Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở tây bắc hiện nay theo tư tưởng h...

Tài liệu Vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở tây bắc hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (qua thực tế ở sơn la)

.PDF
226
583
94

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN DƯƠNG VĂN MẠNH VÊn ®Ò x©y dùng khèi ®¹i ®oµn kÕt c¸c d©n téc ë T©y B¾c hiÖn nay theo t- t-ëng Hå ChÝ Minh (qua thùc tÕ ë S¬n La) Chuyên ngành: Triết học Mã số: 9229091 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1: GS. TS. Trần Văn Phòng 2: TS. Trần Hải Minh HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả luận án Dương Văn Mạnh LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Ban Đào tạo, Khoa Triết học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới GS.TS Trần Văn Phòng và TS. Trần Hải Minh đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tác giả xin cảm ơn các nhà khoa học đã nhận xét, góp ý để tác giả hoàn thiện luận án. Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả còn nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía gia đình, cơ quan, bạn bè đồng nghiệp. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới những sự ủng hộ, giúp đỡ đầy quý báu đó. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................. Error! Bookmark not defined. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .... Error! Bookmark not defined. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .... Error! Bookmark not defined. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận ánError! Bookmark not defined. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận ánError! Bookmark not defined. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .............. Error! Bookmark not defined. 7. Kết cấu của luận án .............................................. Error! Bookmark not defined. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....... Error! Bookmark not defined. 1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận ánError! Bookmark not defined 1.1. Những công trình nghiên cứu đề cập tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đại đoàn kết các dân tộc........ Error! Bookmark not defined. 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đại đoàn kết các dân tộc hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh ........................................................ Error! Bookmark not defined. 1.3. Những công trình nghiên cứu đề cập đến quan điểm, giải pháp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đại đoàn kết các dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh .............................................................. Error! Bookmark not defined. 2. Giá trị khoa học của những công trình đã tổng quan và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án ...................... Error! Bookmark not defined. Chương 1: XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC Ở TÂY BẮC HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ................................................................................................................ 27 1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết các dân tộc 1.1.1. Tiền đề tư tưởng và lý luận ...................................................................................... 27 1.1.1. Tiền đề tư tưởng và lý luận ........................................................................ 27 1.1.2. Thực tiễn phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới ............................. 33 1.1.3. Nhân tố chủ quan ........................................................................................ 36 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết các dân tộc ......................................... 40 1.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về đoàn kết và đại đoàn kết các dân tộc ..... 40 1.2.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết các dân tộc ....... 47 1.3. Thực chất của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Bắc hiện nay ........................................................... 62 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 71 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC Ở TÂY BẮC HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Qua thực tế ở Sơn La) ...... 72 2.1. Xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh - thực trạng và nguyên nhân .............................................................. 73 2.1.1. Khái quát các nhân tố tác động đến xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Sơn La .................................................................................................. 73 2.1.2. Thành tựu trong xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Sơn La theo tư tưởng Hồ Chí Minh và nguyên nhân của thành tựu ................................ 76 2.1.3. Hạn chế trong xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh và nguyên nhân của hạn chế ............................ 85 2.2. Những vấn đề đặt ra trong xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở tỉnh Sơn La theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết các dân tộc ............................. 98 2.2.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu toàn bộ chủ thể phải nhận thức sâu sắc với thực tế một bộ phận chủ thể nhận thức còn hạn chế về đại đoàn kết các dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Sơn La hiện nay ................................................................................................ 98 2.2.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu gắn phát triển kinh tế - xã hội với thực hiện chính sách dân tộc trong xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc Sơn La với thực tế còn tách rời giữa chúng..........................................................................100 2.2.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu tính toàn diện trong thực hiện nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc với thực tế còn phiến diện trong thực hiện nguyên tắc này khi xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Sơn La ..........................................................................................102 2.2.4. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát huy tốt vai trò công tác dân vận trong xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Sơn La với thực tế chưa phát huy tốt vai trò của công tác này ................................................................................104 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................106 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC Ở TÂY BẮC HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ..................................................................108 3.1. Quan điểm xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Bắc hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh ....................................................................................108 3.1.1. Xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc Tây Bắc theo tư tưởng Hồ Chí Minh vừa là nhiệm vụ chiến lược cơ bản, lâu dài, vừa là nhiệm vụ cấp bách hiện nay .....................................................................................................108 3.1.2. Xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Bắc theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải vì sự phát triển của chính đồng bào các dân tộc Tây Bắc .........110 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Bắc hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh ..............................................................114 3.2.1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể trong xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Bắc theo tư tưởng Hồ Chí Minh ..............114 3.2.2. Phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện tốt chính sách dân tộc nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào trong xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ...........................................................................................122 3.2.3. Thực hiện nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc để cùng tiến bộ và chống lại âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc của các thế lực thù địch .........................................................................130 3.2.4. Thực hiện tốt công tác dân vận trong xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Bắc ......................................................................................................135 3.2.5. Phát huy sức mạnh nội lực của đồng bào các dân tộc trong xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc Tây Bắc ..............................................................140 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..............................................................................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................153 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ TT Chữ viết tắt 1. Bình đẳng dân tộc BĐDT 2. Chỉ thị CT 3. Chính sách dân tộc CSDT 4. Chính trị quốc gia CTQG 5. Chủ nghĩa xã hội CNXH 6. Dân tộc thiểu số DTTS 7. Đại đoàn kết các dân tộc ĐĐKCDT 8. Hệ thống chính trị HTCT 9. Hội đồng nhân dân HĐND 10. Nhà xuất bản Nxb 11. Nghị định NĐ 12. Nghị quyết NQ 13. Quyết định QĐ 14. Thứ tự TT 15. Tỉnh uỷ TU 16. Trang tr. 17. Trung ương TW 18. Ủy ban nhân dân UBND 19. Xã hội chủ nghĩa XHCN 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc (quốc gia) nói chung và đại đoàn kết các dân tộc (tộc người) nói riêng là một trong những nội dung lớn, xuyên suốt, nhất quán trong lý luận và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Theo Người: “Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn” [75, tr.256]. Để tiếp tục nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết, chúng tôi chọn “Vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Bắc hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (qua thực tế ở Sơn La)” làm đề tài nghiên cứu trong luận án, xuất phát từ những lý do sau: Thứ nhất, tư tưởng ĐĐKCDT là một bộ phận cấu thành tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Hồ Chí Minh. Trong những năm qua, các công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh đã đề cập đến một số khía cạnh nhất định của vấn đề này. Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc nên vấn đề ĐĐKCDT chưa được nghiên cứu một cách chi tiết và có hệ thống. Do vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐKCDT nhằm góp phần làm rõ tính khoa học và cách mạng cũng như tính tất yếu phải nhận thức và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người vào xây dựng khối ĐĐKCDT. Đồng thời, nghiên cứu tư tưởng ĐĐKCDT Hồ Chí Minh để thấy được sức mạnh, động lực của khối ĐĐKCDT Việt Nam trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Thứ hai, Tây Bắc là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh của cả nước. Nơi đây được coi là “phên giậu” phía Tây Bắc của Tổ quốc và là địa bàn cư trú của 24 dân tộc anh em1. Do những đặc điểm về địa lý, lịch sử và dân tộc nên việc xây dựng khối ĐĐKCDT có ý nghĩa sống còn trong việc duy trì sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Bắc và của cả nước. Sơn La là địa phương hội tụ đầy đủ và điển hình những đặc điểm về kinh tế, xã hội, dân cư, dân tộc,... và được coi là trung tâm của vùng 1. Theo tổng hợp từ Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: kết quả toàn bộ (tr.155-161): toàn vùng Tây Bắc có 50 dân tộc cư trú, trong đó có 24 dân tộc có dân số đông đảo hơn (ít nhất từ 100 người trở lên), cư trú ổn định, lâu dài và 26 dân tộc có dân số (ít hơn 100 người), cư trú không ổn định, lâu dài trên địa bàn Tây Bắc. 2 Tây Bắc. Do vậy, phân tích, đánh giá được thực trạng, nguyên nhân và giải quyết được các vấn đề đặt ra trong việc xây dựng khối ĐĐKCDT ở Sơn La có một ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với địa phương mà còn đối với cả vùng Tây Bắc. Thứ ba, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước cùng với HTCT các cấp ở các tỉnh Tây Bắc nói chung, Sơn La nói riêng đã nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình xây dựng khối ĐĐKCDT nhằm phát triển vùng Tây Bắc giàu về kinh tế, vững về chính trị, phát triển nhanh về văn hoá xã hội, mạnh về quốc phòng - an ninh. Bên cạnh một số thành tựu đã đạt được, quá trình xây dựng khối ĐĐKCDT ở Tây Bắc còn bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm nhất định. Một bộ phận chủ thể nhận thức chưa đầy đủ, thậm chí hiểu chưa đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐKCDT; việc tổ chức thực hiện xây dựng khối ĐĐKCDT còn thiếu sáng tạo, có sự sai lệch, vi phạm dẫn đến hiệu quả trên thực tế chưa cao… Mặt khác, một bộ phận HTCT ở cơ sở trong tổ chức thực hiện chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS còn yếu kém. Nhận thức, niềm tin và ý thức tự vươn lên của đồng bào các dân tộc ở Tây Bắc còn hạn chế… Do đó, xây dựng khối ĐĐKCDT Tây Bắc, trong đó có Sơn La theo tư tưởng ĐĐKCDT của Hồ Chí Minh là vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Thứ tư, hiện nay, vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc,… xuất hiện ở nhiều quốc gia2. Ở trong nước, các thế lực thù địch đang dùng mọi thủ đoạn để phá hoại sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. Đối với vùng Tây Bắc, chúng triệt để lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, sự khác biệt về văn hóa, phong tục, tập quán, sự khó khăn về kinh tế của các DTTS,… để chia rẽ khối đại đoàn kết giữa các DTTS và giữa DTTS với dân tộc Kinh trên địa bàn Tây Bắc. Đặc biệt, năm 2011, tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã xảy ra cuộc bạo loạn chính trị3, có tính chất phản cách mạng. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch 2. Ở Trung quốc có phong trào ly khai của Tây Tạng, Nội Mông, Tân Cương; ở Inđônêxia có phong trào đòi độc lập của Acenh; ở Philippin có trong trào đòi tự do của du kích hồi giáo Moro… 3 . Mục đích chính trị bạo loạn năm 2011, tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên: “Mục đích chính trị của các thế lực thù địch trong vấn đề Tin lành Vàng Chứ là rất thâm độc: nhằm tách đồng bào Mông ra khỏi cộng đồng các dân tộc Việt Nam, thành lập “Vương quốc Mông”, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc thống nhất, tạo điều kiện lãnh thổ - địa lý và chính trị - xã hội cho chúng thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loại lật đổ chống phá cách mạng nước ta. 3 luôn dùng các thủ đoạn tinh vi để xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề dân tộc, ĐĐKCDT nhằm làm suy giảm lòng tin của đồng bào Tây Bắc đối với Bác Hồ, Đảng và Nhà nước. Do vậy, việc tiếp tục quán triệt và vận dụng sáng tạo hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐKCDT nhằm giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc, tăng cường hơn nữa khối ĐĐKCDT ở Tây Bắc hiện nay là vấn đề vừa cấp bách, vừa có ý nghĩa cơ bản, lâu dài, góp phần đưa vùng Tây Bắc cùng cả nước tiến lên CNXH. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng xây dựng khối ĐĐKCDT ở Tây Bắc (qua thực tế ở Sơn La) theo tư tưởng Hồ Chí Minh, luận án đề xuất quan điểm và những giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả hơn nữa việc xây dựng khối ĐĐKCDT ở Tây Bắc hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích cơ sở hình thành và nội dung ĐĐKCDT theo tư tưởng Hồ Chí Minh; thực chất việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐKCDT vào xây dựng khối ĐĐKCDT ở Tây Bắc hiện nay. - Phân tích, đánh giá thành tựu, hạn chế, cũng như nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong xây dựng khối ĐĐKCDT ở Tây Bắc (qua thực tế ở Sơn La) hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh và một số vấn đề đặt ra từ thực trạng này. - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm thực hiện hiệu quả hơn nữa việc xây dựng khối ĐĐKCDT ở Tây Bắc theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Vấn đề xây dựng khối ĐĐKCDT ở Tây Bắc hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (qua thực tế ở Sơn La). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu tư tưởng ĐĐKCDT của Hồ Chí Minh. Trong đó, làm rõ mục tiêu, chủ thể, nguyên tắc và phương pháp thực hiện đoàn kết trong nội bộ từng dân tộc, đoàn kết giữa các DTTS với nhau, đoàn kết giữa các DTTS với dân tộc Kinh thành một khối thống nhất trong đại gia đình các dân tộc 4 Việt Nam. Do đó, vấn đề dân tộc được nghiên cứu trong luận án thuộc phạm trù dân tộc - tộc người, không thuộc phạm trù dân tộc - quốc gia. - Tác giả tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc theo góc độ: đoàn kết trong nội bộ từng dân tộc, đoàn kết giữa các DTTS với nhau, đoàn kết giữa dân tộc đa số (dân tộc Kinh) với DTTS. - Về không gian và thời gian: Luận án nghiên cứu sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐKCDT; quá trình vận dụng tư tưởng ĐĐKCDT của Hồ Chí Minh vào xây dựng khối ĐĐKCDT ở Tây Bắc4 hiện nay qua thực tế ở Sơn La5 trong thời gian từ năm 20016 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án sử dụng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc, đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân tộc, ĐĐKCDT… 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: phương pháp thống nhất giữa lịch sử và logic, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp hệ thống - cấu trúc và một số phương pháp khác. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án - Làm sáng tỏ thêm một số nội dung cơ bản tư tưởng ĐĐKCDT của Hồ Chí Minh dưới góc độ triết học. Phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế trong xây dựng khối ĐĐKCDT Tây Bắc (qua thực tế ở Sơn La) theo tư tưởng Hồ Chí Minh từ sau Đại hội lần thứ IX của Đảng. Từ đó tìm ra mâu thuẫn trong xây dựng ĐĐKCDT ở Tây Bắc (qua thực tế ở Sơn La) để giải quyết vấn đề xây 4. Tây Bắc được xác định gồm 4 tỉnh là Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu và Điện Biên (Theo Quyết định số 712/QĐTTg ngày 30/8/1997 của Thủ Tướng Chính Phủ, phê duyệt Quy hoạch tổng thể kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc thời kỳ 1996-2010). 5. Sơn La được chúng tôi xác định trong luận án là tỉnh Sơn La. 6. Lý do chúng tôi chọn mốc thời gian năm 2001 vì: tại Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, lần đầu tiên trong văn kiện của Đảng ta xác định vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược của cách mạng: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp của cách mạng…” [24, tr.127]. 5 dựng ĐĐKCDT ở Tây Bắc hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đề xuất một số quan điểm, giải pháp xây dựng khối ĐĐKCDT Tây Bắc hiện nay theo tư tưởng ĐĐKCDT của Hồ Chí Minh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận - Luận án góp phần làm rõ tư tưởng ĐĐKCDT của Hồ Chí Minh dưới góc độ triết học; khẳng định chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong xây dựng khối ĐĐKCDT ở Tây Bắc hiện nay. - Luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận của Đảng và Nhà nước ta trong hoạch định đường lối, chính sách giải quyết mối quan hệ giữa các dân tộc và việc xây dựng khối ĐĐKCDT trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, thống nhất về nhận thức và tổ chức thực hiện việc xây dựng khối ĐĐKCDT ở Tây Bắc hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể được dùng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐKCDT, xây dựng khối ĐĐKCDT trong các trường đại học, học viện và viện nghiên cứu trong cả nước. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm có 3 chương với 7 tiết. 6 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án 1.1. Những công trình nghiên cứu đề cập tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đại đoàn kết các dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung và ĐĐKCDT nói riêng là một nội dung quan trọng, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và được các nhà khoa học triển khai nghiên cứu một cách nghiêm túc, tương đối hệ thống và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tùy theo mục đích và phạm vi nghiên cứu mà các nhà khoa học khai thác, đề cập đến vấn đề này ở những góc độ khác nhau. Cuốn Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh do Phùng Hữu Phú (chủ biên) [110] đã trình bày khá đầy đủ, có hệ thống và sâu sắc các vấn đề về chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh bao gồm: cơ sở và quá trình hình thành chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh; đại đoàn kết và thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám; chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc; cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong công trình này, các tác giả trình bày khái niệm về chiến lược đại đoàn kết, nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết,… trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả có giá trị quan trọng, giúp cho chúng tôi nghiên cứu những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, cũng như nội dung cơ bản về ĐĐKCDT của Người. Cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Hoàng Trang và Phạm Ngọc Anh [153] chỉ ra rằng trong giai đoạn hiện nay, vấn đề giữ vững độc lập dân tộc là nhiệm vụ chiến lược quan trọng để đưa nước ta vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện được vấn đề đó, cần tiếp tục vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn ở nước ta hiện nay; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Các tác giả phân tích khá sâu sắc những vấn đề dân tộc, BĐDT, đoàn kết dân tộc,… trong mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đây là sự định hướng cho chúng tôi xác định những nội dung ĐĐKCDT ở Tây Bắc theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 7 Cuốn Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh của Lê Hữu Nghĩa [94] là cuốn sách tập hợp các bài viết liên quan đến vấn đề triết học trong tư tưởng Hồ Chí Minh, các vấn đề đã được nghiên cứu một cách cơ bản ở cả hai góc độ, tư tưởng triết học và việc vận dụng cơ sở triết học vào hoạt động thực tiễn. Một trong những vấn đề rất quan trọng mà tác giả đề cập chính là giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp và khẳng định đây cũng là một trong những sáng tạo rất độc đáo của Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Các tác giả đã chỉ ra nguồn gốc tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh, phương pháp biện chứng trong lý luận với thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Hồ Chí Minh... Tuy nhiên, những vấn đề nêu trên mới chỉ là nghiên cứu bước đầu, chưa mang tính hệ thống. Cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh rọi sáng con đường độc lập tự do của dân tộc Việt Nam của Lê Mậu Hãn [42] đã trình bày một số vấn đề nguồn gốc, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, tác giả đã khẳng định, đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh là sức mạnh bởi vì: đoàn kết vì nghĩa đồng bào, vì đại nghĩa dân tộc; nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc là liên minh công nhân, nông dân và trí thức; đoàn kết lâu dài, thủy chung, chân thành; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế. Một số nội dung của cuốn sách đã đề cập vấn đề ĐĐKCDT nhưng còn khái lược. Mặc dù vậy, một số nội dung của cuốn sách đã giúp chúng tôi nghiên cứu cơ sở hình thành cũng như nội dung ĐĐKCDT theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Tháng 5/2003, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề Tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các bài tham luận trong hội thảo đều khẳng định, đại đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, đại đoàn kết dân tộc là một tư tưởng lớn được hình thành và phát triển cùng với toàn bộ quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với Đảng ta, nó không phải là sách lược của một thời kỳ mà là chiến lược cơ bản và lâu dài, là nguồn sức mạnh vô tận làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, nhiều tham luận đặt ra vấn đề phải chăm lo xây dựng và củng cố khối đoàn kết dân tộc trong điều kiện mới ở nước ta hiện nay. 8 Cuốn Góp phần tìm hiểu đặc sắc tư duy triết học Hồ Chí Minh của Hồ Kiếm Việt [175] đã phân tích tư duy triết học Hồ Chí Minh về vấn đề con người với lịch sử, con người xã hội gắn với giai cấp, dân tộc và giải phóng dân tộc được tác giả trình bày rõ nét. Trong tác phẩm này, tác giả đã khẳng định sức mạnh của con người chủ yếu ở sự cố kết con người trong cộng đồng dân tộc, giai cấp và sự nghiệp giải phóng con người gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp giải phóng dân tộc và giai cấp. Đồng thời tác giả cũng khẳng định độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tác phẩm này cũng chỉ tiếp cận vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc ở mức độ khái quát. Cuốn Hồ Chí Minh với vấn đề đoàn kết các dân tộc của Lê Ngọc Thắng [123] đã xác định, cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc bao gồm: truyền thống văn hóa dân tộc, nhận thức, quan điểm về vấn đề dân tộc và lòng yêu nước. Về nội dung đoàn kết các dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả khẳng định: ĐĐKCDT là một bộ phận quan trọng trong chiến lược đoàn kết của Hồ Chí Minh, đoàn kết các dân tộc vì mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng quê hương và đất nước. Theo tác giả, ĐĐKCDT trong tư tưởng của Người là sự đoàn kết giữa các DTTS với nhau, đoàn kết giữa DTTS với dân tộc Kinh. Sự đoàn kết đó đã tạo ra sức mạnh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nền tảng vững chắc để đoàn kết các dân tộc theo tưởng tưởng Hồ Chí Minh là dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng, tương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc vì lợi ích quốc gia và dân tộc. Mặc dù, tác giả chưa đề cập một cách hệ thống tư tưởng ĐĐKCDT, nhưng những vấn đề được tác giả phân tích, đánh giá có giá trị quan trọng giúp chúng tôi tiếp cận, nghiên cứu về cơ sở hình thành, nội dung đại đoàn kết các dân tộc của tư tưởng Hồ Chí Minh. Cuốn Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh của Nguyễn Đức Đạt [32] đã trình bày cơ sở thực tiễn và lý luận hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác giả đi sâu vào phân tích phép biện chứng Hồ Chí Minh dưới góc độ các nguyên tắc, phương pháp luận như: quan điểm thực tiễn, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển. Nội dung của cuốn sách giúp cho tác giả luận án tiếp cận vấn đề xây dựng khối ĐĐKCDT ở Tây Bắc theo tư tưởng 9 Hồ Chí Minh dưới góc độ triết học, đặc biệt là mối quan hệ biện chứng giữa các chủ thể trong xây dựng khối ĐĐKCDT. Cuốn Góp phần nghiên cứu về đại đoàn kết dân tộc [43] của Trần Hậu khẳng định nội dung và hình thức trong chiến lược đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng vào quá trình cách mạng nước ta có khởi nguồn từ tinh thần cốt lõi trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Theo tác giả, thực tiễn cách mạng nước ta gần một thế kỷ qua đã chứng minh sức sống mãnh liệt và sức mạnh vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Đảng ta luôn quán triệt và xác định tư tưởng đoàn kết của Người là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối cách mạng qua các thời kỳ. Đại đoàn kết dân tộc là một đường lối đúng đắn và là động lực quan trọng thúc đẩy tiến trình đổi mới ở Việt Nam, tạo nên sức mạnh mới cho sự phát triển của đất nước. Cuốn Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng thiên tài của Trần Nhâm [99] đã dành một phần nội dung quan trọng để luận giải và làm sáng tỏ hệ thống những vấn đề lý luận phong phú, sâu sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh về tư tưởng đại đoàn kết dân tộc - một chiến lược xuyên suốt trong quá trình kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đại đoàn kết dân tộc đã động viên lực lượng đại đoàn kết toàn dân, kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh quốc tế, hình thành sức mạnh tổng hợp to lớn để dân tộc ta đánh thắng kẻ thù dân tộc và chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu. Cuốn Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh - Một số vấn đề cơ bản của Trần Văn Phòng, Hoàng Anh [108] đã nghiên cứu tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh ở một số nội dung cơ bản qua việc phân tích sự vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Hồ Chí Minh vào cách mạng Việt Nam. Các tác giả đã chỉ ra cơ sở hình thành tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh, phân tích vấn đề đoàn kết dân tộc ở nhiều khía cạnh khác nhau. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả là sự định hướng quan trọng giúp cho chúng tôi tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐKCDT dưới góc độ triết học. Luận án tiến sĩ Nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh của Lê Thị Hà [45] khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết là hệ thống các quan điểm khoa học thể hiện nguyên tắc, phương pháp nhằm tổ chức, tập hợp lực lượng một cách rộng rãi và chặt chẽ nhằm 10 phát huy sức mạnh của dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Tác giả cũng đã trình bày những vấn đề lý luận, thực tiễn hình thành và những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc và phương pháp đại đoàn kết. Đồng thời, tác giả còn chỉ rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc và phương pháp đại đoàn kết trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù luận án chưa đề cập một cách có hệ thống nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, nhưng những kết quả nguyên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc và phương pháp đại đoàn kết trong luận án đã giúp chúng tôi kế thừa trong quá trình nghiên cứu vấn đề về nguyên tắc và phương pháp xây dựng khối ĐĐKCDT ở Tây Bắc hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Bài viết “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong quốc gia đa dân tộc Việt Nam” của Nguyễn Quốc Phẩm [104] chỉ ra một số vấn đề cơ bản về tư tưởng đoàn kết các dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: đoàn kết dân tộc, đa số cũng như thiểu số là vấn đề có ý nghĩa chiến lược với cách mạng Việt Nam; đoàn kết các dân tộc luôn gắn liền với BĐDT, chống tư tưởng kỳ thị, hẹp hòi, tư tưởng dân tộc lớn; đoàn kết các dân tộc phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc cán bộ miền núi, cán bộ người DTTS… Bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc” của Nguyễn Thái Sơn [115] khẳng định đại đoàn kết là tư tưởng xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Tác giả còn chỉ ra cơ sở hình thành, nội dung cơ bản, phương pháp trong tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người đã trở thành chiến lược cách mạng của Đảng ta, gắn với những thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta. Bài viết “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định nghĩa và sử dụng khái niệm đại đoàn kết như thế nào?” của tác giả Phạm Hồng Chương [9] đã làm rõ về khái niệm đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh, các nguyên tắc của đại đoàn kết và chỉ ra cụm từ đại đoàn kết đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng như thế nào? Trên cơ sở đó, tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng trong chiến lược đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là tài liệu tham khảo để tác giả luận án đưa 11 ra quan niệm về ĐĐKCDT theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Bài viết “Đoàn kết và điều kiện để đoàn kết trong lịch sử dân tộc Việt Nam” của Nguyễn Tài Thư [129] đã khẳng định đoàn kết là xu thế tất yếu trong sự phát triển của các cộng đồng người. Cộng đồng nào đoàn kết vượt lên được thì sống, không đoàn kết thì chết, đoàn kết là yếu tố quan trọng có tính quyết định để duy trì sự tồn tại của một cộng đồng. Từ nhận định này, tác giả phân tích làm rõ những đặc trưng của sự đoàn kết, đồng thời chỉ ra những điều kiện để thực hiện sự đoàn kết trong lịch sử dân tộc ta, đó là cá nhân cần đến cộng đồng và cộng đồng cần đến cá nhân - đó là điều kiện tự nhiên, ban đầu và có lợi cho sự đoàn kết của bất cứ cộng đồng nào. Bài viết “Đoàn kết xã hội - Động lực phát triển xã hội” của Hà Văn Núi [102] khẳng định đoàn kết không chỉ là một truyền thống của dân tộc mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển xã hội. Truyền thống đoàn kết dân tộc đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện nhất quán và xuyên suốt quá trình đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong nhiều thập kỷ đã qua của thế kỷ XX. Đại đoàn kết không phải là một chủ trương xuất phát từ ý muốn chủ quan của lực lượng lãnh đạo cách mạng, mà là sự đúc kết và hiện thực hoá nhu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng do quần chúng tiến hành và vì quyền lợi của bản thân quần chúng. Bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết rộng rãi và chặt chẽ” của Hạnh Nguyễn [95] khẳng định gần một thế kỷ qua, thực hiện tư tưởng về đoàn kết rộng rãi và chặt chẽ của Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã đạt được nhiều thành công. Tác giả khẳng định, tư tưởng về đoàn kết rộng rãi và chặt chẽ của Hồ Chí Minh không phải lúc nào và ở đâu cũng đã được quán triệt nghiêm túc, đủ đầy. Do đó, để thực hiện tốt vấn đề đó cần phải làm tốt công tác đoàn kết từ trong Đảng. Trong Đảng có gương mẫu, đoàn kết mới nói đến đoàn kết trong bộ máy Nhà nước, đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn kết trong xã hội, đoàn kết toàn dân tộc. Bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam” của Nguyễn Đình Hòa [47] đã luận giải những nội dung cơ bản về đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo tác giả, 12 đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng; Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng, là tư tưởng xuyên suốt trong đường lối chiến lược cách mạng, nó xuất phát từ nhu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng và do chính nhân dân xây dựng. Tác giả còn phân tích một số nguyên tắc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh: đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc, có niềm tin vào nhân dân và biết dựa vào dân, đại đoàn kết có tổ chức chặt chẽ…Tác giả khẳng định, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng kế thừa, vận dụng và phát triển một cách sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và ĐĐKCDT nói riêng đã được thể hiện qua các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế. Tiêu biểu: Hội thảo quốc tế nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ đề Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa lớn tại Hà Nội (1990); Hội thảo quốc tế Hồ Chí Minh – Việt Nam - Hòa bình thế giới tại Ấn Độ (1991); Hội thảo do Ủy ban Dân tộc và Miền núi tổ chức với chủ đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc ở Việt Nam tại Hà Nội (1996); Hội thảo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với chủ đề Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh tại Hà Nội (2005); Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay tại Hà Nội (2010)... Những hội thảo này đều có các tham luận đề cập tới tư tưởng đoàn kết các dân tộc của Hồ Chí Minh. Nhiều công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh của các tác giả nước ngoài như: Đồng chí Hồ Chí Minh của S.Afonin, E.Kobelev (1980); Hồ Chí Minh – Giải phóng dân tộc và đổi mới của Furuta Motoo (1997); Hồ Chí Minh – Một cuộc đời của GS.William J.Duiker, (2000),... cũng đều khẳng định giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng ĐĐKCDT nói riêng. Trong các công trình nêu trên, các tác giả đã trình bày và phân tích khá sâu sắc về các vấn đề: cơ sở hình thành chiến lược đại đoàn kết nói chung và ĐĐKCDT nói riêng của Hồ Chí Minh; chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng, bảo 13 vệ Tổ quốc XHCN; những nội dung, nguyên tắc và phương pháp cơ bản của đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; vấn đề các dân tộc trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh; phát huy tiềm năng cách mạng của đồng bào các dân tộc trong khối ĐĐKCDT... 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đại đoàn kết các dân tộc hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh Trong cuốn Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, tác giả Bế Văn Đẳng [33] nhìn nhận và đánh giá về vấn đề dân tộc dựa trên sự thực hiện nguyên tắc đoàn kết, bình đẳng và tương trợ lẫn nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc anh em đã được Đảng ta xác định. Bên cạnh đó, tác giả phân tích, chỉ ra những thành tựu quan trọng đã đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế,... trong quá trình thực hiện CSDT ở vùng đồng bào các DTTS. Những thành tựu đó có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố khối ĐĐKCDT. Tuy nhiên, quá trình thực hiện CSDT còn tồn tại những hạn chế làm ảnh hưởng không tốt đối với phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa,… ở vùng đồng bào các dân tộc miền núi. Những hạn chế này là vấn đề cần được Đảng và Nhà nước ta quan tâm giải quyết nhằm củng cố sức mạnh của khối đoàn kết các dân tộc ở miền núi. Cuốn Đảng bộ và nhân dân các tỉnh Tây Bắc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng của Thào Xuân Sùng [117] đã phân tích việc thực hiện CSDT của Đảng và những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa,... từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Những thành tựu đó đã góp phần quan trọng vào việc củng cố vững chắc khối đoàn kết các dân tộc Tây Bắc. Tuy nhiên, quá trình thực hiện CSDT của Đảng ở Tây Bắc còn bộc lộ một số hạn chế do chủ trương, chính sách chưa thực sự phù hợp với đặc điểm tự nhiên và xã hội vùng Tây Bắc. Sự quan tâm các cấp lãnh đạo chưa tương xứng với vị trí chiến lược quan trọng cũng như tiềm năng và thế mạnh của vùng Tây Bắc. Cuốn Bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay - vấn đề và giải pháp của Trịnh Quốc Tuấn [159] tập trung nghiên cứu những vấn đề thực tiễn về BĐDT ở Việt Nam. Cuốn sách đã luận giải một số khía cạnh nhận thức về dân tộc, quan
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan