Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng kiến thức, kỹ năng, năng lực tiếng anh vào dạy học một số bài ngữ văn t...

Tài liệu Vận dụng kiến thức, kỹ năng, năng lực tiếng anh vào dạy học một số bài ngữ văn thpt

.DOCX
22
74
51

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong bối cảnh toàn cầu hóa; xu thế hội nhập đang đặt ra những yêu cầu về năng lực ngôn ngữ - năng lực giúp con người đáp ứng những đòi hỏi của công việc, của giao tiếp trong thực tế cuộc sống.Việc định hướng, hỗ trợ năng lực ngôn ngữ cho học sinh, vì thế, hết sức cần thiết. Thêm vào đó, trong thực tế dạy học, việc dạy - học kiến thức, kĩ năng một cách đơn thuần, riêng biệt, tách bạch từng môn học sẽ không giúp học sinh thấy được những mối liên hệ, hỗ trợ qua lại giữa các kiến thức, kĩ năng; không có sự xâu chuỗi, hệ thống các vấn đề, cũng như khó có sự phản hồi, xử lí tích cực trong các tình huống thực tế, khó cả trong việc củng cố, khắc sâu lí thuyết. Với mong muốn vận dụng những nội dung, phương pháp ở những lĩnh vực, môn học có liên quan nhằm tăng hiệu quả dạy học, đặc biệt chú ý tới năng lực tiếng Anh ở những lớp chuyên ban D (trường THPT Nông Cống I), góp phần phục vụ quá trình dạy học của bản thân và gợi ý cho đồng nghiệp, tôi chọn đề tài – “Vận dụng kiến thức, kĩ năng, năng lực tiếng Anh vào dạy học một số bài Ngữ Văn trong chương trình THPT” Đây chỉ là một vài đề xuất, gợi ý ban đầu, giới thiệu về cách vận dụng, khai thác của bản thân trong tích hợp liên môn Ngữ Văn – Tiếng Anh, vấn đề hiếm được đề cập, cần được tìm hiểu, nghiên cứu thêm. Trong đó, môn học chính được vận dụng là môn Ngữ Văn, môn tích hợp là Tiếng Anh (năng lực tiếng Anh). 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm hướng đến giải quyết vấn đề thực tiễn dạy học ở 3 bài học, thuộc 3 phân môn (hợp phần) Ngữ Văn (Tiếng Việt, Văn học sử, Đọc văn): 1 Tiếng Việt: Đặc điểm loại hình tiếng Việt (Ngữ Văn 11, tập 2) - yêu cầu hình thành lí thuyết Văn học sử: Tác gia Nguyễn Trãi (Phần Cuộc đời, sự nghiêp) (Ngữ Văn 10, tập 2) – yêu cầu củng cố kiến thức văn học sử Đọc văn: Bài thơ số 28 - Tago (Ngữ Văn 11, tập 2) – yêu cầu nâng cao 3. Đối tượng nghiên cứu - 3 bài học nói trên được tích hợp với những nội dung sau: - Ngữ pháp tiếng Anh tổng hợp, vấn đề loại hình ngôn ngữ - Sách GK Tiếng Anh (học sinh) lớp 12, tập 1 (CT thí điểm) - Nguyên văn Bài thơ số 28 của R.Tago 4. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp so sánh, đối chiếu. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi, đặc biệt quan trọng trong việc tích hợp, vận dụng kiến thức liên môn, liên hợp phần: + Vận dụng những bài học có kiến thức tương đồng, liên quan + Vận dụng ở những bộ môn có sự liên quan về nội dung, kĩ năng, phương pháp Trong quá trình thực hiện, chúng tôi chú ý đảm bảo yêu cầu của nguyên tắc tích hợp: + Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng, đúng mục tiêu cơ bản của bài học, không tham phô bày kiến thức + Đảm bảo yêu cầu phù hợp nội dung bài học, phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của trường học, chú ý đối tượng học sinh (ban D – lớp nâng cao tiếng Anh) + Việc tích hợp được chú ý không làm quá tải nội dung bài học (có sự cân đối, phân bố, điều chỉnh thời gian linh hoạt, phù hợp, khoa học) 2 NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Nghị quyết số 88 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã quy định: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.” Để thực hiện mục tiêu này, giáo dục phổ thông cần “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”[2]. Nghị quyết đã xác định những yêu cầu cần đạt được về phẩm chất, năng lực của học sinh. 8 phẩm chất chính là: Nhân ái - Khoan dung, Chuyên cần - Tiết kiệm, Trách nhiệm - Kỷ luật, Trung thực - Dũng cảm [2]. Trong đó, 3 năng lực chung mà môn học và hoạt động giáo dục nào cũng cần và có thể hình thành, phát triển cho học sinh, gồm: năng lực tự chủ, năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo. Nhóm thứ hai là những năng lực đặc thù do một hoặc một vài môn học kiến tạo thành, bao gồm: năng lực sử dụng ngôn ngữ (gắn với các môn Ngữ Văn, Ngoại ngữ), năng lực thẩm mĩ (gắn với các môn Nghệ thuật), năng lực tính toán (gắn với Toán và các môn khoa học tự nhiên), năng lực tin học và năng lực thể chất… Rõ ràng, khi mục tiêu giáo dục đào tạo được thay đổi căn bản, thì bắt buộc chương trình khung, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo cũng phải thay đổi phù hợp. Phương pháp dạy và học mới không chỉ làm cho người học phát triển tư duy độc lập, sáng tạo mà còn giúp người thầy thêm tiến bộ, trưởng thành. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ở nước ta được nêu trong văn kiện Đại hội XII, về thực chất, là một cuộc cách mạng 3 trong lĩnh vực này, hiệu ứng của nó sẽ làm biến đổi tích cực nhiều mặt của đời sống xã hội Việt Nam, trong đó có vấn đề dạy và học ngoại ngữ. Tại Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp 2018 với chủ đề “Tìm giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đề xuất sớm công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam. Việc tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 sẽ có tầm ảnh hưởng quan trọng đến phát triển giáo dục ở Việt Nam. Bởi lẽ, khả năng học tập suốt đời là một kĩ năng sống tất yếu và quan trọng trong kỉ nguyên của công dân thời đại công nghệ 4.0. Với kiến thức tiếng Anh, người học có thể tự tiếp cận với nguồn tài liệu phong phú hữu ích trên mạng; có nhiều cơ hội việc làm, chủ động, tự tin trong giao tiếp; có điều kiện tốt để hội nhập. Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc trong dạy học nói chung và dạy Ngữ Văn nói riêng với mục tiêu phát huy tính tích cực của học sinh đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích hợp làm cho người học nhận thức vấn đề một cách toàn diện, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các bộ môn, các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục tính tản mạn, rời rạc trong kiến thức, kĩ năng.[3] Mọi kiến thức trong cuộc sống đều có liên quan với nhau. Các môn học trọng nhà trường ngày càng được biên soạn, cấu trúc và tiếp nhận theo tinh thần, chủ trương tích hợp. Đó là lí do mà các tổ hợp Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội… ra đời. Các bộ môn được cấu trúc có sự liên quan, bổ trợ cho nhau. Do mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều ít nhiều có mối liên hệ với nhau; nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm tương đồng và cùng một nguồn cội… Để nhận biết và giải quyết các sự vật, hiện tượng ấy, cần huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay đang ngày càng xuất hiện các môn khoa học “liên ngành”. Thêm vào đó, trong quá trình phát triển của khoa học và giáo dục, nhiều kiến thức, kĩ năng chưa hoặc chưa cần thiết trở thành một môn học trong nhà trường, 4 nhưng lại rất cần chuẩn bị cho học sinh để các em có thể đối mặt với những thách thức của cuộc sống; do đó, cần tích hợp giáo dục các kiến thức và kĩ năng đó thông qua các môn học. Tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn (đề tài bàn về cấp độ liên môn) thành một nội dung thống nhất, dựa trên các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Ở đây là tích hợp liên môn Ngữ Văn – Tiếng Anh. Sự thống nhất của tư duy phân tích và tổng hợp đều rất cần thiết cho việc phát triển của nhận thức, tạo nên hướng tiếp cận, nhận thức một cách biện chứng về mối quan hệ giữa các đối tượng. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Những khó khăn, thách thức Thừa nhận tầm quan trọng của việc học tiếng Anh và đưa tiếng Anh thành công cụ đắc lực hỗ trợ cho phát triển đất nước là nhận thức đúng đắn, tiến bộ nhưng thực hiện điều này không dễ dàng. Với giáo dục, các vấn đề như môi trường thực hành, đội ngũ (giáo viên) đang là những thách thức cơ bản. Trước khi có những mục tiêu, chủ trương, chiến lược, chính sách, phương án triển khai cụ thể, phù hợp thuộc tầm vĩ mô, sự triển khai đồng bộ, thống nhất; những cơ sở giáo dục tiên tiến, giáo viên tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm, dạy học tích cực luôn phải sáng tạo, đổi mới, nâng cao năng lực, tự bồi dưỡng, trong đó có nâng cao năng lực tiếng Anh vào dạy học bộ môn. 2.2. Thực trạng vấn đề Vấn đề tích hợp không phải là mới, thực tế tích hợp đã mang lại ý nghĩa, kết quả quan trọng trong việc cải cách, đổi mới chương trình SGK, phương pháp dạy 5 học ở ta từ nhiều năm nay, trong đó có môn Ngữ Văn. Dạy học theo quan điểm tích hợp đã góp phần xóa bỏ lối dạy học truyền thống khép kín, tách biệt nhà trường với thế giới bên ngoài, cô lập kiến thức, kĩ năng có liên quan, tách rời lí thuyết và thực tế, lí thuyết với các tình huống cụ thể. Tuy nhiên, việc vận dụng, thực hiện như thế nào cho có hiệu quả là cả một vấn đề. Thêm vào đó, nội dung tích hợp mới chỉ được áp dụng chủ yếu giữa các bộ môn Ngữ Văn và GDCD, Lịch Sử, Địa Lí với những mục đích lồng ghép giáo dục môi trường, dân số, pháp luật, tệ nạn xã hội… chứ chưa vận dụng được những kiến thức của các phân môn và lĩnh vực khác nhau, đặc biệt liên hệ giữa môn Ngữ Văn và Tiếng Anh còn rất hạn chế. Điều này cũng phụ thuộc vào ý thức, nhận thức và cả năng lực của giáo viên (trong đó có giáo viên THPT). Việc dùng tiếng Anh vào dạy học mới được đề cập, ứng dụng ở một số môn học như Toán, khoa học tự nhiên, ở một số trường chuyên ngữ, một số trường có chương trình đào tạo song bằng; hoặc chỉ mới triển khai trong các hoạt động ngoại khóa và trải nghiệm, các cuộc thi, ví dụ kì thi của Violympic (từ 2013), giải Toán bằng tiếng Anh… Vì vậy, chúng ta chưa khai thác được những lợi thế, tiềm năng từ những nội dung cần tích hợp với các môn học khác, trong đó có môn Ngữ Văn. Và vấn đề trên vẫn còn để ngỏ hoặc chưa được nhận thức và triển khai, thực hiện đúng mức cần thiết. 3. Nội dung cụ thể Vấn đề ứng dụng này đã được chúng tôi thí điểm, hiện thực hóa trong 2 khóa đào tạo, tại các lớp chuyên ban D của trường (lớp B5 khóa 2015 – 2018, lớp B5 khóa 2018 – 2021) 3.1. Bài 1. Đặc điểm loại hình tiếng Việt (Ngữ Văn lớp 11, tập 2) Kiến thức cơ bản 1.Tiếng là đơn vị cơ sở của ngôn ngữ 6 - Âm tiết có kết cấu chặt chẽ, ranh giới rõ ràng, ở dạng đầy đủ, gồm phụ âm đầu, vần, thanh điệu 2. Từ không biến đổi hình thái 3. Trong các ngôn ngữ thuộc loại ngôn ngữ đơn lập, biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp sắp đặt từ theo hình thức trước sau, sử dụng hư từ, thay đổi trật tự sắp xếp của từ, nghĩa của từ *GV chọn 1 đơn vị kiến thức trong bài học: Đặc điểm “Từ không biến đổi hình thái, biểu thị ngữ pháp bằng hư từ và trật tự từ” để thực hiện vận dụng, tích hợp Ví dụ 1 BT: HS lấy VD để so sánh, đối chiếu nhằm làm rõ sự khác biệt về đặc điểm loại hình tiếng Việt và tiếng Anh. - Tôi (1) tặng anh ấy (1) một cuốn sách. Anh ấy(2) cho tôi (2) một cuốn vở. - I offer him a book (1). He gives me a notebook (2). BẢNG ĐỐI CHIẾU 1 Ngôn ngữ Tiêu chí Về vai trò ngữ pháp Về hình thái Tiếng Việt Có sự thay đổi Tôi (1) là chủ ngữ Tôi (2) là bổ ngữ Anh ấy (1) là bổ ngữ Anh ấy (2) là chủ ngữ Không có sự biến đổi giữa các từ gạch chân ở câu (1) và câu (2) Tiếng Anh Có sự thay đổi -I (1) là chủ ngữ, me (2) là tân ngữ -Him (1) là tân ngữ, He (2) là chủ ngữ Có sự biến đổi hình thái giữa các từ gạch chân ở câu (1) và câu (2), vì có sự thay đổi về vai trò ngữ pháp của từ He->him, me ->I 7 Ví dụ 2 So sánh sự biến đổi hình thái và vai trò biểu thị ngữ pháp của hư từ qua hai động từ tương đương giữa tiếng Việt và tiếng Anh BẢNG ĐỐI CHIẾU 2 . Từ Tiếng Việt Tiếng Anh “học” “study” Quá khứ (động từ) Hiện tại Tương lai (Verb - V) Present đã học đang học sẽ học Sự biến hình Thời/số ↓ ↓ hư từ ↓ hư từ Từ loại vô học ↓ Yếu tố khác Past Simple continuos studied study/ am/is/are studies + studying Verb (động Noun từ) (danh từ) study student hư từ Adv (trạngtừ) Tính từ có học Present Động từ học Danh từ studiously sự học (một cách ↓ cần mẫn) Yếu tố khác = hardworking =>Từ đó, HS rút ra kết luận về đặc điểm loại hình tiếng Việt: + Từ tiếng Việt không biến đổi hình thái + Biểu thị ngữ pháp tiếng Việt bởi hư từ và trật tự từ =>Qua đối chiếu với tiếng Anh, HS rút ra sự khác biệt giữa ngôn ngữ đơn lập và ngôn ngữ hòa kết (đây là yêu cầu nâng cao), nắm kiến thực bài học một cách dễ dàng, thực tế 3.2. Bài 2. Tác gia Nguyễn Trãi (Ngữ Văn 10, tập 2) (Vận dụng trong 5 -> 7 phút) phần I – CUỘC ĐỜI (trang 9) 8 Phần ứng dụng: Sách học sinh thí điểm lớp 12, NXB BT: SGK Tiếng Anh giúp HS biết thêm điều gì quan trọng về con người và cuộc đời Nguyễn Trãi? UNIT 1 LIFE STORIES (Bài 1 - Những câu chuyện cuộc sống) SKILL (page number 12) Kĩ năng (trang 12) SPEAKING (Luyện nói) 1. Choose the correct sentences (a-d) to complete the conversation between two friends. A: Who is he? B: Well, in a way, but twenty years later his reputation was restored. C: Do you knowany stories about him? An interestin story will hold the attention of your audience an the judges. D: I want to see my expression while I'm speaking. John: Hi, Van. What are you doing? Why are you talking to the mirror? Van: Well... I'm practising for the storytelling contest next week. (1) John: I see. The topic is the life of a historical figure, isn’t it? Van: That’s right. I’ve decided to talk about Nguyen Trai. …….. Van: He was a talented scholar and a skilled strategist. He was born in 1380. He helped King Le Loi to free our country from the invaders in the 15 th century. I admire him for his dedication to our nation. John: Wow! He is a real national hero. (3)………. Van: Yes. I’ll tell the mystery of the Lychee Garden. It’s about an incident which led to the deaths of Nguyen Trai’s extended families. John: God… So his life ended in tragedy? Van: (4)….. And he was nominated a World Cultural Celebrity by UNESCO in 1980. Why don’t you come to the contest and listen to my story? John: Ok. I will. I really want to know more about this famous man. 9 SGK TIẾNG ANH 12, tập 1, trang 12 (CT thí điểm) *Hướng dẫn vận dụng (GV chọn 1 học sinh khá giỏi trình bày - dịch, tô đậm nội dung quan trọng) John: Chào Văn. Bạn đang làm gì đấy? Tại sao bạn lại nói chuyện với cái gương? Văn: Vâng... Tôi đang tập luyện cho cuộc thi kể chuyện vào tuần tới. Tôi muốn nhìn thấy biểu hiện của tôi khi đang nói. John: Tôi hiểu. Chủ đề là cuộc đời của một nhân vật lịch sử, phải không? Văn: Đúng. Tôi đã quyết định nói về Nguyễn Trãi. John: Nguyễn Trãi? Ông là ai? Văn: Ông là một học giả tài năng và một chiến lược gia có tay nghề cao. Ông sinh năm 1380. Ông đã giúp vua Lê Lợi để giải phóng đất nước của chúng tôi từ 10 những kẻ xâm lược trong thế kỉ 15. Tôi ngưỡng mộ ông vì những cống hiến của ông cho đất nước của chúng tôi. John: Wow! Ông là một anh hùng dân tộc thực sự. Bạn có biết câu chuyện gì về ông không? Một câu chuyện thú vị sẽ thu hút sự chú ý của khán giả và giám khảo. Văn: Tôi sẽ nói về sự kì bí của Lệ Chi Viên. Đó là về một sự cố đã dẫn đến cái chết của gia đình Nguyễn Trãi. John: Trời!... Vì vậy, cuộc đời của ông đã kết thúc trong bi kịch? Văn: Vâng, một cách nào đó, nhưng hai mươi năm sau đó danh tiếng của ông đã được phục hồi. Và ông đã được đề cử là danh nhân văn hóa thế giới, được UNESCO công nhận vào năm 1980. Tại sao bạn không đến với cuộc thi và lắng nghe câu chuyện của tôi? John: Ok. Tôi sẽ đến. Tôi thực sự muốn biết thêm về người đàn ông nổi tiếng này. Kết quả: =>Tiết học sẽ trở nên lí thú, hấp dẫn; học sinh sẽ học được Văn qua bài học Tiếng Anh, nâng cao năng lực tiếng Anh qua một tình huống cụ thể, thiết thực. =>Trên cơ sở đối chiếu giữa các bài học, tham khảo kiến thức liên môn, học sinh khắc sâu kiến thức văn học sử về Nguyễn Trãi (con người và cuộc đời): + Ghi nhận về tài năng, đóng góp và cống hiến của Nguyễn Trãi: nhân vật toàn tài số một của lịch sử trung đại Việt Nam + Về bi kịch thảm khốc của đời ông: gánh chịu oan khiên thảm khốc vào bậc nhất của lịch sử trung đại => HS cũng dễ nhận thấy: Những kiến thức này hoàn toàn thống nhất (xem lại bài văn học sử, phần tác giả trong SGK Ngữ Văn 10) 3.3. Bài 3. Bài thơ số 28 (Tago) (Vận dụng theo yêu cầu nâng cao về năng lực cảm thụ, năng lực ngôn ngữ: dùng từ, diễn đạt cho học sinh chuyên ban. Giáo viên có thể tiến hành ngoại khóa) BT: Đối chiếu phần nguyên văn (tiếng Anh) và bản dịch thơ. Từ đó, rút ra nhận xét về sự lựa chọn từ ngữ (chuyển ngữ) của dịch giả? Em có thể tìm một khả năng nào 11 khác để thay thế các từ, cụm từ được gạch chân? (HS làm ở nhà và trình bày trong giờ ngoại khóa về thơ Tago) Nguyên văn Bài số 28 (Tago) 1.Your questioning eyes are sad They seek to know my meaning as the moon fathom the sea. I have bared my life before your eyes from end to end, with nothing hidden or held back. That is why you know me not. 2.If were only a gem, I could break it into a hundred pieces and string them into a chain to put on your neck. If it only a flower, round and small and sweet, I could pluck it from its stem to set it in your hair. 3. But it is a heart, my beloved. Where are its shores and its bottom? You know not the limits of this kingdom, still you are its Queen. 4. If it were only a moment of pleasure it would flower in an easy smile, and you could see it and read it in a moment. If it were merely a pain it would melt in limpid tears, reflecting its inmost secret without a word. 5. But it is love, my beloved. Its pleasure and pain are boundless, and endless its wants and wealth. It is as near to you as your life, but you can never wholly know it. Dịch nghĩa 1. Đôi mắt hỏi của em đang buồn. Chúng tìm hiểu ý nghĩa của anh như mặt trăng lướt qua biển. Anh đã để trần cuộc sống của anh trước mắt em từ cuối đến cuối, không có gì bị che giấu hay bị giữ lại. Đó là lý do tại sao em không biết anh. 12 2. Nếu nó chỉ là một viên ngọc quý, anh có thể phá vỡ nó thành một trăm mảnh và buộc chúng vào một dây chuyền để đặt trên cổ của em. Nếu nó chỉ là một bông hoa, tròn và nhỏ và ngọt ngào, anh có thể lấy nó từ thân cây của nó để đặt nó trong tóc của em. 3. Nhưng đó là một trái tim, người yêu của anh. Bờ biển và đáy của nó ở đâu?Em không biết giới hạn của vương quốc này, em vẫn là hoàng hậu của nó. 4. Nếu nó chỉ là một khoảnh khắc vui vẻ, nó sẽ nở hoa trong một nụ cười dễ dàng, và em có thể nhìn thấy nó và đọc nó trong giây lát. Nếu nó chỉ là một nỗi đau nó sẽ tan chảy trong những giọt nước mắt trào dâng, phản ánh bí mật của nó mà không có lời nào. 5. Nhưng đó là tình yêu, người yêu của anh. Niềm vui và nỗi đau của nó là vô tận, và bất tận của nó muốn và sự giàu có. Nó gần em như cuộc sống của em, nhưng em không thể hoàn toàn biết nó. Bản dịch Bài số 28 (Tago) – SGK Ngữ Văn 11, trang 61,62 - Đào Xuân Quý dịch Dịch thơ “1. Đôi mắt băn khoăn của em buồn, đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh, 13 như trăng kia muốn vào sâu biển cả. 2. Nếu đời anh chỉ là viên ngọc, Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em, anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh, anh không giấu em một điều gì, và xâu thành một chuỗi, quàng vào cổ em chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh. . Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa, tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng, anh sẽ hái nó ra và đặt (cài) lên mái tóc em. 3. Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim. Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó. Em là nữ hoàng của vương quốc đó, ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu. 4. Nếu trái tim anh là một phút giây lạc thú, nó sẽ nở ra thành nụ cười nhẹ nhõm, và em thấu suốt rất nhanh. Nếu trái tim anh chỉ là khổ đau, nó sẽ tan ra thành lệ trong, và lặng im phản chiếu nỗi niềm u ẩn. 5. Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu. Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên. Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu. Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy, nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.” (Ngữ Văn 11, tập 2, Đào Xuân Quý dịch) =>Từ việc nắm vững nguyên văn; đặt từ, ngữ trong văn cảnh, có thể thấy bản dịch khá thành công trong chuyển ngữ mà vẫn đảm bảo sự trung thành với ý nghĩa của 14 nguyên văn. Ý tứ, hình ảnh thơ trở nên thanh thoát, bay bổng, đẹp đẽ và có ý nghĩa sâu sắc hơn rất nhiều. =>GV mở rộng: Mỗi ngôn ngữ luôn gắn với những điều kiện, tiền đề, cơ sở văn hóa, tư duy, đặc trưng đất nước, dân tộc mà nó được sinh thành. Mọi sự chuyển dịch máy móc, xơ cứng khó truyền tải được tinh thần, tư tưởng của văn bản, càng không thể đảm bảo yêu cầu nghệ thuật của bản dịch thơ theo đúng nghĩa. Vì vậy, phải có năng lực ngôn ngữ, bám sát nguyên văn để dịch một cách linh hoạt, sống động, để người đọc dễ tiếp nhận. (Bản thân bài thơ được Tago dịch sang tiếng Anh) VD: Từ “questioning”, dịch thành “băn khoăn” chứ không phải là “dò hỏi”, từ “meaning” không dịch thành “ý nghĩa” mà là “tâm tưởng” Tương tự, cụm từ: “round and small and sweet” được dịch thành “tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng” trở nên rất hay và chính xác, tinh tế. Hai từ “shores” và “bottom” được dịch là “chiều sâu” và “bến bờ” (việc đảo lại vị trí các từ phù hợp với nhạc tính của tiếng Việt, giúp cảm nhận một cách thuận tai hơn)... Cụm từ “see it and read it in a moment” (nhìn và đọc nó trong giây lát) được dịch thành: “thấu suốt rất nhanh” với ý thơ thanh thoát hơn rất nhiều! Và còn nhiều ví dụ khác nữa (chú ý những phần in đậm trong văn bản)… => Có thể đề xuất cách dịch từ “set (it) in” (trong bản dịch thơ, cụm từ này được dịch là “đặt lên”) thành “cài lên” (mái tóc) -> hiểu như một chủ ý nhẹ nhàng, nâng niu, dịu dàng, chăm chút, âu yếm, yêu thương mà chàng trai dành cho người mình yêu. => Mở rộng: Vấn đề có thể đặt ra với các ngữ liệu có liên quan đến tiếng Anh của chương trình Ngữ Văn. Ví dụ: các trường hợp như Mây và Sóng (Tago), kịch Hămlét (W. Sêcx-pia) - câu nói của Hăm-lét (“Tobe or not to be? – That is a question.” -> Sống hay không sống? – Đó là vấn đề.), Ông già và biển cả (Hê-minh-uê) v.v… 15 Việc vận dụng tiếng Anh vào những bài học này ngoài yêu cầu cảm thụ văn bản văn học, góp phần nâng cao năng lực ngôn ngữ, còn chú ý tăng cường năng lực thẩm mĩ cho học sinh. Đây là mục tiêu lí tưởng không dễ đạt được đối với kiểu bài dạy học một tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình. Hầu như, vấn đề dễ dàng hơn với các trường Chuyên Ngữ. *Lưu ý Cần thấy được được sự cần thiết của việc sử dụng phương pháp so sánh khi dạy những bài này, phối hợp một cách linh hoạt với các phương pháp hữu dụng khác.Việc giáo viên ít sử dụng phương pháp so sánh cùng với việc kết hợp nhuần nhuyễn với các phương pháp khác làm cho giờ học trở nên buồn tẻ, khô khan, kém linh hoạt; đặc biệt không phát huy được tốt năng lực tư duy, sự hào hứng, tích cực của học sinh, ảnh hưởng đến hiệu quả của giờ dạy-học. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp so sánh khi dạy học cần chú ý một số điểm: Trước hết, giáo viên cần phải nắm chắc kiến thức để có thể vận dụng phương pháp so sánh một cách chính xác, linh hoạt thực sự hữu dụng tránh đưa ra tình huống so sánh khập khiễng, không rút ra được bản chất của hiện tượng, trọng tâm, cốt lõi vấn đề, dẫn đến phô trương, lan man, làm loãng nội dung, kiến thức bài học. Thứ hai, tình huống so sánh phải kích thích được tư duy của học sinh. Nhưng cũng cần chú ý đến tính vừa sức, tránh khó quá hoặc không mang tính thiết thực. Yếu tố thời gian cũng cần được chú ý, linh hoạt. 16 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Hiệu quả chủ yếu của đề tài được biểu hiện ở ý thức, hứng thú, tâm thế tiếp nhận của học sinh trong giờ học Ngữ Văn; ý thức tự bồi dưỡng để phát triển của giáo viên và qua kết quả của hoạt động dạy học. Cụ thể: - Phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo, tư duy mở cho học sinh - Rèn luyện cho học sinh thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách logic, hệ thống, có tư duy so sánh, phản biện; giúp các em thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức, kĩ năng được học trong chương trình - Tạo sự sinh động, hấp dẫn của bài học, giờ học, tăng hứng thú học tập cho học sinh, gắn kết các bài học liên môn, giúp các em hiểu, nhớ kĩ, nhớ lâu kiến thức, kĩ năng - Nâng cao năng lực của giáo viên: có hiểu biết tổng quát, tăng cường khả năng ứng dụng kiến thức tổng hợp vào thực tiễn dạy học, đáp ứng yêu cầu chuẩn về ngoại ngữ THPT trong dạy học thời kì hội nhập và xu thế toàn cầu hóa - Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua tiếp xúc trực tiếp nguyên văn các tác phẩm (cần chú ý năng lực này) - Phát huy tính thực tiễn, thiết thực của bộ môn nói chung, bài học nói riêng. Kết quả thực hiện thể hiện qua đánh, giá xếp loại học lực của HS Lớp dạy Sĩ số Giỏi Khá B5 (2017 - 2018) 52 B5 (2018 - 2019) ban D 42 14 27 % 12 29 % 31 60 % 30 71 % Trung bình 7 13 % 0 0 Yếu Kém 0 0 0 0 17 KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Cuộc sống là một bộ đại bách khoa toàn thư, là một tập đại thành của tri thức, kinh nghiệm và phương pháp. Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là những tình huống tích hợp. Không thể giải quyết một vấn đề và nhiệm vụ nào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp và phối kết kinh nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau. Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp HS học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại. Bài dạy linh hoạt, HS học được nhiều, được chủ động tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kĩ năng.Việc dạy học xung quanh một chủ đề đòi hỏi huy động kiến thức, kĩ năng, phương pháp của nhiều môn học. Điều này tạo thuận lợi cho việc trao đổi và làm giao thoa các mục tiêu dạy học của các môn học khác nhau. Vì vậy, tích hợp sẽ đáp ứng yêu cầu dạy học để phát triển năng lực HS. Theo Xavier Roegier (nhà giáo dục Bỉ): dạy học tích hợp tạo mối liên hệ trong học tập bằng việc kết nối các môn học khác nhau, nhấn mạnh đến sự phụ thuộc và mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng và phương pháp của các môn học đó.[3] Do đó, tích hợp là phương thức dạy học hiệu quả vì kiến thức được cấu trúc có tổ chức và vững chắc. Thiết kế chủ đề tích hợp ngoài việc tạo điều kiện tích hợp mục tiêu của hai hay nhiều môn học, nó còn cho phép tránh sự lặp lại nội dung các môn học nên tiết kiệm thời gian tổ chức hoạt động học tập. Bên cạnh những lợi ích, dạy học tích hợp cũng đặt ra nhiều thách thức. Điều này đòi hỏi giáo viên đầu tư nhiều thời gian, công sức cho việc xây dựng nội dung và 18 thiết kế các hoạt động học. Giáo viên phải có đầu óc cởi mở, hợp tác, sẵn sàng tiếp nhận thông tin, kiến thức từ các môn học khác hoặc kiến thức mới của xã hội và khoa học. 2. Đề xuất *Về nội dung, chương trình, SGK + Chương trình bộ môn cần chú ý hơn nữa đến tính hệ thống, khoa học, mối quan hệ biện chứng, hữu cơ giữa các phân môn, hợp phần, các KT, kĩ năng được đưa vào trường học + Có sự sắp xếp phù hợp giữa các hợp phần bộ môn, chú ý những nội dung có liên quan được tiếp cận trong cùng khoảng thời gian, cùng khối học, tránh những nội dung trùng lặp VD: + Ngữ Văn 10: Thơ Đường –Thơ trung đại Việt Nam + Ngữ Văn 11: Kịch Phục hưng Anh – Kịch Việt Nam hiện đại + Ngữ Văn 11: Văn học lãng mạn Pháp – Thơ mới, văn xuôi lãng mạn Việt Nam… *Về phía giáo viên - Chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ về chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, làm chủ các phương pháp dạy học mới - Chú ý tìm hiểu sâu hơn, rộng hơn những kiến thức thuộc các môn học khác để bổ trợ cho môn học của mình một cách thiết thực - Thể hiện sự chủ động, tích cực trong phối hợp dạy học bằng sự đầu tư tâm huyết, chuẩn bị kĩ lưỡng những nội dung có liên quan nhằm làm tăng hiệu quả giáo dục, hiệu quả dạy học trong bối cảnh hội nhập. 19 Tôi cam kết sáng kiến này là do bản thân thực hiện, không sao chép của tổ chức, cá nhân nào. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là trung thực, đúng sự thật. Xin chân thành cảm ơn! Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2019 CƠ QUAN, ĐƠN VỊ XÁC NHẬN . Người viết SKKN Nguyễn Thị Huế TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng lần thứ 8 khóa XI “Về đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. 2. Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Quốc hội ban hành. 3. Tích hợp các nội dung dạy học qua một ví dụ thực tiễn, Phạm Thị Kim Anh, vncsp, hue,edu 4. Ngữ Văn 10, NXB Giáo dục, 2006 5. Ngữ Văn 11, NXB Giáo dục, 2007 6. SGK, SGV Tiếng Anh 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016 7. Giáo dục và thời đại. vn 8. Trường học kết nối.edu.vn 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất