Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài ...

Tài liệu Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện

.DOC
72
111
114

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN  CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH Đề tài: VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ THỰC HIỆN Sinh viên thực hiện: MSSV: Chuyên ngành: Khóa: Giáo viên hướng dẫn: Hà Nội 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Quang Quynh LỜI NÓI ĐẦU I. Tính cấp thiết của Đề tài Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong nước đang đứng trước những thách thức to lớn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Để tìm kiếm những nhà đầu tư, các doanh nghiệp khi phát hành báo cáo tài chính ra công chỳng thỡ bắt buộc các báo cáo tài chính đó cần được kiểm toán. Do đó, kiểm toán ngày càng có vị trí quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân. Sự thành công của một cuộc kiểm toán phụ thuộc vào chất lượng và việc đánh giá các bằng chứng kiểm toán. Việc thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán diễn ra trong suốt cuộc kiểm toán, là cơ sở giúp kiểm toán viên đưa ra kết luận kiểm toán. Chất lượng cuộc kiểm toán là yếu tố hàng đầu quyết định vị trí, thương hiệu, hình ảnh của công ty kiểm toán trong con mắt khách hàng; muốn đạt được uy tín với khách hàng thì việc nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán là điều quan trọng nhất đối với công ty kiểm toán. Muốn làm được điều đó thì việc nâng cao chất lượng bằng chứng kiểm toán là một điều tất yếu. Nhưng muốn nâng cao chất lượng bằng chứng kiểm toán thì phải làm sao cho hiệu quả kiểm toán đạt được mức tốt nhất. Chất lượng bằng chứng tăng mà chi phí tăng không hợp lý, cuộc kiểm toán có thể tránh được rủi ro kiểm toán nhưng công ty kiểm toán khó tránh khỏi rủi ro hoạt động, công ty không thể nâng cao chất lượng kiểm toán khi chi phí quá lớn. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề , Em đã chọn Đề tài “Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện” nhằm củng cố các kiến thức đã học trên ghế Nhà trường và vận dụng được những kiến thức đó vào thực tế trong một cuộc kiểm toán. II. Mục đích nghiên cứu của Đề tài Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của Em làm rõ hơn về vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, đánh giá việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty đồng thời đề xuất kiến nghị hoàn thiện việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm Page 2 of 74 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3 GVHD: GS.TS Nguyễn Quang Quynh toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán của Công ty. III. Nội dung của Đề tài Nội dung của Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của Em gồm có 2 chương: Chương I: Thực trạng vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện; Chương II: Nhận xét và kiến nghị hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện. IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Đề tài Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện. Phạm vi nghiên cứu của Chuyên đề chỉ đề cập đến việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú được thực hiện từ khi Công ty thành lập đến nay. V. Phương pháp nghiên cứu của Đề tài Chuyên đề thực tập vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng; các phương pháp kỹ thuật như phương pháp toán học, tư duy logic; phương pháp so sánh, phân tích, đối chiếu; phương pháp sơ đồ, bảng biểu… Chuyên đề tìm hiểu về vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty An Phú thực hiện qua khách hàng năm đầu tiên là Công ty Cổ phần ABC và khách hàng thường xuyên là Công ty TNHH XYZ. Công ty ABC và XYZ khác nhau về lĩnh vực sản xuất kinh doanh và loại hình công ty đồng thời thuộc hai nhóm khách hàng khác nhau của An Phú. Em xin chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Quang Quynh, các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán An Phỳ đó tận tình giúp đỡ để Em hoàn thành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Sinh viên Đặng Thị Thu Hằng Page 3 of 74 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4 GVHD: GS.TS Nguyễn Quang Quynh CHƯƠNG I THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ THỰC HIỆN 1.1. Khái quát về thực tế vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phú, các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán thường được kiểm toán viên áp dụng là phỏng vấn, quan sát và phân tích. Kiểm toán viên thực hiện phỏng vấn trực tiếp kiểm toán viên tiền nhiệm, Ban Giám đốc của khách hàng hoặc nhân viên để thu thập thông tin chung về đơn vị được kiểm toán. Ngoài ra, kiểm toán viên tự nghiên cứu qua sách báo, tạp chí, website… Đồng thời, kiểm toán viên thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng thông qua tiếp xúc với Ban Giám đốc khách hàng, kiểm tra các tài liệu liên quan như Giấy phép thành lập và Điều lệ công ty; Báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra… Phân tích giúp xác định nội dung, phạm vi, thời gian của các thủ tục kiểm toán; đồng thời hướng kiểm toán viên chú ý đến những khoản mục trọng yếu. Trong giai đoạn này, kiểm toán viên thường phân tích bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh… để có những hiểu biết chung nhất về tình hình kinh doanh tại đơn vị được kiểm toán. Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động của Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm: Môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát và hệ thống kiểm toán nội bộ. Kiểm toán viên tiến hành phỏng vấn Ban Giám đốc của khách hàng hoặc kế toán trưởng, trưởng ban kiểm soát nội bộ để xem xét Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế có hợp lý không; phỏng vấn, trao đổi với kiểm toán viên tiền nhiệm. Trên cơ sở có được sự hiểu biết về Hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên thực hiện kiểm tra chi tiết các chứng từ và sổ sách Page 4 of 74 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5 GVHD: GS.TS Nguyễn Quang Quynh đã hoàn tất hoặc quan sát hoạt động thường xuyên của đơn vị để đánh giá hiệu quả hoạt động của Hệ thống kiểm soát nội bộ. Để mô tả Hệ thống kiểm soát nội bộ, An Phú thường sử dụng một trong ba phương pháp hoặc kết hợp cả ba phương pháp: vẽ lưu đồ, lập bảng câu hỏi và lập bảng tường thuật. Tùy thuộc vào đặc điểm của khách hàng và quy mô của cuộc kiểm toán, kiểm toán viên sẽ chọn phương pháp thích hợp. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên sử dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng phù hợp với đặc điểm của từng khoản mục, chu trình để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán. Trước hết, kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm soỏt (chỉ thực hiện khi Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng được đánh giá là có hiệu lực). Các phương pháp kỹ thuật thường được sử dụng là quan sát (quan sát hoạt động sản xuất kinh doanh, quan sát chữ ký phê duyệt…) và phỏng vấn nhân viên trong Công ty. Thủ tục phân tích được sử dụng để đánh giá tính hợp lý của các thông tin tài chính trên từng khoản mục. Đồng thời, kiểm toán viên vận dụng linh hoạt các thủ tục kiểm tra vật chất, phỏng vấn, quan sát, tính toán lại, xác minh tài liệu, lấy xác nhận. Sau khi thực hiện các thủ tục này, kiểm toán viên tiến hành đánh giá các sai sót, chênh lệch (nếu có) và đưa ra các biện pháp xử lý. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên thực hiện soát xét lại các giấy tờ và phỏng vấn kế toán trưởng những điều còn nghi ngờ, chưa rõ. Thủ tục phân tích được sử dụng để xem xét tính hợp lý chung của báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Kiểm toán viên cũng thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc, sau đó sẽ cùng bàn bạc với khách hàng và thống nhất cỏc bỳt toỏn điều chỉnh. Sau khi thống nhất kiểm toán viên phát hành báo cáo kiểm toán. Chuyên đề tìm hiểu về thực tế vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện qua hai khách hàng là Công ty Cổ phần ABC (khách hàng năm đầu tiên) và Công ty TNHH XYZ (khách hàng thường xuyên). 1.2. Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú Page 5 of 74 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6 GVHD: GS.TS Nguyễn Quang Quynh 1.2.1. Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán để thu thập thông tin cơ sở, thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Công ty ABC là Công ty Cổ phần trực thuộc của một Tổng công ty được thành lập theo Quyết định Số 890/QĐ-BXD ngày 30/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Vốn điều lệ của Công ty là 50.000.000.000 VND; Công ty có vốn Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ; Giấy phép Kinh doanh Số 010300087 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 04/10/2000, thay đổi lần 1 ngày 4/10/2001 và thay đổi lần 4 ngày 28/6/2007. Trụ sở chính của Công ty tại Phố Hoàng Đạo Thúy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là: Nhận thầu xây lắp các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng, các khu đô thị và khu công nghiệp, thi công các loại nền móng, công trình quy mô lớn, các công trình đường giao thông, các công trình thuỷ lợi quy mô vừa; Xây dựng đường dây và trạm biến thế đến 35 KV, lắp đặt kết cấu thép, các thiết bị cơ điện, nước, thông tin tín hiệu, trang trí nội ngoại thất; Xây dựng và phát triển nhà, kinh doanh bất động sản; Dịch vụ tư vấn quản lý dự án công trình; Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá; Xuất khẩu lao động, xuất khẩu xây dựng; Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi đăng ký và phù hợp với qui định của pháp luật. Chính sách kế toán của Công ty: Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 năm dương lịch; Báo cáo tài chính được thể hiện bằng đồng Việt Nam; Hình thức sổ kế toán áp dụng là Nhật ký chung; Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên; Tài sản cố định được phản ánh theo nguyên giá, khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính của tài sản cố định; Ghi nhận doanh thu khi quyền sở hữu được chuyển giao, khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Để có được những thông tin trên về khách hàng ABC (khách hàng năm đầu tiên), kiểm toán viên đã áp dụng những kỹ thuật sau: phỏng vấn, xác minh tài liệu. Kiểm toán viên đặt câu hỏi phỏng vấn Ban Giám đốc và các nhân viên của khách hàng, ghi chép vào giấy tờ làm việc những thông tin thi được để tổng hợp và Page 6 of 74 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 7 GVHD: GS.TS Nguyễn Quang Quynh phân tích, nếu phát hiện ra sự không nhất quán trong việc trả lời của Ban Giám đốc khách hàng hoặc các nhân viên khác, kiểm toán viên sẽ đặt câu hỏi bổ sung cho vấn đề cần tìm hiểu. Kiểm toán viên luôn thận trọng trong việc đặt câu hỏi không rõ ràng, không có trọng tâm gây ảnh hưởng đến việc thu thập bằng chứng. Trong buổi phỏng vấn, kiểm toán viên yêu cầu Ban Giám đốc cung cấp các thông tin liên quan đến quá trình thành lập và hoạt động của Công ty ABC. Kỹ thuật phỏng vấn chủ yếu là để kiểm toán viên tiếp xúc gặp gỡ Ban Giám đốc khách hàng và nắm bắt được một cách khái quát tình hình chung của đơn vị. Bước tiếp theo kiểm toán viên tiến hành thu thập, xác minh tài liệu để biết được thông tin cụ thể và chính xác hơn. Công ty Cổ phần ABC là khách hàng mới, để tiến hành thu thập thông tin cơ sở và nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, kiểm toán viên cần thu thập và kiểm tra các tài liệu sau: Các tài liệu về thông tin chung: Bảng kê đặc điểm của khách hàng, sơ đồ tổ chức, quá trình phát triển, các đối tác; Các tài liệu pháp luật: Điều lệ Công ty, Giấy phép thành lập, Giấy phép đăng ký kinh doanh, biên bản họp Hội đồng cổ đông, biên bản họp Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo, nhiệm kỳ lãnh đạo, thay đổi ngành nghề kinh doanh, theo dõi vốn kinh doanh; Các tài liệu về thuế: Quyết toán thuế hàng năm, biên bản kiểm tra thuế, các văn bản liên quan đến yếu tố và đặc điểm riêng của doanh nghiệp trong tính thuế; Các tài liệu nhân sự: Thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, các quy trình về quản lý và sử dụng quỹ lương, các quy định trong điều lệ, biên bản đại hội công nhân viên chức, hội đồng quản trị liên quan đến nhân sự, biên bản các cuộc kiểm tra về nhân sự trong doanh nghiệp; Các tài liệu kế toán: Báo cáo kiểm toán, Báo cáo tài chính, thư quản lý, chế độ kế toán áp dụng trong doanh nghiệp, các nguyên tắc kế toán đang áp dụng; Các tài liệu về hợp đồng: Hợp đồng kiểm toán, hợp đồng thuê mướn dịch vụ, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tín dụng, các hợp đồng khác. Đối với khách hàng thường xuyên như Công ty XYZ, tất cả các thông tin này được lưu trong hồ sơ kiểm toán tại Công ty, vì thế kiểm toán viên cần thu thập thông tin từ năm trước qua hồ sơ kiểm toán và trao đổi với kiểm toán viên tiền nhiệm. Page 7 of 74 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8 GVHD: GS.TS Nguyễn Quang Quynh Công ty XYZ là Công ty TNHH được thành lập theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh Số 0101304634 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 03/01/2005. Vốn điều lệ của Công ty ban đầu là 30.000.000.000 VND, hiện nay Công ty đặt trụ sở chính tại Hà Nội, Công ty có một chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty là: Sản xuất kinh doanh bánh kẹo, nước giải khát; Kinh doanh thực phẩm công nghệ, hóa chất, nguyên liệu; Sản xuất mua bán, in bao bì, nhón mỏc. Chính sách kế toán chủ yếu của Công ty: Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm; Các báo cáo tài chính được thể hiện bằng Việt Nam đồng; Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá áp dụng tại thời điểm phát sinh, tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán, Công ty tiến hành đánh giá lại các khoản gốc ngoại tệ theo tỷ giá liên ngân hàng; Hình thức sổ kế toán áp dụng là Chứng từ ghi sổ; Hàng tồn kho được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên; Tài sản cố định được trình bày theo nguyên giá, khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian ước tính của tài sản; Doanh thu được ghi nhận khi quyền sở hữu được chuyển giao, khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Phỏng vấn là kỹ thuật thường xuyên được áp dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán. Kiểm toán viên tiến hành gặp gỡ, phỏng vấn Ban Giám đốc Công ty XYZ để thu thập thông tin về khách hàng, tìm hiểu xem Công ty có thay đổi về chính sách kế toán khụng, cú mở rộng hay thu hẹp dịch vụ, sản phẩm gỡ khụng… Qua phỏng vấn Ban Giám đốc, kiểm toán viên nhận thấy đặc điểm của Công ty không thay đổi nhiều so với kỳ trước ngoại trừ việc Công ty kinh doanh thêm việc in bao bì, nhón mỏc cho các công ty khác theo Giấy phép Đăng ký kinh doanh bổ sung Số 2009. Giám đốc Công ty cho biết từ khi Công ty mở thêm dịch vụ in bao bì, nhón mỏc thỡ doanh thu của Công ty tăng lên nhiều so với kỳ trước. Trong quá trình tìm hiểu những thay đổi của Công ty XYZ, kiểm toán viên yêu cầu Ban Giám đốc Công ty cung cấp những tài liệu sau để xác minh: Giấy phép Đăng ký kinh doanh bổ sung, Bản cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo Page 8 of 74 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 9 GVHD: GS.TS Nguyễn Quang Quynh cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính, Thư giải trình của Ban Giám đốc. 1.2.2. Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Trong bước này kiểm toán viên thực hiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng gồm: phỏng vấn, xác minh tài liệu và quan sát. Đối với Công ty ABC, kiểm toán viên tiến hành phỏng vấn kế toán trưởng của Công ty ABC để tìm hiểu bộ máy tổ chức và công tác kế toán. Các thông tin thu thập được kiểm toán viên ghi chép vào giấy tờ làm việc để lưu vào hồ sơ kiểm toán. Biểu 1: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC Tham chiếu: A200 Niên độ kế toán: 31/12/2009 Người thực hiện: DTH Bước công việc: Phỏng vấn Ngày thực hiện: 03/02/2010 - Tổ chức công tác kế toán và nhân sự của phòng kế toán 1. Bà Nguyễn Thị Ngọc: Kế toán trưởng 2. Bà Nguyễn Thu Hương: Kế toán tổng hợp 3. Bà Lê Mai Hoa: Kế toán vật tư và tài sản cố định 4. Ông Nguyễn Văn Linh: Kế toán thanh toán 5. Ông Bùi Duy Đức: Kế toán thuế 6. Bà Hoàng Diệu Phương: Thủ quỹ - Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong Báo cáo tài chính: đồng Việt Nam - Giá trị tài sản cố định xác đinh bằng nguyên giá trừ hao mòn lũy kế - Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng để trừ dần vào nguyên giá TSCĐ theo thời gian sử dụng ước tính - Doanh thu được ghi nhận khi quyền sở hữu được chuyển giao, khách hàng chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán Page 9 of 74 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 10 GVHD: GS.TS Nguyễn Quang Quynh Kiểm toán viên sử dụng bảng câu hỏi trong quá trình phỏng vấn kế toán trưởng để thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ (xem phần phụ lục). Kiểm toán viên xác minh tài liệu bao gồm các tài liệu thu thập được trong bước thu thập thông tin cơ sở, thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng và những tài liệu kiểm toán viên thu thập thêm: Quy chế quản lý tài chính của Công ty, các quy định cụ thể về quản lý vật tư, chi phớ…giỳp cho việc đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty ABC. Kiểm toán viên áp dụng thủ tục quan sát đánh giá quy trình và phương pháp quản lý của Ban Giám đốc, nhân viên trong công ty, hệ thống chứng từ sổ sách, quá trình ghi chép, sử dụng hệ thống máy tính của nhõn viờn… để đánh giá việc thực hiện các thủ tục kiểm soát, mức độ trung thực trong các thông tin thu thập được qua phỏng vấn, kiểm toán viên ghi chép những gì quan sát được vào giấy tờ làm việc. Dưới đây là tài liệu kiểm toán viên ghi chép được sau khi quan sát. Biểu 2: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC Tham chiếu: A200 Niên độ kế toán: 31/12/2009 Người thực hiện: DTH Bước công việc: Quan sát Ngày thực hiện: 03/02/2010 - Ban Giám đốc Công ty có thái độ làm việc nghiêm túc, nắm bắt được hoạt động của Công ty một cách chi tiết. - Các nhân viên trong phòng kế toán giúp đỡ nhóm kiểm toán để hoàn thành tốt công việc kiểm toán. Kế toán trưởng nắm bắt được công việc của từng phần hành và năng lực từng nhân viên để từ đó bố trí công việc thích hợp. - Chứng từ kế toán được đánh số liên tiếp, được lưu trữ đầy đủ gọn gàng, thuận tiện cho việc đối chiếu kiểm tra. - Sổ sách kế toán được in và lưu trữ đầy đủ. Công ty sử dụng phần mềm kế toán tiện cho việc kiểm tra và đối chiếu số liệu khi cần thiết. Page 10 of 74 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 11 GVHD: GS.TS Nguyễn Quang Quynh Đối với Công ty XYZ là khách hàng thường niên nên dựa vào kinh nghiệm kiểm toán từ các cuộc kiểm toán trước, kiểm toán viên sẽ nhanh chóng thu được nhiều thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Những thông tin thu thập được kiểm toán viên ghi chép vào giấy tờ làm việc và lưu vào hồ sơ kiểm toán năm nay. Biểu 3: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ Tên khách hàng: Công ty TNHH XYZ Tham chiếu: A200 Niên độ kế toán: 31/12/2009 Người thực hiện: NTP Bước công việc: Thu thập thông tin Ngày thực hiện: 04/03/2010 - Tại Công ty, có sự phân công phân nhiệm giữa các cán bộ, công nhân viên; Giám đốc ủy quyền thường xuyên cho các Phó Giám đốc trong việc quyết định một số lĩnh vực mà họ phụ trách. - Phòng kế toán có 5 người: 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp, 2 kế toán chi tiết và 1 thủ quỹ. Đội ngũ nhân viên kế toán đều có trình độ đại học và có nhiều kinh nghiệm. - Sổ sách, chứng từ kế toán đều được thực hiện trên máy tính, sổ sách, chứng từ rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu. - Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định số 15/2006/QĐBTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. - Hình thức sổ áp dụng là Chứng từ ghi sổ - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm. Kiểm toán viên tiến hành phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đốc của Công ty XYZ về các chính sách và thủ tục của hệ thống kiểm soát nội bộ: Tổ chức bộ máy kế toán có thay đổi so với năm trước không? Công ty có áp dụng hình thức ghi sổ mới không? Công ty có thường xuyên cập nhật chế độ kế toán mới không?... Qua phỏng vấn, kiểm toán viên nhận thấy các chính sách thủ tục của hệ thống kiểm soát Page 11 of 74 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 12 GVHD: GS.TS Nguyễn Quang Quynh nội bộ không thay đổi so với những thông tin mà kiểm toán viên biết được từ năm trước, ngoại trừ việc Công ty mới thay kế toán trưởng. Khi đã có được những hiểu biết sơ bộ về thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, nhóm kiểm toán thu thập thờm cỏc thông tin tài liệu liên quan đến việc thực hiện kiểm soát nội bộ của Công ty XYZ bao gồm các tài liệu sau: Quy chế quản lý tài chính năm 2009; Quyết định của Hội đồng quản trị về đơn giá tính tiền lương, thuế thu nhập cá nhân; Giấy phép đầu tư; Biên bản họp Hội đồng quản trị; Báo cáo tình hình thực hiện; Biên bản kiểm tra thuế. Các tài liệu này được kiểm toán viên lưu vào trong hồ sơ kiểm toán. Kiểm toán viên cũng tiến hành quan sát thông qua tham quan văn phòng làm việc, khu quản lý, xưởng sản xuất đồng thời có nhận xét, đánh giá vào giấy tờ làm việc. Biểu 4: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ Tên khách hàng: Công ty XYZ Tham chiếu: A200 Niên độ kế toán: 31/12/1009 Người thực hiện: NTK Bước công việc: Quan sát Ngày thực hiện: 4/3/2010 - Ban Giám đốc Công ty có thái độ làm việc nghiêm túc, nắm bắt được hoạt động của Công ty một cách chi tiết. - Nhân viên phòng kế toán giúp đỡ nhóm kiểm toán để hoàn thành tốt công việc kiểm toán. Kế toán trưởng tuy mới nhận chức nhưng có năng lực, nắm bắt được công việc của từng phần hành và khả năng của từng nhân viên kế toán để bố trí công việc thích hợp. - Các bộ phận thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. - Các kho chứa hàng hóa, thành phẩm được bảo quản thích hợp. - Các nhân viên trong Công ty sẵn sàng làm thêm giờ, chấp hành tốt nội quy, quy chế Công ty đề ra về giờ giấc và an toàn lao động. 1.2.3. Phân tích số liệu Bảng 1: Phân tích biến động các chỉ tiêu trên BCKQKD tại Công ty ABC Page 12 of 74 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 13 GVHD: GS.TS Nguyễn Quang Quynh Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Tỷ lệ Doanh thu thuần 618.126.428.534 665.354.737.904 47.228.309.370 8% GVHB 532.932.474.395 520.381.471.872 (12.551.002.523) -2% LN gộp 85.193.954.139 144.973.266.032 59.779.311.893 70% DT HĐTC 560.986.429 838.711.524 277.725.095 50% CPTC 15.839.121.974 11.565.148.712 (4.273.973.262) -27% CPBH 3.294.082.635 489.449.664 (2.804.632.971) -85% CPQLDN 30.878.893.178 32.271.900.460 1..393.007.282 5% LN thuần từ HĐKD 35.742.842.781 101.485.478.720 65.742.635.939 184% LN khác 260.012.701 5.669.262.584 5.409.249.883 2080% LN trước thuế 36.002.855.482 107.154.741.304 71.151.885.822 198% Thuế TNDN 8.952.100.815 30.470.571.792 21.518.470.977 240% LN sau thuế 27.050.754.667 76.684.169.512 49.633.414.845 183% DT năm 2009 tăng mà GVHB lại giảm đáng kể, khiến LN tăng đáng kể (70%), CP giảm nhiều (đặc biệt là CPBH giảm 85%) trong khi thị trường đang trong thời kỳ biến động giá tăng do vậy kiểm toán viên cần chú ý tới các khoản mục đó. Bảng 2: Một số tỷ suất của Công ty ABC Page 13 of 74 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 14 GVHD: GS.TS Nguyễn Quang Quynh Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 1. Hệ số khả năng thanh toán a. TSLĐ/Tổng nợ NH 1,1 lần 1,17 lần 0, 07 lần b. Tiền/Tổng nợ NH 0,06 lần 0,11 lần 0,05 lần 2. Tỷ suất nợ a. Nợ phải trả/Tổng NV 75,14% 76,63% 1,49% b. NVCSH/Tổng NV 24,86% 23,37% -1,49% 3. Tỷ suất khả năng sinh lời a.Tổng LNTT/DTT 5,82% 16,10% 10,28% b. Tổng LNTT/GV 6,76% 20,59% 13,83% Qua bảng phân tích trên, kiểm toán viên nhận thấy Công ty ABC có hệ số khả năng thanh toán thấp, nợ phải trả cao tuy nhiên tỷ suất khả năng sinh lời tăng khá nhanh, Tổng LNTT/DTT năm 2009 so với năm 2008 tăng 10,28%, Tổng LNTT/GV tăng 13,83% là tương đối cao điều này do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là xây lắp, nhận thầu xây dựng, các công trình nhà cao tầng, giao thông… Sau đây là bảng số liệu phân tích xu hướng tại Công ty XYZ mà kiểm toán viên tiến hành. Bảng 3: Phân tích biến động các chỉ tiêu trên BCKQKD tại Công ty XYZ Chỉ tiêu DT thuần GVHB LN gộp CPBH CPQLDN LN thuần từ HĐKD LN từ HĐTC LN khác LNTT Thuế TNDN LNST Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 167.284.431.212 188.357.095.989 21.072.664.777 144.695.263.126 159.848.726.650 15.153.463.524 22.589.168.086 28.508.369.339 5.919.201.253 7.168.242.569 9.320.445.000 2.152.202.431 7.021.623.157 8.410.216.000 1.388.592.843 6.399.302.360 8.777.708.339 2.378.405.979 768.246.594 658.453.321 -109.793.273 0 132.920.515 132.920.515 9.167.548.954 11.569.082.175 2.410.532.221 2.566.913.707 3.239.343.009 627.429.302 6.600.635.247 8.329.739.166 1.729.103.919 % 11,2 9,5 20,7 23,1 16,5 27 -17 20,7 20,7 20,7 Doanh thu thuần năm 2009 tăng 11,2%, đồng thời Giá vốn hàng bán tăng 9,5% nhưng Lợi nhuận vẫn tăng 20,7%. Kết hợp bảng phân tích và những thông tin thu được khi phỏng vấn và kiểm tra giá bán của Công ty, kiểm toán viên đánh giá về Page 14 of 74 15 GVHD: GS.TS Nguyễn Quang Quynh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp việc Doanh thu tăng do Công ty mở rộng thị trường, cải thiện chất lượng sản phẩm và đầu tư mới vào in bao bì, nhón mỏc. Bảng 4: Một số tỷ suất của Công ty XYZ Chỉ tiêu 1. Hệ số khả năng thanh toán a. TSLĐ/Tổng nợ NH b. Tiền/Tổng nợ NH 2. Tỷ suất nợ a. Nợ phải trả/Tổng NV b. NVCSH/Tổng NV 3. Tỷ suất khả năng sinh lời a. LNTT/DTT b. LNTT/GV Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 5,9 lần 0,8 lần 6,0 lần 0,74 lần 0,1 lần -0,06 lần 35% 65% 32% 68% -3% 3% 5,48% 6,34% 6,14% 7,2% 0,66% 0,86% Qua bảng phân tích trên ta thấy: TSLĐ/Tổng nợ ngắn hạn năm 2009 tăng 0,1 lần so với năm 2008 trong khi Tiền/Tổng nợ ngắn hạn lại giảm đi 0,06 lần. Điều này cho thấy Tài sản của Công ty XYZ có khả năng chuyển đổi thành tiền để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tăng lên nhưng khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp lại giảm xuống. Tổng LNTT/DTT của Công ty năm 2009 tăng 0,66% so với năm 2008 chứng tỏ khả năng sinh lời của doanh nghiệp cao hơn năm trước đồng thời LNTT/Giỏ vốn cũng tăng 0,86% cho thấy một đồng chi phí bỏ ra tạo ra nhiều đồng lợi nhuận hơn. Qua đó ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty XYZ tốt hơn năm trước. 1.2.4. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán Trong khâu lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phú, kiểm toán viên tiến hành đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Việc đánh giá trọng yếu và rủi ro giúp cho kiểm toán viên đánh giá hiệu quả cuộc kiểm toán và thông qua mức đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán với từng khoản mục để có thể thu thập bằng chứng kiểm toán cần thiết cho việc hình thành nên báo cáo kiểm toán, từ đó giảm rủi ro kiểm toán có thể mắc phải. Page 15 of 74 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 16 GVHD: GS.TS Nguyễn Quang Quynh Trong bước này, kiểm toán viên chủ yếu sử dụng kỹ thuật tính toán và dựa trên sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên để đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Sau khi tính toán được mức trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính, kiểm toán viên tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính. Thực tế rất khó dự đoán được tài khoản nào có khả năng sai phạm, do đó việc phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục phụ thuộc vào sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Mục đích của việc phân bổ này nhằm giúp kiểm toán viên xác định bằng chứng thích hợp đối với các tài khoản để thu thập với mục tiêu tối thiểu hóa chi phí kiểm toán. Kết thúc giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên tổng hợp các bằng chứng thu thập được từ đó xác định mức trọng yếu và rủi ro cho từng khoản mục, dự kiến nội dung của cuộc kiểm toán. Việc đánh giá rủi ro chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên, kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng vào rủi ro kiểm soát để xác định rủi ro phát hiện có thể chấp nhận ở mức nào. Bảng 5: Quan hệ giữa các loại rủi ro và bằng chứng cần thu thập Trường Rủi ro kiểm toán Rủi ro tiềm Rủi ro kiểm Rủi ro phát Số lượng bằng hợp mong muốn tàng (IR) soát (CR) hiện (DR) chứng cần thu 1 2 3 4 5 (AR) Cao Thấp Thấp Trung bình Cao Cao Trung bình Thấp Trung bình Trung bình thập Thấp Trung bình Cao Trung bình Trung bình Thấp Thấp Cao Trung bình Thấp Thấp Thấp Cao Trung bình Trung bình Qua việc tìm hiểu các thông tin cơ sở và nghĩa vụ pháp lý của Công ty XYZ thì kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng là cao đối với tất cả các khoản mục trên Báo cáo tài chính. Đối với việc đánh giá rủi ro tiềm tàng với các tài khoản kiểm toán viên dựa chủ yếu vào các thủ tục đánh giá trong hệ thống kiểm soát nội bộ đang tiến hành kiểm toán và những thay đổi lớn trong hệ thống này so với năm trước. Do vậy, rủi ro kiểm soát tất cả các khoản mục đều được kiểm toán viên đánh giá ở mức thấp. Từ việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở trên, rủi ro Page 16 of 74 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 17 GVHD: GS.TS Nguyễn Quang Quynh kiểm toán đối với các khoản mục được kiểm toán viên đánh giá ở mức chấp nhận được. Do đó, kiểm toán viên phải tiến hành kiểm tra chi tiết đối với số dư các khoản mục chi tiết hơn. 1.3. Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú tuân thủ theo chương trình kiểm toán đã được xây dựng trước. Chương trình kiểm toán cũng lưu ý đối với các kiểm toán viên khi thực hiện thủ tục kiểm toán là các kiểm toán viên phải thực hiện đầy đủ các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán và vận dụng các kỹ thuật đó một cách linh hoạt phù hợp với tính chất quy mô cuộc kiểm toán để thu thập được những bằng chứng có giá trị cao đồng thời giảm thiểu chi phí kiểm toán. 1.3.1. Kỹ thuật quan sát Quan sát là việc kiểm toán viên sử dụng các giác quan để đánh giá một số hoạt động nhất định, có thể là quan sát kiểm kê, quan sát các hoạt động của đơn vị, quan sát việc xử lý các hóa đơn chứng từ… Kỹ thuật quan sát được áp dụng trong quá trình kiểm toán khoản mục Hàng tồn kho của Công ty ABC như sau: Thứ nhất, tìm hiểu về quá trình nhập hàng. Sau khi phỏng vấn kế toán trưởng, kế toán hàng tồn kho, nhân viên phòng vật tư về thủ tục mua hàng và nhập kho, kiểm toán viên thực hiện quan sát một số nghiệp vụ mua hàng và nhập kho tại đơn vị: Có tờ trình của bộ phận mua hàng không, tờ trình có được Ban lãnh đạo phê duyệt không? Yêu cầu tham khảo thị trường để có mức giá hợp lý? Có cán bộ am hiểu về hàng hóa đánh giá khi mua và nhập kho không? (đánh giá tính chất lý hóa, đặc tớnh…); Cú mở Thẻ kho, Sổ kho không? Thứ hai, tìm hiểu quá trình xuất hàng. Quan sát nghiệp vụ xuất hàng có tờ trình, lệnh xuất không? Lệnh xuất có được lãnh đạo phê duyệt không? Page 17 of 74 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 18 GVHD: GS.TS Nguyễn Quang Quynh Thứ ba, quan sát quy trình luân chuyển chứng từ theo dõi HTK có tuân theo quy định Nhà nước không? Xem xét đơn vụ có hồ sơ riêng đối với chứng từ HTK mà đơn vị tự thiết kế không? Thứ tư, quan sát quá trình bảo quản HTK. Xem xét quy trình bảo quản và bảo vệ hàng hóa, vật tư tại các kho tàng, bến bãi, đại lý… Thứ năm, quan sát hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán. Xem Công ty ABC có mở và lưu trữ sổ sách, chứng từ theo đúng quy định không? Có được đối chiếu thường xuyên giữa kế toán vật tư và thủ kho không? Có hệ thống Thẻ kho, Sổ kho không? Qua quan sát, kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty ABC đối với khoản mục HTK được thực hiện khá nghiêm túc, thủ tục luân chuyển chứng từ được áp dụng theo quy định của Nhà nước và HTK được bảo quản đạt tiêu chuẩn. Đối với Công ty XYZ, kiểm toán viên cũng tiến hành quan sát như đối với Công ty ABC. Tuy nhiên, Công ty XYZ là khách hàng lâu năm nên Công ty TNHH Kiểm toán An Phú không tập trung chú trọng kỹ thuật này trong cuộc kiểm toán mà chỉ thực hiện quan sát đối với những hoạt động kinh doanh mới hoặc cỏc khõu quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty XYZ. 1.3.2. Kỹ thuật xác minh tài liệu Công ty TNHH Kiểm toán An Phỳ không thể tiến hành kiểm tra 100% tài liệu cho tất cả các số dư tài khoản mà thường chọn mẫu đại diện để kiểm tra. Các nghiệp vụ có số phát sinh lớn hoặc bất thường là phần tử của mẫu chọn kiểm toán. Việc lựa chọn mẫu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên. Có hai hướng khác nhau để tiến hành xác minh tài liệu tùy theo đặc điểm của từng khoản mục, nghiệp vụ đó là hướng khai khống (kiểm tra từ sổ sách rồi đối chiếu với chứng từ) và hướng khai thiếu (kiểm tra chứng từ rồi đối chiếu với sổ sách). Đối với các khoản mục Tài sản và Chi phí, kiểm toán viên thường xác minh theo hướng khai khống. Ngược lại, đối với các khoản mục Doanh thu và Công nợ, kiểm toán viên thường xác minh theo hướng khai thiếu. Page 18 of 74 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 19 GVHD: GS.TS Nguyễn Quang Quynh Việc kiểm tra này thuận tiện vì tài liệu có sẵn, chi phí thu thập bằng chứng không lớn nhưng bằng chứng có độ tin cậy không cao vì phụ thuộc vào nội dung, nguồn gốc của bằng chứng và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với quy trình xử lý tài liệu đó. Khi kiểm tra sổ sách, chứng từ, kiểm toán viên chú ý kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chúng xem có phù hợp với biểu mẫu theo quy định hiện hành khụng? Cỏc chứng từ có đầy đủ con dấu, chữ ký, mã số thuế không? Người phê duyệt cú đỳng thẩm quyền không? Chứng từ có được đánh số một cách liên tục, ghi chép rõ ràng không?... Phương pháp này thường được kết hợp với Quan sát và Lấy xác nhận. Biểu 5: Trích tờ kiểm soát nội bộ đối với tiền CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ Khách hàng: Công ty ABC Người lập: MTH Kỳ kế toán: 31/12/2009 Ngày lập: 04/02/2010 Nội dung: KSNB đối với tiền - Công ty có quy chế chi tiêu phù hợp. Người soát xét: NLP - Phân công, phân nhiệm rõ ràng. - Tiến hành kiểm tra mẫu chọn nghiên cứu đối với một số chứng từ, 100% mẫu tháng 1, tháng 12, thấy chứng từ tương đối đầy đủ, các chứng từ được đánh số liên tục, hợp lý, hợp lệ, tuy nhiên còn luân chuyển hơi chậm, một số chứng từ chưa đầy đủ chữ ký, con dấu. - Các nghiệp vụ được hạch toán đúng bản chất, trừ phiếu chi số 645 hạch toán sai. - Số liệu phản ánh trên các sổ sách chứng từ trùng khớp. - Bút toán điều chỉnh: Nợ TK 642: 1.500.000 Có TK 431: 1.500.000 KL: Không có sai sót trọng yếu đối với khoản mục tiền. Đối với Công ty XYZ, kiểm toán viên cũng tiến hành kỹ thuật xác minh tài liệu tương tự như đối với Công ty ABC. Page 19 of 74 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 20 GVHD: GS.TS Nguyễn Quang Quynh 1.3.3. Kỹ thuật lấy xác nhận Thư xác nhận được gửi trực tiếp tới bên thứ ba và yêu cầu phản hồi lại cho kiểm toán viên theo hai hình thức: thư xác nhận dạng đóng và thư xác nhận dạng mở hoặc kết hợp cả hai. Thư xác nhận mở là đề nghị người được yêu cầu trả lời, ký nhận trong mọi trường hợp hoặc phúc đáp lại cho kiểm toán viên bằng cách điền vào thông tin mà kiểm toán viên muốn thu thập. Thư xác nhận đóng đề nghị người được yêu cầu phúc đáp cho kiểm toán viên bằng cách ký nhận mình có đồng ý hay không với số liệu mà kiểm toán viên đã đưa ra trong thư. Thông tin thu được qua thư xác nhận từ bên thứ ba dưới dạng văn bản nên có tính khách quan, có độ tin cậy cao nếu đảm bảo thông tin được xác nhận theo yêu cầu của kiểm toán viên, bên thứ ba độc lập và kiểm toán viên kiểm soát được quá trình gửi và nhận thư xác nhận. Tuy nhiên, thực hiện kỹ thuật này đòi hỏi chi phí lớn nên phạm vi áp dụng bị giới hạn hoặc có khả năng đơn vị được kiểm toán và bên thứ ba có sự dàn xếp. Thông thường, kiểm toán viên thường chọn mẫu các nghiệp vụ có giá trị lớn, có dấu hiệu bất thường để gửi thư xác nhận. Bằng chứng chứng minh cho sự đúng đắn về số liệu của các khoản mục tiền gửi ngân hàng, khoản phải thu, phải trả… thường được dựa vào giấy báo cuối năm của ngân hàng về số dư tài khoản, biên bản đối chiếu công nợ. Trường hợp không có sự phản hồi về các yêu cầu xác nhận, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán khác thay thế. Các thủ tục kiểm toán bổ sung đó phải cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính mà yêu cầu xác nhận đưa ra. Các thủ tục kiểm toán thay thế là kiểm tra các nghiệp vụ sau ngày khóa sổ hoặc kiểm tra nghiệp vụ hình thành số dư để đảm bảo số dư được ghi nhận có cơ sở. Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thường tiến hành gửi thư xác nhận đối với các khoản mục: tiền gửi ngân hàng; các khoản phải thu, phải trả; hàng tồn kho liên quan đến bên thứ ba (nhận giữ hộ, nhận gia công, đại lý ký gửi…); các khoản đầu tư tài chính (chứng khoán, trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu). Page 20 of 74
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng