Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vấn đề xây dựng cường quốc biển của trung quốc (giai đoạn 2012 đến nay) tác độ...

Tài liệu Vấn đề xây dựng cường quốc biển của trung quốc (giai đoạn 2012 đến nay) tác động và đối sách của việt nam

.PDF
119
40
143

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả nghiên cứu luận văn này, trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các cơ quan chức năng liên quan của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Tiến Sâm, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, người đã hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn. Đồng thời, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Khắc Nam, Trưởng khoa Quốc tế học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội cùng đội ngũ giáo viên nhà trường đã tận tâm, tận tình truyền đạt những kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành quan hệ quốc tế, giúp tôi có cách tiếp cận và phương pháp luận khoa học, trở thành hành trang quý giá cho tôi trong quá trình nghiên cứu các vấn đề quan hệ quốc tế sau này. Tôi chân thành cảm ơn các thầy cô trợ lý, giảng viên của Khoa Quốc tế học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tụy, nhiệt tình giúp đỡ tôi về cách thức giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung, kỹ thuật của đề tài trong suốt quá trình nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tôi cũng nhận được sự khích lệ, chỉ bảo, chia sẻ học thuật và kinh nghiệm của nhiều học giả, nhà nghiên cứu, chuyên gia và bạn bè, đồng nghiệp góp phần giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thúy Hằng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4 1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 4 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................ 5 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ..................................................... 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 9 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 10 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn ......................................................................... 10 7. Bố cục luận văn ................................................................................................ 11 Chƣơng 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH CHIẾN LƢỢC CƢỜNG QUỐC BIỂN CỦA TRUNG QUỐC .......................... 12 1.1. Bối cảnh hình thành chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc .............. 12 t 1.1.1. Bối cả v uv .................................................................. 12 1.1.2. Bối cảnh trong ư c ............................................................................... 16 1.2. Thuận lợi và khó khăn trong triển khai chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc......................................................................................................... 22 1.2.1. Thuận lợi ................................................................................................ 22 122 ................................................................................................ 26 1.3. Một số nội dung cơ bản về chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc.... 27 131 ậ t 132 ư v vấ đ xây d tr ể ường quốc biể lượ ru uốc ........ 28 ường quốc biển c a Trung Quốc ........................................................................................................ 33 133 uy 134 135 t t u tr tr ể đ lượ tr ể lượ ể ru lượ ể c a Trung Quốc ........... 35 uốc............................................. 36 ường quốc biể ru uốc ......... 41 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 44 1 Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHIẾN LƢỢC CƢỜNG QUỐC BIỂN CỦA TRUNG QUỐC................................................................................... 45 2.1. Về lĩnh vực hành chính, pháp lý ............................................................... 45 2.2. Về lĩnh vực kinh tế .................................................................................... 51 2.3. Về lĩnh vực quân sự .................................................................................. 58 2.4. Về công tác tuyên truyền........................................................................... 66 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 71 Chƣơng 3: TÁC ĐỘNG VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM ............................... 72 3.1. Dự báo ........................................................................................................... 72 3.1.1. Các nhân tố tá đ ng t i việc Trung Quốc triển khai th c hiện m c tiêu trở t ường quốc biển ......................................................................... 72 3.1.2. M t số ư ng triển khai chi lược biển c a Trung Quốc .................... 74 3.2. Những tác động đối với lợi ích và an ninh quốc gia Việt Nam ..................... 80 3.2.1. Ch quy n, quy n ch quy n và quy n tài phán ở Biể Đô c a Việt Nam ............................................................................................................. 82 3.2.2. V chính trị, ngo i giao .......................................................................... 87 3.2.3. V kinh t ................................................................................................ 90 3.2.4. V quân s .............................................................................................. 93 3.3. Một số kiến nghị và đề xuất .......................................................................... 94 3.3.1. Nhóm giải pháp chính trị, ngo i giao .................................................... 94 3.3.2. Giải pháp kinh t .................................................................................. 100 3.3.3. Giải pháp tuyên truy n ......................................................................... 102 3.3.4. Giải pháp quốc phòng, an ninh ............................................................ 104 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 108 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 111 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á ANQG An ninh quốc gia APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương BRICS Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi CÁ-TBD Châu Á – Thái Bình Dương CEPEA Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á DOC Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông ĐCS Đảng Cộng sản EAS Hội nghị cấp cao Đông Á FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Hiệp định thương mại tự do GDP Tổng sản phẩm quốc nội G20 Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới LHP Liên hợp quốc NDT Đồng nhân dân tệ PECC Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương UNCLOS 1982 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 USD Đồng Đô la Mỹ XHCN Xã hội chủ nghĩa WB Ngân hàng Thế giới WTO Tổ chức Thương mại Thế giới 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại dương và biển chiếm ¾ diện tích Trái đất, đem lại cho nhân loại nguồn lợi vô cùng to lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt địa chính trị. Nhận thức được vấn đề này, các quốc gia ven biển đã, đang xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển biển cho quốc gia mình để tận dụng hơn nữa nguồn tài nguyên biển. Trung Quốc là một nước lớn , không chỉ có diện tích đất liền rộng lớn thứ 3 thế giới, mà còn là nước có đường bờ biển dài. Vì vậy, ngay sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (CHND) được thành lập (1949), nước này đã ban hành những chính sách đầu tiên nhằm tận dụng nguồn tài nguyên to lớn biển. Tuy nhiên, các chính sách này được cho là chưa đồng bộ và thống nhất, chỉ đến năm 2008 thuật ngữ “chiến lược biển” mới lần đầu tiên được Trung Quốc nêu lên trong một văn bản chính thức mang tên “Đề cương Quy hoạch phát triển biển”. Theo đó, Trung Quốc đặt mục tiêu đến năm 2030, nguồn lợi từ biển sẽ chiếm 50% GDP của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Trung Quốc tích cực th c đẩy triển khai chiến lược biển trên tất cả các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, quân sự... Đến Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc (11-2012), vấn đề “xây dựng cường quốc biển” chính thức được đưa vào báo cáo chính trị và Đại hội 19 gần đây (10-2017) nêu lên “nhanh chóng xây dựng cường quốc biển”. Việc Trung Quốc nêu lên mục tiêu phát triển trở thành cường quốc biển, trong đó có Biển Đông đã và đang thu h t sự quan tâm không những của các nước có liên quan trong khu vực, mà còn của cộng đồng thế giới. Việt Nam là nước láng giềng và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc. Quan hệ hợp tác Việt - Trung phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, an ninh; tuy nhiên cũng đang tồn tại 4 những vấn đề do lịch sử để lại, trong đó có vấn đề chủ quyền biển đảo trên Biển Đông. Như đã nêu ở trên, phạm vi chiến lược biển của Trung Quốc bao gồm rất nhiều khu vực, trong đó Biển Đông đóng vai trò rất quan tr ng. Có thể nói, việc Trung Quốc triển khai chiến lược xây dựng cường quốc biển sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền và lợi ích phát triển, nhất là ANQG của Việt Nam. Đặc biệt, Nghị quyết 09 - NQ/ TW ngày 9/2/2007 “V V ệt đ “t ỷ 2020” đã nhấn mạnh: “ đ , dư ” (…) vị trí đị uy t l đố v t v đị p s uv ỷ XXI đượ t B ể Đô í p úv đ d , tr đ trị rất qu , lượ y xe vù ể l ể V ệt trọ … v y ể uồ t v trò t ệp p át tr ể đất ư ”. Do vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về nội dung, cách thức triển khai chiến lược xây dựng cường quốc biển của Trung Quốc cùng với ảnh hưởng của nó đến lợi ích và ANQG của Việt Nam; từ đó đưa ra các kiến nghị để vừa bảo vệ lợi ích, toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ, an ninh quốc gia, vừa duy trì được mối quan hệ lành mạnh, ổn định với Trung Quốc; góp phần tạo môi trường xung quanh hòa bình, ổn định sự cho phát triển đất nước, thực hiện chiến lược biển Việt Nam là việc làm cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ lý do trên, tôi đã lựa ch n chủ đề “Vấn đề xây dựng cường quốc biển của Trung Quốc (giai đoạn 2012 đến nay) - Tác động và đối sách của Việt Nam” để làm luận văn Cao h c chuyên ngành Quan hệ quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nhiều năm qua, chủ đề về Biển Đông đã được nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, h c giả trong, ngoài nước quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu và công bố dưới các hình thức khác nhau. 5 Bước đầu tìm hiểu, người viết nhận thấy, các bài viết có liên quan đến chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc và vấn đề Biển Đông đã được công bố trên các tài liệu khác nhau bao gồm sách và tạp chí: Các tạp chí chuyên ngành như t p í p ữ í vấ đ u ru uố , t p í u Đô Á, ... của Viện Hàn lâm Khoa h c xã hội Việt Nam; tạp chí Thế giới Toàn cảnh của Viện Chiến lược Công an thuộc Bộ Công an; tạp chí Nghiên cứu Quốc tế của H c viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoai giao; tạp chí Quan hệ Quốc phòng của Viện Quan hệ quốc tế về Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng. Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu và tài liệu của nước ngoài trong đó có Trung Quốc đã được Thông tấn xã Việt Nam dịch dùng làm tài liệu tham khảo (bao gồm Tin tham khảo và Tài liệu tham khảo đặc biệt); các bài viết trên các trang web chuyên về nghiên cứu Biển Đông như: http://nghiencuubiendong.vn/, http:www.seasfoundation.org/. Mặc dù các bài viết hoặc mới chỉ nghiên cứu, phân tích, đánh giá về một số khía cạnh của chiến lược biển hoặc chỉ đề cập đến chiến lược phát triển nói chung của Trung Quốc, nhưng đều có giá trị tham khảo tốt cho h c viên hoàn thành luận văn. Trong số những tài liệu mà H c viên tiếp cận được, đáng ch ý có: “Chiến lƣợc biển của Trung Quốc”, ô tấ xã V ệt l ệu t ả số 2/2008 đã có những thông tin và đánh giá tổng thể về chiến lược biển của Trung Quốc như: (i) Chiến lược phát triển kinh tế biển của Trung Quốc; (ii) Phòng ngừa và kiểm soát khủng hoảng biên giới chiến lược biển của Trung Quốc; (iii) Về chuyên đề điều tra và đánh giá tổng hợp biển gần của Trung Quốc; (iv) Quy hoạch 5 năm lần thứ 11 bảo vệ môi trường biển; (v) Chiến lược phát triển vịnh Bắc Bộ mở rộng của Trung Quốc. Tài liệu này đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về chiến lược phát triển kinh tế biển của Trung Quốc, nhấn mạnh đến các tư tưởng phát triển kinh tế biển từ thực tiễn cần phải mở cửa khu vực ven biển, khai thác tài nguyên vùng biển gần bờ, mở mang các vùng đất quốc tế ở biển xa từ đó đẩy mạnh phát triển vận tải 6 biển và phát triển nghề khai thác dầu khí biển. Tài liệu cũng nêu lên những chính sách phát triển kinh tế biển của Trung Quốc và các nước lớn trong lịch sử, nhấn mạnh đến tầm quan tr ng của việc duy trì và kiểm soát khủng hoảng biển, đặc biệt là trong thế kỷ XXI. Tuy nhiên, tài liệu chưa cung cấp được những thông tin về chiến lược “tổng thể” của Trung Quốc trên biển gắn với vấn đề kinh tế, chính trị, an ninh, ngoại giao… mà mới dừng lại ở việc nhấn mạnh các chiến lược phát triển kinh tế biển, giới thiệu các chính sách quốc gia của Trung Quốc song song với việc đề cập đến nhân tố môi trường biển trong chiến lược phát triển kinh tế biển. Các chiến lược cụ thể của Trung Quốc, đặc biệt vấn đề “X y d lượ ườ quố ể ru uố ” vẫn chưa được đề cập rõ trong tài liệu nghiên cứu. Trong bài viết “Biển Đông và nƣớc cờ chiến lƣợc của các bên” [23], TS. Nguyễn Ng c Trường đã nêu quan điểm về các chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông, cụ thể là: (i) “Sinh sự để sự sinh” - vừa ép các nước lại vừa mở cửa cho các cuộc đàm phán song phương (với Trung Quốc); (ii) “Ba mũi giáp công” gồm hòa hoãn với Mỹ, dùng ngoại giao tiền bạc và các lợi ích kinh tế khác để ràng buộc các nước, tăng cường chính sách thực lực và ngoại giao pháo hạm tại Biển Đông. Tác giả cũng nêu lên một số gợi ý cho Việt Nam như dựa vào sức mình là chính, thấm nhuần tư tưởng ngoại giao Đại Việt và vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, coi tr ng quan hệ với các nước láng giềng và các nước lớn. Có thể xem bài viết trên như những gợi mở ban đầu để tiếp cận vấn đề nghiên cứu và xem xét các chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông với tính chất tham khảo. Ở mục “D ễ đ tr đổ ” của Tạp chí u ru uố số 1 (125) - 2012, đăng bài viết “Chiến lƣợc “Chuỗi ngọc trai” và mục tiêu trở thành cƣờng quốc biển của Trung Quốc trong thế kỷ XXI” của TS. Trần Nam Tiến . Với hệ thống tài liệu tham khảo tương đối phong phú, bài viết đã tập trung phân tích tầm quan tr ng của vấn đề năng lượng trong chiến lược 7 phát triển của Trung Quốc. Đặc biệt, nó đã tác động sâu sắc đến quá trình hình thành chiến lược “chuỗi ng c trai” của Trung Quốc. Trong đó, bài viết đề cập đến Biển Đông trong chiến lược “chuỗi ng c trai” của Trung Quốc tầm quan tr ng của Biển Đông, những chính sách, chiến lược và hành động cụ thể của Trung Quốc trong giai đoạn gần đây để đảm bảo việc kiểm soát được Biển Đông, “một mắt xích quan tr ng” trong chiến lược trở thành cường quốc biển của Trung Quốc. Nhìn chung, đây là một công trình nghiên cứu bao quát vấn đề chiến lược trở thành cường quốc biển của Trung Quốc, đặc biệt là “chuỗi ng c trai” với tầm quan tr ng của Biển Đông. Tuy nhiên, các hệ thống lý thuyết để làm nền tảng lý giải cho chiến lược trở thành cường quốc biển của Trung Quốc, các chiến lược trên Biển Đông của Trung Quốc được triển khai ra sao vẫn chưa được tác giả làm rõ. Về mặt tổng quan, đây là bài viết với những thông tin và đánh giá xác đáng góp phần cung cấp những kiến thức nền tảng, định hướng và gợi mở cho người viết trong quá trình nghiên cứu đề tài. Trên trang web http://nghiencuubiendong.vn/, ngày 08/7/2016, có đăng bài “Bàn về chiến lƣợc cƣờng quốc biển của Trung Quốc sau đại hội XVIII”. Bài viết tập trung phân tích những động cơ, mục tiêu và nội dung của chiến lược trở thành cường quốc biển của Trung Quốc được đề ra tại Đại hội XVIII trên cơ sở tham khảo tính quy luật trong việc phát triển sức mạnh trên biển của các cường quốc trong lịch sử và so sánh để tìm ra những nét chung và những nét đặc thù trong nhận thức, tư duy và biện pháp phát triển trên biển của Trung Quốc so với phương Tây. Bài viết cũng đánh giá hiện trạng và triển v ng phát triển sức mạnh trên biển của Trung Quốc, từ đó phân tích các tác động có thể có đối với hòa bình, ổn định của khu vực nói chung và với Việt Nam nói riêng. Nhìn chung, bài viết có nhiều thông tin có giá trị phục vụ người viết tham khảo để nghiên cứu đề tài này. Nhìn chung, các tài liệu tham khảo mà h c viên bước đầu tiếp cận được phần nhiều mới chỉ nêu lên một vài nội dung hoặc vấn đề, mà chưa đặt vấn đề 8 Biển Đông trong tổng thể chiến lược biển, cũng như chính sách xây dựng cường quốc biển của Trung Quốc. Đặc biệt, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống nội hàm, cách thức xây dựng và triển khai chính sách xây dựng cường quốc biển của Trung Quốc, tác động của nó đối với lợi ích, NQG Việt Nam. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục tiêu: Tìm hiểu, nghiên cứu một cách tương đối toàn diện về “C lượ x y d ườ quố ể ru uố ”, trong đó tập trung vào nội dung triển khai xây dựng cường quốc biển của Trung Quốc trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất kiến nghị nhằm góp phần bảo vệ chủ quyền, lợi ích chính đáng và đảm bảo an ninh quốc gia của Việt Nam. Nhiệm vụ: Nhằm thực hiện mục tiêu nêu trên, luận văn tập trung giải quyết ba nhiệm vụ tr ng tâm như sau: (1) Phân tích, làm rõ các nhân tố hình thành chiến lược xây dựng cường quốc biển của Trung Quốc; (2) Phân tích nội dung triển khai xây dựng cường quốc biển của Trung Quốc, đánh giá thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai; (3) Tác động đối với lợi ích và NQG Việt Nam, đồng thời kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng và NQG Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng: Đối tượng nghiên cứu là chiến lược xây dựng cường quốc biển của Trung Quốc. Phạm vi: Về nội dung, đề tài sẽ tập trung phân tích nội hàm chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc; âm mưu, ý đồ của Trung Quốc trong quá trình triển khai chiến lược cường quốc biển trên các mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế, quân sự, pháp lý… , tác động ảnh hưởng đến lợi ích và NQG Việt Nam. 9 Về không gian, đề tài sẽ chủ yếu tập trung nghiên cứu các hoạt động triển khai xây dựng cường quốc biển của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông, nhưng tr ng tâm là tại khu vực Biển Đông. Về thời gian, đề tài sẽ tập trung chủ yếu tìm hiểu việc triển khai chiến lược xây dựng cường quốc biển của Trung Quốc từ sau Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đối ngoại và hợp tác quốc tế. Đề tài sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê so sánh, phương pháp lịch sử, logic, phương pháp phân tích văn bản và các phương pháp riêng trong nghiên cứu quan hệ quốc tế gồm: Phương pháp phân tích chính sách, phân tích lợi ích, phương pháp nghiên cứu khu vực... 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan tr ng, góp phần: (1) Nhận thức rõ hơn về xu hướng cũng như quan hệ đối ngoại của một cường quốc đang lên cụ thể là Trung Quốc. (2) Nhận định rõ tính khoa h c và thực tiễn trong việc xây dựng chiến lược phát triển hướng về biển của một quốc gia. (3) Làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, công tác đào tạo, giảng dạy về Trung Quốc, phát triển kinh tế và quan hệ quốc tế. (4) Góp phần tham mưu trong hoạch định chính sách cho các cơ quan chức năng về giải pháp bảo vệ lợi ích, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, duy trì môi trường an ninh, đối ngoại ổn định cho phát triển đất nước trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược nước lớn tại khu vực đang gia tăng, đặc biệt là Trung Quốc th c đẩy mạnh mẽ chiến lược cường quốc biển nhằm thực hiện tham v ng trở thành cường quốc hàng đầu thế giới. 10 7. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, bố cục của luận văn được chia thành 3 chương: Chƣơng 1: Những nội dung cơ bản về chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc Trong chương này, luận văn tập trung phân tích, làm rõ các nhân tố tác động tới việc hình thành chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc từ Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc; những thuận lợi, khó khăn trong triển khai chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc; đồng thời đi sâu trình bày mục tiêu, lộ trình và các giải pháp thực hiện chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc. Chƣơng II: Quá trình triển khai chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc Trình bày và làm rõ các nội dung, các bước triển khai chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc, những thuận lợi và khó khăn của Trung Quốc trong quá trình triển khai. Phân tích lộ trình, các bước triển khai của Trung Quốc trên các lĩnh vực cụ thể như pháp lý, kinh tế, quân sự,... trong xây dựng cường quốc biển của Trung Quốc. Chƣơng III: Tác động và đối sách của Việt Nam Tập trung phân tích những tác động của việc thực hiện chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc đối với Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, quân sự; đồng thời, nhận diện một số nhân tố tác động mới. Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm đảm bảo an ninh quốc gia của Việt Nam. 11 Chƣơng 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH CHIẾN LƢỢC CƢỜNG QUỐC BIỂN CỦA TRUNG QUỐC 1.1. Bối cảnh hình thành chiến lƣợc cƣờng quốc biển của Trung Quốc 1.1.1. Bối cảnh thế gi i và hu vực 1.1.1.1. Bối cảnh t Kể từ thập niên 90 của thế kỷ trước, với sự chấm dứt của “Chiến tranh Lạnh” cùng với trật tự thế giới hai cực đối lập “Mỹ - Xô”, xu thế đối thoại hòa hoãn trong quan hệ giữa các quốc gia ngày càng phát triển và được củng cố chặt chẽ bằng những hiệp ước, điều ước, cam kết quốc tế, cũng như các cơ chế để thực hiện. Do đó, các cường quốc hiện nay hầu hết điều chỉnh quan hệ theo hướng tránh đối đầu trực diện nhưng tăng cường “quyền lực mềm” thông qua sức mạnh kinh tế và văn hóa để tranh giành ảnh hưởng tại các khu vực địa - chính trị quan tr ng trên toàn thế giới. Quan hệ giữa các thành viên cộng đồng quốc tế nói chung, các nước lớn nói riêng ngày càng có nhiều sự ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau; lợi ích quốc gia dân tộc là cơ sở quan tr ng để bảo đảm tồn tại, phát triển, tính toán cân đối giữa cạnh tranh và thỏa hiệp phục vụ nhu cầu ứng phó các thách thức lớn mang tính toàn cầu. Mỹ vẫn là siêu cường duy nhất trên thế giới, tuy nhiên sự chuyển dịch tr ng tâm sức mạnh kinh tế, sự đầu tư nguồn lực của thế giới từ các trung tâm truyền thống như Mỹ, châu Âu sang các khu vực đang phát triển; đồng thời sự xuất hiện và khẳng định vai trò của nhiều tổ chức khu vực, cơ chế đa phương đã góp phần quan tr ng dung hòa lợi ích giữa các nước lớn, xử lý các thách thức chung toàn cầu và qua đó th c đẩy sự hình thành trật tự thế giới đa cực ngày càng rõ nét. Các thể chế quốc tế và khu vực ngày càng khẳng định vai trò trong trật tự thế giới đa cực. Các tổ chức đa phương trở thành các diễn đàn đối thoại, cạnh tranh, thỏa hiệp và tập hợp lực lượng, qua đó góp phần làm cho 12 quan hệ quốc tế dân chủ hơn và giảm lệ thuộc vào các nước lớn. Vai trò của Liên Hợp Quốc được đề cao và trở nên độc lập hơn. Các mối quan hệ quốc tế trở nên linh hoạt, đa dạng hơn. Quan hệ giữa hầu hết các nước lớn có những chuyển biến nhất định theo hướng hòa dịu và cùng nhau xây dựng các cơ chế mới để xử lý những khác biệt, mâu thuẫn. Sự thực dụng về lợi ích quốc gia và sự gắn kết tự nhiên gia tăng giữa các thành viên trong cộng đồng quốc tế khiến các nước có sự linh hoạt về tư duy đối tượng, đối tác . Tiêu biểu là cách tiếp cận của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc khi Tổng thống Obama lên nắm quyền (2009), thừa nhận quan hệ Mỹ - Trung là “phức tạp”, đan xen hợp tác và cạnh tranh. Bối cảnh trên làm phát sinh nhu cầu thích ứng với tình hình cạnh tranh lợi ích và tăng cường “quyền lực mềm” của Trung Quốc. Hiện nay, nhân tố biển đang dần chi phối mạnh mẽ tình hình chính trị, kinh tế toàn cầu. Trung Quốc là một nước lớn và ngày càng bộc lộ tham v ng gia tăng phạm vi ảnh hưởng trong khu vực cũng như trên thế giới, tuy nhiên, ảnh hưởng của nước này tại các vùng biển và đại dương vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với địa vị chính trị hiện tại. Do đó, Trung Quốc muốn nhanh chóng triển khai chiến lược biển để nâng cao vị thế cũng như sức mạnh quốc gia, đáp ứng tình hình cạnh tranh lợi ích nhưng tránh đối đầu giữa các cường quốc hiện nay. 1.1.1.2. Bối cảnh khu v Khu v c CA-TBD trở t đầu t u t trưởng c a kinh t th gi i, liên k t kinh t ngày càng sâu r ng, song ti p t đối mặt v i nhi u thách th c. Trong hơn một thập kỷ qua, tăng trưởng GDP trung bình của các nước khu vực CA-TBD luôn cao hơn nhiều so với mức bình quân của thế giới và các nền kinh tế phát triển khác. Các thị trường mới nổi ở CA-TBD đang dần trở thành động lực quan tr ng chi phối thương mại quốc tế. Bên cạnh sự vượt trội về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ trong khu vực cũng ngày càng phát triển và tự do hóa hơn. CA-TBD đang đi đầu trong xu thế hình 13 thành các liên kết kinh tế, với hình thức, phạm vi và mức độ liên kết đa dạng, từ các hiệp định thương mại tự do song phương, hiệp định ưu đãi thuế quan đến các khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan, các hình thức liên kết, hợp tác tiểu vùng. Khu vực CA-TBD hiện có hơn 200 hiệp định liên kết kinh tế song phương và đa phương (toàn thế giới có 400 FT ); riêng năm 2009 đã có 54 FT được ký kết và 78 ý tưởng FT khác đang được nghiên cứu hoặc xúc tiến đàm phán. Việc các nước trong khu vực đẩy mạnh quan hệ đầu tư và thương mại cũng làm tăng cường liên kết kinh tế khu vực, từ đó củng cố các thể chế hợp tác kinh tế như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ( PEC), Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC), các FTA khu vực và song phương. Các nền kinh tế ngày càng cởi mở, tự do và hội nhập sâu sắc hơn, dần tiến tới một thị trường thống nhất. Tuy nhiên, sự đan xen, chồng chéo và phức tạp của các liên kết kinh tế khu vực cũng khiến các nước thành viên bị phân tán nguồn lực và khó xác định ưu tiên chính sách. Cơ chế hợp tác kinh tế không có tính ràng buộc cao, kém hiệu quả. Các hình thức liên kết kinh tế vẫn chủ yếu tập trung vào tự do hóa thương mại, tiến trình đi đến một thị trường chung hoặc một liên minh thuế quan còn khá chậm. Bên cạnh đó, các nước lớn có xu hướng lợi dụng quá trình đàm phán liên kết kinh tế để can thiệp vào quá trình hoạch định chính sách của những nước kém phát triển hơn. Do những hạn chế về năng lực sản xuất, cạnh tranh và trình độ quản lý kinh tế, các nước đang phát triển đều đang phải chịu thâm hụt thương mại và nhiều thua thiệt so với các đối tác kinh tế lớn. Nhữ s ch, ô nhiễ ả uy ư ô trường, bi ng hoả lượ , lư t c, thi u ư c đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệ ,… ô ưởng trong ph m vi lãnh thổ m t quố đã l r ng ra toàn khu v c. Song song với quá trình phát triển kinh tế, hoạt động tranh giành tài nguyên, năng lượng, kể cả nước sạch, đang diễn ra ngày càng quyết liệt, làm tăng nguy cơ xung đột giữa các nước, cản trở xu thế hòa bình và hợp tác cùng 14 phát triển. Trong vài thập kỷ qua, châu Á là châu lục khô hạn nhất thế giới (Tiêu thụ nước ở châu Á chỉ bằng 1/2 mức trung bình của thế giới 6.380m3/người/năm, 1/3 của châu u, 1/4 của các nước Bắc Mỹ và bằng 1/10 của các nước Nam Mỹ). . Cạn kiệt nguồn tài nguyên nước đang gây ra những hệ lụy và thách thức ngày càng lớn đối với nền sản xuất (nhất là nông nghiệp), kinh tế - xã hội và an ninh quốc gia của các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, các nguy cơ như khủng hoảng năng lượng, lương thực, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu… tiếp tục là những thách thức lớn, đe d a sự ổn định và phát triển của khu vực. C c diện khu v c ngày càng chịu s chi phối m nh mẽ c a mối quan hệ lược và c nh tranh ả Trung - Mỹ; cọ sát chi khu v y t ; ưởng giữ á ư cl nt i t số đ ểm nóng trong khu v c diễn bi n ph c t p, lường. Cán cân quyền lực đang thay đổi, do đó tạo ra bối cảnh mới cho quan hệ rất phức tạp giữa các nước lớn trong khu vực. Sau Chiến tranh lạnh, đặc điểm hợp tác - đấu tranh của các nước lớn thể hiện rất rõ tại khu vực CATBD. Quan hệ Trung - Mỹ dần trở thành nhân tố chủ yếu tác động tới tình hình khu vực sau Chiến tranh lạnh. Nói cách khác, cục diện hòa bình ổn định của khu vực phụ thuộc rất lớn vào quan hệ Trung - Mỹ; một mối quan hệ đang theo hướng “vừa hợp tác vừa đấu tranh” và không loại trừ sự mặc cả, thỏa hiệp trên lưng các nước khác. Thỏa hiệp, cạnh tranh nước lớn Trung Mỹ tác động trực tiếp tới việc “tăng nhiệt” hay “hạ nhiệt” các điểm nóng về an ninh trong khu vực (bán đảo Triều Tiên, Biển Đông…). Thực tế, trong những năm gần đây, các điểm nóng trong khu vực như vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông và biển Hoa Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí diễn biến theo hướng phức tạp và khó lường hơn. Ngoài ra, trong những năm gần đây, tình trạng khủng bố, bạo lực liên quan tôn giáo, sắc tộc diễn biến phức tạp hơn tại nhiều nước; các 15 nhóm và phần tử cực đoan tăng cường sử dụng công nghệ thông tin để tuyên truyền, kích động, tuyển mộ, huấn luyện khủng bố ở các nước có bất ổn chính trị, an ninh (Philippines, Myanmar, miền Nam Thái Lan). Hoạt động xâm phạm an ninh mạng và tội phạm công nghệ cao nhằm vào các mục tiêu an ninh, quốc phòng, tài chính, ngân hàng, năng lượng… ngày càng gia tăng, gây căng thẳng trong khu vực và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mới. 1.1.2. Bối cảnh trong nư c 1.1.2.1. V chính trị - xã h i Sau hơn 30 năm cải cách và mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển vượt bậc với tốc độ thần k , Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, quốc lực tổng hợp không ngừng được tăng cường. Với tiềm lực kinh tế và quốc phòng to lớn, vị thế và ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. r ữ qu , t í trị- xã h i Trung Quố tư đối ổ định. Trung Quốc hoàn thành chuyển giao quyền lực từ thế hệ lãnh đạo thứ tư sang thế hệ lãnh đạo thứ năm một cách thuận lợi. Ban lãnh đạo mới Trung Quốc do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình làm hạt nhân đã thể hiện được vai trò và bản sắc riêng, đưa ra chủ trương và quan điểm mới phục vụ sự nghiệp phát triển của Trung Quốc, tập trung đi sâu cải cách toàn diện và xây dựng nhà nước pháp trị XHCN, đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng, chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế. Các chủ trương, chính sách của Trung Quốc đã đạt được những kết quả nhất định, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, cuộc chiến chống tham nhũng nhận được sự đồng thuận và ủng hộ mạnh mẽ của dân ch ng, kinh tế tiếp tục phát triển nhanh, đời sống người dân từng bước đi lên, vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. uy , ru uố p ả đối mặt v i m t số vấ đ chính trị - xã h i ph c t p cần phải giải quy t trong thời gian t i: (i) Cuộc chiến chống 16 tham nhũng với quy mô lớn nhất từ trước đến nay mặc dù đã đạt được những thành quả nhất định, nhưng do đã tiến vào những khu vực được cho là “vùng cấm”, đụng chạm đến nhiều “tập đoàn lợi ích”, dẫn đến tâm lý phản kháng ngày càng quyết liệt, tạo ra thách thức lớn đối với việc duy trì ổn định xã hội của Ban lãnh đạo Trung Quốc; (ii) Hoạt động khủng bố của các tổ chức đòi ly khai ở Tân Cương tiếp tục diễn biến phức tạp, manh động và cực đoan, tình trạng xung đột tôn giáo, sắc tộc ở khu vực Tân Cương, Tây Tạng tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội; (iv) Do sự can thiệp ngày càng sâu của chính quyền Trung ương Trung Quốc với Đài Loan và Hồng Công dẫn đến sự gia tăng căng thẳng trong quan hệ, nếu không được xử lý khéo léo sẽ gây ra hiệu ứng Domino đối với các khu vực tự trị, dân tộc thiểu số ở Trung Quốc; (v) Các vấn đề chênh lệch giàu ngh o, bất bình đẳng xã hội, ô nhiễm môi trường... tiếp tục là thách thức lớn cho sự ổn định và phát triển của Trung Quốc. 1.1.2.2. V kinh t , quố p ò V , đối ngo i t , từ khi thực hiện cải cách mở cửa năm 1978 đến nay, kinh tế Trung Quốc đạt được sự phát triển nhanh chóng. Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ về nhiều mặt, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về quy mô nền kinh tế với Mỹ. Cho đến nay, Trung Quốc đã khẳng định vị trí vững chắc với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đứng thứ hai thế giới. Từ 1978-2007 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc là 9,8%. Hai năm 2008 và 2009 trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu, kinh tế Trung Quốc vẫn tăng 9% và 9,1% [8], và năm 2010 GDP Trung Quốc đạt 39.798,3 tỷ Nhân dân tệ, tăng trưởng 10,3% so với năm trước. Trong bối cảnh phức tạp của tình hình trong và ngoài nước, năm 2011 Trung Quốc vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng 9,3% [27]. Từ năm 2012 - 2018, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tuy có xu hướng chậm lại nhưng vẫn đạt mức cao, lần lượt là 7,7%, 7,7%, 7,4%, 6,9%, 6,7%, 6,8%, 6,9%. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc sau cơn “sóng thần tài chính” (bùng phát từ tháng 8/2007) cũng tiếp tục gia tăng, trong 17 đó đạt đỉnh 4.000 tỷ USD năm 2014, sau đó giảm mạnh xuống mốc 3.000 tỷ USD năm 2017, đến quý II/2019 có xu hướng tăng nhẹ, đạt mốc 3.119 tỷ USD. Hiện nay, Trung Quốc đang đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng tăng trưởng và th c đẩy tiêu dùng trong nước, hướng đến sự phát triển lành mạnh và bền vững hơn, thích ứng với trạng thái bình thường mới. Có thể khẳng định rằng sự phát triển đáng khâm phục về mặt kinh tế này đã ghi dấu ấn của Trung Quốc ở khắp nơi trên thế giới và đang có những lợi thế để cạnh tranh với nền kinh tế số một thế giới là Mỹ. Trong cơ cấu các ngành kinh tế thì nhóm ngành kinh tế biển của Trung Quốc phát triển nhanh chóng, là một điểm nổi bật trong tăng trưởng kinh tế của quốc gia này. Nhân tố biển ngày càng đóng vai trò quan tr ng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng của Trung Quốc. Theo số liệu đến cuối thập kỷ 90, các tỉnh duyên hải Trung Quốc chiếm 30% diện tích đất đai, 40% dân số, 50% tổng số thành phố lớn, 70% GDP và thu hút 84% FDI của Trung Quốc; 90% ngoại thương của Trung Quốc là thông qua các tuyến đường biển, hơn 50% nhu cầu năng lượng được vận chuyển bằng đường biển. Thời k 5 năm lần thứ 11 (2005 - 2010) tăng trưởng bình quân hàng năm của kinh tế biển Trung Quốc là 13,5%, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân. Theo thống kê của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc, năm 2010, tổng giá trị sản xuất kinh tế biển đạt 3.843,9 tỷ NDT, tăng 12,8% so với cùng k , chiếm 9,7% GDP Trung Quốc [39]. Năm 2011, tổng sản lượng kinh tế biển đạt 4.557 tỷ NDT, tăng 10,4%, chiếm 9,7% GDP Trung Quốc [40]. Năm 2012, tổng thu nhập các ngành kinh tế biển đạt 5008,7 tỷ NDT, tăng 7,9% so với cùng k , chiếm 9,6% tổng GDP của Trung Quốc [41]; ngoài ra các ngành kinh tế biển cũng tạo 3,5 triệu việc làm cho người lao động. Năm 2013, tổng sản lượng kinh tế biển đạt 5.431,3 tỷ NDT, tăng 7,6% so với cùng k , chiếm 9,5% GDP [42]. Năm 2014, tổng sản lượng kinh tế biển đạt 5.993,6 tỷ NDT, 18 tăng 7,7% so với cùng k , chiếm khoảng 9,4% GDP, chất lượng kinh tế biển ngày càng được nâng cao [32]. Năm 2015, tổng giá trị sản xuất biển đạt 6.466,9 tỷ NDT, tăng 7,0% so với cùng k , chiếm 9,6% GDP Trung Quốc [62]. Năm 2016, tổng giá trị sản xuất biển đạt 7.050,7 tỷ NDT, tăng 6,8% so với cùng k , chiếm 9,5% GDP Trung Quốc [48]. Năm 2017, tổng giá trị sản xuất biển đạt 7.761,1 tỷ NDT, tăng 6,9% so với cùng k , chiếm 9,4% GDP Trung Quốc [49]. Năm 2018, tổng lượng kinh tế biển của Trung Quốc đạt 8.341,5 tỷ NDT, tăng 6,7% so với cùng k , chiếm 9,3% GDP Trung Quốc [59]. Như vậy, từ năm 2010 - 2018, tổng sản lượng kinh tế biển của Trung Quốc tăng lên hàng năm, với mức tăng từ 6,7 - 12,8% qua các năm, chiếm khoảng 9,3 - 9,7% GDP của Trung Quốc. Dưới đây là bảng thống kê về tổng sản lượng kinh tế biển của Trung Quốc từ năm 2010 đến nay: Năm Tổng sản lƣợng kinh tế Mức tăng so với Cơ cấu trong biển (tỷ NDT) cùng kỳ (%) GDP (%) 2010 3.843,9 12,8 9,7 2011 4.557 10,4 9,7 2012 5.008,7 7,9 9,6 2013 5.431,3 7,6 9,5 2014 5.993,6 7,7 9,4 2015 6.466,9 7,0 9,6 2016 7.050,7 6,8 9,5 2017 7.761,1 6,9 9,4 2018 8.341,5 6,7 9,3 V quốc phòng, Trung Quốc có quân đội mạnh với quy mô lớn nhất thế giới (Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PL ) hiện có khoảng 2,3 triệu quân thường trực, trong đó theo số liệu công bố tại Sách trắng quốc phòng Trung Quốc năm 2013 thì biên chế các lực lượng chính như sau: Lục quân 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất