Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng đạo đức phật giáo vào việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ việt nam hiệ...

Tài liệu Vận dụng đạo đức phật giáo vào việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ việt nam hiện nay.

.PDF
71
7
105

Mô tả:

1 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ---------- NGUYỄN ANH TÙNG Vận dụng đạo đức Phật giáo vào việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Phật giáo là một tôn giáo thế giới có nguồn gốc ở Ấn Độ. Ra đời từ thế kỉ VI TCN với nội dung cơ bản là triết lý nhân sinh về nỗi khổ của con người và cách tu luyện để diệt khổ và giải thoát. Cốt lõi của triết lý đó là “Tứ diệu đế”. Về đạo đức, Phật giáo chủ trương bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội và đề cao lòng từ bi, bác ái. Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất lâu đời và tư tưởng Phật giáo đã trở thành một góc trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình thì hình ảnh mái chùa cũng là biểu tượng thân thương, thấm sâu vào tiềm thức và trở thành một trong những giá trị văn hóa của con người Việt Nam. Đó là nét chung nhất cho sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với dân tộc Việt Nam, mà chủ yếu là dân tộc Kinh. Hiện nay, trong sự nghiệp đào tạo con người, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ chiếm một vị trí rất quan trọng. Nó không những chỉ ở mặt chiến lược mà còn nhằm mục tiêu trước mắt là ngăn chặn sự thoái hóa, sa đọa về lối sống, đạo đức trước sự tác động của nền kinh tế thị trường cùng với những mặt tiêu cực của văn hóa ngoại lai. Mục tiêu về công tác giáo dục của Đảng và Nhà nước ta là đào tạo ra những con người có tầm trí tuệ cao, thể chất cường tráng, đời sống tinh thần và đạo đức trong sáng, giàu bản lĩnh và thực sự có ý thức trách nhiệm công dân. Để đạt được mục tiêu đó thì ngoài các nhiệm vụ khác, chúng ta cũng phải coi lại những giá trị đạo đức truyền thống, tìm ra những thành tố nào có thể góp phần cho việc giảng dạy đạo đức trong nhà trường, đi đôi với việc giáo dục đạo đức và lối sống cho toàn xã hội. Đó cũng là một vấn đề cần đặt ra và phải giải quyết. Văn hóa là cái hồn của dân tộc, mất văn hóa là mất dân tộc. Từ đó, chúng ta khẳng định rằng giữ được nền văn hóa truyền thống của dân tộc là chúng ta giữ được đất nước. Mặt khác, khi đề cập đến đời sống văn hóa của 3 dân tộc thì không thể bỏ qua một bộ phận cấu thành nó, đó là đạo đức Phật giáo. Từ những ý nghĩa cao cả và thiêng liêng ấy nên khi xây dựng một nền văn hóa hiện đại, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đòi hỏi chúng ta cũng cần phải nghiên cứu những giá trị đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam, trong đó có thế hệ trẻ. Chính vì vậy, để góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu những giá trị tích cực của đạo đức Phật giáo trong việc giáo dục đạo đức thế hệ trẻ Việt Nam, tôi chọn đề tài: “Vận dụng đạo đức Phật giáo vào việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam là vấn đề đã nhận được sự quan tâm, chú ý của nhiều tác giả với rất nhiều công trình nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau, được đăng tải trên rất nhiều sách báo. Tiêu biểu như: Cuốn "Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay" do Giáo sư Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Cuốn "Đạo đức học Phật giáo" do Hòa thượng Tiến sĩ Thích Minh Châu giới thiệu và Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành năm 1995 là những bài tham luận của nhiều tác giả. Cuốn "Việt Nam văn minh sử lược khảo" của Giáo sư Lê Văn Siêu, Bộ Giáo dục, Trung tâm học liệu Sài Gòn 1972. Cuốn "Có một nền đạo lý Việt Nam" của Giáo sư Nguyễn Phan Quang, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1996. Trong cuốn sách này, tác giả đã cho người đọc thấy sự hòa nhập của đạo đức Phật giáo trong đạo lý dân gian Việt Nam. Cuốn "Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam", Tập 1 của Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hùng Hậu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002... Ngoài những công trình nghiên cứu có tính chất chuyên đề thì đạo đức Phật giáo còn được bàn xen kẽ, rải rác trong các tác phẩm văn học, mỹ học, sử học và tôn giáo học v.v... 4 Mỗi công trình nghiên cứu khoa học về Phật giáo là một cách khai thác riêng, với những góc độ khác nhau. Đề tài “Vận dụng đạo đức Phật giáo vào việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay” là sự kế thừa một số thành tựu, kết quả nghiên cứu về đề tài Phật giáo nói chung và đạo đức Phật giáo nói riêng, kết hợp với những thức và khả năng hiện có. Khóa luận chỉ là bước đầu của sự tìm hiểu, nghiên cứu, tóm lược một số khía cạnh của đạo đức Phật giáo và định hướng những biện pháp có ý nghĩa nhằm vận dụng vào việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay, chứ không phải tất cả những gì về đạo đức Phật giáo và triết học Phật giáo. 3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài. - Mục đích: Trên cơ sở và hệ thống đạo đức Phật giáo để tìm ra những giá trị tiến bộ góp phần giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Việt nam hiện nay. - Nhiệm vụ: Một là, Khái quát về Phật giáo và những tư tưởng cơ bản của Phật giáo, lý giải cho sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam. Hai là, Nêu rõ nền tảng, các nét cơ bản của đạo đức Phật giáo Ba là, Vận dụng những giá trị tiến bộ của đạo đức Phật giáo vào việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. - Giới hạn của đề tài: Đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu đạo đức Phật giáo để tìm ra những giá trị tiến bộ nhằm vận dụng vào việc dgiáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. - Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên những nguyên lý, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo. - Về phương pháp nghiên cứu : Đề tài được thực hiện bởi phương pháp duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp so sánh; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp thống kê v.v... 5 5. Nét mới của đề tài. Đề tài góp phần nhận thức đầy đủ hơn về đạo đức Phật giáo với những giá trị tích cực, có ý nghĩa thiết thực trong việc vận dụng giáo dục đạo đức thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa của đề tài. - Giúp người viết hoàn thành chương trình tốt nghiệp cuối khóa và bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học. - Góp phần nghiên cứu các vấn đề về đạo đức Phật giáo và vận dụng vào việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Khóa luận có thể được dùng làm tài liệu để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn những vấn đề về đạo đức Phật giáo. 7. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm 2 chương, 5 tiết. Chương 1: Một số vấn đề về Phật giáo và đạo đức Phật giáo. 1.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo. 1.2. Một số nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo. 1.3. Đạo đức Phật giáo trong hệ thống giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Chương 2: Kế thừa và vận dụng những giá trị tiến bộ trong đạo đức Phật giáo giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. 2.1. Thực trạng đạo đức thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay 2.2. Vận dụng những giá trị tích cực của đạo đức Phật giáo vào việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay. 6 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHẬT GIÁO VÀ ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO 1.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo 1.1.1. Tiểu sử Phật Thích Ca Phật giáo là một trào lưu triết học – tôn giáo xuất hiện vào khoảng thế kỉ VI ở miền bắc Ấn Độ, phía Nam dãy núi Hymalaya hùng vĩ, vùng biên giới giữa Ấn Độ và Nê Pan lúc bấy giờ. Ra đời trong làn sóng ngự trị của đạo Bà la môn và chế độ phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt, đạo Phật với triết lí đạo đức sâu sắc đã trở thành một trong những ngọn cờ của phong trào tự do và bình đẳng đương thời. “Phật” theo tiếng Phạn là Boddho, có nghĩa là đáng giác ngộ sáng suốt và giác ngộ người khác (giác giả giác tha). “Phật” theo Phật giáo là bậc thánh nhân thấu suốt hết thảy mọi lẽ của tạo hóa và có thể chỉ bảo cho ta giải thoát khỏi luật luân hồi sinh tử. Đạo Phật được xây dựng trên cơ sở cuộc đời và tư tưởng của Thích Ca Mâu Ni. Thích Ca Mâu Ni tên thật là Tất Đạt Đa (Siddhartha) có nghĩa là toại nguyện, họ là Cù Đàm (Gotama) sau đổi lại là Thích Ca (Sakya) là con trai vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và hoàng hậu Ma Da (Mahamaya), thuộc dòng họ Sakya, kinh đô của thành Ca – Ti – La – Vệ (Kapillartha), thuộc xứ Nêpanltherai Đông Bắc Ấn Độ. Khi đã giác ngộ, người ta gọi ngài là Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni), sinh ngày 15 tháng 4 năm 563 mất năm 483 TCN, tính theo âm lịch (có sách ghi niên đại của ngài là 623 – 548 TCN và ngày sinh là 08 tháng 04). Thái Tử ra đời vua Tịnh Phạn vui mừng khôn xiết mời các vị tiên tri đến xem tướng cho Thái tử. Trong số các đạo sĩ ấy có đạo sĩ tên là A Tư Đà (Asita) người tu ở núi Hy Mã đã tiên đoán rằng: Thái tử có 32 tướng tốt xuất hiện nên sẽ trở thành một vị thánh. 7 Thuở nhỏ, Thái tử đã được vua cha và di mẫu chăm sóc, giáo dục rất chu đáo. Các danh sĩ Tỳ-sa-mật-đa-la (Visvàmistra) dạy Thái tử về văn, Sanđề-đề-bà (Ksantidiva) dạy Thái tử về võ kể từ năm 7 tuổi. Thái tử mỗi năm một lớn, diện mạo càng thêm khôi ngô, tài năng càng lộ gấp bội. Mặc dù, tài năng hơn người, thông minh xuất chúng, lại ở địa vị cao sang, quyền quý nhưng Thái tử không bao giờ tỏ vẻ ngạo mạn, coi thường người khác. Ngài có một thái độ rất hòa nhã, bình đẳng. Lòng thương người, thương vật của Ngài không ai sánh kịp. Bởi thế, Ngài được vua cha yêu quý, dưới thần dân kính trọng, nể vì. Càng yêu quý con bao nhiêu, vua Tịnh Phạn lại càng lo sợ con trai sẽ xuất gia thành Phật như lời của A Tư Đà. Nhất là khi lớn lên, Thái tử Tất Đạt Đa thường luôn lộ vẻ trần tư, suy nghĩ xa xăm về cuộc sống. Vua Tịnh Phạn đã cho xây cất 3 tòa nhà nguy nga, tráng lệ hợp với ba mùa khí hậu cho Thái tử ở. Nhà vua còn cưới công chúa, con vua Thiện Giác là Da-du-đà-la (Yasodhàra), một nàng công chúa tuyệt đẹp và đức hạnh vô cùng cho Thái tử với hi vọng sẽ níu giữ được Thái tử ở lại trong cung. Nhưng, hạnh phúc trần gian không làm khuây khỏa được ưu tư của người xuất thế. Mỗi ngày, Thái tử ngày càng xích lại gần hơn với quyết định xuất gia. Thái tử vẫn thấy lòng mình nặng trĩu bao nỗi băn khoăn, thắc mắc. Ngài cho cảnh đời mà Ngài đang sống ở đây không phải hạnh phúc chân thật mà là giả dối, mê muội chỉ làm cho khiếp sống thêm nặng nề khổ đau. Ngài thấy cần phải tìm một lối thoát – một lối sống chân thật, có ý nghĩa và cao đẹp hơn. Sau nhiều lần ra khỏi cửa thành, dạo chơi vườn ngự, chứng kiến các cảnh sinh, già, bệnh tật lòng thái tử trở nên u buồn và thương xót chúng sanh vô cùng. Một hôm khác, ra ngoài thành Thái tử đã gặp một vị tu sĩ tướng mạo nghiêm trang, điềm tĩnh, thản nhiên như người vô sự đi qua đường. Thái tử thấy trong lòng mình nảy sinh một sự cảm mến đối với vị tu sĩ. Ngài đã vội vã đến chào ông và hỏi về lợi ích của sự tu hành. Vị sa môn đáp rằng: Tôi tu 8 hành là quyết dứt bỏ mọi sự ràng buộc của cõi đời, để cầu cho mình khỏi khổ và thành chánh giác để phổ độ chúng sanh đều được giải thoát cho mình. Lời giải đáp đúng với suy nghĩ mà Thái tử đang ấp ủ trong mình bấy lâu. Ngài liền trở về cung xin phép vua cha để xuất gia. Bấy giờ, Thái tử vừa tròn 29 tuổi (có thuyết rằng lúc đó Thái tử 19 tuổi), Ngài nhất quyết từ bỏ ngai vàng, từ biệt vợ va con trai La Hầu La (Ràhula) vào rừng xanh tìm đạo. Nhìn rõ tướng vô thường và đang bủa vây xung quanh cuộc sống, vào đêm rằm tháng 2 Âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền Trách (Kanthaca) cùng với người cận hầu Xa Nặc (Chandaka) vượt Hoàng thành vào Hy Mã để lại đằng sau cuộc sống yêu thương và vương vị: “Ta không muốn sống trong cung điện vàng ngọc, ta không muốn sống trong cảnh vương giả trị vì thiên hạ, hưởng cuộc đời sung sướng cao sang trên mồ hôi nước mắt của lê dân. Ta không muốn sống trong xã hội bất công mà ta đã chứng kiến. Ta quyết định ra đi, dù phải xông pha trên gió bụi lao lung, ta cố tìm ra mối đạo giải thoát cho nhân loại muôn loài” [24, tr.33]. Dưới chân núi Tuyết, Thái tử thêm lần nữa bỏ lại Xa Nặc và Kiền Trắc để đi một mình vào nơi sơn lâm u tịch tìm đạo. Đầu tiên, Thái tử đi vào rừng khổ hạnh thuộc nước Ma-kiệt-đà hỏi đạo ông tiên Bạt Già Bà (Bhayavà), sau khi nghe giáo lý của ông vì không mãn nguyện, biết rằng đây không phải là đích giải thoát, Ngài từ giã Bạt Già Bà đến học đạo với Ưu-đà Già-la-ma-tử (Uddaka Ràmaputta). Lại biết rằng, đây vẫn còn trong vòng sanh tử, Ngài tiếp tục ra đi. Sau đó, chẳng còn ai để theo học đạo nữa, Ngài cùng với năm anh em Tôn giả Kiều Trần Như (kodanna) đã tu luyện khổ hạnh trong thời gian sáu năm. Nhưng đến một ngày, Ngài nhận ra rằng đây chỉ là ngõ đường tu lầm lẫn. Từ đó, Thái tử tìm chốn tu tập một mình. Ngài đã đến dưới gốc cây Bồ Đề ngồi xếp và suy nghĩ về “Chân đế” của nhân sinh và thề rằng: Nếu ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan ta cũng quyết không rời chỗ này. Trải qua 49 ngày đêm thiền định, Ngài suy nghĩ, biết được kiếp trước của 9 mình, của người và của chúng sanh. Đến nửa đêm thứ 49, nhằm vào ngày thứ 08 tháng 12, giữa lúc sao mai mọc thì trong tâm Thái tử tự nhiên đại ngộ, đoạn diệt với tất cả phiền não, chứng được quả Vô Thượng Đại Bồ Đề, hiệu là Thích Ca Mâu Ni, vào năm đó Thái tử 35 tuổi. Sau khi đắc đạo, Đức Phật bắt đầu một cuộc thuyết giáo dài tới 45 năm. Những nơi có duyên sâu nặng với Đức Thích Ca mà Ngài lưu lại thuyết pháp lâu nhất là thành Vương Xá của nước Ma Kiệt Đà, thành Xá Vệ ở nước Kiều Tất La, thành Ba La Nại của nước Ca Thi. Năm 80 tuổi, Đức Phật nhận thấy cơ duyên giáo hóa chúng sinh đã viên mãn và quyết định nhập Niết Bàn dư y. Để ban lời giáo huấn cuối cùng, Đức Phật đã nói xong bộ kinh Đại bát Niết Bàn. Rồi Ngài lên tòa thất bảo, nằm nghiêng sườn bên phải, đầu gối về phía Bắc, chân duỗi về phương Nam và đi vào Đại diệt độ (Mahàvirvàna), nhằm vào ngày 15 tháng 02. Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, Ngài Ma Ka Diếp và Đại Chúng rước kim quan của Đức Phật tới giàn thiêu để làm lễ trà tỳ (Jhàpeta, hỏa táng). Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni qua đời, những triết lý của người tiếp tục được các đệ tử không ngừng thuyết pháp, giúp cho Phật giáo ngày càng ăn sâu, bén rễ vào đời sống nhân dân. 1.1.2. Quá trình phát triển của Phật giáo. Sự phân phái các hệ thống triết lý tôn giáo lớn trong quá trình phát triển của mình đã trở thành một hiện tượng mang tính quy luật và Đạo Phật cũng không nằm ngoài quy luật đó. “Một ông chủ vắng nhà thì sự trật tự không lấy làm yên, một ông vua đã băng hà thì sự lộn xộn nhiều hơn nữa. Tình hình nhà Phật sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn cũng tương tự như vậy” [8, tr.29]. Sau khi Đức Phật diệt độ, các môn đệ cũng như các tăng sĩ trong hàng ngũ tăng già có quan điểm khác nhau về giáo lý và giới luật của Đức Phật cùng với sự thay đổi của cuộc sống xã hội lúc bấy giờ đã dẫn đến sự phân phái trong Đạo Phật. Quá trình 10 phân phái đó bắt đầu từ khi Đức Phật diệt độ và gắn liền với 4 kỳ tập kết của Phật giáo. Không bao lâu sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt, Đại Ka Diếp – Vị đại đệ tử thay Đức Phật lãnh đạo giáo đoàn. Ngài đã triệu tập một cuộc đại hội để trùng tuyên những lời giáo huấn của Đức Phật một cách thống nhất cho hậu thế tu tập. Đây là kì kết tập lần thứ nhất vơi năm trăm vị sư đều đắc quả Thánh La hán. Về sau người ta gọi đây là “Kì kết tập Năm trăm”. Trong hội nghị này, Đại Đức A Nan được chủ tọa mời thiết kinh, Ngài đã lặp lại những lời Phật dạy, là các bài tích hay các bài kinh. Ở dưới, chư thánh chép lại trên lá buôn và đóng thành kinh để truyền lại cho các đời sau. Ưu Ba Ly được cử lo tạng luật, Ngài đã tụng lại các điều luật của Phật Tổ mà tăng chúng phải theo. Đức Ka Diếp đã chứng kinh của A Nan và luật của Ưu Ba Ly còn Ngài thì lo tạng luận, gồm 7 đoạn “Nói về triết lý, đạo lý siêu hình, cũng có phong hóa và nghiêm luật nữa”. Như vậy, từ trong cuộc tập kết này Kinh, Luật, Luận đã được các vị đại đệ tử của Đức Phật biên soạn lại hợp thành bộ Tam Tạng. Cũng chính trong hội Thánh kì đầu, sự phân phái của Đạo Phật đã bắt đầu manh nha. Đức A Nan đã nói rằng: “Khi trước Đức Thế Tôn có dạy rằng về sau chư tăng có thể bớt đi những điều luật lặt vặt và nhỏ nhặt” [8, tr.35]. Trong khi đó, Đức Ka Diếp đã lặp lại ba lần “Không ai được thêm bớt chút nào trong các luât lệ mà Đức Thế Tôn đã ban hành” [8, tr.36]. Hai tư tưởng đó của A Nan và Ka diếp chính là hai khuynh hướng cách tân và bảo thủ trong Phật giáo từ đây và về sau. Một trăm năm sau, kể từ khi Đức Phật nhập niết bàn, 1200 chư tăng ở thành Tỳ Xá Ly đã không chịu nghe theo tất cả các giới luật mà lúc trước Đức Thế Tôn đã ban hành. Trước tình cảnh đó, Đại Đức Da Xá cùng các vị sư chân chính lấy làm đau lòng và mở cuộc kết tập lần thứ hai. Tham gia kỳ kết tập lần này gồm có 700 vị La Hàn nên thường gọi là “kỳ kết tập Bảy trăm”. Khi vừa họp, nhóm các vị đã bàn cãi rất căng thẳng với nhiều ý kiến khác 11 nhau và cuối cùng Giáo hội đã quyết định cấm các vị chư tăng không được vi phạm tất cả các giới luật. Thế nhưng, lúc bấy giờ Giáo đoàn Phật giáo đã phân chia thành hai bộ phái khác nhau là Đại Chúng bộ theo khuynh hướng cách tân và Thượng Tọa bộ theo khuynh hướng bảo thủ, kế thừa giáo nghĩa chính thống của Đức Phật. Đây là thời kỳ chính thức mở đầu việc phân chia bộ phái của Phật giáo căn bản. Trong quá trình phát triển tiếp theo, Đại Chúng bộ và Thượng Tọa bộ tiếp tục phân chia thành nhiều bộ phái khác nhau. Vào khoảng thế kỷ III TCN, dưới thời vua A Dục – một người sùng thượng Đạo Phật, bên trong nhiệt thành ủng hộ tăng đoàn tụ tập, bên ngoài khuyến khích truyền bá. Vì thế, Đạo Phật thời kỳ này cực kỳ hưng thịnh, chùa chiền, tháp Phật được xây dựng khắp mọi nơi. Số người xuất gia theo Phật ngày càng đông, đủ mội tầng lớp thành phần: Các bậc trưởng giả, phú hào, các vị danh gia, các nhà thương mại…Giáo hội tăng già vì quá hỷ xả nên cứ vui lòng thu rước. Nhưng có một điều, không phải ai xuất gia cũng thành tâm với Phật pháp, có những người vẫn giữu nguyên những tập tục ngoài đời, không theo trọn giới hạnh nhà Phật nên thường gây nhiều tranh cãi bất hòa, trong Giáo hội không biết đâu là nẻo chính, đường tà. Trước tình hình đó, vua A Dục cùng với 1000 tăng sĩ đã mở cuộc tập kết lần thứ ba tại thành Hoa Thị dưới sự chủ tọa của Đại Đức Thích Ha để nhằm làm cho nền đạo Phật được thuần túy và truyền Đạo Phật ra nước ngoài. Từ đây, ba Tạng: Kinh, Luật, Luận mới được hoàn bị. Sau kỳ kết tập này, vua A Dục đã chọn ra 10 nhà truyền giáo đi đến 9 nước khác nhau để nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của Đạo Phật ra nước ngoài. Đây là công việc vẻ vang của kỳ kết tập thứ ba, là một công trình vĩ đại, do đó mà sức ảnh hưởng của Đạo Phật ngày càng rộng lớn, số lượng tín đồ ngày càng tăng. Đồng thời các bộ phái tiếp tục phân liệt. Vào đầu thế kỷ II, Phật giáo đã phân chia thành nhiều bộ phái khác nhau. Vua Ca Nhị Sắc là một Phật tử sùng mộ đạo Phật, thấy giáo nghĩa không thống nhất đã mở cuộc tập kết lần thứ tư nhằm thống nhất giáo nghĩa. 12 Cuộc tập kết được tổ chức tại Tịnh Xá Hoàn Lâm thuộc nước Kasmitra, gồm 500 vị tôn Đại Đức tham dự, do Phật Đà Mật Đa tổ thứ 9 làm thượng tọa. Đại hội kì này không thêm kinh sách mới mà chủ yếu duyệt lại và chú thích Tam Tạng, sau đó khắc vào bảng đồng. Từ đây hai bộ phái: Thượng Tọa (Tiểu Thừa) và Đại Chúng (Đại Thừa) bước vào giai đoạn xung đột gay gắt. Trải qua 4 kỳ tập kết, từ khi Đức Thế Tôn nhập niết bàn, đạo Phật phân chia thành nhiều giáo bộ khác nhau. Việc phân chia này bắt nguồn từ hai phái bộ căn bản là Thượng Tọa bộ và Đại Chúng bộ, trong kì tập kết thứ hai. Về sau đối với việc giải thích giáo nghĩa của Đức Phật, mỗi bộ phái có cách nhìn nhận khác nhau nên sự phân chia lại tiếp tục diễn ra. Đại Chúng bộ đã phân chia thành 9 bộ phái khác nhau: Đại Chúng bộ, Nhất Thuyết bộ, Thuyết Xuất Thế bộ, Kê Dận bộ, Đa Văn bộ, Thuyết Giả bộ, Chế Đa Sơn bộ, Tây Sơn Trụ bộ, Bắc Sơn Trụ bộ. Thượng Tọa bộ tiếp tục phân chia thành 11 bộ phái: Thượng Tọa bộ (sau đổi thành Tuyết Sơn bộ), Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ, Đọc Tử bộ, Pháp Thượng bộ, Hiền Trụ bộ, Chính Lương bộ, Mật Lâm Sơn bộ, Hóa Địa bộ, Pháp Tạng bộ, Âm Quang bộ (Thiên Tuế bộ), Kinh Lượng bộ (Thuyết Chuyên bộ). Tuy nhiên, càng về sau, kể từ cuộc tập kết lần thứ tư thì hầu hết các bộ phái kể trên đều theo hai phái chính: Đại Thừa (Cỗ xe lớn) hoặc Tiểu Thừa (Cỗ xe nhỏ). Có thể nói rằng, sự phát triển của đạo Phật là một quá trình phân phái không ngừng. Bởi lẽ, chưa dừng lại ở đây mà hai phái Tiểu Thừa và Đại Thừa tiếp tục phân hóa. Tiểu Thừa phân chia làm hai tông: Tỳ bà Sa Luận Sư và Tăng Ca Lan Đa. Đại Thừa cũng phát sinh hai phái khác nhau: Phái Trung Luận và phái Du Già. Khi phái Trung Luận và Du Già dung hợp với nhau để tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của Đại Thừa cũng như Phật giáo thì lúc bấy giờ ở Ấn Độ xuất hiện một giáo phái mới là Mật Tông. Chính sự xuất hiện này là một trong những nguyên nhân làm cho đạo Phật kể từ đây bị suy yếu ngay trên quê hương, mảnh đất “chôn rau cắt rốn” của mình. Nhưng sức sống 13 của đạo Phật chưa một phút giây ngừng đập, hơn nữa còn phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đây là khoảng thời gian đạo Phật được truyền bá ra nước ngoài một cách rộng rãi, phổ biến, trong đó có đất nước Việt Nam chúng ta và trở thành một tôn giáo quốc tế. “Với chủ nghĩa Từ bi hỷ xả, đến xứ nào Phật cũng làm cho xứ ấy trở nên trong sạch, thơm lành. Nếu là xứ đã văn minh thì nâng cao và tô điểm cho. Nếu là xứ còn dã man, bạo tợn thì Phật giáo lại làm cho thuần lương, phong nhã. Nếu là dân tộc xao xác, bồn chồn, nóng nảy, hoành hành, thường lâm nạn vì sự tranh giành thì Phật giáo cảm hóa cho được yên ổn tinh thần, hòa nhã tâm tính và bớt nguy ngập nơi khổ ải. Nếu là dân tộc ưa sự an hòa hạnh phúc, không tham ác, không chiến tranh, ưa trời trong cảnh tịch, thích hứng gió xem hoa thì Phật giáo làm cho khoái lạc thêm” [8, tr.179]. Một trong những giáo lý góp phần làm cho sức sống của đạo Phật trường tồn và có ảnh hưởng mạnh mẽ ra bên ngoài đó chính là giáo lý đạo đức Phật giáo. 1.2. Một số nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo 1.2.1. Biểu hiện trong “Tứ diệu đế” “Tứ diệu đế” hay là thánh đế bốn chân lý cao thượng, chắc chắn, hiển nhiên. Tứ diệu đế gồm có: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế. Khổ đế (Dukkha satya): Đây là những chân lý chỉ ra những nỗi khổ của chúng sinh. Theo triết lý Phật giáo, tất cả loài vật dù vô tình hay hữu tình trong thế giới đều ở trong khổ não. Đức Phật chỉ ra 8 nỗi khổ mà chúng sinh mắc phải: sinh (jàtar) là khổ, lão (jarà) là khổ, bệnh (vyàdhir) là khổ và tử (marana) là khổ, người thân yêu bị xa cách gọi là “ái biệt ly khổ” (priya samprayoyra), cái oán ghét mà phải gặp gọi là “oán tăng hội khổ”, điều cầu mong mà không được gọi là “cầu bất đắc khổ” (yadapicchan – parysamano nalabhatetad) Ngũ uẩn: sắc, thụ, hành, thức, bị nó nung nấu khổ sở gọi là “Ngũ ẩm thịnh khổ” (sank – sepat – gancupàdara skandhà). 14 Trong kinh “Chuyển pháp luân” Đức Phật nói: Hỡi này các Tỳ Khưu, bây giờ đây là chân lý cao thượng về sự khổ (dukkha àrya satya) sinh là khổ, già là khổ, chết là khổ, cầu mong không được là khổ, thủ ngũ uẩn khổ. Tóm lại, đời là bể khổ. Tập đế (sammudaya satya): “Tập” nghĩa là tích tập, tập hợp góp chứa. Vậy, do những gì tích tập, góp chứa lại mà tạo ra nỗi khổ của con người. Theo triết lí Phật giáo nguyên nhân của nỗi khổ nằm trong trần tục, lòng ái dục. Nhưng, sở dĩ có cái ái dục là vì sự vô minh, từ cái mê lầm của con người do không nhận thức được bản chất của thế giới. Con người muốn tồn tại mãi, nhưng thực tại lại luôn biến dịch, con người muốn trường tồn nhưng cuộc đời lại cứ luân chuyển không ngừng nghỉ theo quy trình: Sinh – lão – bệnh – tử; hành - trụ - hoại - không ; sanh - trụ - dị - diệt. Vì thế, con người mới sinh ra lòng tham, sân, si chiếm đoạt để gây nên nỗi khổ triền miên của cuộc đời, thập nhị nhân duyên là nguyên nhân cho cái tồn tại kéo dài không ngừng và liên tục trong vòng quay vĩnh cửu. Mười hai nguyên nhân ấy là: vô minh, hành, thức, danh – sắc, lục, nhập, xúc, thụ, ái, hữu, sinh, lão – tử, đều là sinh khổ. Duyên “lão – tử” vừa là kết quả cuối cùng của một quá trình nhưng cũng là nguyên nhân của vòng luân hồi mới từ vô minh của cuộc đời khác. Tất cả mười hai nguyên nhân này là quan hệ ràng buộc dẫn tới cay đắng của cuộc đời. Con người không hiểu được do nhân nguyên duyên chi phối khiến cho “chư hành đều vô thường”, “vạn pháp đều vô ngã”, nên người ta lầm tưởng rằng cái gì cũng thường định, cái gì cũng của ta, có ta, chấp ngã, tham dục, hành động chiếm đoạt gây ra nỗi khổ triền miên (karma) từ khiếp này sang kiếp khác (samsara). Trong kinh “Chuyển pháp luân”, Đức Phật nói: Bây giờ này hỡi các Tỳ Khưu, đây là chân lý cao thượng về nguồn gốc của sự khổ (dukkha sammudaya arya satya). Chính ái dục là nguyên nhân của sự tái sinh 15 (ponabhavika), ái hợp với tâm thiết tha khao khát, bám víu cái này cái kia (của cuộc đời) chính cái ái dục đeo víu cái nhục dục ngũ trần, ái đeo víu theo ý tưởng sinh tồn (bhavatanha): Vô sinh ái, luyến ái trong ý tưởng cho rằng cái chết là hư vô. Kinh “Cú pháp” viết: “Không có lửa nào như lửa tham, không có ngục tù nào như lòng sân. Không có lưới nào như vô minh và không có dòng sông nào như ái dục, do ái dục sinh ra phiền não, do dục ái sinh ra sợ sệt. Người đã hoàn toàn chấm dứt ái dục thì không còn phiền não, lại càng ít sợ sệt” [7, tr.256] Như vậy, cội nguồn của đau khổ là ái dục, luyến ái bám víu và vô minh. Ái dục là một năng lực tinh thần hết sức mạnh mẽ, là ngọn lửa cháy âm ỷ trong lòng mọi người, luôn luôn ngủ ngầm bên trong chúng sinh. Chính ái dục làm cho ta đeo víu sự sống dưới mọi hình thức, và vì thế dẫn dắt, lôi kéo con người mãi mãi phiêu bạt trong dòng luân hồi, muốn thoát khỏi khổ não phải tận diệt ái dục, xóa vô minh đó. Diệt đế (nirodha satya): Diệt đế là giải thoát luận và cũng là lý tưởng luận của Phật giáo. Nó là phương pháp diệt trừ từ gốc tới ngọn nỗi khổ, giải thoát con người khỏi nghiệp chướng luân hồi. Theo triết lý phật giáo, muốn vậy phải diệt mọi ái dục (phải dập tắt ngọn lửa ái dục trong lòng mỗi người), dứt bỏ mọi vô minh, đạt tới sự sáng tỏ bản nhiên trong tâm con người, đưa chúng sinh tới niết bàn, thường trụ. Đạt tới cõi Phật là đạt tới Bát Nhã trí tuệ, thấy được chân như tâm không còn vận động, không còn tham dục luyến ái. Đó là trạng thái Niết Bàn, là cõi tịch diệt, thanh tịnh vắng lặng tuyệt đối, an lạc sáng tỏ bản nhiên. Là trạng thái diệt được mọi dục vọng, chấm dứt mọi phiền não luân hồi, nghiệp báo, tái sinh, không phải ở một cõi nào khác mà là ở ngay trên thế gian này, ở chính tâm mình, nhờ sự nỗ lực tu luyện nghiêm túc. Trong Kinh cú pháp, Đức Phật dạy: “Chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm, chỉ có ta 16 tránh điều tội lỗi, chỉ có ta gột rửa cho ta trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta, không ai có thể làm cho người khác trở lên trong sạch” [7 tr. 258]. Chữ Niết Bàn trong tiếng Phạn là Nibbànava. Niết Bàn là dứt bỏ, sự phủ định tách rời (ni) ra khỏi ái dục (vana) là dứt bỏ sự thèm khát ái dục. Niết Bàn theo cách giải thích khác còn là sự dập tắt ngọn lửa dục vọng, tham (lobla), sân (dosa), si (moha), luôn ngầm chứa, luôn nhen nhóm trỗi dậy trong lòng con người. Kinh cú pháp viết: “Không có lửa nào bằng lửa tham dục, không có ác nào bằng ác sân hận, không có khổ nào bằng khổ ngũ uẩn, không vui nào bằng vui Niết Bàn”. Cho nên “Niết Bàn là an lạc, là hạnh phúc tối thượng, Niết Bàn là sự diệt trừ tham ái đưa đến tái sinh”. Do vậy, Niết Bàn không phải là hư vô, Niết Bàn có thể thấu triệt được bằng nhãn quan tinh thần như là một trạng thái tinh thần. Đạo đức do sự từ bỏ tất cả luyến ái bên trong đối với thế giới quan bên ngoài. Và như thế Niết Bàn là một trạng thái không thể dung ngôn từ và tư duy để định nghĩa mà phải bằng chứng ngộ trực giác. Nhưng để nắm được nó, Đức Phật đã phải mô tả nó bằng một loạt các danh từ như “vô tận”, “bất tùy thế”, “tối thượng”, “tối cao”, “chỗ lương tự tối cao”, “chân toàn”, “hạnh phúc”, “an lạc”, “bất khả diệt”, “tuyệt đối thanh tịnh”, “siêu thế”, “vĩnh cửu”, “vắng lặng”, “giải thoát”, “duy nhất”… Muốn đạt đến Niết Bàn phải diệt đế, phải chứng quả “duyên giác”. Diệt đế trước hết phải vô minh. Nói chung, Diệt đế là tiến bộ. Cái yếu của Diệt đế là ở chỗ diệt vô minh bao gồm cả việc không thừa nhận sự tồn thực của con người và của vạn pháp. Đạo đế (marga): là cách thức con đường để giải thoát khỏi nỗi khổ, con đường đó không phải là cách tu luyện khổ hạnh ép xác, cũng không phải là chìm đắm trong dục lạc, thấp hèn, thô bỉ. Đó là hai thái cực không thể đưa đến giải thoát. Theo Đức Phật, giải thoát là con đường ở giữa hai thái cực kia, con đường tu luyện đạo đức theo giới luật (sila), tu luyện tri thức (jâna), trí tuệ bằng “thực nghiệm tâm linh”, “trực giác” (intuition). Trong kinh “Chuyển 17 pháp luân”, Đức Phật nói: Bây giờ, hỡi này các Tỳ Khưu, đây là chân lý cao thượng về con dường dẫn đến sự diệt khổ (đạo diệt khổ khánh đế). Đó là Bát chính đạo: chính kiến, chính tư duy, chính nghĩa, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm và chính định. Chính kiến (samyak dristi): Nhận thức đúng không để cho sự sai trái che lấp sự sáng suốt của mình. Chính tư duy (samyak samkalpa): Suy nghĩ đúng đắn để đạt tới chân lý và giác ngộ. Chính nghiệp (samyak karmata): Hành động, việc làm đúng đắn, không làm những điều tàn bạo, gian ác giả dối. Chính ngữ (samyak vaka): Chỉ nói những điều đúng đắn, điều phải, điều tốt, không được nói những điều gian dối, điều ác, điều xấu. Chính mệnh (samyak ajiva): Sống đúng đắn, trung thực nhân nghĩa, không tham lam, gian tà, vụ lợi. Chính tinh tiến (samyak vayma): Nỗ lực, sáng suốt, vươn lên một cách đúng đắn. Chính niệm (samyak smrit): phải luôn tâm niệm và luôn nghĩ tới đạo chân chính, đến điều tốt, không được nghĩ tới điều xấu xa, bạo ngược và tà đạo. Chính định (samyak samadhi): Kiên định, tập trung tư tưởng tâm trí vào con đường, đạo lý chân chính, không để bất cứ điều gì làm lay chuyển tâm trí, đạt tới giác ngộ. Trong tám biện pháp tu luyện để đạt tới giác ngộ và giải thoát thì chính kiến, chính tư duy thuộc về môn tu luyện trí tuệ (parajnâ); chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh thuộc về môn tu luyện về đạo đức theo giới luật (sila); còn chính tinh tiến, chính niệm, chính định thuộc về môn tu thiền định (samadhi). Triết học Phật giáo khái quát ba phương pháp tu luyện đó gọi là “tam học” gồm: Giới (sila), Định (dhyâna) và Tuệ (samadhi). 18 Giới: Giữ những điều kiêng kị để con người trở lên trong sạch, làm cho thân, khẩu, ý được thanh tịnh. Định: Làm cho thân, tâm, trụ, định, an lạc không bị tán loạn, không bị chi phối bởi hoàn cảnh. Định gồm có Chỉ và Quán. Nhờ Chỉ mà mọi nghiệp dừng lại và ngưng đọng. Nhờ Quán mà tri tuệ minh triết phát sinh. Tuệ: Nhờ Định mà trí tuệ bát nhã phát sinh, lúc đó con người liền vượt qua bể khổ đạt tời bờ giải thoát (giác ngộ Niết Bàn, quốc độ, tĩnh lặng…). Như vậy, tư tưởng của Đạo đế chính là đạo đức và tri thức luận của phật giáo. Cùng với Bát chánh đạo, Đạo Phật đưa ra phép tu tổng quát cho tất cả hàng Phật tử, để ngăn ngừa việc gây ra những điều ác, thi hành những điều thiện, điều tốt cho người và cho mình. Đó là Ngũ giới và Lục độ. 1.2.2. Biểu hiện trong kinh “Mười thiện nghiệp đạo” Kinh Mười thiện nghiệp đạo gồm bốn phần chính: Phần mở đầu, Phật nói về thế và xuất thế gian. Theo Phật tất cả mọi sự xấu xa và tốt đẹp của cuộc đời và trên bậc thánh đều do hành động của thân, miệng và ý tạo lên. Tâm ý tốt, lời nói và việc làm tốt, giúp ích cho đời cả hiện tại và tương lai. Ngược lại, tâm ý xấu, dẫn lời nói và việc làm không tốt đẹp, đem lại tai ương cho cuộc đời cả hiện tại và mai sau. Kinh nói: “tất cả hình sắc, chủng tộc của chúng sinh có khác nhau đều do tâm tạo thiện hoặc bất thiện nơi thân, ngữ, ý gây ra”. Người đời thường nói trong tâm thế nào thì hành vi thế ấy (thánh ư trung, hình ư ngoại). Từ đó cho thấy, Phật và Bồ tát có sắc tường tốt đẹp, hào quang sáng chói do thu tập phúc đức thiện nghiệp mà thành. Còn các chúng sinh có khác nhau Chánh báo và Y báo cũng do gây thiện ác không đồng. Bởi thế, để cho con người và xã hội tốt đẹp, về cơ bản con người phải tu tâm, dưỡng tính thể hiện bằng lời ăn, tiếng nói và hành vi, cử chỉ tốt đẹp. Thứ đến, Kinh nói về hành tướng của Mười thiện nghiệp qua thân, khẩu, ý: Thân có ba điều xấu, do thân thể chúng ta tạo tác, đó là sát sinh, trộm 19 cắp, tà dâm. Khẩu có bốn điều xấu, do miệng chúng ta tạo tác, đó là nói dối, nói xảo quyệt, nói ác, nói hai lưỡi. Ý có ba ý niệm xấu do tâm chúng ta gây ra là tham dục, sân hận, tà kiến. Tổng hợp những việc xấu do ba nghiệp tạo tác gọi là thập ác, nếu không vi phạm thì gọi là thập thiện: 1- Không sát sinh: Tức là không làm tổn hại tới sinh mạng động 2- Không trộm cắp: Không cướp giật đồ vật của người 3- Không tà dâm: Không trái với đạo đức pháp luật đối với nữ sắc. 4- Không vọng ngữ: Không nói dối. 5- Không ác khẩu: Không dùng lời ác độc, thóa mạ, ô uế. 6- Không nói lời hai lưỡi: Không nói khích bác để ly gián, không vật. “đâm bị thóc, chọc bị gạo” phá hoại tình cảm giữa người với người. 7- Không ỷ ngữ: không nói lời dâm đảng, ô uế, bất chính. 8- Không tham dục: Không nên tham đắm quá mức, không biết 9- Không sân hận: Tâm bình tĩnh, không bức tức, không giận dữ. chán. 10- Không tà kiến: Là hiểu rõ phải, trái. Phàm một việc gì cũng nên lấy trí tuệ để quan sát, nhờ vào lý trí suy xét kỹ sẽ không thể sinh tà kiến và hiểu nhầm. Tiếp theo, con người thực hành Mười thiện nghiệp sẽ có những hiệu quả tốt ở hiện tại và tương lai. Không giết hại được pháp không bức não, thân ít bệnh, trường thọ, không oán thù, thế giới hòa bình. Không trộm cắp được pháp bảo tín, giàu có không bị lừa gạt, sẵn sàng bố thí, nhà nhà không phải đóng cửa, ra đường lượm được của đánh rơi đem trả. Không tà hạnh, sống chính hạnh, được người trí gợi khen, vợ chồng không bị ai xâm phạm tiết hạnh, cuộc sống thuần phong mỹ tục. Nếu có lòng hướng thiện khi thành được tướng trượng phu ấn mật tàng của Phật. Nếu giữ được khẩu thiện miệng 20 sẽ được thanh tịnh, thơm mùi hoa ưu-bát, nói không sai làm được người nghe tín cẩn, gia đình, bạn bè, làng xóm hòa thuận. Nếu giữ được ý thiện tức là không sân hận, tham dục và không tà kiến sẽ được tự tại, lòng không tổn não, gây oán hờn, kiện tụng, sáng suốt, phán đoán được mọi vấn đề khúc mắc. Sau cùng, nhờ thực hành Mười thiện nghiệp đạo con người không còn ích kỷ mà vị tha bằng cách thực hành lục độ, vạn hạnh như bố thí, giữ giới, nhẫn nhục, siêng năng, hành Thiền và trí tuệ. Rồi cũng từ đó mở rộng tâm từ, bi, hỉ, xả, thực hành bốn nhiếp pháp là bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồn sự. Như vậy, tính đạo đức trong pháp mười thiện nghiệp chính là nhằm mục đích cải thiện con người, xây dựng một quốc gia xã hội tốt và là nhân tố đưa con người đến bậc giác ngộ, giải thoát thánh thiện hoàn toàn. 1.2.3. Biểu hiện trong “Lục độ” “Độ” theo Phạn văn là “ba la mật” ý là “đáo bỉ ngạn”. Cũng tức là có thể vượt qua biển khổ sinh tử đến bờ an lạc bên kia. Cho nên “lục độ” chính là sáu phương pháp giúp cho con người vượt qua biển khỏi biển khổ sinh tử. Sáu phương pháp ấy là: Bố thí, Trì giới, Nhẫn, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ. 1- Bố thí: tức là đem phước lợi ân huệ ban người khác, thấy người đói rách gặp nạn cũng như chính mình đói rách gặp nạn, việc giúp của, giúp sức cho họ cũng như làm cho chính mình, mà không có một mong cầu nào. Kinh “Vô lượng thọ” có nói bố thí ân huệ cũng gọi là bố thí. Bố thí có thể chia làm ba loại: tài thí, pháp thí và vô úy thí. a/ Tài thí là cho những gì mình có mà người cần với tâm vô cầu. Việc bố thí tự nhiên đến độ người thọ ân không biết được người ban ân. b/ Pháp thí là đem giáo lý hoặc bất cứ lời thiện nào giúp người nghe giác ngộ, hoặc gây nơi họ lòng thanh thản, yên vui mà không lợi dụng ở cầu danh giáo hóa, cũng không chủ vào việc tuyên truyền tôn giáo.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất