Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa việt nam...

Tài liệu Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa việt nam

.PDF
386
331
131

Mô tả:

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CẤP NHÀ NƯỚC KX.04/06-10 “NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ GIAI ĐOẠN 2006 – 2010” *********************** ĐỀ TÀI KX.04.09/06-10 VẤN ĐỀ SỞ HỮU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (BÁO CÁO TỔNG HỢP) Chủ nhiệm: GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Kinh tế quốc dân 8124 Hà Nội. 2010 A MỤC LỤC Nội dung Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SỞ HỮU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 11 1.1. 1.2. 1.3. HỌC THUYẾT MÁC XÍT - LÊ NIN NÍT VỀ VẤN ĐỀ SỞ HỮU – SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI 11 BẢN CHẤT VÀ NỘI DUNG CỦA SỞ HỮU NHÌN TỪ CÁC GÓC ĐỘ KINH TẾ VÀ PHÁP LÝ 24 CÁC CHẾ ĐỘ SỞ HỮU VÀ CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.3.1. Các chế độ sở hữu trong nền kinh tế thị trường 1.3.2. Các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường 1.3.2.1. Các hình thức sở hữu trong chế độ công hữu về tư liệu sản xuất 1.3.2.2. Các hình thức sở hữu trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất 1.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA SỞ HỮU VỚI TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ PHÂN PHỐI 1.4.1. Mối quan hệ giữa sở hữu với tổ chức quản lý 1.4.2. Mối quan hệ giữa sở hữu với phân phối 1.5. SỰ PHÁT TRIỂN CÁC CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TRONG CÁC PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT XÃ HỘI 1.5.1. 1.5.2. 1.5.3. 1.5.4. 1.5.5. Sở hữu trong công xã nguyên thủy Sở hữu trong xã hội chiếm hữu nô lệ Sở hữu trong xã hội phong kiến Sở hữu trong xã hội tư bản chủ nghĩa Sở hữu trong mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa kiểu cũ 1.6. CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ TRÊN CƠ SỞ CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.6.1. Phân chia các thành phần kinh tế B 30 31 44 44 50 52 52 56 61 61 61 62 63 68 69 69 1.6.2. Vị trí các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 1.7. MỐI QUAN HỆ GIỮA SỞ HỮU VỚI CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.7.1. Loại hình tổ chức kinh doanh – hình thức chứa đựng các quan hệ sở hữu 1.7.2. Xu hướng phát triển các loại hình tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường KẾT LUẬN CHƯƠNG THỨ NHẤT 88 91 91 95 100 Chương thứ hai: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ SỞ HỮU, CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở VIỆT NAM 2.1- QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ VẤN ĐỀ SỞ HỮU VÀ THÀNH PHẦN KINH TẾ 2.1.1. Những tư tưởng cơ bản về sở hữu và thành phần kinh tế qua các TỔNG QUAN THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU, CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC KINH DOANH TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI 2.2.1. Qúa trình thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng 2.2.2. Khái quát tình hình các hình thức sở hữu, thành phần kinh tế và loại hình tổ chức kinh doanh 2.3. THỰC TRẠNG SỞ HỮU NHÀ NƯỚC, THÀNH PHẦN KINH TẾ NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 2.3.1. Các quan điểm, chủ trương của Đảng và khung khổ pháp luật của Nhà nước 2.3.2. Khái quát thực trạng và các vấn đề đặt ra 2.4. 102 102 107 kỳ Đại hội Đảng 2.1.2. Những vấn đề đặt ra 2.2. 102 110 110 115 123 123 127 THỰC TRẠNG SỞ HỮU TẬP THỂ, THÀNH PHẦN KINH TẾ TẬP THỂ VÀ HỢP TÁC XÃ 147 2.4.1. Các quan điểm, chủ trương của Đảng và khung khổ pháp luật của Nhà nước 147 C 2.4.2. Khái quát thực trạng và các vấn đề đặt ra 2.5. 152 THỰC TRẠNG SỞ HỮU TƯ NHÂN, KINH TẾ TƯ NHÂN VÀ CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 163 2.5.1. Các quan điểm, chủ trương của Đảng và khung khổ pháp luật của Nhà nước 2.5.2. Khái quát thực trạng và các vấn đề đặt ra 163 167 2.6. THỰC TRẠNG SỞ HỮU CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI, THÀNH PHẦN KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI 182 2.6.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng và khung khổ pháp luật của Nhà nước 2.6.2. Khái quát thực trạng và các vấn đề đặt ra 182 185 KẾT LUẬN CHƯƠNG THỨ HAI 199 Chương thứ hai: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU, CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 3.1. CÁC QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỞ HỮU TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 3.1.1. Các quan điểm cơ bản 3.1.2. Xu hướng phát triển các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế 200 200 200 215 và các loại hình doanh nghiệp 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU, CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP 3.2.1. Tạo lập nền tảng chính trị - xã hội cho giải quyết vấn đề sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế 3.2.2. Đổi mới quản lý nhà nước, tạo lập môi trường bình đẳng phát triển các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp 3.2.2.1. Tiếp tục đổi mới nhận thức về vai trò của Nhà nước phù hợp với yêu D 228 228 240 cầu phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp 3.2.2.2. Phát huy vai trò của Nhà nước trong việc định hướng phát triển đầu tư và kinh doanh của các chủ thể kinh tế trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần 3.2.2.3. Tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế 3.2.2.4. Giải tỏa các “điểm nghẽn” trong phát triển các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp 240 242 247 250 3.2.3. Hoàn thiện, bổ sung khung khổ pháp luật về sở hữu, thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp 3.2.3.1. Các yêu cầu cơ bản với việc hoàn thiện, bổ sung hệ thống pháp luật 3.2.3.2. Một số nội dung hoàn thiện và bổ sung hệ thống pháp luật về sở hữu và loại hình doanh nghiệp 255 255 3.2.4. Thúc đẩy đổi mới doanh nghiệp nhà nước 3.2.4.1. Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước với doanh nghiệp nhà nước 3.2.4.3. Thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 3.2.4.3. Hoàn thiện cơ chế hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước 272 273 283 286 259 3.2.5. Hoàn thiện các quan hệ đất đai theo yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 3.2.5.1. Xác định hình thức sở hữu đất đai 3.2.5.2. Xử lý mối quan hệ về quyền quản lý của nhà nước và quyền của các chủ thể nhận sử dụng đất 3.2.5.3- Quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi cả nước 3.2.5.4. Điều chỉnh lại mức hạn điền 3.2.5.5. Tăng cường quản lý của Nhà nước về đất đai 294 294 KẾT LUẬN CHƯƠNG THỨ BA 309 KẾT LUẬN 311 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 314 E 297 303 305 307 DANH MỤC CÁC HỘP Tên hộp Trang Hộp 1.1. Làm sao để chuyển tài sản thành vốn 25 Hộp 1.2: Sức sống của sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân 34 Hộp 1.3: Các quan điểm khác nhau về sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước 38 Hộp 1.4: Nhận thức về chế độ sở hữu trong quá trình cải cách mở cửa của Trung Quốc 43 Hộp 1.5: Sở hữu tập thể xã hội chủ nghĩa 48 Hộp 1.6: Tầm quan trọng của quan hệ tổ chức quản lý ở tầm vĩ mô 53 Hộp 1.7: Các thành phần kinh tế qua các kỳ Đại hội Đảng 71 Hộp 1.8: Kết cấu nền kinh tế Trung Quốc theo quan hệ sở hữu 79 Hộp 1.9: Phân định thành phần kinh tế và thống kê theo thành phần kinh tế 80 Hộp 1.10: Một quan niệm khác về phạm vi của kinh tế tư nhân 84 Hộp 2.1: Bàn về nông thôn qua góc nhìn sở hữu ruộng đất 132 Hộp 2.2: Doanh nghiệp nhà nước – quy mô mới, bệnh tật cũ 142 Hộp 2.3: Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã 158 Hộp 2.4: Hủy diệt và phục sinh – cái giá quá đắt 191 Hộp 2.5: Chưa có cuộc đình công nào đúng luật 193 F DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 2.1. Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994 116 Bảng 2.2. Cơ cấu thành phần kinh tế 117 Bảng 2.3. Tổng quan tình hình doanh nghiệp nhà nước 136 Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng của các thành phần kinh tế thời kỳ 1995 – 2008 155 Bảng 2.5. Vị trí của kinh tế tập thể trong cơ cấu thành phần kinh tế 156 Bảng 2.6. Tổng quan tình hình kinh tế tư nhân 168 Bảng 2.7: Vị trí của đầu tư tư nhân trong tổng đầu tư toàn xã hội 170 Bảng 2.8: Phân loại doanh nghiệp theo số lượng lao động 174 Bảng 2.9: Phân loại quy mô doanh nghiệp theo vốn kinh doanh 175 Bảng 2.10. Tổng quan tình hình kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 186 Bảng 2.11: Tỷ trọng khu vực có vốn nước ngoài trong đầu tư và trong GDP 187 Bảng 2.12: Vị trí của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong xuất khẩu 189 Bảng 2.13: Quy mô doanh nghiệp có vốn nước ngoài theo vốn kinh doanh 195 Bảng 2.14: Vốn đăng ký và vốn thực hiện 197 Bảng 3.1. Tỷ trọng vốn đầu tư của các thành phần kinh tế 219 Bảng 3.2. Tỷ trọng tổng sản phẩm trong nước của các thành phần kinh tế thời kỳ 1990 – 2008 220 Bảng 3.3. Số lượng doanh nghiệp thuộc các loại hình khác nhau 222 G Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam – KX04.09/06-10 ************************************************************************ LỜI MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Sở hữu luôn được coi là vấn đề trọng yếu của mỗi quốc gia. Giải quyết hợp lý vấn đề sở hữu sẽ tạo động lực huy động và phân bổ hợp lý các nguồn lực để vừa bảo đảm lợi ích của chủ sở hữu, vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; ngược lại, nhận thức sai và giải quyết không hợp lý vấn đề sở hữu sẽ tạo nên những cản trở hữu hình và vô hình với sự phát triển kinh tế - xã hội, thậm chí gây nên những đối đầu xã hội. Tuy Hiến pháp của các quốc gia đều ghi rõ các chế độ sở hữu và quyền sở hữu của các chủ thể với các đối tượng khác nhau, nhưng không phải vì thế mà đã chấm dứt được các tranh chấp về sở hữu. Theo mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu cũ, nền kinh tế Việt Nam dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất với hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Chế độ sở hữu đó gắn liền với việc duy trì quá lâu cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp đã làm triệt tiêu các động lực kinh tế với quá trình phát triển và những hạn chế trong việc khai thác các nguồn lực vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc của đất nước sau chiến tranh, đất nước lâm vào trình trạng khủng hoảng sâu sắc. Tuy nhiên, ngay trong mô hình kinh tế ấy cũng vẫn tồn tại, dù ở mức độ hết sức nhỏ bé, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đại hội mở đầu công cuộc đổi mới ở nước ta, đã xác định chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, coi đó là “giải pháp có ý nghĩa chiến lược, góp phần giải phóng và khai thác mọi khả năng để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý”1. Thực hiện chủ trương đó cũng có nghĩa là phải phát triển các hình thức sở hữu đa dạng, tuân thủ quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chủ trương đó thể hiện sự đột phá trong tư duy kinh tế và chính trị về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ ở nước ta. 1 Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới. NXB Chính trị quốc gia, 2005, trang 57. 1 Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam – KX04.09/06-10 ************************************************************************ Công cuộc đổi mới được tiến hành gần 25 năm qua đã mang lại những thành tựu to lớn về kinh tế và xã hội. “Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những đường nét cơ bản”1. Trong khi khẳng định những thành tựu to lớn đã đạt được, cũng cần thấy rõ những khuyết điểm và yếu kém trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mà nổi bật là “Tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với khả năng; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn kém; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Cơ chế, chính sách về văn hóa – xã hội chậm đổi mới; nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt. Các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại còn một số mặt hạn chế. Tổ chức và hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân còn một số khâu chậm đổi mới. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưa đạt yêu cầu…”2. Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến những khuyết điểm và yếu kém đó. Nguyên nhân chủ quan có tính chất bao trùm là tư duy về một số vấn đề kinh tế và chính trị - xã hội chậm được đổi mới. Từ đó, nhiều vấn đề chưa được thống nhất nhận thức, quan điểm chủ trương chưa rõ ràng đã dẫn đến sự thiếu dứt khoát, nhất quán trong hoạch định chính sách và trong chỉ đạo điều hành. Sở hữu nổi lên như một trong những vấn đề trọng yếu chi phối nhiều vấn đề kinh tế và chính trị khác. Trong khi thống nhất về tính đúng đắn của chủ trương chiến lược về phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, nhưng vẫn còn những ý kiến khác nhau về sở hữu và về thành phần kinh tế, về mối quan hệ giữa quan hệ sở 1 2 Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X. NXB Chính trị quốc gia, 2006, trang 17. Văn kiện Đại hội X đã dẫn, trang 15 2 Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam – KX04.09/06-10 ************************************************************************ hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối thích ứng với mỗi hình thức sở hữu, về mối quan hệ tương hỗ và vị trí của mỗi hình thức sở hữu và thành phần kinh tế trong hệ thống các hình thức sở hữu, về vấn đề sở hữu trong xã hội xã hội chủ nghĩa, về mối quan hệ giữa mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các hình thức sở hữu, về những tác động và những ràng buộc chính trị - xã hội với vấn đề sở hữu, thậm chí cả sự e ngại chệch hướng xã hội chủ nghĩa khi phát triển sở hữu tư nhân và các thành phần kinh tế ngoài nhà nước…Việc chưa thống nhất về hàng loạt vấn đề đó dẫn đến nhiều hệ luỵ: thiếu rõ ràng trong quan điểm về sở hữu và thành phần kinh tế; thiếu rõ ràng và nhất quán trong cơ chế chính sách và chỉ đạo xử lý vấn đề sở hữu trong xây dựng và hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất; sự phân biệt đối xử với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau (có các hình thức sở hữu khác nhau); định kiến xã hội với các chủ sở hữu tư nhân…Nguyên nhân cơ bản của tình hình này là ở chỗ: cơ sở lý luận về vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được làm rõ, từ đó chưa có sự thống nhất trong nhận thức và quan điểm, trong hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Bối cảnh phát triển mới của đất nước đang đặt ra hàng loạt vấn đề liên quan đến sở hữu đòi hỏi phải nghiên cứu giải quyết. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức…làm thay đổi vị trí của các đối tượng sở hữu: sở hữu trí tuệ ngày càng có vị trí quan trọng và trở thành mối quan tâm hàng đầu của các chủ sở hữu. Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế cuốn hút các quốc gia vào cuộc chơi chung, trên sân chơi chung với luật chơi chung. Các quốc gia tồn tại và phát triển trong thế phụ thuộc lẫn nhau. Với điều kiện ấy, sở hữu quốc tế với những đối tượng khác nhau ngày càng trở nên phổ biến…Đó là hiện thực khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình phát triển của Việt Nam, nhưng lại chưa được nghiên cứu có hệ thống và sâu sắc. Từ những điều đã nêu trên đây, có thể khẳng định rằng việc nghiên cứu “Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 3 Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam – KX04.09/06-10 ************************************************************************ 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Mỗi quốc gia, với những điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội riêng, có cách thức giải quyết riêng với vấn đề sở hữu. Ở các quốc gia đang phát triển và các quốc gia đang trong quá trình chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, sở hữu luôn được coi là vấn đề phức tạp cả trên phương diện kinh tế và phương diện chính trị - xã hội. Vấn đề này đã và đang thu hút sự quan tâm không những chỉ của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu về kinh tế và luật pháp, mà còn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh doanh và của mọi người công dân. Ở nước ngoài, đã có nhiều có nhiều cuộc thảo luận và nhiều công trình nghiên cứu vấn đề sở hữu. Theo nội dung, có thể chia các công trình này ra làm ba nhóm lớn: 1/ Phê phán các quan hệ sở hữu theo mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu cũ. Một trong những ví dụ điển hình của nhóm nội dung này là chương “Sở hữu” trong cuốn “Hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa” của Kornai Janos, nhà kinh tế học nổi tiếng người Hung ga ri. Trong đó, sau khi bàn về khái niệm sở hữu, ông đã khái quát trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa kiểu cổ điển có sở hữu công cộng với hai hình thức xí nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và hợp tác xã thuộc sở hữu của những người lao động, “vẫn còn sống sót các hình thức sở hữu tư nhân khác nhau, mặc dù nó đã bị khu vực nhà nước và hợp tác xã làm cho còi cọc”. Phê phán đó hướng tới khẳng định sự cần thiết phải đa dạng hoá sở hữu (thực chất là phải phát triển sở hữu tư nhân) cùng với quá trình chuyển từ mô hình kinh tế chỉ huy sang mô hình kinh tế hỗn hợp. 2/ Đề cập tới những khía cạnh khác nhau của quá trình tư nhân hoá. Trong số những công trình đề cập tới vấn đề sở hữu, đây là loại chủ đề phổ biến nhất, đặc biệt là các Chương trình nghiên cứu và tài trợ của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Thế giới, cũng như nhiều học giả phương Tây và các học giả ở ngay các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Theo các công trình này, tư nhân hoá được giải thích theo 2 góc độ: thứ nhất, trên góc độ quản lý nhà nước, với các nước có nền kinh tế chuyển đổi, tư nhân hoá đồng nghĩa với việc Nhà nước công nhận và bảo hộ cho sở hữu tư nhân, khuyến khích và hỗ trợ cho việc phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân; thứ hai, trên góc độ từng doanh nghiệp riêng biệt thuộc sở hữu nhà nước, tư nhân hoá là 4 Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam – KX04.09/06-10 ************************************************************************ việc chuyển sở hữu nhà nước thành sở hữu tư nhân. Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới biên soạn năm 1999 mang tên “Giới quan chức trong kinh doanh – Ý nghĩa kinh tế và chính trị của sở hữu nhà nước”. Trong công trình này, ngoài việc chỉ ra những cản trở và cách thức vượt qua những cản trở về kinh tế và về chính trị đối với quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, các tác giả coi việc đưa các doanh nghiệp ra hoạt động trong môi trường cạnh tranh với các doanh nghiệp có hình thức sở hữu khác, coi đó là một áp lực kinh tế để thúc đẩy cải cách thành công các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Trong một số thuyết trình tại Việt Nam, GS. Joseph E. Stiglitz, nhà kinh tế học người Mỹ được giải thưởng Nobel về kinh tế, GS. David Dapice, giáo sư Đại học Harvard, và nhiều nhà kinh tế học khác cũng đề cập đến việc phát triển mạnh sở hữu tư nhân (và kinh tế tư nhân) như một trong các giải pháp thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước. 3/ Đề cập đến việc điều chỉnh vai trò, chức năng của Nhà nước phù hợp với cơ chế thị trường với nhiều hình thức sở hữu đa dạng. Loại công trình này đề cập đến nhiều nội dung rộng lớn về thể chế, chiến lược và chính sách phát triển. Vấn đề sở hữu được xác định là một trong những nội dung trọng yếu của quá trình chuyển đổi kinh tế và cũng là nội dung liên quan nhiều đến điều chỉnh vai trò, chức năng của Nhà nước: cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước; cơ chế chính sách phát triển các hình thức sở hữu khác nhau nhằm huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; tạo lập môi trường bình đẳng và minh bạch cho các doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác nhau. Trong quá trình cải cách mở cửa ở Trung Quốc, việc nghiên cứu vấn đề sở hữu được hết sức quan tâm và nhiều kết quả nghiên cứu đã được vận dụng vào hoạch định đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung quốc. Các nghiên cứu, một mặt, chỉ rõ tính tất yếu của việc phát triển các hình thức sở hữu đa dạng, mặt khác, xác định vai trò chủ thể của quốc hữu. Cuốn “Lý luận mới về kinh tế học xã hội chủ nghĩa” do Giáo sư Cốc Thư Đường chủ biên là một trong những công trình đề cập một cách tập trung và toàn diện vấn đề lý luận và thực tế về sở hữu trong nền kinh tế thị trường mang màu sắc Trung Quốc. Về mặt chính thống, Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương: “Kiên trì chế độ công hữu làm chủ thể, thúc đẩy sự phát triển của 5 Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam – KX04.09/06-10 ************************************************************************ kinh tế phi công hữu, thống nhất trong tiến trình xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa, hai khâu này không thể đối lập với nhau” (Báo cáo Chính trị tại Đại hội XVI, 2002). Chủ trương này của Đảng Cộng sản Trung Quốc hướng tới yêu cầu giải phóng và phát triển sức sản xuất. Ở Việt Nam, vấn đề sở hữu và thành phần kinh tế cũng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Trong đó, có những công trình nghiên cứu chuyên biệt về vấn đề sở hữu hoặc về từng hình thức sở hữu (sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân,…), có những công trình nghiên cứu vấn đề sở hữu trong mối quan hệ với các thành phần kinh tế. Tất cả các công trình nghiên cứu ấy đều đặt vấn đề sở hữu trong mối quan hệ với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nếu chỉ tính các nghiên cứu đã tiến hành từ năm 2001 tới nay, có thể coi Chương trình Khoa học cấp nhà nước “Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” (mã số KX01) do GS.TS. Vũ Đình Bách chủ trì thực hiện trong giai đoạn 2001 - 2005, là công trình nghiên cứu công phu và toàn diện nhất về vấn đề sở hữu. Trong hệ thống 11 đề tài của Chương trình khoa học này, một loạt đề tài đề cập đến vấn đề sở hữu nói chung, hoặc vấn đề sở hữu trong mối quan hệ với thành phần kinh tế (hoặc loại hình doanh nghiệp). Chẳng hạn, đề tài KX01.01 đề cập tới quan niệm và đặc trưng của quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; các đề tài KX01.02, KX01.03, KX01.04, KX01.05, KX01.06…đề cập đặc điểm và vai trò của sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân, sở hữu nhà nước, kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, sở hữu tập thể và kinh tế hợp tác, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài…trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Công trình “Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 – 2006)” do Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận biên tập và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản (lưu hành nội bộ) tháng 9 năm 2005 đã đề cập toàn diện và sâu sắc quá trình đổi mới và những bài học rút ra từ quá trình này. Về vấn đề sở hữu, công trình này chỉ rõ: “Ở nước ta có ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), từ đó, tạo thành nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế đan xen hỗn hợp…”. Báo cáo cũng cho rằng: “Sự đổi mới quan trọng về nhận thức lý luận đó đã tạo cơ sở cho 6 Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam – KX04.09/06-10 ************************************************************************ đổi mới trong thực tiễn với việc thực hiện có kết quả chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần”. Báo cáo này cũng chỉ rõ hạn chế về nhận thức là “Chưa hình thành được khung lý luận vững chắc về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên nhiều khi chưa tôn trọng đầy đủ và nhất quán những nguyên tắc của kinh tế thị trường trong xây dựng, vận hành và xử lý các vấn đề của nền kinh tế”. Vấn đề sở hữu, phân định các thành phần kinh tế, vai trò của các thành phần kinh tế, quan hệ hợp tác và liên kết giữa các chủ thể kinh tế, sự phát triển các loại hình doanh nghiệp trong môi trường hợp tác và cạnh tranh bình đẳng…là những vấn đề nổi bật. Khái quát chung, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề sở hữu có những nội dung tương đồng khá cơ bản. Đó là: - Khẳng định sự cần thiết phải phát triển đa dạng các hình thức sở hữu trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường. Đa dạng hoá sở hữu có mối quan hệ hữu cơ với đa dạng hoá loại hình tổ chức doanh nghiệp. - Mỗi hình thức sở hữu có vai trò, vị trí riêng trong cơ cấu kinh tế đa sở hữu; giữa các hình thức sở hữu có mối quan hệ tương hỗ với nhau. - Cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước nằm trong tổng thể quá trình đổi mới hệ thống kinh tế của mỗi quốc gia. Với các quốc gia “chuyển đổi”, đa dạng hoá hình thức sở hữu doanh nghiệp nhà nước - một trong các nội dung của cải cách doanh nghiệp nhà nước - gắn liền với quá trình đa dạng hoá hình thức sở hữu… Tuy nhiên, cũng còn một loạt vấn đề hoặc còn có những quan điểm khác biệt nhau, thậm chí trái ngược nhau, hoặc còn chưa được làm rõ. Chẳng hạn: - Quan niệm về chế độ sở hữu, hình thức sở hữu và mối quan hệ của chúng với các loại hình doanh nghiệp; cơ sở và nội dung phân chia các hình thức sở hữu; mối quan hệ giữa sự phân chia các hình thức sở hữu với phân chia các thành phần (khu vực) kinh tế. - Vai trò là mục tiêu và là động lực của sở hữu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vị trí và vai trò của mỗi hình thức sở hữu trong tổng thể các hình thức sở hữu. - Vai trò và vị trí của các thành phần kinh tế trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là vai trò của thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. 7 Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam – KX04.09/06-10 ************************************************************************ - Quan điểm, thái độ kinh tế và chính trị của Nhà nước với các hình thức sở hữu. Vai trò của Nhà nước và các cơ chế chính sách thích ứng phát triển các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.. - Và nhiều vấn đề cụ thể liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, vai trò và tổ chức hoạt động của các tập đoàn kinh tế, quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai, sở hữu tập thể và hợp tác xã, sở hữu tư nhân và thành phần kinh tế tư nhân, sở hữu có yếu tố nước ngoài trong nền kinh tế quốc gia… 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu đề tài là làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề sở hữu trong mô hình kinh tế thị trường; vận dụng chúng để làm rõ vấn đề sở hữu trong mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; cung cấp luận chứng khoa học cho việc bổ sung, điều chỉnh các quan điểm, chủ trương của Đảng và cơ chế chính sách của Nhà nước trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn tới. Để thực hiện mục tiêu đó, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ lớn sau đây: 1/ Làm rõ những vấn đề lý luận về bản chất và đặc trưng của vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; vị trí của quan hệ sở hữu với quan hệ quản lý và quan hệ phân phối; quan hệ giữa vấn đề sở hữu với lực lượng sản xuất và khoa học công nghệ; vấn đề sở hữu và định hướng xã hội chủ nghĩa; vai trò của sở hữu như phương thức và động lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. 2/ Làm rõ các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bản chất, đặc trưng, vị trí của mỗi hình thức sở hữu và mối quan hệ tương hỗ giữa các hình thức sở hữu trong hệ thống sở hữu. 3/ Làm rõ đặc điểm hình thành các hình thức sở hữu ở Việt Nam; phân tích sự vận động của các hình thức sở hữu trong quá trình đổi mới ở Việt Nam; đánh giá những kết quả tích cực và hạn chế trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về đa dạng hoá các hình thức sở hữu; xác định rõ những khó khăn cản trở quá trình phát 8 Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam – KX04.09/06-10 ************************************************************************ triển nảy sinh từ vướng mắc trong tư duy nhận thức, trong cơ chế chính sách và trong chỉ đạo thực tế có liên quan đến vấn đề sở hữu. 4/ Xác định xu hướng phát triển của các hình thức sở hữu trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; cung cấp cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh và bổ sung Cương lĩnh và các quan điểm, chủ trương của Đảng, hoạch định cơ chế, chính sách của Nhà nước tạo động lực bảo đảm phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vấn đề sở hữu có nội dung phức tạp và phạm vi rộng. Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nghiên cứu sở hữu vừa là vấn đề có tính thời sự, vừa có tính cơ bản. Trong quá trình nghiên cứu, sẽ phải chú trọng: đi từ thực tiễn của quá trình đổi mới của Việt Nam; phân tích vấn đề sở hữu một cách toàn diện trên các góc độ kinh tế, chính trị và xã hội; đặt việc giải quyết vấn đề sở hữu trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển nền kinh tế tri thức. Chủ đề trung tâm của đề tài là vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Song việc nghiên cứu vấn đề sở hữu không thể tách rời việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thành phần kinh tế và các loại hình tổ chức kinh doanh (các loại hình doanh nghiệp). Bởi lẽ: 1/ Các thành phần kinh tế được xác định trên cơ sở các hình thức sở hữu và được coi là dạng thức biểu hiện thực tế của các hình thức sở hữu; 2/ Các loại hình tổ chức kinh doanh là hình thức tổ chức để các chủ kinh tế thực hiện quyền sở hữu, quyền quản lý và quyền sử dụng các đối tượng sở hữu, và qua đó, thu được lợi ích từ các đối tượng sở hữu. Bởi vậy, trong khi bám sát chủ đề trung tâm là vấn đề sở hữu, đề tài cũng đồng thời phải chú trọng nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. Với tính chất của đề tài khoa học xã hội và nhân văn, để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã xác định, đề tài dự kiến kết hợp sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau (phương pháp chuẩn đối sánh, phương pháp nghiên cứu chuẩn 9 Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam – KX04.09/06-10 ************************************************************************ tắc, phương pháp nghiên cứu thực chứng…) trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử mác xít – lê nin nít. Cụ thể là: - Hệ thống hoá những quan điểm chủ trương của Đảng trước và sau đổi mới về vấn đề sở hữu và về các thành phần kinh tế. - Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp phân tích kinh tế (cả về định tính và định lượng), chú trọng việc nghiên cứu thực tế ở một số địa phương và doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác nhau, thực hiện việc điều tra thực tế, phỏng vấn, toạ đàm bàn tròn với các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và các chủ sở hữu (đại diện chủ sở hữu). Việc sử dụng các phương pháp này cho phép có được những tư liệu sơ cấp xác thực để đưa ra được các kết luận có sức thuyết phục. 4. KẾT CẤU BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung báo cáo đề tài được chia thành ba chương: Chương thứ nhất: Những vấn đề lý luận cơ bản về sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chương thứ hai: Thực trạng vấn đề sở hữu, thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Chương thứ ba: Quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 10 Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam – KX04.09/06-10 ************************************************************************ CHƯƠNG THỨ NHẤT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SỞ HỮU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1.1. HỌC THUYẾT MÁC XÍT - LÊ NIN NÍT VỀ VẤN ĐỀ SỞ HỮU – SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI Khác với các nhà tư tưởng cùng thời, C. Mác đã đi sâu nghiên cứu vấn đề sở hữu gắn với việc nghiên cứu các hình thái kinh tế - xã hội chứ không nghiên cứu khái niệm sở hữu một cách chung chung trừu tượng. C Mác đã phân biệt rõ ràng hai khái niệm “chiếm hữu” và “sở hữu”. Trong các tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” và “Hệ tư tưởng Đức”, C. Mác cho rằng, “chiếm hữu” là hành vi tất yếu, tự nhiên của con người để tồn tại. Khi “chiếm hữu” là mối quan hệ mang tính chất tự nhiên, như việc người ta chiếm lấy không khí, ánh sáng hoặc những sản vật của rừng nguyên sinh…, thì đó là mối quan hệ của con người với tự nhiên, là quan hệ tất yếu, vính viễn trong tất cả các giai đoạn lịch sử phát triển xã hội. Hành động “chiếm hữu” đó không phải là “sở hữu”. Khi nghiên cứu xã hội nguyên thủy, C. Mác đã chỉ rõ: “Nói một cách đúng đắn, có những gia đình, bộ tộc chỉ mới chiếm hữu chứ chưa có sở hữu”1. Do đó, xét trên góc độ lịch sử, “chiếm hữu” xuất hiện trước sở hữu”. Hành động dùng ngôn ngữ đánh dấu những tư liệu dùng để thỏa mãn những nhu cầu của mình chính là sự thể hiện ban đầu của quan hệ “sở hữu”. Khi “chiếm hữu” mang tính chất xã hội, nghĩa là thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người về đối tượng của sự “chiếm hữu”, thì đó là quan hệ “sở hữu”. Theo C. Mác, phương pháp luận nghiên cứu khái niệm “sở hữu” phải đi từ việc phân tích nền sản xuất xã hội. Chỉ có dựa vào việc nghiên cứu các điều kiện vật chất của đời sống xã hội, mới có thể đưa ra được định nghĩa đúng đắn về sở hữu và vị trí, vai trò của nó trong hệ thống các quan hệ xã hội nói chung. Sản xuất xã hội là quá trình tạo ra của cải vật chất cần thiết để đáp ứng nhu cầu của con người. Để tiến hành sản xuất, người lao động cần thiết phải có công cụ lao 1 C. Mác và Ph. Ănghen: Toàn tập, tập 12, trang 879. 11 Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam – KX04.09/06-10 ************************************************************************ động và đối tượng lao động, phải có những người chủ sở hữu những tư liệu sản xuất đó, dù là sở hữu của cá nhân hay của cộng đồng. Trong quá trình này đã xuất hiện những mối quan hệ giữa con người và con người. Theo C. Mác, việc chiếm hữu của cải vật chất là kết quả của quá trình sản xuất xã hội trước hết được thể hiện qua việc chiếm hữu tư liệu sản xuất. Từ đó, mối quan hệ giữa con người với nhau được hình thành do sự chiếm hữu tư liệu sản xuất. Đến lượt mình, mối quan hệ đó được thể hiện dưới hình thức của các mối quan hệ sở hữu. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, ông đã chỉ ra rằng: những hình thức sở hữu là những mối quan hệ nhất định giữa con người trong quá trình sản xuất. Ông cũng khẳng định: bản thân vật thể không thể là sở hữu, sở hữu chỉ có thể tồn tại nơi mà con người nằm trong những mối quan hệ nhất định với nhau trong quá trình sản xuất và chiếm hữu những vật thể đó. C. Mác là người đầu tiên đứng trên quan điểm duy vật biện chứng để phân tích xã hội và sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, đã tìm ra quy luật khách quan về sự phát triển của xã hội loài người. C. Mác khẳng định, sự phát triển của các lực lượng sản xuất quyết định bước chuyển khách quan và tự nhiên từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác. Tất cả mọi xung đột trong lịch sử, suy đến cùng, đều có gốc rễ từ mâu thuẫn giữa các lực lượng sản xuất và các quan hệ sản xuất xã hội. C. Mác đã phát hiện ra quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất phát triển đến trình độ nhất định thì mâu thuẫn với quan hệ sản xuất cũ đã lạc hậu và trở thành lực cản kìm hãm sự phát triển lực lượng sản xuất; việc xác lập quan hệ sản xuất mới phù hợp để thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất là yêu cầu khách quan. Từ những điều nêu trên, có thể thấy rằng C. Mác đã xác định sở hữu thể hiện mối quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất xã hội thông qua việc chiếm hữu tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động, tức là các của cải vật chất của xã hội. Theo ông, sở hữu là sự chiếm hữu các sản phẩm tự nhiên nhưng phải trong điều kiện một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, trong điều kiện cụ thể của quá trình sản xuất vật chất. Điều đó có nghĩa, con người nhờ có hoạt động thực tiễn đã cải tạo và biến đổi các đối tượng của thế giới bên ngoài, biến chúng thành những vật có ích nhằm thỏa mãn những nhu cầu của cá nhân và nhu cầu của sản xuất. Theo C. Mác, khác với việc chiếm hữu các sản vật tự nhiên, việc chiếm hữu của cải vật chất được 12 Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam – KX04.09/06-10 ************************************************************************ tạo ra bởi chính quá trình sản xuất. Sản xuất tạo ra của cải vật chất đồng thời cũng tạo ra những phương thức chiếm hữu nhất định những của cải vật chất đó. Hình thức chiếm hữu đó, dưới những hình thức lịch sử nhất định chính là sở hữu. Trên cơ sở nghiên cứu phân biệt sở hữu với chiếm hữu những sản vật của tự nhiên, C. Mác đã đi đến những nhận định sau đây về sở hữu: - Sở hữu là một quan hệ xã hội mang tính lịch sử cụ thể. Trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”, C. Mác đã viết: “Trong các thời đại lịch sử, quyền sở hữu đã phát triển một cách khác nhau và trong một loạt quan hệ xã hội hoàn toàn khác nhau”1. - Sở hữu là quan hệ sản xuất chứ không phải quan hệ ý chí. Nhận định này được C. Mác thể hiện rõ trong tác phẩm “Bàn về Prudon”. Cơ sở của sở hữu là mối quan hệ qua lại của con người với tư liệu sản xuất. Phương thức chiếm hữu tư liệu sản xuất quy định phương thức chiếm hữu các sản phẩm được sản xuất ra. Hơn nữa, quan hệ kinh tế của sự chiếm hữu những vật phẩm dùng cho sản xuất và phi sản xuất cũng không tồn tại bên ngoài các giai đoạn tái sản xuất xã hội, mà lại tạo ra nội dung hiện thực của các giai đoạn ấy. - Sở hữu là quan hệ mang tính pháp lý. Trong tác phẩm “Quốc hữu hóa ruộng đất”, C. Mác đã nhận định rằng, trong tiến trình lịch sử, những kẻ chiếm đoạt đều nhận thấy cần phải thông qua luật pháp do chính họ đặt ra để đem lại tính ổn định về mặt xã hội (một sự thừa nhận nào đó) cho cái quyền nguyên thủy nảy sinh từ sức mạnh thô bạo. C. Mác và Ph. Ănghen nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở giai đoạn tự do cạnh tranh. C. Mác cho rằng, sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời trên cơ sở hai điều kiện tiền đề: 1/ Phải có những người lao động được tự do về thân thể, đồng thời bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, bắt buộc phải bán sức lao động để kiếm sống; 2/ Phải tập trung được số lượng lớn tiền của vào tay một số ít người để lập ra các công xưởng lớn. Tích lũy nguyên thủy tư bản chủ nghĩa đã tạo ra hai điều kiện tiền đề này bằng cách dùng bạo lực tước đoạt tư liệu sản xuất của hàng loạt những người sản xuất hàng hóa nhỏ, đặc biệt là nông dân, biến họ thành những người vô sản, 1 C. Mác, Ph. Ănghen: Toàn tập, tập 4, trang 234. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng