Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vấn đề tư cách pháp nhân của các tổ chức cộng đồng trong phòng, chống hiv aids t...

Tài liệu Vấn đề tư cách pháp nhân của các tổ chức cộng đồng trong phòng, chống hiv aids tại việt nam

.PDF
7
232
68

Mô tả:

VẤN ĐỀ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN CỦA CÁC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG TRONG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM Trần Thị Ngọc Mai1*, Phạm Phương Mai1, Trần Minh Hoàng1, Phạm Nguyên Hà3, Lê Minh Giang1,2 1 Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo HIV/AIDS, trường Đại học Y Hà Nội 2 Bộ môn dịch tễ học, Trường Đại học Y Hà Nội 3 Dự án Quỹ Toàn cầu – VUSTA TÓM TẮT Nghiên cứu mô tả được thực hiện nhằm mô tả các quan điểm về vai trò và các thách thức trong đăng ký và sử dụng tư cách pháp nhân thông qua phỏng vấn đại diện các tổ chức cộng đồng, các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Trong bối cảnh cắt giảm nguồn ngân sách, tư cách pháp nhân được bàn luận như một giải pháp để duy trì sự phát triển của các tổ chức cộng đồng tại Việt Nam.Tuy nhiên, có nhiều thách thức mà các tổ chức cộng đồng này gặp phải. Thứ nhất là yêu cầu đăng ký tư cách pháp nhân và năng lực đáp ứng của tổ chức. Thứ hai là cơ hội để hội nhập phát triển. Thứ ba là khoảng cách của mối quan hệ nhà nước với các tổ chức bên ngoài. Chính những thách thức này tạo nên những băn khoăn và quan điểm khác nhau về sự cần thiết phải có tư cách pháp nhân. Từ khóa: HIV/AIDS, tổ chức cộng đồng, tư cách pháp nhân I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau khi những cải cách về kinh tế, còn được gọi là Đổi Mới, bắt đầu ở Việt Nam vào năm 1986, các tổ chức xã hội đã phát triển nhanh chóng [1, 2]. Hiện tượng này không chỉ bắt nguồn từ nhu cầu kết nối và giao lưu mạnh mẽ của người dân nhằm xây dựng các mạng lưới hỗ trợ xã hội mà còn liên quan trực tiếp tới việc nhà nước đã thừa nhận và khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội vào việc phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong những lĩnh vực cần có sự chung tay góp sức của xã hội nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ xã hội cơ bản [3, 4]. Ngay từ giữa những năm 1990s, tức là vài năm sau khi dịch HIV/AIDS xuất hiện ở Việt Nam, vai trò của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực này đã được thể hiện rõ. Với sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế như UNDP, Health Policy Initiative, Ford Foundation và sau này là PEPFAR/USAID thông qua các tổ chức phi chính *Tác giả: Trần Thị Ngọc Mai Địa chỉ: Trường Đại học Y Hà Nội Điện thoại: 0410733288 Email: [email protected] 460 phủ Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS, các tổ chức cộng đồng mà hầu hết tiền thân là các nhóm tự lực, các nhóm người có HIV, người tiêm chích, đồng tính nam, phụ nữ bán dâm đã được xây dựng và phát triển. Các tổ chức cộng đồng đã có đóng góp đáng kể vào công cuộc phòng chống HIV/ AIDS như cung cấp thông tin về HIV và vận động những người có hành vi nguy cơ đi xét nghiệm tự nguyện, tham gia tư vấn cho những người có HIV/AIDS và tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc, cung cấp thông tin về quyền được chăm sóc sức khỏe sau khi bị nhiễm HIV/AIDS [5]. Tuy nhiên, sự tham gia, đóng góp của các tổ chức xã hội nói chung và các tổ chức dựa vào cộng đồng nói riêng trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS đang gặp phải những rào cản đáng kể. Hiện tại, ngoài những khó khăn về tài chính do cắt giảm ngân sách trong phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam, các tổ chức dựa vào Ngày nhận bài: 24/07/2015 Ngày phản biện: 09/10/2015 Ngày đăng bài: 10/11/2015 Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, Số 10 (170) 2015 cộng đồng còn bị hạn chế tiềm năng hoạt động do thiếu một khuôn khổ pháp lý hỗ trợ trong đăng ký và quản lý [6].Trong bối cảnh hiện nay, đăng ký tư cách pháp nhân - hay chứng minh cơ cấu tổ chức tài sản để đăng ký với nhà nước hình thức hoạt động hợp pháp là một giải pháp và mong muốn mà nhiều tổ chức cộng đồng nghĩ đến. Mục đích của bài viết này nhằm mô tả vai trò và nhu cầu đăng ký tư cách pháp nhân, đồng thời mô tả những rào cản trong đăng ký và sử dụng tư cách pháp nhân để hoạt động của các tổ chức dựa vào cộng đồng tại Việt Nam. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thực tế, nhu cầu đăng ký tư cách pháp nhân của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam; và những rào cản trong đăng ký và sử dụng tư cách pháp nhân để hoạt động của các tổ chức dựa vào cộng đồng tại Việt Nam. 2.2 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả 2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Số liệu được thu thập trong thời gian từ tháng 11/2014 đến tháng 6/2015 tại 4 tỉnh Hà Nội, Thái Nguyên, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh. 2.4 Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu có chủ đích bao gồm những người có hiểu biết về sự hình thành và phát triển của các tổ chức xã hội tham gia vào công tác phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam. 2.5 Phương pháp thu thập số liệu Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu trực tiếp 61 người. Bao gồm các giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Phỏng vấn 21 người cung cấp tin chính gồm có các đại diện: 01 đại diện mạng lưới cấp quốc gia; 02 chuyên gia trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS; 04 đại diện trung tâm phòng chống AIDS cấp tỉnh; 02 lãnh đạo hội phòng chống AIDS cấp tỉnh; 01 đại diện diện tổ chức từ thiện; 10 người sáng lập hoặc thành viên nòng cốt của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức cộng đồng. Mục đích nhằm thu thập ý kiến của các chuyên gia về hoạt động, vai trò của các tổ chức xã hội đang hoạt động trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS. Giai đoạn 2: Phỏng vấn 40 người là đại diện của 8 tổ chức xã hội tiêu biểu theo tham vấn ý kiến từ các chuyên gia. Mỗi tổ chức sẽ phỏng vấn 5 người là lãnh đạo, nhân viên, khách hàng, người có uy tín ở địa phương và đối tác của tổ chức. Mục đích nhằm thu thập thông tin về quá trình hình thành và phát triển; đóng góp của tổ chức và những thay đổi của tổ chức trong bối cảnh mới. 2.6 Xử lý và phân tích số liệu Các cuộc phỏng vấn được ghi âm với sự đồng ý của người tham gia (thể hiện qua việc ký vào thỏa thuận tham gia nghiên cứu). Thông tin thu được được chuyển thành dạng văn bản. Quá trình phân tích thông tin định tính bao gồm các bước sau: 1) các bản ghi phỏng vấn được nhóm nghiên cứu đọc kỹ, 2) nhóm nghiên cứu thảo luận và lập ra một bộ mã sơ bộ, 3) bộ mã này được sử dụng để mã hóa năm bản ghi phỏng vấn đầu tiên, 4) nhóm nghiên cứu họp để thống nhất sử dụng một bộ mã chung), 5) toàn bộ các bản ghi được mã hóa, 6) nhóm nghiên cứu nhóm gộp các mã thông tin để tạo thành các chủ đề chính của câu hỏi nghiên cứu. Các phát hiện ban đầu này được chia sẻ một cách hạn chế cho một số người cung cấp tin chính hoặc chuyên gia trong lĩnh vực xã hội dân sự và HIV/AIDS để kiểm tra tính phù hợp của phát hiện so với bối cảnh sống của những người trả lời. Số liệu được quản lý và phân tích bằng phần mềm ATLAS. Ti.6.2 2.7 Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh trường Đại Học Y Hà Nội thông qua (Số 173/HĐĐĐĐHYHN ngày 12/3/2015). Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, Số 10 (170) 2015 461 III. KẾT QUẢ 3.1 Vai trò tư cách pháp nhân với các tổ chức cộng đồng Trong bối cảnh cắt giảm nguồn ngân sách quốc tế cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam, các tổ chức xã hội ra đời từ nguồn tài trợ đang phải đương đầu với nhiều khó khăn để tồn tại. Tư cách pháp nhân (TCPN) là một trong những giải pháp được các nhóm tổ chức cộng đồng và các mạng lưới nghĩ đến. Họ mong muốn có TCPN để độc lập về kinh tế, góp tiếng nói để bảo vệ cộng đồng người có HIV (NCH) và các nhóm có nguy cơ. Đa số đại diện các tổ chức cộng đồng, chuyên gia làm việc trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS và các cán bộ trong chính quyền địa phương nhấn mạnh tầm quan trọng của tư cách pháp nhân như là “cơ hội phát triển bền vững và hợp pháp” trong bối cảnh hiện nay: “Có TCPN thì tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) sẽ dễ dàng hoạt động, coi như là nếu tổ chức hoạt động thì không bị cho là hoạt động tự phát, trái phép, không bị bắt. Ngoài ra, xã hội công nhận mình (thành viên CBO) có công việc hẳn hoi. Ngoài ra, CBO có TCPN có thể xin được tài trợ trực tiếp mà không phải thông qua một tổ chức nào rót xuống” (Đại diện tổ chức cộng đồng nhóm phụ nữ bán dâm, thành phố Hồ Chí Minh). “Có TCPN thì mới buộc anh phải hoạt động độc lập, có trách nhiệm. Vì anh (CBO) còn phải có trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước. Địa phương thì cũng mới quản lý được họ làm cái gì, ai là người chịu trách nhiệm quản lý họ. Hoạt động mà không có sự đồng thuần của chính quyền thì không danh chính ngôn thuận” (Người có uy tín trong chính quyền địa phương của CBO). “TCPN không có thì rất khó thu hút được người tài vào trong nhóm của chúng ta. Chưa có TCPN nghĩa là chưa độc lập, vẫn còn phụ thuộc, sẽ không có khả năng liên kết với nhóm khác để có tiếng nói chung. Tại Việt Nam, vẫn chưa có nhiều cơ quan đoàn thể địa phương 462 hiểu đươc tổ chức xã hội dân sự là gì và vai trò của những tổ chức này.” (PVS chuyên gia độc lập). Như vậy mong đợi có được TCPN của các tổ chức cộng đồng là mong đợi có “thêm kinh phí trong bối cảnh bị cắt giảm tài trợ” “đóng góp chính sách dành cho người có HIV/AIDS” “khẳng định tiếng nói của các tổ chức xã hội tại Việt Nam”. 3.2 Thách thức của các tổ chức cộng đồng hiện nay trong đăng ký TCPN Hiện nay số lượng các tổ chức cộng đồng có tư cách pháp nhân không nhiều. Thách thức đầu tiên mà các tổ chức cộng đồng gặp phải là những quy định và điều kiện đăng ký tư cách pháp nhân và năng lực của tổ chức. “Mình đang rất muốn (đăng ký tư cách pháp nhân). Mình đã đi gặp hỗ trợ pháp lý của tỉnh rồi nhưng mà rất khó khăn…Khó khăn về thủ tục đăng ký, ngoài yêu cầu vốn, văn phòng còn những quy định về số lượng người có trình độ đại học. Những nhóm cộng đồng như mình lấy đâu ra” (Đại diện tổ chức cộng đồng nhóm nghiện chích ma túy). Năng lực của các tổ chức cộng đồng đã được chứng minh qua thời gian, từ các nhóm đồng đẳng ra đời do nguồn tài trợ quốc tế cho các hoạt động dự án tại cộng đồnghọ đã tự quản lý nhân lực, kinh phí và xây dựng hoạt động, liên kết để phát triển thành các tổ chức, mạng lưới độc lập. Tuy nhiên, đa số các ý kiến vẫn cho rằng “sức khỏe” “kỳ thị xã hội” “vị thế kinh tế xã hội” của các nhóm này là rào cản đáng kể. Một đại diện của tổ chức cộng đồng tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Đăng ký tư cách pháp nhân với những người bình thường có thể đơn giản, nhưng với những người có H, và các nhóm FSW hay IDU thì không dễ. Sức khỏe thì không tốt, hoàn cảnh khó khăn lại văn hóa thấp mà chạy qua chạy lại ba cái giấy tờ thủ tục chắc bỏ luôn. Không phải ai cũng muốn có (TCPN) là làm được” Như vậy, khả năng của các tổ chức cộng đồng là khác nhau, trong đó đa phần là năng Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, Số 10 (170) 2015 lực chưa sẵn có để đáp ứng các yêu cầu đăng ký TCPN nếu không được tư vấn và hỗ trợ cụ thể. 3.3 Tư cách pháp nhân và thách thức để hội nhập phát triển TCPN có thể giúp họ hội nhập về kinh tế nhưng rất khó hội nhập về chính trị. Các hình thức đăng ký TCPN độc lập mà các CBOs đang áp dụng hiện nay là NGO, doanh nghiệp, hợp tác xã hội. Nhưng những hình thức này chưa đảm bảo để cho họ phát huy năng lực vận động chính sách hay có những can thiệp cộng đồng sâu rộng như trước kia - trong giai đoạn có nguồn tài trợ cho phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Đại diện một tổ chức cộng đồng MSM đã có TCPN chia sẻ: “Có TCPN thì các hoạt động kinh doanh của nhóm cũng có thuận lợi hơn, mọi người (thành viên tổ chức và khách hàng) yên tâm tin tưởng. Nhưng chắc chắn vất vả hơn trước rất nhiều vì tự phải lo làm sao cho các thành viên đủ sống. Những công việc cộng đồng (công việc phòng chống HIV/AIDS) thì không thể nào thực hiện được như trước có dự án…Có tham gia vận động chính sách chỉ là khi được mời đi họp thì mình có đóng góp, còn bình thường chắc không nghĩ tới… Lâu lắm cũng chưa có cuộc họp nào” Theo một chuyên gia làm việc trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS nhiều năm kinh nghiệm: “Thực ra các tổ chức cộng đồng có hay không có TCPN thì khi tài trợ rút sẽ vẫn còn một số tổ chức tiếp tục hoạt động. Nhưng hoạt động như thế nào và có được như trước không thì chắc chắn không bằng. Vì trước kia ngân sách cho các hoạt động này (phòng chống HIV/ AIDS) được đầu tư không ít, tôi lấy ví dụ trước mỗi thành viên nhóm nhận được khoảng 50$/ tháng cho việc tìm đối tượng đưa đi xét nghiệm, nay tắt dần không có gì, các anh phải tự duy trì thì chất lượng chắc chắn là không bằng…Vận động chính sách thì trước khó một nay khó gấp mười…Khó khăn là việc làm sao để các anh tập hợp nhau lại”. Mặt khác, có TCPN chưa làm cho các tổ chức xã hội xích lại gần nhau. Trong số gần 300 nhóm CBOs đang hoạt động cộng đồng, thì trong bối cảnh cắt giảm ngân sách một số đã tan rã, một số mạng lưới được thành lập có đăng ký tư cách pháp nhân nhưng chưa đủ khả năng để mở rộng và liên kết như trước. “Tổ chức cộng đồng hiện nay thì nhiều thật đấy, cả nước phải gần 300 tổ chức. Nhưng mà ngân sách hết thì khả năng kêu gọi thành viên của các nhóm rất khó, kể cả các nhóm lớn…” (Chuyên gia làm việc trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS) 3.4 Tư cách pháp nhân và khoảng cách cơ chế Các tổ chức cộng đồng đều công nhận nếu được các cơ quan nhà nước ủng hộ và biết đến hoạt động của họ thì sẽ rất có lợi trong cả thực hiện hoạt động và thu hút ngân sách tài trợ: “Hoạt động của mình mà được chính quyền địa phương biết tới thì họ sẽ thấy được vai trò của bọn mình là giúp ích cho công việc của họ rất là nhiều…Trong những hội thảo gần đây mà nhóm mình tổ chức, bọn mình còn mời được cả phó chủ tịch phường tới tham dự. Khi tham dự thì các anh chị hiểu hơn về những việc bọn mình đang làm và cũng rất ủng hộ, khen ngợi. Như thế là tốt lắm rồi”. (Đại diện một tổ chức cộng đồng khu vực phía Nam) “Cái cái đặc điểm hiện nay ấy thì cô thấy là các cái tổ chức này thì thực ra là phát triển nhiều trong những năm gần đây phát triển nhiều. Nhưng để nói những cái tổ chức phát triển mạnh mà có thể tiếp nhận được nhiều nguồn dự án thì có thể đếm được trên đầu ngón táy. Tại vì những cái tổ chức này mà các bạn mà mạnh ấy, mà có đươc nhiều dự án mà triển khai được tốt ấy là các bạn là đã làm nhiều trong các cơ quan bộ ngành ngày trước.” (Đại diện một cơ quan phòng chống HIV/AIDS khu vực phía Nam) Tuy nhiên, có TCPN không làm cho khoảng cách giữa nhà nước và các tổ chức xã hội gần lại. Một mặt thì các tổ chức xã hội muốn được công nhận hoạt động hợp pháp, độc lập về cơ sở vật chất nhưng vẫn có sự hỗ trợ về chính sách Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, Số 10 (170) 2015 463 thuế của nhà nước cũng như hợp tác trong triển khai hoạt động, hỗ trợ ngân sách...Mặt khác, nhà nước thì không có ngân sách và cơ chế pháp lý rõ ràng để hỗ trợ cho các CBOs, nhưng mong muốn phải quản lý được hoạt động của những nhóm này thay vì độc lập, ngang bằng, hỗ trợ. “Nếu đăng ký TCPN mà nhà nước ủng hộ thì rất tốt. Mình làm việc vì cộng đồng, cũng như các hội nhóm khác ở địa phương như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, nhưng lại yêu cầu nếu đăng ký anh phải đóng thuế, trong khi các hội nhóm kia họ có phải đóng thuế không?...Tôi thấy rất nhiều hoạt động nhà nước thực hiện lãng phí không hiệu quả như ngày 1/12, nhà nước tốn không biết bao nhiêu tiền làm khẩu hiệu dán đầy đường nhưng mà chẳng ai quan tâm hiệu quả của nó thế nào. Nếu để chúng tôi làm hiệu quả sẽ khác” (Đại diện một tổ chức cộng đồng, khu vực phía Bắc) “Các bạn (thành viên các tổ chức cộng đồng) ấy làm việc muốn được hỗ trợ, nhưng khi cho mượn hội trường để có văn phòng làm việc các bạn cũng không đến. Các bạn ấy lại thích kiểu thuê một cái nhà vừa làm văn phòng, có chỗ ăn chỗ ngủ và khi đến đó họ có thể làm việc và khi thích có thể ăn ngủ luôn ở đó…Trong khi muốn được hỗ trợ thì nhà nước luôn phải biết anh làm gì, làm thế nào, nhưng có vẻ các bạn ấy lại không thích thế” (Đại diện một cơ quan nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh) 3.5 Tư cách pháp nhân và đa dạng quan điểm về đăng ký tư cách pháp nhân. Với rất nhiều thách thức và khó khăn mà các tổ chức cộng đồng nêu ra như trên, bên cạnh những tổ chức cá nhân rất mong mỏi có TCPN thì cũng xuất hiện những quan điểm khác về đăng ký TCPN: “Bây giờ mình cứ xây dựng tổ chức của mình để nó ổn định đã, vững đã, như một cái móng đã, có cái móng nhà đã xong thì mình mới đi được chứ còn vội thành lập cái TCPN xong thì cũng không làm được cái gì” (Đại diện cộng đồng MSM chưa đăng ký TCPN) “Có TCPN đã khó, có rồi thì làm sao để duy 464 trì cho nó hoạt động còn khó hơn. Nhiều vấn đề phải lo về kinh tế tổ chức, thủ tục nhà nước rồi thì giữ chân được người tài và có tâm huyết với cộng đồng, các chương trình phải thực hiện như thế nào để huy động được người tham gia đóng góp. Tất cả những cái đó không hề đơn giản, mà đôi khi người cầm đò chỉ biết lái chứ cũng không thể biết được đi đâu về đâu” (Đại diện tổ chức cộng đồng NCH đã có TCPN) “Có TCPN không khó, ví dụ như công ty là có TCPN rồi nhưng vai trò sau đó như thế nào. Không cần thiết phải có TCPN cho tất cả các nhóm.” (Đại diện cán bộ hội phòng chống AIDS). “Hiện nay, những người có thời gian và tâm huyết tham gia vào các hoạt động xã hội tại địa phương là rất hiếm. Bản thân cô phải kiêm nhiệm rất nhiều việc:cán bộ khu phố, chi hội trưởng phụ nữ, phó mặt trận khu phố…Gái mại dâm, người sử dụng ma túy hay nhiễm HIV ít muốn tiếp xúc với những người như cô, nhưng mà họ lại dễ nói chuyện với nhóm này (tổ chức cộng đồng). Nên thường khi có thông tin của những người này là cô nhờ các bạn ở đây và giới thiệu họ tới các nhóm cộng đồng như thế này…Nên cho họ cái TCPN để họ hoạt động” IV. BÀN LUẬN Các tổ chức cộng đồng ra đời từ nguồn tài trợ quốc tế trải qua thời gian đã có sự trưởng thành rõ rệt, từ các nhóm tự lực, các nhóm đồng đẳng hoạt động giống như “cánh tay nối dài của các cơ quan nhà nước” [7] họ đã tự vận động để trở thành các nhóm độc lập và mong muốn khẳng định tiếng nói của các tổ chức xã hội hoạt động vì người có HIV/AIDS tại Việt Nam [8]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong khi rất nhiều các tổ chức tìm cách chuyển hướng, thay hoạt động phòng chống HIV/AIDS bằng các hoạt động vận động khác để có nguồn ngân sách, thì vẫn có những tổ chức mong muốn có TCPN để duy trì hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Điều này phản ánh thực tế phát triển của các tổ chức cộng đồng qua thời gian, họ thực sự mong muốn xây dựng tổ chức xuất Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, Số 10 (170) 2015 phát từ nhu cầu của người nhiễm HIV/AIDS và những nhóm dễ bị kỳ thị phân biệt đối xử trong xã hội. Trong nghiên cứu của Hoàng Hoa và cộng sự [9], các tác giả đã chỉ ra nhu cầu đăng ký tư cách pháp nhân độc lập của đa số các nhóm cộng đồng tại 10 tỉnh dự án Quỹ toàn cầu. Trong nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy quan điểm đa dạng của các tổ chức cộng đồng về đăng ký tư cách pháp nhân và những thách thức mà các tổ chức cộng đồng gặp phải. Đáng chú ý, TCPN hiện nay chưa làm tăng cơ hội vận động chính sách hay tăng cường tiếng nói của các tổ chức cộng đồng vì khoảng cách cơ chế và nhu cầu của các tổ chức cộng đồng; năng lực kinh tế chính trị của các tổ chức này. Kertvliet et al. [10] nhận thấy quá trình vận động mối quan hệ giữa nhà nước và các tổ chức cộng đồng xảy ra phổ biến, nhưng cần thời gian dài hơi cho những thay đổi chính sách diễn ra. Trong bối cảnh nguồn lực dành cho HIV/AIDS bị giảm, có nhiều quan điểm khác nhau về cần hay không cần có tư cách pháp nhân. Rõ ràng, cả nhà nước và các tổ chức cộng đồng đều nhận thấy vai trò không thể thiếu của khối này, nhưng vẫn còn lưỡng lự trước việc đăng ký hay không đăng ký tư cách pháp nhân. Có ý kiến cho rằng, các tổ chức cộng đồng là nguồn nhân lực quý đã được đào tạo bài bản và có năng lực phòng chống HIV/AIDS hiệu quả tại Việt Nam, nên TCPN cần được “cho”. Điều này cũng được đề cập trong các hội thảo tăng cường năng lực của các tổ chức cộng đồng về sửa đổi luật ngân sách nhà nước theo hướng đối với những hoạt động mà Nhà nước chưa bao phủ được, trong khi đó các tổ chức xã hội làm tốt, có hiệu quả thì nên cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các tổ chức thực hiện [11]. Một số bài học ở Ukraina, nơi mà cũng có nguồn tài trợ lớn của Global Fund cho phòng chống HIV/AIDS như Việt Nam là: vấn đề nảy sinh ở chỗ chứng chỉ để đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cho các tổ chức bên ngoài nhà nước, bao cấp kinh phí đồng nghĩa với việc xóa bỏ các tổ chức xã hội dân sự thực sự xuất phát từ nhu cầu cộng đồng, và sự quan liêu xảy ra do lợi ích cá nhân đặt trước lợi ích nhóm [12]. Rõ ràng, trong bối cảnh nguồn ngân sách bị cắt giảm thì tận dụng nguồn nhân lực sẵn có là một giải pháp giúp duy trì các kết quả mà công tác phòng chống HIV/AIDS đã làm được. Tuy nhiên, tư cách pháp nhân là cần thiết nhưng chưa đủ để duy trì năng lực tổ chức và vai trò của các nhóm cộng đồng như trước kia. Do vậy, nhà nước cần có sự hỗ trợ cho các tổ chức đã có TCPN để họ có thể phát triển độc lập và vẫn duy trì các hoạt động phòng chống HIV/AIDS. V. KẾT LUẬN Đa số đại diện các tổ chức cộng đồng, chuyên gia làm việc trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS và các cán bộ trong chính quyền địa phương nhấn mạnh tầm quan trọng của tư cách pháp nhân như là cơ hội phát triển bền vững và hợp pháp. Tuy nhiên thách thức đầu tiên mà các tổ chức cộng đồng gặp phải là những quy định và điều kiện đăng ký tư cách pháp nhân và năng lực của tổ chức. Tiếp theo TCPN có thể giúp họ phát triển về kinh tế nhưng chưa đảm bảo để cho phát huy năng lực vận động chính sách hay có những can thiệp cộng đồng sâu rộng như giai đoạn kinh phí còn dồi dào. Thêm nữa, việc có TCPN không làm cho khoảng cách giữa nhà nước và các tổ chức xã hội gần lại. Có thể nói TCPN là giải pháp nhiều tổ chức nghĩ tới tuy nhiên còn nhiều thách thức trong đăng ký và sử dụng. Chính những thách thức này tạo nên những băn khoăn và nhu cầu quan điểm khác nhau về sự cần thiết phải có tư cách pháp nhân. Nhà nước cần thiết phải có sự hỗ trợ các nhóm, tổ chức cộng đồng môi trường chính sách thuận lợi hơn nhằm tận dụng nguồn lực này cũng như đáp ứng nhu cầu của các tổ chức cộng đồng trong bối cảnh mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sidel M. The emergence of a voluntary sector and philanthropy in Vietnam: Functions, legal regulation and prospects for the future. Voluntas. 1997;8(3):283-302. doi:10.1007/BF02354201. 2. Gray ML. Creating Civil Society? The Emergence of NGOs in Vietnam. Development and Change. 1999;30(4):693-713. doi:10.1111/1467-7660.00134. 3. Malarney SK. the limits of “state functionalism” and the reconstruction of funerary ritual Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, Số 10 (170) 2015 465 in contemporary northern Vietnam. American Ethnologist. 1996;23(3):540-60.doi:10.1525/ ae.1996.23.3.02a00050. 4. Luong HV. Tradition, revolution, and market economy in a North Vietnamese village, 1925-2006. University of Hawaii Press; 2010. 5. Hannah J. Local non-governmentorganizationsinVietnam: Development, civil society and state-society relations: ProQuest, UMI Dissertations Publishing U6 - ctx_ver=Z39.882004&ctx_enc=info%3Aofi%2Fenc%3AUTF-8&rfr_id=info:sid/summon.serialssolutions. com&rft_val_fmt=info:ofi/fmt:kev:mtx:dissertation&rft. genre=dissertation&rft.title=Local+non-government+organizations+in+Vietnam%3A+Development%2C+civil+society+and+state-society+relations&rft. DBID=C16%3B0U.%3BDMQ%3BDMR%3BKFU%3BG20%3BKFT%3BEU9%3B054%3BH8R%3BK7G&rft.PQPubID=18750&rft.au=Hannah%2C+Joseph&rft.date=2007-01-01&rft. pub=ProQuest%2C+UMI+Dissertations+Publishing&rft.advisor=Jarosz%2C+Lucy&rft. inst=University+of+Washington&rft.externalDocID=1283971751¶mdict=en-US U7 - Dissertation; 2007. 6. Vuong T, Ali R, Baldwin S, Mills S. Drug policy in Vietnam: A decade of change? International Journal of Drug Policy. 2012;23(4):319-26. doi:10.1016/j. drugpo.2011.11.005. 7. Hoang T-A. Civil society organisations' roles in health development in Vietnam: HIV as a case study. Global public health. 2013;8 Suppl 1:S92. 8. VUSTA. Tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội trong phòng chống HIV/AIDS. 2014. http://pctnxh.molisa.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&id=240. 9. Hoa Hn, Trang NnNN. Đánh giá nhu cầu đăng ký hợp pháp của các tổ chức xã hội tham gia vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. 2011. 10. Kertvliet B, Nguyen QA, Bach TS. Form of engagement between state agencies and civil society organization in Vietnam, Study Report2008. 11. VUSTA. Huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội trong phòng chống HIV/AIDS, 2012. 12. McGill S. NGO Hybridisation as an outcome of HIV services delivery in Global Fund-supported programmes in Ukraine. 2015. THE LEGAL STATUS ISSUE OF COMMUNITY-BASED ORGANIZATIONS IN PREVENTING HIV/AIDS IN VIETNAM Tran Thi Ngoc Mai1, Pham Phuong Mai1, Tran Minh Hoang1, Pham Nguyen Ha3, Le Minh Giang1,2 1 Center for Research and Training on HIV / AIDS, Hanoi Medical University 2 Department of Epidemiology, Hanoi Medical University 3 The Global Fund - VUSTA A descriptive study was conducted to describe the views of the role and the challenges in registering and using the legal status through interviews with representatives from community based organizations (CBOs), professionals working in the field of HIV / AIDS in Vietnam. In the context of reduced budget, the legal status of the organization was discussed as a solution to maintain the development of CBOs in Vietnam Nam. However, there were many challenges that CBOs had to 466 face. The first was the requirement to register the legal status and response capacity of CBOs. The second was the opportunity for integration and development. The third was the gap in the relations between state agencies and external organizations. These challenges lead to the concerns and different views on the need for legal status. Keywords: HIV/AIDS, community-based organizations, legal status Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, Số 10 (170) 2015
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng