến lược, nếu bạn muốn phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần . Chỉ vài năm trở lại đây, ở Việt nam mới xuất hiện khái niệm “ rèn luyện kỹ năng sống” nhưng trên thế giới đặc biệt là các nước có nền giáo dục phát triển, vấn đề kỹ năng sống đã đưụơc coi trọng và đề cao trong các chương trình giáo dục và đào tạo ở mọi trình độ và cấp bậc từ hàng chục năm nay. Như trên đã đề cập, kỹ năng sống thực chất là “ soft skills” của một cá nhân mà nhờ có nó một cá nhân có thể thâm nhập, hoà nhập và khẳng định vị trí của mình trong một tập thể, xa hơn là một cộng động, xã hội. Vì thế, như một lẽ tự nhiên, kỹ năng này cần phải đuợc phát triển và nâng cao song song với sự trưởng thành về thể chất của con người. Càng lớn lên, môi trường giao tiếp, hoạt động càng rộng hơn phức tạp hơn vì vậy kỹ năng sống càng phải được phát triênr và nâng cao lên. Thiếu đi kỹ năng sống, con người không thể tiếp cận với môi trường xung quanh, hoà nhạp cũng như khẳng định mình. Cho dù bạn có tố chất thông minh nhưng sự thông minh đó để làm gì? ai sẽ biết? nếu bạn không có một môi trường để thể hiện, có một cộng đồng xung quanh để bạn thể hiện mình? Vì thế, những tố chất tự thân chỉ là điều kiện cần - phần cứng – mà chưa thể đủ nếu thiếu phần mềm kia để giúp bạn khẳng định mình trong cuộc sống. Liên kết với những nghiên cứu gần đây về chỉ số thành công của con người, chúng ta thấy rõ rang, con người càng lớn lên, IQ không còn là vấn đề cơ bản đê quyết định sự thành đạt mà lại chính là SQ va EQ. Vậy cái gì quyết định SQ va EQ? Đó chính là kỹ năng sống, cách bạn hoà đồng với mọi người để hoà nhạp để được ủng hộ để được sự đồng cảm ( SQ), đó chính là trái tim của bản,t ính nhân văn trong con người bạn với những xúc cảm lành mạnh giúp sống lành mạnh làm chủ hoàn cảnh, bình tĩnh và tự tin (EQ) Phần 1: Các ứng dụng cụ thể: - Thình giảng , trau đổi về ký năng sống của học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội Giao lưu tìm hiểu về kỹ năng sống qua các câu chuyện . - Khám phá , tìm tòi và đánh thức tiềm năng trong mỗi con người : + Tổ chức trò chơi thông qua đó nói về ý nghĩa của kỹ năng sống . + Tập diễn kịch thảo luận nhóm về những gì kỹ năng sông mang lại . - Cúng nhau trò chuyện , học tập từ nhau về phương pháp học tập : + Tập vẽ sơ đồ tư duy : + Cách nhớ kiến thức được nhanh và hiệu quả . Phần 2: Thuyết minh chi tiết về các hình thức thi: Giao lưu trò chuyện về kỹ năng sống A . Trao đổi những câu chuyện và bài học đáng suy ngẫm : 1 . Chuyện vết mực và bài học đáng suy ngấm : Tờ giấy trắng là hình ảnh quen thuộc để ví cuộc sông tinh khiết cảu một con người . Và khi một lỗi lầm xảy ra , đò là vết mực bôi vào tời giấy trắng . Thế thì làm sao ta có thể xóa vết mực đó đi ?\ Thầy giáo cầm một tờ giấy A4 trên đó có một vết mực đen . Thầy giáo hỏi cả lớp - Các em nhìn thấy gì trên tở giấy ? Cả lớp cùng đồng thanh trả lời : - Là vết mực ạ . Thầy hỏi lại cả lớp vẫn câu trả lời vẫn là “ vết mực ” . Thầy lại hỏi một lần nữa , cả lớp vẫn trả lời là vết mực . Thầy trầm ngâm một lúc nhìn tất cả lớp một lần , những đôi mắt trong sang hồn nhiên của bọn trẻ cũng dõi theo thầy . Thầy bắt đầu nói : - Các em ạ ! Các em hãy coi tờ giấy này là cuộc đời mỗi con người . Vết mực kia là những khuyết điểm , những sai lầm mà ta đã mắc phải trong cuộc sống . Còn khoảng trắng còn lại là những ưu điểm , những thành công mà ta đã đạt được trong cuộc sống . Thầy suy nghĩ một lúc rồi nói tiếp : - Các em ạ ! Trong cuộc sống không ai là không mắc sai lầm . Điều quan trọng là chúng em sửa sai lầm đó như thế nào ? Các em đừng nhìn vào sai lầm ( đặc biệt là những sai lầm trong quá khứ ) của một ai đó mà đánh giá con người họ . Mà hãy nhìn vào ưu điểm của họ , tha thứ những lỗi lầm của họ … 2 . Sống tích cực – chỉ đơn giản là ngước nhìn lên cao : Khi không có giải pháp nào xuất hiện ngay trước mắt , thì con người rất dễ đưa ra kết luận một cách nhanh chóng đó là không còn một giải pháp nào nữa cả . Nhưng thực tế đã chứng minh , từ lần này sang lần khác giả thuyết này được đưa ra đề sai lầm … a . Chuyện về loài chim ó ; Nếu bạn đặt một con chim ó vào một chiếc lồng , với kích thước khoảng 2m x 2,5m và hoàn toàn không có móc , tức là phần trên được mở toang ; thì cho dù vẫn có khả năng bay lên , nhưng con chim này sẽ hoàn toàn trở thành một tù nhân . Lý do là một con chim ó luôn luôn bắt đàu bay từ mặt đất lên , với đoạn chạy đà là từ 3 – 4 m . Không có quãng đường để chạy , thì theo thói quen , chú chim chẳng buồn cố gắng bay lên , mà chấp nhận bị cầm tú suốt đời , trong một nhà giam nhỏ chẳng thề có mái . b . Câu chuyện về con dơi : Một con dơi bình thường luôn bay ra ngoài vào buổi tối . Nó là một sinh vật nhanh nhẹn , lanh lợi tới ấn tượng Tuy nhiên nó không thể cất cách tại một địa điểm bằng phẳng . Nếu nó được đặt trên sàn hoặc một mặt phẳng , thì tất cả những điều nó có thể làm là lê bước loanh quanh một cách vô vọng và tất nhiên là vô cùng đau đớn . Cho đến khi nó tìm được một độ cao nào đó , chỉ cần là một góc năng nhỏ thôi , để từ đó nó có thể tung mình vào không trung . Và ngay lập tức nó bay lên như một tia chớp . c . Câu chuyện về loại ong nghệ : Một con ong nghệ , nếu bị thả vào một cái cốc lớn không có nắp , cũng sẽ ở đó cho tới khi chết , trừ khi chúng ta lôi nó ra . Nó không bao giờ thấy đường thoát ở phía trên , mà cứ khăng khăng cố gắng tìm cách nào đó thoát ra qua các mặt bên hoặc qua đáy cốc , … Nó sẽ tìm con đường ở nơi mà không có con đường nào tồn tại , cho đến khi nó hoàn toàn tự hủy hoại bản thân . d . Câu chuyện về con người : Theo nhiều cách chúng ta không giống như loài chim ó , con dơi và con ong nghệ . Chúng ta vật lộn với tất cả các vấn đề rắc rối và tuyệt vọng của mình , mà khônng bao giờ nhận ra rằng rất có thể có một phương pháp khác hữu hiệu hơn , chỉ cần chúng ta hãy nhìn lên cao hơn , hãy nhìn vào sâu hơn hay nhìn thẳng về phía trước . Nhìn ngược lại có thể khiến bạn buồn bã . Nhìn quanh có thề khiến bạn lo lắng . Hãy nhìn lên cao và nhìn tới phía trước , đó là cách sống lạc quan . Và tinh thần tích cực , nhiều hy vọng chính sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp trong hầu hết các trường hợp Có một tác giả đã viết : “ Khi không có giải pháp nào xuất hiện ngay trước mắt thì con người rất dễ kết luận rằng không có một giải pháp nào cả . Nhưng thực tế đã chứng minh , từ lần này sang lần khác , rằng giả thuyết đó là sai lầm ” Chỉ cần bạn nhìn lên cao hơn , rộng hơn tình huống hiện tại , rất có thể bạn sẽ thấy một lối đi khác trước mắt mình . Sống đơn giản , yêu thật lòng , quan tâm sâu sắc , nói lời tới phía trước . Đó chính là câu trả lời cho mọi vấn đề .  Chúng em tổ chức những buổi giao lưu , tọa đàm trao đổi về kĩ năng sống . Bằng hình thức kể một vài câu chuyện và thông qua những câu chuyện đó rút ra bài học về kĩ năng sống . Ví dụ qua câu chuyện về loại chim ó hay câu chuyện về con dơi chúng em không những được cung cấp kiến thức môn sinh học hiểu được tập tính tính sinh sống của loài ó và dơi . Điều quan trọng nhất là chúng em học được nhiều bài học về kĩ năng sống là hãy luôn sống lạc quan , nhìn về phía trước . Hãy cố gắng và tích cực sẽ giúp ta tìm ra nbiều giải pháp trong mọi tình huống bằng những câu chuyện đậm chất văn chương và có ý nghĩa giáo dục cao . Dưới hình thức trao đổi giao lưu qua cách kể một số câu chuyện , chúng em đã đượccủng cố kiến thức các môn học như : Ngữ văn , GDCD , Sinh học . Và đặc biệt là những câu bài học được rút ra qua các câu chuyện thật thấm thía mà sâu sắc đi vào lòng người , có sức thuyết phục . B . Cuộc sống là một trò chơi tìm kiếm : Trên thế giới có 3 loại người : Người may mắn , người xui xẻo và người bình thường . Ai cũng muốn làm người may mắn , nhưng không phải ai cũng được như thế . Nhưnng nếu biết cách bạn sẽ là người may mắn . GS Richard Wiseman , ĐH Hertfordshire ( Anh ) đã làm một cuộc nghiên cứu cực kì cung phu trên 400 người từ 18 – 84 tuổi trong suất hơn 10 năm , để tìm về quy luật may mắn ở con người . Qua nghiêm cứu này ông đã rút ra khá nhiều điều lý thú và hữu ích cho tất cả mọi người muốn mình trở nên may mắn hơn . Trong một cuộ thí nghiệm , GS Wisemen đưa cho người may mắn và xui xẻo 2 tờ báo và hỏi họ : - Hãy tìm cho tôi có bao nhiêu tấm hình trong tờ báo này ? Người xui xẻo mất 2 phút trong khi người may mắn chỉ mất vài giây . Tại sao lại vậy ? Vì ngay trang 2 của tờ báo có một dòng chú thích : “ Đừng tìm nữa , tờ báo này có 43 tầm hình ” . Cuộc thí nghiệm được làm lại nhiều lần và người xui xẻo chẳng bao giờ nhìn thấy dòng chữ đó . Bài học rút ra là : Người xui xẻo đã bỏ lỡ cơ hội vì họ quá bận rộn , qua tập trung vào những gì đang làm . Trong khi đó , người may mắn luôn biết nhận ra những gì khác biệt hơn là những gì họ tìm kiếm . May mắn thường gõ cửa những người luôn sáng tạo và luôn biết làm mới bản thân mình , làm mới môi trường xung quanh mình . Nếu vì sự may mắn là trái táo và mội trường xung quanh bạn là một vườn táo . Hằng ngày , bạn chỉ cứ hái mãi ở một vườn , càng ngày bạn ccàng khó tìm thấy , vì táo ít đi từng ngày . Nhưng nếu bạn sang một vườn táo mới , xác suất hái được táo của bạn sẽ được tăng lên đột ngột . Dó mới thực sự là sự may mắn . Sở dĩ GS Wisemen chia ra làm hai loại người : may mắn và không may mắn vì chính họ đã nhận mình như vậy . Cùng môỵ sự việc người may mắn và xui xẻo có thể nhìn dưới 2 khía cạnh khác hẳn nhau . Cùng một đội tuyển tham gia Olymopic vậy , năm nay họ thi đấu chỉ đoạt huy chương đồng . Sang năm họ tập luyện chăm chỉ hơn và rồi đạt huy chương bạc . Nhưng bạn hãy đoán thử xem , lúc nào họ vui hơn ? Khi đoạt huy chương bạc , họ cảm thấy xui xẻo vì chỉ còn một chút nữa thôi là họ có thể đật đến điểm tốt nhất . còn khi đoạt huy chương đồng , họ lại thấy may mắn , vì nếu họ không cố gắng thì dù có một chút họ cúng không đoạt được gì cả . Các nhà nghiêm cứu gọi đây là hiện tượng suy nghĩ “ phản thực ” . Người may mắn là người biết biến sự xui xẻo thành cảm giác may mắn . Trong một thí nghiệm khác , GS Wisemen đặt ra trường hợp rằng : Một ngày bạn vào nhà băng , thế rồi bất chợt bọn cướp xuất hiện , chúng bắn bừa một viên đạn thế nào mà lại chúng vào vai bạn . Quan điểm của người xui xẻo là : “ Ôi trời , sao tôi xui xẻo đến thế . Đến nhà băng ngày nào không đến , lại đến đúng này có cướp viếng , đã thế lại còn bị bọn chúng bắn vào vai ”. Trong khi đó quan điểm của người may mắn là : “ Ôi may quá ! Đạn chỉ trúng vào vai mà không trúng vào đầu mình ”. Chính quan điểm ấy giúp họ có một cuộc sống tràn đầy tự tin và hy vọng . Họ luôn lạc quan cả khi khó khăn nhất . Luyện rèn để trở thành người may mắn : Có lẽ , may mắn và xui xẻo chỉ là một vài khái niện trìu tượng và do quan điểm của mỗi chúng ta . Vậy bài học rút ra ở đây thực sự cũng chẳng có gì cao siêu . Nếu bạn muốn là người may mắn , hãy tự xếp hạng mình là một người “ số đỏ ” . Hãy luôn suy nghĩ tích cực , rằng những may mắn đến với bạn là do bạn xứng đáng được hưởng , còn những xui xẻo chẳng qua là những thử thách giúp chúng ta cứng cỏi hơn là thôi . Hãy nhớ rằng : Khi một cánh của sập lại với bạn chắc chắn sẽ có 5 , 7 cánh cửa khác trải thảm đỏ đón bạn C . Những thứ ngộ nghĩnh bạn cần mang vào đời : Bước vào đời ai cung chuẩn bị cho mình một vào thứ hữu ích nhưng hành trang của mỗi người không ai giống ai , có người chỉ cần một ít vốn về vật chất , có người mang trên vai những kiến thức đã từng được học có người lại chẳng biết mình sẽ cần gì trên con đường đến với tương lai . Sau đây là một số vật tôi cho là hữu ích khi bước vào cuộc sống : + Một ít tăm : Vì cái tăm sẽ nhắc nhở bạn nhớ tìm và phát triển những đức tính tốt của mọi người , kể cả bản thân của bạn + Một sợi dây cao su : Vì dây cao su sẽ nhắc nhở bạn sống linh hoạt . Mọi chuyện trên đời không phải lúc nào cũng đi theo hướng bạn muốn , nhưng dù vậy hãy vẫn tiếp tục cố gắng giải quyết vấn đề . + Một miếng băng dán : Vì miếng băng dán sẽ nhắc nhở bạn gắn những vết thương lòng của bạn hoặc của ai đó .\ + Một cục tẩy : Vì cục tẩy sẽ nhắc nhở bạn rằng ai cũng có thể phạn sai lầm . Không sao , chúng ta học từ sao lầm . + Một cây kẹo gum : Vì chất dình của keo gum sẽ nhắc nhở bạn hãy luôn nhớ bám theo mục tiêu đã đề ra , đừng bỏ cuộc và bạn sẽ đạt được những gì mình mong muốn . + Một cây bút chì : Vì bút chì sec nhắc nhở bạn nhớ viết ra những điều tốt bạn làm trong ngày . + Và hãy luôn nhớ mang theo mình một túi trà : Vì tíu trà sẽ nhắc nhở bạn hằng ngày nên nghỉ ngơi , thư giãn và ôn lại những điề phúc lanh mà Thượng đế đã ban tặng . Tổ chức thi bình và vẽ tranh giáo dục ký năng sống - Hình thức : 2 đội thi - Nội dung : Mỗi đội sẽ vẽ một bức tranh giáo dục ký năng sống . Ví dụ : * Một bức tranh vẽ một cái cây nghiêng theo gió bão . - Lời bình : Đây là một hình vẽ sau một trận bão đi qua . Trên những cành cây xơ xác chỉ còn lại vài chiếc lá . Trong những cơn gió bão dữ dội , những chiếc lá ấy vẫn bám trụ không bị quật ngã . Và con người chúng ta trong cuộc sống đôi khi cúng gặp nhiều thử thách , đối mặt với biết bao khó khăn nhưng chúng ta phải cố gắng . có nghị lực , có ý chí thì chúng ta sẽ vượt qua tất cả .  Qua phần thi bình và vẽ tranh , chúng em được rèn luyện kí năng vẽ tranh của môn mĩ thuật và qua bức tranh đó kết hợp với phần thuyết minh của môn ngữ văn và những kiến thức môn GDCD chúng em đã được củng cố bài học về kĩ năng sống là : cần sống có nghị lực , kiên trì , có ý chí để bước đến thành công trong cuộc sống . Diễn tiểu phẩm Tiểu phẩm : Chiếc dồng hồ Buổi sáng như thường lệ , Nam lại tiếp tục công việc bán báo và vé số của mình . Từ lúc sinh ra chơtí giờ , Nam không thề biết bố mẹ mình là ai . Ngày qua ngày cứ trôi qua , Nam lang thang khắp nơi để kiếm sống , không người thân , khôg gia đình , không tình yêu thương . ( Trên nền nhạc bài hát “ Đứa bé ”) Nam ( trên tay cầm vé số và báo ) vừa đi vừa dao : - Báo đây ! Ai mua báo đây ! Nam bước vào một quán ăn , lại gần một anh thanh niên rồi cất lời mời : - Chú mua báo , mua vé số cho cháu đi chú ơi ! Anh thanh niên trừng mặt quát : - Xéo đi mày ! Báo cái gì ! Cút đi nhãi ranh , tao đâu có thì giờ mà đọc báo! Nam vội quay ra ngoài thì gặp bà chủ quán , bà chủ quán quát tháo giọng giận dữ : Mặt mũi để đi đâu . Bước đi , ra ngay ! Mới sáng sớm ra đã vào đâp ám rồi ! ra ngay cho người khác còn bán hàng . Nam : Cháu xin lỗi cháu không để ý . Nói rồi Nam đi ra, ngồi xuống một gốc cây trong công viên , nét mặt có vẻ buồn . Từ sáng Nam chưa bán được tờ báo nào và vé số vẫn còn nguyên , bụng đói cồn cào . Nhìn mấy đước trẻ được dắt đi chơi trong công viên , Nam khao khát một lần được như chúng , có mẹ , có cha để yêu thương . ( Nhạc nền bài hát “ Gặp mẹ trong mơ ”) Nam đứng lên tiếp tục đi bán báo . Bống Nam thấy một vật gì đó lấp lánh sau đám cỏ xanh . Nam cúi xuống và reo lên . A ! Một chếc đồng hồ ! Nam nhặt lên Seiko mạ vàng sáng bóng , chắc là ai đó đánh rơi . Nam thầm nghĩ : “ Chiếc đồng hồ này ít nhất cũng phải vài triệu đồng ” . Nam cất nó vào túi . Một người đàn ông trạc tuổi 40 đi qua , trên vai vác một cái giá vẽ ,chắc người đàn ông này là một họa sĩ , người đàn ông ấy cúi xuống thảm cỏ như đang tìm một vật nào đó . Nam lại gần hỏi : Chú ơi ! Chú tìm gì đấy ạ ! Nghe thấy Nam hỏi người đàn ông áy ngẩng đầu lên : Chú tìm một chiếc đồng hồ , một chiếc đồng hồ mạ vàng . Nam liền lấy trong túi ra chiếc đồng hồ mà mình vừa nhặt được , đưa cho người đàn ông : Có phải cái này không hả chú ? Người đàn ông mừng rỡ : Đúng rồi , đúng nó đây rồi . Cháu vừa nhặt được ! Cháu chả lại chú ( Nam đáp ) Người đàn ông liền rút trong ví 500.000đ đưa cho Nam : Đây là phần thưởng ành cho sự trung thực , chú thưởng cho cháu và cho chú cảm ơn . Nam đưa lại tờ tiền về tay người đàn ông : Cháu không nhận đâu . Người đàn ông hạ giá vẽ xuống và đưa cho Nam một bức tranh : Vậy , cháu có thích bức tranh này không ? Nam nhìn bức vẽ , một bức vẽ hoa hường dương thật là đẹp : Cháu thích lắm , nó thật tuyệt vời . Cháu cũng rất thích vẽ và ước mơ sau này trở thành một họa sĩ … ( Giọng Nam ngập ngừng ) Đây là bức vẽ hoa hướng dương , một loại hoa luôn hướng về phía mặt trời , sống là phải có hy vọng , ước mơ và khát vọng cháu ạ , đừng nản chí , nếu cố gắng thì cháu sẽ làm được . Người đàn ông nhìn Nam với cái nhìn khâm phục , họ trò chuyện với nhau một hồi lâu , thì ra ông là một họa sĩ nổi tiếng . Và sau đó nghe đâu người đàn ông đó đã giúp đỡ Nam vào học một lớp học tình thương và trực tiếp dạy Nam vẽ . Nam rất tham học hỏi và cũng trở thành một họa sĩ nổi tiếng và kiếm được rất nhiều tiền . Nam thường xuyên đến ủng hộ những lớp tình thương , giúp đỡ những trẻ em nghèo , lang thang cơ nhỡ .  Sống phải trung thực , có khát vọng , có niềm tin , có ý chí và nghị lực . Đó chính là bài học chúng em rút ra được qua kịch bản trên . Với sự vận dụng kiến thức môn ngữ văn . Chúng em đã tự viết và diễn tiểu phẩm ngắn trên . Trong đó có đề cập đến kiến thức môn Mĩ thuật qua bức tranh hướng dương . Ngoại ra còn kết hợp kiến thức môn âm nhạc khi đưa và tiểu phẩm bài hát “ Đứa bé ; Gặp mẹ trong mơ ”. Chúng em đã củng cố kiến thức môn GDCD qua bài học của đức tình trung thực . Khám phá , tìm tòi và đánh thức tiềm năng trong mỗi con người : A . Cách thức giúp bạn phá vỡ rào cản bản thân Những cách thức sau đây sẽ giúp bạn phá vỡ rào cản bản thân , tiến tới thành công : 1 . Dung hòa giữa gia đình và công việc 2 . Quý trọng thời gian 3 . Không thể thiếu những nguyên tắc và niếm vui 4 . Lòng đam mê , hành động và kiên trì 5 . Không nuỗi tiếc 6 . Không làm những việc quá khả năng 7 . Không biết thỏa mãn 8 . Dám nghĩ , dám làm B . Tổ chức trò chơi : Thông thường khi chơi các trò chơi , người chơi chỉ nghĩ đến một mục đích đó là vui và thư giãn . Nhưng khi tổ chức các trò chơi này ngoài mục đích đó ra chúng em còn rút ra cho mình những bài học về kỹ năng sống . Khi tổ chức các trò chơi , sau khi chơi xong người dẫn chương trình sẽ trao đổi với tất cả mọi người là rút ra được điều gì qua những trò chơi đó . Tổ chức các trò choi chúng em đã vận dụng kiến thức liên môn . Và bài học được rút ra qua trò chơi đó là bài học giáo dịc kí năng sống 1. Trò chơi: CƯỚP CỜ * Dụng cụ: + Một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ + Một vòng tròn + Vạch xuất phát củng là đích của 2 đội * Cách chơi: + Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạp xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5... các bạn phải nhớ số của mình. + Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ. + Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về + Một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số * Luật chơi: + Khi đang cằm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc + Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người, thắng cuộc + Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để chánh bị thua + Số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào không thua + Số nào bị thua rồi (“bị chết”) quản trò không gọi số đó chơi nữa + Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ + Người chơi tìm cách lừa đối phương để nhang cờ về, lựa chọn sân bải phù hợp để chánh nguy cơ, cờ ra khỏi vòng tròn, để cờ lại vòng tròn chỉ được cướp cờ trong vòng tròn + Khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau  Từ hai trò chơi trên đều nhằm huấn luyện cho học sinh cách ứng biến và thích nghi nhanh chóng trong mọi tình huống không những trong trò chơi mà con áp dụng trong cuộc sống một cách thiết thực . 2. Trò chơi: DUNG DĂNG DUNG DẺ * Cách chơi: + Địa điểm :trong nhà ngoài sân + Số lượng:từ 5-10 em chơi 1 nhớm + Hướng dẫn:quản trò vẽ sẳn các vòng tròn nhỏ trên đất,số lượng vòng tròn ích hơn số người chơi,chơi1. Khi chơi các bạn nắm áo tạo thành một hàng đi quanh các vùng tròn và cùng độc”dung dăng dung dè dắc trẽ đi chơi,đi đến cổng trời gặp cậu gặp mợ,cho cháu về quê, cho dê đi học,cho cóc ở nhà cho gà bới bếp,ngồi xệp xuống đây” khi đọc hết chử đây các bạn chơi nhanh chóng tìm một vòng tròn và ngồi xệp xuống.sẽ có một bạn không có vòng tròn để ngồi tiếp tục xoá vòng tròn và chơi như trên,lại sẽ có 1 bạn không có,trò chơi tiếp tục khi chỉ còn 2 người * Luật chơi + Trong 1 khoản thời gian bạn nào khống có vòng thì bị thua + Hai bạn ngồi cùng 1 vòng bạn nào ngồi xuóng dưới là thắng Với trò choi “ Dung Dăng Dung Dẻ ” , chúng em được rèn kiến thức môn thể dục , rèn luyện thân thể , với những câu đồng dao của thể loại văn học dân gian được hát lên những giai điệu vui tươi của môn âm nhạc . Những câu hát đồng dao vui nhộn cùng với trò chơi dân gian đã lôi quấn người chơi chung niền thích thú . Liên môn kiến thức : Ngữ văn , GDCD , Thể dục và Âm nhạc .  Các trò chơi trên đều là những trò chơi bổ ích dựa trên tinh thần đồng đội . Từ đó muốn nhắc nhở mọi người rằng hãy luôn có những người bạn những người đồng đội họ có thể giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống và đạt được cái đích của mình 3. Trò chơi: CHƠI CHUYỀN Trò chơi dành cho con gái. Số người chơi 2-5 người. Đồ chơi gồm có 10 que nhỏ và một quả tròn nặng (quả cà, quả bòng nhỏ...), ngày nay các em thường chơi bằng quả bóng tennis. Cầm quả ở tay phải tung lên không trung và nhặt từng que. Lặp lại cho đến khi quả rơi xuống đất là mất lượt. Chơi từ bàn 1 (lấy một que một lần tung) bàn 2 (lấy hai que một lần) cho đến 10, vừa nhặt quả chuyền vừa hát những câu thơ phù hợp với từng bàn. Một mốt, một mai, con trai, con hến,... Đôi tôi, đôi chị... Ba lá đa, ba lá đề v.v. Hết bàn mười thì chuyền bằng hai tay: chuyền một vòng, hai vòng hoặc ba vòng... và hát: “Đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột...” khoảng 10 lần là hết một bàn chuyền, đi liền mấy ván sau và tính điểm được thua theo ván. Khi người chơi không nhanh tay hay nhanh mắt để bắt được bóng và que cùng một lúc sẽ bị mất lượt, lượt chơi sẽ chuyển sang người bên cạnh. Chơi chuyền làm người ấm lên và rất vui. Thường trong suốt mùa hè hoặc mùa thu, các cô gái nhỏ chơi chuyền ở khắp mọi nơi, dưới bóng cây hay ở sân nhà...  Các trò chơi trên đề cần rất nhiều sự khéo léo và tinh tế trong mọi lúc . Từ đây muốn chuyền đạt cho học sinh hãy luôn là những con người tinh tế vì sự tinh tế và khéo léo là một trong những điều quyết đinh thành công của một con người . VI . Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống :  Tổ chức HĐNK vận dụng kiến thúc liên môn nhằm giáo dục nâng cao kĩ năng sống trong học đường là một hoạt động vô cùng thiết thực. Đến nay hoạt động này được tổ chúc thường xuyên tai trường THCS Kiêu Kỵ , không chỉ bó hẹp trong phạm vi một lớp mà đã nhân rộng ra toàn trường và đem lại hiệu quả rõ rệt . Thực tế chúng ta cũng có thể nhìn thấy cách rõ ràng về một bộ phận lớp trẻ bây giờ đang rất suy thoái về mặt kí năng sống . Những tai nạn và cái chết thương tâm của biết bao nhiêu con người khi có lục đục tình cảm , bị bạn bè chêu chọc mà dẫn tới thì đó chính là những biểu hiện dễ thấy về thiếu kĩ năng sống cả người bị hại lẫn người tham gia tạo nên điều đó . Hay các bạn bị căn bệnh của sao tung những video , clip bao lực hoặc có nội dung không lành mạnh mong trở nên nổi tiếng bằng những thú vui tai hại . Những điều đó nên được xã hội lên án và cách tốt nhất vè hiệu quả nhất đó chính là giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khi còn ngối trên ghế nhà trường để tránh được những điều tương tự nói trên . Đối với việc học tập : Thông qua hình thức tuyên truyền đầy tính giáo dục này học sinh sẽ được nâng cao ý thức về kĩ năng sống . Hiểu rõ được những gì kĩ năng sống đem lại cho cuộc sống và sẽ cảm thấy nó có ích như thế nào đối với cuộc sống của mỗi cá nhân , gia đình và xã hội . Chỉ đơn giản là Kĩ năng sống những thử hỏi xem có mấy người có thể có thể hiểu được nó và cũng kiểm tra lại nước ta có mấy con người thành công . Chính vì vậy kĩ năng sống chính là chìa khóa quyết định thành công của mỗi chúng ta như vậy giáo dục kĩ năng sống chính là giáo dục chỉ lối cho học sinh đi tới thành công của cuộc sống . Và nhờ đó củng cố kiến thức về các môn học : Ngữ văn , Thể dục , Mĩ thuật , Âm nhạc , Sinh học , GDCD , một cách đơn giản . Tham gia các HĐNK học sinh được vui chơi, thư dãn thông qua các hình thức trò chơi phong phú đa dạng. Chính vì vậy HĐNK đã tạo sự hướng thú học tập cho học sinh, tạo cho học sinh một môi trường học tập bổ ích và lí thú . Đối với mọi người : Việc tổ chức các HĐNK giáo dục năng cao ý thức kĩ năng sông đã góp phần không nhỏ đến việc giáo dục nhân cách học sinh, giúp cho thế hệ tương lai của đất nước được phát triển 1 cách toàn diện tri , đức , thể , mĩ. Điều đó sẽ làm cho xã hội ổn định, đát nước ngày càng đi lên. Mọi người được sống trong một xã hội văn minh, một môi trường lành mạnh .Mỗi con người sẽ tìm được điểm hay trong bản thân mình và hoàn thiện mình hơn , đem tới những giá trị cuộc sống dù chỉ là nhỏ nhất nhưng cũng đem lại một hệ quả to lớn . Tổ chức HĐNK này trong trường học không phải là không thể , hiện nay Trường THCS Kiêu Kỵ chúng em vẫn tiến hành hoạt động này định kì và đem lại ý nghĩa không nhỏ , được học sinh trong trường rất ủng hộ .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan