Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng bản điểm cân bằng (bsc) vào việc đánh giá thành quả hoạt động tại công ...

Tài liệu Vận dụng bản điểm cân bằng (bsc) vào việc đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần bảo vệ thực vật 1 trung ương

.PDF
138
30
115

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THÚY ANH VẬN DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG (BSC) VÀO VIỆC ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TRUNG ƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THÚY ANH VẬN DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG (BSC) VÀO VIỆC ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TRUNG ƯƠNG Chuyên ngành: Kế toán (Hướng ứng dụng) Mã ngành: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUANG HUY TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Vận dụng bảng điểm cân bằng (BSC) vào việc đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương” được thực hiện dựa vào quá trình thu thập, nghiên cứu của bản thân tôi và hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Quang Huy. Những kết quả nêu ra trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin, số liệu trong luận văn này đáng tin cậy, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. TP.Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 08 năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thúy Anh MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ TÓM TẮT - ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Lý do thực hiện đề tài............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 3 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 4 6. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài .............................................................................. 4 7. Kết cấu của đề tài ................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT VẬN DỤNG MÔ HÌNH BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TRUNG ƯƠNG ... 6 1.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần bảo vệ thực vật 1 Trung ương.... 6 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................. 6 1.1.2. Đặc điểm hoạt động SXKD ........................................................................... 7 1.1.3. Cơ cấu tổ chức tại Công ty và các đơn vị trực thuộc ..................................... 9 1.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty và các đơn vị trực thuộc ................... 12 1.2. Đặc điểm, bối cảnh ngành Thuốc bảo vệ thực vật trong nền kinh tế và vấn đề cần giải quyết tại đơn vị: ................................................................................ 13 1.2.1. Bối cảnh ngành Thuốc bảo vệ thực vật trong nền kinh tế hiện nay ............. 13 1.2.1.1. Cơ hội ........................................................................................................ 13 1.2.1.2. Rủi ro ......................................................................................................... 14 1.2.2. Vấn đề cần giải quyết tại Công ty ................................................................ 16 1.2.2.1. Những thuận lợi đang có ........................................................................... 16 1.2.2.2. Những khó khăn tồn tại ............................................................................. 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 19 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ................................................................................................................................ 20 2.1. Cơ sở lý thuyết về mô hình BSC .................................................................. 20 2.1.1. Khái niệm BSC ............................................................................................ 20 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của BSC .......................................................................... 21 2.2. Nội dung quy trình ứng dụng BSC .............................................................. 22 2.2.1. Phương diện tài chính ................................................................................. 22 2.2.2. Phương diện khách hàng ............................................................................ 23 2.2.3. Phương diện quy trình kinh doanh nội bộ ................................................... 24 2.2.4. Phương diện học hỏi và phát triển .............................................................. 26 2.2.5. Mối liên hệ nhân - quả giữa các phương diện trong mô hình BSC ............. 27 2.2.6. Sự cần thiết vận dụng BSC trong đánh giá TQHĐ ...................................... 29 2.3. Tổng quan một số nghiên cứu ...................................................................... 31 2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới ........................................................................ 31 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước .......................................................................... 33 2.3.3. Những điểm đã đạt được và hạn chế từ các nghiên cứu .............................. 35 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 37 CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ TQHĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TRUNG ƯƠNG VÀ DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG .............................................................. 38 3.1. Thực trạng công tác tổ chức đánh giá TQHĐ tại Công ty ........................ 38 3.1.1. Phương diện tài chính .................................................................................. 38 3.1.2. Phương diện khách hàng .............................................................................. 42 3.1.3. Phương diện quy trình kinh doanh nội bộ .................................................... 43 3.1.4. Phương diện học hỏi phát triển .................................................................... 46 3.2. Dự đoán nguyên nhân tác động đến việc đánh giá TQHĐ tại Công ty .... 47 3.2.1. Phương diện tài chính .................................................................................. 48 3.2.2. Phương diện khách hàng .............................................................................. 49 3.2.3. Phương diện quy trình kinh doanh nội bộ .................................................... 49 3.2.4. Phương diện học hỏi phát triển .................................................................... 50 3.2.5. Phân tích kết quả nghiên cứu ....................................................................... 51 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 52 CHƯƠNG 4: KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................................................................................ 53 4.1. Kiểm chứng nguyên nhân tồn tại về công tác đánh giá TQHĐ tại Công ty cổ phần bảo vệ thực vật 1 Trung ương .............................................................. 53 4.1.1.Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để kiểm chứng nguyên nhân tồn tại ...................................................................................................................... 53 4.1.2. Kết luận sự tồn tại của hệ thống đánh giá TQHĐ chưa hiệu quả là vấn đề cần được giải quyết từ kết quả khảo sát định tính ........................................................ 57 4.2 Phân tích kết quả nghiên cứu để kiểm chứng nguyên nhân ..................... 57 4.2.1. Doanh thu sụt giảm, giá thành sản xuất cao, chi phí lớn ............................. 57 4.2.2. Sự cạnh tranh thị trường gay gắt .................................................................. 58 4.2.3. Quy trình sản xuất rườm rà .......................................................................... 58 4.2.4. Thu nhập, kỹ năng nhân viên không cao ..................................................... 58 4.3. Giải pháp cải tiến vận dụng BSC vào việc đánh giá TQHĐ tại Công ty cổ phần bảo vệ thực vật 1 Trung ương ................................................................... 58 4.3.1. Khảo sát điều kiện áp dụng BSC tại Công ty.............................................. 58 4.3.2. Kết quả khảo sát khả năng áp dụng BSC tại Công ty ................................. 59 4.3.3. Giải pháp cải tiến vận dụng BSC vào việc đánh giá TQHĐ tại Công ty cổ phần bảo vệ thực vật 1 Trung ương ....................................................................... 61 4.3.3.1 Doanh thu sụt giảm, giá thành sản xuất cao, chi phí lớn. ......................... 62 4.3.3.2 Sự cạnh tranh thị trường gay gắt ............................................................... 62 4.3.3.3 Quy trình sản xuất rườm rà ....................................................................... 62 4.3.3.4 Thu nhập, kỹ năng nhân viên không cao .................................................. 62 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ..................................................................................... 63 CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ................................. 64 5.1. Quan điểm và mục tiêu về việc xây dựng BSC tại Công ty ....................... 64 5.1.1. Quan điểm về việc xây dựng BSC tại Công ty ............................................ 64 5.1.2. Mục tiêu xây dựng BSC tại Công ty ........................................................... 64 5.2. Tầm nhìn và chiến lược tại Công ty ............................................................ 65 5.2.1. Tầm nhìn tại Công ty................................................................................... 65 5.2.2. Chiến lược tại Công ty ................................................................................. 65 5.3. Xây dựng BSC tại Công ty cổ phần bảo vệ thực vật 1 Trung ương ........ 68 5.3.1. Doanh thu sụt giảm, giá thành sản xuất cao, chi phí lớn ............................ 68 5.3.2. Sự cạnh tranh thị trường gay gắt ................................................................. 71 5.3.3. Quy trình sản xuất rườm rà ......................................................................... 74 5.3.4. Thu nhập không ổn định, kỹ năng nhân viên không cao ............................ 78 5.3.5. Xây dựng bản đồ chiến lược các mục tiêu của BSC tại Công ty ................ 81 5.4. Kế hoạch hành động ....................................................................................... 83 5.4.1. Phân chia trách nhiệm, thời gian thực hiện trong triển khai BSC tại đơn vị 83 5.4.2. Dự kiến kết quả đạt được ............................................................................. 84 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ..................................................................................... 86 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BSC: Bảng điểm cân bằng BVTV: Bảo vệ thực vật BCTC: Báo cáo tài chính CBCNV: Cán bộ công nhân viên ĐVT: Đơn vị tính KH: Khách hàng NN & PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn SXKD: Sản xuất kinh doanh TQHĐ: Thành quả hoạt động DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Bảng tổng hợp tình hình kinh doanh từ 2015 đến 2019 Bảng 2.1: Mục tiêu và thước đo của phương diện tài chính Bảng 2.2: Mục tiêu và thước đo của phương diện khách hàng Bảng 2.3: Mục tiêu và thước đo của phương diện quy trình kinh doanh nội bộ Bảng 2.4: Mục tiêu và thước đo của phương diện học hỏi và phát triển Bảng 3.1 Bảng so sánh tình hình kết quả kinh doanh từ năm 2016 đến năm 2019 Bảng 3.2 Các chỉ tiêu tài chính từ năm 2016 đến năm 2019 Bảng 3.3 Tình hình Nợ phải trả Bảng 3.4: Thống kê số lượng khách hàng giai đoạn năm 2016 – 2019 của Công ty Bảng 3.5: Công tác sản xuất chế biến thuốc BVTV năm 2019 tại Công ty Bảng 3.6: Công tác sản xuất sang chai, đóng gói thuốc BVTV năm 2019 tại Công ty Bảng 4.1 Kết quả khảo sát khả năng vận dụng BSC tại Công ty Bảng 5.1 Kế hoạch chi phí sản xuất năm 2020 tại Công ty Bảng 5.2 Phân chia trách nhiệm và thời gian thực hiện trong triển khai BSC tại Công ty DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 1.1: Biểu đồ doanh thu thuần giai đoạn thực hiện từ năm 2015 – 2019 Hình 1.2 Biểu đồ lợi nhuận sau thuế giai đoạn thực hiện từ năm 2015 – 2019 Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần bảo vệ thực vật 1 Trung ương Hình 1.4: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty cổ phần bảo vệ thực vật 1 Trung ương Hình 2.1 Tình hình sử dụng khuôn mẫu lý thuyết vào việc đo lường TQHĐ tại các tổ chức trên thế giới Hình 5.1 Bản đồ chiến lược các mục tiêu của Công ty năm 2020 Sơ đồ 2.1: BSC biến chiến lược thành hành động Sơ đồ 2.2: Mối liên hệ nhân – quả giữa các thước đo trong BSC TÓM TẮT Những năm gần đây, tình hình kinh doanh tại Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương không như mong đợi, doanh thu năm 2018 và 2019 sụt giảm mạnh, tuy vào năm 2017 doanh thu có thay đổi vượt bậc so với các năm khác nhưng lợi nhuận tăng không đáng kể, nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng chi phí luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Bằng phương pháp định tính, sử dụng các công cụ như khảo sát, phỏng vấn sâu các nhà quản lý cấp cao của Công ty, tác giả xác định vấn đề, tìm ra nguyên nhân. Để đóng góp ý kiến cho việc cải thiện lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động, tác giả đề xuất giải pháp triển khai vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty. Từ khóa: Bảng điểm cân bằng, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương. ABSTRACT In recent years, the business situation at Central Plant Protection Joint Stock Company Number 1 has not been as expected, revenue in 2018 and 2019 has plummeted, although in 2017, the revenue has changed dramatically compared in other years, but the profit increased slightly, the reason is that the cost growth is always higher than the revenue growth rate. By qualitative methods, using tools such as surveys, in-depth interviews with senior managers of the Company, the author identifies the problem, finds the cause. To contribute ideas for improving profitability and improving operational efficiency, the author proposes a solution to apply BSC to evaluate the performance of the Company. Keywords: Balanced scoreboard, BSC, PSC1. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Hà Nội, ngày ……… tháng …….. năm 2020 Xác nhận của đơn vị 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Toàn cầu hóa, quá trình hội nhập của toàn thế giới là một bước quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế và Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu thế chung ấy. Bên cạnh những cơ hội phát triển, hội nhập còn mang lại không ít những khó khăn, thử thách như tính cạnh tranh cao, rủi ro và sự đa dạng hàng hóa, dịch vụ. Để bắt kịp đà phát triển trên, doanh nghiệp cần phải xây dựng một hệ thống quản lý, đánh giá nhằm đảm bảo cho các kế hoạch, chiến lược của Công ty thực hiện một cách linh hoạt và hiệu quả. Với xu thế cạnh tranh hiện nay cùng với sự bùng nổ của việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong SXKD, những thước đo truyền thống để đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD như: đo lường dựa vào lợi nhuận, thu nhập, tổng tài sản … dần trở nên lạc hậu. Vì thước đo truyền thống như đã nêu chủ yếu thông qua hệ thống báo cáo tài chính đánh giá được mục tiêu chiến lược ngắn hạn, TQHĐ của Công ty trong quá khứ, không đánh giá được các mục tiêu dài hạn, không dự báo kết quả hoạt động kinh doanh tương lai. Để đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD và đáp ứng những yêu cầu trên, mỗi doanh nghiệp cần một công cụ nhằm kiểm soát quản lý, kết hợp với các công cụ kế toán tài chính cũng như phi tài chính khác. Trên thực tế đã có nhiều mô hình hệ thống quản lý và công cụ kế toán quản trị được sử dụng và đã mang lại hiệu quả hoạt động SXKD cao cho các doanh nghiệp ở Việt Nam. Trong số đó, Bảng điểm cân bằng (gọi tắt là BSC) tồn tại như một công cụ giúp doanh nghiệp định hướng tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của mình thông qua bốn phương diện bao gồm: quy trình nội bộ, khách hàng, tài chính, và học hỏi phát triển. Từ đó, mô hình BSC sẽ giúp hỗ trợ cho các doanh nghiệp đo lường, xem xét quá trình kinh doanh góc độ chiến lược, quản lý các hoạt động tại cơ sở và tạo ra nhiều giá trị lợi ích trong tương lai. 2 Tại Việt Nam hiện nay, việc vận dụng BSC để doanh nghiệp đánh giá TQHĐ SXKD chủ yếu được thực hiện tại các ngân hàng và các Công ty có quy mô lớn, từ đó việc triển khai chưa được rộng cũng như còn khá khiêm tốn. Quá trình tổ chức thực hiện BSC vào đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam ảnh hưởng từ nhân tố bên trong và bên ngoài. Chúng có thể tác động thúc đẩy hoặc kiềm hãm việc ứng dụng công cụ BSC vào mỗi doanh nghiệp. Công ty cổ phần bảo vệ thực vật 1 Trung ương (PSC1) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và được thành lập vào tháng 11 năm 1985, xuất thân từ bộ phận kinh doanh của Bộ NN & PTNT. Hơn 35 năm trưởng thành và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, Công ty đã trở thành một trong những nhà cung ứng thuốc bảo vệ thực vật hàng đầu Việt Nam với phương châm chính là: “Cùng với nông dân cả nước phấn đấu vì một nền nông nghiệp Việt Nam sạch và bền vững”. Cho đến thời điểm hiện nay, theo dữ liệu của phòng Kế toán, Công ty hiện dùng các thước đo tài chính cơ bản để đánh giá hoạt động SXKD, đồng thời sử dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, môi trường, nội bộ theo tiêu chuẩn ISO. Do đó, việc điều hành tại chính đơn vị đang gặp một số khó khăn như việc quản trị chiến lược, chính sách lương thưởng của Công ty chưa thật sự hợp lý dẫn đến việc nhân viên nghỉ việc nhiều. Bên cạnh đó, chính sách bán hàng chưa phù hợp và những nguyên nhân khách quan khiến doanh thu sụt giảm, chi phí tăng cao. Vì vậy, việc áp dụng một công cụ đo lường hợp lý như BSC là một yêu cầu thiết yếu để hạn chế một số khó khăn trên, nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong thời gian tới. Từ những vấn đề thực tế nêu trên, với mong muốn đóng góp cho sự phát triển lâu dài của Công ty, tác giả đã chọn đề tài: “Vận dụng Bảng điểm cân bằng (BSC) vào việc đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty cổ phần bảo vệ thực vật 1 Trung ương” để làm luận văn thạc sĩ của mình. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung: Vận dụng BSC vào việc đánh giá TQHĐ tại Công ty cổ phần bảo vệ thực vật 1 Trung ương nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động cho doanh nghiệp. Mục tiêu cụ thể: Để cụ thể đạt được mục tiêu chung đã nêu trên, bài luận hướng đến 2 mục tiêu cụ thể sau: - Phân tích, đánh giá thực trạng đo lường, TQHĐ tại Công ty cổ phần bảo vệ thực vật 1 Trung ương. Thông qua đó, đánh giá được những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại trong việc đo lường TQHĐ hiện nay tổ chức đang gặp phải. - Đề xuất các giải pháp và một số gợi ý về vận dụng BSC vào việc đo lường, đánh giá hoạt động SXKD tại đơn vị. 3. Câu hỏi nghiên cứu: - Hiện tại việc đánh giá TQHĐ tại Công ty như thế nào ? - Các giải pháp để triển khai và vận dụng hiệu quả BSC trong việc đánh giá TQHĐ tại Công ty là gì ? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4.1 Đối tượng nghiên cứu: là nội dung và cách thức tổ chức thực hiện BSC tại Công ty cổ phần bảo vệ thực vật 1 Trung ương. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: - Xây dựng mô hình BSC để đo lường, đánh giá TQHĐ tại các phòng ban, đơn vị trực thuộc Công ty và toàn thể Công ty. - Dữ liệu nghiên cứu: thu thập dữ liệu về các nội dung liên quan đến 4 khía cạnh của BSC từ năm 2016 đến năm 2019. 2020. Khảo sát các đối tượng trong doanh nghiệp thực hiện vào tháng 05 năm 4 5. Phương pháp nghiên cứu: Nhằm giải quyết được những câu hỏi trên, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là định tính thông qua việc trình bày kết quả thống kê mô tả cơ bản, cụ thể như sau: - Phương pháp thu thập và tổng hợp các tài liệu: Nhằm hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về BSC để nghiên cứu vận dụng vào doanh nghiệp. Kế thừa, rút ra kinh nghiệm và vận dụng tại đơn vị dựa trên tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đề của luận văn trên. - Phương pháp quan sát quá trình thực hiện thực tế: Bằng cách nghiên cứu các tài liệu có sẵn trong giai đoạn từ năm 2016 – 2019 như báo cáo tài chính, báo cáo nội bộ … tại đơn vị để đánh giá thực trạng TQHĐ dựa trên 4 khía cạnh của BSC. Từ đó đưa ra những mặt đã làm được, những điều còn tồn tại trong việc đánh giá TQHĐ tại doanh nghiệp hiện nay. - Phương pháp phỏng vấn: Để nhận diện nhu cầu cũng như nguyên nhân và nhu cầu sử dụng BSC tại Công ty, học viên xây dựng bảng câu hỏi để khảo sát, phỏng vấn Ban điều hành, các phòng, ban có liên quan dựa vào những hạn chế đã tìm được từ phương pháp quan sát thực tế trên. Từ đó làm cơ sở đưa ra quan điểm để giải quyết vấn đề tồn tại và xây dựng kế hoạch hành động. - Phương pháp quy nạp: Tác giả căn cứ vào những điểm đã phân tích và nhận diện để gợi ý, đúc kết một số giải pháp cho việc áp dụng BSC tại đơn vị. 6. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài 6.1 Về mặt lý thuyết: Đề tài hướng đến nhận diện, tổng kết, đo lường những nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng BSC tại đơn vị, để đúc kết và đề xuất một số kiến nghị với mục đích góp phần thúc đẩy việc ứng dụng BSC đạt hiệu quả cao hơn tại Công ty. 5 6.2 Về mặt thực tiễn: Đề tài đã nêu ra được thực trạng đo lường, đánh giá TQHĐ tại doanh nghiệp. Dựa vào cơ sở đó, thông qua việc chuyển tầm nhìn, chiếc lược thành những mục tiêu và thước đo cụ thể trong từng khía cạnh, tác giả triển khai xây dựng BSC phù hợp với tầm chiến lược của doanh nghiệp, góp phần đo lường TQHĐ một cách toàn diện tại Công ty. Thêm vào đó, việc vận dụng BSC giúp gắn kết hoạt động giữa các bộ phận, phòng, ban, đội ngũ chuyên viên trong đơn vị hướng đến thành công chiến lược đề ra. 7. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài được trình bày theo bố cục 5 chương: Chương 1: Sự cần thiết vận dụng mô hình BSC tại Công ty cổ phần bảo vệ thực vật 1 Trung ương. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về BSC. Chương 3: Kiểm chứng công tác tổ chức đánh giá TQHĐ tại Công ty cổ phần bảo vệ thực vật 1 Trung ương và dự đoán nguyên nhân tác động. Chương 4: Kiểm chứng nguyên nhân và đề xuất giải pháp. Chương 5: Xây dựng kế hoạch hành động. 6 CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT VẬN DỤNG MÔ HÌNH BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TRUNG ƯƠNG Trong chương này, tác giả trình bày quá trình hình thành và phát triển, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức, công tác kế toán của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương. Qua đó tìm hiểu cơ hội, rủi ro của bối cảnh ngành thuốc bảo vệ thực vật trong nền kinh tế hiện nay và phân tích những thuận lợi, khó khăn mà Công ty đang gặp phải, từ đó tác giả phát hiện ra những vấn đề còn tồn tại của Công ty. 1.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần bảo vệ thực vật 1 Trung ương 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển - Ngày 26/10/1985: Công ty vật tư Bảo vệ thực vật 1 được thành lập theo Quyết định số 403 QĐ/BNNTCCB của Bộ Nông nghiệp. - Ngày 18/06/1992 Bộ NN & PTNT ban hành quyết định số 163/NN/ TCCB/QĐ tách Công ty vật tư Bảo vệ thực vật 1 thuộc Cục Bảo vệ thực vật về trực thuộc Bộ NN & PTNT. - Năm 1993: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm (nay là Bộ NN & PTNT) ban hành Quyết định số 08 NN - TCCB/ QĐ ngày 6/1/1993 thành lập doanh nghiệp nhà nước: Công ty vật tư Bảo vệ thực vật 1. Công ty thành lập 06 Chi nhánh trực thuộc tại: Đà Nẵng, Hải Phòng, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, TP. Hồ Chí Minh, Hưng Yên. - Năm 2004: Bộ trưởng của Bộ NN & PTNT có QĐ số 415/QĐ/BNN-TCCB ngày 24/02/2004 cho phép Công ty vật tư Bảo vệ thực vật 1 tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng