Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống (ngữ vam8) làm thế nào ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống (ngữ vam8) làm thế nào để xây dựng bữa cơm gia đình hợp lý, tránh lãng phí gây ô nhiễm môi trường

.PDF
25
1081
138

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN  BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC NĂM HỌC 2014 - 2015 Trường Trung học cơ sở Ái Mộ Địa chỉ: số 34 ngõ 298 đường Ngọc Lâm, quận Long Biên, thành phố Hà Nội Điện thoại: 0436501810 Email: C2 [email protected]. Tên tình huống:“ Làm thế nào để xây dựng bữa cơm gia đình hợp lý, tránh lãng phí gây ô nhiễm môi trường . Các môn học được hợp: Văn học, Sinh học, Hóa học, Toán học, Công nghệ, Giáo dục công dân. Thông tin về học sinh Họ và tên : Đỗ Mạnh Thắng Ngày sinh: 5 - 10 - 2001 Lớp : 8C I. TÊN TÌNH HUỐNG: Làm thế nào để xây dựngcủa các bữa cơm gia đình hợp lý, tránh lãng phí gây ô nhiễm môi trường? Vận dụng kiến thức các môn học để nâng cao chất lượng và ý nghĩa tích cực của bữa ăn hàng ngày trong gia đình tránh tình trạng ăn quà ăn quà vặt của các bạn học sinh và lãng phí thực phẩm gây ô nhiễm môi trường.. Vận dụng kiến thức liên môn để các bạn học sinh cùng nắm được: * Về kiến thức: - Hiểu biết sâu sắc ý nghĩa của bữa cơm hàng ngày trong gia đình và biết cùng ông bà, bố mẹ biết tổ chức các bữa cơm của gia đình mình. - Hiểu biết tác hại của việc ăn quà ở vỉa hè, đường phố không hợp vệ sinh. - Một số qui định của pháp luật về an toàn thực phẩm. - Cách phòng chống khắc phục thực trạng ăn uống không hợp vệ sinh. * Về thái độ: - Đồng tình với chủ trương của Nhà nước và những qui định của pháp luật. - Xa lánh và tuyên truyền tác hại của hiện tượng bán hàng ăn rong không hợp vệ sinh. - Tham gia ủng hộ những hoạt động chống buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch và không có hạn sử dụng. - Phê phán những trường hợp ăn uống không hợp vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường. - Xây dựng thói quen ăn uống khoa học, phù hợp với truyền thống của gia đình người Việt Nam. * Về kĩ năng: - Rèn luyện, tự kiểm soát hành vi của mình để không ăn uống mất vệ sinh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. - Biết giúp đỡ mọi người lựa chọn thực phẩm an toàn, xây dựng thực đơn hợp lý và thực hiện các truyền thống văn hóa ẩm thực của người Việt. 1 II. MỤC TIÊU CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG. - Nêu được nguyên nhân sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng, thực phẩm ở các lứa tuổi khác nhau. - Phân biệt và đánh giá được giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm khác nhau. - Nắm vững các bước thành lập khẩu phần ăn. Biết đánh giá mức đáp ứng nhu cầu của một khẩu phần ăn. Biết tự cách xây dựng khẩu phần ăn hợp lí cho bản thân và cho các thành viên khác trong gia đình. - Rèn luyện, củng cố kĩ năng phân tích, kĩ năng tính toán. - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết được các tình huống thực tế trong đời sống. - Giáo dục, uốn nắn ý thức tiết kiệm, tránh lãng phí và bảo vệ sức khỏe, chống suy dinh dưỡng, bệnh béo phì và gây ô nhiễm môi trường. III. TỔNG QUAN VỀ CÁCH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Để có thể giải quyết tình huống một cách hiệu quả ta cần áp dụng những kiến thức liên môn sau: * Về sinh học: - Cấu tạo cơ thể người, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các giai đoạn phát triển của cơ thể người.. và những bệnh do ăn uống không hợp vệ sinh gây nên liên quan đến những cơ quan này.(Sinh học 8). - Ô nhiễm môi trường( Sinh học 9). * Về văn học: - Đọc hiểu tác phẩm : Một thứ quà của lúa non: Cốm( Văn học 7), Chân , tai,mắt, miệng( Ngữ văn 6). - Thành thạo cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề (Ngữ văn 9), văn thuyết minh ( Ngữ văn 8). * Về hoá học: 2 - Những chất bảo quản thực phẩm, dư lượng thuốc trừ sâu trong thức ăn mất không sạch, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như cách tác dụng phụ của chúng lên cơ thể người. (Hoá học 8) * Về giáo dục công dân: - Tăng sự hiểu biết của mọi người trong việc tự bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường chống ô nhiễm. - Những phẩm chất đạo đức của người học sinh. - Có ý thức xây dựng gia đình, chấp hành đúng 5 điều Bác Hồ dạy. - Quy định xử phạt về việc buôn bán các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. * Về công nghệ: - Biết làm chế biến một số món ăn( Công nghệ 6). * Về thanh lịch văn minh: - Biết được cách ăn uống của người Hà Nội( lớp 6). IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: - Viết bài phân tích về ý nghĩa của bữa cơm gia đình và các món ăn mất vệ sinh cũng như tác hại của nó đối với tuổi học trò. - Sưu tầm tranh ảnh có nội dung liên quan đến tình huống. - Nắm được các biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình. - Đọc, tra cứu, tìm hiểu về các vấn đề liên quan trên sách, báo, mạng… - Chuẩn bị máy tính và dùng kiến thức toán học tính toán, phân tích lượng thức ăn và đánh giá xem khẩu phần ăn đó có đáp ứng bao nhiêu phần trăm nhu cầu về lượng và chất để điều chỉnh cho hợp lý trình thực hiện: * Tóm tắt các bước tiến hành: Xác định các ý chính  Tìm hiểu văn hóa ẩm thực ở địa phương  Trao đổi với bạn bè và thầy cô  Viết bài. * Tư liệu sử dụng: Sách giáo khoa ngữ văn, sinh học, hoá học, giáo dục công dân, công nghệ từ lớp 6 đến lớp 9. * Ứng dụng CNTT: Phần mềm tìm kiếm google, báo mạng, ... Xác đinh các ý chính: 3 1 - Thực tế ở địa phương. 2 - Bữa cơm gia đình có ý nghĩa gì? 3 - Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng bữa cơm gia đình. 4- Tác hại việc ăn uống không hợp lý và mất vệ sinh tuổi học đường. 5 - Các cách xây dựng bữa ăn gia đình hợp lý. 6 - Những việc cần làm để gia tăng hiểu biết cho mọi người về hậu quả ô nhiễm môi trường do lãng phí thực phẩm. 1: Tìm hiểu ở địa phương Em đã đến phỏng vấn một em học sinh lớp 6 ở một trường THCS nằm trên địa bàn phường Gia Thụy về các bữa cơm trong ngày của gia đình em được tổ chức như thế nào? Và em và các bạn trong lớp thường được bố mẹ chăm sóc như thế nào? Em hào hứng kể ngay câu chuyện của lớp mình vừa xảy ra trong giờ sinh hoạt của lớp, em nói: Trong buổi sinh hoạt hôm đó, cô giáo chủ nhiệm lớp có nói: hôm nay chúng ta sinh hoạt về chủ đề hạnh phúc. Cô hỏi: trong lớp ta có bao nhiêu bạn thường xuyên ăn cơm trưa và tối có đầy đủ bố mẹ và anh, chị em? Lúc đó cả lớp em có 5 bạn giơ tay, mà lớp em có tất cả 45 bạn. Cô giáo bèn cho cả lớp 4 lựa chọn xem các em hiểu thế nào về hạnh phúc? A, Giàu có. B, Con cái học giỏi. C, Mọi người trong gia đình vui vẻ, hòa thuận. D, Bố mẹ làm chức to. Sau đó cô yêu cầu các bạn ghi vào phiếu để cô thu lại và thống kê thì có rất nhiều bạn chọn các phương án A, B, D mà rất ít bạn chon C. Em đã rất ngạc nhiên và cám ơn bạn học sinh đã kể cho mình nghe câu chuyện trong lớp học của em. Trên đường trở về nhà bằng chiếc xe đạp mà thỉnh thoảng em mói được bố mẹ cho ra ngoài chơi, mà lòng em có một suy nghĩ rất khó diễn đạt. Bởi vì em sinh ra trong một gia đình viên chức, hàng ngày được bố mẹ sáng, chiều đưa đón đi học ngày hai buổi và ăn cơm với bố mẹ mà không biết rằng ở thành phố này không phải gia đình nào cũng vậy và không phải tất cả các bạn học sinh đều được bố mẹ chăm sóc như em. Em đem câu chuyện của bạn 4 học sinh trên kể lại với bố mẹ thì được bố mẹ tâm sự rất nhiều. Đó là một thực tế của xã hội đang phát triển đặc biệt ở các đô thị mọi người đều rất bận rộn và nhiều bạn học sinh không có bữa cơm gia đình vào ngày thường. Sáng ra bố mẹ cho ăn sáng vội vã đâu đó ở ngoài đường hoặc căng tin nhà trường, buổi trưa ăn cơm ăn cơm ở trường, buổi chiều ăn tạm thứ gì đó rồi tiếp tục đến các trung tâm luyện thi các môn văn hóa hoặc năng khiếu. Nhiều gia đình bố mẹ bận rộn trong bộn bề lo toan của cuộc sống mà sao nhãng những khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng vô cùng hạnh phúc như khoảng thời gian đưa đón con đi học, một bữa cơm đầy đủ các thành viên trong gia đình cùng chuẩn bị, một câu chuyện kể cho con nghe hoặc một điều tâm sự với con trước khi đi ngủ……. Em ý thức rằng bữa cơm gia đình là lúc mọi người chia sẻ cho nhau những câu chuyện xảy ra trong ngày chứ không phải chỉ là mọi người ngồi ăn chung với nhau. Và câu chuyện của bạn học sinh ở trên đã phần nào phản ánh sự mong muốn của người lớn ở chúng em, đó là mong muốn sai lệch trong giáo dục. 2- Bữa cơm gia đình có ý nghĩa gì? a. Khái niệm Bữa cơm gia đình là sinh hoạt vào một thời điểm nhất định trong ngày mà mọi thành viên cùng ngồi ăn với nhau ở một khoảng không gian nào đó theo lệ thường. Gia đình cổ truyền của người Việt thường tập trung nhiều thế hệ: tam đại đồng đường (ba thế hệ), tứ đại đồng đường (bốn thế hệ)… tạo nên sự gắn kết khăng khít giữa các thành viên trong một không gian sinh hoạt chung. Bữa cơm gia đỡnh, đặc biệt là bữa cơm gia đỡnh truyền thống đó phản ánh một cách rừ nột nhiều mặt đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của người Việt Nam. Trong bữa cơm, các thành viên trong gia đình sẽ có dịp thể hiện tình cảm keo sơn gắn bó: “Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan, vợ húp gật gù khen ngon”… 5 Bữa cơm gia đình. Ảnh : Nguồn Internet b. Bữa cơm gia đình trong trục giá trị văn hóa Để đánh giá được tầm quan trọng của bữa cơm gia đình trong văn hóa Việt Nam, chúng ta sẽ đặt bữa cơm gia đình trong trục giá trị văn hóa không gian, thời gian, chủ thể, để từ đó đó làm rõ giá trị văn hóa của bữa cơm trong tâm thức người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Nhận diện được bữa cơm gia đình trong trục khụng gian khi so sánh giữa bữa cơm người Việt Nam với bữa cơm người phương Đông, người phương Tây; trong trục thời gian khi so sánh bữa cơm nông thôn và bữa cơm đô thị; trong trục chủ thể khi so sánh quan niệm giữa người già và người trẻ về tầm quan trọng bữa cơm gia đình. * Về không gian văn hóa.: Việc duy trì bữa cơm gia đình truyền thống rất quan trọng trong việc giữ gìn gia đình truyền thống, thể hiện bản sắc văn hóa riêng của từng nước. Chúng ta có thể làm một so sánh nhỏ giữa bữa ăn người Việt Nam và bữa ăn các nước phương Đông: Người Việt Nam nông nghiệp với tính thiết thực cho rằng ăn uống hết sức quan trọng, do đó bữa ăn cũng mang tính quan trọng như thế. Các nước phương Đông coi trọng tính cộng đồng nên trong bữa ăn cũng thể hiện rõ 6 nét tính cộng đồng, cả nhà quây quần sum họp. Ở các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, tuy quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và mạnh nhưng nhiều giá trị văn hóa truyền thống vẫn được giữ gìn, trong đó có bữa cơm gia đình. Trong xã hội Mỹ, thức ăn thừa mứa, vật chất đầy đủ nhưng trái lại thời giờ quá hạn chế, căng thẳng. Quá trình công nghiệp hoá đó ở mức cao nên thời gian dành cho bữa ăn không nhiều. Các thành viên trong gia đình ở các nước phương Tây ít có thời gian dành cho nhau vào ban ngày, phải đến bữa cơm tối mọi người mới có dịp quây quần sum họp, và cách thức ăn, tổ chức bữa ăn cũng khác ta. Giá trị văn hóa của bữa cơm gia đình trong từng quốc gia đó khác, trong mỗi vựng miền cũn phong phú và đa dạng hơn, bữa cơm miền Bắc, bữa cơm miền Trung, bữa cơm miền Nam với cách ăn, cơ cấu ăn khác nhau... nhưng chung hết vẫn là cảnh đầm ấm, quây quần bên mâm cơm. Cho dù trên mâm cơm là đầy đủ thịt cá hay đơn giản chỉ là một dĩa rau muống thì tất cả đều chỉ nói lên một điều: đó chính là khung cảnh đầm ấm của gia đình, bất kể giàu hay ngheo, bất kể ở vựng nào, miền nào. Ở miền qu, trước mỗi bữa ăn, cả gia đình cùng dọn cơm ra trước sân, vừa ăn và trũ chuyện, vừa hứng gió mát từ ngoài thổi vào, tiếng cười của tất cả thành viên trong gia đình đó mang lại cho cả nhà một bữa cơm ngon về tinh thần. *Về chủ thể văn hóa, ngày xưa có những gia đình đông con, cả đại gia đình sống chung với nhau, ông bà, cha mẹ, con cái… đến bữa cơm hết sức đông vui. Những gia đình nhỏ (2-3 thành viên) rất dễ mất đi giá trị bữa cơm gia đình. Mang xu hướng gia đình hiện đại, đa số các thành viên đều bận rộn học hành, công việc. Khi có con cái thỡ sẽ có xu hướng bảo vệ bữa cơm gia đình hơn, nhất là với người phụ nữ. Còn đối với những gia đình lớn (gia đình truyền thống, bà cha mẹ con cỏi sống chung), người già (ông bà, cha mẹ) vẫn ở địa vị quan trọng, tiếng nói có trọng lượng, nên có thể hướng con cái về truyền thống với việc cả nhà quây quần bên mâm cơm. Từ đây, ta xét thêm về hai loại chủ thể quan trọng, đó là người già và người trẻ để làm sáng rõ vấn đề hơn. Đối với người già, việc duy trỡ bữa ăn gia đình là một việc hết sức quan trọng để đảm bảo hạnh phúc gia đình. Những người già trước đây sống ở môi 7 trường nông thôn, công cuộc đô thị hóa chưa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay nên quan niệm của họ khác người trẻ. Họ coi việc duy trì bữa ăn là việc hết sức bình thường, đến bữa ăn phải có mặt đông đủ cả nhà nhà chuyện bình thường. Còn đối với người trẻ, có khá nhiều người cho rằng nên tìm cách thích nghi với đời sống công nghiệp hóa tất bật ngày nay bằng cách dung hòa cả quan niệm truyền thống lẫn hiện đại về bữa cơm gia đình. Họ tìm giải pháp là mỗi tuần chỉ nên nấu ăn tại nhà một lần. Theo họ, sự đa dạng cần được quan tâm, bởi nếu các gia đình hiện đại giờ đây có nhiều mô hình làm việc, học hành, giờ giấc khác nhau, tình huống khác nhau thì khó có một kiểu có một bữa cơm chung để phỏng theo. Mọi người có thể ăn chung trong một nhà, hay ăn chung ở nơi nghỉ dưỡng cuối tuần… Vấn đề là các thành viên trong gia đình phải quan tâm, yêu thương lẫn nhau. Gia đình sum họp 8 Nguồn: Internet Bảng so sánh quan niệm người già và người trẻ về bữa cơm gia đình trong quá trình đô thị hóa Tiêu chí Quan niệm người Quan niệm người trẻ già Thời gian Mỗi ngày ba bữa, có Mỗi tuần vài ba lần, có thể một lần vào thể một bữa tối nếu ngày cuối tuần nếu quá bận, thời gian có quá bận, thời gian cố thể xê dịch. định. Thành viên Đầy đủ thành viên Có thể thiếu thành viên. Ý nghĩa Gắn kết thành viên, Giữ gìn hạnh phúc cho gia đình nhưng tài nội trợ đảm đang, khá tốn thời gian. giữ gìn hạnh phúc Người nấu ăn Chủ yếu là phụ nữ Tầm quan trọng Rất quan trọng Cả hai vợ chồng thay nhau nấu nếu rảnh. Quan trọng, nhưng có thể đi ăn ngoài thường xuyên nếu bận việc. Giải pháp Tìm cách giữ gìn, Giữ gìn nhưng có sự thay đổi đi. phát huy 3. Nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng bữa cơm gia đình: Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới bữa cơm gia đình Đô thị hóa ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống, đây là một quá trình tự nhiên và theo quy luật, nó có lợi nhiều hơn có hại. Nhưng, mọi vấn đề luôn có hai mặt của nó, tích cực và tiêu cực, và ở đây ta sẽ xét mặt tiêu cực của quá trình đô thị hóa tới bữa cơm gia đình. * Ảnh hưởng đô thị hóa tới môi trường tự nhiên: Không gian tự nhiên dần dần bị thu hẹp, thay vào đó là nhà cửa san sát, không còn khoảng không gian dành cho mảnh vườn, ao cá của gia đình. Chính vì mất khoảng không gian đó mà người dân đô thị phải lệ thuộc hoàn toàn vào giá cả hàng hóa. Nhà ở đô thị chỉ để ở mà không thể nuôi trồng được gì, họ không có cách nào khác là sáng sáng phải đi chợ. Do đó, cũng dễ dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu, giá cả 9 biến động thất thường, rau không sạch, thịt cá bị bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh của bữa ăn. * Ảnh hưởng tới môi trường xã hội: Xã hội đô thị hóa là xã hội cạnh tranh khốc liệt, trên tất cả các lĩnh vực. Để tồn tại được trong một xã hội bon chen như thế, đòi hỏi con người phải tìm mọi cách thích nghi với nó, bằng cách làm việc quên thời gian và tìm cách học tập nâng cao trình độ mỗi khi có thể. Một môi trường mà các giá trị truyền thống tạm thời nhường chỗ cho sự phát triển và hiện đại hóa trên mọi phương diện. Con người ngày càng bận rộn, không còn thời gian vun đắp cho tình cảm gia đình, huống chi là một bữa cơm gia đình nhỏ. Quỹ thời gian dành cho gia đình ngày càng khan hiếm. Nếu bắt người ta đứng trước sự lựa chọn giữa thời gian đi ăn ngoài và học thêm, với việc nấu cơm phục vụ gia đình, quõy quần bên nhau thì có lẽ cán cân đó cũng khá lệch, nhiều người sẽ chọn nâng cao trinh độ của mình, thành công trong công việc trước, rồi mới lo vun đắp gia đình, nhưng như thế có khi là quá muộn. * Quá trì đô thị hóa cũng có ảnh hưởng nhiều đến nhận thức của người dân: hình thành ba quan niệm chính về việc giữ hay không bữa ăn gia đình truyền thống: giữ gìn bữa cơm gia đình, phương Tây hóa bữa cơm gia đình và cải biến bữa cơm gia đình. *Quan niệm giữ gìn bữa cơm gia đình: Những năm gần đây, do có nhiều biến động trong đời sống ở thành thị cũng như nông thôn bởi những thay đổi quá nhanh về kinh tế và xã hội, nên quan niệm truyền thống về bữa cơm gia đình của người Việt đó có nhiều biến đổi. Nhiều gia đình đó tan vỡ cũng bởi chỉ đơn giản từ việc không coi trọng bữa cơm gia đình truyền thống. Bữa cơm gia đình truyền thống cần gìn, xóa bỏ hay cải biến là điều cần phải suy tính; nhưng ở đây, chúng ta đều thấy rõ: một khi giá trị truyền thống bị biến đổi do nguyên nhân chủ quan hay khách quan, nó sẽ dẫn đến những biến động làm lung lay nhiều giá trị đích thực đó được hình thành, tồn tại từ ngàn xưa[3]. cho công việc và dành rất ít quỹ thời gian cho cuộc sống gia đình thì công việc và bộn bề lo toan vẫn cứ níu lấy họ theo một quy luật không thể cưỡng lại. 10 4. Tác hại việc ăn uống không hợp lý và mất vệ sinh học đường gây ô nhiễm môi trường. + Ăn ít rau quả : theo Viện Dinh Dưỡng, chế độ ăn uống của người Việt Nam chủ yếu trong những năm gần đây là ăn nhiều thịt, chất béo động vật, ít rau, củ, quả, ăn thực phẩm chế biến sẵn. Rau quả là nguồn cung cấp chất xơ, sinh tố, khoáng chất và cả chất chống oxi hóa quan trọng cần cho nhu cầu chuyển hóa cho hệ miễn dịch, có tác dụng giải độc, bảo vệ thành mạch máu và làm chậm quá trình lão hóa. Do đó, điều quan trọng trong thay đổi cơ cấu bữa ăn là nên đưa nhiều rau vào. + Ăn nhiều thực phẩm tinh lọc thay vì thực phẩm thô: Chất đường bột cung cấp năng lượng chủ yếu trong các gia đình hiện nay là gạo, bún, mì, phở, hủ tiếu. Qua quá trình chế biến hoặc xay xát, những thức ăn này đã tước bỏ hết phần màng ngoài của các ngũ cốc, bộ phận chứa nhiều vi chất dinh dưỡng nhất của hạt như Vitamin nhóm B. Ngũ cốc thô là những loại hạt còn nguyên lớp vỏ lụa bên ngoài. Lượng chất chống oxi hóa của ngũ cốc thô nhiều và hiệu quả hơn trong rau nhiều. Ví dụ cùng một lượng táo và ngô thì chất chống oxi hóa trong ngô gấp đôi táo. Chất xơ trong hạt đặc biệt hiệu quả trong việc tiêu mỡ và cải thiện tim mạch hơn so với chất xơ trong rau quả. + Ăn quá nhiều chất béo: Chất béo là thành phần cấu tạo màng tế bào, tế bào thần kinh và là chất trung gian để một số sinh tố như A,D,K,E được hấp thụ qua màng ruột. Chất béo cũng là những món ăn mềm nên luôn được chiếu cố nhiều nhất, sớm nhất trong bữa ăn. Tuy nhiên, ăn nhiều chất béo dễ gây béo phì ,tim mạch,cao huyết áp, tiểu đường.Chất béo tốt nhất là chất béo trong cá hoặc các loại hạt hướng dương, hạt dẻ, vừng. + Ăn nhiều trứng, thịt hơn là các loại cá, hải sản: Nghiên cứu trên những người Việt Nam đã cho thấy, lượng tiêu thụ thịt trung bình ở những người trưởng thành tăng nhanh từ 24,4g/người/ngày lên tới 62g/người/ngày và ở thành thị thì con số này tăng vọt : 180g/người/ngày, trong khi đó lượng cá và hải sản chỉ khoảng 50g/người/ngày. Cá và hải sản là nguồn đạm dễ tiêu hóa và có nhiều chất béo omega 3 hữu ích cho hoạt động tim mạch, thần kinh và mắt.Vì vậy, các 11 chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên giảm lượng thịt, ăn cá, chuyển từ ưu ái đạm động vật sang đạm thực vật. Việc lạm dụng các snacks có nhiều chất béo, muối hoặc nước ngọt đóng chai được cho là bổ dưỡng là những yếu tố gia tăng béo phì và làm giảm sức đề kháng. Dừng việc lãng phí thực phẩm với các tiêu chuẩn ISO trong ngày Môi trường Thế giới. Mỗi năm, con người bỏ phí tới 1,3 triệu tấn thức ăn. Con số này tương đương với toàn bộ lượng thực phẩm được sản xuất ở khu vực cận Sahara - Châu Phi. “Nghĩ. Ăn. Tiết kiệm.", chủ đề của Ngày Môi trường Thế giới (5/6) nhằm chống lãng phí và thất thoát lương thực, khuyến khích tất cả mọi người thu nhỏ "dấu chân sinh thái" của mình. Các tiêu chuẩn ISO cũng có thể giúp chúng ta đạt được mục tiêu này. Hoạt động sản xuất thực phẩm trên toàn thế giới sử dụng tới 25% tổng diện tích đất cư trú và 70% tổng lượng nước tiêu thụ, góp 80% vào hoạt động phá rừng và 30% tổng lượng phát thải khí nhà kính. Do vậy, chúng ta cần phải đảm bảo hoạt động sản xuất này có hiệu suất cao nhất có thể. Việc áp dụng các tiêu chuẩn ISO giúp tăng hiệu suất và giảm những lãng phí không cần thiết bằng các làm hài hòa những yêu cầu và tối ưu hóa các quá trình sản xuất. Ngày Môi trường Thế giới được tổ chức bởi Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO). Đây là một dịp để nâng cao nhận thức về tác động môi trường của cách lựa chọn thực phẩm của mỗi người và giúp mỗi người đưa ra được những lựa chọn thích hợp khi đã biết được những thông tin cần biết. “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm” Chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm nay là “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm” (Think.Eat.Save). Mục tiêu của chiến dịch nhằm chống lãng phí thực phẩm, khuyến khích giảm thiểu tác động môi trường từ việc sử dụng thực phẩm (reduce foodprint). 12 Theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO), mỗi năm thế giới lãng phí 1,3 tỷ tấn lương thực. Sự lãng phí này tương đương với toàn bộ lượng lương thực được sản xuất ở khu vực cận Sahara - Châu Phi. Cũng theo FAO, trên toàn cầu cứ 7 người thì có 1 người bị đói và hơn 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết đói mỗi ngày. Từ sự mất cân bằng quá lớn trong lối sống và những ảnh hưởng nghiêm trọng của lãng phí lương thực tới môi trường, chủ đề năm nay “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm” khuyến khích các cá nhân có ý thức hơn về các tác động tới môi trường từ việc lựa chọn thực phẩm, từ đó giúp bạn đưa ra được những quyết định sáng suốt. Trong khi cả hành tinh đang phải đấu tranh để có thể cung cấp đủ lương thực cho 7 tỷ người (dự kiến sẽ tăng đến 9 tỷ người vào năm 2050), FAO ước tính rằng, một phần ba sản lượng lương thực trên toàn cầu đang bị lãng phí hoặc thất thoát. Lãng phí lương thực cũng chính là lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng thời cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Chủ đề năm nay nhắc nhở các cá nhân hành động từ chính gia đình mình và sau đó huy động sức mạnh của tập thể để giảm lãng phí lương thực, tiết kiệm tài chính, hạn chế tối đa các tác động đến môi trường từ việc sản xuất và tiêu thụ lương thực và tiến tới hình thành quy trình sản xuất và tiêu dùng hiệu quả hơn. Lãng phí thực phẩm với việc tất cả các nguồn tài nguyên và các yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất cũng bị tiêu hao. Ví dụ, tốn khoảng 1.000 lít nước để sản xuất 1 lít sữa và khoảng 16.000 lít nước sử dụng trong quá trình nuôi bò để có thể làm một chiếc bánh hamburger. Các khí nhà kính phát sinh từ hoạt động chăn nuôi bò và trong suốt quy trình cung ứng thực phẩm là không đáng kể gì khi chúng ta phung phí thực phẩm. Trên thực tế việc sản xuất lương thực trên toàn cầu chiếm 25% diện tích đất lưu trú, tiêu tốn khoảng 70% lượng nước ngọt, góp 80% vào nạn chặt phá rừng và 30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Đó là nguyên nhân lớn nhất của sự mất đa dạng sinh học và thay đổi loại hình sử dụng đất.. 13 Như vậy, để có thể đưa ra một quyết định sáng suốt, bạn nên chọn các loại thực phẩm ít ảnh hưởng đến môi trường hơn, ví dụ như các loại thực phẩm hữu cơ không sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất. Chọn mua những sản phẩm ngay tại địa phương, hạn chế sử dụng thực phẩm phải di chuyển giữa các vùng địa lý, đồng nghĩa với giảm thiểu quá trình phát sinh khí thảy. Vì vậy, chúng ta hãy nghĩ trước khi ăn để bảo vệ môi trường! (Nguồn: Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, 2013) 5. Các cách xây dựng bữa ăn gia đình hợp lý. - Vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau như Sinh học, Toán học,Công nghệ, Giáo dục công dân để nâng cao chất lượng bữa ăn gia đỡnh nhằm ngăn chặn sự gia tăng những căn bệnh của thời đại công nghiệp nhất là những bệnh về chuyển hóa như béo phỡ, tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch và hạn chế được tình trạng gia tăng các tệ nạn xã hội hiện nay. - Thức ăn không chỉ đem lại nguồn dinh dưỡng quý giỏ cho sức khỏe nhưng ngược lại thức ăn không đảm bảo vệ sinh, khẩu phần ăn không hợp lí thiếu hụt vitamin và muối khoỏng là nguyờn nhõn của nhiều bệnh tật. Vỡ vậy, mục tiờu giải quyết tình huống này là đưa ra biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn hằng ngày giúp bữa ăn ngon hơn, hấp dẫn hơn, vệ sinh, an toàn; giữa các thành viên có sự gắn kết với nhau để gia đỡnh thực sự là cái nôi nuôi dưỡng mỗi người và tâm hồn họ. 1.Kiến thức Sinh học A, .Các biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn -Xay dựng kinh tế gia đỡnh phỏt triển để đáp ứng nhu cầu ăn uống của gia đỡnh. -Làm cho bữa ăn hấp dẫn, ngon miệng bằng cách: + Chế biến hợp khẩu vị. + Bàn ăn và bát đũa sạch. + Trinh bày muốnn ăn đẹp, hấp dẫn. + Tinh thần sảng khoái, vui vẻ. B, Thực hành: phân tích khẩu phần ăn cho trước. 2. Môn Toán học 14 Sử dụng kĩ năng tính toán và đánh giá xem khẩu phẩn của các thành viên trong gia đỡnh ăn uống hằng ngày như vậy đó đáp ứng được bao nhiêu phần trăm so với nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam để từ đó điều chỉnh cho hợp lí. Ví dụ: Trong khẩu phần ăn của một người có 500g gạo tẻ ta có thể tính được: -Năng lương cung cấp được: (500 x 344) : 100 = 1720 kcal -Lượng lipit : (500 x 1) : 100 = 5g -Lượng protein : (500 x 7,9) : 100 = 39,5g -Lượng protein : (500 x 76,2) : 100 = 381g 3. Môn công nghệ - Cách tổ chức bữa ăn trong gia đình. - Kĩ năng quản lí tài chính trong chi tiêu gia đỡnh . -Kĩ năng trình bày món ăn hấp dẫn, ngon mắt, cách phối hợp thực phẩm, cách làm một số món ăn. Màu sắc, hình thức và hương vị đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự hấp dẫn và ngon miệng cho bữa ăn. Những lát dưa leo, cà chua, hành phi, ớt được cắt tỉa và bày món ăn sẽ tăng thêm sự hấp dẫn cho bữa ăn. Các món gia vị cũng góp phần tăng thêm giá trị dinh dưỡng cho các bữa ăn. 4. Môn giáo dục công dân Phần lớn thời gian của mỗi người trong đó có trẻ em là ở nhà. Vì vậy sự giáo dục trẻ em một cách toàn diện ngay trong ngôi nhà đóng vai trò quan trọng. Con cái ngưỡng mộ, tin tưởng cha mẹ thì những cha mẹ đó đã rất thành công. 5. Thông tin trên mạng và sách báo a. Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình để đảm bảo khoa học và ngon miệng: - Nhu cầu các thành viên trong gia đình: căn cứ vào tuổi tác, giới tính, tình trạng thể chất và nghề nghiệp của mỗi người. Ví dụ : + Trẻ em đang lớn cần nhiều loại thực phẩm để xây dựng và phát triển cơ thể. + Người lao động nặng cần nhu cầu năng lượng cao hơn người lao động nhẹ. + Phụ nữ có thai cần có các loại thực phẩm giàu đạm, canxi và sắt. 15 - Điều kiện tài chính và sự cân bằng chất dinh dưỡng khi mua thực phẩm: Cần chọn thực phẩm của 4 nhóm thức ăn để tạo thành một bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng. + Chất đạm: Xây dựng và tu bổ các tế bào. + Chất đường và chất béo: cung cấp năng lượng và nhiệt lượng và một phần xây dựng cấu trúc tế bào. + Vitamin và khoáng chất: bảo vệ và tham gia cấu trúc tế bào, các loại enzim xúc tác mọi phản ứng sinh hóa của cơ thể. - Sự thay đổi món ăn và hình thức trình bày: + Thay đổi thực đơn hằng ngày tránh nhàm chán và kích thích mỗi người ăn ngon miệng. + Thay đổi các phương pháp chế biến món ăn ngon miệng. + Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn để bữa ăn thêm hấp dẫn. Các món ăn : Thịt gà, cua biển. Nguồn: Internet 16 b. Chế độ ăn uống cho từng đối tượng: (Lý thuyết dinh dưỡng - Thức ăn Việt Nam): + Trẻ con: Nhu cầu đạm cao, đạm động vật nên chiếm ít nhất 60% lượng đạm cần thiết, nên dùng chất beo thực vật. Canxi, sắt rất cần cho sự cấu tạo xương răng, hồng cầu; chọn thức ăn dễ tiêu; tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau quả, tránh các chất kích thích như chè, cà phê, thức ăn cay nồng, thức ăn dai, cứng, không phù hợp với sự tiêu hóa của trẻ. Tỉ lệ phần trăm năng lượng cân đối như sau: Bữa sáng : bữa trưa :bữa chiều : bữa tối = 25:40:10:25. + Người lao động: Cường độ tiêu hao tùy thuộc quá trình lao động và tính chất công việc nên chế độ ăn uống cần đặc biệt quan tâm đến nhu cầu tái sản xuất: những người lao động nặng cần nhiều nhu cầu đạm, lao động càng nặng nhu cầu năng lượng càng cao; những người lao động trí óc, ít hoạt động nên sử dụng thức ăn có nhiều chất béo và đường bột. Chế độ 4 bữa thì tỉ lệ % năng lượng là: Bữa 1:bữa 2:bữa 3:bữa4 = 10:25:40:25; chế độ 3 bữa: Bữa sáng:bữa trưa: bữa tối= 30:45:25. + Người cao tuổi: tuổi càng cao thì sự tiêu tốn ượng càng giảm, do đó chế độ ăn uống thừa năng lượng sẽ không phù hợp: giảm tỉ lệ đường bột, dầu , mỡ; tránh ăn uống thức ăn mặn để tránh gây hại cho thận,tim… Tỉ lệ năng lượng cân đối cho 4 bữa : bữa sáng 1:bữa sáng 2:bữa trưa:bữa tối= 25:15:35:25. 6. Những việc cần làm để gia tăng hiểu biết cho mọi người. Tìm hiểu thông tin trên mạng, sách báo lí thuyết dinh dưỡng ta nắm được nguyên tắc tổ chức bữa ăn gia đình khoa học: + Bữa ăn phải đủ dinh dưỡng và ngon miệng: phải đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm là lương thực (gạo,mì,khoai,bún…), nhóm chất đạm (thịt,cá, tôm, trứng,lạc…), nhóm chất béo (dầu, mỡ, bơ, vừng,…), nhóm vitamin và muối khoáng (rau xanh, quả…). Khi chế biến phải phối hợp các thực phẩm để đảm bảo thức ăn bổ sung, hỗ trợ nhau vì không loại thực phẩm nào đủ chất và tỉ lệ cân đối. Có trẻ em không nên nấu mặn, nêm cay; có người già, người bệnh phải nấu mềm, chia nhiều bữa. Chế biến thực phẩm cần hợp khẩu vị, trình bày ngon miệng, ngon mắt và thường xuyên thay đổi, nấu xong nên ăn ngay, vừa ngon mà lại không bị hao hụt dinh dưỡng. 17 Các món rau, củ Gạo tẻ Nguồn: Internet Sườn lợn Cá kho Nguồn : Internet + Bữa ăn phải an toàn: thức ăn phải đảm bảo lành, sạch, không có nguồn bệnh, đảm bảo cho các cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt. Thực phẩm phải có giá trị phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, tăng cường sinh lực, không bị nhiễm khuẩn ngay từ khi chọn mua. Khi ăn quả, củ nên gọt sạch vỏ. + Bữa ăn nên tổ chức một cách tiết kiệm, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế: người nội trợ nên biết chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng phù hợp với hoàn cảnh kinh tế gia đình, không nhất thiết phải đắt. Ví dụ như cá nhỏ ăn cả xương là nguồn canxi hữu cơ rất hữu ích giúp phòng chống bệnh còi xương ở trẻ nhỏ và loãng xương ở người lớn. 18 + Bữa ăn gia đình được tổ chức trong không khí đầm ấm, hạnh phúc: các thành viên trong gia đình quan tâm, chăm sóc lẫn nhau sẽ kích thích các tuyến tiêu hóa hoạt động giúp con người ngon miệng và tiêu hóa, hấp thu tốt hơn . Không nên trách mắng nhau khi ăn vì “trời đánh còn tránh bữa ăn”. Bữa ăn gia đình được tổ chức có khoa học còn là môi trường giáo dục con cái rất tốt cha Mẹ có thể trò chuyện với con cái và điều chỉnh những hành vi xấu của con các thành viên trong gia đình kịp thời nắm bắt được những vướng mắc, áp lực của nhau để giúp đỡ nhau hóa giải những rắc rối đó. Chuẩn bị bữa ăn trong gia đình Nguồn : Internet Lên thực đơn sẵn là cách chuẩn bị rất tích cực cho bữa ăn gia đình. Tuy nhiên cũng cần linh hoạt mùa nào thức ấy và tình hình chợ búa để thay đổi cho phù hợp. Mọi người nên dành thời gian tổ chức bữa ăn gia đình ngon miệng, an toàn để giảm căng thẳng trong ngày và các thành viên trong giađình quan tâm, chia sẻ, chăm sóc lẫn nhau. Người nội trợ nên hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng của từng đối tương lao động, giá trị dinh dưỡng của thức ăn để tổ chức bữa ăn đủ dinh dưỡng, ngon lành, tình cảm và tiết kiệm. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan