Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Vận dụng đa phương tiện (multimedia) trong dạy học chương “cảm ứng điện từ” vật ...

Tài liệu Vận dụng đa phương tiện (multimedia) trong dạy học chương “cảm ứng điện từ” vật lí 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh

.PDF
162
766
54

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Hữu Hiếu LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Hữu Hiếu Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Vật lí Mã số: 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THẾ DÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Phạm Thế Dân. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Học viên Nguyễn Hữu Hiếu LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ rất nhiều cá nhân và các đơn vị cơ quan. Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm và các thầy cô trong khoa Vật lí Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tạo một môi trường vô cùng thuận lợi cho việc học tập, nghiên cứu đối với các học viên Cao học khóa 23 chúng tôi. Tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Phạm Thế Dân, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo tại Trường Trung học Thực hành Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Trung học phổ thông Nguyễn Thượng Hiền, Trung tâm GDTX Quận 5, TP. Hồ Chí Minh; các Trường Trung học phổ thông Võ Thị Sáu, Dương Bạch Mai - Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người thân yêu, những người bạn đã luôn động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian học tập vừa qua. Với lòng tri ân sâu sắc, tôi xin kính chúc mọi người luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2014 NGUYỄN HỮU HIẾU MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG ĐA PHƯƠNG TIỆN (MULTIMEDIA) TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH ................................................. 7 1.1. Mục tiêu của giáo dục và định hướng đổi mới phương pháp dạy học Vật lí ở trường THPT Việt Nam hiện nay ......................................................................... 7 1.1.1. Mục tiêu của giáo dục ở trường THPT Việt Nam hiện nay ...................... 7 1.1.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Vật lí ở trường THPT Việt Nam hiện nay ..................................................................................... 8 1.2. Phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trong dạy học Vật lí..... 11 1.2.1. Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Vật lí ........................ 11 1.2.2. Phát huy tính tự lực của học sinh trong dạy học Vật lí ........................... 14 1.2.3. Phát huy tính sáng tạo của học sinh trong dạy học Vật lí........................ 16 1.2.4. Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trong dạy học Vật lí .............................................. 19 1.2.5. Điều kiện áp dụng phương pháp dạy học tích cực .................................. 23 1.3. Ứng dụng đa phương tiện (multimedia) trong dạy học Vật lí nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh ..................................................... 25 1.3.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 25 1.3.2. Những ưu điểm của việc ứng dụng đa phương tiện (multimedia) trong dạy học Vật lí ................................................................................. 28 1.3.3. Công nghệ hỗ trợ cho đa phương tiện ..................................................... 31 1.3.4. Quy trình ứng dụng đa phương tiện(multimedia) vào thiết kế bài giảng điện tử ............................................................................................ 33 1.4. Lớp học trực tuyến (E - Learning) nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trong dạy học ................................................................... 39 1.4.1. Định nghĩa về E - Learning ..................................................................... 39 1.4.2. Những ưu việt của việc sử dụng E - Learning trong dạy học .................. 41 1.4.3. Tình hình phát triển và ứng dụng E - Learning ở Việt Nam ......... 44 1.4.4. Kết hợp E - Learning với hình thức dạy học truyền thống ...................... 45 1.4.5. Moodle - phần mềm thiết kế E - Learning............................................... 47 1.4.6. Xây dựng khóa học trực tuyến trên website lophoc.thuvienvatly.com ... 48 1.5. Kết luận của chương 1 ........................................................................................ 53 Chương 2. VẬN DỤNG ĐA PHƯƠNG TIỆN (MULTIMEDIA) TRONG XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CÁC BÀI CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” - VẬT LÍ 11 THPT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH ....... 54 2.1. Phân tích nội dung kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” - Vật lí 11 THPT ..... 54 2.1.1. Vị trí của chương “Cảm ứng điện từ” trong chương trình Vật lí THPT ....................................................................................................... 54 2.1.2. Sự phát triển nội dung kiến thức của chương “Cảm ứng điện từ” trong chương trình Vật lí phổ thông ........................................................ 55 2.1.3. Sơ đồ cấu trúc logic nội dung chương “Cảm ứng điện từ” - Vật lí 11 THPT ....................................................................................................... 56 2.1.4. Sơ đồ mạch kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” - Vật lí 11 THPT ..... 57 2.2. Điều tra thực trạng dạy học chương “Cảm ứng điện từ” ở THPT...................... 58 2.2.1. Nội dung và phương pháp điều tra .......................................................... 58 2.2.2. Kết quả điều tra ........................................................................................ 58 2.2.3. Những khó khăn khi dạy học chương “Cảm ứng điện từ” - Vật lí THPT hiện nay......................................................................................... 62 2.3. Xây dựng tiến trình dạy học các bài học của chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT ................................................................................................... 66 2.3.1. Các bước xây dựng tiến trình dạy học có ứng dụng đa phương tiện các bài học của chương “Cảm ứng điện từ” - Vật lí 11 THPT ................ 66 2.3.2. Tiến trình dạy học bài “TỪ THÔNG. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ”............... 70 2.3.3. Tiến trình dạy học bài “SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG. ĐỊNH LUẬT FA-RA-ĐÂY” .............................................................................. 79 2.3.4. Tiến trình dạy học bài “TỰ CẢM” .......................................................... 83 2.4. Kết luận của chương 2 ........................................................................................ 91 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................................. 92 3.1. Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng của thực nghiệm sư phạm ............................ 92 3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ........................................................ 92 3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ....................................................... 92 3.1.3. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm....................................................... 93 3.2. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ........................................ 93 3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................................ 94 3.3.1. Đánh giá mức độ tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trong quá trình thực nghiệm ..................................................................................... 94 3.3.2. Đánh giá kết quả học tập của học sinh .................................................... 96 3.4. Kết luận của chương 3 ...................................................................................... 101 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 105 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 110 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT THPT : Trung học Phổ thông THCS : Trung học cơ sở DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ  Danh mục các bảng biểu Bảng 3.1. Bảng phân phối tần số điểm Xi của bài kiểm tra cuối chương ..................... 97 Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất điểm Xi của bài kiểm tra cuối chương .................. 98 Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất tích lũy điểm Xi bài kiểm tra cuối chương............ 99 Bảng 3.4. Các thông số thống kê của bài kiểm tra cuối chương ................................. 100  Danh mục các biểu đồ Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân phối tần số điểm Xi của bài kiểm tra cuối chương ............. 97 Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân phối tần suất điểm Xi của bài kiểm tra cuối chương .......... 98 Biểu đồ 3.3.Biểu đồ phân phối tần suất tích lũy điểm Xi của bài kiểm tra cuối chương ..................................................................................................... 99 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Bật chế độ chỉnh sửa...................................................................................... 48 Hình 1.2. Link tới file trong kho dữ liệu ....................................................................... 49 Hình 1.3. Các thí nghiệm ảo, hình ảnh, đoạn phim ....................................................... 50 Hình 1.4. Vật lí và đời sống........................................................................................... 50 Hình 1.5. Thêm một Hot Potatoes ................................................................................. 51 Hình 1.6. Chọn hoặc tải một file lên ............................................................................. 51 Hình 1.7. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm........................................................................ 51 Hình 1.8. Các đề kiểm tra 15 phút ................................................................................. 52 Hình 2.1. Giới thiệu trang web http://lophoc.thuvienvatly.com.................................... 67 Hình 2.2. Tạo tài khoản cá nhân .................................................................................... 68 Hình 2.3. Đăng nhập tài khoản ...................................................................................... 68 Hình 2.4. Đường dẫn vào các lớp học trực tuyến 11 ..................................................... 68 Hình 2.5. Đường dẫn vào lớp học trực tuyến 11 – Cảm ứng điện từ ............................ 69 Hình 2.6. Giao diện chính khóa học .............................................................................. 69 Hình 2.7. Nội dung phần “Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm” ........................................... 70 Hình 2.8. Thí nghiệm dịch chuyển nam châm trên máy tính ........................................ 73 Hình 2.9. Thí nghiệm thay đổi cường độ dòng điện trên máy tính ............................... 75 Hình 2.10. Thí nghiệm thay đổi hiệu điện thế qua cuộn dây trên máy tính .................. 75 Hình 2.11. Thí nghiệm thay đổi số vòng của ống dây trên máy tính ............................ 76 Hình 2.12. Thí nghiệm thay đổi góc trên máy tính ....................................................... 76 Hình 2.13. Thí nghiệm xác định chiều định chiều dòng điện trong ống dây ................ 77 Hình 2.14. Thí nghiệm hiện tượng cảm ứng điện từ ..................................................... 80 Hình 2.15. Thí nghiệm xác định chiều dòng điện trong đoạn dây dẫn ......................... 82 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, vì vậy việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của đất nước là cực kỳ quan trọng. Để đáp ứng yêu cầu cấp bách này, ngành giáo dục đang có những bước thay đổi đáng kể, bắt đầu từ việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa hiện nay đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 - 1996):“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền đạt một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học,…”. [47] Điều 28.2 của Luật Giáo dục (2005) đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. [23] Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, phương tiện dạy học đóng vai trò rất quan trọng, nó là công cụ hỗ trợ cho hoạt động nhận thức của học sinh, là một bộ phận hữu cơ của cả phương pháp và nội dung dạy học. Vì vậy, việc tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại là rất cần thiết. Hiện nay công nghệ thông tin và truyền thông đang phát triển với tốc độ như vũ bão, các phương tiện hiện đại, môi trường đa phương tiện (multimedia) hỗ trợ việc dạy và học ngày càng phổ biến; mạng internet là một phương tiện kết nối toàn cầu trong nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục đã làm thay đổi mạnh mẽ tư duy giáo dục và đào tạo, tác động thúc đẩy nhanh chóng việc đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường, hỗ trợ giáo viên thực hiện các phương pháp dạy học tích cực với định hướng 2 “lấy học sinh làm trung tâm” có hiệu quả hơn, nhiều hình thức dạy học mới xuất hiện mà trước đây chưa từng có. Đồng thời, công nghệ thông tin cũng góp phần đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách toàn diện, tích cực và có hiệu quả hơn. Với sự bùng nổ công nghệ thông tin, ngày càng có nhiều phần mềm, thiết bị phục vụ dạy và học, rõ ràng ta phải đổi mới phương pháp dạy học, không thể dạy học theo phương pháp truyền thống được. Multimedia - truyền thông đa phương tiện, là một phương pháp giới thiệu thông tin bằng máy tính, sử dụng nhiều phương tiện truyền tải thông tin như văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim… và đặc biệt là gây ấn tượng mạnh mẽ bằng sự tương tác giữa nhiều phương tiện cùng lúc. Hiện tại, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại tại phần lớn các trường học đã được trang bị đầy đủ, đó là điều kiện rất tốt để người giáo viên có thể vươn mình cùng với tầm cao của công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học một cách nhanh chóng, hiệu quả, đúng với xu hướng đổi mới trong giáo dục hiện nay. Theo báo cáo của trung tâm nghiên cứu kỹ thuật máy tính của Mỹ vào năm 1993: con người giữ lại 20% những gì họ nghe và 30% những gì họ thấy; nhưng họ nhớ 50% những gì họ nghe và 80% những gì họ thấy nếu họ thấy và nghe những điều đó một cách đồng thời. Công nghệ đa phương tiện (multimedia) với bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, đĩa CD và đặc biệt là E-Learning (học trực tuyến qua mạng) đang làm thay đổi cách thức dạy và học. Từ kiểu dạy truyền thống, học sinh học thụ động theo kiểu chép lấy chép để bài giảng trên lớp của giáo viên, thì công việc dạy và học đã và đang thay đổi với phương châm mới: - Học tập mềm dẻo suốt đời thay cho học để thi cử trong một giai đoạn cuộc đời. - Học để nâng cao chất lượng cuộc sống, để nâng cao trí tuệ hơn là học vì để thi lấy bằng cấp. - Tích cực hóa quá trình dạy và học qua các việc làm cụ thể của giáo viên. Tích cực hóa trong quá trình học tập sẽ làm cho quá trình học hứng thú, hưng phấn hơn, hiệu quả hơn, hiểu bài nhanh hơn, nhớ bài lâu hơn; khi sử dụng các loại phương tiện 3 nghe và nhìn trong multimedia nhằm tạo ra các tình huống học tập khác nhau, tạo ra các nguồn tài nguyên phong phú trên mạng. Tất cả những điều trên là lý do tôi quyết định chọn đề tài “Vận dụng đa phương tiện (multimedia) trong dạy học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Vận dụng đa phương tiện (multimedia) cho giờ dạy học trên lớp và tự học ở nhà trong dạy học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo trong học tập của học sinh, đồng thời qua đó góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh. 3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu vận dụng đa phương tiện (multimedia) một cách hợp lý cho giờ dạy học trên lớp và tự học ở nhà trong dạy học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 thì có thể phát huy được tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh, đồng thời qua đó góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh. 4. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 11 THPT trong quá trình học tập chương “Cảm ứng điện từ” Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng đa phương tiện (multimedia) cho giờ dạy học trên lớp và ở nhà trong quá trình dạy học chương “Cảm ứng điện từ” lớp 11. Phạm vi nghiên cứu: Ứng dụng đa phương tiện thiết kế quá trình dạy học các kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” lớp 11 cho giờ dạy học trên lớp và tự học ở nhà, sau đó tiến hành thực nghiệm sư phạm tại Trường Trung học Thực hành Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, cần phải thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: 4 - Nghiên cứu lý luận và thực tiễn của việc đổi mới phương pháp dạy học Vật lí hiện nay. - Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc khai thác và sử dụng đa phương tiện trong dạy học Vật lí. - Tìm hiểu thực trạng dạy học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11, tình hình ứng dụng đa phương tiện vào dạy học ở một số trường THPT hiện nay. - Lựa chọn và nghiên cứu ngôn ngữ lập trình thích hợp cho mô hình ứng dụng đa phương tiện cho giờ dạy học trên lớp và ở nhà: Ngôn ngữ Moodle. - Thiết kế tiến trình dạy học các bài học của chương “Cảm ứng điện từ” với hình thức ứng dụng đa phương tiện cho giờ dạy học trên lớp và khóa học trực tuyến ở nhà qua lớp học Vật lí chương “Cảm ứng điện từ” tại website: http://lophoc.thuvienvatly.com; sau đó tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi của tiến trình dạy học đã thiết kế. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện được những nhiệm vụ cụ thể trên, tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng phương pháp này nhằm: - Nghiên cứu tài liệu về giáo dục học và khoa học dạy học Vật lí. - Nghiên cứu cơ sở lý luận của mô hình dạy - tự học và một số biện pháp bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh. - Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, cụ thể là các tài liệu về bài giảng điện tử, thiết kế website, ngôn ngữ lập trình Moodle, phần mềm trắc nghiệm Hot Potatoes, phần mềm hỗ trợ cho thiết kế bài giảng Adobe Presenter, phần mềm thiết kế thí nghiệm Vật lí ảo như: Java, Macromedia Flash, Pakma…. - Nghiên cứu chương trình, nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu liên qua đến chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 nhằm xác định mục tiêu dạy học nội dung, cấu trúc lôgic của các kiến thức mà học sinh cần nắm vững. 5 6.2. Phương pháp điều tra, khảo sát Phương pháp này được dùng nhằm phỏng vấn trực tiếp các giáo viên về các vấn đề liên qua đến đề tài nhằm điều tra thực trạng dạy học chương “Cảm ứng điện từ” lớp 11, góp ý về bài giảng ở lớp và phần tự học ở nhà, cách thức tiến hành giảng dạy, phương pháp giảng dạy… 6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thiết kế tiến trình dạy học các bài học của chương “Cảm ứng điện từ” với hình thức ứng dụng đa phương tiện cho giờ trên lớp và khóa học trực tuyến ở nhà qua lớp học Vật lí chương “Cảm ứng điện từ” tại website: http://lophoc.thuvienvatly.com Sử dụng phương pháp này nhằm: - Đánh giá tính khả thi của phương án kết hợp ứng dụng đa phương tiện cho giờ dạy trên lớp và khóa học trực tuyến ở nhà các bài học chương “Cảm ứng điện từ”. - Xử lý số liệu và phân tích kết quả các bài kiểm tra trắc nghiệm, kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của nhóm đối chứng và thực nghiệm. Từ đó. đề xuất những nhận xét sau thực nghiệm sư phạm, phân tích những ưu, nhược điểm và điều chỉnh lại phương án cho phù hợp nếu cần thiết. 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN  Phần mở đầu  Phần nội dung: Gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng đa phương tiện (multimedia) trong dạy học Vật lí ở trường THPT nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh Chương 2: Vận dụng đa phương tiện (multimedia) trong dạy học chương “Cảm ứng điện từ” - Vật lí 11 THPT nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 6  Phần kết luận  Tài liệu tham khảo  Phụ lục 8. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Về lý luận: - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc ứng dụng đa phương tiện trong dạy học Vật lí ở trường THPT. Về thực tiễn: - Điều tra thực trạng ứng dụng đa phương tiện thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở một số trường THPT; chỉ ra nguyên nhân của những khó khăn, sai lầm của học sinh trong quá trình học tập chương “Cảm ứng điện từ” - Vật lí 11 THPT. - Làm phong phú thêm nguồn tư liệu dạy học đa phương tiện chương “Cảm ứng điện từ” - Vật lí lớp 11 THPT. - Xây dựng được lớp học trực tuyến định hướng cho hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh đối với chương “Cảm ứng điện từ” - Vật lí 11 THPT. - Thiết kế tiến trình dạy học các bài học của chương “Cảm ứng điện từ” - Vật lí 11 THPT với hình thức ứng dụng đa phương tiện cho giờ dạy học trên lớp và tự học ở nhà nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh. 7 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG ĐA PHƯƠNG TIỆN (MULTIMEDIA) TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH 1.1. Mục tiêu của giáo dục và định hướng đổi mới phương pháp dạy học Vật lí ở trường THPT Việt Nam hiện nay 1.1.1. Mục tiêu của giáo dục ở trường THPT Việt Nam hiện nay 1.1.1.1. Mục tiêu chung của giáo dục ở trường THPT Việt Nam hiện nay Dạy và học ở nước ta hiện nay đều nhằm thực hiện mục tiêu chung của giáo dục: “Hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực công dân Việt Nam, tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hóa, khoa học, công nghệ, có kỹ năng nghề nghiệp, có sức khỏe, có niềm tự hào dân tộc và ý chí vươn lên, có năng lực tự học và thói quen tự học suốt đời, năng lực đi vào thực tiễn xã hội, góp phần hiệu quả làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Điều 28 Yêu cầu về nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông khẳng định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”. [23] Hiện nay mục tiêu giáo dục ở nước ta cũng giống như trên thế giới là không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn quan tâm bồi dưỡng năng lực sáng tạo ra tri thức mới, khả năng tự định hướng và tự học để thích ứng với đòi hỏi mới của xã hội. Mục tiêu chung này được Hội đồng Quốc tế về Giáo dục thế kỉ XXI do UNESCO thành lập năm 1993 xác lập nhằm hỗ trợ các nước trong việc tìm cách thức tốt nhất để kiến tạo lại nền giáo dục của mình vì sự phát triển bền vững của con người. 8 1.1.1.2. Mục tiêu giáo dục của môn Vật lí ở trường THPT Việt Nam hiện nay Mục tiêu giáo dục thay đổi theo từng giai đoạn của lịch sử phát triển xã hội nên mục tiêu giáo dục của nhà trường và mục tiêu của hoạt động dạy học Vật lí cũng phải bám sát, có những điều chỉnh, sửa đổi thích hợp. Cụ thể các mục tiêu đó là: 1.1.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Vật lí ở trường THPT Việt Nam hiện nay 1.1.2.1. Những tiền đề cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học Trong những năm qua, Bộ Giáo dục & Đào tạo liên tục thí điểm và đổi mới sách giáo khoa nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục và sự phát triển của nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc đổi mới nội dung và cách thể hiện nội dung của sách giáo khoa mới một mặt đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học Vật lí, mặt khác góp phần để giáo dục thực hiện thành công quá trình đổi mới này. Theo đó, việc dạy và học phải đạt được những mục tiêu nhất định, đó là cung cấp những 9 năng lực cần thiết cho học sinh trong thời kì này. Đó là các năng lực: - Năng lực hành động có hiệu quả trên cơ sở kiến thức, kỹ năng, phẩm chất hình thành trong học tập, rèn luyện và giao tiếp, năng lực tự khẳng định bản thân. - Năng lực hợp tác, phối hợp hành động trong học tập và cuộc sống. - Năng lực sáng tạo, có thể thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống. - Đồng thời, trước thềm mỗi năm học mới, các giáo viên đều được bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học tạo nên những thay đổi trong nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học. Ngoài ra, chương trình bồi dưỡng thường xuyên còn tăng cường được năng lực thực thi các phương pháp dạy học tiên tiến và sử dụng phương tiện dạy học hiện đại của giáo viên trong thực tiễn dạy học Vật lí THPT. - Mặt khác, học sinh lứa tuổi này trong xã hội hiện nay có những năng lực nhất định. Học sinh luôn muốn tự khẳng định mình. Các em thích tìm tòi kiến thức, tranh luận với thầy cô và bạn bè. Đây là thuận lợi cơ bản trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Vật lí. - Cùng với đó là nỗ lực của chính phủ, Bộ Giáo dục & Đào tạo, các ngành, các cấp trong toàn xã hội đã tạo điều kiện cho thầy và trò học tập tốt hơn. Cụ thể là xây dựng mới nhiều trường học, phòng học, trang bị nhiều phương tiện dạy học hiện đại cho các trường. Kết hợp với sự quan tâm của phụ huynh học sinh giúp các em có được điều kiện học tập tốt nhất. 1.1.2.2. Những định hướng đổi mới phương pháp dạy học Vật lí ở trường THPT Việt Nam hiện nay + Dạy học thông qua hoạt động của học sinh Trong phương pháp dạy học tích cực, người học, đối tượng của hoạt động dạy, đồng thời là chủ thể của hoạt động học, được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo. Qua đó, tự lực khám phá những điều chưa biết chứ không phải là thụ động tiếp thu những trí thức đã được giáo viên sắp đặt ra. Từ đó, vừa nắm được kiến thức, kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp tìm ra kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo khuôn mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ đơn giản là truyền đạt tri thức mà còn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan