Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in khu vực nam...

Tài liệu Vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in khu vực nam sông hậu (khảo sát báo cà mau, báo bạc liêu, báo sóc trăng năm 2019)

.PDF
133
88
133

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------- LÊ HẰNG MY VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN TRÊN PHIÊN BẢN ĐIỆN TỬ CỦA BÁO IN KHU VỰC NAM SÔNG HẬU (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo Bạc Liêu, Báo Sóc Trăng năm 2019) LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Cà Mau – 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------- LÊ HẰNG MY VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN TRÊN PHIÊN BẢN ĐIỆN TỬ CỦA BÁO IN KHU VỰC NAM SÔNG HẬU (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo Bạc Liêu, Báo Sóc Trăng năm 2019) Chuyên ngành: Báo chí định hƣớng ứng dụng Mã số: 8320101.01(UD) LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Chủ tịch Hội đồng chấm Người hướng dẫn khoa học luận văn thạc sĩ khoa học PGS.TS Vũ Quang Hào TS. Đỗ Anh Đức Cà Mau – 2020 LỜI CAM ĐOAN Luận văn này, là công trình nghiên cứu của tác giả luận văn dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ Anh Đức. Các số liệu phân tích dẫn chứng cho luận điểm là số liệu có được trong quá trình thu thập, khảo sát, phỏng sâu các đơn vị, cơ quan báo chí được khảo sát. Luận văn chưa sử dụng, công bố bất kỳ một luận văn nào khác. Thông tin mang tính lý thuyết thực tiễn hoàn toàn trung thực, được trích dẫn trên cơ sở khoa học, dẫn nguồn cụ thể. Cà Mau, ngày 29 tháng 10 năm 2020 Tác giả luận văn Lê Hằng My LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm tận tình của các thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn. Tôi chân thành cảm ơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ tận tình, trách nhiệm của TS. Đỗ Anh Đức, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi, định hướng các công đoạn làm luận văn, phương pháp nghiên cứu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp tôi hoàn thành tốt, đúng kế hoạch. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, cùng các thầy cô ở Viện Đào tạo Báo chí và truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội &Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt khóa học. Tôi chân thành cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình, giúp đỡ của Ban biên tập báo Cà Mau, báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng trong suốt quá trình tôi nghiên cứu, khảo sát thực hiện luận văn. Mặc dù không thể trách khỏi những sai sót, hạn chế, tôi rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý quý báu của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp. Cà Mau, ngày 29 tháng 10 Năm 2020 Tác giả luận văn Lê Hằng My MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 5 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 5 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 6 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu.............................................................. 10 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................. 10 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn ........................................................... 11 7. Kết cấu luận văn .......................................................................................... 12 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 13 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN TRÊN PHIÊN BẢN ĐIỆN TỬ CỦA BÁO IN ĐỊA PHƢƠNG ......................................................................................... 13 1.1. Hệ thống khái niệm cơ bản của đề tài .................................................. 13 1.1.1. Khái niệm báo in ................................................................................... 13 1.1.2. Phiên bản điển tử của báo in ................................................................ 14 1.1.3. Kinh tế thủy sản ..................................................................................... 16 1.2. Những chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long ........................................................................... 18 1.2.1. Tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản ................................................... 18 1.2.2. Vai trò của báo chí địa phương trong phát triển kinh tế thủy sản ....... 23 1.3. Phiên bản điện tử của báo in với vấn đề phát triển kinh tế thủy sản 27 1.3.1. Tình hình chung của báo in hiện nay .................................................... 27 1.3.2. Vấn đề sử dụng phiên bản điện tử của báo in khu vực Nam sông Hậu 35 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 40 Chƣơng 2. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN TRÊN PHIÊN BẢN ĐIỆN TỬ CỦA BÁO IN TẠI KHU VỰC NAM SÔNG HẬU ..................................................................... 41 2.1. Khát quát sơ lƣợt về các tờ báo khảo sát ............................................. 41 1 2.2. Khảo sát hoạt động tuyên truyền về kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in (năm 2019) ...................................................................... 49 2.2.1. Thống kê lượng tin, bài về chủ đề phát triển kinh tế thủy sản .............. 49 2.2.2. Nội dung chuyển tải về vấn đề phát triển kinh tế thủy sản ................... 51 2.2.3. Hệ thống các thể loại và tần suất xuất hiện .......................................... 63 2.2.4. Vấn đề sử dụng các chất liệu đa phương tiện ....................................... 71 2.3. Đánh giá thành công và hạn chế của phiên bản điện tử của báo in với vấn đề phát triển kinh tế thủy sản khu vực Nam sông Hậu...................... 74 2.3.1. Thành công ............................................................................................ 74 2.3.2. Hạn chế ................................................................................................. 77 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 82 Chƣơng 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN TRÊN PHIÊN BẢN ĐIỆN TỬ CỦA BÁO IN VÙNG NAM SÔNG HẬU .................................................................................................... 83 3.1. Những vấn đề đặt ra đối với thông tin về phát triển kinh tế thủy sản ...... 83 3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin trên phiên bản điện tử của báo in .............................................................................................................. 88 3.2.1. Cần có chủ trương, chiến lược thông tin về vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in ..................................................... 88 3.2.2. Cần phối hợp giữa cơ quan báo chí địa phương với các ban ngành chức năng về vấn đề phát triển kinh tế thủy sản ............................................. 89 3.2.3. Cần xây dựng chuyên mục riêng về kinh tế thủy sản ............................ 90 3.2.4. Phát huy, tận dụng ưu thế của phiên bản điện tử của báo in ............... 92 3.3. Một số đề xuất......................................................................................... 93 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 97 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 104 2 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ATGT : An toàn giao thông BHXH : Bảo hiểm xã hội BBT : Ban biên tập ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long NXB : Nhà xuất bản NN&PT NT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn PGS.TS : Phó giáo sư tiến sĩ PTTTĐC : Phương tiện thông tin đại chúng TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TT&TT : Thông tin và truyền thông ThS : Thạc sĩ TS : Tiến sĩ 3 DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG Bảng 2.1: Thống kê số lượng tin bài đề cập đến vấn đề phát triển kinh tế thủy sản ........................................................................................................... 50 Bảng 2.2: Tỷ lệ xuất hiện của các thể loại báo chí ......................................... 63 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tin, bài đề cập đến vấn đề phát triển kinh tế thủy sản ở 3 báo trong năm 2019 ......................................................................................... 51 Bảng đồ 2.2: Tỷ lệ tin bài phân theo nội dung trên báo Cà Mau điện tử........ 52 Bảng đồ 2.3: Tỷ lệ tin bài phân theo nội dung trên Trang thông tin điện tử báo Bạc Liệu .......................................................................................................... 57 Bảng đồ 2.4: Tỷ lệ tin bài phân theo nội dung trên báo Sóc Trăng điện tử .... 61 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế phát triển công nghệ số như hiện nay báo chí có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế xã hội. Đời sống nâng cao từng ngày, nhu cầu của công chúng càng phát triển, đặc biệt là xu thế hội nhập thì những thông tin về kinh tế càng đem lại nhiều giá trị nhất định. Báo chí đang tạo nên một dấu ấn mạnh mẽ trong lòng độc giả, làm cầu nối để người dân, doanh nghiệp, ngành chuyên môn có được một diễn đàn chung trong bối cảnh hội nhập. Ở nước ta, thủy sản được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Với sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, mang lại lợi ích thiết thực cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư ở các nơi vùng nông thôn, ven biển, đồng bằng… đồng thời, góp một phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển của Tổ Quốc. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2019, nhìn chung 5 tháng đầu năm, sản lượng thủy sản ước tính đạt 3.004,5 nghìn tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 1.496,7 nghìn tấn, tăng 7%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 1.507,8 nghìn tấn, tăng 5,4% (sản lượng khai thác biển đạt 1.441,3 nghìn tấn, tăng 5,5%). Trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế cả nước, Chính phủ quan tâm và đã thực hiện nhiều đường lối, chủ trương trong sự phát triển kinh tế thủy sản. Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2010 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, chính là những quan tâm sâu xác cho vấn đề thủy sản. Hay 5 Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, cũng là một bước tiến mới cho sự quan tâm của ngành mũi nhọn thủy sản. Với trách nhiệm thông tin của mình, báo chí đảm nhận vai trò phản ánh khách quan, minh bạch, kịp thời đưa tin các vấn đề trong xã hội. Vấn đề phát triển kinh tế thủy sản vùng Nam sông Hậu đã có nhiều cơ quan báo chí quan tâm thực hiện phản ảnh, trong đó có báo Cà Mau, báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng. Vấn đề đặt ra làm thế nào để báo chí vùng Nam sông Hậu phát huy toàn diện thế mạnh, nguồn lực trong công tác tuyên truyền cho địa phương về lĩnh vực kinh tế. Bên cạnh đó, báo chí còn có nhiệm vụ phản ánh thực tế cuộc sống ở địa phương, phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất của người dân như thời tiết, dịch bệnh, thị trường, giá cả… Cùng với sự phát triển thông tin mạnh mẽ như hiện nay, báo chí vùng Nam sông Hậu đã và đang có những định hướng trong việc tiếp cận thông tin, xây dựng một nền tảng vững chắc trong thế chủ động về công tác tuyên truyền tại địa phương. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài “Vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in khu vực Nam sông Hậu (khảo sát báo Cà Mau, báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng năm 2019)” nhằm tìm hiểu, đánh giá thực trạng các tác phẩm đăng tải trên phiên bản điện tử của báo in để từ đó có những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí trên phiên bản điện tử của báo in ở mỗi địa phương khảo sát trong lĩnh vực phát triển kinh tế thủy sản. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong quá trình khảo sát nghiên cứu về đề tài, tác giả nhận thấy ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến công tác truyền thông trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong đó, điển hình một số tài liệu như sau: 6 Theo tác giả Dương Xuân Sơn trong bài Báo chí với phát triển kinh tế biển, đảo [60], cho rằng: “…Kết quả nghiên cứu nội dung thông tin đăng tải trên các báo trong thời gian qua cho thấy, các báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình và báo chí điện tử có nhiều bài viết về phát triển kinh tế biển như: đánh bắt – nuôi trồng – chế biến hải sản; du lịch biển đảo; kinh tế hàng hải; nghề làm muối; dịch vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; khai thác và chế biến khoáng sản biển; phát triển kinh tế đảo, thông tin liên lạc biển; khoa học và công nghệ biển; đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển đảo; điều tra tài nguyên môi trường biển. Mục đích của những thông tin trên giúp cho công chúng hiểu và nhận thức đúng về phát triển bền vững kinh tế biển, từ đó có những hành động trong thực tế…”. Trong bài Nâng cao chất lượng tuyên truyền về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên Báo Đảng ĐBSCL, tác giả Trương Giang Long [38], cho biết: “… Khẳng định vị trí chiến lược của ĐBSCL, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều quyết sách quan trọng, nhằm thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp, xay dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người lao động. Để hiện thực hóa các chủ trương, chính sách này, báo chí, đặc biệt là hệ thống báo Đảng tại địa phương có vai trò rất quan trọng trong công tác tuyên truyền...”. Tác giả bài báo còn đi sâu phân tích những kết quả đạt của báo Đảng trong công tác tuyên truyền về nông nghiệp – nông dân – nông thôn trong nội dung tuyên truyền, hình thức và phương thức truyền tải. Bên cạnh đó, tác giả cũng thẳng thắn chỉ ra những vấn đề đặt ra khi thực hiện công tác tuyên truyền của một số cơ quan báo Đảng địa phương. Tác giả Huỳnh Ngọc Huệ với đề tài Báo in Miền Tây Nam bộ với việc tuyên truyền phát triển kinh tế ngư nghiệp địa phương phương hiện nay [29]. Đề tài này nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng nhu cầu sử dụng thông tin ngư nghiệp của nông dân và hiệu quả các chuyên trang chuyên mục trên báo 7 in các tỉnh miền Tây Nam bộ hiện nay, từ đó, tác giả phân tích nguyên nhân và đề xuất một số khuyết nghị góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyên truyền về lĩnh vực ngư nghiệp trên báo in các tỉnh miền Tây Nam bộ trong việc tuyên truyền phát triển kinh tế ngư nghiệp địa phương. Luận văn thạc sĩ báo chí học với đề tài Truyền thông về biển đảo trên báo chí Cà Mau, tác giả Phạm Thị Hồng Vân [65]. Tác giả luận văn đã phác thảo khái quát những mặt thành công, hạn chế của 3 cơ quan thông tin đại chúng của báo chí Cà Mau (Báo Cà Mau, Đài PTTH Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi) trong vấn đề truyền thông về biển đảo. Trong các vấn đề khảo sát, tác giả luận văn cũng đi sâu vào phân tích, đánh giá nhiều nội dung liên quan đến phát triển kinh thủy sản ở địa phương. Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển kinh tế của các tác giả, điển hình như: Lê Thanh Bình, Báo chí truyền thông và các vấn đề kinh tế, văn hóa - xã hội, [4]. Lê Hanh Thông, Xây dựng nông thôn mới ở ĐBSCL – thực trạng và những vấn đề đặt ra, [63]. Tương Lai, Nông dân, nông thôn và nông nghiệp - Những vấn đề đặt ra, [37]. Bùi Bá Bổng, Một số vấn đề trong phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam hiện nay và những năm tới, [5]. Phạm Hoàng Ngân, Truyền thông Nông nghiệp Nông thôn Nông dân, [49]. Đào Duy Huân, Đề xuất chính sách để phát triển nông nghiệp - nông thôn - nông dân tỉnh Hậu Giang, [27]. Đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu, mang tính thực tiễn đi sâu phân tích thẳng vào những vấn đề liên quan đến nông nghiệp nói chung, vấn đề phát triển kinh tế thủy sản nói riêng. Các công trình trên đã đưa ra nêu rõ thực trạng về hướng phát triển nền nông nghiệp, trong đó có kinh tế thủy sản, nhằm phục vụ trong công tác quản lý của các ngành chuyên môn về nhiều khía cạnh trong phát triển kinh tế thủy sản ở nước ta. 8 Tác giả Nguyễn Danh Sơn, Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại, [56]. Nội dung cuốn sách đề cập tới một số vấn đề mới về lý luận chính trị về vai trò, vị trí của nông dân, nông thôn, nông nghiệp trong đời sống chính trị, đời sống kinh tế, đời sống xã hội, đời sống văn hóa của đất nước…. Với những luận giải về một số vấn đề được đề cập, nội dung trình bày cũng cung cấp những luận cứ khoa học cho các vấn đề mới về lý luận chính trị liên quan đến vấn đề nông nghiệp, nông thôn, và nông dân trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại. Xuất phát từ việc khảo sát, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của các công trình đi trước, tác giả sẽ tham khảo, kế thừa và vận dụng hiệu quả những điểm cần thiết để tiếp tục nghiên cứu đến quá trình truyền thông về vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in vùng Nam sông Hậu. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát, đánh giá thực trạng truyền thông về nội dung phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in, từ đó nêu ra kiến nghị, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về vấn đề này trên phiên bản điện tử của báo in khu vực Nam sông Hậu. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, tác giả thực hiện đề tài cần làm tốt các nhiệm vụ sau đây: - Luận văn sẽ tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, những vấn đề lý luận chung liên quan đến lĩnh vực kinh tế thủy sản, loại hình phiên bản điện tử của báo in, vai trò và ưu thế của phiên bản điện tử của báo in trong việc truyền thông về vấn đề phát triển kinh tế thủy sản ở địa phương. 9 - Khảo sát những tác phẩm trên phiên bản điện tử của ba cơ quan báo: báo Cà Mau, báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng với tiêu chí nội dung liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế thủy sản. - Phỏng vấn sâu đối với phóng viên, nhà báo, lãnh đạo cơ quan báo Cà Mau, báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng về thực trạng truyền thông về vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in địa phương. - Phân tích so sánh thực trạng truyền thông trên ba tờ báo, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan, đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông các tác phẩm trên phiên bản điện tử của báo in vùng Nam sông Hậu nói chung và các cơ quan báo Cà Mau, báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng nói riêng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiêm cứu 4.1. Đối tượng Đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu “Vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in khu vực Nam sông Hậu, khảo sát báo Cà Mau, báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng năm 2019” 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài khảo sát vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in khu vực Nam sông Hậu (trong phạm vi 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng). Tác giả luận văn khảo sát trên báo điện tử Báo Cà Mau, Báo Sóc Trăng và Trang thông tin điện tử Báo Bạc Liêu. Thời gian khảo sát tư liệu từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2019. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của luận văn này được thực hiện bằng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trên cơ sở dựa vào tư liệu, sử dụng cách thức sưu tầm, tra cứu, đọc, những tài liệu liên quan về khoa học báo chí nói chung, phiên bản điện tử của báo in; tổng hợp các nội dung nghiên cứu về 10 vấn đề phát triển kinh tế thủy sản đã được thực hiện và những công trình nghiên cứu khoa học của những tác giả đi đi trước; tìm hiểu trên báo Cà Mau điện tử, báo Sóc Trăng điện tử và trang thông tin điện tử báo Bạc Liêu. - Phương pháp phân tích nội dung: Bằng cách tập hợp, thống kê, phân tích, chứng minh, đánh giá… các bài viết, tác phẩm báo chí đăng tải trên báo Cà Mau điện tử, báo Sóc Trăng điện tử và trang thông tin điện tử báo Bạc Liêu trong thời gian khảo sát từ tháng 1/2019 – 12/2019. - Phương pháp khảo sát, thống kê: Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, tác giả thống kê các tác phẩm liên quan đến đề tài. - Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn BBT, phóng viên phụ trách về lĩnh vực kinh tế thủy sản để có hướng phân tích, luận giải về những mặt thành công hạn chế, từ đó đề xuất giải pháp. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Từ những cách nhìn khái quát về lĩnh vực kinh tế thủy sản, tác giả muốn tìm hiểu sâu hơn vai trò, trách nhiệm của báo Đảng địa phương trong cách quảng bá, tuyên truyền về thế mạnh của vùng kinh tế biển. Trong tình hình hiện nay, người nông dân rất cần nguồn thông tin về đầu ra, giá cả thị trường, tình hình kinh tế… để những người nuôi trồng có được điều kiện phát triển thuận lợi. Do đó, thông tin từ báo Đảng địa phương là nguồn tin đáng tin cậy, vì vậy vai trò của tờ báo địa phương càng phải được trú trọng và nâng chất. Bên cạnh đó, sự cấp bách, cạnh tranh về thông tin chính là động lực để mỗi tờ báo Đảng địa phương hiểu rõ hơn về trách nhiệm, vai trò trong tình hình mới để từ đó thông tin kịp thời đến người dân, doanh nghiệp. Từ những nội dung phong phú, đa dạng được truyền tải nhanh chóng nhờ ứng dụng cộng nghệ mà nhiều cơ quan báo tại khu vực Nam sông Hậu đã phát huy vai trò, trách nhiệm của một cơ quan báo Đảng tại địa phương. Việc cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời giúp cho công chúng có có nhìn 11 tổng thể hơn về bức tranh kinh tế ở địa phương, từ đó đưa ra những hành động cụ thể để từng bước đưa nền kinh tế tại địa phương phát triển theo hướng bền vững. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài mong muốn góp một phần nghiên cứu của mình vào môi trường nghiên cứu báo chí để có thể đem đến những thông tin cần thiết liên quan đến tình hình báo Đảng của địa phương vùng ĐBSCL, nhất là về công tác tuyên truyền về kinh tế thủy sản ở mỗi địa phương tại khu vực Nam sông Hậu (điển hình là 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng). Luận văn là đề tài thực tiễn thông tin báo chí về kinh tế nói chung và thông tin về kinh thủy sản nói riêng ở vùng ĐBSCL từ đó, đưa ra những đề xuất mang tính ứng dụng cao để làm thế nào tờ báo in địa phương phát huy được thế mạnh, vai trò, tạo sức hút mạnh mẽ trong lòng độc giả trong thời gian tới. Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tư liệu tham khảo bổ ích cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định, các nhà báo để từng bước có những định hướng nhất định cho công tác tuyên truyền tại địa phương trong thời gian tới. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận văn bao gồm 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in địa phương Chương 2: Khảo sát thực trạng về vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in tại khu vực Nam sông Hậu Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp về vấn đề phát triển kinh tế trên phiên bản điện tử của báo in vùng Nam sông Hậu 12 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN TRÊN PHIÊN BẢN ĐIỆN TỬ CỦA BÁO IN ĐỊA PHƢƠNG 1.1. Hệ thống khái niệm cơ bản của đề tài 1.1.1. Khái niệm báo in Theo Luật Báo chí năm 2016 nêu rõ: Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử. Báo chí đươc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo mạng điện tử - tức là những kênh truyền thông đại chúng sản xuất và quảng bá thông tin thường xuyên liên tục nhất, trên phạm vi rộng lớn nhất, định kỳ (và phi định kỳ) đều đặn và cập nhật nhất, tác động đến nhiều người nhất, đa dạng và phong phú nhất. Trong cuốn sách giáo trình Lý luận báo chí truyền thông của tác giả Dương Xuân Sơn, [59], nhận định: Báo in (newsparper) gồm báo và tạp chí, là những ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung thông tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội thông qua các công cụ như máy in, mực in và giấy in. [25, Tr.65] Còn trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí, tác giả Nguyễn Văn Dững, [13], cho rằng: Báo in là những ấn phẩm xuất bản định kỳ, bằng ký hiệu chữ viết, hình ảnh và các ngôn ngữ phi văn tự, thông tin về các sự kiện và vấn đề thời sự, phát hành rộng rãi và định kỳ nhằm phục vụ công chúng – nhóm đối tượng nào đó với mục đích nhất định. [19, Tr.101] 13 Về loại hình, báo in có những đặc điểm riêng của nó. Một trong những đặc điểm quan trọng của báo in là chuyển tải nội dung thông tin qua văn bản in, gồm chữ in, hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ,… Toàn bộ nội dung thông tin của sản phẩm báo in xuất hiện đồng thời trước mắt người đọc, vì vậy việc tiếp nhận thông tin của công chúng đối với báo in chỉ qua thị giác. Do phương thức thông tin đặc thù như vậy, báo in có những đặc điểm ưu việt là: Người đọc hoàn toàn chủ động trong việc tiếp nhận thông tin (bố trí thời điểm đọc, lựa chọn trình tự đọc, tốc độ đọc, cách thức đọc,…); Sự tiếp nhận thông tin từ báo in là quá trình chủ động, đòi hỏi người đọc phải tập trung cao độ, phải huy động khả năng làm việc tích cực của trí não; Nguồn thông tin từ báo in đảm bảo sự chính xác và độ tin cậy cao, giúp người đọc có thể nhận thức sâu sắc những mối quan hệ bên trong phức tạp và tế nhị của các vấn đề, sự kiện. Việc lưu trữ báo in đơn giản và thuận lợi, do đó báo in trở thành nguồn tư liệu mà người đọc có thể giữ lâu dài. Tuy nhiên, báo in cũng có những hạn chế nhất định, như: Do chỉ xuất hiện ở một thời điểm cụ thể, nhất định, như: Do chỉ xuất hiện ở một thời điểm cụ thể, nhất định nên độ nhanh nhậy, tính cập nhật, thời sự bị hạn chế hơn so với các loại hình khác; Sự đơn điệu và khả năng giải mã tín hiệu thông tin dễ làm suy giảm sự hứng thú của người đọc; Phạm vi tác động thường bị giới hạn trong số những người biết chữ; Việc phát hành báo in được thực hiện theo phương pháp trao tay, do đó thương chậm và phụ thuộc vào điều kiện giao thông, vào phương tiện và con người… 1.1.2. Phiên bản điển tử của báo in Theo như giáo trình Lý thuyết và Kỹ năng Báo mạng điện tử của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang lý giải về khái niệm trước tiên về Báo mạng điện tử. Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối với loại hình báo chí này: Báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến 14 (Online Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí Internet (Internet Newspaper) và báo mạng điện tử. Báo mạng điện tử là khái niệm thông dụng nhất ở nước ta. Nó gắn liền với nhiều tờ báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo in, như Quê Hương điện tử, Nhân dân điện tử, Lao động điện tử… Ngay trong các văn bản pháp quy của Nhà nước cũng sử dụng thuật ngữ “báo điện tử”. [21] Trong cuốn Giáo trình Lý luận báo chí truyền thông, tác giả Dương Xuân Sơn, [59], định nghĩa. Báo điện tử (Online newparper) là loại báo xuất hiện trên Internet (World Wide Wed). Internet là mạng thông tin diện rộng, bao trùm toàn cầu, hình thành trên cơ sở kết nối các máy tính điện tử, cho phép liên kết con người lại bằng thông tin và kết nối nguồn tri thức đã tích lũy được của toàn nhân loại trong một mạng lưu thông thống nhất. Quy mô, phạm vi ảnh hưởng của thông tin trên mạng Internet rộng lớn hơn nhiều so với các phương tiện thông tin thông thường khác. Với Internet, mọi người có khả năng và điều kiện rất thuận lợi trong việc tiếp cận trực tiếp với các nguồn thông tin. [29, tr.70]. Điều 12 Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/08/2001 của Chính phủ về quản lý và cung cấp dịch vụ Internet, đã nêu: “Dịch vụ thông tin trên Internet là một loại hình dịch vụ ứng dụng Internet, bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo in, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản sản phẩm trên Internet và dịch vụ cung cấp các loại hình điện tử khác trên Internet”. Nhưng cũng theo Khoản 6, Điều 3, Chương I của Luật báo chí năm 2016 thì Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh được truyền dẫn trên môi trường mạng, bao gồm báo điện tử và tạp chí điện tử. Trong xã hội hiện nay, vai trò báo chí càng được khẳng định khi thông tin cung cấp cho độc giả luôn phong phú đa dạng. Khác với trước đây, thông tin chỉ theo hướng một chiều và người tiếp nhận bị thụ động. Trước sự phát triển nhanh nhạy của thông tin, nhất là sự có mặt của internet mà đặc biệt là 15 báo điện tử đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho những người làm báo. Và trên thực tế, báo điện tử đóng một vai trò quan trọng. Là thước đo độ tin cậy, nhanh nhạy của thông tin. Độc giả có thể bắt nhịp từng giây, từng phút những thông tin cần thiết về đời sống dân sinh. Sự phát triển của báo điện tử đã nâng thông tin lên một vị thế khác, trong đó có sự tương tác giữa nhà báo và độc giả. Khi báo điển tử phát triển mạnh, mỗi cơ quan báo in trước đây lại chọn cho mình một hướng đi hòa nhập với môi trường báo chí hiện đại. Từ những thông tin trên báo in, cơ quan báo in có thể đưa những thông tin này lên báo điện tử để thông tin được đến với độc giả một cách nhanh nhất có thể. Thay vì như trước đây phải trải qua nhiều công đoạn in ấn, phát hành mới có thể đến với độc giả. Theo sự tìm hiểu còn hạn chế của tác giả luận văn, khái niệm về phiên bản điện tử của báo in, được tạm gọi là: Nhiều cơ quan báo in hiện nay vẫn còn sử dụng tin, bài được đưa nguyên bản như khi chúng được in trên báo giấy. Chỉ một số ít tòa soạn có sự biên tập, tăng thêm các yếu tố như siêu liên kết, công cụ tìm kiếm nhưng nhìn chung vẫn là đưa thông tin theo kiểu một chiều. Trong quá trình khỏa sát nghiên cứu để làm rõ nội dung luận văn, theo khảo sát tác giả luận văn Báo Cà Mau và Báo Sóc Trăng là báo điện tử độc lập, còn Báo Bạc Liêu là Trang thông tin điện tử Báo Bạc Liệu. Về vấn đề này, tác giả luận văn đã tham khảo ý kiến phỏng vấn sâu BBT của 3 cơ quan báo khảo sát và nhận thấy, phiên bản điện tử là tên gọi chung khi đăng lại các tin, bài báo in trên trang web khi báo điện tử chưa chính thức đưa vào hoạt động của một số cơ quan báo Đảng. 1.1.3. Kinh tế thủy sản Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại lợi nhuận cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất