Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa - Nghệ thuật Báo chí - Truyền thông Vấn đề tình dục trước hôn nhân trên báo điện tử...

Tài liệu Vấn đề tình dục trước hôn nhân trên báo điện tử

.PDF
122
445
103

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- HOÀNG THỊ LIỄU VẤN ĐỀ TÌNH DỤC TRƢỚC HÔN NHÂN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Hà Nội-2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- HOÀNG THỊ LIỄU VẤN ĐỀ TÌNH DỤC TRƢỚC HÔN NHÂN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Dƣơng Xuân Sơn Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung của luận văn Vấn đề tình dục trước hôn nhân trên báo điện tử là những kiến thức do tôi thu nhận, phân tích và tổng hợp trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình. Trong luận văn của mình, tôi có sử dụng một số trích dẫn từ các nguồn tài liệu tham khảo. Các tài liệu trích dẫn đều được dẫn nguồn đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những lời cam đoan của mình. Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2016 Học viên Hoàng Thị Liễu LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình truyền dạy cho tôi những kiến thức trong quá trình theo học bậc Cao học. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành tới PGS.TS Dương Xuân Sơn, người đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn người thân, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn. Luận văn tất yếu còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo cũng như các bạn độc giả quan tâm. Hà Nội, 16 tháng 3 năm 2016 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: VĂN HÓA HÔN NHÂN - TÌNH DỤC CỦA NGƢỜI VIỆT VÀ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG .................................................... 19 1.1. Một số khái niệm công cụ ................................................................... 19 1.1.1. Báo chí ............................................................................................ 19 1.1.2. Báo điện tử ...................................................................................... 19 1.1.3. Vị thành niên ................................................................................... 19 1.1.4. Sống thử .......................................................................................... 19 1.1.5. Hôn nhân ......................................................................................... 20 1.1.6. Tình dục .......................................................................................... 20 1.1.7. Tình dục trước hôn nhân ................................................................. 20 1.1.8. Tình dục không tình yêu ................................................................. 20 1.2. Đặc trƣng của báo điện tử .................................................................. 20 1.2.1. Cập nhật thông tin tức thời, thường xuyên và liên tục ................... 20 1.2.2. Tính đa phương tiện ........................................................................ 21 1.2.3. Tính tương tác cao .......................................................................... 21 1.2.4. Khả năng liên kết lớn ...................................................................... 22 1.2.5. Khả năng lưu trữ và tìm kiếm dễ dàng ........................................... 22 1.2.6. Tính xã hội hóa cao, khả năng cá thể hoá tốt ................................. 22 1.3. Quan niệm của ngƣời Việt về hôn nhân và tình dục từ xã hội truyền thống đến hiện đại.......................................................................... 23 1.3.1. Quan niệm của người Việt về hôn nhân và tình dục trong xã hội truyền thống ........................................................................................ 24 1.3.2. Quan niệm của người Việt về hôn nhân và tình dục trong xã hội hiện đại ................................................................................................ 27 1.4. Vai trò của báo chí trong việc thông tin về vấn đề tình dục trƣớc hôn nhân ........................................................................................... 32 Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................... 36 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TÌNH DỤC TRƢỚC HÔN NHÂN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN NAY ................................................ 38 2.1. Vài nét về các tờ báo đƣợc lựa chọn khảo sát .................................. 38 2.1.1. VnExpress.net ................................................................................. 38 2.1.2. Tuoitre.vn ........................................................................................ 39 2.1.3. Thanhnien.vn .................................................................................. 40 2.2. Cơ sở lựa chọn các bài viết về vấn đề TDTHN ................................ 41 2.2.1. Bộ từ khóa để lựa chọn các bài viết khảo sát ................................. 41 2.2.2. Về nội dung ..................................................................................... 41 2.2.3. Về hình thức .................................................................................... 42 2.3. Phân tích thực trạng vấn đề tình dục trƣớc hôn nhân trên báo VnExpress.net, Tuoitre.vn, Thanh nien.vn ............................................. 43 2.3.1. Nội dung thông tin .......................................................................... 43 2.3.2. Hình thức chuyển tải thông tin ....................................................... 60 Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................... 77 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ TÌNH DỤC TRƢỚC HÔN NHÂN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ ........................................... 79 3.1. Đánh giá chung .................................................................................... 79 3.1.1. Thành công của ba tờ báo trong việc thông tin về vấn đề TDTHN ... 79 3.1.2. Hạn chế của ba tờ báo trong việc thông tin về vấn đề TDTHN ..... 83 3.1.3. Nguyên nhân hạn chế của ba tờ báo trong việc thông tin về vấn đề TDTHN ................................................................................................ 86 3.2. Định hƣớng thông tin về vấn đề tình dục trƣớc hôn nhân trên báo điện tử .................................................................................................. 88 3.2.1. Quan điểm truyền thông về vấn đề tình dục trước hôn nhân ......... 88 3.2.2. Đối với nguồn nhân lực .................................................................. 90 3.2.3. Giải pháp về nội dung và hình thức bài viết ................................... 97 Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................... 102 KẾT LUẬN .................................................................................................. 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 106 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HN: Hôn nhân TD: Tình dục TDTHN: Tình dục trước hôn nhân TNO: Báo Thanhnien.vn TTO: Báo Tuoitre.vn VNE: Báo Vnexpress.net DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ bài viết về vấn đề TDTHN trên ba tờ báo Bảng 2.2: Tỷ lệ nội dung thông tin về vấn đề TDTHN trên ba tờ báo Bảng 2.3: Số lượng thể loại được sử dụng để viết về vấn đề TDTHN Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ phản hồi của độc giả về vấn đề TDTHN trên ba tờ báo MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, quá trình hội nhập quốc tế và mở cửa hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới đã đem lại sự thay đổi đáng mừng cho đất nước ta. Tuy nhiên, sự du nhập của tư tưởng, lối sống phương Tây hiện đại với nhiều mặt hạn chế đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống giá trị, chuẩn mực và hành vi lối sống của các nhóm xã hội, trong đó có giới trẻ. Quá trình hiện đại hóa đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong quan niệm và hành vi về tình yêu, TD, HN và gia đình. Đã có nhiều tranh luận tại Việt Nam và trên thế giới về tác động của hiện đại hóa đến việc định hình phong cách sống của thế hệ trẻ. Điều này đặc biệt đúng ở Việt Nam trong bối cảnh gia tăng hội nhập về kinh tế, xã hội, văn hóa trong khu vực và với thế giới. Nhiều người cho rằng hiện đại hóa thúc đẩy tự do cá nhân nhiều hơn, cải thiện việc tiếp cận thông tin qua nhiều nguồn khác nhau, khiến cho các mối quan hệ gia đình thêm dân chủ... Kết quả là thanh thiếu niên ngày nay có nhiều tự do trong hẹn hò, yêu đương, TD và lựa chọn hôn nhân hơn các thế hệ cũ. Như một xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại, cần có thái độ và cách nhìn khác đối với vấn đề mà từ trước đến nay vẫn được xem là tế nhị và ngại đề cập đến. Ở một xã hội hiện đại, những quan điểm, thái độ của giới trẻ về cuộc sống đã thay đổi nhiều so với quan niệm trong xã hội truyền thống của người Á Đông. Hiện nay, giới trẻ nước ta đang hướng đến những quan niệm và hành vi mới về cuộc sống, tình bạn, tình yêu và hôn nhân. Họ thể hiện tình yêu một cách tự do, cởi mở hơn so với các thế hệ trước đây, đi ngược lại với các giá trị sống đẹp đẽ của truyền thống. Trong đó, hiện tượng tham gia chung sống trước hôn nhân và TDTHN được coi là “tân tiến” trong quan niệm về tình yêu của giới trẻ Việt Nam ngày nay. Không phải ngẫu nhiên khi trên công cụ tìm kiếm Google, số thống kê bài viết liên quan đến từ khóa “Tình dục trước hôn nhân - TDTHN” lại có khoảng 870.000 kết quả trong vòng 0,55 giây; hay số bài viết liên quan đến từ khóa “Sống thử” là 3.900.000 kết quả trong vòng 0,30 giây. Điều này cho thấy đây là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là khi Việt Nam đang ở trong bối cảnh gia tăng hội nhập về kinh tế, xã hội và văn hóa với thế giới. Hơn nữa, những số liệu thống kê về tình trạng nạo phá thai, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do giải quyết hậu quả của vấn đề TDTHN đã trở thành vấn nạn của xã hội. Theo bà Tô Thị Kim Hoa, Phó Giám đốc sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: hiện nay, tỉ lệ nạo phá thai ở Việt Nam là khoảng 300.000 ca mỗi năm. Trong đó có khoảng 20% ở độ tuổi vị thành niên. Con số lạnh lùng này cho thấy chúng ta đang là nước đứng thứ 5 trên thế giới và đứng đầu khu vực Đông Nam Á về tình trạng nạo phá thai. Cuộc sống TDTHN là vấn đề khá tế nhị khiến nhiều người ngại đề cập. Từ trước đến nay chưa được sự đồng tình của dư luận xã hội, nhưng trên thực tế hiện tượng này vẫn đang diễn ra một cách phổ biến. Kết quả của cuộc Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam lần thứ hai (SAVY2) được công bố năm 2010 cho thấy: “Có 9,5% thanh niên Việt Nam đã từng có quan hệ TDTHN (tỉ lệ này ở SAVY 1 là 7,5%). Tuổi quan hệ TD lần đầu trung bình của thanh niên có xu hướng giảm từ 19,6 tuổi ở SAVY 1 xuống còn 18,1 tuổi ở SAVY 2. Đáng chú ý, nam thanh niên đã từng có quan hệ TD trước HN (kể cả những người hiện đã kết hôn) là 13,6%, cao gấp hơn 2 lần so với nữ (5,2%)”. SAVY2 là cuộc điều tra có quy mô lớn và toàn diện nhất về thanh thiếu niên, được tiến hành với 10.044 vị thành niên, thanh niên trong độ tuổi từ 14-25, hiện đang sống cùng gia đình ở khắp 63 tỉnh, thành trên toàn quốc về rất nhiều góc cạnh cuộc sống như giáo dục, việc làm, tình trạng sức khoẻ sinh sản, sức khỏe TD... Ngoài ra, theo số liệu khảo sát của Bộ Y tế công bố vào cuối tháng 3/2013 cho thấy, có 44% thanh niên và vị thành niên ở Việt Nam chấp nhận quan hệ TDTHN, tỷ lệ chấp nhận ở nam giới cao hơn nữ giới. Những hậu quả do TDTHN không an toàn gây nên đã khiến cho thực trạng này trở thành một vấn nạn trong xã hội ở nước ta hiện nay. Để cổ xúy đúng đắn những hành vi hợp lý và loại bỏ những hành vi bất hợp lý, hơn bao giờ hết thực tiễn cuộc sống đặt ra yêu cầu phải có những tìm hiểu thấu đáo về TDTHN của giới trẻ từ quan điểm, nhận thức, đến thái độ và hành vi. Trước thực trạng đó, việc phổ biến vấn đề giáo dục giới tính, giáo dục TD là vô cùng cần thiết để giúp cho mọi công dân nói chung và giới trẻ nói riêng có được cái nhìn đúng đắn về TD và có cuộc sống lành mạnh, ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, để làm được điều này không phải là điều dễ dàng. Các chương trình tuyên truyền về TD an toàn và giáo dục giới tính vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân là do, với đặc điểm văn hóa con người Việt Nam khép kín, e ngại khi đề cập đến vấn đề TD nhất là TDTHN, muốn tìm hiểu nhưng không dám tìm hiểu công khai. Việc tự tìm hiểu thông tin qua sách báo, internet không có sự chỉ dẫn hay chỉ dẫn sơ sài đã không định hướng được cho các bạn trẻ những quan điểm đúng đắn về TDTHN. Sự sai lệch trong nhận thức tất yếu dẫn đến những sai lầm trong hành vi. Hậu quả đó là tình trạng sống thử và quan hệ TDTHN tràn lan trong giới trẻ hiện nay. Có thể nhận thấy rằng, TDTHN đã trở thành một mảng đề tài nóng bỏng của báo chí trong những năm gần đây. Chúng ta có thể thấy rằng, vấn đề này đã và đang được đề cập thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên báo điện tử. Nhìn chung, hầu hết các bài báo đều nhận định rằng, vấn đề TDTHN tồn tại khá phổ biến trong giới trẻ và có tác động đến nhiều khía cạnh của đời sống gia đình, xã hội Việt Nam hiện đại. Mặt khác, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe thể lực, sức khỏe tinh thần và đặc biệt là sức khỏe sinh sản đối với nam nữ thanh niên để xảy ra tình trạng TDTHN. Mặc dù được báo chí truyền thông đề cập nhiều đến mặt tiêu cực và những hệ lụy khôn lường từ việc có quan hệ TDTHN nhưng hiện tượng này vẫn diễn ra với sự gia tăng đáng lo ngại. Thực tế cho thấy, TDTHN của giới trẻ hiện nay cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng, phải có những phương pháp cụ thể để quan hệ TD an toàn nhằm đảm bảo có một sức khỏe tốt, một tinh thần và trạng thái thoải mái phục vụ cho công việc, học tập. So với các loại hình báo chí khác, báo điện tử có lợi thế hơn hẳn trong việc thu hút các độc giả trẻ tuổi. Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, báo điện tử đã ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong đời sống xã hội. Với nội dung thông tin phong phú, đa dạng, nhiều chiều, báo điện tử có khả năng tác động mạnh mẽ vào dư luận xã hội, ít nhiều sẽ dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành vi của giới trẻ về mọi vấn đề của cuộc sống, trong đó có vấn đề TDTHN. Đặc biệt, việc truyền đạt nội dung thông tin qua hình thức tổ chức các bài viết theo nhiều cửa thường gây được ấn tượng mạnh mẽ với các bạn trẻ hơn các loại hình báo chí khác. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế, không phải lúc nào các tờ báo điện tử cũng phát huy được năng lực và hiệu quả tác động đến vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho giới trẻ. Thậm chí, có một số tờ báo điện tử đưa thông tin chộp giật, rẻ tiền, câu khách, đem lại một quan niệm về TD, tình yêu không còn thuần khiết như truyền thống. Đặc biệt, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự du nhập mạnh mẽ của lối sống phương Tây hiện đại thì báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng cần phải tham gia tích cực hơn nữa trong việc giáo dục nhận thức cho giới trẻ về vấn đề TDTHN. Trong số những báo điện tử hiện nay, 3 tờ báo VnExpress.net, Tuoitre.vn và Thanhnien.vn có nhiều bài viết chất lượng về vấn đề TDTHN được đông đảo bạn đọc đón nhận. Uy tín và hiệu quả xã hội từ các tác phẩm báo chí của ba tờ báo trên là không thể phủ nhận. Nhưng, bên cạnh đó, khi thông tin về vấn đề TDTHN, 3 tờ báo trên cũng còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải được nhìn nhận khách quan và đưa ra giải pháp kịp thời. Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề này trên báo điện tử để tìm ra giải pháp thông tin hiệu quả nhất là một việc làm cần thiết trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Đó cũng chính là lý do tác giả lựa chọn “Vấn đề tình dục trƣớc hôn nhân trên báo điện tử” (Khảo sát trên ba tờ báo VnExpress.net, Tuoitre.vn và Thanhnien.vn từ năm 2012 đến năm 2015) làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay, vấn đề sức khỏe sinh sản cho giới trẻ đang là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Bởi vì, chăm sóc toàn diện cho lớp trẻ hôm nay chính là tạo bước khởi đầu tốt đẹp cho tương lai. Hơn thế nữa, giới trẻ ngày nay đang phải đối diện với nhiều thách thức như: lối sống thay đổi, giá trị sống cũng có nhiều biến đổi. Vì thế, nếu không được trang bị kiến thức một cách đầy đủ sẽ khiến cho những thế hệ thanh niên, sinh viên gặp nhiều lúng túng, khó khăn trong trong cuộc sống, đặc biệt là trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nam và nữ. Trong những năm gần đây, ở nước ta nghiên cứu về vấn đề TDTHN của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng khá phong phú. Tuy nhiên, phần lớn đều được thực hiện dưới góc độ tâm lý học hoặc xã hội học. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: Năm 1996, Khuất Thu Hồng đã thực hiện công trình “Nghiên cứu tình dục ở Việt Nam” với nội dung về vấn đề TD và phá thai trước hôn nhân của nữ thanh niên trên địa bàn Hà Nội. Nghiên cứu thực hiện trên 259 khách thể là phụ nữ phá thai trước HN, trong đó có hơn 90% các cô gái ở độ tuổi từ 1524, số người từ 18 tuổi trở xuống chiếm 14%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có gần tới 50% tổng số ý kiến được hỏi trả lời rằng không có ai trao đổi với họ về TD. Trong số 50% còn lại, 2/3 tiếp nhận thông tin từ bạn gái, tiếp đó là từ người yêu và gia đình. Năm 1999, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội cũng đã ban hành hai cuốn sách “Tình yêu của chúng em không giới hạn” của TS. Tine Gammeltofft và TS. Nguyễn Minh Thắng và đến năm 2001, nhà xuất bản này cũng lại cho ra cuốn “Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe”. Hai cuốn sách này là bộ tập hợp những câu hỏi, những tình huống mà trẻ vị thành niên gặp phải thuộc nội dung sức khỏe sinh sản do các chuyên gia tâm lý, các bác sĩ tư vấn về tình bạn, tình yêu biên soạn. Trong số rất nhiều tình huống ấy có rất nhiều những câu hỏi, băn khoăn của các em thể hiện một sự thiếu có bản về những kiến thức tình yêu, TD an toàn. Dưới góc độ báo chí học, số lượng công trình nghiên cứu về vấn đề này còn khá mờ nhạt. Có thể kể đến một số nghiên cứu liên quan đến nội dung đề cập trong luận văn này như sau: “Một số vấn đề về giới và tình dục trên báo chí ở Việt Nam đầu thế kỷ XXI (Qua nghiên cứu một số báo in, báo điện tử)” (PGS.TS Hoàng Bá Thịnh, 2014, Kỷ yếu hội thảo: Văn hóa truyền thông trong thời kỳ hội nhập, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội). Bằng phương pháp phân tích tài liệu, báo cáo đã bàn về vấn đề giới và TD qua khảo sát những bài viết, quảng cáo trên một số báo in và điện tử. Từ đó, chỉ ra tác động của các thông điệp tình dục trên báo chí đối với xã hội. “Vấn đề thanh niên sống thử trước hôn nhân trên báo chí hiện nay” (Nguyễn Thị Hà Giang, 2013, Luận văn thạc sĩ Báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội). Tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan như quan niệm HN của người Việt từ xã hội nông nghiệp truyền thống đến hiện đại. Khảo sát các tác phẩm báo chí viết về vấn đề sống thử trước HN trên ba tờ báo in Tiền Phong, Thanh niên, Tuổi trẻ TP.HCM. Từ việc phân tích thông tin và tổng hợp các kết quả khảo sát, tác giả đã đưa ra những giải pháp thông tin về vấn đề sống thử trước hôn nhân trên báo in hiện nay. “Giáo dục giới tính vị thành niên: Thực trạng và giải pháp từ góc độ báo chí” (Nguyễn Văn Bắc, 2008, Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội). Từ việc khảo sát trên hai trang báo điện tử http://suckhoedoisong.vn và http://tuoitre.vn, tác giả đã chỉ ra những thành công và hạn chế của báo chí trong việc giáo dục giới tính cho lứa tuổi vị thành niên. Qua đó, đề xuất một số giải pháp để quá trình truyền thông về vấn đề trên đạt hiệu quả hơn. “Báo chí với việc tuyên truyền, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên”, (Trần Thanh Huyền, 2005, Luận văn thạc sĩ Báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội). Trong luận văn, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận của sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản; thu thập tài liệu gồm các bài viết trên các báo Sức khỏe và đời sống, Gia đình và xã hội, Phụ nữ Việt Nam. Từ đó sẽ đi vào phân tích, và tìm ra nguyên nhân, giải pháp đóng góp cho việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên trên báo chí. “Khả năng tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng đối với việc hình thành lối sống của thanh niên sinh viên hiện nay” (Hoàng Thị Xuân Quý, 1999, Luận văn thạc sĩ Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Trong luận văn, tác giả đã phân tích khả năng tác động ở nhiều mặt của các phương tiện truyền thông đại chúng đối với việc hình thành lối sống của thanh niên, sinh viên hiện nay. Từ đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản để các phương tiện truyền thông đại chúng có thể góp phần xây dựng lối sống chuẩn mực cho thanh niên. Ngoài những công trình nghiên cứu trên, còn có các báo cáo khoa học và một số tham luận tại các diễn đàn báo chí với chủ đề xoay quanh vấn đề sức khỏe sinh sản cho thanh niên hiện nay. Qua các công trình của các nhà nghiên cứu, đã cho thấy sự quan tâm của mọi người trong xã hội đối với vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản và giới tính cho giới trẻ. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện, hệ thống và riêng biệt về vấn đề TDTHN được phản ánh trên báo điện tử. Chính vì vậy, tác giả mạnh dạn nghiên cứu đề tài này với mục đích đi sâu khảo sát, tìm hiểu cơ sở lý luận, qua đó đưa ra những nhận xét, đánh giá và giải pháp thông tin về vấn đề TDTHN trên báo mạng điện tử. Đề tài của luận văn là một công trình khoa học có góc tiếp cận mới mẻ, độc lập; mang tính thời sự; có ý nghĩa thực tiễn cao; có kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trước đó cũng như nhiều sách, báo, tạp chí… có liên quan. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu • Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá các bài viết được khảo sát trong ba tờ báo điện tử: VnExpress.net, Tuoitre.vn và Thanhnien.vn, luận văn nêu bật lên thực trạng TDTHN trong xã hội hiện nay. Từ việc chỉ ra những thành công và hạn chế trong việc thông tin về vấn đề TDTHN, luận văn rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp nhằm giúp nâng cao hiệu quả tuyên truyền về vấn đề này trên báo điện tử Việt Nam. • Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn cần giải quyết những nhiệm vụ sau: Nghiên cứu vấn đề lý luận liên quan như: mối quan hệ giữa TD và HN theo văn hóa của người Việt từ xã hội truyền thống đến hiện đại. Đây là cơ sở lý luận có ý nghĩa tiền đề để xác định đúng hướng cho quá trình khảo sát. Phân tích vai trò của báo chí truyền thông, đặc biệt là báo điện tử đối với việc thông tin về vấn đề TDTHN. Khảo sát các tin bài viết về vấn đề TDTHN trên 3 tờ báo điện tử: VnExpress.net, Tuoitre.vn và Thanhnien.vn. Thông qua việc phân tích nội dung và hình thức các bài báo được khảo sát, luận văn đưa ra sự so sánh giữa ba tờ báo trong việc thông tin về vấn đề TDTHN. Đánh giá tổng hợp và chỉ ra những thành công, hạn chế của ba tờ báo trong việc thông tin về vấn đề TDTHN, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả tuyên truyền của báo mạng điện tử. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề TDTHN trên báo điện tử. Cụ thể là nghiên cứu về nội dung và hình thức thể hiện của những tác phẩm báo chí viết về vấn đề TDTHN trong diện được khảo sát. • Phạm vi nghiên cứu Do thời gian, điều kiện và phạm vi nghiên cứu của đề tài này được bao quát qua ba tờ báo điện tử: VnExpress.net, Tuoitre.vn và Thanhnien.vn. Đây là ba tờ báo uy tín, đã khẳng định được vị trí của mình trong làng báo điện tử Việt Nam với thế mạnh cập nhật thông tin nhanh nhạy, phong phú, đa dạng. Hơn nữa, đối tượng bạn đọc của các tờ báo trên đều hướng đến giới trẻ và có nhiều bài viết rất chất lượng về đề tài TDTHN. Thời gian khảo sát: từ năm 2012 đến 2015. Đây là thời gian mà thực trạng TDTHN trở thành một vấn đề xã hội đáng quan tâm và được báo chí ưu tiên phản ánh với nhiều tác phẩm chất lượng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu • Phương pháp lý luận Tìm hiểu các quan điểm, lý luận liên quan đến vấn đề TDTHN từ các văn bản tài liệu sẵn có. Sử dụng các kết quả nghiên cứu của xã hội học để so sánh, đối chiếu với kết quả khảo sát của luận văn. Bên cạnh đó là dựa vào hệ thống lý luận về báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng và vai trò của nó trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. • Phương pháp công cụ Từ sự vận dụng các hướng tiếp cận xã hội học, các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội-nhân văn, luận văn chú trọng các phương pháp thực tiễn sau đây: * Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (an-két): dùng để lấy ý kiến nhóm đối tượng là sinh viên tại các trường Đại học trên địa bàn TP.Hà Nội về vấn đề TDTHN và việc tiếp nhận thông tin của sinh viên trên báo điện tử VnExpress.net, Tuoitre.vn và Thanhnien.vn. Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài luận văn, tác giả đã sử dụng 300 phiếu khảo sát tại trường Đại học Hòa Bình và Học viên Nông nghiệp Hà Nội. * Phương pháp so sánh: được sử dụng để chỉ ra những điểm giống nhau, khác nhau và những điểm khác biệt trong cách phản ánh thông tin về vấn đề TDTHN trên 3 tờ báo VnExpress.net, Tuoitre.vn, Thanhnien.vn. * Phương pháp phân tích nội dung: được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu, phân tích nội dung thông tin của các bài viết được khảo sát. Từ đó, tổng hợp thành các nhóm nội dung để có cái nhìn khái quát nhất về vấn đề được nghiên cứu. * Phương pháp thống kê: sử dụng phép thống kê trong toán học để phân tích kết quả, số liệu thu thập được từ các phiếu khảo sát. Bên cạnh đó, là việc xử lý các thông tin định lượng dưới dạng bảng biểu, biểu đồ. * Phương pháp phỏng vấn sâu: thực hiện phỏng vấn sâu đối với chuyên gia, biên tập viên, phóng viên phụ trách mảng đời sống và giới trẻ để có sự hiểu biết hơn về quá trình thông tin đối với vấn đề TDTHN trên tờ báo. * Phương pháp đánh giá, tổng kết: từ việc phân tích các bài báo được khảo sát, tác giả sẽ có những đánh giá và tổng hợp về thành công, hạn chế của ba tờ báo trong việc thông tin về vấn đề TDTHN. 6. Ý nghĩa của đề tài • Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận văn là một nguồn tư liệu tập trung, cụ thể, bổ ích đối với các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý báo chí, các nhà báo và những ai quan tâm đến vấn đề này. • Ý nghĩa thực tiễn Việc ứng dụng kết quả đề tài là một cơ hội để những nhà báo tổng kết, đúc rút kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình trong quá trình tác nghiệp đưa thông tin về vấn đề TDTHN. Qua đó, giúp cơ quan báo chí xác lập kế hoạch tuyên truyền một cách đúng đắn về vấn đề TDTHN. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục và phụ lục, luận văn gồm ba chương: - Chương 1: Văn hóa hôn nhân - tình dục của người Việt và báo chí truyền thông. - Chương 2: Phân tích thực trạng vấn đề tình dục trước hôn nhân trên báo điện tử hiện nay. - Chương 3: Giải pháp thông tin về vấn đề tình dục trước hôn nhân trên báo điện tử. CHƯƠNG 1: VĂN HÓA HÔN NHÂN - TÌNH DỤC CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG 1.1. Một số khái niệm công cụ 1.1.1. Báo chí Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), nói một cách khái quát: “Báo chí là báo và tạp chí xuất bản định kỳ, xuất bản ấn phẩm định kỳ”. PGS.TS Dương Xuân Sơn trong cuốn “Các loại hình báo chí truyền thông” đã đưa ra khái niệm như sau: “Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng truyền tải thông tin các sự kiện, sự việc, hiện tượng đang diễn ra trong hiện thực khách quan một cách nhanh chóng, chính xác và trung thực đến đông đao công chúng, nhằm tích cự hóa đời sống thực tiễn”. 1.1.2. Báo điện tử Tại điều 3, luật Báo chí năm 1989 được sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa X quy định: “Báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên mạng thông tin máy tính”. Theo cách hiểu khác: “Báo điện tử là hình thức báo chí mới được hình thành từ sự kết họp những ưu thế của báo in, báo nói, báo hình, sử dụng yếu tố công nghệ cao như một nhân tố quyết định quy trình sản xuất và truyền tải thông tin dựa trên nền tảng Internet”. 1.1.3. Vị thành niên Theo từ điển Tiếng Việt 2011 (NXB Đà Nẵng): “Vị thành niên là người chưa đến tuổi được pháp luật công nhận là công dân với đầy đủ quyền và nghĩa vụ”. Theo luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Luật số 25/2004/QHH ngày 15/6/2004 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam: “Vị thành niên là lứa tuổi từ 10-19 tuổi. Trẻ em được luật pháp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục là trẻ dưới 16 tuổi, nhưng về mặt luật pháp vị thành niên là dưới 18 tuổi”. 1.1.4. Sống thử Sống thử hay sống thử trước hôn nhân là một cụm từ thường được báo chí Việt Nam dùng để chỉ một hiện tượng xã hội, theo đó các cặp nam nữ về sống chung với nhau như vợ chồng mà không cần đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, không chịu bất kỳ sự chi phối nào của pháp luật trong mối quan hệ của mình. 1.1.5. Hôn nhân Theo Luật Hôn nhân & gia đình năm 2000 quy định: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn” (điểm 6, điều 8). Còn theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học của trường Đại học Luật Hà Nội, khái niệm về hôn nhân được hiểu là: “Sự liên kết giữa người nam và người nữ dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, theo điều kiện và trình tự nhất định, nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc và hoà thuận”. 1.1.6. Tình dục Quan hệ tình dục, còn gọi là giao hợp hay giao cấu, thường chỉ hành vi đưa bộ phận sinh dục nam/đực vào trong bộ phận sinh dục nữ/cái. Quan hệ tình dục cũng có thể là giữa những thực thể khác hoặc cùng giới tính hoặc lưỡng tính. 1.1.7. Tình dục trước hôn nhân Tình dục trước hôn nhân được hiểu là quan hệ tình dục của những cặp tình nhân trước khi kết hôn. 1.1.8. Tình dục không tình yêu Tình dục không tình yêu là quan hệ tình dục của những cặp đôi không xuất phát từ tình yêu, tình cảm dành cho nhau, mà chủ yếu chỉ là sự ham muốn, giải quyết nhu cầu. 1.2. Đặc trƣng của báo điện tử 1.2.1. Cập nhật thông tin tức thời, thường xuyên và liên tục Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, máy vi tính và đặc biệt là vai trò của mạng toàn cầu Internet, các nhà báo có thể dễ dàng xâm nhập sự kiện,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan