Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học bài lý thuyết môn giáo d...

Tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học bài lý thuyết môn giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông

.PDF
67
102
127

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 2 LÊ THỊ HỒNG LAM VÂN DUNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DAY HOC TÍCH cưc TRONG DAY HOC BÀI LÝ THUYẾT MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHO HOC SINH LỚP 12 TRUNG HOC PHỔ THÔNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục Quốc phòng và An ninh HÀ NỘI - 2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 2 LÊ THỊ HỒNG LAM VÃN DUNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DAY HOC TÍCH cưc TRONG DAY HOC BÀI LÝ THUYẾT MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHO HOC SINH LỚP 12 TRUNG HOC PHỔ THÔNG KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục Quốc phòng và An ninh Người hướng dẫn: Trung tá Nguyễn Hữu Thành HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Trung tá Nguyễn Hữu Thành đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn và động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi xin ừân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong trung tâm Giáo dục Quốc phòng Hà Nội 2, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã dạy dỗ tôi trưởng thành trong suốt thời gian học tập tại trung tâm, đã tạo điều kiện và đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu cùng các thầy cô trong tổ bộ môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt và trường Trung học phổ thông Mỹ Hào, cùng các thầy cô giáo tham gia cộng tác đã nhiệt tình tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè tôi đã luôn tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quãng thời gian học tập và quá trình thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2016 Sinh viên LỜI CAM ĐOAN Lê Thị Hồng Lam Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố ở bất kì công trình khoa học nào khác. Nếu có sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2016 Sinh viên Lề Thị Hồng Lam CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Ban chấp hành Trung ương : BCHTW Trung học phổ thông : THPT Học sinh : HS Thực nghiệm : Đối chứng : TN ĐC Số lượng : SL DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Kết quả học tập bài “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc” theo phương pháp truyền thống ............................21 Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm ................................................ 41 Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm ................................................... 42 Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của lớp đối chứng ....... 42 Bảng 3.4: Kết quả kiểm ữa trước và sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm . 43 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH cực TRONG DẠY HỌC CÁC BÀI LÝ THUYẾT MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHO HỌC SINH LỚP 12THPT ......................................................................................... 8 1.1. Cơ sở lí luận của việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học các bài lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng và An ninh cho học sinh lóp 12 THPT ...................................................... 8 1.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực ........................................ 8 1.1.2. Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực ........ 11 1.1.3. .................................................................................................. Tầm quan ừọng của phương pháp dạy học tích cực..................................... 14 1.1.4. .................................................................................................. Một số phương pháp dạy học tích cực hiện nay .......................................... 15 1.1.5. Điều kiện để dạy và học theo một số phương pháp dạy học tích cực 16 1.1.6. Những điểm cần lưu ý khi vận dụng một số phương pháp dạy học MỤC LỤC tích cực trong dạy học các bài lý thuyết môn Giáo dục Quốc phòng An ninh cho học sinh lớp 12 THPT ........................................................................17 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học các bài lý thuyết môn giáo dục Quốc phòng và An ninh cho học sinh lớp 12 THPT ..................................................................................................... 18 1.2.1. Phân tích chương trình - nội dung dạy học các bài lý thuyết môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh cho học sinh lớp 12 THPT .................... 18 1.2.2. Thực trạng dạy - học các bài lý thuyết môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh cho học sinh lớp 12 THPT ............................................................. 19 Chương 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH cực TRONG DẠY HỌC CÁC BÀI LÝ THUYẾT MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHO HỌC SINH LỚP 12 THPT .......................................................... 24 2.1. Phương pháp trò chơi học tập................................................................. 24 2.1.1. Mục tiêu của việc tổ chức trò chơi trong dạy học các bài lý thuyết môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh cho học sinh lớp 12 THPT ........... 24 2.1.2. Điều kiện để đảm bảo thành công cho việc tổ chức trò chơi trong dạy học các bài lý thuyết môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh cho học sinh lớp 12THPT .....................................................................................................25 2.1.3. ................................................................................................. Những biện pháp và kỹ thuật....................................................................... 26 2.1.4. ................................................................................................. Một số trò chơi dùng trong dạy học các bài lý thuyết ................................. 26 2.2. Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ ừong dạy học các bài lý thuyết môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh cho học sinh lóp 12 THPT .... 28 2.2.1. Mục đích của việc vận dụng phương pháp dạy học họp tác nhóm nhỏ.... 28 2.2.2. Điều kiện để đảm bảo thành công cho việc dạy học các bài lý thuyết môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh cho học sinh lớp 12 THPT bằng phương pháp dạy học họp tác nhóm nhỏ..................................................... 29 2.2.3. Những biện pháp và kỹ thuật........................................................... 31 2.3. Vận dụng phương pháp bản đồ tư duy trong dạy học các bài lý thuyết môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh cho học sinh lớp 12 THPT ............... 33 2.3.1. ................................................................................................. Mục đích của việc vận dụng phương pháp bản đồ tư duy........................... 33 2.3.2. ................................................................................................. Điều kiện sử dụng phương pháp bản đồ tư duy........................................... 34 2.3.3. Những biện pháp kỹ thuật ............................................................... 35 Chương 3: THựC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................... 38 3.1......................................................................................................... Mục đích thực nghiệm..................................................................................... 38 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ........................................................................... 38 3.3. Nội dung thực nghiệm ............................................................................ 38 3.4. Đối tượng thực nghiệm........................................................................... 39 3.5. Cách tiến hành thực nghiệm ................................................................... 39 3.5.1. Chuẩn bị thực nghiệm...................................................................... 39 3.5.2. Tiến hành dạy thực nghiệm ............................................................. 40 3.5.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm ..........................................................40 3.6. Kết quả thực nghiệm dạy học ..................................................................41 3.6.1. Kết quả trước thực nghiệm ...............................................................41 3.6.2. Kết quả sau thực nghiệm ..................................................................42 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................45 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã dẫn bước bước cho lịch sử của nhân loại bước sang một kỉ nguyên mới: Kỉ nguyên của thông tin, tri thức. Ngày nay, chìa khóa vàng để mỗi quốc gia tiến bước vào tương lai, đến với kho tàng của tri thức đó chính là giáo dục. Giáo dục không chỉ có chức năng chuyển tải những kinh nghiệm lịch sử của thế hệ trước cho thế hệ sau, mà quan trọng hơn là trang bị cho mỗi người phương pháp học tập, tìm cách phát triển năng lực nội sinh, phát triển tư duy nội tại, thích ứng với một xã hội học tập thường xuyên và học tập suốt đời. Đổ người học đáp ứng được những nhu cầu đó, việc cải cách, đổi mới giáo dục là một việc hết sức cần thiết và cấp bách trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo hiện nay. Cùng với xu hướng phát triển của thời đại về các lĩnh vực khoa học công nghệ, sự bùng nổ về thông tin, giáo dục - đào tạo cũng có những bước phát triển mới. Để đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực có đủ khả năng phục vụ cho xã hội phát triển trong tương lai, việc đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những yêu cầu bức thiết hiện nay. Phương pháp giảng dạy tích cực lấy người học làm trung tâm là một ừong những mục tiêu giáo dục được nhiều nhà giáo dục nghiên cứu, đúc kết từ thực tiễn và xây dựng thành những lý luận mang tính khoa học và hệ thống. Đảng và Nhà nước cũng như Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã đưa ra nhiều Nghị quyết, Chỉ thị nhằm thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư tưởng sáng tạovà năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 (Điều 5, khoản 2) đã quy định: “Phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, tự 2 giác chủ động, tư duy sáng tạo của người học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Tuy nhiên, hiện nay việc đổi mới về phương pháp dạy học ở trường phổ thông vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu của xã hội. Trong nhà trường phổ biến vẫn là cách dạy thông báo các kiến thức định sẵn, cách học thụ động, sách vở. Mặc dù hiện nay đã xuất hiện ngày càng nhiều tiết dạy tốt của giáo viên giỏi, theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động, tự lực chiếm lĩnh tri thức mới nhưng tình trạng chung vẫn là “thầy đọc - trò chép” hoặc giảng giải xen kẽ vấn đáp tái hiện, sử dụng tranh ảnh để minh họa, giải thích. Nếu chúng ta cứ rập khuôn theo cách dạy và học như thế, giáo dục sẽ không đáp ứng được những yêu cầu mới của xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (2000- 2020), sự tụt hậu, cạnh tranh về trí tuệ trên con đường tiến tới thế kỉ XXI đòi hỏi giáo dục có một sự thay đổi căn bản về phương pháp dạy và học. Đây không phải là vấn đề riêng nhất của nước ta mà nó là một vấn đề có sức ảnh hưởng và quan trọng mang tàm cỡ quốc tế, đòi hỏi sự quan tâm của mọi quốc gia trong chiến lược phát triển nguồn lực con người phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội. Với quan điểm đổi mới giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, xác định là khâu quyết định tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu càu của sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã có những quan điểm chỉ đạo kịp thời, cụ thể để nâng cao chất lượng giáo dục, ừong đó : Định hướng đổi mới biện pháp dạy và học đã được xác định trong quyết nghị Trung ương 4 khóa VII ( 1/1993 ), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII ( 12/1998 ), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo , đặc biệt là chỉ thị số 15/1999/CT-BGD&DT, ngày 20/4/1999 về việc đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong các trường sư phạm. Gần đây nhất, tại Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 BCHTW Đảng (khóa XI) đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, 3 phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc”. Đối với môn Giáo dục Quốc phòng An ninh, Nguyễn Song Phi đã có nhận định trong bài viết về Tăng cường phối hợp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục Quốc phòng- an ninh cho học sinh trung học phổ thông như sau: “Trong những năm qua, Bộ Quốc phòng luôn xác định: Giáo dục quốc phòngAn ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, an ninh nhân dân, là môn học chính khóa ữong chương trình giáo dục, đào tạo từ trung học phổ thông đến đại học và các trường chính trị, hành chính, đoàn thể”. Đúng như vậy, Giáo dục quốc phòng là môn học chính khóa, môn học bắt buộc trong hệ thống nhà trường. Môn học có khối lượng kiến thức tổng họp, đa dạng và phong phú, liên quan đến tất cả kiến thức khoa học tự nhiên và kiến thức khoa học xã hội. Đây là môn học được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm vì nó là nội dung đầu tiên của những vấn đề xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, cùng với việc đổi mới chương trình, nội dung Giáo dục quốc phòng - An ninh thì việc đổi mới phương pháp dạy và học mang tính quyết định đến hiệu quả và chất lượng của môn học. Xuất phát từ những lí do này chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học bài lý thuyết môn Giáo dục Quắc phòng An ninh cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Phương pháp dạy học đã có từ rất lâu và nó được coi là vấn đề cốt lõi của lý luận dạy học. vấn đề này được các nhà khoa học đề cập ở những góc độ khác nhau. Trong cuốn sách “Các phương pháp dạy học hiệu quả” của tác giả Robert J.Marzano cũng đã giới thiệu các phương pháp dạy học hiệu quả và được rút ra từ nhiều công trình nghiên cứu thực tế giảng dạy và lý thuyết tổng 4 hợp với mục đích phát huy cao độ khả năng học tập của học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên đứng lớp”. Đầu thế kỉ XX ở nhiều nước có phong trào “nhà trường mới” với chủ trương để cho học sinh tự do phát triển năng khiếu riêng biệt. Tư tưởng giáo dục như vậy đã được O.Decroly, Cữienet, S.Piaget, B.Frkiner đề cập tới. Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu đi sâu, tìm hiểu việc áp dụng phưomg pháp dạy học tích cực trong dạy học ở nhà trường phổ thông. Geofrey Fetty đã đưa ra những lời khuyên rất chi tiết về việc sử dụng các phương pháp dạy học phổ biến nhất và phân tích những mặt tốt và mặt yếu của phương pháp đó. Những chiến lược này đều có thể áp dụng cho bất kì lĩnh vực nào, và cũng là những quá trình có khả năng nhất cho việc đạt được mục tiêu dạy học có hiệu quả. Trong xã hội tri thức, việc phát triển kinh tế - xã hội dựa vào tri thức vì vậy giáo dục đóng vai trò then chốt trong việc phát triển kinh tế xã hội thông qua việc đào tạo con người, chủ thể sáng tạo và sử dụng tri thức. Đồng nghĩa với việc giáo dục cần phải đổi mới để đáp ứng được những yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội và thị trường lao động. Trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng việc nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp dạy học mới trong nhà trường phổ thông nhằm phát huy tính tích cực ừong việc tiếp nhận tri thức của học sinh là mối quan tâm hàng đầu của nền giáo dục Việt Nam. Năm 2003, bài viết: “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” của tác giả Tràn Bá Hoành đã đề cập tới phương pháp hợp tác hay phương pháp học tập nhóm với ý nghĩa là một trong những phương pháp lấy học sinh làm trung tâm. Dự án Việt - Bỉ “Đào tạo giáo viên các trường cao đẳng sư phạm 7 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam” đã giới thiệu bộ tài liệu gồm 9 cuốn về áp dụng dạy và học tích cực của 9 môn học ở trường phổ thông. Bộ sách đã trình bày quan điểm về dạy học và học tích cực và từ đó đề ra các phương pháp dạy học 5 đặc trưng cho từng môn học. Vấn đề vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học bài lý thuyết, đặc biệt là môn Giáo dục Quốc phòng An ninh hiện cũng đang được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết: “Phương pháp dạy học Giáo dục quốc phòng - An ninh tại trường đại học”, Cáp Tuấn Xuân đã cho rằng: “Đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung, giảng dạy Giáo dục quốc phòng - An ninh nói riêng là một quá trình, cần có nhận thức đúng và bước đi phù họp với xu thế phát triển của xã hội, của ngành, của cơ sở đào tạo, của môn học, của từng nội dung cụ thể trong từng giai đoạn và sự cố gắng, ừách nhiệm cao của nhiều cấp, của mỗi người”. Hay trong bài viết: “Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng- An ninh của trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên”, Cao Sĩ Quân Nhân đã nhận định: “Đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ hiện đại trong đào tạo môn học là yếu tố hết sức quan trọng và cần thiết để nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo môn học nhằm đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa trước các âm mưu thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độc của kẻ thù và xu thế phát triển của xã hội”. Có thể nói rằng, nghiên cứu về phương pháp dạy học có thể vận dụng một cách hiệu quả cho từng môn học đã và đang được các nhà giáo dục thế giới và trong nước quan tâm ở những bình diện khác nhau. Mỗi phương pháp dạy học đều có một ưu thế riêng và chúng được vận dụng một cách khác nhau cho từng môn học tạo ra một môi trường học tập và phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. Tuy nhiên, nghiên cứu và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực một cách phù hợp cho từng tiết học, bài học, phù hợp với đối tượng học sinh vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu thỏa đáng của các nhà giáo dục, đặc biệt là trong các bài lý thuyết Giáo dục quốc phòng- An ninh cho học sinh lớp 12. 6 Như vậy vấn đề vận dụng các phương pháp dạy học tích cực đã được rất nhiều các tác giả đi sâu nghiên cứu. Tuy nhiên chưa có một tác giả nào nói về vấn đề: “Vận dụng một số phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy các bài lý thuyết Giáo dục quốc phòng - An ninh cho học sinh lóp 12”, do đó vấn đề này vẫn đang rất mới mẻ và thú vị. Vì thế, trong khóa luận của mình, chúng tôi sẽ tiếp thu các ý tưởng của các nhà nghiên cứu đi trước làm sáng tỏ các vấn đề mà chúng tôi quan tâm. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiền cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm ra cách thức để vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học bài lý thuyết môn Giáo dục Quốc phòng An ninh cho học sinh lớp 12 THPT, nhằm nâng cao chất lượng dạy học các bài lý thuyết Giáo dục Quốc phòng An ninh cho học sinh lớp 12 THPT. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.2.1. Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học bài lý thuyết môn Giáo dục Quốc phòng An ninh cho học sinh lớp 12 THPT. 3.2.2. Đề xuất, vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực để dạy học bài lý thuyết môn Giáo dục Quốc phòng An ninh cho học sinh lớp 12 THPT. 3.2.3. Thực nghiệm dạy học bài lý thuyết môn Giáo dục Quốc phòng An ninh cho học sinh lớp 12 THPT. 4. Đổi tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học bài lý thuyết môn Giáo dục Quốc phòng An ninh cho học sinh lớp 12 THPT. 4.2. Phạm vỉ nghiên cứu: Các bài lý thuyết môn Giáo dục Quốc phòng An ninh cho học sinh lóp 12 7 THPT. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực ừong dạy học bài lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng An ninh cho học sinh lớp 12 chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tổng họp - Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh - Phương pháp chuyên gia 8 Chương 1: Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH cực TRONG DẠY HỌC CÁC BÀI LÝ THUYẾT MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHO HỌC SINH LỚP 12 THPT 1.1. Cơ sở lí luận của việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học các bài lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng và An ninh cho học sinh lớp 12 1.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực Cho đến nay vẫn chưa có một sự thống nhất về khái niệm phương pháp dạy học tích cực. Đây vẫn còn là vẫn đề vẫn đang được xem xét và nghiên cứu tiếp. Theo Dewey thì phương pháp dạy học tích cực là sáng tạo ra những tình huống xác thực cho những hành động liên tục mà học sinh quan tâm. Một số tác giả khác thì cho rằng phương pháp dạy học tích cực chính là phương pháp lấy học sinh làm trung tâm. Nghĩa là toàn bộ quá trình dạy học đều phải hướng vào nhu cầu, khả năng và năng lực độc lập học tập và giải quyết vấn đề của học sinh. Sử dụng phương pháp tích cực sẽ tạo ra không khí thân mật, cởi mở giữa thầy và trò, thầy trò như hai người bạn cùng nhau khảo sát, thăm dò và xử lí từng khía cạnh của vấn đề. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thì quan niệm phương pháp dạy học tích cực chính là phương pháp phát huy sáng tạo, tạo cơ hội cho người học phát huy trí tuệ, khả năng sáng tạo của mình. “Chữ tích cực này thể hiện ở chỗ nó có chiều sâu, nó tạo cơ hội cho người học, cho các đối tượng trung tâm phát huy được cái trí tuệ, cái tư duy, cái thông minh của mình. Theo Phạm Viết Vượng thì phương pháp tích cực là một nguyên tắc đòi hỏi phải khai thác tính tích cực sáng tạo của học sinh trong học tập bằng nhiều phương pháp. Để khai thác hết năng lực học tập của học sinh, trong việc tổ 9 chức dạy học theo lối mới phải thực hiện theo cơ chế thầy - trò - lớp, phải quan sát thực tế... Có thể nói rằng phương pháp tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước, để chỉ những phương pháp giáo dục dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. “Tích cực” trong phương pháp tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động , trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực. Phương pháp tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải tập trung phát huy tính tích cực của người dạy, đành rằng để dạy học theo phương pháp tích cực thì người giáo viên phải nỗ lực nhiều hơn so với dạy theo phương pháp thụ động. Trong đổi mới phương pháp phải có sự họp tác của thày và trò, sự phối hợp hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Theo tinh thần đó người ta còn dùng thuật ngữ “dạy và học tích cực” phân biệt với “dạy và học thụ động”. Thuật ngữ rút gọn “phương pháp dạy học tích cực” hàm chứa cả phương pháp dạy và phương pháp học. CÓ thê so sánh đặc trưng của dạy học cô truyên và dạy học tích cực như sau: Dạy học cổ truyền Dạy học mới 9 9 > Học là quá trình tiếp thu và Học là quá trình kiến tạo, khám phá, Quan lĩnh hội, qua đó hình thành phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí niệm kiến thức, kỹ năng, tư tưởng, thông tin,... tự hình thành hiểu biết, tình cảm. Bản chất năng lực và phẩm chất. Truyền thụ tri thức, truyền Tổ chức hoạt động nhận thức cho học thụ và chứng minh chân lí sinh. Dạy học sinh tìm ra chân lí. của giáo viên 10 Chú trọng cung cấp tri thức, Chú trọng hình thành các năng lực kỹ năng, kĩ xảo. Học để đối (sáng tạo, hợp tác,...) dạy phương pháp phó với thi cử. Sau khi thi và kỹ thuật lao động khoa học, dạy Mục xong những điều đã học cách học. Học để đáp ứng những yêu tiêu thường bị bỏ quên hoặc ít cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. dùng đến Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bàn thân người học và cho sự phát triển của xã hội. Từ sách giáo khoa và giảng Từ nhiều nguồn khác nhau: Sách giáo viên khoa, giáo viên, các tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm, thực tế gắn với: - Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu Nội càu của người học. dung - Tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương. - Những vấn đề người học quan tâm. Phương truyền thụ kiến thức một quyết các vấn đề, dạy học tương tác. pháp chiều. Cố định: giới hạn trong bốn Cơ động, linh hoạt: học ở lớp, ở phòng Hình thức tổ chức Các phương pháp diễn giảng, Các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải bức tường của lớp học, giáo học chuyên dùng, ở thao trường, thực viên đối diện với cả lớp. tế,... học cá nhân, học theo cặp, học nhóm,... 1.1.2. Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực Để phân biệt phương pháp dạy học tích cực với phương pháp dạy học thụ động, có thể nêu ra bốn dấu hiệu đặc trưng cơ bản sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan